1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ôn hề 6 lên 7 phần làm văn

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KẾ HOẠCH ÔN HÈ LỚP 6 LÊN 7 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨCSTCHÚPHẦN ĐỌC HIỂU1 VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM2 VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

Trang 1

KẾ HOẠCH ÔN HÈ LỚP 6 LÊN 7 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨCST

CHÚPHẦN ĐỌC HIỂU

1 VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM

2 VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

3 VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

4 VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT SỰ KIỆN( SINH HOẠT VĂN HOÁ)

5 VIẾT BÀI VĂN ĐÓNG VAI NHÂN VẬT KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH

6 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆNTƯỢNG( VẤN ĐỀ)

7 VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA TỪ MỘT CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC.

Trang 2

PHẦN TẬP LÀM VĂN

1, VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EMI, CỦNG CỐ TRI THỨC LÀM VĂN

I Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm:

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

II Các bước làm bài1 Trước khi viếta) Lựa chọn đề tàib) Tìm ý

Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?Điều gì xảy ra? Theo th

tự thế nào?Vì sao truyện lại ảy ra n

Cảm xúc của em như tế nào khi c

chyệndiễn ra vh

kể lại câu chuyện?

c) Lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện.- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.

+ Thời gian

Trang 3

- Sử dụng các yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật…

3 Chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết theo.

- Giới thiệu câu chuyện.

- Ấn tượng của em em về câu chuyện đó.

- Tthái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện.

3 Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.Bài văn tham khảo:

Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị

Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới Đó là những bữa cơm ngon lànhmà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ

Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi

Trang 4

Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố Anhrất yêu thích bơi lội Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn

Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông Cácđối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau Tôi cố gắng bơi hết sức Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi” Tài liệu của Thu Nguyễn( 0368218377

Tôi vùng vẫy trong nước Nhưng không thể bơi tiếp Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!” Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình Khuôn mặt của anh đầy lo lắng Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi

Tôi dần dần tỉnh lại Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm mộtcách thần kỳ!” Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!” Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”

Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành cho thiếu niên sắp diễn ra Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điều tốt đẹp

Đề bài 2: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em.1 Mở bài

Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em

2 Thân bài

- Lý do xuất hiện trải nghiệm.- Diễn biến của trải nghiệm:

 Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm

 Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…  Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…

 Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…

3 Kết bài

 Bài học nhận ra sau trải nghiệm

 Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm

Bài văn tham khảo

Trang 5

Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảmthấy mọi thứ như vừa mới xảy ra Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời

tôi tự cắm Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằngcông việc quả nội trợ quả thật rất vất vả

Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong Khoảngmười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ Khi mẹbước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất

ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc Cả gia đình ngồi vào bàn ăn Mẹ đã rất ngạcnhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật

vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếngcười hạnh phúc

Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn Nhờ vậy mà tôi nhận ra mẹ đã vấtvả như thế nào để nấu cho chúng tôi những bữa cơm ngon Bởi vậy mà tôi cảm thấy

thương và yêu mẹ nhiều hơn

Đề bài 3: Hãy kể lại một trải nghiệm khiến em ân hận.

1 Mở bài: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân khiến em ân hận.2 Thân bài

a Giới thiệu khái quát về câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện - Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện

b Kể lại các sự việc trong câu chuyện- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3 Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra

Trang 6

Bài viết tham khảo

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm Câu chuyện xảy ra khitôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game Hôm đó là buổi tối thứ năm Tôi đang ngồihọc bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục

vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánhthắng mình Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù Nghĩ vậy, tôi liền thu

dọn sách vở rồi xuống nhà Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạngiải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lênxe đạp đi luôn Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường Ngồi vàobàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian Bỗng có một bàn tay

đập vào vai tôi:

- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ Mười một giờ ba mươi phút Tôi nhanhchóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho

bố mẹ như thế nào Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xemáy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:- Bố… bố… đi tìm con ạ?

- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạnthì không thấy con ở đó nên đã đi tìm

- Con… con…

- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫnđang ngồi chờ ở phòng khách Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố Nhưng

không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọichuyện Bố liền nói với tôi:

- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè Đó không phải là điều gì saitrái Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng Việc chơi game, bố mẹkhông phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập.

Bố mong con ý thức được điều đó

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi Tôi đã nhận ra sai làm của mình Tôiliền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn Cũng nhờ

có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình

ĐỀ BÀI:

Từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”, em hãy kể lại một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện mình.

Gợi ý:

Trang 7

1 Mở bài: Giới thiệu về sự việc, tình huống người thân khiến em thay đổi, tự hoàn thiện

2 Thân bài

a Giới thiệu khái quát về câu chuyện

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện - Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện b Kể lại các sự việc trong câu chuyện

- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3 Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra

Tham khảo bài viết:

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thìchắc cô sẽ không nói gì đâu Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được Hôm sau, em đếnnói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà cònkhen em trong tiết học sinh hoạt lớp Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đãtíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm mộtviệc tốt.

1 Viết bài văn kể về trải nghiệm của em cần viết theo ngôi thứ:

A Ngôi thứ nhất số ít B Ngôi thứ nhất số nhiều C Ngôi thứ hai D Ngôi thứ ba

2 Phương thức nghệ thuật bắt buộc xuất hiện trong bài văn:

A Biểu cảm B Miêu tả C Tự sự D Cả 3 phương án trên3 Viết bài văn kể về trải nghiệm của em không bắt buộc cần có:

A Sự việc B Nhân vật C Không gian, thời gian D Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết nhân vật

Trang 8

4 Yêu cầu khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em:

A Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí B Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ ba C Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ D Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.

5 Trước khi viết các em cần:

A Lựa chọn đề tài B Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý C Viết bài D Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết

6 Đâu không phải cách tìm ý cho bài viết kể lại một trải nghiệm của em:

A Tự đặt một số câu hỏi và trả lời B Hình dung, tưởng tượng C Kể trải nghiệm của em cho chính bản thân mình D Sử dụng kỉ vật.

7 Quy trình viết một bài văn kể lại một trải nghiệm cá nhân bao gồm:A 2 bước B 3 bước C 4 bước D 5 bước

8 Tìm ý tưởng cho bài viết từ:

A Tưởng tượng ra một sự việc theo trình tự thời gian B Nhớ lại những sự việc quan trọng xảy ra theo trình tự thời gian C Tham khảo các trải nghiệm của bạn bè hoặc thầy cô D Tìm các trải nghiệm trên sách vở

9 Em còn có thể chỉnh sửa bài viết bằng cách:

A Đọc trước gương, tập nói cho trôi chảy B Đăng lên trang mạng cá nhân cho mọi người xem C Nhờ các bạn đọc, góp ý D Chia sẻ cho các bạn chép bài cùng.10 Đâu là bài viết thuộc bài văn kể về một trải nghiệm của em:

A Trải nghiệm của buổi đi dã ngoại của lớp em B Tưởng tượng là nhân vật Dế Mèn kể lại câu chuyện với Dế Choắt C Kể lại câu chuyện Cô bé lọ lem D Kể lại thời thơ ấucủa bố mẹ em

HƯỚNG DẪN:

1A, 2C, 3D, 4B, 5A, 6C, 7D, 8B, 9C, 10A

Đề 1: Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời Em hãy tưởng tượng để kể mộtcâu chuyện theo nhan đề ấy

1 Tìm hiểu đề

a) Yêu cầu về nội dung: kể một câu chuyện (có nguyên nhân, diễn biến, kết quả) về mộtlần không vâng lời cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo, như trốn học, đi chơi, nói dối cha mẹ,thầy cô, gây gổ đánh nhau, qua câu chuyện kể, em cần rút ra một ý nghĩa sâu sắc nào đó.b) Yêu cầu về hình thức:

+ Kiểu bài: sử dụng phương thức tự sự dưới hình thức kể chuyện có sự việc và nhân vật.+ Ngôi kể: có thể kể chuyện từ ngôi thứ nhất, hoặc kể theo ngôi thứ ba.

+ Bố cục: Theo bố cục của bài văn tự sự- kể chuyện: Mở bài (giới thiệu sự việc khôngvâng lời); Thân bài (kể diễn biến sự việc không vâng lời); Kết bài (bài học nhận thức củabản thân)

+ Lời văn: sử dụng câu kể kết hợp với câu tả; giọng văn chân thành, tình cảm

Trang 9

Chẳng hạn khi kể lại câu chuyện Một lần không nghe lời khuyên của mẹ, em có thể triển

khai qua các sự kiện sau:

- Một lần, lớp có kế hoạch đi dã ngoại Mẹ đi công tác từ sáng sớm Không có ai gọi, emđã ngủ dậy muộn Do vội vàng, em đã xô ngã một bạn nhỏ qua đường Xe hỏng, em phảigiải quyết hậu quả.

- Vội vã đến trường, em vẫn đến chậm cả tiếng đồng hồ

- Vì không liên lạc được với em nên cô giáo đã quay lại tìm em, ra cả bệnh viện tìm hiểutình hình.

