1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo vấn Đề ds trong vahs 05 11 2022

136 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỷ yếu hội thảo vấn Đề ds trong vahs 05 11 2022 - Trường ĐHKSHN VKSNDTC Trường ĐHKSHN Hội thảo Khoa học cấp trường Giải quyết một số vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Hà Nội 2022

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI ***

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

DANH MỤC BÁO CÁO HỘI THẢO

“GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ”

1

Khái quát một số nội dung về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

3

2

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

ThS Nguyễn Anh Minh

Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm

3

Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự và kinh nghiệm cho Việt Nam

SV Phan Thảo Đan

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 46

5

Một số vấn đề về định giá tài sản trong vụ án hình sự

TS Nguyễn Hải An

Tòa án nhân dân tối cao 104

Trang 3

10

Thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

ThS Nguyễn Thị Kiều Trang

Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân sự

112

11

Một số kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

TS Trần Ngọc Hương

Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ 6 - VKSNDTC

120

Trang 4

KHÁI QUÁT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

TS Đàm Thị Diễm Hạnh - Trưởng Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân sự SV Trần Văn Khương - Chủ nhiệm CLB SVNCKH

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự mang ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như bảo đảm các quyền cơ bản của công dân Nguyên tắc này trở thành định hướng cho Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự, cũng là cơ sở pháp lý để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, quy định của pháp luật đối với vấn đề này chỉ mang tính nguyên tắc chung, ít văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cùng với sự chồng chéo, rắc rối của thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hình sự gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật Bài viết chỉ giải quyết một số vấn đề chung liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn sơ thẩm Từ khóa: vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, vụ án hình sự, vấn đề dân sự, tố tụng hình sự

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như bảo đảm các quyền cơ bản của công dân Yêu cầu xét xử đối với vụ án hình sự không chỉ là giải quyết tốt về mặt hình sự mà còn giải quyết cả những vấn đề dân sự có liên quan Phần dân sự trong vụ án hình sự thực chất là một vụ án dân sự khi được tách ra để giải quyết riêng, nhưng do tính chất đặc biệt bởi tính liên quan mật thiết giữa vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và khi giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự sẽ đáp ứng được tính chính xác, khách quan, toàn diện Mặc khác, khi trách nhiệm dân sự được giải quyết sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại và cho cả bị can, bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Lần đầu tiên việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được khái quát lên thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 sau đó được tiếp tục ghi nhận tại B LTTHS năm 2015 Nguyên tắc này trở thành định hướng cho Tòa án trong quá trình

Trang 5

xét xử vụ án hình sự, cũng là cơ sở pháp lý để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, quy định của pháp luật đối với vấn đề này chỉ mang tính nguyên tắc chung, ít văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cùng với sự chồng chéo, rắc rối của thủ tục tố tụng dân sự và thủ tục tố tụng hình sự gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật

2 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1 Khái niệm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra định nghĩa cụ thể và thống nhất về khái niệm và phạm vi vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Điều đó đã dẫn đến việc tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề này Trên thực tế có ba quan điểm chính về khái niệm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Quan điểm thứ nhất cho rằng, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là tất cả những gì không phải là tội phạm và hình phạt có liên quan đến tiền hoặc tài sản như việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, tiền, tài sản bị kê biên, bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của BLTTHS nhưng không thuộc trường hợp bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước nên Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định kê biên hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; án phí và những khoản tiền hoặc tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Quan điểm thứ hai cho rằng, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ bao gồm những thiệt hại liên quan đến bồi thường thiệt hại về vật chất, bồi thường về vật chất cho thiệt hại về tinh thần do hành vi phạm tội gây ra theo quy tại Điều 48 BLHS năm 2015 (Điều 42 BLHS năm 2003) Như vậy, phạm vi vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có thể hiểu là chỉ trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 (Chương XXI BLDS năm 2005) Theo quan điểm này, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là những vấn đề phát sinh trong vụ án hình sự liên quan đến bồi thường thiệt hại phát sinh do tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức bị tội phạm xâm hại

Quan điểm thứ ba cho rằng, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm hai vấn đề chính: Đòi lại tài sản bị chiếm đoạt; bồi thường thiệt hại và bồi hoàn Tương ứng với

Trang 6

các vấn đề nêu trên trong quy định của pháp luật dân sự là chế định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (quy định tại Chương XĨ BLDS năm 2015) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (quy định tại Chương XX BLDS năm 2015) Tuy nhiên, việc đòi lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải liên quan trực tiếp tới hành vi phạm tội thì mới thuộc phạm vi của vấn đề dân sự trong vụ án hình sự1

Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ ba Vì theo quan điểm thứ nhất thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có áp dụng các biện pháp tư pháp liên quan đến tiền hoặc tài sản như: Tịch thu phương tiện, công cụ dùng vào việc thực hiện tội phạm; tịch thu vật hoặc tiền bạc do phạm tội hoặc do buôn bán, đổi chác những thứ ấy mà có; tịch thu vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành; tịch thu khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội các biện pháp tư pháp này tuy có liên quan đến tiền hoặc tài sản nhưng đều thể hiện quan hệ hành chính công quyền giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng với một bên là người tiến hành tố tụng, có tính chất bắt buộc cưỡng chế, khi giải quyết không thể áp dụng pháp luật dân sự và tố tụng dân sự vào giải quyết Theo quan điểm thứ hai thì mới chỉ đề cập đến bồi thường thiệt hại mà chưa đề cập đến đòi lại tài sản bị chiếm đoạt

Đồng thời căn cứ vào Mục 2 phần I Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm: đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường giá trị tài sản do tài sản bị chiếm đoạt, những tài sản đã bị mất hoặc bị hủy hoại; buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.2

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có phần dân sự trong vụ án hình sự có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ

1 Nguyễn Thành Chung, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và việc xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 18/2020, tr.39-44

2 Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Trang 7

trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo và phần dân sự trong vụ án hình sự không có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo Về nguyên tắc chung phần dân sự trong vụ án hình sự phải được giải quyết cùng với xem xét về phần hình sự trong cùng vụ án hình sự Chỉ được tách để giải quyết phần hay một phần dân sự trong vụ án hình sự bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu, nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo

Như vậy, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường giá trị tài sản do tài sản bị chiếm đoạt, những tài sản đã bị mất hoặc bị hủy hoại; buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

2.2 Đặc điểm của giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Thứ nhất, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình mang bản chất là một nguyên

tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam đã được quy định tại BLTTHS 2003 và đến BLTTHS năm 2015, nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định tại Điều 30 rằng:

“Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết

do đó vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chứa đựng những nội dung thể hiện phương châm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đồng thời mang tính chất định hướng cho phiên tòa, là cơ sở pháp lý để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thứ hai, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết khi khởi tố hình sự mà

không cần có đơn khởi kiện của đương sự Đây là một điểm khác biệt so với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án dân sự Theo thủ tục tố tụng dân sự thì vụ án dân sự chỉ

3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Lao động 2021

Trang 8

được đặt ra và xem xét giải quyết khi có đơn khởi kiện của các chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định tại các Điều 186, 187 BLTTDS năm 2015, theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình và Toà án chỉ giải quyết khi có đơn khởi kiện dân sự Trong vụ án hình sự, khi đã khởi tố vụ án mà có vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét, chứng minh mức độ thiệt hại như thế nào để làm cơ sở xác định trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo đồng thời cũng chứng minh mức độ thiệt hại, giá trị tài sản cần được bồi thường của người bị hại Tuy nhiên, ở đây cũng cần cân nhắc đến trường hợp trong vụ án hình sự có nguyên đơn dân sự Theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2015 thì “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại” Như vậy, trong trường hợp này vấn đề dân sự của nguyên đơn dân sự sẽ chỉ được giải quyết khi người này có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thứ ba, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ hình sự phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Tuy về thực chất, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là quan hệ pháp luật dân sự nhưng nó lại phát sinh trên cơ sở hành vi phạm tội, nó không chỉ đơn thuần là những quan hệ dân sự mà còn có thể là căn cứ quan trọng cho việc xác định tội phạm, hình phạt cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình đối với người phạm tội Vì vậy, khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự về nội dung phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự nhưng về mặt thủ tục phải tuân theo trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự chứ không phải là trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự như trong vụ án dân sự thuần tuý Chẳng hạn, theo quy định của Điều 292 BLTTHS năm 2015 thì nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử; trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách ra để xét xử sau theo quy định của pháp luật Đây là điểm khác biệt so với quy định của thủ tục tố tụng dân sự, Điều 227 BLTTDS năm 2015 quy định nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa dù đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hay không Sở dĩ có sự khác biệt này là do bản chất của việc xét xử vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là xét xử

