1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ tác phẩm “Tuỳ tưởng lục” của Ba Kim dưới góc nhìn so sánh

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ tác phẩm “Tuỳ tưởng lục” của Ba Kim dưới góc nhìn so sánh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Văn học nước ngoài
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 22,27 MB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về Ba Kim và tác phẩm Tùy tưởng lục là rất đồ sộ, trong đó có một số công trình nghiên cứu về tình hìnhdịch thuật Tuy ứ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ (Chuyên ngành Văn học nước ngoài)

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài

Mã s6:8229030.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Hiền

Hà Nội — 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5 Phương pháp nghiên cứu \© œ OH KH WwW

6 Cau trúc 10

Chương 1: BA KIM VÀ TUY TƯỞNG LUC TRONG NEN VAN HỌC

DUONG DAI TRUNG QUOC VA THE GIOI

1.1 Nha van Ba Kim 11

1.2 Tác pham Tùy fưởng lục 20

1.3 Tình hình dịch thuật và tiếp nhận Tùy tưởng lục trên thế giới 271.4 Xác định bản gốc nguyên tác cho bản dịch Việt ngữ 30

Chương 2: NGUYÊN TÁC VA BẢN DỊCH TUY TƯỞNG LUC TỪ BÌNH DIỆN SO SANH CẤU TRÚC TÁC PHAM

2.1 Cấu trúc nguyên tác Tùy ứưởng lục 34

2.2 Cấu trúc bản dịch Tùy tưởng lục 42

2.3 Những phương diện tái cau trúc tác phẩm 48

Chương 3: NGUYÊN TÁC VÀ BAN DỊCH TUY TƯỞNG LUC TỪ BÌNH

DIỆN SO SÁNH QUAN NIỆM TIẾP NHẬN

3.1 Quan niệm và hành trình tiếp nhận tác phẩm 7y tưởng luc ở Trung

Quốc 60

3.2 Quan niệm tiếp nhận 7y twong lục ở Việt Nam 69

3.3 Những tương đồng và biến đổi trong tiếp nhận nguyên tác và ban

dịch Tuy twong lục 78

KÉT LUẬN 86DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 88

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhà văn Ba Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, sinh năm 1904, người

Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc Ông được coi là "cây đại thụ" trong

khu rừng văn học Trung Quốc, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn như Lỗ Tan, Mao Thuan, Tào Ngu và Lão Xá v.v Ông cũng từng đảm nhiệm qua các

chức vụ là Chủ tịch Hội Nhà văn, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính

trị nhân dân Trung Quốc Trong sự nghiệp sáng tác suốt gần một thế kỷ đầynhững biến động lich sử quan trọng của Trung Quốc, ông đã dé lại rất nhiều tácphẩm có giá trị

Tác pham Tuy £ưởng luc của Ba Kim được coi là một trong những tác

phẩm có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc trong thé kỷ XX, có vị trí quan trọng

trong lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng và lịch sử văn hóa Trung Quốc Đúng

như cái tên 7y trong lục (ghi chép tản mạn, theo dong suy tưởng), phần lớn

trong tác tác pham này là những bài hồi ký do tác giả nghĩ đến chuyện gi viết

chuyện đó, thể hiện sự phản tỉnh và tổng kết về Cách mạng Văn hóa dat tới tam cao lịch sử Theo thống kê của Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, trong thời gian

từ năm 1980 đến năm 2006, tổng số lượng phát hành của tác phẩm 7y trong

lục khoảng 428.000 cuốn (kế cả bản đơn lẻ và bản tập hợp), đã tương đương với tong số lượng phát hành Toàn tập Lỗ Tấn! [24, tr.204].

Tuy nhiên, dù là bậc thầy trên văn đàn Trung Quốc, có vị trí không thuakém gì Lỗ Tan nhưng nhà văn Ba Kim và những sáng tác của ông lại không

được biết đến nhiều ở Việt Nam 7 uy tưởng lục là một trong bốn tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam bên cạnh các tác phẩm khác là Gia đình, Mùa xuân và Đêm lạnh, lần lượt được dịch thuật vào năm 1963, 1993 và

1 Sine ee

Trang 5

2004 Có thể thấy số lượng như vậy khá ít so với tổng số tác phẩm của ông,cũng như so với tổng số tác phẩm của Lỗ Tan được dịch thuật và biết đến taiViệt Nam Mặt khác, nhìn từ phương diện nghiên cứu, cho đến gần đây gầnnhư vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện một cách hệ thống

về sự nghiệp văn học của Ba Kim ở Việt Nam, nhất là những nghiên cứu sosánh mối quan hệ giữa nguyên tác và bản dịch

Đối với tác phẩm văn học nước ngoài, người đọc phô thông thường tiếp cận tác phẩm qua hoạt động dịch thuật Mặc dù vậy, trong quá trình chuyền

ngữ, tác phâm văn học thường khó tránh khỏi van đề “biến thể” do chịu sự chiphối của quan điểm dịch thuật, tính chuyên nghiệp của dịch giả Điều này sẽ tácđộng ít nhiều đến quá trình “viết lại, sáng tác lại” tác phẩm trên cả phương điệncấu trúc hình thức và nội dung tác phẩm Hiện tượng này trong dịch thuật vănhọc đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cách tiếp nhận của độc giả Tity

trưởng lục cũng không năm ngoài trường hợp trên.

Như đã nêu, đây là một tác phẩm có giá tri trong lịch sử văn học, lịch sử

tư tưởng cũng như lịch sử văn hóa Trung Quốc Qua 7y tưởng lục, độc giả Trung Quốc không chỉ cảm nhận được những lời nói, suy nghĩ từ đáy lòng chân

thành nhất và thấu hiểu tình cảm của tác giả, mà còn được biết đến đời sốngvăn học Trung Quốc trong khoảng thời gian chứng kiến nhiều biến động lịch

sử quan trọng qua con mắt của một nhà văn tài hoa như Ba Kim Khi vào Việt

Nam thông qua con đường dịch thuật, bản dịch Tuy tuong lục đã có những khác

biệt so với nguyên tác không chỉ ở cơ tầng ngôn ngữ mà còn ở cả cơ tầng cấu

trúc của tác phẩm Quan niệm tiếp nhận bản dịch ở Việt Nam cũng có những

thay đổi so với cách đọc hiểu về tinh thần của nguyên tác ở Trung Quốc Với lí

do trên, chúng tôi thay nghiên cứu nguyên tác và bản dịch của tác phẩm Tùy luc tưởng dưới góc nhìn so sánh là việc làm cần thiết và có ý nghĩa về mặt văn

học cũng như thực tiễn Chúng tôi mong muốn sẽ tìm hiéu được những sự tương

Trang 6

đồng và khác biệt giữa hai phiên bản của tác phẩm này (bản gốc va bản dịch)

về hình thức và nội dung, trên cơ sở đó nhận diện được những tương đồng và

dị biệt của quan niệm tiếp nhận bị chi phối bởi hai môi trường văn hóa khácnhau, đồng thời lý giải nguyên nhân của những tương đồng và dị biệt ay cũng

như có cơ hội dé hiểu sâu hơn về đời sống đa dang của một tác phẩm văn học

trong những môi trường văn hóa khác nhau Trong bối cảnh nghiên cứu về BaKim ở Việt Nam còn nhiều khoảng trống, luận văn này hứa hẹn sẽ cung cấpthêm cái nhìn đa chiều về giá trị văn học của ông thông qua tác phâm 7y tưởng

lục.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về Ba Kim và tác phẩm Tùy

tưởng lục là rất đồ sộ, trong đó có một số công trình nghiên cứu về tình hìnhdịch thuật Tuy ứzởng luc ở nước ngoài cũng như nghiên cứu trực tiếp về mối

quan hệ giữa nguyên tác và bản dịch của học giả Trung Quốc và học giả quốc

tế

Nghiên cứu Ba Kim tai Nga’ của Rodionov Alexei Anatolevich giới thiệu

sơ lược hiện trạng nghiên cứu Ba Kim ở nước Nga, trong đó đề cập đến quá

trình xuất ban phức tap của bản dịch tiếng Nga Tuy trong lục bởi sự ảnh hưởng

của môi trường xã hội chính trị nước Nga đương thời Theo nghiên cứu của học giả Rodionov A.A, độc gia nước Nga (trong đó có các học gia) quan tâm những

tâm tư và suy nghĩ của Ba Kim đối với Cách mạng Văn hóa nhiều hơn, xuất

phát từ góc nhìn quan hệ giữa con người với xã hội và coi Tuy twong lục như

là một tam gương của van đề xã hội nước Nga vì nhiều độc giả Nga cũng trải qua một giai đoạn xã hội bất 6n như Ba Kim, nhưng không đi sâu phân tích ban

dich[33, tr 44].

2 Eat ER tr

Trang 7

Nghiên cứu về van dé xuất bản, văn bản va tiếp nhận của tác phẩm Tùy

tưởng lục của Ba Kim’ của học giả Trung Quốc Hồ Cảnh Mẫn giới thiệu về

các ban dịch tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn và tiếng Nga của Tày

tưởng lục một cách sơ lược Tác giả giới thiệu tình hình dịch thuật của Tùy

tưởng lục trên thế giới nhưng không đề cập đến phản hồi sau khi tiếp nhận của độc giả nước ngoài đối với bản dịch, chỉ coi số lượng các bản dịch trên thế giới

là một khía cạnh bổ sung cho quan điểm “Tùy trong lục gây được sức ảnhhưởng to lớn trong cộng đồng cũng như trong lịch sử.” [29, tr 12]

Giới thiệu sơ lược các văn bản Tùy tưởng lục“ của học giả Trung QuốcChu Lập Dân là công trình tập trung giới thiệu các cuốn 7y ứưởng lục trên thégiới, nhưng tập trung giới thiệu tình hình an hành ở Trung Quốc, chỉ giới thiệu

sơ lược về thời gian xuất bản, người dịch và chân dung của bản dịch tiếng Anh,

tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Hàn và tiếng Nhật vì sự hạn chế về ngôn ngữ cũng

như tài liệu do tác giả sưu tầm Trong đó, tác giả có đề cập lời giới thiệu do nhà xuất bản của bản dịch tiếng Đức và tiếng Nhật viết ra, giúp chúng ta lý giải về quan niệm tiếp nhận ở Đức và Nhật Bản có khác biệt to lớn Bản dịch tiếng

Đức cho rang Tùy trong lục là tác pham “thể hiện không khí tự do ở TrungQuốc sau Cách mạng Văn hóa” và “những gì Ba Kim kiêu gọi sẽ khó thực hiệnđược khi ông muốn làm rõ thực trạng của xã hội ngày nay và nguyên nhân củalịch sự gần đây trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến tới hiện đại hóa đất nước”.Ban dịch tiếng Nhật là ban dịch duy nhất đã dịch hết tat cả 5 tập 7ùy tưởng lục

Dịch giả Nhật Bản có nhiều cuộc trao đổi với Ba Kim và thấu hiểu xã hội Trung Quốc đương thời, nên giới thiệu về 7y /ưởng lục cũng khá toàn diện, từ môi trường xã hội Trung Quốc đương thời như phong trào liêm chính đến tinh thần

3 E@ (BEARS) BACHE WAS BL J Ml ia

4 (BEAR) WASTER

Trang 8

Ngũ Tứ, coi Tizy trong lục là sự gào thét và lời cuối cùng của tang lớp trí thứcTrung Quốc từng trải qua Cách mạng Văn hóa [46, tr 205-219].