- Em còn quên cả balô đựng đồ ăn cho lớp ở nhà

- Chuyến đi dã ngoại không được như mong muốn khiến em rất ân hận.

c Kết bài: bài học cho bản thân không bao giờ được xem thường mọi việc Nếu không,một việc nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn

3 Bài viết tham khảo:

Mẹ dạy: “ Cẩn tắc vô áy náy”! Làm việc gì cũng phải cẩn thận, có như thế thì mọiviệc sẽ tốt đẹp, không phải lo lắng gì con ạ!” Nghe mẹ nói thế, tôi chỉ ậm ừ cho quachuyện

Nhưng một chuyện đã xảy ra khiến tôi thấm thía sâu sắc lời mẹ dạy Ấy là cái lầnđội tuyển học sinh giỏi văn gồm 10 người tổ chức đi dã ngoại Chúng tôi phân công cụ thểcông việc cho mỗi thành viên trong đoàn Mọi người chuẩn bị rất chu đáo cho chuyến điđó Vì nhà tôi ở kế bên hàng xôi chả ngon nổi tiếng thành phố nên tôi đã xung phong lochuyện hậu cần cho cả đoàn Đêm hôm trước, mẹ dặn phải xem xét, sắp xếp mọi thứ chothật chu đáo Mẹ đã thức giấc khuya, chuẩn bị giò chả, mua xôi đóng oản “để tiện cho việcđi xa, ăn ngon lại không cần phải đũa bát lềnh kềnh” Các vật dụng cần thiết khác chochuyến xuất hành cũng được mẹ sắp xếp sẵn vào ba lô để sáng mai chỉ cần vùng dậy là cóthể lên đường Mẹ còn nói thêm điều gì đó, nhưng tôi chẳng để tâm vì còn đang dán mắtvào màn hình tivi Bộ phim Tom và Jerry đang vào hồi hấp dẫn nhất Tôi nghĩ: thế nàosáng mai mẹ chẳng gọi mình dậy sớm Lúc ấy chuẩn bị cũng kịp chán!

Đêm đó, cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp tôi đánh một giấc ngon lành cho đếnsáng bạch Tôi chờ nghe mẹ gọi nhưng trong nhà vẫn im ắng Sao vậy nhỉ? Tôi choàng

dậy, nhìn đồng hồ Chao ôi: 7 giờ kém 15 Một tờ giấy gài ở bàn ăn có chữ của mẹ: Mẹ đicông tác sớm, con đi cẩn thận nhé! Đúng rồi, đêm qua vì mày xem tivi, tôi không để vào

ta những lời mẹ nói về chuyến công tác này Cuống quýt, vội vã, tôi mải mốt mặc quần áo,rồi chẳng kịp đánh răng, rửa mặt tôi nhảy phóc lên xe, đi đối tắt đến trường Do hấp tấp,tôi xô phải một bạn nhỏ đang băng qua đường Chiếc xe bị méo vành Còn bạn nhỏ, thậtmay, chỉ bị xây xát nhẹ Giải quyết xong hậu quả, tôi chỉ kịp gửi chiếc xe hỏng ở gần nhàrồi học tốc chạy đến điểm trường Tôi đã đến muộn gần một tiếng đồng hồ Cả đội đangnhốn nháo Còn cô giáo thì rất lo lắng Sau nhiều lần tìm cách liên lạc mà không được,

Trang 10

ngỡ tôi bị ốm hoặc gặp điều gì bắt trắc, cô đã quay về nhà tìm tôi Nghe nói có một vụđụng xe, cô hớt hải chạy đến bệnh viện Mọi chuyện thế là cứ rối tinh cả lên Chuyến đi bịchậm trễ, có phần kém vui chỉ vì lỗi của tôi.

Khi đến nơi tập kết, tôi mới hốt hoảng kêu trời Cái ba lô mẹ chuẩn bị rất chu đáođã bị tôi bỏ quên ở nhà Thế là bao nhiêu công lao của mẹ thành công cốc Tôi ân hận vìđã bỏ ngoài tai lời mẹ dặn để đến nỗi khiến cho cả đoàn gặp khó khăn Rất may, cô giáotôi cũng đã có cách để xoay chuyển tình thế Bởi vậy, hôm ấy mọi việc diễn ra suôn sẻ

Từ chuyến đi này, tôi thấm thía một bài học quý giá: không bao giờ được chủ quan,dù đó chỉ là việc nhỏ Nhiều khi việc nhỏ vẫn có thể gây ra tai họa lớn! Cũng từ đấy, tôiluôn lắng nghe những lời dạy bảo của bố mẹ và những người thân.

Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài, ) 1 Tìm hiểu đề.

a) Yêu cầu về nội dung:

+ Kể về một lần phạm lỗi của bản thân Đề bài thuộc loại đề mở, do vậy, trong khi làm bài,em có thể lựa chọn một lỗi lầm nào đó để kể lại một cách chân thực (chẳng hạn trốn học,chơi game, nói dối mẹ; nói dối thầy, cô, bè bạn; quay cóp khi thi cử, không làm bài, gây gổđánh nhau, ) Điều quan trọng là từ câu chuyện đó, em cần rút ra một bài học có tác dụnggiáo dục đối với bản thân và những người khác.

+ Ngôi kể: kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Xưng “tôi” hoặc “em”)+ Lời văn: lời kể chân thành, kết hợp kể với tả và nêu cảm nghĩ.

2 Dàn bài:

a) Mở bài: giới thiệu về bản thân và một lần lầm lỗi của mình (Ví dụ: một lần gian lậntrong giờ kiểm tra toán, )

b) Thân bài: kể lại diễn biến của câu chuyện.

- Hoàn cảnh phạm lỗi (Giờ kiểm tra môn Toán, bài khó, em không làm được )

- Nguyên nhân phạm lỗi (do đêm trước mải mê xem phim hoặc chơi game, mê bóng đá; đidự sinh nhật bạn về muộn, không học bài, ôn tập ).

- Những hành động cụ thể khi phạm lỗi (em loay hoay không làm nổi bài, lo sợ bị điểmkém, mất mặt với các bạn; sau đó, em chép bài của bạn; hoặc quay cóp, )

- Hậu quả của hành động:

+ Bài đạt điểm tối đa, bạn bè nể phục, cô giáo tin cậy;

+ Đỉnh điểm của câu chuyện: tiết thứ hai, cô giáo thao giảng Em được cô giáo gọi lênbảng, giải bài tập Khi ấy, em đã bó tay không giải nổi chính bài toán đó.

+ Em cảm nhận sâu sắc nỗi nhục nhã, ê chề cũng như tác hại của sự gian lận trong kiểmtra, thi cử.

a) Kết bài: bài học rút ra cho bản thân từ sự việc:

Trang 11

- Sự gian lận trong học tập (cũng như trong cuộc sống) không bao giờ mang lại điều tốtđẹp.

- Trung thực là đức tính quý của mỗi người.

Đề 3: Kể về một kỉ niệm em hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.1 Tìm hiểu đề.

a) Yêu cầu về nội dung:

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu.

Nội dung bài văn khá tự do, bao gồm những sự kiện, những câu chuyện đáng nhớ khi em còn nhỏ Vậy nên, khi viết bài, em được quyền lựa chọn bất kỳ sự việc nào để kể, với điều kiện đó thực sự là một kỉ niệm khiến em em có ấn tượng sâu sắc, không thể nào quên Kỷ niệm đó có thể vui, hoặc buồn, nhưng phải chân thực, mang một ý nghĩa sâu sắc nào đó vớibản thân em, với người đọc.

Cần chọn về một kỷ niệm có thật để câu chuyện chân thực.b) Yêu cầu về hình thức:

+ Kiều bài: đề bài yêu cầu kể về một kỉ niệm thơ ấu nên em cần vận dụng phương thức tự sự để kể chuyện Thời gian diễn ra câu chuyện thuộc về thời gian quá khứ, khi em còn nhỏ,do đó, em cần kể theo lối hồi tưởng (nhớ lại mà kể).

+ Bố cục: bài văn kể chuyện của em cần được trình bày theo 3 phần của một văn bản tự sự:mở bài (giới thiệu kỉ niệm thời thơ ấu); Thân bài (diễn biến kỷ niệm thời thơ ấu); Kết bài (cảm nghĩ về kỉ niệm thời thơ ấu).

+ Ngôi kể: kể chuyện từ ngôi thứ nhất (Xưng tôi hoặc em)

+ Lời văn: giọng kể hồn nhiên, phù hợp với độ tuổi của người kể chuyện, kể kết hợp với tả.

2 Dàn bài:

a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu (ví dụ: kỷ niệm về một người bạn nhỏ, một đồ vật, con vật)

b) Thân bài: kể diễn biến kỷ niệm thời thơ ấu:

- Sự kiện chính trong câu chuyện là gì? Trong câu chuyện có những ai? Vào thời điểm đó, em là người như thế nào?

- Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Việc đó đối với em đặc biệt ở chỗ nào? - Diễn biến câu chuyện và những suy nghĩ, hành động của em từ câu chuyện Chẳng hạn, nếu kỉ niệm thời thơ ấu của em là câu chuyện liên quan đến loài vật (như chú mèo) thì hệ thống sự việc cần kể sẽ là:

- Bà ngoại cho em một con mèo Em rất yêu con mèo ấy.- Mùa đông, trời lạnh em may áo cho mèo.

- Trước khi cả nhà về quê, em mặc áo cho mèo.

- Mèo bị vướng chiếc áo, chết đuối Bà ngoại cho em con mèo mới và giúp em hiểu một điều sâu sắc: cuộc sống rất cần tình yêu thương nhưng tình yêu thương cũng phải đúng cách, nếu không sẽ gây tai họa.

c) Kết bài: kỉ niệm thời thơ ấu là một hành trang tinh thần làm giàu có thêm cuộc đời của mỗi con người Kỷ niệm giúp ta sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.

ĐỀ 4: Em hãy kể lại Tết ở gia đình em và những việc em đã giúp mẹ

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị Tết Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chơi Tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ Mẹ

Trang 12

cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cảnhà cùng gói bánh chưng Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp Cứ tối ba mươi Tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành Ngày mùng một Tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc Tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

ĐỀ 5: Kể về một lần mắc lỗi với bạn thân.

Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm Nhưng điều quantrọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy Tôi cũngđã có một lần mắc lỗi với chính người bạn thân của mình hồi năm học lớp 4 Đó làmột trải nghiệm buồn vì suýt chút nữa chính tôi đã tự tay giết chết đi một tình bạnđẹp.

Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn,đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy Chơi thân là thế, nhưng mọingười thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu Hoa hiền lành, ít nói,trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng códư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái Những lúc như vậy, tôilại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoacòn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều.Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi Vì đãhọc bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vàotrong sổ Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngàytháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc Tối hôm đó, vì tivi có chương trìnhrất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không họclại bài Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắnbút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đãlàm xong từ bao giờ Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa vàvội vàng chép Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:

- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan vàHoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình Tôi vô tâm nghĩrằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau Lúc tan học,Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:

- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.

Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình Vì vô tâm mà tôi đã làm tổnthương Hoa Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi Bắtkịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:

- Hoa ơi Mình xin lỗi nhé Tại mình mà cậu bị điểm kém.Hoa mỉm cười dịu dàng:

- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.

Trang 13

Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánhmất một người bạn tốt như Hoa.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảmxúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúpđỡ tôi trong cuộc sống.

ĐỀ 6: Kể lại một trải nghiệm của em về người thân trong gia đình có yếu tố tự sự

1 Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi• Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?• Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?2 Thân bài

- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:

• Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)

• Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)

• Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)

- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:• Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?

• Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việcem có một trải nghiệm khó quên?

• Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?• Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

• Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?• Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?

3 Kết bài

- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:

• Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)• Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

ĐÈ 7: KỂ LẠI MỘT LẦN BỊ PHÊ BÌNH GIÚP EM TRƯỞNG THÀNH HƠN1 Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu tình huống diễn ra câu chuyện: Đó là vào một ngày

mùa thu, lớp tôi được giao nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh trường học Cô giáo chủ nhiệmđã giao nhiệm vụ cho cả lớp, đặc biệt là dặn dò cán bộ lớp Ấy vậy mà tôi lại không hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao cho.

2 Thân bài

- Chiều hôm đấy, đám con trai chúng tôi rủ nhau đến trường lao động Vì khi chúng tôi đến, trường còn chưa mở cửa, nên mấy đứa đã rủ nhau thi đua xe Đứa nào đứa nấy hào hứng, muốn chứng tỏ bản thân là một tay "lái lụa".

- Chúng tôi cứ đạp xe hết chỗ này đến chỗ khác, không còn nghĩ gì đến nhiệm vụ của lớp Đến lúc nhớ ra, đã muộn hơn khoảng 30 phút Tôi lại nhớ ra, mình là người cầm chìa khóa lớp Nếu không có mình, các bạn sẽ không lấy được dụng cụ lao động Chúng tôi bảo nhau đi thật nhanh về trường.

Trang 14

- Khi về trường, các bạn và cô giáo chủ nhiệm vẫn ngồi đợi chúng tôi, ai nấy đều mồhôi nhễ nhại Trông thấy cô và các bạn như vậy, tôi biết lỗi của mình.

- Thấy tôi đến, cô bảo tôi lên lớp mở cửa, lấy dụng cụ lao động cho các bạn Cô không nói gì, nhưng qua ánh mắt của cô, tôi biết cô buồn và thất vọng về tôi lắm.- Sau đó, cả lớp cùng nhau lao động Nhưng có lẽ vì quá mệt vì phải chờ đợi, lại dưới trời nắng nên bạn An trong lớp bị ngất xỉu, tiến độ làm việc của lớp bị chậm lại, mãi đến 5 giờ chiều mới xong Nhiều bạn lỡ việc, không thể về nhà đỡ bố mẹ cơm nước, nhiều bạn không thể đi học thêm theo dự định.

- Cuối buổi lao động, cô giáo cho họp lớp, phê bình thái độ và ý thức của tôi Biết lỗi, tôi chỉ im lặng Nhưng những lời cô nói ngày hôm ấy mãi in đậm trong tâm trí tôi Trong cuộc sống, nếu mình vô trách nhiệm sẽ ảnh hưởng tới mọi ngươi xung quanh Một người làm không tốt sẽ kéo theo tập thể bị ảnh hưởng

3 Kết bài: Lời phê bình của cô hôm ấy giúp tôi nhận ra nhiều bài học ý nghĩa cho lúc ấy

và đến tận ngày hôm nay.

ĐỀ: Kể lại một kỉ niệm về quê.

1 Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu chuyến về quê.

Khi phương nở đỏ rực cả một khoảng trời, khi tiếng ve râm ran trong vòm lá và những tia nắng chang chang tỏa rạng muôn nơi cũng là lúc mùa hè đến Chúng em lại xa lớp, xa trường và bắt đầu kì nghỉ hè vui vẻ và lí thú Kì nghỉ hè năm nay, em được bố mẹ thưởng cho một chuyến về quê ngoại, một chuyến đi để lại trong rất nhiều kỉ niệm khó phai mờ.2 Thân bài

a) Trước chuyến về quê

• Năm học kết thúc, với danh hiệu học sinh giỏi và nỗ lực cả một năm học qua, kì nghỉ hè được biết mình sẽ về quê, em rất vui.

• Em có một ngày để chuẩn bị đồ đạc và quà cho mọi người ở quê Bên cạnh quà cáp cho ông bà, em mua một vài vật dụng hữu ích cho các em nhỏ ở quê Mọi thứ đã được sắp xếp gọn gàng, chỉ chờ lúc lên đường.

• Tối hôm đấy, em ngủ sớm hơn mọi ngày để mai sẽ đi một chặng đường dài về quê Thế mà lòng em thao thức mãi không ngủ được, hồi hộp và mong chờ đến ngày mai

b) Trên đường và khi về quê

• Chuyến xe lăn bánh, cả nhà em cùng háo hức và vui vẻ về quê Không ai nói với ai điều gì nhưng mọi người đều toát lên vẻ vui tươi, nói cười vui vẻ và nhắc lại những câu chuyện ngày còn ở quê.

• Chuyến xe chẳng mấy chốc đã về tới đầu làng Qua khung cửa kính oto, em ngắm nhìn cảnh sắc quê hương Bình dị và thân thương đến lạ với dòng sông êm đềm, mái đình cong cong, bến nước con thuyền

• Vừa về đến nhà ông bà nội, em cất tiếng chào thật to Từ trong nhà, ông bà vội vã đi ra, khuôn mặt ánh lên niềm vui và ôm trầm lấy các con, các cháu.

• Ông bà đã phần nào già và yếu hơn những ai nấy cũng toát lên vẻ hiền từ, phúc hậu như những ông tiên bà bụt với mái tóc bạc phơ và nụ cười nhân hậu.

Trang 15

• Vào trong nhà nghỉ ngơi, ông bà và các bác không ngớt hỏi về tình hình gia đình và kết quả học tập của em Ông bà lại kể những chuyện ở quê, về tình cảm mọi người giành cho gia đình em kể từ khi chuyển lên phố Em thấy hiện lên trên những khuôn mặt là niềm vui, niềm tự hào dành cho các cháu; là ánh mắt ánh lên niềm động viên, khích lệ.

• Em và các anh chị ở quê cùng đi chơi Đã lâu lắm rồi, em mới sống thanh thản và an nhiên đến vậy, hòa hợp cùng thiên nhiên Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng trở lại với những trò chơi dân gian, những câu chuyện cổ tích dưới ánh trăng

• Em ở lại chơi cùng ông bà một tuần và trở lại nhà Biết bao bịn rịn và quyến luyến, ông bà dặn dò kĩ lưỡng và tặng cho em rất nhiều thức quà quê.

1.Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chuyến về quê

ĐỀ BÀI: Trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến của em?

Hồi tôi học lớp hai, tôi đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với gia đình Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập vất vả, căng thẳng Cảm xúc của tôi lúc ấy vô cùng háo hức.

Điểm đến của chuyến đi chính là thành phố Đà Nẵng xinh đẹp Chuyến xe khởi hành vào lúc sáng sớm Trên đường đi, tôi thấy ông mặt trời vừa mới nhô lên khỏi đỉnh núi sau một giấc ngủ dài Vì xe chạy khá nhanh nên mọi thứ như đang di chuyển Thời tiết hôm ấy rất đẹp cứ như đang ủng hộ cho chuyến đi của gia đình tôi.

Sau hơn ba tiếng đồng hồ thì đã đến nơi Do gia đình tôi đều đã mệt và cảm thấy rất đói bụng, nên quyết định đi ăn sáng Ăn sáng xong, chúng tôi đi đến khách sạn để nhận phòng.Khi lên đến nơi, tôi liền kéo rèm ra Ôi, khung cảnh ở đây thật đẹp! Bầu trời trong xanh, nắng vàng Đàn chim hải âu tung tăng bay lượn trên trời.

Sau khi cất đồ đạc xong, cả gia đình chúng tôi cùng nhau đến một nơi rất đặc biệt Đó chính là nhà úp ngược Địa điểm này nằm ở đường Hồ Xuân Hương, ngôi nhà úp ngược đãkhiến du khách có cảm giác “Phá vỡ trọng lực” Địa điểm du lịch Đà Nẵng này thu hút đông đảo giới trẻ, được thiết kế bao gồm 10 phòng với 10 chủ đề khác nhau Căn nhà úp ngược Đà Nẵng thu hút du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, sáng tạo Đã có không ít người trầm trồ và tỏ ra thích thú khi được đặc chân đến đây, trong một nơi không thể phân biệt được đâu là nóc đâu là nền nhà Nó hoàn toàn khác với lẽ thường Từ chiếc ti vi, những chùm đèn lung linh, từng chiếc ghế sofa êm ái, hay những cây chổi, móc quần áo,… đều bịtreo ngược lên trời.

