1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Quản lý chất thải nguy hại - Đề tài - Tổng quan về chất thải nguy hại sinh hoạt

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

.Môn

Quản lý chất thải nguy hại

Đề tài: Tổng quan về chất thải nguy hại sinh hoạt

Trang 4

2.1.Khái niệm và phân loại

2.1.1.Một số khái niệm

-Chất thải sinh hoạt: là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật.

-Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, nổ, dễ ăn mòn, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

-Chất thải nguy hại sinh hoạt: là chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất,… của con người.

Trang 5

2.1.2.Phân loại CTNHSH

-CTNHSH có thể được phân loại theo đặc tính như sau:

+Tính dễ cháy: có khả năng bắt lửa, tự nóng lên khi tiếp xúc với không khí, hoặc ánh nắng trực tiếp.

+Tính dễ nổ/phản ứng: có thể dễ dàng nổ do tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát.

+Tính ăn mòn: gây tổn thương nghiêm trọng mô tế bào khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa, phương tiện vận chuyển,…

+Tính độc: chia ra làm 2 loại là gây độc cấp tính và mãn tính

+Độc tính sinh thái: có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích lũy sinh học hoặc gây ảnh hưởng tới hệ sinh vật.

Trang 6

2.2.Thành phần của CTNHSH

2.2.Thành phần của CTNHSH

-Các loại Pin thải: pin sạc và pin thường

-Đồ điện tử hỏng: máy tính, đồng hồ điện tử, radio…

-Sản phẩm bảo dưỡng xe: dầu xe thải, dầu phanh, bộ tải nhiệt, bộ tản nhiệt, xi sáp…

-Sản phẩm dùng trong công việc làm vườn: hóa chất diệt nấm, cỏ, các loại thuốc trừ sâu và vỏ bao bì của chúng.

-Sản phẩm dùng sơn: dung môi, keo dính, chất đánh bóng, hóa chất làm bong sơn cũ,… và vỏ thùng chứa sơn

Trang 7

-Các loại dung môi hữu cơ: xăng dầu, dầu hỏa, dung môi pha nhựa thông, chất đánh bóng đồ dùng.

-Sản phẩm dùng cọ rửa: hóa chất tẩy rửa nhà vệ sinh, tẩy rửa lò sấy, thuốc tẩy quần áo…và vỏ của chúng

-Các chất tẩy trùng

-Sản phẩm diệt côn trùng: thuốc diệt chuột, bình phun dán, mối, muỗi,…

Trang 8

-Các sản phẩm phục vụ cá nhân: hóa chất chăm sóc tóc, móng, hóa chất tẩy sơn móng, dung môi rửa ảnh…

-Các loại bóng đèn hỏng.

-Thuốc thú y và thuốc cho người hết hạn

-Một số CTNHSH khác: nhiệt kế hỏng chứa thủy ngân, chất thải lây nhiễm và chất thải phóng xạ trong gia đình mà không phải từ y tế hay công nghiệp.

Trang 9

2.3.Thực trạng phát sinh CTNHSH

• Theo Trung tâm Phát triển và Hội nhập, trung bình mỗi năm mỗi người Việt thải ra môi trường 1 kg rác thải điện tử Như vậy ước tính cho cả nước thì 1 năm lượng rác thải điện tử sẽ khoảng 90.000 tấn.

• Tuy nhiên lượng rác trên còn chưa được thu gom xử lý đúng cách.

Trang 10

-Năm 2012, sau 1 tuần triển khai thu gom CTNH tại các hộ gia đình, đã có 1079,8kg

CTNH được thu gom, trong đó có 527kg bóng đèn, 404,5kg vỏ chai lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng.

-Năm 2013, có 1386kg CTNH được thu gom, trong đó có 61kg pin, 557,5 kg bóng đèn,

767,5 kg vỏ chai lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng.

Trang 11

-Những con số trên tuy còn rất nhỏ bé so với thực tế song nó cũng thể hiện nhận thức của người dân về CTNH đã được nâng cao.

-Năm 2013, đã có 90000 hộ dân và 18000 khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC, và Lotte được tuyên truyền trực tiếp về tác hại, cách nhận biết và phân loại, thu gom đúng cách CTNH tại hộ gia đình Nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở mức phong trào do thiếu những cơ chế cụ thể, xác định trách nhiệm của việc thu gom, và xử lý CTNHSH.-Nhìn chung CTNHSH phát sinh nhiều nhưng lại chưa

được quản lý đúng cách.

Trang 12

Người dân mang pin, bình

acsquy đã qua sử dụng tới ngày hội thu gom tái chế chất thải

Bóng đèn hỏng là CTNH nhưng thường bị vứt bỏ chung với rác thải sinh hoạt khác

Trang 13

2.4.Thực trạng quản lý CTNHSH

-Thiếu những quy định, cơ chế cụ thể để xác

định trách nhiệm của việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại nên việc thu gom, phân loại của người dân mới chỉ dừng lại ở mức phong trào.-Trong luật cũng chưa có quy định riêng cho

quản lý CTNHSH.

Trang 14

2.5.Kết luận

-Lượng CTNHSH ngày càng gia tăng tuy nhiên phần lớn chưa được thu gom, xử lý đúng cách.-Hệ thống pháp luật để quản lý CTNHSH còn

chưa rõ ràng, cụ thể.

-Công tác thu gom phân loại hiện gặp nhiều khó khăn và chủ yếu phụ thuộc ý thức của người dân.

Ngày đăng: 30/06/2024, 11:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w