Trang 9

vụ án hình sự, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử giải quyết luôn cả vấn đề dân sự phát sinh do tội phạm gây ra

3 NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Việc giải quyết vấn đề dân sự

trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiê ̣t hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân

quyết với những vấn đề của trách nhiệm hình sự hình trong cùng vụ án hình sự là nội dung cơ bản của Điều 30 Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự trước hết là để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội, đây là giải quyết phần trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh sau khi xác định được trách nhiệm hình sự hay nói cách khác, trách nhiệm hình sự là cơ sở để xác định trách nhiệm dân sự Việc giải quyết vấn đề dân sự được căn cứ vào kết quả của việc giải quyết vấn đề hình sự Do đó, có thể nói, ở góc độ nào đó, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành chứng minh, xử lý những vấn đề hình sự liên quan đến vấn đề tài sản cũng chính là quá trình chứng minh, xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm dân sự của các chủ thể tham gia tố tụng hình sự

Việc xác định, phân biệt giữa những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết “phần hình sự” và “phần dân sự” trong vụ án hình sự là cơ sở để đảm bảo việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện chính xác Theo quy định của BLTTHS thì vị trí của từng người tham gia tố tụng được quy định như sau:

- Bị hại và nguyên đơn dân sự:

Theo Khoản 1 Điều 62 BLTTHS bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Còn nguyên đơn dân sự theo Khoản 1 Điều 63 quy định: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”5 Nguyên đơn dân sự có thể là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội gây ra, những thiệt hại này có thể là thiệt hại về tài sản

4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Lao động 2021 5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Lao động 2021

Trang 10

hoặc những thiệt hại khác dẫn đến những tổn thất về vật chất như những thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm hại Nguyên đơn dân sự cũng có thể là cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra

Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự không đồng nghĩa với nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự Nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự là người khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người khởi kiện là nguyên đơn nhưng không phải người khởi kiện nào cũng bị thiệt hại và nếu có thiệt hại thì thiệt hại đó không phải là thiệt hại do tội phạm gây ra (ví dụ các trường hợp khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)6 Còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Một vấn đề được đặt ra là giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự có mối quan hệ như thế nào Vấn đề phân biệt tư cách của những người tham gia tố tụng này đã được chỉ ra tại Mục 8 Văn bản số 5024/VKSTC V14 ngày 19/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân Theo đó, bị hại là cơ quan, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra và các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định để đưa họ vào tham gia tố tụng; còn theo khoản 1 Điều 63 BLTTHS năm2015 thì nguyên đơn dân sự là cơ quan, tô chức bị thiệt hại do có tội phạm xảy ra (vì có tội phạm xảy ra mà đã bị thiệt hại) và bắt buộc cơ quan, tổ chức đó phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại7

Như vậy, có thể xác định như sau: Trường hợp người bị thiệt hại được bồi thường theo biện pháp tư pháp được xác định là bị hại và nghĩa vụ bồi thường thuộc về người phạm tội (bị cáo được xác định trong bản án); trường hợp người bị thiệt hại được bồi thường thuộc trường hợp giải quyết vấn đề dân sự được xác định là nguyên đơn dân sự và nghĩa vụ bồi thường thuộc về bị đơn dân sự, trong trường hợp này thì người bị thiệt hại phải có đơn yêu cầu

6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb Lao động 2021

7 Mục 8 Văn bản số 5024/VKSTC V14 ngày 19/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân

Trang 11

- Bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

Bị đơn dân sự theo Khoản 1 Điều 64 “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”

Bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự có thể là cha mẹ của bị can, bị cáo chưa thành niên, người chưa thành niên là những người không có hoặc không đầy đủ năng lực hành vi nên cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

Người đại diện của bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc bị can, bị cáo mất năng lực hành vi dân sự có nghĩa vụ đại diện cho bị can, bị cáo thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại Bệnh viện, trường học phải phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra trong thời gian bệnh viện, trường học quản lý, trừ trường hợp chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý, trường hợp này, cha me, người giám hộ phải bồi thường8

Bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự còn là cơ quan, tổ chức phải bồi thường do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán bộ nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Trong một vụ đồng phạm, nếu có bị can được miễn trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì họ tham gia tố tụng với tư cách bị đơn dân sự, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình và các bị can khác gây ra

Tư cách tố tụng của bị đơn dân sự được xác định khi cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập họ với tư cách là bị đơn dân sự Bị đơn dân sự có thể tự mình thực hiện các quyền về tố tụng hoặc thông qua người đại diện hợp pháp

Theo lẽ thông thường thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra Theo quy định chung thì bị cáo phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra với tư cách là bị đơn dân sự Sự việc phạm tội là cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự, còn việc phạm tội gây thiệt hại là cơ sở cho trách nhiệm dân sự Đối với cá nhân trong một vụ án hình sự, có thể vừa là bị cáo vừa là bị đơn dân sự Trong một số trường hợp được luật quy định, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải bị cáo mà là người khác hoặc cơ quan, tổ chức

8 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb Lao động 2021

Trang 12

Liên quan đến vấn đề này, có quan điểm cho rằng, bị đơn dân sự là người tham gia tố tụng chỉ trong trường hợp bị cáo không phải chịu trách nhiệm vật chất, mà trách nhiệm đó thuộc về người khác Nếu việc yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại thì bị cáo không phải là bị đơn dân sự, bởi vì trong trường hợp như vậy bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và cả trách nhiệm dân sự Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì sẽ không có bị đơn dân sự Chúng tôi nhất trí với quan điểm của TS Nguyễn Văn Tuân là không đồng ý với quan điểm nêu trên:

Bởi vì ở đây cần phải phân biệt giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Một người tham gia tố tụng có quyền, nghĩa vụ tố tụng nhất định và chỉ chịu một loại trách nhiệm liên quan đến địa vị pháp lý của mình Điều đó có nghĩa là, bị cáo chỉ chịu trách nhiệm về phần hình sự, còn bị đơn dân sự chỉ chịu trách nhiệm về phần dân sự Có thể chỉ là một con người nhưng khi chịu trách nhiệm về hình sự thì là với tư cách bị cáo, còn khi chịu trách nhiệm về phần dân sự là tư cách bị đơn dân sự9

Còn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo Khoản 1 Điều 65 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự

Lưu ý cần phân biệt tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự với tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ trọng và liên quan trong vụ án hình sự Theo cách hiểu chung nhất, tác giả đồng tình với khái niệm: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng” Họ có thể là người có tài sản liên quan đến việc thực hiện tội phạm; người có được tài sản do phạm tội mà có; đồng sở hữu đối với tài sản cần tịch thu để thi hành án Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ có tư cách nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong trường hợp họ có yêu cầu hoặc bị người khác yêu cầu bồi thường10

Tóm lại, trong một vụ án hình sự thì khi giải quyết về “phần hình sự” cần xác định ai là bị cáo, ai là bị hại, tiếp đó trong phần giải quyết “việc kiện dân sự” cần xác định ai là nguyên đơn dân sự, ai là bị đơn dân sự và những người có liên quan Một người trong cùng vụ án hình sự có thể tham gia với hai tư cách là người bị hại và nguyên đơn dân sự

9 Nguyễn Văn Tuân (2011), “Thủ tục giải quyết việc kiện dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật

10 Nguyễn Thành Chung, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và việc xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 18/2020, tr.39-44

Trang 13

hoặc bị cáo và bị đơn dân sự, nhưng không thể đồng nhất hai tư cách đó là một hoặc chỉ cần xác định họ với một tư cách, bởi lẽ, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một người tham gia vào quá trình tố tụng hình sự ở mỗi giai đoạn khác nhau, với tư cách khác nhau thì quyền và nghĩa vụ sẽ không giống nhau, mặc dù họ có thể là cùng một người

4 NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Theo Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự

Như vậy, theo nguyên tắc trên, thì phần dân sự trong vụ án hình sự bao giờ cũng phải được giải quyết cùng với xem xét về phần hình sự trong cùng vụ án hình sự Chỉ được tách để giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu, nếu “chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự” Trong đó:

- “Chưa có điều kiện chứng minh”: Được hiểu là chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các CQTHTT nói chung và của Tòa án nói riêng; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giải quyết việc giải quyết phần dân sự

- “Không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự” được hiểu là việc tách để giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự nếu việc tách đó không liên quan hoặc không ảnh hưởng đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và thuộc một trong các trường hợp theo hướng dẫn tại công văn 01/2003/KHXX sau đây:

1 Chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; 2 Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu;

Trang 14

3 Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu, nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của Toà án nói riêng;

4 Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên toà và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự.11

5 PHÂN BIỆT GIỮA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ THEO TTDS

Cũng là giải quyết vấn đề dân sự, nhưng việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có những điểm giống và khác nhau với việc giải quyết tranh chấp dân sự theo tố tụng dân sự

Về nghĩa vụ chứng minh: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì đương sự ít phải tự chứng minh hơn Theo đó, nghĩa vụ chứng minh, thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp dân sự thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các bên đương sự

11 Luật sư Tô Thị Phương Dung Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong sự kiện (2022) Có tại: https://luatminhkhue.vn/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su.aspx (Truy cập: 23/09/2022)

Trang 15

Về tạm ứng án phí sơ thẩm, nếu theo TTHS thì đương sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm như vụ án dân sự thông thường Trong khi đó, nếu theo TTDS, các đương sự phải nộp tạm ứng án phí hoặc phải có thủ tục xin miễn, giảm.12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Lao động 2021

[2] Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Lao động 2021 [3] Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nxb Lao động 2021

[4] Ths Nguyễn Thị Lộc, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, 2017

[5] Nguyễn Thị Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, 2009

[6] Kim Sơn Trúc, Luận văn Thạc sĩ, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, 2015

[7] Giải quyết vấn đề dân sự trong sự kiện (2022) Có tại: http://vienkiemsattinhphutho.gov.vn/tin-tuc/Phong-7/30121/giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su (Truy cập: 16/09/2022)

[8] Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm tra việc giải quyết vấn đề dân sự trong giai đoạn điều tra (2022) Có tại: https://coquandieutravkstc.gov.vn/mot-so-van-de-can-luu-y-khi-kiem-sat-viec-giai-quyet-van-de-dan-su-trong-giai -doan-dieu-tra / (Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022)

[9] Luật sư Tô Thị Phương Dung, Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án (2022) Có tại: https://luatminhkhue.vn/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su.aspx (Truy cập: 16/09/2022)

12Giải quyết vấn đề dân sự trong sự kiện (2022) Có tại: http://vienkiemsattinhphutho.gov.vn/tin-tuc/Phong-7/30121/giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su (Truy cập: 16/09/2022)

Trang 16

[10] Ths Tăng Trần Quỳnh Phương (Thẩm phán TAND thành phố Bạc Liêu), Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án ở giai đoạn xử lý thẩm định (2022) Có tại: https://tapchitoaan.vn/giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su-o-giai-doan-xet-xu-so-tham (Lượt truy cập: 16 Tháng 9 năm 2022)

[11] ThS Hoàng Việt Anh, Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ việc và thực thi công việc tại tỉnh Bắc Kạn Có tại: https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-giai-quyet-van -de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su-hay (Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2022)

[12] Ths Tăng Trần Quỳnh Phương (Thẩm phán TAND thành phố Bạc Liêu) Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm (2022) https://tapchitoaan.vn/giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su-o-giai-doan-xet-xu-so-tham (Truy cập: 23 tháng 9 năm 2022)

[13] Luật sư Tô Thị Phương Dung Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong sự kiện (2022) Có tại: https://luatminhkhue.vn/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-dan-su-trong-vu-an-hinh-su.aspx (Truy cập: 23/09/2022)

[14] Một số nội dung về bồi thường dân sự trong sự kiện (2022) Có tại: http://vienkiemsat.haiduong.gov.vn/ArticleDetail/1542/mot-so-noi-dung-ve-boi-

thuong-dan-su-trong-vu-an-hinh-su.aspx (Truy cập: 26 tháng 9 năm 2022)

[15] Nguyễn Thành Chung, Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và việc xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 18/2020

Trang 17

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP TÍNH MẠNH, SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Ths Nguyễn Anh Minh Khoa Pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự

Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự là một nội dung rất quan trọng Những vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại xảy ra khá phổ biến, đặc biệt thực tiễn xét xử nhiều vụ án hình sự đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do liên quan đến việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, thực hiện việc bồi thường trong các vụ án hình sự cũng còn gặp nhiều vấn đề này còn hạn chế, chưa thể hiện được hết các khía cạnh của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự Trong nội dung bài viết, tác giả sẽ đi tìm hiểu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự mà tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản… của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo trong việc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự là trách nhiệm dân sự được thực hiện cùng với việc giải quyết vụ án hình sự mà trong đó bị can, bị cáo, pháp nhân thương mại phải thực hiện nhằm khắc phục những hậu quả do hành vi trái pháp luật của mỉnh gây ra đối với những người có liên quan Vì thế, khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự cũng phải dựa trên nền tàng các vấn đề lý luận cũng như quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được luật hóa trong các quy định của Bộ luật dân sự năm 201513

13 Ths Trần Duy Hải, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại Viện kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng

Trang 18

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng theo quan niệm pháp lý của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý và gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra Trong BLDS Việt Nam năm 2015, vấn đề trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định thành một chương riêng (chương XX) Theo khoản 1 Điều 584: “Người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là trường hợp một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, sức khỏe của người khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần do bản thân mình gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự chỉ phát sinh khi thỏa mãn các cứ do pháp luật quy định, cụ thể:

Một là, phải có thiệt hại xảy ra Theo đó, thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất

và thiệt hại do tổn hại về tinh thần;

Hai là, phải có hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ

thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật;

Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp

luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

Bốn là, phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại Trong vụ án hình

sự thì yếu tố lỗi là yếu tố quan trọng để các cơ quan tố tụng xác định trách nhiệm hình sự, từ đó xem xét trách nhiệm bồi thường bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật dân sự Như vậy, có thể nói không phải người nào có hành vi gây thiệt hại tới tính mạng,

Trang 19

sức khỏe người khác phải bồi thường thiệt hại cũng là tội phạm nhưng phải là tội phạm thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

2 Quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

2.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

Thiệt hại thực tế được hiểu là thiệt hại có thực, không được suy đoán thiệt hại thì mới là giá trị thiệt hại để bồi thường Thiệt hại thực tế này phải được bồi thường toàn bộ, nghĩa là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu Những thiệt hại này phải có đầy đủ căn cứ, minh chứng chứng minh thiệt hại là có thật Các thiệt hại được suy đoán “có thể bị thiệt hại” sẽ không được tính vào giá trị thiệt hại và người bị thiệt hại phải bồi thường Do đó, thực tế, trường hợp gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe rất khó áp dụng nguyên tắc này vì thường khó xác định ngay lập tức giá trị thiệt hại

Bồi thường kịp thời được hiểu là ngay khi thiệt hại xảy ra thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Việc chi trả nhanh chóng, toàn bộ thiệt hại tạo điều kiện cho người bị thiệt hại có thể chữa trị kịp thời hoặc hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại Trong trường hợp, người gây thiệt hại có khả năng về kinh tế nhưng không chịu bồi thường ngay để chạy chữa cho người bị thiệt hại thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết đinh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải thực hiện ngay nghĩa vụ của mình

Thứ hai, Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình

Như vậy, để có thể được giảm mức bồi thường, người gây thiệt hại phải đáp ứng được đủ hai điều kiện:

Một là, không có lỗi hoặc do lỗi vô ý mà gây thiệt hại, đây cũng là tình tiết giảm nhẹ khi định tội danh trong vụ án hình sự Như vây, trường hợp người gây thiệt hại nhận

Trang 20

thức rõ được hành vi của mình gây thiệt hại hoặc thấy trước được thiệt hại của hành vi đó nhưng vẫn cố tình thực hiện thì sẽ không được xem xét căn cứ để giảm mức bồi thường, thậm chí họ sẽ phải bồi thường toàn bộ cho dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn

Hai là, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại

Thực tiễn xét xử cho thấy việc xác định thế nào là “thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế” là một vấn đề rất phức tạp, nó phụ thuộc vào từng vụ án và ý chí chủ quan của thẩm phán, do đó trong mỗi vụ án khác nhau thì sẽ có cách xác định khác nhau

Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường

Mức bồi thường là một số tiền cụ thể được các bên thống nhất hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc không phù hợp với thực tế được hiểu theo hai trường hợp: mức bồi thường cao hơn so với thực tế hoặc thấp hơn so với thực tế Sự không phù hợp của mức bồi thường phải được xác định dựa trên các căn cứ, minh chứng cụ thể mà bên yêu cầu thay đổi mức bồi thường chứng minh Đồng thời việc thay đổi mức bồi thường dựa trên yêu cầu thay đổi mức bồi thường của một trong hai bên, bên bồi thường thiệt hại hoặc bên được bồi thường thiệt hại Bên nào yêu cầu thay đổi mức bồi thường sẽ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình

Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra

Trong nhiều trường hợp, bên bị thiệt hại cũng có lỗi nhất định với phần thiệt hại xảy ra nên tại khoản 4 Đièu 585 BLDS năm 2015 quy định về trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ không được bồi thường phần giá trị thiệt hại do lỗi của mình gây ra Theo quy định này, trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi và lỗi này làm ảnh hưởng trực tiếp tới thiệt hại mà họ phải gánh chịu thì pháp luật cũng buộc người bị thiệt hại phải tự gánh chịu thiệt hại tương ứng mức độ lỗi của mình

Thứ năm, Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình

Trang 21

Nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi nhận trong BLDS năm 2015, yêu cầu bên bị thiệt hại, trong khả năng và điều kiện của mình cần có thái độ tích cực và thiện chí trong việc ngăn chặn, không thể thiệt hại xảy ra trầm trọng hơn Quy định này vừa đảm bảo quyền lợi cho bên được bồi thường mà còn bảo vệ quyền lợi cho chính người bị hại, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho những chủ thể khác, cho xã hội có thể phát sinh từ những thiệt hại này

2.2 Xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm

2.2.1 Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe là quyền của mọi cá nhân được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa tại Điều 33 BLDS năm 2015 Những tổn thất về sức khỏe của con người không thể “lượng hóa” được, tức là không thể cân, đo, đong, đếm được để thanh toán thành tiền và không thể lấy vật chất bù đắp được Vì vậy, xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm thực chất là thanh toán các tổn thất liên quan phát sinh khi sức khỏe bị xâm hại thành một khoản tiền cụ thể với ý nghĩa tạo điều kiện cho nạn nhân hoặc gia đình họ bớt gánh nặng về kinh tế trong việc cứu chữa vết thương cũng như trong cuộc sống về sau này14 Theo quy định tại Điều 590 BLDS năm 2015 thì khi sức khỏe bị xâm phạm cần tính toán các khoản thiệt hại sau đây:

Thứ nhất, chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe

Đây là tất cả các khoản chi phí mà người bị thiệt hại hoặc thân nhân người bị thiệt hại phải bỏ ra để cứu chữa và phục hồi sức khỏe cho người bị hại, bao gồm tiền thuốc men, tiền viện phí, tiền tàu xe đưa bệnh nhân đến nơi điều trị và từ nơi điều trị về nhà, tiền chi cho các dịch vụ y tế khác, tiền công chăm sóc nạn nhân, tiền làm các bộ phận giả trên cơ thể các khoản tiền trên chỉ được tính nếu có và phải là những khoản chi phí hợp lý

Để giúp nạn nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, pháp luật quy định người gây thiệt hại còn phải bồi thường cho nạn nhân một khoản tiền để bồi dưỡng sức khỏe nhưng pháp luật lại chưa quy định cụ thể khoản tiền này là bao nhiêu, do đó tùy vào từng trường

14 Xem Ths Bùi Thị Thắm, Trách nhiệm bồi thường thiệt do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm và thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân quận Long Biên, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ

Trang 22

hợp cụ thể về tình trạng sức khỏe và mức độ thương tích của nạn nhân, các thẩm phán sẽ quyết định chi phí này

Thứ hai, thu nhập bị mất hoặc giảm sút của nạn nhân

Thu nhập thực tế bị mất được hiểu là những khoản thu nhập hợp pháp có cơ sở chắc chắn để xác định được hàng tháng mà người bị thiệt hại không được hưởng trong thời gian điều trị Còn thu nhập bị giảm sút của nạn nhân là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của nạn nhân trước khi bị tai nạn và thu nhập sau khi bị tai nạn Theo nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt ngoài hợp đồng thì người bị gây thiệt hại về sức khỏe chỉ được coi là bị mất thu nhập thực tế nếu trước khi bị thiệt hại có thu nhập Thu nhập thực tế bị mất của nạn nhân là khoản thu nhập hợp pháp mà nạn nhân chắc chắn thu được nhưng lại không thu được do phải nghỉ việc để điều trị Khoản thu nhập thực tế này có thể được tính như sau: nếu người bị thiệt hại có công việc ổn định theo hợp đồng lao động trước khi sức khỏe bị xâm phạm thì xác định khoản thu nhập thực tế căn cứ vào số tiền lương họ được chi trả hàng tháng nhân với thời gian điều trị Ngược lại, nếu người bị thiệt hại có việc làm nhưng mức thu nhập hàng tháng không giống nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề (hoặc của tất cả các thàng trong trường hợp chưa đủ sáu tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để tính thu nhập thực tế của họ Người bị thiệt hại sẽ không được hưởng chi phí này trong trường hợp trước khi bị xâm phạm tới sức khỏe họ không có công việc và thu nhập

Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc nạn nhân

Trong quá trình điều trị theo yêu cầu của cơ sở điều trị, bệnh viện cần phải có người chăm sóc cho nạn nhân và trên thực tế đã có người thân phải nghỉ việc để chăm sóc người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại phải chịu các chi phí như tiền tàu xe đi lại, tiền ở trọ (nếu có) cho người chăm sóc người bị thiệt hại và khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của họ

Thứ tư, tiền bù đắp về tổn thất tinh thần

Khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 quy định người bị xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần

Trang 23

mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá năm mươi tháng lương cơ sở do nhà nước quy định Việc thay đổi quy định “mức lương tối thiều” thành “mức lương cơ sở” của BLDS 2015 là hợp lý, bởi thực tế cho thấy mức lương tối thiểu được quy định ở các cùng khác nhau là khác nhau Như vậy, quy định như BLDS năm 2005 sẽ dẫn tới sự thiếu công bằng khi những người bị gây thiệt hại sức khỏe như nhau thuộc các vùng khác nhau thì mức bù đắp tổn thất về tinh thần lại khác nhau

Thứ năm, thiệt hại khác do luật quy định

Trên thực tế khi cá nhân bị xâm phạm sức khỏe, ngoài những thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu như đã liệt kê thì họ còn có thể bị mất đi những lợi ích khác Do đó, việc bổ sung quy định này của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 được đánh giá hoàn toàn hợp lý

Thiệt hại về tổn thất tinh thần thực tế luôn là một vấn đề rất khó xác định Khác với các tổn thất về vật chất, tổn thất về tinh thần là một vấn đề trừu tượng, không thể xác định một cách chính xác Về nguyên tắc, trong mọi trường hợp khi sức khỏe bị xâm phạm thì phải bồi thường cho nạn nhân một khoản thiệt hại về tổn thất tinh thần Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể để xác định về mức tổn thất tinh thần phải dựa vào các yếu tố như sau: tình trạng, tính chất thương tích của nạn nhân Ngoài ra, việc xác định tổn thất tinh thần còn phải dựa vào mối liên hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị thiệt hại như độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp Vì thế mà cơ quan áp dụng pháp luật, phải tùy từng trường hợp, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện, tình trạng của nạn nhân để quyết định mức bồi thường trong các

trường hợp không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên

2.2.2 Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định những chi phí cho việc “cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại” trước khi chết mới được bồi thường Tuy nhiên, Bộ

luật dân sự năm 2015 lại quy định “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại

Điều 590 của Bộ luật này”, tức là theo quy định này, nếu người bị xâm phạm tính mạng

chưa chết ngay thì mức bồi thường sẽ bao gồm cả bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Sự thay đổi này là hợp lý, bởi vì trong thời gian điều trị người bị thiệt hại