Khi đã đến nơi, tôi vội vã chạy vào trong xem thử Tôi quả thật rất kinh ngạc bởi vẻ đẹp lạ lùng của ngôi nhà này Nơi đây có những màu sắc vô cùng sặc sỡ, kết hợp với sự hòa nhã của ánh điện lấp lánh Mỗi phòng đều được trang trí theo màu sắc và nội thất phù hợp với thực tế nhất, mang lại cho bạn cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lẫm Tôi đã nhờ mẹ chụp cho tôi rất nhiều kiểu ảnh ở nhiều tư thế đứng khác nhau như đọc sách hay nhảy Đặc biệt, nổi bật nhất là chiếc phòng học trong bộ truyện tranh Doremon nổi tiếng cùng cổ máy thời gian và cánh cửa thàn kỳ mang hai màu vàng – xanh dương chủ đạo Căn phòng bếp màu hồng xinh xắn quyến rũ của những chú mèo Hello Kitty Những gam màu này đã tạo nên những phông nền vô cùng nổi bật, khiến cho bức hình của tôi và gia đình tôi thêm sống động, huyền ảo và đẹp đẽ hơn Đến khoảng chín giờ rưỡi, tôi cùng với ba mẹ ra biển chơi Đó chính là bãi biển Mỹ Khê Từ địa điểm là ngôi nhà úp ngược đến bãi biển Mỹ Khê phải

Trang 16

hơn mấy cây số Con đường đến biển uốn quanh như dải lụa Bờ biển dài và rộng, bãi cát mịn màng Hàng dừa đung đưa rì rào trong gió Buổi sáng nước biển trong xanh như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch, những cơn sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ Bờ biển được tạo thành từ cát trắng mịn và tôi rất thích ngồi trên cát cùng với ba mẹ chơi trò xây lâu đài cát Tôi còn được mẹ chụp cho rất nhiều bức ảnh ở nhiều tư thế khác nhau như đứng trước những con sóng biển, đứng bên cạnh những cây dừa đang đung đưa rì rào trên bờ cát hay khi đang chơi trò xây lâu đài cát Tôi rất thích nhặt những vỏ sò, vỏ ốc trên bờ biển để làm các vật kỉ niệm Mọi người đến đây mỗi người một sở thích không giống nhau Người thì thích tắm mát hay ngâm mình trong làn nước trong xanh, người thì phơi nắng cho làn da thêm khỏe mạnh Những đứa trẻ thì lại chọn chơi thả diều quanh bờ biển thật là vui Mỗi người đều có cách thư giãn của riêng mình khi đặt chân đến vùng biển tuyệt đẹp này Vì biển vừa sạch lại vừa đẹp nên biển Mỹ Khê thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Đến chiều, tôi được ba mẹ cho đi thăm các đảo xa gần bằng ca-nô Bác ca-nô được sơn hai màu xanh trắng, trước buồng lái cắm một lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay theo bước chân của cô gió Bốn năm chục du khách thích thú cười vang giữa tiếng sóng xô dào dạt Chiếc ca-nô lướt như bay, đuôi rẽ nước thành hai luồng rẻ quạt, bọt tung trắng xoácả mặt biển.

Tối đến, gia đình tôi cùng nhau ra cầu Rồng chơi Ở đây, khách du lịch đến tham quan rất đông đúc Nhìn từ xa, tôi đã vô cùng ngạc nhiên với vẻ đẹp tráng lệ của cây cầu Nó dài và khá rộng bắc ngang qua dòng sông Cái sự hùng vĩ của nó đã đi vào lòng người Nhưng có lẽ tô điêm hơn cả cho nét đẹp của cây cầu Hàm Rồng chính là con Rồng uốn lượn Tư thế uy nghi, cái đẹp đầy oai dũng của nó khiến tôi không khỏi trầm trồ Đến gần cầu, tôi đã được chiêm ngưỡng và biết tới từng chi tiết tỉ mỉ của cây cầu Từng hàng rào ngăn, từng hoa văn khắc họa trên cây cầu Mọi thứ đều được sắp xếp trong sự đối xứng và tạo nên cái nhìn vô cùng hài hòa, cân xứng Dưới cầu Hàm Rồng là một mặt nước dài mênh mông Hình chiếc cầu Hàm Rồng được in lên mặt nước trông rất huyền ảo Em đã nhờ mẹ chụp cho em rất nhiều kiểu ảnh đẹp quanh cây cầu Tham quan được một lúc, thì ai ai cũng đã thấm mệt nên gia đình tôi quyết định đi ăn tối Món mà chúng tôi đã chọn đó chính là cơm tấm Cơm tấm có rất nhiều thành phần như: thịt sườn nướng, đậu phụ chiên, cơm, rau,… Ăn xong, cả gia đình cùng nhau về khách sạn để ngủ Sáng hôm sau, cả gia đình tôi thu dọn quần áo Sau đó, xuống trả phòng và đi về.

Đối với tôi, chuyến đi này thật thú vị và bổ ích Nó đã giúp cho tôi biết thêm rất nhiều kiếnthức Tôi cảm thấy rất vui vì được đến đây Tôi sẽ không bao giờ quên được trải nghiệm đáng nhớ này Và cũng mong rằng tôi sẽ được quay trở lại đây vào một ngày nào đó.

ĐỀ BÀI:

Hãy kể lại một kỷ niệm đẹp với người thân

Tôi là một đứa trẻ may mắn Vì tôi luôn được sống trong tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là bà tôi.

Với tôi, bà chính là một bà tiên giữa đời thường Bà luôn mang đến cho tôi những món quà

Trang 17

mà bất cứ đứa trẻ nào cũng “thèm thuồng” Đó là mấy cái kẹo dừa thơm ngọt; là gói bỏng ngô to đùng khiến cô chị gái của tôi lúc nào cũng ghen tị, phải năn nỉ, chạy theo tôi xin mãi; đó là cái bánh đậu xanh người ta cho bà, bà cũng nhớ và mang về cho tôi Chính vì thế mà tôi đã vô cùng cô đơn, lạc lõng, lúc nào cũng cảm thấy trống trải khi bà mất Một năm, tôi phải tập dần quen với cuộc sống tự lập, phải tự động viên bản thân mình vượt qua nỗi đau mất bà Nhưng rồi mỗi đêm mưa, tôi lại nhớ bà.

Tôi vẫn nhớ khi bà còn sống, một lần, trời mưa bão lớn Gió thổi mạnh, rít lên từng tiếng như đang gào thét Những giọt mưa to, không ngớt ngoài hiên, hắt cả vào nhà Cây bưởi trước hiên rụng quả, rơi độp xuống mái nhà, làm ngói vỡ, căn nhà vì thế bị dột Trong khi tôi vẫn yên giấc, được bà bế nằm vào góc giường không bị dột, được bà đắp cho chiếc chănmỏng để khỏi lạnh, thì bà đã một mình lấy xô, chậu đựng nước Rồi cũng một mình bà thaothức cả đêm ngồi tụng kinh, mong cho cơn bão qua đi, mong cho mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt tươi Trong lời cầu nguyện ấy, tôi biết bà mong cho đứa cháu của bà khôn lớn, hạnh phúc; để đỡ “đành hanh”, đỡ “ăn vạ” bà Chỉ khi sấm đánh đùng đoàng, tôi tỉnh giấc, mới hiểu được tình cảm của bà Tôi đã tự trách mình vô tâm, tự thấy mình làm khổ bà Bà lúc nào cũng chỉ lo nghĩ cho tôi, chẳng lúc nào trách cứ đứa cháu nghịch ngợm, suốtngày giận dỗi bà Kể từ lúc ấy, với tôi, bà chính là bà tiên, là chỗ dựa vững chắc nhất Thấytôi tỉnh ngủ, bà lại đến bên cạnh vỗ về, lại xoa lưng cho tôi rồi lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích với chất giọng ấm áp, truyền cảm Cứ thế, đứa cháu vô tâm lại chìm vàogiấc ngủ Còn bà, thao thức cả đêm cho đến sáng.

Bây giờ, trời mưa to, bố mẹ ở bên chị em tôi; song tôi vẫn ao ước có bà ở bên Bởi nếu có bà, tôi sẽ thức cùng bà, sẽ lấy nước mời bà uống … và sẽ nói điều tôi chưa từng nói: “Tôi yêu bà nhất trên đời”.

ĐỀ: Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng đối với mẹ em hãy viết bài văn kể lại một kỉniệm sâu sắc đáng nhớ của em với mẹ.

Hôm đó là một ngày mùa hè, em được nghỉ hè ở nhà

Suốt mấy ngày hôm đó trời oi nóng, thường có mưa rào vào chiều tối rất mát

Chiều nào trước khi đi làm, mẹ cũng dặn em không được ra tắm mưa như những bạn khác, vì từ nhỏ em đã yếu ớt, dễ bị bệnh

Tuy nhiên, không cưỡng lại được sự thích thú khi được tắm mưa mát lạnh cùng các bạn, em đã làm trái lời mẹ

Trang 18

Thấy vậy, em mang theo một chiếc ô nhỏ rồi chạy ra chơi cùng các bạn

Chúng em nhảy lên các vũng nước, rượt đuổi dưới mưa, cười đùa vô cùng vui vẻ dưới dòng nước mát lành

1 Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: Dịch bệnh Covid-19 diễn ra vô cùng phức tạp > ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc học tập của học sinh > Học sinh không được đến trường, chỉ có thể học trực tuyến.