Nghiên cứu Ba Kim tại Nhật Bản” của học giả Nhật Bản KONDO

Mitsuo giới thiệu quá trình biên dịch Tùy twong luc của dịch gia Nhật Ban

Yisigami Takasi và những quan điểm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đượcphát biểu tại cuộc tọa đàm về 7y trong lục vào những năm 80 thế kỷ 20 Điềunày cho thấy học giới Nhật Bản đã có nghiên cứu bài bản và chuyên sâu từnhiều khía cạnh về 7y £ưởng lục như van đề nói thật, tự sám hối và tính văn

học, tính phê phán v.v không kém tính chuyên sâu như học giả Trung Quốc

[31, tr 38-41].

Nghiên cứu và dịch thuật những tác phẩm Ba Kim tại Han Quốc 20 năm dau thé kỷ 215 của học giả Hàn Quốc Choi Hae Man, Han Yong Sutìm hiểu

về quan niệm tiếp nhận tác phâm Ba Kim ở Hàn Quốc thông qua việc phân tích

tình trạng dịch thuật nói chung, trong đó đề cập đã có 3 bản dịch tiếng Hàn của

tác phâm Tùy tưởng lục nhưng đều là trích dich Tác giả chỉ giới thiệu sơ lược

về bản dịch của dịch giả Thôi Doãn Vi: Dịch giả đã chọn 11 bài trong Tùy trởng

lục như Hài kịch của Quả óc chó (phê phán về tư tưởng phong kiến của xã hội đương thời), Lại đến Paris (nói về giao lưu quốc tế), qua đó phân tích tư tưởng chủ đạo của Ba Kim Theo sự phân tích của tác giả, học giả Hàn Quốc có một khía cạnh nghiên cứu khá đặc biệt trong học giả quốc tế, đó là phân tích thế

giới tình cam cua Ba Kim qua quá trình sáng tác và văn bản của Tuy fưởng

Trang 9

tưởng lục thì căng khiím tốn hơn Hai dịch giả Việt Nam Trương Chính văÔng Văn Tùng đê chọn dịch 59 băi trong 5 tập nguyín tâc Tùy twĩng lục,

tập hợp thănh ban dịch Việt ngữ với tín Tuy tưởng lục (Theo dong suy

tưởng) Luận văn thạc sĩ Đặc trưng văn học vết thương Trung Quốc qua Tùy

tưởng lục của Ba Kim vă dịch thuật tâc phẩm năy tại Việt Nam của Lí Thị Nguyín đê có phần đề cập đến vấn đề tâi cấu trúc của bản dịch Việt ngữ vă thông điệp tâc phẩm sau tâi cau trúc, nhưng chi dựng lại so sânh dung lượng giữa nguyín tâc với bản dịch, chỉ phđn tích một chiều cũng chưa chỉ ra

nguyín nhđn đăng sau sự khâc biết đó Trong luận văn năy, tâc giả đê chỉ rahai dich giả đê cau trúc lại tâc phẩm thông qua hănh vi chon dich, đưa ranhận định rằng ban dịch Việt ngữ 7y tudng luc do hai dich giả TrươngChính, Ông Văn Tùng chuyín ngữ giữ nguyín được mục đích lă nói thật sausuốt mười năm Câch mạng Văn hóa, lời nói thật ay lă nỗi lòng của người trí

thức đối với những góc khuất mă trước nay chưa từng được viết ra, cung cấp được cho người đọc một câi nhìn toăn diện về tội âc của “bỉ lũ bốn tín”,

sự tiếp nói tinh thần đấu tranh của thanh niín Ngũ Tứ, cũng như cảm giâc dan vặt, sâm hối của người trí thức với vận mệnh dđn tộc[ 1 1, tr.53-63].

Trín cơ sở những kết quả nghiín cứu mă người viết tiếp cận được,người viết nhận thấy ở Việt Nam gần như chưa có nghiín cứu băi bản về

Tùy tương lục ở Việt Nam, đặc biệt lă nghiín cứu từ góc nhìn so sânh nguyín tâc vă bản dịch Vì vậy, luận văn năy sẽ lựa chọn câch thực hiện lă so sânh

nguyín tâc vă bản dịch tâc phẩm trín phương diện cấu trúc hình thức vă nội dung chuyền ngữ, qua đó luận văn mong muốn sẽ đóng góp thím văo công việc nghiín cứu so sânh quan niệm tiếp nhận tâc phẩm giữa Trung Quốc vă

Việt Nam.

3 Mục đích nghiín cứu, nhiệm vụ nghiín cứu:

Trang 10

Luận văn có mục đích nghiên cứu là chỉ ra những điểm tương đồng và

khác biệt giữa nguyên tác và ban dịch Việt ngữ của tác phẩm Tùy /ưởng lục

trên phương diện cấu trúc hình thức lẫn nội dung chuyền ngữ, từ đó đặt vấn đề

tìm hiểu và lý giải nguyên nhân dẫn đến những điểm tương đồng và dị biệt này, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa những tương đồng và khác biệt đó với môi trường văn hóa và thói quen tiếp nhận của từng cộng đồng độc giả.

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đề trên, luận văn xác định các nhiệm vụcần giải quyết như sau:

- chỉ ra những điểm khác biệt giữa nguyên tác và bản dịch về mặt hình

thức.

- chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa nguyên tác và bản dịch

trong quá trình chuyền ngữ.

- Trên cơ sở phân tích các tương đồng và dị biệt giữa nguyên tác và bản

dich dé cố gắng tìm ra nguyên nhân và lý giải thói quen tiếp nhận gắn liền vớimôi trường văn hóa dang sau sự khác biệt đó, tìm hiéu những hiệu ứng thẩm

mỹ khác nhau của tác phẩm đã được tạo ra các cộng đồng tiếp nhận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là sự tương đồng và khác biệt

của nguyên tác và ban dịch Việt ngữ tác phẩm Tuy rưởng lục từ góc nhìn so

sánh

- Phạm vi nghiên cứu: Nguyên tác 7y tưởng lục của nhà văn Ba Kim (Bản

in năm 1989, Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, Bắc Kinh) và bản dịch Việt ngữ

(Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM, năm 1998).

Có một điều cần nói rõ ở đây là Tiy £ưởng lục có rất nhiều ban in ở Trung

Quốc và các ban in này có khác biệt ít nhiều Qua khảo sát, chúng tôi nhận thay,

bản dịch Việt ngữ lấy 7y tưởng lục bản in của Nhà xuất bản Văn học Nhân

Trang 11

dân ấn hành vào những năm 1980 làm bản gốc, Các nội dung phân tích cụ thê

sẽ được thực hiện trong chương 1.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khuôn khô luận văn, người viết sẽ ứng dụng lý thuyết về dịch thuật

và Lý thuyết mỹ học tiếp nhận cùng phương pháp nghiên cứu chính là phương

pháp so sánh, bên cạnh đó là các miêu tả và phân tích.

Ngoài ra người viết cũng sử dụng các thao tác nghiên cứu như thống kê,

tổng hợp v.v.

6 Cầu trúc Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được tổ chức thành 3

1.4 Xác định bản gốc nguyên tác cho bản dịch Việt ngữ Chương 2: Nguyên tác và bản dịch 7y tong lục từ bình diện so sánh cấu trúc tác pham

2.1 Cau trúc nguyên tác Tùy tưởng lục2.2 Cau trúc bản dịch Tùy tưởng lục

2.3 Những phương diện tái câu trúc tác phẩm

Chương 3: Nguyên tac va ban dịch Tuy fưởng lục từ bình diện so sánh

quan niệm tiếp nhận

3.1 Quan niệm và hành trình tiếp nhận tác phẩm 7y trong lục ở TrungQuốc

3.2 Quan niệm tiếp nhận Tay trong lục ở Việt Nam

3.3 Những tương đồng và biến đối trong tiếp nhận nguyên tác và bản dịch

Tùy tưởng lục

10

Trang 12

Chương |

BA KIM VÀ TUY TƯỞNG LUC TRONG NEN VĂN HỌC

DUONG ĐẠI TRUNG QUOC CUNG NHƯ

SUC ANH HUONG TREN THE GIỚI

1.1 Nha van Ba Kim 1.1.1 Cuộc đời va sự nghiệp van chương

Ba Kim tên thật Lý Nghiêu Đường, sinh năm 1904, từ trần năm 2005, thọ

102 tuổi Gia đình ông vốn khá giả ở Thanh Đô, tinh Tứ Xuyên, Trung Quốc.Đại văn hào Lỗ Tan đã ca ngợi Ba Kim là một nhà văn nhiệt tình, có tư tưởng

tiền bộ, một trong số ít nhà văn giỏi có thể đếm được trên đầu ngón tay Đề ghi

nhận những công lao, cống hiến của ông với nền văn học Trung Quốc, Quốc

vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã quyết định phong tặng ông danh hiệu “Nhàvăn Nhân dân” nhân dip sinh nhật lần thứ 100 của ông Với tư cách là bậc thầytrên văn đàn Trung Quốc, sự nghiệp sáng tác văn học của ông rất phong phú

Tuổi thanh niên, Ba Kim vào học ở Trường Ngoại ngữ Thành Đô năm

1920, đến năm 1923 ông từ bỏ gia đình phong kiến của mình ra đi rồi vào học

các trường trung học ở Nam Kinh, Thượng Hải Năm 1927, ông sang Pháp du

học và xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Diệt vong” dưới bút danh Ba Kim Từ

đó, không may người còn nhớ đến tên thật của ông nữa Năm 1928, Ba Kimquay trở lại Thượng Hải để sáng tác và làm phiên dịch Từ 1929 đến 1937, ông

đã viết nhiều tác phẩm, trong đó đáng chú ý nhất có Gia đìnhŠ(1933), Giác mơ

của biển?(1932), Ngày Thu giữa mùa Xudn!°(1932), Cuộc đời mới! (1933) ,

Trang 13

Bộ ba Tình yêu Sương, Mưa, Điện!? (1936) ; các tập truyện ngắn Phuc thù!” (1931) , Tướng quân! (1934) , Thần-Quỷ-Người!Š (1935) ; các tập tản văn:

Hải hành tập ký!5 (1932) , Nhớ lại” (1936) , Doan gián'Š (1937) v.v Trong

số những tác phẩm đó thì Gia đình đã làm nên vị trí quan trọng của Ba Kimtrong lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ XX Trong tác phẩm ông đã tìm thấy

sức mạnh vĩ đại của trào lưu cách mạng dâng lên làn sóng mạnh mẽ có khả

năng làm thay đổi cuộc sống cũ trong tang lớp thanh niên Với tình cảm sụcsôi, kiên quyết, Ba Kim lên án và đả kích mạnh mẽ thế lực phong kiến và nhiệt

thành gợi ca sự giác ngộ, tự nguyện đứng dậy, vươn lên và tiễn tới của một bộ

phận tầng lớp thanh niên trí thức Trung Quốc Chủ đề sáng tác của ông trong

giai đoạn này chủ yếu thé hiện tư tưởng chống lại phong kiến và dé cao chủ nghĩa vô chính phủ!° đầy sức sống và chủ nghĩa lý tưởng, nhưng đã bị “phái

tạo phản” coi là “tác phẩm phan động”, lay cớ dé dau tố và đả kích ông trong

Cách mạng Văn hóa.

Sau khi cuộc chiến kháng Nhật bùng nỗ (1937), Ba Kim đã bôn ba khắp

7°, Cứu

nơi tham gia kháng chiến và làm biên tập cho các báo chí như Gao thé

vong Nhật báo?!, hoàn thành nốt hai tiểu thuyết Mùa xuân, Mùa thu,” viết bộ

ba tiểu thuyết Kháng chiến?” (còn gọi là Lửa, 1940-1945), một số tập truyện

Trang 14

ngắn và tản văn Trong thời gian này, Ba Kim còn đảm nhiệm chức vụ Tổngbiên tập Nhà xuất bản Đời sống văn hoá, làm chủ biên một loạt sách như Van

quý nguyệt san”', Văn học tùng san” Thời kỳ cuỗi va sau khi kháng chiến thang lợi, ông đã viết một loạt tiểu thuyết dai và vừa như Phòng bệnh số 46

(1946), _ Đêm lạnh?7(1941) v.v Tác pham của ông trong giai đoạn này chủ yếuphản ánh những sự xấu xa u ám trong xã hội dưới sự thống trị của Quốc dânĐảng nhăm cô vũ ý chí chiến đấu chống Nhật của dân tộc Trung Hoa

Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập (1949), Ba Kim đã được giao các chức vụ quan trọng như Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật

Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, Chủ tịch Trung tâm Bút

hội, Phó Chủ tịch Hội nghị Chính Hiệp nhân dân toàn quốc các khoá 6,7,8,9

Ong là đại biểu Đại hội Nhân Dân Trung Quốc (Quốc hội) các khóa 1,2,3,4,5

và là Phó Chủ tịch Quốc hội khoá 5 Ông đã nhiều lần tham gia các đoàn đại biểu đi thăm nước ngoài và các cuộc giao lưu văn học quốc tế.

Ba Kim hăng hái thâm nhập vào đời sống thực tế để sáng tác Ông đếnham mỏ, công trường, nhà máy tìm hiểu cuộc sống của công nhân và phản ánhtâm tư, nguyện vọng của họ trong tác pham Đầu những năm 50, ông hai lầnđến Triều Tiên và Việt Nam, nhiều lần ra nước ngoài giao lưu văn hóa Mười

bảy năm trước khi xảy ra Cách mạng Văn hóa (1949 - 1966) là thời gian sáng

tác sung sức nhất của Ba Kim Thể loại mà ông sáng tác chủ yếu là tản văn như

tác phẩm Ngày Tết của Hoa Sa?3 (1951) , Câu chuyện anh hùng ”?(1953), Song

Trang 15

giữa những người anh hàng ”'(1953), Mọi người bảo vệ tổ quốc”! (1954) , Những ngày day vui vẻ? (1957) , Tân thanh tập”? (1959) , Hữu nghị tập” (1959) , Tan ca tập”) (1960) , Tình cảm thổ lộ không hết5 (1963) , Bên

bờ cau Hiển Lương” (1964) , Bắc tái hanh*®® (1965) Trong sô những tácphẩm này, Bên bờ cầu Hiển Lương là một tập tản văn mà Ba Kim viết sau

chuyến đi thăm Việt Nam Lời văn trong tác phâm tran đầy cam xúc, nói lên cảm tình đặc biệt của nhân dân Trung Quốc với cuộc đấu tranh thống nhất đất

nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân Việt Nam Dé phù hợp với

môi trường văn hóa gắn liền với chủ trương và đường lối về văn hóa nghệ thuật

của Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kỳ này, đề tài sáng tác của ông trong giai

đoạn này tập trung ca ngợi đất nước mới và cuộc sống mới, phản ánh sinh động

công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Trung Hoa mới và thể hiệnniềm phan khởi của mình

Trong Cách mạng Văn hóa (1966-1976), ông bị đả kích và đấu tố, việc

sáng tác văn học bị gián đoạn Đại Cách mạng Văn hóa của giai cấp vô

sản (thường gọi tắt là Cách mang Văn hóa?) là một phong trào chính trị xã hội

tại Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm

1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của đời sống chính trỊ, văn

hóa, xã hội ở nội địa Trung Quôc Cuộc cách mạng này đã làm thay đôi quan

Trang 16

niệm xã hội, chính trị, đạo đức của Trung Quốc một cách sâu sắc và toàn diện.Phong trao này cũng gây ra những vụ bạo động, sự hỗn loạn và ton thất, nên nó

cũng được gọi là “10 năm hỗn loạn” hoặc “10 năm thảm họa” Trong không

khí ngột ngạt và dau tố ghê rợn của “cách mang văn hóa" Ba Kim bi day doa,

tước đoạt hết mọi nhân quyền, trở thành “thú?” “bo*!” và bị quăng vào “chuồng

bò””” tham gia lao động nặng nhọc để ““cải tạo” Ông không chỉ bị tốn thương

về thé chat và tinh thần mà còn mat cả vợ yêu Tiêu Sơn và nhiều bạn thân khác,

dé lại cho ông rất nhiều đau khổ và suy nghĩ, Tất cả những điều này đều trở

thành động lực lớn nhất giúp ông sáng tác nên 7y trong luc sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa kết thúc.

Sau khi đập tan "Bè lũ bốn tên"(1976), Ba Kim bước vào giai đoạn sáng tác mới Các tác phẩm của ông được xuất bản trong thời ky mới có tản văn Mot bức thư đăng trên Văn hội Báo vào năm 1977 là tác phẩm đầu tiên Ba Kim được viết và xuất bản ké từ năm 1966 Nhưng tản văn này cùng tản văn Giải phóng lan thứ hai đều mang dau an của thời kỳ mà Ba Kim cho rằng những da

kích và đấu tố với mình trong Cách mạng Văn hóa có ý nghĩa cải tạo Điều

đáng chú ý là, Ba Kim còn tự trách trong lời cuối sách mới khi tái bản tác phâm Gia đình ,“tôi chống lại tư tưởng phong kiến nhưng không triệt để, chưa hoàn toàn phan ánh được sự bóc lột và áp bức của giai cấp địa chủ đối với người

nông đâu ” Nhưng I năm sau, Ba Kim lại hoàn toàn phủ nhận những quan

điểm trên, “ ndm ngoái khi tái bản tác phẩm Gia, tôi cho răng bộ tiểu thuyết này đã kết thúc nhiệm vụ lịch sử của nó trong lời cuối sách viết mới, dù tôi không phải nói doi vì khi ấy tôi chưa thấu hiểu, hiện nay tôi biết tôi nhầm ” Rõ

ràng là tư tưởng Ba Kim có thay da đổi thị từ năm 1977 đến năm 1978 [36, tr

40 #‡

4I

16

Trang 17

289] Từ năm 1977 đến năm 1978 Ba Kim viết nhiều tản văn và truyện vừa,vừa vạch tran sự tàn ác và bạo lực của "Bè lũ bốn tên", vừa thé hiện niềm phankhởi đối với cuộc sống mới và bay tỏ long yêu nhân dân và Tổ quốc Tháng 12năm 1978, Ba Kim bắt tay vào sáng tác tác phẩm quan trọng nhất của mình sau

Cách mang Văn hóa, đó chính là Tuy ưởng lục Từ năm 1978 đến năm 1980,

Ba Kim viết 11 bài hồi ức lục bàn về tác phẩm của mình trước khi nước TrungHoa mới thành lập (1949) Ngoài tranh thủ thời gian viết bài và dịch thuật vănhọc ra, Ba Kim còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa và dẫn đoàn sang thămnước ngoài và cô gắng thúc đây xây dựng Thư viện Văn học Hiện đại Có thểnói, viết 7y ưởng lục và xây dựng Bảo tàng Văn học Hiện dai là mối quantâm lớn nhất của Ba Kim sau năm 1982 khi nằm dưỡng bénh[36, tr.302] Phongcách sáng tác của ông trong giai đoạn này rất đặc sắc Khác với các nhà văn lớn

như Tào Ngư, Dinh Linh** muốn theo đuôi lối sống của thập niên 50, trong

cuộc vận động giải phóng tư tưởng vào những năm 1980 ở nội địa Trung Quốc,

Ba Kim kiên định ủng hộ phong trào phản tư về Cách mạng Văn hóa và chínhsách Cải cách mở cửa, cỗ găng hết mình dé kéo xã hội Trung Quốc ra khỏi

trạng thái khép kín Tuy /ưởng lục chính là tác phâm phản ánh quá trình Phong trào Giải phóng tư tưởng cũng như tập trung thé hiện tinh hoa tư tưởng của ông

trong giai đoạn này.

1.1.2 Vị trí của Ba Kim trên văn đàn đương đại Trung Quốc và thế giới

Trong lich sử văn học Trung Quốc thé kỷ XX, tên tuổi của Ba Kim nganghàng với các nhà văn lớn khác như Lỗ Tan, Mao Thuan, Lão Xã, Tào Ngu v.v

Ba Kim là nhà văn coi trọng sự chân thực hơn là kỹ thuật sáng tác văn chương.

Câu nói nồi tiếng của ông là “Cảnh giới cao nhất của nghệ thuật là không có kỹ

thuật” và ““Tôi không theo đuổi kỹ thuật” Phong cách độc đáo và bút lực mạnh

43 8

44 TH

17

Trang 18

mẽ của Ba Kim đã khiến người ta kinh ngạc, những giá trị tư tưởng quý báu thêhiện qua tác phẩm được độc giả ghi nhận và kính trọng Các tác phẩm của ôngđược xem là những cuốn sách kinh điển được nhiều người dân Trung Quốc vàthế giới theo dõi, tạo sức ảnh hưởng to lớn trong và ngoài nước Ông từng đảm

nhiệm nhiều chức vụ như Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội

nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc v.v Các vị trí ấy cũng đủ để

cho thấy vị trí của ông trong văn đàn Trung Quốc.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc Trương Quang Niên cho

rằng, “thực ra chính Ba Kim mới là bạn chiến đấu thân thiết nhất của Đảng

Cộng sản Trung Quốc; Đảng ta vô cùng cần có những người bạn dũng cảm vàbộc trực khuyên bảo như vậy Chúng ta học Ba Kim là phải đề xướng việc nhàvăn bàn chuyện chính tri, chuyện xã hội.”[40, tr 36] Nhà thơ hiện đại nồi tiếngTrung Quốc Vu Kiên nhận xét “Di sản của Ba Kim cuối cùng chính là tư tưởng

nhìn lại và tự phê chính mình”, tác phẩm của Ba Kim đã đạt tới “mức độ tối cao, không còn kỹ xảo, văn với người hòa nhập làm một thé, không còn sự khác

biệt giữa những điều nhà văn trải nghiệm cuộc sống và những điều viết trong

tác pham.”[40, tr 26] Dé ghi nhận những công lao, công hiến của ông với nền

văn học Trung Quốc, tháng 11/ 2003, nhân dịp ngày sinh Ba Kim lần thứ 100,Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc đã trao tặng ông danh hiệu “Nhà văn

Nhân dân”.

Ở Trung Quốc, Ba Kim và tác phẩm ông luôn được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm theo dõi, các công trình nghiên cứu về Ba Kim có khối lượng đồ sộbao gồm các chuyên khảo, luận văn, luận án, bài nghiên cứu từ nhiều khía cạnh

và trong nhiều lĩnh vực

Về hiện trạng nghiên cứu, Hội nghiên cứu Ba Kim được thành lập tại

Thượng Hải vào năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, sưu

tầm thành quả học thuật mới nhất trên thế giới và tài liệu lịch sử quan trọng của

18

Trang 19

Ba Kim rồi xuất bản Nién giám nghiên cứu Ba Kim mỗi năm và tô chức Hộithảo học thuật quốc tế Từ năm 2003 đến năm 2019 Trung Quốc đã tô chức 13cuộc Hội thảo học thuật quốc tế về vấn đề nghiên cứu Ba Kim, thu hút đượcnhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc và học giả quốc tế thuộc các lứa tuổi, cáctrường phái cùng giao lưu thành quả nghiên cứu, đủ thấy địa vị của Ba Kim

trên văn đàn Trung Quốc và sức ảnh hưởng của ông trên thế giới Về đội ngũ nghiên cứu, ngoài các nhà nghiên cứu đến từ giới văn học nghệ thuật và giới văn học ra, còn có nhiều độc giả yêu mến Ba Kim đến từ các lĩnh vực chuyên

môn khác nhau, đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu Ba Kim không ngừng được

mở rộng và công trình nghiên cứu ngày càng phong phú.

Về đặc trưng nghiên cứu, việc nghiên cứu tác phẩm và giá trị tư tưởng BaKim ngày càng toàn diện, xuyên suốt các giai đoạn sáng tác của ông Ví dụ,giai đoạn sáng tác tản văn từ nước Trung Hoa mới thành lập (1949) đến Cách

mạng Văn hóa (1966) được nhà nghiên cứu tìm lại và khai thác, dù nhiều nhà

nghiên cứu thừa nhận tác phẩm sáng tác trong giai đoạn này không xuất sắc

như tác phẩm trong giai đoạn trước như Gia, Xuân, Thu và giai đoạn sau như Tùy tưởng lục, nhưng cũng quan niệm rằng giai đoạn này là một khâu không

thê thiếu dé tiếp nối giai đoạn trước sau Ngoài ra, phê bình đối với tác phẩm

ông ngày càng đa nguyên, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của những nơi từng

sinh sống đối với sự nghiệp sáng tác của ông trở nên nóng bỏng, còn thé hiện

xu thé chung là nghiên cứu tác pham Ba Kim xuất phát từ nhân loại học, tâm

lý học và văn hóa so sánh, coi trọng việc truyền bá trên phương tiện thông tin đại chúng v.v thể hiện đặc trưng nổi bật của thời đại kinh tế thị trường.

Còn ở nước ngoài, 1970-1980 thé ky XX là đỉnh điểm hoạt động dịch thuật

các tác phâm của Ba Kim Nhiều tác pham nhất là những tác phẩm tiêu biểu được dịch thuật sang nhiều nước Ví dụ, tác phẩm Gia đã có hơn 40 ban dịch

trên thé giới Sức ảnh hưởng của Ba Kim còn thé hiện ở chỗ nhiêu bản dich van

19

Trang 20

được tái bản sau ông từ trần mười mấy năm[48] Ngoài hoạt động dịch thuật ra,

sự nghiệp nghiên cứu Ba Kim cũng khá sôi nổi Pham vi nghiên cứu khôngngừng được mở rộng, từ nghiên cứu tiểu sử tác giả đến giá trị tư tưởng gan liềnvới môi trường văn hóa và bối cảnh xã hội Trung Quốc Nhiều nhà nghiên cứu

quốc tế đã theo dõi nghiên cứu tác phẩm Ba Kim từ những năm 80 thé kỷ trước đến tận bây giờ, ví dụ học giả Nhật Bản SakaiHirobumi, Yamaguchi Mamoru,

Mitsuo Kondo, học giả Hàn Quốc Lee-hykhanh, Park Lanan, học giả nước

Pháp Angel PINO, học giả nước Mỹ Kristin Stapleton v.v.Các học giả nói trên

đã có thành quả nghiên cứu phong phú được xuất bản ở nước bản địa thậm chí

ở Trung Quốc, ngược lại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu của học giảTrung Quốc Day cũng là một điểm nổi bật trong hiện trạng nghiên cứu tácphẩm Ba Kim may năm nay “Những giá tri dân tộc sâu sắc và sức mạnh đạo

đức đặc thù mà Ba Kim được thể hiện trong tác phẩm mình chính là nguyên nhân ông được học giới quốc tế quan tâm theo dõi đến tận ngày nay”[48] Tổng

thống Pháp Francois Mitterrand (nhiệm kỳ năm 1981 đến năm 1995) khi traotặng huân chương Quân Doan cho Ba Kim có bài phát biểu rằng: Nước Pháptôn vinh một trong những nhà văn vĩ đại nhất thời hiện đại Trung Quốc Ông

ay là tác giả của tác phâm văn học Gia đình và Đêm lạnh Tư tưởng tự do, cởi

mở và rộng lớn của ông đã tạo nên một trong những con người vĩ đại chứng

kiến thế kỷ XX.”[43, tr.32] Bà Olga Lang là nhà nghiên cứu Ba Kim người Nga

tiêu biểu nhất trong cộng đồng nghiên cứu bằng tiếng Anh, công trình của bà

là Ba Kim và tác phẩm của ông: thanh niên Trung Quốc trong hai cuộc cách mạng xuất bản vào năm 1967 được coi là tác phẩm nghiên cứu Ba Kim ở nước ngoài uy tín và nỗi tiếng nhất Trong Bách khoa toàn thư mới Great Britain có

giới thiệu Ba Kim như “một nhà văn được biết đến rộng rãi từ những năm 30,

40 trên thé giới”.[43, tr.12] Trong Bách khoa toàn thư danh nhân thé giới có

20

Trang 21

viết: Ba Kim là một nhà văn chau A đáng chú ý, bên cạnh nhà văn Lỗ Tấn,

người ủng hộ phong trào Ngũ Tứ.|43, tr I5]

1.2 Tác phẩm Tùy tưởng lục

1.2.1 Bồi cảnh sáng tác Tùy tưởng luc ở Trung Quốc Tùy tưởng lục viet từ năm 1978 đến 1986 khi Ba Kim đã già yếu, thậm chí phải mat nhiều sức mới được cầm bút Tay trong luc là một bộ sách đồ sộ gồm

5 tập, tất cả 158 bài (tính cả 8 bài phụ lục và lời cuối sách trong các tập) ghi

chép tỉ mỉ lại những việc đã diễn ra với Ba Kim cũng như gia đình, bè bạn của

ông trong suốt mười năm Cách mạng Văn hóa, vừa thể hiện sự phản tỉnh và tổng kết (về Cách mạng Văn hóa) của Ba Kim đạt tới tầm cao lịch sử, vừa thể hiện tình yêu tổ quốc, nhân dân và lương tâm của một nghệ sĩ chân chính Có thé nói, Cách mang Văn hóa là chủ đề lớn nhất của tác phẩm.

Tùy tưởng lục được nhà văn bắt tay vào sáng tác năm 1978 không phải

ngẫu nhiên Như trước đã đề cập, phong trào giải phóng tư tưởng đang sôi nổi

ở nội địa Trung Quốc trong thời kỳ này Sau hai năm kết thúc mười năm đạihọa là Cách mạng văn hóa, Hội nghị toàn thé lần thứ 3 Ủy ban Trung ươngĐảng công sản Trung Quốc khóa 11 được tô chức, coi là mốc sơn lịch sử đương

đại Trung Quốc, trọng tâm của nhà nước từ đấu tranh giai cấp chuyền sang xây

dựng xã hội chủ nghĩa theo hướng hiện đại hóa Cuộc thảo luận về tiêu chuẩnchân lý và thực tiễn đang nóng bỏng và phổ biến Quan điểm “thực sự cầu sự?”

phô biến trên truyền thông đại chúng, mọi người đều cố gắng tranh thủ thời

gian làm việc sau 10 năm bị gián đoạn trong Cách mạng Văn hóa Chính phủ

Trung Quốc kêu gọi phong trào giải phóng tư tưởng và suy nghĩ độc lập để Trung Quốc sớm bước ra khỏi sự ràng buộc tư tưởng do Cách mạng văn hóa

gây ra Có thê nói, chính nhờ chính sách “cởi trói” đôi với văn học nghệ thuật

45 SEER AE

21

Trang 22

của Đảng cộng sản Trung Quốc mà trí thức Trung Quốc mới có quyền được tự

do nói lên tiếng lòng của mình Điều này trái ngược hoàn toàn với những khuônkhô chật chội trong văn học thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khi mà các sáng tác

bị kìm tỏa chặt chẽ, chỉ được viết về “công, nông, binh” va ca ngợi anh hùng

cách mạng Do vậy tầng lớp trí thức mới bắt đầu nhìn lại Cách mạng Văn hóa một cách đúng đắn, trách nhiệm khơi dậy tinh thần nhân văn của tri thức đối với xã hội đương thời được nêu bật, nhiều tác phẩm văn học vạch trần tội ác lịch sử của “bè lũ bốn tên”, nêu lên những hậu quả mà “Cách mang Văn hóa”

dé lại, giương cao ngọn cờ cách mang mang tinh thần Ngũ Tứ - lật đồ cái cũ,cái hủ lậu, xây dựng cái mới tốt đẹp, dân chủ mới được xuất hiện

Từ góc quan sát này, chúng ta dé dàng nhận ra rang, dù Cách mạng Vănhóa là chủ đề lớn nhất của Tuy tong lục, nhưng phong trào giải phóng tư tưởngmới là bối cảnh xã hội quan trọng nhất của việc sáng tác 7ùy tong lục Dựa

trên nhận xét này chúng ta dễ nhận ra rằng, nghiên cứu Tuy fưởng luc không

thé tách văn ban ra khỏi bối cảnh lịch sử và xã hội đương thời vì nó là sản phẩm

trong Phong trào Giải phóng Tư tưởng của thời đại mới sau Cách mạng Văn hóa.

Thêm một điều đáng nói về bối cảnh sáng tác 7y tưởng lục là “mâu thuẫn”giữa Ba Kim và một số quan chức Giải phóng tư tưởng gắn với suy nghĩ độclập, nghĩa là mỗi người đều được nói lên suy nghĩ chân thực của mình Là mộtcuốn sách tả thực, “Ba Kim thê hiện được sự tìm tòi của mình trên con đường

lên tiếng nói chân thực trong tác phẩm hơn là “tuân thủ quy tac’, nên khó tránh khỏi có ‘mau thuẫn" với một số quan chức”30, tr 301] Sự chú ý đến từ giới quan chức không chỉ thể hiện ở chỗ một số bài tùy tưởng bị cắt bỏ nội dung

“nhạy cảm” hay là chỉ có tiêu đề nhưng không có nội dung khi xuất bản (hiện

22

Trang 23

tượng này gọi là “mở ra cửa sô trời?” trong lịch sử ngành xuât bản Trung Quốc,

coi là một hình thức khéo của Ba Kim dé phan kháng sự ràng buộc Hiện tượng này hiến gặp sau năm 1949 ở Trung Quốc, nhưng 7y đưởng lục có 2 bài bị

“mở ra cửa số trời” là Bài ca của ung’ ở Hồng Công vào năm 1982 và Nhà

bảo tàng Văn cach® ở nội địa vào năm 1990, phản ánh được việc sáng tác vàxuất bản của Tùy tưởng lục không phải thuận buồm xuôi gió), mà còn thé hiện

ở chỗ có một số người thì thầm to nhỏ với nhau, hay là “lời nói chuyện” của

một bậc nhân sĩ quyền uy nào đó luôn được truyền đạt tới ông Trong quá trình sáng tác Tuy tướng lục suốt 8 năm, nhiều sự kiện liên quan đến việc công bố và xuất bản xảy ra trong bối cảnh tư tưởng “cánh ta” thử nỗi lên ở Trung Quốc, bao gồm sự kiện bài Kỷ niệm Lỗ Tan tiên sinh“? bị cắt bỏ nội dung và Ba Kim viết Bài ca của ưng dé phản kích, 7 sinh viên Hồng Kông công khai phê phán các bài tùy tưởng, một số quan chức cấp cao cắm Ba Kim viết tiếp thông qua

mọi hình thức v.v Trường hợp xuất bản bài Hoài niệm Lỗ Tan tiên sinh và bài

ca của Ung có thê xem như một ví dụ điển hình Hai bai này có liên quan đến

sự kiện lịch sử năm 1981 sau 5 năm kết thúc Cách mạng Văn hóa Tháng 4 năm

1981 Báo Quân Giải phóng tăng bài phê phán Bạch Hoa (tất là phê phán kịch ban Khổ Luyén® do nhà văn Quân giải phóng Bạch Hoa sáng tác) với lý do không phải là tác phẩm yêu nước Tháng 11, ông Hồ Kiều Mộc, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đương thời có bình luận răng: “tôi cho cách sáng tác lấy Cách mạng Văn hóa làm chủ đề là không nên.” Trong bối cảnh

này, tháng 7 năm đó, Ba Kim viết bài Hoài niệm Lỗ Tan tiên sinh nhân dip kỷniệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tan và gửi cho Đại Công Báo dé đăng báo, Không

Trang 24

ngờ bị cắt đi nhiều nội dung về Cách mạng Văn hóa mà sau khi đăng báo nhiềungày Ba Kim mới biết đến Ba Kim không bao giờ khuất phục, lại viết Bài cacủa Ung đê biểu tình bất khuất và kêu gọi nhìn đúng vào Cách mang Văn hóa,không chê giấu, phải suy nghĩ độc lập và nói thật Dù Ba Kim không khuất

phục mà tiếp tục sự nghiệp tìm tòi của mình, nhưng có khi cũng phải sử dụng

“kỹ thuật viết văn” dé dam bảo tác phẩm mình được xuất bản Cho nên, việc nghiên cứu Ty fưởng lục càng nên kết hợp với môi trường xã hội đương thời

mới tìm hiểu được giá tri tư tưởng của nó

Tựu chung lại, môi trường sáng tác và xuất bản 7y trong luc có liên quanmật thiết với Phong trào Giải phóng Tư tưởng ở nội địa Trung Quốc sau Cáchmạng Văn hóa, chỉ có đạt trong xã hội đương thời mới tìm hiểu nỗi giá trị tưtưởng và ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc trong tác phâm, mới cảm nhận đượcmối tình tha thiết của Ba Kim đối với nhân dân, tổ quốc cũng như hiểu được

cái gọi là “lương tri của trí thức”, việc nghiên cứu tác phẩm mới được mở ra

diện rộng và chiều sâu

1.2.2 Tình hình xuất bản của Tày trong luc ở Trung Quốc

Là một công trình mang nhiều ý nghĩa và giá trị tư tưởng, Tay tưởng lục

có thé là tác phâm văn học đương đại mang nhiều ấn bản nhat[47, tr.318] Theothong kê không chính thức, đến năm 2006, Tay twong lục đã có hơn 13 ấn bảntrong nước, ngoài ra còn nhiều bản dich[24, tr.245] Nó không chỉ có tổng lượngphát hành và số lượng công trình nghiên cứu đồ sộ, mà còn được nhiều nhà

xuất bản ấn hành và tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau trong hơn 30 năm nay ở Trung Quốc Các bản 7y ứzởng lục nguyên gốc tiếng Trung chủ yếu có

4 hình thức: bản thông dụng i847 A, tuyển tập WEA, bản viết tay FAAS và bản dịch EAS v.v [29, tr.10], trong đó bản lưu hành, bản tuyển tập va bản thảo viết tay chủ yếu được an hành trong nước Các bản trên tuy hình thức khác nhau

24

Trang 25

nhưng đều cùng có vai trò ảnh hưởng đến việc truyền bá và tiếp nhận của tácphẩm.

Ban thông dụng bao gồm cả bản tổng hợp #7) A và bản đơn lẻ #472,

nhưng ban đơn lẻ xuất bản từng tập một, một tập Tay ứưởng lục là một cuốn sách, còn bản tông hợp thi day đủ cả 5 tập 7y tưởng lục Hai bản đều dựa vào

bản được đăng trên Đại công báo ở Hồng Kông Bản đơn lẻ chủ yếu do Nhà

xuất bản Văn học Nhân dân, Nhà sách Tam Liên Hồng Kông và Nhà xuất bản

Văn Nghệ Tứ Xuyên lần lượt xuất bản từng tập Trong đó Nhà xuất bản Vănhọc Nhân dân tái bản nhiều lần, có thay đôi về sách bìa và quy cách Ngoài ra,

Nhà xuất bản Hoa Hà và Nhà xuất bản Văn hóa Thượng Hải cũng có xuất bản

5 tập Tùy tưởng lục, có thêm may bài và lời tựa mới Ba Kim viết sau này.

Bản tổng hợp chủ yếu do Nhà sách Tam Liên Bắc Kinh và Nhà sách Tam

Liên Hồng Kông xuất bản, Ba Kim viết lại một số nội dung trong bài Thuongnhớ Hồ Phong khi Nhà sách Tam Liên Hồng Kông biên tập xuất bản Ngoài ra,Nhà xuất bản Văn học Nhân dân và Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên cũng

cho 5 tập Tuy tưởng lục vào Ba Kim Toàn tập và Cuốn sách sự thật, cũng coi

là một loại hình thức của bản tổng hợp Tuy tưởng lục

Tuyền tập Tiy ưởng luc cũng có nhiều an bản Các nhà xuất bản chọn một

số bài vào một cuốn sách hoặc chọn may chuc bai xép theo thời gian hoặc chu

dé, dé độc gia duoc tiép nhận 7y twong luc từ nhiều khía cạnh qua sự lựa chọn

của nhà biên tập.

Ngoài ra còn có bản thảo viết tay, tập hợp xuất bản phần lớn bản thảo của

các bài tùy tưởng do chính Ba Kim viết tay, độc giả được cảm nhận rõ quá trình sáng tác qua từng bút tích chỉnh sửa, thé hiện những suy nghĩ chân thực nhất

của Ba Kim.

1.2.3 Gia tri của Tuy tưởng lục trên văn đàn đương đại Trung Quốc và thế

giới

25

Trang 26

Tùy Tưởng Luc là “bộ sách tả thực”, là lời sám hối, là di chúc dé lại cho

đời nhằm mục đích sau này dé Trung Quốc mãi mãi sẽ không xảy ra tan thảm

kịch như Cách mạng Văn hóa nữa Với mục đích cao cả đó, Tuy twong lục thấm

nhuan tinh thần trách nhiệm lịch sử sâu nặng của nhà văn hóa lớn đối với lịch

sử, thời đại, dân tộc và đất nước, quán triệt nguyên tắc “nói thật”, vừa thể hiện

sự phản tỉnh và tổng kết về Cách mang Văn hóa của Ba Kim dat tới tam cao

lich sử, vừa thé hiện tình yêu tổ quốc, nhân dân và lương tâm của một nghệ sichân chính Đây cũng là nguyên nhân nó được gọi là giai pham văn học va tư

liệu lịch sử Trong hành trình nghiên cứu 36 năm sau Tuy tuong lục được hoàn

thành xuất bản vào năm 1986, học giới Trung Quốc đã có nhiều công trình

nghiên cứu bài bản cũng như ở nước ngoài.

Giới trí thức Trung Quốc coi 7y /ưởng lục là tác phâm đạt tầm cao lịch

sử vượt ngoài tầm tác phẩm văn học, là tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất của

Ba Kim ké từ thập ky 50 trở lại đây Nhiều nhà nghiên cứu cho rang 7y ứưởnglục được gọi là giai phẩm văn học và tư liệu lịch sử do tác giả đã nói sự thật,quán triệt nguyên tắc “Nói Thật”, và coi 7y tung luc “vừa là một công trình

văn học, vừa là một công trình về tư tưởng Nói cụ thể hơn, nó là một văn bản

về tư tưởng dưới hình thức văn học.”[30, tr 272] Nhà nghiên cứu Lý TồnQuang nhận định 7y twong lục là tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất của BaKim ké từ thập kỷ 50 trở lại Trong bài Chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm”,nhà văn Uông Tăng Kỳ nói: “Ba Kim luôn luôn là một tâm hồn rỉ máu đau khổ;

khác với những người che giấu lỗi lầm, khi nghĩ lại cuộc Cách mạng Văn hóa,

ông coi mình là “chủ nợ”, tự m6 xẻ mình tới mức tàn khốc; đồng thời vượt quađau khổ, lấy lại lòng tự tin, tràn day hi vọng vào tương lai.”[24, tr.56] Trong

bài Loi thành khẩn và ý nghĩa”?, Trương Quang Niên viết: “Đọc 7ùy tưởng lục,

51 #MW3xtH#Ì1iHiö

52 ii ùK

26

Trang 27

bạn đọc Trung Quốc và nước ngoài cũng như con cháu đời sau sẽ hiểu được tưduy của người đại diện ưu tú nhất của giới trí thức Trung Quốc sau 10 năm loạn

lac.”[24, tr.55]

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài dành sự quan tâm đặc biệt tới

tác phẩm Ông Kenzaburo Oe, nhà văn nổi tiếng Nhật Bản giành được giải thưởng Nobel năm 1994 đánh giá rằng, Tùy ứương lục của Ba Kim thiết lập được một tam gương mãi mãi ngời sáng van dé là nhà văn và trí thức nên sống như thế nào trước sự cuốn trôi của thời đại Nhà nghiên cứu Đức Martin có

công trình nghiên cứu Lương tri của trí thức Trung Quốc:vì những lời nói thậtkhông che giấu bàn về Tùy tưởng lục” nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật 80

tudi của Ba Kim, cho rang Tùy tưởng lục là một tác phâm nói về Cách mạng

Văn hóa và những hệ lụy nó gây ra và những ton thương của trí thức, họ phải

co mình vào phụng sự tuyệt đối cho chính phủ đương thời Cũng là năm 1984,

bốn nhà nghiên cứu Nhật tổ chức cuộc tọa đàm nghiên cứu về Tiy fưởng lục

với chủ đề Thử bàn về lịch sử tình than, đưa ra quan điểm rằng Ba Kim kiên trì

thoát tội qua phê phán tội ác trong đó có tội ác của minh, điều nay được xuyên

suốt từ tác phẩm Diét vong đến tận Tùy tưởng lục Nhà nghiên cứu Hàn Quốc

Lý Hỉ Khanh có bài viết Ti uy tưởng lục: quá trình tim kiếm và khôi phụ ý thức

minh của Ba Kim“ hướng về nghiên cứu hành trình phát triển tư tưởng của Ba Kim qua cách phân tích chủ đề và nội dung chính của từng tập một Ngoài ra, dich gia bản dịch Tiếng Pháp Angel PINO cũng có bài Tác gid danh tiếng nhất

Trung Quoc, coi Ba Kim như một nhà văn Trung Quốc mang tính tiêu biéu nhất

sau Cách mạng Văn hóa và Tuy fzởng lục có giá trị tư tưởng Nhà nghiên cứu

nước Nga Giáo sư Sorokin có đánh giá khách quan về nội dung Tuy turdng luc,

về tinh thần cao đẹp va đũng khí nhìn nhận vào lỗi minh của Ba Kim: ý thức

53 HEAR FHA: DAS SS SEE

54 (BEAL) 3, TRE A RIB RATE

27

Trang 28

trách nhiệm đối với nhân loại, những tìm tòi về chân lý và chính nghĩa, nhữngkiên trì dé xóa bỏ tính nô lệ của nhận loại về mặt xã hội va tinh than [29; tr.

46].

1.3 Tình hình dịch thuật Tuy trong luc trên thế giới

Hiện nay ban dịch Tay twéng lục chủ yêu là trong các ngôn ngữ tiếng Nhật,

tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và tiếng Việt

Bản dịch tiếng Nhật là bản dịch trọn vẹn duy nhất của 7ï ùy tưởng lục trên

thé giới, từ tập một đến tập cuối do dịch giả Nhật Yisigami Takasi lần lượt dịch

và xuất bản vào năm 1982, 1983, 1984, 1985, 1988, cho thấy thời gian dịchtheo sát thời gian tập hợp xuất bản các cuốn Tuy trong luc ở Trung Quốc, mỗitập đều có một đoạn nhằm tóm tắt nội dung chính của tập này thé hiện tiếp nhậncủa giới nghiên cứu Nhật đối với 7y tong luc Và trong quá trình biên dịch,

dịch giả có nhiều giao lưu với tác giả và nghiên cứu rất chuyên sâu và toàn diện,

nên bản dịch còn nhiều ghi chú về nhân vật và sự kiện trong tác phẩm, thậm

chí còn chỉ ra những khác biệt giữa văn bản của Nhà xuất bản Văn học nhận dân và văn bản của Nhà sách Tam Liên Hồng Kông Vậy nên, bản dịch tiếng

Nhật cũng là tài liệu nghiên cứu Ba Kim và Tuy fưởng luc quan trọng Dang

chú ý là, dịch giả Nhật Bản còn chú ý đến sự kiện bài Hoài niệm Lỗ Tấn tiênsinh bị cắt bỏ và Bài ca của ưng bị “mở ra cửa số trời”, nhận ra sự kiện liênquan đến bối cảnh lớn lao trong môi trường văn hóa đương thời Điều nay cũng

là một chứng minh răng, ngoài Trung Quốc bản địa, Nhật Bản là nước nghiên

cứu Ba Kim nhiều nhất trên thế giới.

Còn các bản dịch khác đều là chọn dịch Bản dịch tiếng Anh có hai bản, một là do nhà nghiên cứu Hán học nước Áo Geremie Randall Barmé dịch hết

30 bài trong tập một, xuất bản vào năm 1984 Ngoài ra còn có một bản dịch do

28

Trang 29

nhà xuất bản ngoại văn Trung Quốc chọn 28 bài trong 7y ứưởng lục cùng các

bài khác tập hợp thành Tập văn Ba Kim xuất bản vào năm 2005.

Bản dịch tiếng Đức xuất bản vào năm 1985 với tên 7ùy /ưởng lục: quan điểm, tim tòi, sự thậP5, chon 38 bài tiêu biểu trong 4 tập đầu Tùy tưởng lục và

chia thành 3 nhóm nội dung là cuộc sống tác giả, văn học và xã hội và Ba Kimviết một đoạn tựa ngắn Trong giới thiệu tác phẩm, Nhà xuất bản EugenHeydrich cho rằng: 7y twong luc đã tạo ra một thé loại tự truyện mang tinh

“tự chọn”4⁄ȇ#†‡ H †&, điều này gây ra cú sốc lớn ở Trung Quốc vì Ba Kim viếtbăng cách nhìn chủ quan và qua những trải nghiệm của mình trong cuộc sốngchính trị mà không theo hình thức văn học truyền thống, thể hiện không gian

phát triển tự do mới của Trung Quốc sau Cách mạng Văn hóa Những lời Ba Kim muốn truyền tải cho trí thức Trung Quốc qua các bài hồi ký là: nên kiên

trì hoặc tìm lại thân phận đạo đức của chính mình.

Ban dịch tiếng Nga chọn một số bài trong 7y ứưởng luc cùng với những

tác phẩm Ba Kim khác thành Tuyển tập Ba Kim*’ và xuất bản vào năm 1991.Tùy tưởng lục được coi là tác phẩm đầy những suy tư của ông đối với cuộcsống, đối với con người và đất nước, xã hội Nhà hán học Nga Rodionov A.Acho rằng, quan điểm và thái độ đối với Cách mạng văn hóa gan với độc giả

Nga đã trải qua trận động đất chính trị của xã hội Nga vào thế kỷ XX Mặc

dù vậy do khủng hoảng chính trị kinh tế của Liên Xô đương thời, Tuyển tập

Ba Kim chỉ được ân hành 15.000 cuốn, nên bây giờ chỉ còn ở thư viện mới tìm đọc được cuốn sách này.[23, tr.44] Nguyên nhân mà tác pham cua Ba Kim bi

“coi nhẹ” ở Nga không phải do các nha Hán hoc Nga chưa nhận ra giá tri của

55 Selected work of Ba Jin, 442 3-8

57 Bea

29

Trang 30

tác pham Ba Kim, mà do sự ảnh hưởng của bối cảnh lich sử và chính trị đối vớigiới văn học nghệ thuật ở nước Nga, khi giới tri thức gần như bị “câm miệng”.

Bản dịch tiếng Pháp có ba bản, một là do dịch giả Phan Ái Liên chọn lời

tựa chung và 34 bài tùy tưởng dé dịch, từ Bàn về phim Vộng hương Sđến Hoài

niệm Hồ Phong có đủ các bài mang tính tiêu biểu của các nhóm chủ đề, do nhàxuất bản văn học Trung Quốc xuất bản vào năm 1992 Bản dịch thứ hai do dịchgiả Angel Pino với tên Vì nhà bảo tang Văn cách"? xuất bản vào năm 1996gồm lời tựa chung và 12 bài liên quan đến Cách mang Văn hóa, đây là một

điểm rất đặc sắc trong các bản dịch Còn bản dịch thứ ba do dịch giả Angel Pino dé cập trong bản dich mình, cho là bản dịch này đã dịch hết tập Tim toi của 7y tưởng lục, nhưng giờ đã không tìm được trên thị trường vì số lượng xuất bản ít Về các bản dịch tiếng pháp có một điểm đáng chú ý là những tiểu thuyết của Ba Kim gây được sự chú ý của độc giả Pháp những năm 1980, nhưng

Tùy tưởng lục thì không.[46, tr.210] Dù bản dịch tiếng Pháp có tới ba bản và

ba dịch giả cùng tham gia dịch, tương đối nhiều so với bản dịch của các nước

khác, nhưng lại chưa gây được sự chú ý của độc giả Pháp.

Bản dịch tiếng Hàn ít nhất có 4 bản Ngoài 3 bản đã đề cập trong công

trình Nghién cứu và dịch thuật những tác phẩm Ba Kim tai Hàn Quốc 20 năm đâu thé kỷ 21 ở phần mở đầu ra, còn một bản do ba dịch giả chon dịch 51 bài

từ Tuyển tập tùy tưởng lục (Nhà xuất bản Nhà sách Tam Liên)với tên Bài ca của Ung: Tuyển tập Tùy tưởng lục Ba Kim®va xuất bản vào năm 2003, gây

được sự chú ý của độc giả Hàn Quốc Qua tên sách được biết, bản dịch tiếng

Hàn coi bài ca cua Ung là bài quan trọng nhất, thể hiện được tư tưởng chủ đạo

của bản dịch Như trước đã giới thiệu, bài này thể hiện được sự phản kháng của

58 1⁄4 (BS)

59 NS CDT

60 fz 1: I14:BBJ3#15

30

Trang 31

Ba Kim khi “tự do ngôn luận” của mình bị hạn chế và tỏ rõ quyết tâm “phải nóithật vì lòng yêu nhân dân”, quan tâm đến xã hội hiện thực được thé hiện trongTùy tưởng lục và tinh thần bat khuất của trí thức Trung Quốc.

Thời gian xuất ban, van đề tái cấu trúc và tên tác phẩm, lời giới thiệu tác

phẩm của dịch giả hoặc nhà xuất bản của bản dịch các nước cũng là một sự

phản ảnh của hiện trạng nghiên cứu Ba Kim tại nước này Các bản dịch nói trêncho thấy, bản dịch các nước phần lớn là chọn dịch, có khác biệt lớn về cấu trúc,

dung lượng cũng như tên sách, hình thức của Tuy fưởng lục trên thé giới phụ

thuộc vào mối quan tâm của dịch giả và hiện thực xã hội, môi trường chính trịcủa nước bản địa đương thời, cho nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệmtiếp nhận của cộng đồng đọc giả các nước

1.4 Xác định bản gốc nguyên tác cho bản dịch Việt ngữbản dịch Việt ngữ do hai dịch giả Trương Chính và Ông Văn Tùng lựa

chọn dich 59 bài trong 5 tập và xuất bản vào năm 1998 với tên 7ï ùy tưởng lục

(Theo dong suy tưởng) Như trước đã giới thiệu, Tuy tưởng lục có đủ các loại

phiên bản với nhiều hình thức, nhiều nhà xuất bản và thời gian xuất bản khác

nhau ở Trung Quốc, các phiên bản trên có khác biệt nhất định về nội dung nên

so sánh nguyên tác và bản dịch trước hết phải xác định bản nguyên gốc tiếngTrung mà dịch giả chọn dịch thì chúng ta mới có một hệ tham chiếu chuẩn mực

và kết luận sẽ đáng tin cậy hơn

Nguyên tác có tat cả 158 bài trong khi đó bản dịch Việt ngữ chỉ có 59 bài

Trước hết cần xác minh bản dịch Việt ngữ là dịch trực tiếp từ một tuyển tập

nào đó hay là do dịch giả tự lựa chọn Trong lời giới thiệu của bản dịch Việt

ngữ, dịch giả đã viết “ Đó là hoàn cảnh sáng tác Tuy ương lục mà chúng tôi trích dịch.” “Chọn dịch những bài này, chúng tôi cho là có nhiều ý nghĩa nhất ”[2, tr.7] Ngoài ra, người dịch không tìm được tuyển tập nào xuất bản

trước năm 1998 (thời điểm xuất bản của bản dịch Việt ngữ) phù hợp Vậy nên

31

Trang 32

chúng tôi xác định 59 bai trong bản dịch Việt ngữ là do dich gia tự chon trong

Trước hết, các cuén 7y tuéng lục khác ở nội dung văn bản (bổ sung, cắt

bỏ hay viết lại v.v.) khi nhiều nhà xuất bản cho ấn hành nhiều lần đưới nhiều

hình thức 7y twong lục được hoàn thành vào năm 1986, nhưng khi Nhà sách

Tam Liên Hồng Kông cho ra đời bản tổng hợp với tên 7ùy tưởng lục của BaKim vào năm 1988, tác giả mới đề xuất bài Thương nhớ Ho Phong, nên bỗ sungthêm một đoạn trích từ một bức thư của một người bạn nói về Hồ Phong [46,

tr.123-124], “đây là khác biệt lớn nhất giữa ban tổng hợp của Nhà sách Tam Liên và bản đơn lẻ của Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, cho đến năm 1989 Toàn tập Ba Kim ra đời, 2 bản nói trên mới được thông nhất”[46, tr.125], từ sau bài Thuong nhớ Hồ Phong của các cuỗn Tùy tưởng lục được xuất bản đều

có trích đoạn này Nhưng bài Tương nhớ Hồ Phong của bản dịch Việt ngữkhông có trích đoạn nay, cũng hoàn toàn không có bat kỳ bút tích sửa chữa câu

từ nào, nói lên bản gốc trong tay hai dịch giả Viêt Nam là Tuy fưởng lục xuất

bản trước năm 1989 Còn một điều đáng chú ý là các bài trong Tuy fưởng lục đều đăng trên Đại công báo ở Hồng Kông trước khi tổng hợp xuất bản và hai dịch giả Việt Nam có khả năng đọc được các bài viết bằng chữ phồn thể vì hai người học tiếng Trung trước những năm 1950, thời điểm Trung Quốc nội địa còn sử dụng chữ Hán phén thé như ở Hồng Kông Nhưng sau khi người viết tìm hiểu cho thấy, bản gốc của bản dịch Việt ngữ sẽ là một cuốn sách xuất bản

tổng hợp, chứ không phải dịch trực tiếp từ các bài báo đăng trên Đại công báo:

32

Trang 33

một là những chỗ sửa của Ba Kim khi cuốn sách được tổng hợp xuất bản đềuđược thê hiện trong bản dịch, ví dụ trong bài Kỷ niệm Phùng Tuyết Phong, có

một câu là “Năm 1936, tôi bỗng nghe Hà Thanh nói ” khi đăng trên báo, Ba

Kim đã bồ sung thành “Năm 1936 tôi ở Thượng Hải, bỗng nghe Hà Thanh nói ”

khi tuyên tập xuất bản, nội dung b6 sung này có thể hiện trong ban dịch Hơn nữa, bài Hoài niệm Lỗ Tấn tiên sinh bị cắt đi nội dung nhạy cảm khi đăng trên Đại Công báo, sau mới bô sung tròn vẹn khi xuất bản và nội dung bồ sung đó đều được thê hiện trong bản dịch Việt ngữ.

Thứ hai, nếu không tính những cuốn mà các nhà xuất bản chỉ ấn hành một,hai tập đơn lẻ, thì trước năm 1989, 7y zzởng lục chủ yêu có 3 bản: Một là bảnđầu tiên #Jj#R do Hiệu sách Tam Liên Hồng Kông lần lượt xuất ban từ năm1978-1986 (cuốn thứ 1) Hai là các bản đơn lẻ 47 AS do Nhà xuất ban Vănhọc Nhân dân lần lượt ấn hành từ năm 1980-1986 và tái bản vào năm 1989, các

cuốn gần như chỉ khác ở phần bìa sách, phần ảnh hoặc ghi chú, chứ về nội dung các bài tùy tưởng thì không có nhiều thay đồi, nên ở đây tạm coi là một bản

khác (cuốn thứ 2) Ba là bản tong hợp 2ƒ A do Nhà sách Tam Liên Bắc Kinhxuất bản vào năm 1987 (cuốn thứ 3) Trong đó, cuốn thứ 3 được loại bỏ ngay

như trên đã giới thiệu do cuốn này đã bổ sung những nội dung trong bài Thwong

nhớ Hồ Phong khi ban dịch Việt ngữ không có thể hiện Qua so sánh cuốn thứ

1 và thứ 2 cho thay, hai cuốn có khác ở nhan đề: ví dụ bài Nhớ tương anh Mãtrong bản dịch, cuốn thứ 1 dùng nhan đề Nhớ thương anh Mã Tôn Dung, chỉ có

cuốn 2 dùng Nhớ thương anh Mã Vì trong các bài thương nhớ bạn bè, dịch giả luôn bé sung day đủ họ và tên của đối tượng thương nhớ theo thói quen như bai Ky niệm Phùng Tuyết Phong, Tưởng nhớ dong chi Truong Man Dao, Nho anh Có Quân Chính, Nhớ Lê Liệt Văn khi các bản tiếng Trung là Kỷ niệm Tuyết

Phong, Tưởng nhớ đồng chí Mãn Đào, Nhớ anh Quân Chính, Nhớ Liệt Van.Như vậy nhan đề của bài Nhớ thuong anh Mã được dịch trực tiếp từ bản gốc

33

Trang 34

chứ không phải do dịch giả tự cắt bỏ Với lí do đó cuốn thứ 1 cũng được loại

bỏ và có thể nhận định cuốn thứ 2 tất cả các bản của Nhà xuất bản Văn họcNhân dân từ những năm 1980-1989 là bản gốc của bản dịch Việt ngữ Đồngthời, “Nhà xuất ban Văn học Nhân dân lần lượt xuất bản tập thứ 1 - 4 từ năm

1980-1984, tái bản tập thứ 1 - 4 khi xuất ban tập Vô dé lần đầu vào năm 1986

và tái bản tat cả 5 tập vào năm 1989, nhưng nói chung cùng một bản quyên, các bản trên có khác biệt nhỏ về nội dung [22, tr.23 | Đề tiện nghiên cứu, người dich sẽ chọn các ban tái bản vào năm 1989 làm nguyên tác dé so sánh với bản

dịch.

Tiểu kết

Ba Kim là cây đại thụ lớn trên văn học Trung Quốc, đã dé lại nhiều tácphẩm có giá trị và được nhiều học giả Trung Quốc và quốc tế theo dõi và nghiên

cứu 7y ứưởng lục của ông là tác phẩm day giá trị nhân văn truyền tải được

nhiều ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Trung Quốc nhất là khi gắn liền với môi

trường xã hội đương thời, có nhiều ân ban ở Trung Quốc, còn được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thé giới Khi so sánh với nguyên tác nói chung, các bản

dịch ít nhiều thé hiện đặc điểm riêng có sau chuyền ngữ bởi sự ảnh hưởng củangôn ngữ, văn hóa và môi trường xã hội nước bản địa, tạo nên các “biến thé”Tùy tưởng lục trên thé giới, ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm tiếp nhận củađộc giả phô thông Cụ thé đến bản dịch Việt ngữ, qua khảo sát được xác định

hai dịch giả Việt Nam lay 7y trong lục do Nhà xuất bản Văn học Nhân dân cho ra đời vào những năm 80 thế kỷ 20 làm nguyên tác.

34

Trang 35

Chương 2

NGUYEN TÁC VÀ BẢN DỊCH TUY TƯỞNG LUC TỪ BÌNH DIỆN

SO SÁNH CAU TRÚC TAC PHAM

Ở chương 1, chúng tôi đã giới thiệu Ba Kim và Tuy twong luc trong nền văn học đương đại Trung Quốc và thế giới trong đó có tình hình dịch thuật của Tùy tưởng lục trên thế giới, cũng như xác định được bản gốc nguyên tác cuả bản dịch Việt ngữ Trong chương 2, chúng tôi sẽ cụ thể phân tích những phương

diện tái cấu trúc tác pham trên cơ sở so sánh cau trúc nguyên tác và bản dịch

2.1 Cấu trúc nguyên tác 7ùy ưởng lục

Sau khi xác định nguyên tác của bản dịch Việt ngữ như đã trình bày ở trên,

chúng tôi sẽ trình bày về cấu trúc trọn vẹn nhất của nguyên tác 7y fưởng lục(Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 1989) như sau

Tùy tướng lục gồm năm tập thứ 158 bài (150 bài tùy tưởng, 8 bài phụ lục

và lời cuối sách) Tập đầu không có tên gọi riêng mà gọi là Tay tung lục tập mội!, có 30 bài tùy tưởng và 1 bài lời cuối sách, sáng tác từ năm 1978 đến năm

1979 Tập hai do tác giả đặt tên là Tim toi”, có 30 bài tùy tưởng và 1 bài phụ

lục, 1 bài lời cuối sách, sáng tác từ năm 1979 đến năm 1980 Tập ba đề là Loi nói thậi53, có 30 bài tùy tưởng và 1 bài lời cuối sách, sáng tác từ năm 1981 đến năm 1982 Tập bốn là Nam bénhTM, có 30 bài tùy tưởng và 1 bài phụ lục, 1 bài lời cuối sách, sáng tác từ năm 1982 đến năm 1984 Tập cuối cùng là V6 để5,

có 30 bai tùy tưởng và 1 bài phụ lục, 1 bài lời cuối sách, sáng tác từ năm 1984

Trang 36

đến năm 1986 Để tiện trình bày, 5 tập nói trên sẽ gọi tắt là tập thứ 1, tập Tìmtòi, tập Lời nói thật, tập Năm bệnh và tập Vô dé.

Trong Loi tựa chung của Tùy tưởng lục, Ba Kim đã cho rang: “Tôi sẽ bắttay vào những gì dé làm, như viết một cuốn sách nhỏ là Tùy zzởng lục Tôi cứ

viết từng bài một, đăng báo từng bài một Những bài viết này chỉ ghi lại cảm nghĩ của tôi, tùy lúc, tùy nơi, không có hệ thống mà cũng chăng cao siêu gì,

nhưng cũng không ôn hòa, êm thắm, không bệnh mà rên, không đau, khôngngứa Tôi không nói những điều mọi người nói Nói như thế thì nói cũng bằngkhông nói, viết cũng như không viết.”[14, tr.1] Đúng như Ba Kim đã nói, ôngviết từng bài một, đăng báo từng bài một, 150 bài tùy tưởng sắp xếp theo thờigian do tác giả nghĩ đến đâu viết đến nay, gần như không hệ thống về nội dung

Thời gian ở đây là thời gian sáng tác, chứ không phải là thời gian sự kiện trong

các bài Từ bai đầu tiên (bài 1) Bàn về phim Vong hương được viết vào ngày 1

tháng 12 năm 1978, đến bài cuối cùng (bài 150) Thương nhớ Hồ Phong viết vào ngày 20 tháng 8 năm 1986, có thé nói ngoài may bài như Hoài niệm Lỗ Tan tiên sinh có môi trường xã hội phức tạp như trước đã giới thiệu cũng như mấy bài chưa ghi rõ thời gian sáng tác ra, các bài còn lại gần như theo đúng thứ

tự thời gian.

Trước tiên cần chỉ ra rằng, 8 bài phụ lục và lời cuối sách không phải làchính văn và không có ý nghĩa khi phân tích cấu trúc gan với nội dung chủ dé,nên người viết sẽ chỉ phân tích 150 bài tùy tưởng ở đây Như trên đã trình bày,

thứ tự các bài tùy tưởng không xếp theo nội dung, nhưng sau khi người viết tìm hiểu, rõ ràng là 150 bài đó vẫn được quy vào may nhóm chu đề lớn Như trong Tuyển tập Tùy tưởng lục do Nhà sách Tam Liên Bắc Kinh xuất bản vào năm

2003, nhà biên soạn đã chia các bài tùy tưởng thành 5 nhóm chủ đề: mộ: là phản tw, phê phán về Cách mạng Văn hóa, hai là cảm nhận về xã hội đương

thời, ba là những hồi ức về quá khứ, thương nhớ bạn bè và người thân, thứ tư

36

Trang 37

là một vài suy nghĩ về văn học và văn đàn, năm là giao lưu quốc tế Do vậy,

người viết sẽ sử dụng cách phân chia 150 bài tùy tưởng theo 5 nhóm chủ đề nói

trên để tiện so sánh và phân tích về cấu trúc.

Qua sự thống kê của người viết cho thấy, số lượng bài của 5 nhóm chủ đề không đồng đều, cụ thé như sau: có 33 bài thuộc nhóm nội dung phản tư, phê phán về Cách mạng Văn hóa (dưới đây sẽ gọi tắt là nhóm chủ đề Cách mạng Văn hóa), có 40 bài cảm nhận về xã hội hiện thực (dưới đây sẽ gọi tắt là nhóm chủ đề hiện thực xã hội), có 24 bài là những hồi ức về quá khứ, thương nhớ bạn

bè và người thân (dưới đây sẽ gọi tắt là nhóm chủ đề thương nhớ), có 35 bài là

những suy nghĩ về văn học và văn đàn (dưới đây sẽ gọi tắt là nhóm chủ đề văn học nghệ thuật), có 18 bài là giao lưu quốc tế (dưới đây sẽ gọi tắt là nhóm chủ

dé giao lưu quốc tế), 5 nhóm chủ đề lần lượt chiếm 22%, 27%, 16%, 23%, 12%

trong tông số 150 bài tùy tưởng, cho thấy nguyên tác coi trọng chủ đề cảm nhận

về xã hội hiện thực nhiều nhất, cho thấy mối quan tâm lớn nhất của tác giả là

hiện thực xã hội.

# Chủ đề Cách mạng Văn hóa _# Chủ đề hiện thực = Chủ đề thương nhớ

Bang 2.1 37

Trang 38

Còn chia nhóm trong các tập như sau:

Trong tập thứ nhất có 5 bài thuộc nhóm chủ đề Cách mạng Văn hóa, 3 bàithuộc nhóm chủ đề hiện thực xã hội, 4 bài thuộc nhóm chủ đề thương nhớ, 6bài thuộc nhóm chủ đề văn học nghệ thuật và 12 bài thuộc nhóm chủ đề giao

lưu quốc tế Thống kê trên cho thấy tập này có bài nói về van đề giao lưu quốc

tế nhiều nhất, có tới 12 bài Nhà nghiên cứu Trần Tư Hòa quan niệm rằng, từ then chốt của tập này là “đua nhau tranh nở”, nhưng không vạch kế hoạch một cách hệ thống mà chỉ tim dé tài để tỏ ra quan điểm mình theo sự phát triển của

xã hội.[23, tr 169]

Phân bố chủ đề của tập thi nhất

a

4

= Chủ đề Cách mang Van hoa = Chủ dé hiện thực xã hội Chủ đề thương nhớ

= Chủ đề văn nghệ = Chủ đề giao lưu quốc tế

Bảng 2.2

Trong tập Tim toi có 11 bài thuộc nhóm chủ đề Cách mạng Văn hóa, 5 bài

thuộc nhóm chủ đề hiện thực xã hội, 5 bài thuộc nhóm chủ đề thương nhớ, 6bài thuộc nhóm chủ đề văn học nghệ thuật và 3 bài thuộc nhóm chủ đề giao lưuquốc tế Theo giáo sư Hòa, “Tập này đạt tên là “tìm tdi’, đây cũng là từ thenchốt của tập này”[23, tr.169] Từ thống kê trên cho thấy tập Tìm tòi có 11 bàiliên quan đến Cách mạng Văn hóa, nói lên sự tìm tòi của tác giả chủ yếu tập

trung vào van dé liên quan đên Cách mang Văn hóa.

38

Trang 39

= Chủ đề Cách mạng Văn hóa = Chủ đề hiện thực xã hội = Chủ đề thương nhớ

= Chủ đề văn nghệ = Chủ đề giao lưu quốc tế

Bảng 2.3

Trong tập Lời nói thật có 6 bài thuộc nhóm chủ đề Cách mạng Văn hóa,

10 bài thuộc nhóm chủ đề hiện thực xã hội, 7 bài thuộc nhóm chủ đề thương nhớ, 6 bài thuộc nhóm chủ đề văn học nghệ thuật và 1 bài thuộc nhóm chủ đề giao lưu quốc tế Thống kê trên cho thấy, tập này có 10 bài nói về những vấn

đề trong xã hội hiện thuc Theo giáo sư Hòa, từ then chốt của tập này là “nói thật”, tác giả nhấn mạnh lập trường “nên nói thật về các vấn đề xã hội 123,

tr.169] Nhóm nội dung bàn về các vấn đề xã hội hiện thực có số lượng nhiềunhất (có tới 10 bài) cũng là một sự minh chứng về quan điểm này

Phân bố chủ dé của tập Lời nói thật

39

Trang 40

Trong tập Nam bệnh có 2 bài thuộc nhóm chủ đề Cách mạng Văn hóa, 8bài thuộc nhóm chủ đề hiện thực xã hội, 6 bài thuộc nhóm chủ đề thương nhớ,

13 bài thuộc nhóm chủ đề văn học nghệ thuật và I bài thuộc nhóm chu đề giaolưu quốc tế Thống kê cho thấy nhóm nội dung cảm nghĩ về giới văn học nghệ

thuật có tới 13 bài là nhiều nhất Theo giáo sự Hòa, tập Nam bệnh có từ then chốt là “năm bệch”, một mặt vì tác giả đã già yếu phải năm bệnh trong một khoảng thời gian dày khi viết tập Nam bệnh, mặt khác tác giả cũng ám chi mình

đang “nằm bệnh” trong xã hội hiện thưc

= Chủ đề Cách mạng Văn hóa = Chủ đề hiện thực xã hội Chủ đề thương nhớ

= Chủ đề văn nghệ = Chủ đề giao lưu quốc tế

Bảng 2.5

Trong tập V6 đề có 9 bài thuộc nhóm chủ đề Cách mang Văn hóa, 14 bàithuộc nhóm chủ đề hiện thực xã hội, 2 bài thuộc nhóm chủ đề thương nhớ, 4bài thuộc nhóm chủ đề văn học nghệ thuật và | bài thuộc nhóm chủ đề giao lưuquốc tế Tập này có tới 14 bài nói về xã hội hiện thực và 8 bài về Cách mạngVăn hóa Theo giáo sư Hòa, từ then chốt của tập này là “vô đề”, nghĩa là vấn

đê khó nói ra , mà đó chính là “Cách mạng Văn hóa”.

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w