Trang 24

mất thu nhập, hoặc phải có người chăm sóc, hoặc bị ảnh hưởng về tinh thần, … Do đó, những khoản thiệt hại này là để bồi thường cho chính người bị xâm phạm sức khỏe, còn những khoản bồi thường sau là bồi thường cho người thân thích của người chết Theo quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015 thì việc bồi thường thiệt hại khing tính mạng bị xâm phạm được xác định như sau:

Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi họ chết

Khoản chi phí này được xác định trong trường hợp trước khi chết, nạn nhân đã có một thời gian điều trị Căn cứ để xác định thiệt hại được tính giống như xác định cứu chữa người bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm, chi phí này bao gồm khoản tiền để dùng mua thuốc men điều trị cho nạn nhân, tiền viện phí, tiền tàu xe, tiền trả cho các dịch vụ y tế khác, tiền bồi dưỡng cho nạn nhân trong thời gian điều trị, tiền công chăm sóc, tiền thu nhập bị mất của nạn nhân trong thời gian điều trị

Thứ hai, chi phí hợp lý cho việc mai táng

Đây là toàn bộ các khoản tiền mà thân nhân nạn nhân đã chi trả liên quan đến việc mai táng nạn nhân như tiền mua quan tài, mua các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, thuê xe tang, khăn tang, các khoản chi phí phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung15 Các khoản tiền chi phí này phải hợp lý, chi thực tế, cần thiết và ngay tại thời điểm mai táng

Thứ ba, tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng

Cấp dưỡng là việc một người phải bằng một khoản vật chất nhất định để nuôi dưỡng bảo đảm cuộc sống cho người khác khi họ không sống cùng nhau Những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu còn sống bao gồm: Cha, mẹ già yếu không còn khả năng lao động, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động , anh, chị, em, ông bà, cháu mà nạn nhân nếu còn sống phải cấp dưỡng khoản tiền này luôn được đặt ra nếu tại thời điểm người bị thiệt hại chết còn có những người kể trên Hiện nay, BLDS năm 2015 chưa có quy định nào về mức cấp dưỡng cho người thân của nạn nhân, thực tiễn xét xử tại các tòa án chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của

15Xem Bình luận khoa học BLDS năm 2015, TS Nguyễn Minh Tuấn chủ biên, Tr 839

Trang 25

Thẩm phán nên mức cấp dưỡng cho mỗi người và mỗi bản án có khoảng cách chênh lệch Theo tinh thần Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm

Thứ tư, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích của nạn nhân

Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại Trường hợp, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng toàn bộ khoản tiền này Cũng giống như trường hợp sức khỏe bị xâm phạm, khoản tiền bồi thường về tổn thất tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì mức bù đắp tổn thất về tinh thân cho những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần nhưng tối đa không quá 100 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường

Thứ năm, thiệt hại khác do luật quy định

Như đã phân tích ở trên, đây cũng là một quy định mới khi xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Việc quy định như vậy sẽ bao quát được tất cả các thiệt hại khác xảy ra mà luật liên quan khác có quy định , bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại, trong trường BLDS 2015 không quy định

2.3 Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Thời điểm được hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được xác định là: thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động; thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết; thời điểm sinh ra và còn sống đối với con đã thành thai Sự bổ sung của BLDS năm 2015 về vấn đề này là vô cùng hợp lý, giúp các Tòa có căn cứ để xác định mức bồi thường cũng như thời hạn hưởng bồi thường một cách cụ thể và chính xác

Đồng thời, BLDS năm 2015 cũng cho phép các bên được thỏa thuận về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm Quy định phù hợp với một trong những

Trang 26

nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm

2015 đó là: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”

3 Một số bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Lần đầu tiên trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định mang tính nguyên tắc về việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự Các quy định trong BLHS phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc giải quyết triệt để vụ án và các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, các quy định này còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa thống nhất và nó chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm

Thứ nhất, không có sự thống nhất mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm giữa các văn bản pháp luật

Quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm được

quy định tại khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về

tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” Trong khi đó, tại khoản 4 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

năm 2017 lại quy định mức bồi thường cao hơn: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở” Điều này dẫn đến những vụ án hình sự mà có cả cá nhân, tổ chức và cả nhà nước cùng có trách nhiệm liên đới bồi thường thì việc xác định mức thiệt hại sẽ gặp khó khăn Do đó, cần có sự thống nhất trong việc quy định mức bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm, tránh gây sự chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật

Đồng thời, nhà nước cần ban hành nghị quyết thay thế Nghị quyết số 03/2006/NQQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn quy diịnh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của BLDS năm 2005 bằng một nghị quyết khác cho phù hợp và tương thích với quy

Trang 27

định của BLDS năm 2015 về cách thực xác định thiệt hại, mức bù đắp tổn thất tin thần do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm

Thứ hai, về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Hiện nay, BLDS năm 2015 mới chỉ quy định người được hưởng cấp dưỡng:

“ Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có

bị tật nguyền bẩm sinh và cũng không có khả năng lao động khi đã thành niên thì khoản tiền cấp dưỡng sẽ được hưởng đến khi nào trong trường hợp người bị xâm phạm đến sức khỏe sau đó bị chết? Theo quy định trên thì họ sẽ chỉ được hưởng đến khi 18 tuổi, rõ rang quy định như vậy sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho họ Do đó, cần bổ sung trường hợp người chưa thành niên và cũng không có khả năng lao động sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến chết

Thứ ba, xác định lỗi của bị hại trong vụ án mà bị hại cũng có lỗi

Đối với các vụ án hình sự, tình tiết “người bị hại cũng có lỗi” có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bồi thường dân sự Đối với các vụ án mà bị hại cũng có lỗi cần phải xác định mức độ, tỷ lễ lỗi của bị hại để xác định mức bị cáo phải bồi thường tương ứng với tỷ lệ lỗi của người bị hại Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào để đánh giá mức độ, tỷ lệ lỗi của bị hại Hậu quả là trong thực tiễn xét xử, Thầm phán gặp khó khăn trong việc xác định mức độ, tỷ lễ lỗi, xác định phần thiệt hại do lỗi của bị hại gây ra Do đó, cần có quy định hướng dẫn cụ thể giúp đánh giá mức độ, tỷ lễ lỗi của bị hại để giúp cho Tòa án có căn cứ xác định phần thiệt hại do lỗi của bị hại gây ra

Thứ tư, về chi phí tính mai táng

Hiện nay, các khoản chi phí tính mai táng mới chỉ được hướng dẫn trong Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP của TANDTC, tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn xét xử

16 Xem Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015

Trang 28

đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sự thống nhất khi xác định các phí mai táng giữa các vụ án Bởi việc tổ chức tang lễ phụ thuộc phong tục tập quán, do đó mỗi địa phương, vùng miền trên đất nước sẽ có sự khác nhau Điều này dẫn đến việc xác định chi phí mai táng ở các Tòa án cũng chưa có sự thống nhất, mỗi Tòa lại hiểu, tính theo một cách khác nhau; cùng là tổng các khoản chi cho việc mai táng nhưng có Tòa chấp nhận, có Tòa lại không chấp nhận Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục hướng dẫn cụ thể hơn khoản chi phí nào được chấp nhận, mức tiền tối đa đối với các chi phí đó

Trang 29

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KINH NGHIỆM

CHO VIỆT NAM

SV Hồ Quang Vũ Lớp K8L - Đại học Kiểm sát Hà Nội

1 Đặt vấn đề

Trong vụ án hình sự, để xử lý tội phạm một cách toàn diện, khách quan và đúng đắn, bên cạnh hệ thống hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, thì còn phải giải quyết các vấn đề về bồi thường thiệt hại nhằm hỗ trợ cho hình phạt để đạt được mục đích mà nhà làm luật mong muốn Đối với các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người ngoài bị áp dụng chế tài hình sự còn phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho người khác do đó phải bồi thường những tổn thất mà người đó đã gây ra Pháp luật của các nước trên thế giới và Việt Nam đều có quy định về bồi thường thiệt hại, tuy nhiên cách thức quy định và nội dung vẫn có những điểm khác biệt bên cạnh những điểm tương đồng Chính vì vậy, việc tìm hiểu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới có quy định về bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, qua đó so sánh, đánh giá vai trò, vị trí, mục đích của biện pháp này dưới góc độ pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là điều cần thiết nhằm hoàn thiện về mặt nội dung và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tiễn