2 Thân bài: Kể lại những kỉ niệm vui hay buồn của bản thân- Kỉ niệm vui có thể là:

+ Kỉ niệm cả lớp tổ chức sinh nhật online cho em.

+ Một kỉ niệm thú vị trong tiết học online như do kết nối mạng nên nghe sai lời thầy cô giảng, hiểu nhầm bài mà rất tự tin giảng giải cho các bạn; có thể là kỉ niệm cả lớp tổ chức thi "Rung chuông vàng", thi "Ai nhanh hơn", trong đó, em là người chiến thắng

- Kỉ niệm buồn có thể là:

+ Kỉ niệm em ngủ quên nên vào lớp muộn, bị cô giáo phê bình.

+ Kỉ niệm em bị lỗi mạng nên không tham gia được vào tiết sinh hoạt lớp, không tham gia được trò chơi do thầy cô tổ chức

Trang 19

1.Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về những kỉ niệm vui/ buồn trong đợt dịch; bày tỏ mong muốn sớm được trở lại trường.

2, VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰSỰ VÀ MIÊU TẢ

I, CỦNG CỐ TRI THỨC LÀM VĂN1, Đặc điểm của đoạn văn

-Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.

- Hình thức của đoạn văn.

+Đoạn văn được tạo thành từ một hoặc nhiều câu.

+Đoạn văn mở đầu bằng việc lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên, kết thúc bằng dấucâu dùng để ngắt đoạn.

+Cấu trúc của một đoạn văn gồm ba phần Đó là: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Cấu trúc của một đoạn văn cần có sự liên kết với nhau, được sắp xếp, trình bày một cách mạch lạc.

-Nội dung của đoạn văn.

+ Mỗi đoạn văn phải thể hiện một chủ đề thống nhất.

+ Các câu trong đoạn văn phải góp phần làm sáng tỏ nội dung chung của cả đoạn văn.

+Câu đầu hoặc câu cuối đoạn văn thường là câu nêu lên nội dung chung của cả đoạn.

2, Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sựPhần mở đoạn:

- Giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả: - Giới thiệu khái quát về chủ đề của bài thơ.- Cảm xúc chung của người viết

Nội dung câu kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ

3, Các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.a, Lựa chọn bài thơ

+ Xác định mục đích viết: để chia sẻ với mọi người về cảm xúc của bản thân khi đọc bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

+ Xác định đối tượng đọc bài viết: thầy cô giáo, bố mẹ, anh chị em+ Chọn bài thơ cho phù hợp:

- Bài thơ có yếu tố tự sự: xuất hiện câu chuyện/ nhân vật ( dù nhân vật chỉ mang tên chung chung)

- Có các chi tiết miêu tả bối cảnh, thời gian, không gian, con người,…

Trang 20

b,Tìm ý

+ Bài thơ gợi lên/ kể về câu chuyện gì?

+ Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?+ Các chi tiết sống động, thú vị như thế nào?

+ Chúng góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c, Lập dàn ý

Mở đoạn:

+ Giới thiệu tên tác giả và bài thơ

+ Nêu được khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơThân đoạn:

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc chi tiết miêu tả có trong bài thơ

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả trong bài thơ đó

+ Giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm nhận chung về người viết

+ Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả

+ Bảo đảm yêu cầu về chính tả và sự diễn đạt

II, LUYỆN TẬP

CÁI CẦU( PHẠM TIẾN DUẬT)

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầuCha vừa bắc xong qua dòng sông sâuXe lửa sắp qua, thư cha nói thế,Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu

Trang 21

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gióBắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xâyTrời sắp mưa khói trắng hơn mây.Yêu cái cầu tre bắc qua sông mángMùa gặt con đi đón mẹ bên cầu:Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánhQua cầu tre, vàng cả dòng sâuYêu cái cầu treo lối sang bà ngoạiNhư võng trên sông ru người qua lại,Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗLà cái cầu này ảnh chụp xa xa;

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông MãCon cứ gọi: cái cầu của cha

Bài 1 Đọc bài thơ “ Cái cầu” hãy ghi lại cảm xúc của em bằng một đoạn văn ngắn

Lập dàn ý

Mở đoạn:

+ Giới thiệu tên tác giả và bài thơ

+ Nêu được khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

Tham khảo mở đoạn: “Cái cầu” của tác giả Phạm Tiến Duật là bài thơ mang đến cho ta

nhiều cảm xúc về tình cảm của em bé dành cho cha mình

Thân đoạn:

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc chi tiết miêu tả có trong bài thơ

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả trong bài thơ đó.

Trang 22

tưởng của em bé về chiếc cầu Từ chiếc cầu sắt bắc qua sông lớn, bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều loại cầu :Cầu “tơ” của nhện : Đó là hình ảnh nhện chăng tơ ; sợi tơ mỏng manh có thể giúp nhện đu từ bờ này qua bờ bên kia chum nước, chẳng khác gì cái cầu qua sông của con người Cầu “gió” của chim sáo : Chim sáo lợi dụng ngọn gió để bay qua sông, cho nên gió cũng được nhìn như một cái cầu.Cầu “lá” của kiến : Con kiến lợi dụng những lá tre rơi đặc mặt ngòi vào mùa lá rụng để bò từ bờ này sang bờ kia con ngòi Cầu treo của người bắc qua sông nhỏ hoặc kênh, rạch là cầu mà bạn nhỏ thường qua khi sang nhà ngoại Cầu khó đi nhưng bạn nhỏ lại thấy thú vị như nằm võng, càng thích thú khi thấy dưới cầu là cácloại thuyền xuôi ngược tấp nập Cầu ao chỉ bắc từ bờ vươn ra mặt nước một đoạn dùng để rửa ráy, một loại cầu vô cùng quen thuộc, gần gũi ở làng quê ngày trước.

Kết đoạn

+ Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên)

Tham khảo kết đoạn: Tóm lại, trí tưởng tượng của bạn nhỏ tạo liên tưởng đến nhiều cái

cầu khác nhau Có những liên tưởng ngộ nghĩnh: những chiếc cầu của nhện, của chim, của kiến Mỗi loại cầu đều có vẻ độc đáo, đáng yêu Nhưng bạn nhỏ yêu hơn cả là chiếc cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã Vì chiếc cầu này do cha làm và là chiếc cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến.

TRƯỜNG HOA( TAGO)

Khi mây giông ù ù và mưa hè rào rào đổ xuống.

Gió đông thổi tới lững thững trên giải đất hoang trỗi kèn trong rặng tre.

Khi ấy từng bầy hoa không ai biết từ đâu chợt nẩy sinh, đến nhảy múa say vui trên thảm cỏ

Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.

Lớp của chúng kín cửa, và bông nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo bắt đứng một xó.Mùa mưa tới là kỳ nghỉ hè của chúng.

Cành chen nhau trong rừng, lá xào xạc trong gió dại, sấm vỗ tay reo mừng, và những hoa con ùa ra với áo hồng, vàng hay trắng toát.

Mẹ có biết không, nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.

Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao? Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?

Hẳn là con cũng đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con có vậy.

Trang 23

+ Nêu được khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

Tham khảo mở đoạn: Nhan đề “ Trường hoa” của Tác gỉa Tago ta cảm nhận được tấm

lòng yêu thương sâu sắc của em bé đối với mẹ.

Thân đoạn:

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc chi tiết miêu tả có trong bài thơ

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả trong bài thơ đó.

Tham khảo thân đoạn:

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôitrường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất Ở đó, hoa cũng đi học Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh Buổi chiều hoatàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng taymẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các emđược nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè) Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường Nghệ thuật nhânhóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến

Kết đoạn

+ Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên)

Tham khảo kết đoạn: Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng,

giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.

Viết đoạn văn ( 8 - 10 câu ) bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của em về một truyền thuyết đãđể lại cho em ấn tượng sâu sắc.

GỢI Ý:

Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa Câu chuyện mở đầubằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa Nhân vật được xây dựng với một ngoạihình kì dị, xấu xí Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh Sau khi lớn lên,

Trang 24

Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụngno căng Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa Chỉ có cô út làđối xử tử tế với chàng Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến.Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ Phú ông đưa ra lễ vật tháchcưới rất nặng Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phúông Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấntú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức Sự hóa thântrở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng.Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặthai nhân vật vào một thử thách Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, SọDừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ Trước ngày lên đường,chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người Lại nói hai côchị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển Nhờnhững đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợchồng đoàn tụ Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.

ĐỀ: Viết đoạn văn cảm nhận về 1 bài thơ lục bát trong chương trình ngữ văn lớp 6 đãhọc ( sách kết nối tri thức)

Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta.Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quýgiá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” Bài thơ viết bằng thểthơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca Qua bài thơ, tác giả ca ngợitruyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu củaông cha truyền lại cho con cháu đời sau Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặphiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiếnchúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn Từ nhữngdòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi quanhững chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn Có thể thấy,“Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà Bài thơ đã giúp mỗi tuổithơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cựchơn trong cuộc đời.

D Chỉ ra được nét độc đáo trong cách biểu cảm của nhà thơ.

2 Nhận định không đúng về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ cóyếu tố tự sự và miêu tả là:

A Viết bài văn đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài

Trang 25

B Các câu trong đoạn cần tập trung vào chủ đề chung, giữa các câu có sự liên kết.A Xác định người nghe

C Kết thúc đoạn văn bằng một dấu chấm câu

D Viết lùi đầu dòng từ đầu tiên của đoạn văn và chữ cái đầu của từ đó phải viết hoa.3 Chọn đáp án không thuộc đặc điểm hình thức của đoạn văn:

A Đoạn văn được tạo thành từ một hoặc nhiều câu

B Đoạn văn mở đầu bằng việc lùi vào đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên, kết thúcbằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C Câu đầu hoặc câu cuối đoạn văn thường phải tách riêng so với phần thân đoạn D Cấu trúc của một đoạn văn gồm ba phần Đó là: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.4 Trong bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả,điều quan trọng nhất phải chú ý ở bước Lựa chọn bài thơ là:

A Lựa chọn bài thơ mình đã đọc và yêu thích B Lựa chọn bài thơ phải có yếu tố tự sự và miêu tả C Lựa chọn bài thơ ngắn phù hợp để viết đoạn văn

D Lựa chọn bài thơ nhiều người biết đến để viết đoạn văn.

5 Trong viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả sửdụng ngôi kể:

A Ngôi thứ nhất số ít B Ngôi thứ nhất số nhiều C Ngôi thứ ba D Ngôi thứ hai

6 Dàn ý của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả sẽcó trình tự là:

1 Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa củachúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

2 Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.3 Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

4 Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

Trang 26

3 Tìm ý

4 Lựa chọn bài thơ5 Viết

A 2-4-1-3-5 B 5-3-4-2-1 C 3-5-1-2-4 D 4-3-1-5-28 Yêu cầu thuộc phần thân đoạn cần có là:

A Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về bài thơ B Nêu khái quát điều emtâm đắc về bài thơ C Nêu được khái quát ấn tượng, cảm xúc của mọi người về bàithơ D Nêu khái quát tên tác giả và bài thơ

9 Yêu cầu về cách lựa chọn bài thơ:

A Bài thơ có yếu tố tự sự B Chọn một bài thơ bất kì C Bài thơ cócác chi tiết miêu tả D Cả A và C

10 Chọn bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:A Mưa

Ù ù như xay lúaLộp bộp

Lộp bộp…Rơi

Rơi…Đất trời

Mù trắng nướcMưa chéo mặt sânSủi bọt

(Mưa – Trần Đăng Khoa) B Nghé hành nghé hẹNghé chẳng theo mẹThì nghé theo đànNghé chớ đi cànKẻ gian nó bắt.(Đồng dao)

C Cháu đi đường cháuChú lên đường xaĐến nay tháng sáuChợt nghe tin nhà(Tố Hữu)

Trang 27

D Xưa có bà già nghèoChuyên mò cua bắt ốc

Một hôm bà bắt đượcMột con ốc xinh xinhVỏ nó biêng biếc xanhKhông giống như ốc khác.

(Nàng tiên ốc – Truyện thơ Phan Thị Thanh Nhàn)

HƯỚNG DẪN:

1D, 2A, 3C, 4B, 5A, 6C, 7D, 8A, 9D, 10D

Đọc bài thơ “ Chuyện cổ tích về loài người” hãy ghi lại cảm xúc của em bằng một đoạn văn ngắn

Những tạo vật đẹp đẽ của thế giới bắt đầu xuất hiện để trẻ em nhìnngắm, vui đùa và khôn lớn: mặt trời, cỏ cây, tiếng chim, dòng sông, biển lớn, đám mây, con đường.

Những người thân yêu ra đời để yêu thương, dạy dỗ trẻ em: mẹ sinh ra để yêu thương, che chở, vỗ về cho trẻ qua lời ru; bà xuất hiện để kể những câu chuyện cổ, làm phong phú thế giới tâm hồn của trẻ; bố sinh ra để dạy trẻ biết ngoan, biết nghĩ; cuối cùng nhà trường và thầy giáo xuất hiện để trẻ được học hành.

+ Các chi tiết tự sự, miêu tả được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với sự lớn lên của trẻ nhỏ.

+ Các chi tiết ấy vừa chân thực, sống động, thú vị lại rất sâu sắc, cho thấy trẻ em là tạo vật đẹp đẽ nhất, là trung tâm của thế giới, nhận được muôn vàn tình yêu thương.

Kết đoạn

Bài thơ vừa làm em vui thích vừa là lời nhắn nhủ yêu thương, sâu sắc tới chúng ta về việc cần trân trọng tình yêu thương của những người thân yêu đồng thời cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên quanh

Trang 28

Tham khảo bài viết:

“Chuyện cổ tích về loài” người là bài thơ mang đến một góc nhìn thú vị về sự ra đời của loài người và vạn vật thế gian qua ánh mắt trẻ thơ, ta vừa thích thú trước những lí giải độc đáo của tác giả vừa xúc động trước tình yêu thương vô vàn của những người thân dành chota từ ngày còn thơ bé Đến với bài thơ, người đọc không khỏi ngạc nhiên thích thú khi được tác giả kể cho nghe câu chuyện cổ tích về sự ra đời của loài người trên Trái Đất Từ thuở ban sơ, “Trời sinh ra trước nhất – Chỉ toàn là trẻ con” Còn trái đất thì trụi trần, hoangsơ, chưa tồn tại sự sống, ánh sáng, sắc màu và thanh âm Và những nhiệm màu chợt xuất hiện, để trẻ con được lớn lên, được nhìn, được nghe, được tắm mát, được dạo chơi, vạn vật thế gian cũng được thành hình: cỏ cây hoa lá, tiếng chim hót, sóng biển, nắng gió, cánh buồm và con đường…Nhưng trẻ con cần được yêu thương, chăm sóc, được hiểu biết để lớn khôn Mẹ sinh ra để mang tình yêu và lời ru; bà đến với cuộc đời để cho trẻ những câu chuyện cổ; bố ra đời để dạy trẻ bao điều về thế giới; thầy dắt dẫn trẻ khám phá thế giới tri thức Điều thú vị của bài thơ chính là tác giả đã tạo được một góc nhìn thú vị dưới ánh mắt trẻ thơ, quá trình trưởng thành của trẻ song hành cùng quá trình tạo sinh muôn vật muôn loài khắp thế gian Từ đó nhà thơ khẳng định trẻ em là trung tâm của thế giới, là tạo vật đẹp đẽ nhất của thế gian, xứng đáng nhận được tình thương và hạnh phúc Qua đó, mỗi chúng ta càng thấm thía, biết ơn, trân trọng tình yêu thương của những của những người thân yêu đồng thời cảm nhận được biết bao sâu sắc, lí thú từ những gì nhỏ bé, bình dị của cuộc sống quanh mình…

Đọc bài thơ “Mái ấm ngôi nhà” và trả lời các câu hỏi:

Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳmCon đừng quên lối về nhà

Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió

Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏCon đừng quên lối về nhà

Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa

Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếcCon đừng quên lối về nhà

Suối trong con tắm mình thuở bé ?

(Trương Hữu Lợi, Bài hát con kiến, NXB Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, 1998, tr 60 - 61)

Câu 1: Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?

Câu 2: Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ Những dòng thơ này giúp em

Trang 29

gợi cho em liên tưởng tới điều gì?

Câu 5: Lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong em những cảm xúc, suy nghĩ gì?PHẦN 2: LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2: Đọc bài thơ “Đêm nay bác không ngủ” hãy ghi lại cảm xúc của em bằng một đoạn

văn ngắn

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ( MINH HUỆ)

Anh đội viên thức dậyThấy trời khuya lắm rồiMà sao Bác vẫn ngồiĐêm nay Bác không ngủ.Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâmNgoài trời mưa lâm thâmMái lều tranh xơ xác.Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười Cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm.Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người mộtSợ cháu mình giật thộtBác nhón chân nhẹ nhàng.Anh đội viên mơ màngNhư nằm trong giấc mộngBóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng.Thổn thức cả nỗi lòngThầm thì anh hỏi nhỏ:- Bác ơi! Bác chưa ngủ?- Bác có lạnh lắm không?- Chú cứ việc ngủ ngonNgày mai đi đánh giặc!Vâng lời anh nhắm mắt

Trang 30

Nhưng bụng vẫn bồn chồn.Không biết nói gì hơnAnh nằm lo Bác ốmLòng anh cứ bề bộnVì Bác vẫn thức hoài.Chiến dịch hãy còn dàiRừng lắm dốc lắm ụĐêm nay Bác không ngủLấy sức đâu mà đi!- Lần thứ ba thức dậyAnh hốt hoảng giật mìnhBác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc.Anh vội vàng nằng nặc:- Mời Bác ngủ Bác ơi!Trời sắp sáng mất rồiBác ơi, mời Bác ngủ- Chú cứ việc ngủ ngonNgày mai đi đánh giặcBác thức thì mặc BácBác ngủ không an lòngBác thương đoàn dân côngĐêm nay ngủ ngoài rừngRải lá cây làm chiếuManh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâmLàm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruộtMong trời sáng mau mau.Anh đội viên nhìn BácBác nhìn ngọn lửa hồngLòng vui sướng mênh môngAnh thức luôn cùng Bác.Đêm nay Bác ngồi đó

Trang 31

Đêm nay Bác không ngủVì một lẽ thường tìnhBác là Hồ Chí Minh

GỢI ÝPHẦN I: ĐỌC- HIỂU

Câu 1: Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với những đứa con.Câu 2: Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ:

+ Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.+ Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa.+ Suối trong con tắm mình thuở bé

- Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với mỗi người Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bắt đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn.

Câu 3: Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ khiến cho lời nhắn nhủ của

cha mẹ với con cái trở nên tha thiết: Hãy luôn nhớ về những người thân, gia đình, quê hương.

Câu 4: "Phương trời xa thẳm", "mặt trời cháy đỏ", "ngôi sao xanh biếc" là những hình ảnh

ẩn dụ gợi liên tưởng tới những xứ sở xa xôi, đẹp đẽ, huyền bí, những điều mới mẻ hấp dẫn,vẫy gọi con người; những hình ảnh đó cũng có thể gợi liên tưởng đến những thành công mà mỗi con người đạt được.

Câu 5: Những lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong mỗi người tình cảm yêu thương,

sự gắn bó tha thiết với gia đình, quê hương.

+ Biểu hiện của tình mẫu tử:

- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ.+ Sức mạnh của tình mẫu tử.

- Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.

- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.- Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề Tài liệu của Thu Nguyễn( 0368218377

Tham khảo đoạn văn:

Trang 32

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi người Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mẹ và con Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm Có thể nói, tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2: Đọc bài thơ “Đêm nay bác không ngủ” hãy ghi lại cảm xúc của em bằng một đoạn văn ngắn

Lập dàn ý

Mở đoạn:

+ Giới thiệu tên tác giả và bài thơ

+ Nêu được khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

Tham khảo mở đoạn: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ ta cảm nhận được tấm

lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

Thân đoạn:

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc chi tiết miêu tả có trong bài thơ

+ Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai bài thơ bằng câu chuyện và các chi tiết miêu tả trong bài thơ đó.

Tham khảo thân đoạn: Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về

một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anhđội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng” Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu) Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại.

Kết đoạn

+ Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên)

Trang 33

Tham khảo kết đoạn: Tóm lại, bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời

của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.Đề bài:

1 Đọc đoạn thơ sau :BUỔI SÁNG

Biển giấu mặt trờiSáng ra mới thảQủa cầu bằng lửaBay trên sóng xanh Trời như lồng bànÚp lên đồng lúaNhốt cả bầy chimĐang còn mê ngủ.Cỏ non sương đêmTrổ đầy lưỡi mácNắng như sợi mềmXâu từng chuỗi ngọc.Đất vươn vai thởThành khói lan a đàTrời hừng bếp lửaXóm làng hiện ra.

Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình , em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

HƯỚNG DẪN:1 Mở bài

- Giới thiệu đối tượng cần miêu tả: Buổi sáng.

2 Thân bài

+ Mặt trời mọc:

• Chân trời ửng hồng dần.

• Màu trời, mặt nước trong trẻo, sáng rõ.

• Cảm giác khi đứng trước biển khơi bao la lúc ngày mới bắt đầu.+ Mặt trời nhô dần lên cao:

• Hình dáng mặt trời, ấn tượng nhìn thấy mặt trời lên cao.• Màu hồng của mặt nước và chân trời.

+ Mặt trời lên cao:

• Hình dáng, màu sắc mặt trời thay đổi như thế nào?• Màu sắc trời nước phía chân trời thay đổi như thế nào?

• Mặt biển: Màu nước thế nào? Người ra tắm ra sao? Thuyền ra khơi thế nào?+ Vạn vật như bừng tỉnh:

• Những giọt sương đêm còn đọng trên lá như những giọt ngọc long lanh, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

• Những chú chim vẫn còn ngái ngủ, chưa tỉnh táo.

• Trong những ngôi nhà ven biển đã có tiếng người cười nói Người mẹ/ người vợ đã nhóm

Trang 34

bếp, chào đón một ngày mới.

• Xóm làng bừng sức sống, chào đón một ngày mới.

3 Kết bài: Cảm xúc của em trước vẻ đẹp thiên nhiên buổi sáng và cuộc sống bình dị của

con người.

1 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CON TỪ ĐÂU ĐẾN VẬY?

(Trích “Buổi sơ khai”, RA-BIN-ĐƠ-RA-NÁT TA-GO)

“Bé hỏi mẹ:

"Mẹ ơi, con từ đâu đến vậy.

Mẹ đã nhặt được con ở tận nơi nào?"Mẹ ôm chặt bé vào lòng, và trả lờinửa cười, nửa khóc:

"Con ơi con, con đã được giấu kín trong lòng mẹnhư chính những thèm khát, ước mơ của nó, […]

Khi trong thời con gái, trái tim mẹ nở xoè như một đoá hoaCon đã lượn quanh nó như một mùi hương phảng phất.Vẻ tươi mát nhẹ nhàng của con

nở trên chân tay non trẻ của mẹnhư một ánh hồng

trên trời cao

trước buổi bình minh.

Con là đứa con cưng của Thượng đếlà anh em sinh đôi với ánh bình minh,

Con đã theo dòng nước trôi xuống cuộc đời trần tục nàyvà cuối cùng con đã được đặt vào lòng mẹ.

Khi mẹ ngây nhìn khuôn mặt của conmẹ như bị ngập trong bao điều bí ẩn;

Và con, vốn là của chung của tất cả mọi ngườiđã trở thành của riêng của mẹ.

Sợ mất con đi, mẹ đã siết chặt con trên ngực mẹ,không biết điều kì diệu nào

đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thếvà đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây?"

(Trích từ bài thơ “Buổi sơ khai”, tập “Trăng non” - Tagore, bản dịch Đào Xuân Quý)Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8):

`1 Đoạn thơ được viết bằng thể thơ:

A lục bát B tự do C thơ 8 chữ D cả A, B, C đều sai.2 Nhận định nào đúng về hình thức của bài thơ?

Trang 35

A Bài thơ có hình thức như một cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con, trong đó em bé là người hỏi còn mẹ là người trả lời B Bài thơ sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ vì vậy nội dung rất cô đọng, hàm súc và sâu sắc C Cả A và B đều đúng D Cả A và B đều sai.

3 Trong đoạn thơ trên, em bé đã hỏi mẹ điều gì?

A Hỏi về nguồn gốc của loài người trên trái đất B Hỏi về việc làm sao để được mẹ cho phép đi chơi C Hỏi về nguồn gốc của em bé D Hỏi về lý do tại sao mẹ lại yêu thương em.

4 Câu thơ "Con ơi con, con đã được giấu kín trong lòng mẹ/ như chính những thèm khát, ước mơ của nó” có ý nghĩa là?

A Với người mẹ, em bé ra đời chính là một phép màu, một điều diệu kì tuyệt vời B Với người mẹ, em bé đến từ nơi xa xôi mà mẹ hằng khao khát, mơ ước C Với người mẹ, em bé được mẹ nâng niu và ấp ủ như một giấc mơ kì diệu D Với người mẹ, em bé đến từ ước mơ và niềm khao khát trong sâu thẳm trái tim của mẹ.

5 Đoạn thơ có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả, hãy cho biết dấu hiệu của hai yếu tố này trong đoạn thơ?

A Yếu tố tự sự của bài thơ thể hiện ở hình thức cuộc đối thoại giữa hai mẹ con, người mẹ kể cho con nghe về nơi nguyên sơ để từ đó con đến với mẹ; yếu tố miêu tả nằm ởnhững chi tiết người mẹ ví con như làn hương phảng phát với vẻ tươi mát nhẹ nhàng

B Yêu tố tự sự của bài thơ thể hiện ở thể thơ tự do; yếu tố miêu tả được thể hiện ở những chi tiết mẹ miêu tả nơi cội nguồn để từ đó con đến với mẹ C Cả A và B đều đúng D Cả A và B đều sai.

6 Việc người mẹ giải đáp về nguồn gốc của em bé trong hai câu thơ dưới đây cho thấy điều gì?

“Con là đứa con cưng của Thượng đếlà anh em sinh đôi với ánh bình minh,

A Khẳng định em bé là một phép màu tươi đẹp của mẹ

B Khẳng định các em bé được Thượng đế ban cho loài người, vì vậy người lớn phải trân trọng và bảo vệ các em

C Khẳng định trẻ thơ là phép màu quý giá mà Thượng đế ban cho người mẹ, các em còn tượng trưng cho khởi đầu thanh khiết và trong sạch nhất

D Đây là lời giải thích có ý nghĩa sâu sắc về nguồn gốc của trẻ thơ trên Trái đất này.7 Nhận xét đúng về cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trong những câu thơ sau là gì?“Khi mẹ ngây nhìn khuôn mặt của con

mẹ như bị ngập trong bao điều bí ẩn;

Và con, vốn là của chung của tất cả mọi ngườiđã trở thành của riêng của mẹ.

Sợ mất con đi, mẹ đã siết chặt con trên ngực mẹ”.

Trang 36

A Người mẹ vui mừng, ngạc nhiên và hạnh phúc trước sự xuất hiện của em bé, trân trọngvà yêu thương em vô cùng

B Người mẹ sững sờ trước sự xuất hiện của em bé và nâng niu em vì sợ mất đi em C.Người mẹ thấy em bé như một điều kì diệu đầy bí ẩn cần được khám phá

D Cả A, B, C đều chưa đầy đủ.

8 Phương án chỉ ra đúng phép ẩn dụ và tác dụng của nó trong những câu thơ dưới đây là:“không biết điều kì diệu nào

đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thếvà đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây?"

A Biện pháp ẩn dụ thể hiện qua hình ảnh “điều kì diệu”, hình ảnh này ẩn dụ cho em bé, tác dụng của biện pháp ẩn dụ là nhấn mạnh trẻ em là điều kì diệu với cha mẹ

B Biện pháp ẩn dụ được sử dụng qua hình ảnh “cái kho vàng”, “cái kho vàng” ẩn dụ cho em bé trong bài thơ, tác dụng của biện pháp ẩn dụ là nhấn mạnh sự quý giá diệu kỳ của trẻ em với cha mẹ

C Cả A và B đều đúng D Cả A và B đều sai.