2 Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

Quyền được bảo vệ về tính mạng và sức khỏe là nhóm quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác Một khi tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm thì người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác sẽ phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật Pháp luật các quốc gia đã xây dựng cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe bao gồm nhiều yếu tố khác nhau Trong đó có thể kể đến các yếu tố như: có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra trên thực tế,…Tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt

Trang 30

hại, tùy vào hệ thống pháp luật khác nhau của mỗi nước mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong các văn bản khác nhau

Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống, quan điểm riêng của từng nước mà hệ thống pháp luật các quốc gia về vấn đề này vẫn có sự khác biệt nhất định Đi sâu vào phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia điển hình cho các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới như Đức, Nga và Anh sẽ thấy rõ hơn nét đặc trưng riêng cũng như sự tương đồng của các nước về vấn đề cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe trong vụ án hình sự

2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của pháp luật Đức

Pháp luật Đức – hệ thống pháp luật phát triển dựa trên nền tảng của Luật La Mã về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo một cách rất riêng Các quy định chủ yếu được kế thừa từ những nền tảng truyền thống thời kỳ La Mã Hiện nay, hệ thống các quy định về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong hệ thống pháp luật Đức có nhiều sửa đổi trên thực tế bởi sự mạnh dạn của Toà án trong việc xây dựng án lệ Bên cạnh đó, những nhà lập pháp của Đức đã cố gắng phá vỡ những tư tưởng truyền thống để đưa ra những điều khoản mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Nguồn luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chủ yếu nằm trong BLDS năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2013 của Đức Trong BLDS Đức, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận tại Tiêu đề 27 phần 8 Quyển 2 từ Điều 823 đến Điều 853

Theo BLDS Đức, khoản 1 Điều 823 về Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại17:

“1) Người có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm hại trái pháp luật đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc một quyền khác của người khác thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại phát sinh cho người kia

2) Nghĩa vụ tương tự áp dụng đối với người vi phạm đạo luật có mục đích để bảo vệ một người khác Nếu theo nội dung của đạo luật đó, một vi phạm đạo luật cũng có thể xảy ra mà không do lỗi thì nghĩa vụ bồi thường chỉ xảy ra trong trường hợp có lỗi.”

17 Xem thêm quy định tại khoản 1 Điều 823 Bộ luật Dân sự Đức, nguồn: German Civil Code BGB internet.de)

Trang 31

(gesetze-im-Quy định này đã chỉ ra nghĩa vụ đền bù của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại nếu họ vi phạm quy định này; đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại

2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của pháp luật Nga

Khoản 1 Điều 15 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật sửa đổi ngày 02/7/2013 và gần đây nhất là năm 2015 tại mục 142

phần 3 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Người có quyền và lợi

ích hợp pháp bị người khác gây tổn hại thì có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra, trừ trường hợp thiệt hại đó nhỏ hơn quy định của pháp luật

Bên cạnh quy định của BLDS thì BLHS Liên bang Nga quy định biện pháp bồi

thường thiệt hại tại Điều 104-3: “Người phạm tội phải bồi hoàn thiệt hại gây ra cho

thu tài sản nếu người phạm tội bị áp dụng hai biện pháp này Trong trường hợp nếu vì tịch thu tài sản phạm tội mà người phạm tội không còn tài sản khác để bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp thì một phần giá trị của tài sản bị tịch thu sẽ được dùng để bồi hoàn, phần còn lại sẽ được sung vào thu nhập quốc gia

2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của pháp luật Anh

Theo pháp luật Anh, thực tế chưa có một định nghĩa chính thức nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe Tuy nhiên, có một số khái niệm của các nhà lập pháp ở Anh mà ta có thể tham khảo:

Định nghĩa của Winfield: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát

sinh trên cơ sở phạm vi nghĩa vụ được quy định trong luật: Nghĩa vụ này thường hướng về những đối tượng xâm phạm một yếu tố được pháp luật bảo vệ nhưng người bị thiệt

18 Xem thêm quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, Nguồn: WIPO Lex.

19 Xem thêm quy định tại Điều 104-3 Bộ luật Hình sự Nga, Nguồn: Criminal Code of the Russian Federation No 63-FZ of June 13, 1996 (as amended up to Federal Law No 18-FZ of March 1, 2012) (wipo.int).

20 Percy H Winfield, The Province of the Law of Tort, Cambridge At the university Press, 1931, p.5

Trang 32

Định nghĩa của Salmond: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được

dựa trên cơ sở bồi thường thiệt hại mà không dựa trên sự vi phạm từ hợp đồng hoặc sự

Có thể nói, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Anh được tạo ra bởi án lệ Những quy định đầu tiên và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở Anh là được rút ra từ án lệ22 Có thể kể đến một số án lệ nổi tiếng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Anh như:

- Fletcher kiện Rylands (1866), án lệ đầu tiên ghi nhận về trách nhiệm nghiêm ngặt trong bồi thường thiệt hại

- Christie kiện Davey (1893), bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cố ý gây ồn cho hàng xóm

- Bradford Corporation kiện Pickles (1895) - …

Nước Anh không có BLDS giống như Đức, Nga hay nhiều quốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên, liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Anh đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật thành văn để điều chỉnh Có thể kể đến các đạo luật như:

- Luật Trách nhiệm dân sự (Civil liability Act) năm 1978 - Luật bồi thường (Compensation Act) năm 2006

- …

3 Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự theo pháp luật một số nước trên thế giới

3.1 Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự theo pháp luật Đức

BLDS Đức không đưa ra một điều khoản chung nào quy định về trách nhiệm đối với những thiệt hại bị gây ra bởi các hành vi trái pháp luật Thay vào đó phân các quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thành ba loại: trách nhiệm do hành vi của cá nhân, trách nhiệm do có lỗi giả định và trách nhiệm trong trường hợp rủi ro Do vậy,

21 R F V Heuston, Salmond on the Law of Tort, Sweet & Maxwell, 1969, p.15

22 Raymond Youngs, English, French & German Comparative Law, Routledge Cavendish, 2nd editon, p.337

Trang 33

đối với từng loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng sẽ có cơ sở phát sinh trách nhiệm không giống nhau Cụ thể như sau:

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do hành vi cá nhân: cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại bao gồm hai yếu tố: hành vi vi phạm và lỗi Theo đó, có ba loại hành vi vi phạm như sau: hành vi xâm hại các quyền tuyệt đối, hành vi vi phạm quy định của luật bảo hộ và hành vi xâm hại đạo đức

Hành vi xâm hại các quyền tuyệt đối được quy định trong BLDS Đức tại khoản 1

Điều 823 đó là: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm trái pháp luật đến tính

mạng, thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc một quyền khác của người khác thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh cho người kia.”

Đối tượng được bảo vê ̣ theo Điều 823 BLDS Đức bao gồm: tài sản, tính mạng, sức khoẻ, thân thể, tự do của con người và quyền, còn Điều 584 BLDS Việt Nam quy định gồm có: tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác Những vật quyền được bảo vê ̣ ở Điều 823 BLDS Đức là những vật quyền có tính chất tuyệt đối, loại bỏ sự can thiệp của ngườ i khác BLDS Đức không nói rõ về các quyền nhân thân trong quy định của luật như BLDS Việt Nam nhưng chúng đều được bảo vệ thông qua cơ chế xét xử tại Tòa án

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trong trường hợp xâm hại các quyền tuyệt đối chỉ đặt ra nếu:

- Có vi phạm, nghĩa là hành vi xâm hại đó trái pháp luật;

- Có lỗi, nghĩa là người thực hiện hành vi do lỗi của mình (do vô ý hoặc cố ý gây hại);

- Có thiệt hại, nghĩa là hành vi đã gây thiệt hại cho tài sản được bảo hộ bởi pháp luật về quyền tuyệt đối

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại

Về các căn cứ phát sinh của pháp luật Việt Nam quy định khác pháp luật của Đức,

gồm có 3 căn cứ phát sinh: có thiệt hại xảy ra, hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ

nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Về tính trái pháp luâ ̣t của hành vi: khi xác định hành vi đó có trái pháp luâ ̣t không người ta thường phải cân đối lợi ích giữa hai bên để xem hành vi đó có trái pháp luâ ̣t

Trang 34

không Thông thường, một hành vi bị coi là trái pháp luật khi nó làm sai đi mong muốn của người có quyền23