9.Cùng lý giải nguồn gốc xuất hiện của trẻ thơ trên Trái đất, đoạn thơ “Con từ đâu đến vậy?” và bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” có gì giống và khác nhau?

10 Viết đoạn văn khoảng (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:“…Con là đứa con cưng của Thượng đế

là anh em sinh đôi với ánh bình minh,

Con đã theo dòng nước trôi xuống cuộc đời trần tục nàyvà cuối cùng con đã được đặt vào lòng mẹ.

Khi mẹ ngây nhìn khuôn mặt của conmẹ như bị ngập trong bao điều bí ẩn;

Và con, vốn là của chung của tất cả mọi ngườiđã trở thành của riêng của mẹ.

Sợ mất con đi, mẹ đã siết chặt con trên ngực mẹ,không biết điều kì diệu nào

đã chiếm lĩnh cái kho vàng trên cõi thếvà đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây?"

HƯỚNG DẪN:

1B, 2ª, 3C, 4D, 5ª, 6C, 7ª, 8B,

9 Câu hỏi yêu cầu học sinh có kĩ năng phân tích và so sánh, nhận xét giữa hai văn bản thơ.

· Giống nhau: Thông qua việc nói về sự xuất hiện của trẻ thơ trên trái đất, cả hai văn bản

đều cho thấy tình yêu thương vô hạn của cha mẹ dành cho con cái, của người lớn dành cho trẻ thơ trên khắp thế giới Ngoài ra cả hai văn bản đều gửi đến thông điệp trẻ em là những tạo vật đẹp đẽ, trân quý nhất của thế gian Hãy nâng niu, bảo vệ và mang đến những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

· Khác nhau:

Trang 37

+ Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” cho trẻ em xuất hiện đầu tiên trên Trái đất, rồi sau đó các tạo vật tự nhiên mới lần lượt xuất hiện xung quanh trẻ để trẻ dần khôn lớn, rồi tiếp đến những người thân yêu mới xuất hiện để chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ trẻ nên người.

+ Đoạn thơ “Con đến từ đâu vậy?” lựa chọn hình thức là cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con Trong đó người mẹ lí giải nguồn gốc của em bé, em bé đến từ những ước mơ, khát vọng, đến từ những điều kì diệu và được đấng tạo hóa tối cao là Thượng đế ban cho con người, em bé cũng tượng trưng cho một khởi đầu thuần khiết, tinh khôi nhất.

10, - Bước 1: Xác định yêu cầu của đề

+ Dạng đoạn văn: nêu cảm nhận

+ Chủ đề đoạn văn: Nội dung của đoạn thơ được chỉ định+ Dung lượng đoạn văn: từ 8-10 câu (khoảng ½ trang giấy)

cách mà em bé đến với thế gian này, đến với mẹ.

 8 câu thơ còn lại: Niềm vui mừng đến ngỡ ngàng, niềm hạnh phúc và tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con Điều này được thể hiện qua những từ ngữ chỉ tâm trạng “ngây nhìn” “sợ” “siết chặt con trong lồng ngực”….

 Chú ý các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh.

* Khái quát chung điều em tâm đắc về đoạn thơ: tình yêu thương của mẹ dành cho con….

- Bước 3: Viết đoạn

+ Tiến hành viết đoạn

+ Sau khi viết đoạn, đọc lại đoạn văn để soát lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đạt.

3, VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠTI, CỦNG CỐ TRI THỨC LÀM VĂN

1, Văn tả cảnh sinh hoạt

a Khái niệm: Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại

bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

b, Sự khác biệt giữa văn kể chuyện và văn miêu tả

c, Phân biệt bài văn tả cảnh sinh hoạt và bài văn tả cảnh thiên nhiên.

2, Yêu cầu cụ thể của một bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trang 38

a, Nội dung

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt

- Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể)- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể

- Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả

b, Hình thức: Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động, và các

biện pháp nghệ thuật để tăng hiệu quả diễn đạtc, Cấu trúc

- Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt.

- Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lý

Kết bài: Phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

II, LUYỆN TẬP

Hs chơi trò chơi

1 Điểm giống nhau giữa bài văn tả cảnh sinh hoạt và bài văn tả cảnh thiên nhiên là đều yêu cầu người viết dùng khả năng quan sát và lời văn để gợi tả lại khung cảnh mình được thấy.

A Đúng B Sai C … D …

2 Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn tả cảnh sinh hoạt:A Quan sát

B Liên tưởng C Tưởng tượng D Lắng nghe

3 Điểm khác nhau cơ bản của văn tả cảnh sinh hoạt so với văn tả chân dung là:A Tập trung miêu tả trạng thái

B Tập trung miêu tả tính cách

C Tập trung miêu tả hoạt động của con người D Tập trung miêu tả ngoại hình.

4 Đề bài đúng với yêu cầu viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:

A Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơiB Tả cảnh biển ngày bão

C Tả cảnh hoàng hôn trên biển D Tả cánh đồng lúa chín

5 Phần mở bài của đề bài tả cảnh sinh hoạt cần:A Giới thiệu chung về cảnh sinh hoạt

B Tả hoạt động cụ thể của con người

Trang 39

C Tả bao quát quang cảnh

D Tả cảnh sinh hoạt một cách chi tiết

6.Tả hoạt động cụ thể của những người tham gia chợ phiên cần:

A Tả chi tiết cảnh sinh hoạt ở từng khu chợ, từng gian hàng B Tả bao quát quang cảnh dòng người đến từ các nẻo đường mòn C Tả trang phục và đồ đạc mọi người mang theo và tả hoạt động của con người D Tả cảnh đoàn người trở về khi kết thúc phiên chợ

7 Phần kết bài của đề bài tả cảnh chợ phiên cần:

A Giới thiệu chung về cảnh sinh hoạt B Thái độ, suy nghĩ và cảm xúc của người viết C Tả bao quát quang cảnh

D Tả cảnh sinh hoạt một cách chi tiết

8.Đề bài không yêu cầu viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:A Cảnh đêm hội Trung thu tại nơi em ở

B Cảnh lễ hội mà em được tham gia C Tả cơn mưa rào quê em

D Cuộc sống nơi em ở (khu phố, khu tập thể, làng xóm ) trong một ngày9.Đề bài không yêu cầu viết bài văn tả cảnh sinh hoạt:

A Cảnh thu hoạch mùa màng B Cảnh gói bánh chưng ngày Tết C Cảnh công viên vào buổi sáng D Tả cảnh mặt trời mọc trên biển

10 Nội dung “Tái hiện được các sự vật với đường nét, màu sắc, âm thanh cụ thể” thuộc phần:

A Mở bài B Thân bài C Kết luận D …

Đáp án: 1A, 2A, 3C, 4A, 5A, 6C, 7B, 8C, 9D, 10BĐề bài: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em.Dàn ý

- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

Trang 40

- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự )

3.Kết bài

- Cảm động và thích thú.

- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

BÀI VIẾT THAM KHẢO SỐ 1:

Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc Dù ban ngày mỗi người một côngviệc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.Gia đình em gồm bốn thành viên: bố, mẹ, chị gái và em Sau một ngày làm việc và học tập vất vả thì cũng là lúc mọi người trở về nhà Mỗi người một công việc khác nhau Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm Bữa cơm buổi tối luôn thịnh soạn nhất Mẹ đã nấu rất nhiều món ngon mà ai cũng thích Nhà em thường ăn cơm lúc bảy giờ tối, cả gia đình bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong mọi người lại quây quần ở phòng khách Em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ ăn, vừa ăn vừa chuyện trò rất vui vẻ Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.

Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.

BÀI VIẾT THAM KHẢO SỐ 2:

Gia đình em gồm có bốn thành viên là bố, mẹ, anh trai và em Bố mẹ em là viên chức nhà nước còn hai anh em đều đang đi học Khi bắt đầu một ngày mới là lúc mọi người rời khỏi nhà để đi học đi làm Chỉ đến tối, cả gia đình mới được sum họp bên nhau.

Giờ sinh hoạt gia đình vào buổi tối của nhà em bắt đầu bằng bữa cơm tối Mẹ là người đầu bếp tài ba của gia đình Tài nấu nướng của mẹ là số một Ba bố con chỉ dọn dẹprồi đi tắm xong là đã có một bàn ăn thịnh soạn Mẹ em nói dù có mệt mỏi hay bận rộn đếnđâu thì bữa cơm gia đình vẫn phải chu toàn, tươm tất, phải thực sự ngon miệng mới xua tan được những mệt mỏi, muộn phiền sau một ngày dài.

Bố em là người vui tính, trong bữa cơm bố thường trêu đùa khiến ai cũng bật cười sảng khoái Mẹ em thì không quên gắp thức ăn cho mọi người, nhắc nhở mọi người ăn thật nhiều Ăn cơm xong em phụ mẹ dọn dẹp, rửa bát Anh trai em pha trà, gọt hoa quả chờ mọi người xong việc cùng ngồi ăn tráng miệng Gia đình em thường cùng nhau xem chương trình thời sự sau khi ăn cơm xong, vừa xem vừa trò chuyện với nhau, chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống Cảm giác được chia sẻ, giải tỏa cùng những người thân yêu sau một ngày thật thoải mái, dễ chịu, khung cảnh gia đình thật ấm cùng, tràn ngập yêu thương.

Đối với em gia đình là điều quan trọng nhất không có gì có thể thay thế được, em luôn trân

Ngày đăng: 01/07/2024, 00:21

w