Trong một số trường hợp điển hình là các vụ án hình sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,…việc chứng minh hành vi trái pháp luật thì bên bị buộc tội có nghĩa vụ chứng minh hành vi của mình không trái pháp luật nếu muốn được giải phóng khỏi trách nhiệm Đây là một điểm tiến bộ trong pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức

Pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe của Cộng hòa Liên bang Đức đến nay chủ yếu dựa trên yếu tố lỗi, bởi tại Điều 823

BLDS Đức đã nêu rõ: “Không thể có trách nhiệm nếu không có lỗi” Tuy nhiên, cùng

với sự chi phối của nguyên tắc nền tảng – trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi có trên thực tế, toà án Đức chỉ áp dụng trách nhiệm dựa trên nguy cơ rủi ro trong những trường hợp được pháp luật quy định cụ thể

Yếu tố lỗi: xem xét ngườ i có hành vi đó có năng lực hay không (Điều 827, 828 BLDS Đức) Nếu một người bị rơi vào tình trạng vô thức có hành vi gây hại cho người khác thì có nghĩa là họ đã không làm chủ được hành vi của mình nên không có lỗi và không bị chịu trách nhiệm Tuy nhiên, nếu người đó tự uống rượu, bia gây lỗi thì phải chịu trách nhiệm (Điều 596 BLDS năm 2015 của Việt Nam chặt chẽ hơn: bao gồm cả chất kích thích khác và gồm cả trường hợp một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức )

Theo quy định của Điều 828 BLDS Đức thì: “Trẻ em chưa đủ 7 tuổi không phải

chịu trách nhiệm cho thiệt hại mà mình gây ra cho người khác” (khoản 1); “Trẻ em từ đủ bảy tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tuổi không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho người khác trong tai nạn liên quan đến xe cơ giới, đường sắt hoặc đường cáp treo Nhưng nếu trong trường hợp gây thiệt hại với lỗi cố ý gây thương tích, họ vẫn phải chịu trách nhiêm bồi thường thiệt hại cho người bị hại” (khoản 2); “Người chưa đủ 18 tuổi không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho người khác nếu khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người đó không có sự thấu hiểu sự vật cần thiết để nhận biết

Trang 35

của người có nghĩa vụ giám sát tại khoản 1 Điều 83225, trách nhiệm bồi thường có thể đặt ra đối với bất kì người nào có nghĩa vụ giám sát một người khác như: cha, mẹ, người giám hộ, giáo viên, bác sĩ, …Những người này phải chịu trách nhiệm bồi thường khi:

- Người chịu giám sát đã gây thiệt hại cho người thứ ba do hành vi trái pháp luật của mình (kể cả trường hợp không có lỗi);

- Người giám sát không chứng minh được là mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giám sát

Các hình thức của lỗi cố ý và vô ý: Theo pháp luật Đức thì lỗi cố ý là việc một người mong muốn thực hiện hành vi trái pháp luâ ̣t, còn lỗi vô ý là việc một người hành động không cẩn thận một cách cần thiết mà nhẽ ra mình phải hành động cẩn thận Nguyên tắ c bồi thườ ng: bồi hoàn tổng thể những gì đã mất; bồi thường thực tế (người gây hại có nghĩa vụ tái thiết lại thực trạng như khi trước khi gây hại, người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại bồi thường trực tiếp hoặc thuê người khác tái thiết lại)

Ví dụ: Khi làm hỏng ôtô, người gây hại không biết sửa phải thuê người khác sửa

hộ Nếu bồi thường bằng hiện trạng tự nhiên không thực hiện được thì người ta có thể yêu cầu bồi thường bằng tiền Tương tự như pháp luật Đức, pháp luật Việt Nam cũng quy định nguyên tắc bồi thường “toàn bộ” và còn phải bồi thường “kịp thời”

Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi để ngăn chặn thiệt hại xảy ra Ngoài các chế định về việc đòi bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra, Điều 1004 BLDS Đức cho phép chủ sở hữu được quyền yêu cầu người gây thiệt hại (người gây cản trở đối với quyền sở hữu) chấm dứt hành vi mà họ đang thực hiện nhằm ngăn chặn những thiệt hại có thể phát sinh

Hệ thống pháp luật Đức quy định cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các yếu tố: hành vi vi phạm pháp luật, lỗi và thiệt hại xảy ra trên thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại

Nhìn chung, các quy định của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức và pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe có nhiều điểm tương đồng, có những điểm mà pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại

25 Xem thêm quy định tại khoản 1 Điều 832 Bộ luật Dân sự Đức, Nguồn: German Civil Code BGB internet.de).

Trang 36

(gesetze-im-3.2 Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự theo pháp luật Nga

Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS Liên bang Nga tại khoản 3, Điều 4226 Theo đó, người bị hại bảo đảm được bồi thường thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra và cả những chi phí trong việc họ tham gia vào quá trình điều tra và xét xử vụ án, bao gồm cả chi phí cho người đại diện Từ quy định này có thể hiểu rằng, việc giải quyết bồi thường thiệt hại được tiến hành đồng thời với vụ án hình sự hoặc có thể được tách ra và giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự Pháp luật Liên bang Nga quy định cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại bao gồm: hành vi gây thiệt hại, yếu tố lỗi và thiệt hại xảy ra trên thực thế27

Nguyên tắc chung pháp luật Nga cho rằng hành vi gây thiệt hại trái pháp luật thì phải bồi thường Pháp luật Nga có quy định người gây thiệt hại có thể từ chối trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu như thiệt hại gây ra theo đề nghị hoặc sự đồng ý của chính người bị thiệt hại, còn hành vi gây thiệt hại đó không trái đạo đức xã hội (khoản 3 Điều 1064 BLDS Liên bang Nga)

Điều 1066 BLDS Liên bang Nga quy định không phải bồi thường thiệt hại gây ra trong trạng thái phòng về chính đáng, nếu như không vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng

Điều 1067 BLDS Liên bang Nga quy định rằng người gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết, tức nhằm tránh nguy hiểm đe dọa chính người gây ra thiệt hại hoặc những người khác nếu như nguy hiểm trong hoàn cảnh đó không thể tránh được bằng các biện pháp khác Trong quá trình xem xét vụ án, Tòa án xác định rằng thủ phạm gây hại đã hành động trong tình trạng cực kỳ cần thiết để loại bỏ mối nguy hiểm không chỉ vì lợi ích của chính mình, mà còn vì lợi ích của bên thứ ba, Tòa án có thể áp dụng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho cả hai theo nguyên tắc trách nhiệm pháp lý chung, có tính đến các trường hợp gây ra thiệt hại Tòa án cũng có quyền miễn một phần hoặc toàn bộ những người này hoặc một trong số họ khỏi nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.28

26 Xem thêm quy định tại khoản 3 Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga, Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga (unodc.org).

27 Xem thêm quy định tại khoản 1 Điều 1064 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, nguồn: WIPO Lex.

28 Xem thêm Điều 13 Nghị quyết của Hội nghị toàn thể của Tòa án tối cao Liêng bang Nga ngày 26/01/2010 số

1 "Về đơn của các tòa án của pháp luật dân sự quy định quan hệ về nghĩa vụ do gây tổn hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của công dân”

Trang 37

Tùy vào đặc thù của hoàn cảnh gây thiệt hại, Tòa án có thể buộc người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu như việc gây thiệt hại vì lợi ích của người thứ ba đó, hoặc miễn, giảm trách nhiệm cho người thứ ba hoặc người gây thiệt hại

Về yếu tố lỗi, pháp luật Nga cũng coi lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Người nào do lỗi của mình mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Người gây thiệt hại được giải phóng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được thiệt hại xảy ra không do lỗi của mình; Pháp luật Nga cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp không có lỗi của người gây thiệt hại (khoản 2 Điều 1064 BLDS Liên bang Nga)

Trong một số trường hợp, có thể quy kết trách nhiệm mà không cần dựa trên yếu tố lỗi nếu hành vi gây thiệt hại có tính nguy hiểm cao độ Người gây thiệt hại có thể giảm trách nhiệm bồi thường nếu bên bị thiệt hại đã sơ suất nghiêm trọng để thiệt hại xảy ra hoặc bản thân không có đủ khả năng tài chính (trừ trường hợp có lỗi cố ý)

Về thiệt hại xảy ra thực tế là thiệt hại phải bồi thường có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần Pháp luật Liên bang Nga quy định việc bồi thường tổn thất tinh thần không phụ thuộc vào lỗi của người gây thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của công dân do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ( nguồn nguy hiểm cao độ chủ yếu bao gồm phương tiện giao thông, máy móc, năng lượng nguyên tử, chất nổ, chất độc, …) (Điều 1079 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga)

3.3 Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự theo pháp luật Anh

Các luật gia Anh quan niệm rằng cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ xuất phát bởi những hành vi sai trái nhất định Và tùy thuộc vào những loại hành vi mà các yếu tố khác nhau như: lỗi, thiệt hại xảy ra trên thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra trên thực tế

Hành vi vi phạm là cơ sở khởi đầu và cũng là quan trọng nhất để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại được hình thành bởi bốn nhóm hành vi vi phạm sau đây: hành vi đe dọa và cản trở thực hiện quyền; hành vi quấy rối; hành vi vi phạm đạo đức; hành vi bất cẩn

Hành vi đe dọa và cản trở thực hiện quyền có ba loại là: xâm phạm người, xâm phạm tài sản và xâm phạm đất đai Đây là những hành vi bất hợp pháp được quy định

Trang 38

từ lâu đời trong lịch sử pháp luật Anh Các hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường dựa trên sự cản trở trực tiếp và có thể bị kiện mà không cần bằng chứng về thiệt hại trên thực tế, người thực hiện hành vi phải bồi thường nếu không tự bào chữa được cho mình

Về yếu tố quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và các thiệt hại xảy ra, việc xác định trên thực tế không hề đơn giản

Về yếu tố lỗi làm cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại có một số lưu ý như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi vô ý chỉ đặt ra trong trường hợp có nghĩa vụ cẩn trọng Việc xác định có hay không có nghĩa vụ cẩn trọng là vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, đánh giá của thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc Ngược lại, việc xem xét hành vi có vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng hay không lại là vấn đề thực tiễn do bồi thẩm đoàn quyết định

Thứ hai, trên thực tế có nhiều trường hợp không thể chứng minh lỗi của người gây thiệt hại đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật, hoặc người này vốn dĩ không có lỗi – không hề có hành vi vi phạm gây thiệt hại, nhưng thiệt hại xảy ra vì nhiều lý do khác nhau Và nếu cứ đòi hỏi yếu tố lỗi làm căn cứ phát sinh trách nhiệm thì sẽ là rào cản cho việc bảo vệ quyền lợi của những người bị thiệt hại Thực tế ấy đòi hỏi một hướng giải quyết mới so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi gây ra mà không bắt buộc phải chứng minh lỗi của chủ thể vi phạm Trong trường hợp này, nhiều quốc gia trong đó có Anh đã có quy định về việc bồi thường thiệt hại không dựa trên yếu tố lỗi Cho tới nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không dựa trên yếu tố lỗi vẫn chỉ áp dụng các nguyên tắc án lệ đã được xây dựng từ trước

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Anh cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không được áp dụng trong ba trường hợp sau: Hành vi đã được thực hiện trong trường hợp cần thiết (đặc biệt là trong trường hợp phòng vệ chính đáng); Bên chịu thiệt hại đã chấp nhận rủi ro; Trường hợp bất khả kháng đặc biệt

Khi so sánh, đối chiếu giữa các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam với pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật án lệ Anh về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe chúng ta có thể thấy pháp luật dân sự Việt Nam có nhiều điểm tiến bộ hơn và có nhiều điểm khác biệt rất lớn Sự khác biệt này có nguyên nhân từ sự khác biệt mang tính bản chất giữa hai hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật Civil Law

Trang 39

nghiêng về pháp luật thành văn và hệ thống pháp luật Common Law nghiêng về sử dụng án lệ

4 Sự tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật các nước trên thế giới và Việt Nam về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

Qua nghiên cứu pháp luật một số nước nói trên, có thể nhận thấy rằng, các nước đều có quy định biện pháp bồi thường thiệt hại, đồng thời biện pháp này được áp dụng đối với những trường hợp hành vi phạm tội có gây ra thiệt hại Như vậy, biện pháp này có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm và đối với mọi chủ thể thực hiện tội phạm, những chủ thể đã thực hiện hành vi gây ra thiệt hại cho xã hội, làm phá vỡ các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Bên cạnh đó, có thể hiểu rằng Việt Nam và các nước đều coi biện pháp này như là một biện pháp có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt nhằm khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhằm khôi phục lại danh dự, nhân phẩm mà chủ thể phạm tội đã xâm hại tới Với những thiệt hại, mất mát do tội phạm gây ra, pháp luật hình sự các nước đều xác định giá trị hoặc mức bồi thường tương đương bằng hiện vật hoặc bằng tiền Bởi lẽ, biện pháp này tác động tới lợi ích vật chất của chủ thể phạm tội thông qua việc phải trả một khoản tiền hay tài sản nhất định nên việc áp dụng phải làm sao đảm bảo tính khả thi Có nước còn xem biện pháp bồi thường thiệt hại là một biện pháp được áp dụng thay cho hình phạt tù trong trường hợp không thể áp dụng hình phạt tù Trong những trường hợp còn lại, bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng đồng thời với việc áp dụng hình phạt Điều này giống với bản chất của biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, đó là biện pháp tư pháp cũng có thể được áp dụng độc lập mà không có hình phạt hoặc có thể được áp dụng đồng thời cùng với hình phạt, hỗ trợ cho hình phạt nhằm xử lý một cách hiệu quả tội phạm khi một mình hình phạt không thể đạt được Pháp luật các nước cũng ghi nhận nội dung của bồi thường thiệt hại, đó là bồi thường về vật chất đối với các thiệt hại do tội phạm gây ra

Mặc dù không định nghĩa hay quy định cụ thể thiệt hại do tội phạm gây là những thiệt hại gì nhưng qua tìm hiểu nội dung trong luật hình sự các nước, chúng tôi thấy rằng, cũng giống như tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, những thiệt hại do tội phạm gây ra chính là hậu quả của tội phạm bao gồm thiệt hại về thể chất, thiệt hại về vật chất hay thiệt hại về tinh thần Xác định được các loại thiệt hại nên chính sách pháp luật của mỗi nước đã có những quy định cụ thể và hợp lý để ấn định mức bồi thường, nguyên tắc

Trang 40

bồi thường, chủ thể bồi thường cũng như các trình tự, thủ tục thực hiện việc bồi thường Điều này cho thấy nét tương đồng giữa luật hình sự các nước và Việt Nam trong việc quy định biện pháp bồi thường thiệt hại, qua đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại, bảo vệ khách thể của tội phạm Bên cạnh những nét tương đồng, quy định về bồi thường thiệt hại của các nước cũng có những nét khác biệt so với Việt Nam Trước hết là pháp luật một số nước không quy định việc bồi thường thiệt hại ngay trong BLHS mà có một đạo luật hay một văn bản riêng quy định về bồi thường thiệt hại đối với nạn nhân của tội phạm Quy định này cho thấy tầm quan trọng của biện pháp bồi thường thiệt hại mà nhà nước đặt ra đối với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa của nạn nhân của tội phạm Những quy định này cho thấy chính sách của nhà nước đối với các nạn nhân, nhất là đối với nạn nhân của các tội phạm bạo lực, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người Không những thế, pháp luật của một số nước không quy định bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự mặc dù có đề cập và quy định về việc bồi thường trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự

Quy định ưu tiên bồi thường thiệt hại cho bên bị hại trước khi toàn bộ tài sản của người phạm tội không đủ để trả hoặc bị xử tịch thu tài sản được quy định cũng khác so với luật hình sự Việt Nam Việc ưu tiên xác định bồi hoàn số tiền thiệt hại trước việc tịch thu tài sản hay giá trị tài sản cho thấy tính nhân văn rất cao của quy định này, đó là bảo đảm quyền lợi của các cá nhân, tổ chức là những chủ thể bị thiệt hại, sau đó mới đến quyền và lợi ích của Nhà nước nếu tính đến việc tịch thu sung quỹ nhà nước Quy định này cũng tác động và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả thi hành bản án trong đó có hiệu quả thi hành biện pháp bồi thường thiệt hại Đây cũng là những điểm tiến bộ mà Việt Nam có thể chọn lọc, nghiên cứu để tiếp thu nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về bồi thường thiệt hại

5 Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm trong vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thì: “Việc

giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiê ̣t hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”

Ngày đăng: 30/06/2024, 10:38

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN