Nội dung của các bài viết đề cập đến một khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng như về nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng; các nguyên tắ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
-0-0 -
NGUYỄN THỊ MINH LOAN
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CỦA PHÁP LUẬT SO SÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – 2020
Trang 2KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
-0-0 -
NGUYỄN THỊ MINH LOAN
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CỦA PHÁP LUẬT SO SÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Giang Nam
HÀ NỘI – 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Minh Loan
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự
PICC : Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế
PECL : Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu
CISG : Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG 15
1.1 Khái quát chung về hợp đồng 15
1.2 Khái quát chung về giai đoạn tiền hợp đồng 17
1.2.1 Khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng 17
1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng 19
1.3 Điều chỉnh pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng 23
1.3.1 Nghĩa vụ pháp lý tiền hợp đồng 23
1.3.2 Các mô hình trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 26
1.4 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 29
1.4.1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 29
1.4.2 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại 30
1.4.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 31
1.4.4 Hậu quả pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại 31
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BỒI PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 32
2.1 Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Pháp 32
2.1.1 Cơ sở pháp lý cho trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 32
2.1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 38
2.1.3 Hậu quả pháp lý phát sinh 40
Trang 62.2 Trách nhiệm tiền hợp đồng theo pháp luật Anh 42
2.2.1 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm tiền hợp đồng 42
2.2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 44
2.2.3 Hậu quả pháp lý và xác định loại thiệt hại 45
2.3 Trách nhiệm tiền hợp đồng theo pháp luật của Hà Lan 46
2.3.1 Cơ sở pháp lý cho trách nhiệm tiền hợp đồng 48
2.3.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm tiền hợp đồng 49
2.3.3 Hậu quả pháp lý và điều kiện theo quy định của các bên 49
2.4 Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - ĐỀ XUẤT, KIẾN GIẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 52
3.1 Lịch sử phát triển trách nhiệm tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 52
3.1.1 Giai đoạn trước khi ban hành BLDS năm 2015 52
3.1.2 Giai đoạn từ khi ban hành BLDS năm 2015 đến nay 54
3.2 Quy định chung về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 61
3.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 62
3.2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng 65
3.2.3 Hậu quả pháp lý phát sinh 71
3.3 Đề xuất - kiến giải hoàn thiện pháp luật 73
3.3.1 Mở rộng phạm vi nghĩa vụ tiền hợp đồng trơng bộ luật dân sự 73
3.3.2 Quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu 76
3.3.3 Bổ sung nghĩa vụ đàm phán lại hợp đồng trơng trường hợp chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng 77
Trang 73.3.4 Đề xuất cơ chế áp dụng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp
đồng” trong Bộ luật Dân sự 79
KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng (Precontractual Liability) là một trong
những vấn đề quy định trách nhiệm của các bên trong quá trình tham gia đàm phán,
ký kết hợp đồng trên cơ sở của nguyên tắc thiện chí, trung thực Theo đó, các chủ thể trong giai đoạn giao kết hợp đồng phải cung cấp cho nhau một cách tự nguyện, đầy đủ và trung thực đối với những thông tin liên quan đến hợp đồng sắp được giao kết, đây là nguyên tắc được áp dụng chủ đạo và xuyên suốt trong quan hệ hợp đồng đặc biệt trong quá trình đàm phán Do đó khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ được thỏa thuận và nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn tiền hợp đồng sẽ làm phát sinh trách nhiệm giữa các bên, được gọi là trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Chế định trách nhiệm tiền hợp đồng được sử dụng nhiều trong pháp luật quốc tế cũng như trong luật hợp đồng của các quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan, v.v Theo đó, quy định trách nhiệm của các bên trong quá trình đàm phán, tạo lập một mối quan hệ pháp lý ràng buộc, buộc các bên tham gia đàm phán phải thực hiện đúng như những gì đã cam kết hoặc lựa chọn nhằm mục đích cho việc đảm bảo hợp đồng có thể được ký kết trong tương lai Tuy nhiên, chế định này chưa được quy định một cách rõ ràng và minh thị trong pháp luật Dân sự Việt Nam
Hiện nay, thuật ngữ “trách nhiệm tiền hợp đồng” chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp lý cụ thể của Nhà nước Trên thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến lĩnh vực hợp đồng cho thấy, việc thiếu quy định về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng Sự nới lỏng của pháp luật và thiếu vắng những chế tài đủ mạnh trong giai đoạn tiền hợp đồng đã dẫn đến những trường hợp một trong các bên lợi dụng quá trình đàm phán
để đạt được những lợi ích khác ngoài những lợi ích có thể thu được từ việc xác lập hợp đồng như thu thập những thông tin quan trọng có tính bảo mật cao như bí mật kinh doanh, phương thức hoạt động, v.v nhằm mục đích trục lợi Hoặc việc một bên
Trang 9đột ngột chấm dứt đàm phán mà không có lý do chính đáng sau khi các bên đã trải qua một quá trình đàm phán đủ dài và tạo lập một niềm tin rằng hợp đồng sẽ được
ký kết, v.v Đây là những hành vi đã xảy ra trên thực tế, hậu quả phát sinh không chỉ gây ra tổn thất rất lớn cho bên còn lại mà còn vi phạm nghiệm trọng nguyên tắc thiện chí, trung thực - một trong những nguyên tắc chung cơ bản của pháp luật Dân
sự Và những hành vi vi phạm khác cũng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên đồng thời tính cân bằng giữa các chủ thể không còn được đảm bảo
Mặc dù chưa có sự công nhận trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là một hình thức trách nhiệm dân sự hay chế tài thương mại nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chế định này không tồn tại trong quan hệ hợp đồng của pháp luật Việt Nam Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có quy định nghĩa vụ của các bên đối với thông tin trong giao kết hợp đồng (Điều 387 BLDS 2015) và khi có hành vi vi phạm những nghĩa vụ này chế tài mà nhà làm luật đặt ra là buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại mà bên kia phải gánh chịu Việc chỉ dừng lại quy định ở trách nhiệm bồi thường mà không có sự giải thích rõ ràng, cụ thể rằng “bản chất pháp lý của trách nhiệm này là gì?” dẫn đến việc khó khăn trong thực tiễn áp dụng Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam chỉ ghi nhận hai loại trách nhiệm dân sự là: trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng và trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng Như vậy, trường hợp một trong các bên có lỗi gây thiệt hại cho bên còn lại trong giai đoạn tiền hợp đồng thì sẽ được những vấn đề này sẽ được xử lý như thế nào? Đây là những vẫn đề quan trọng cần được xác định và giải thích rõ ràng trong pháp luật Việt Nam
Vì vậy, để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, khóa luận tập trung vào nghiên cứu những vấn đề pháp lý tiền hợp được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam
và một số quốc gia tiêu biểu Trên cơ sở làm rõ phạm vi nghĩa vụ phát sinh trong giao kết hợp đồng quy định tại Điều 387 BLDS 2015 từ đó xác định rõ bản chất pháp lý của trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo cách tiếp cận so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới Hướng đến tìm ra những giải pháp phù hợp giúp
Trang 10hoàn thiện quy định về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về hợp đồng và trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại tương đối nhiều và phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, đề tài trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng còn tương đối mới mẻ và chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu Có thể đề
cập đến một số công trình tiêu biểu hiện nay là tác phẩm “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của tác giả TS Lê Trường Sơn, Nhà xuất bản Hồng Đức
– Hội Luật Gia Việt Nam, năm 2016 là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh trong giai đoạn tiền hợp đồng Bên cạnh đó là cách cuốn sách, bài viết chuyên khảo về hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong pháp luật dân sự nói riêng như tác phẩm “Việt Nam Dân luật lược khảo” của tác giả LS Vũ Văn Mẫu, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1963; “Giáo trình Luật Hợp đồng – phần chung” PGS.TS Ngô Huy Cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, PGS.TS
Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2016; sách Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án của Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, năm 2018;
Các bài viết chuyên khảo liên quan “Khái niệm hợp đồng và những nguyên
tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam”, tác giả Trần Kiên (2017), Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019; Bùi Thị Thanh Hằng (2017) với bài viết
“Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Bên cạnh đó, còn có các bài viết về nghĩa vụ tiền hợp đồng, cụ thể:
Nguyễn Bình Minh, Hà Công Anh Bảo, bài viết “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới” ngày 07/10/2016; Nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi
Trang 11trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự (2015), Tạp chí Luật học; Ngô Huy Cương
“Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010; v.v Một số bài viết của các học giả nước ngoài
có liên quan như: Spéner Yawaga (1997) “Nghĩa vụ tiền hợp đồng của công ty bảo hiểm và đánh giá chung về luật bảo hiểm của Pháp”; G Clusellas, "Trách nhiệm trước hợp đồng và sự công nhận", La Ley tháng 8 năm 2010; v.v
Đây là những công trình có giá trị nghiên cứu lớn về khoa học lý luận và thực tiễn áp dụng Nội dung của các bài viết đề cập đến một khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng như về nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng; các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn giao kết hợp đồng, trách nhiệm trung thực thiện chí trong quá trình đàm phán, thương lượng Những công trình này là cơ sở, tiền đề cho khóa luận đi tiềm hiểu và nghiên cứu sâu hơn trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam dưới góc độ so sánh Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những tinh hoa, kết quả nghiên cứu của những công trình nêu trên, khóa luận sẽ cố gắng đưa ra những khuyến nghị về những vướng mắc
có thể phát sinh trong quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật hiện tại trong pháp luật Việt Nam đối với trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận trách nhiềm tiền hợp đồng, do đây là một chế định của pháp luật nước ngoài Căn cứ dựa theo điều khoản về
“Thông tin trong giao kết hợp đồng” được quy định tại Điều 387 BLDS Việt Nam
2015 trên hai phương diện: cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng, khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và làm rõ thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện tại để chỉ ra vướng mắc và những khuyến nghị cho Điều 387 BLDS Việt Nam 2015 Để đạt được mục tiêu đó, tác giả đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 12(i) Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; khái niệm, điều kiện phát sinh, hệ quả pháp lý của trách nhiệm tiền hợp đồng
(ii) Phân tích tập trung làm rõ ý chí của nhà làm luật quy đinh về trách nhiệm tiền hợp đồng thông qua quy định trong BLDS Việt Nam 2015 Từ đó xác định bản chất pháp lý và phạm nghĩa vụ phát sinh trong Điều 387 BLDS Để đi tìm câu trả lời cho trách nhiềm bồi thường trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
(iii) So sánh với quy định pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới về trách nhiệm tiền hợp đồng Từ đó chỉ ra những vướng mắc trong pháp luật của Việt Nam hiện tại để khuyến nghị tìm ra hướng đi mới phù hợp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng Đối với pháp luật Việt nam, khóa luận nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan Bên cạnh đó, nghiên cứu một số bản án của Tòa án Việt Nam và bản án của một số quốc gia trên thế giới để làm ví dụ minh họa cho thực tiễn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam theo dòng chảy thời gian từ trước khi có BLDS 2015 và sau khi ra đời BLDS 2015 Về mặt không gian, nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia như Pháp đại diện cho truyền thống pháp luật Civil law, Anh đại diện cho truyền thống pháp luật Common law và pháp luật Hà Lan có tư duy mới và là sự dung hòa giữa họ pháp luật đối với quy định về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các
Trang 13quy định về trách nhiệm dân sự trong giai đoạn tiền hợp đồng Trong đó, chú trọng
sử dụng các phương pháp
Thứ nhất, phương pháp lịch sử để nghiên cứu sự ra đời và phát triển của chế
định trách nhiệm tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, phân tích làm rõ tư tưởng của các nhà lập pháp chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục
Thứ hai, phương pháp phân tích logic và tổng hợp nhằm mục đích thấy được
mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quá trình tham gia, đàm phán xác lập hợp đồng Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam từ đó có cơ sở tìm ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Thứ ba, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, từ những quy định của
pháp luật kết hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật của các bản án, án lệ của Việt Nam và thế giới để phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý đặt ra
Thứ tư, phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ mối quan hệ pháp lý giữa
quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Anh, Hà Lan để có cách tiếp cận mới đối với những quy định trong pháp luật Dân sự Việt Nam về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong giai đoạn đàm phán giao kết hợp đồng nói riêng
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm 3 chương chính
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Chương 2: Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo quy định của một số quốc gia trên thế giới
Trang 14Chương 3: Trách nhiệm pháp lý giai đoạn tiền hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG 1.1 Khái quát chung về hợp đồng
Ở Việt Nam, pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Trong pháp luật Dân sự, hợp đồng là một trong những chế định trung tâm Bởi vậy, hợp đồng được coi như là luật quy định trách nhiệm giữa các bên và một lẽ tất yếu rằng, bên vi phạm sẽ phải chịu một hậu quả do đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng.1
Chế định hợp đồng xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời phong kiến trong Bộ Luật Hồng Đức của nhà Lê Sơ, chế định hợp đồng đã được nhắc đến trong các giao dịch, chuyển nhượng quyền sở hữu, tuy chưa có định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhưng đã có những quy định liên quan đến điều kiện, hình thức, nội dung cơ bản của hợp đồng, ví dụ “các giao dịch được thực hiện phải được thể hiện trong khế ước
và không được có sự man trá” Sau này, chế định hợp đồng bắt đầu được quy định
cụ thể hơn trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936
và Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm 1972 Tuy nhiên, do hầu hết chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của BLDS Pháp 1804 nên hợp hợp đồng lúc này với tên gọi chung là khế ước được hiểu “là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác” để tặng cho, chuyển giao, hoặc làm hay không làm cái
Điều 680(2) Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều
người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì”
Điều 653 Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm 1972 quy định: “Khế ước hay hiệp ước là một hành vi pháp
lý do sự thỏa thuận giữa hai người hay nhiều người để tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi, đối nhân hay đối vật”
Trang 16ước” thành “hợp đồng dân sự” theo đó: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Tuy nhiên, ở những nước có sự phân biệt giữa luật công và luật tư như Việt Nam thì BLDS thường được coi là nền tảng của luật tư3, được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Vì vậy, việc thêm bổ ngữ “dân sự” phía sau trong chế định hợp đồng được cho là chưa phù hợp
Đến khi BLDS năm 2015 ra đời, quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” đã được
đánh giá là khái niệm hoàn thiện nhất, khắc phục được những khuyết điểm về cách định nghĩa của hợp đồng trong các bộ luật trước Thể hiện chế định hợp đồng trong BLDS có tính bao quát cho toàn bộ các quan hệ tư, nơi các chủ thể ở trong mối quan hệ bình đẳng với nhau
Theo Bộ luật Dân sự Pháp 1804 (sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh 2016-131)
quy định hợp đồng là “sự thống nhất ý chí giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo lập,
có sự nhầm lẫn giống nhau về một nội dung thì hợp đồng đó vẫn được coi là đã xác lập
Án lệ của Nhật cũng có những quy định tương tự như nếu 02 bên cũng có sự gặp gỡ về sự đồng nhất ý chí về một nội dung khớp nhau theo mặt chủ quan thì hợp đồng đó coi như có sự xác lập
Từ một số định nghĩa về hợp đồng trên, có thể xác định hai vấn đề trọng tâm
trong chế định về hợp đồng, đó là: (i) sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia
hợp đồng, và (ii) tạo lập một hậu quả pháp lý.5 Vấn đề thứ nhất của chế định hợp
3 Trần Kiên, Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019
4 Điều 1101, Bộ luật Dân sự Pháp (sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh 2016-131)
5 Ngô Huy Cương (2013), sđd, tr.12
Trang 17đồng thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và sự thỏa thuận thể hiện ý chí, đây là vấn đề biểu hiện của giai đoạn giao kết hợp đồng; vấn đề thứ hai của chế định hợp đồng, thể hiện mục đích của hợp đồng là xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, vấn đề này là biểu hiện của giai đoạn thực hiện hợp đồng
Do đó, một cách chung nhất, hợp đồng có thể được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ pháp luật hoặc quyền và nghĩa vụ giữa các bên.6
Ý nghĩa xã hội quan trọng của hợp đồng là nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội, đảm bảo được sự bình ổn, từ đó hình thành nên những nguyên tắc để duy trì
sự bình ổn này Hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn đàm phán, đồng thời là đảm bảo quyền tự do, tính tự nguyện trong giao kết hợp đồng, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng, đây là những nguyên tắc cần được đảm bảo trước nhất
1.2 Khái quát chung về giai đoạn tiền hợp đồng
Nếu như hợp đồng chỉ có thể được thực hiện và đem lại lợi ích cho các chủ thể một cách tốt nhất khi hợp đồng được giao kết, phản ánh gần nhất mong muốn, tiệm cận thực sự lợi ích của các bên Thì để đạt được mục tiêu này, quá trình đàm phán thương lượng cho đến khi giao kết hợp đồng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho các bên hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn có thể phát sinh khi hợp đồng được thực hiện Quá trình này được gọi là giai đoạn tiền hợp đồng
1.2.1 Khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng
Giai đoạn tiền hợp đồng (giai đoạn trước hợp đồng – pre contractual phase) được hiểu là giai đoạn ban đầu của quá trình đàm phán, trong đó các bên xem xét khả năng giao kết hợp đồng, xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, một bên thể hiện mong muốn xác lập hợp đồng cho đến khi được giao kết Tuy
6 Ngô Huy Cương (2013), sđd, tr.16
Trang 18nhiên, hiện nay vẫn chưa có “một định nghĩa chính thức, cụ thể, rõ ràng về giai đoạn tiền hợp đồng trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia”.7
Thông thường, giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ khi một bên đưa ra lời mời giao kết bày tỏ ý định tạo lập một hợp đồng (như quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa đưa ra thông tin) cho người khác biết mong muốn xác lập một hợp đồng của mình Đó được coi là yếu tố đầu tiên của giai đoạn tiền hợp đồng và được gọi là lời mời giao kết Trong giai đoạn này các bên sẽ tiến hành đàm phán, thương lượng
và thảo luận các vấn đề liên quan để đi đến kết quả là hợp đồng được xác lập Và khi hợp đồng được giao kết thành công thì giai đoạn tiền hợp đồng được coi như là chấm dứt Theo pháp luật Việt Nam thời điểm kết thúc giai đoạn giao kết hợp đồng được thể hiện qua việc một bên chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, hết hạn trả lời chấp nhận hoặc có thông báo về việc thay đồi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực, v.v.8
Ở một số quốc gia thời điểm xác lập quan hệ tiền hợp đồng giữa các bên được xác lập từ bắt đầu từ khi một bên vào cửa hàng để mua đồ, kể từ thời điểm này các bên đã hình thành mối quan hệ pháp lý giữa người mua và người bán9 Đây là cách giải thích của Tòa án tối cao Đức áp dụng trong một bản án Germuseblattfal
dựa trên học thuyết Culpa in contrahendo (lỗi trong giai đoạn đàm phán hợp đồng)
Theo đó việc đi vào một cửa hàng đã ngầm thể hiện ý định xác lập một quan hệ với người bán hàng10 Tuy nhiên, trường hợp một trong các bên từ chối giao kết hợp đồng hoặc hủy bỏ cuộc đàm phán không có lý do chính đáng khiến hợp đồng không thể được xác lập, gây thiệt hại cho bên còn lại, đồng thời có sự vi phạm nghĩa vụ hình thành trong quá trình thỏa thuận đàm phán giữa các bên cũng như vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực thì khi đó sẽ phát sinh một loại trách nhiệm được gọi là trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Trang 191.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng
Trong BLDS năm 2005, các nguyên tắc chi phối chế định hợp đồng đươc phân chia tương ứng với từng giai đoạn của hợp đồng, bao gồm các nguyên tắc trong giai đoạn giao kết hợp đồng và nguyên tắc trong giai đoạn thực hiện hợp đồng Theo đó, quy định riêng về các nguyên tắc điều chỉnh trong giai đoạn tiền hợp đồng như sau:
Điều 389 BLDS 2005 quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: “Việc giao kết hợp đồng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây (1) Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; (2) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hai nguyên tắc cơ bản chi phối giai đoạn tiền hợp đồng là nguyên tắc tự do hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực Tuy nhiên đến BLDS năm 2015, các nhà làm luật đã quy định một bộ nguyên tắc chung mang tính khái quát áp dụng cho cả Bộ luật, thay vì phân chia thành từng nhóm nguyên tắc riêng biệt đối với từng giai đoạn như trước đó trong giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng Việc bỏ đi quy định này không đồng nghĩa là trong giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng không chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc nào
mà buộc phải tuân thủ các nguyên tắc chung, cơ bản của Pháp luật Dân sự.11
Nhìn chung, theo pháp luật thế giới và thực tế áp dụng pháp luật tại Việt Nam, giai đoạn tiền hợp đồng vẫn chịu sự điều chỉnh cơ bản của nguyên tắc là tự do hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực
(a) Nguyên tắc tự do hợp đồng
Theo Vũ Văn Mẫu, tự do hợp đồng hay tự do ý chí là một sản phẩm lịch sử của các học thuyết về tự do ở thế kỷ 18, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các BLDS của Đức và Pháp12 Lý thuyết về sự tự do ý chí, ủng hộ sự tự do thương thượng để ràng
Trang 20buộc chính mình sẽ mang lại công bằng và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh vượng giữa các cá nhân với nhau. 13
Như vậy, tự do ý chí trong chế định hợp đồng được hiểu là các bên được tự do giao kết hợp đồng hay thoả thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo ý chí của mình mà không trái với trật tự công.14 Điều này được thể hiện rõ tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc tự do ý
chí như sau: “Các cá nhân, pháp nhân xác lập thực hiện, chấm dứt, quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng”
Ngoài ra, sự tự do trong hợp đồng còn được thể hiện trong các văn bản pháp luật quốc tế như: Tự do thương lượng trong giai đoạn tiền hợp đồng được ghi nhận
tại Điều 2:301 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu: “các bên được tự do thương lượng” theo đó tự do hợp đồng của các bên trước hết bắt đầu từ việc tự do thương
lương trong giai đoạn tiền hợp đồng Hay tự do ấn định nội dung hợp đồng được ghi
nhận tại Điều 1.1 Bộ nguyên tắc Unidroit: “các bên được tự do ấn định nội dung của hợp đồng” và Điều 1:102 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu theo đó “các bên được tự do xác định nội dung hợp đồng”
Theo Bộ nguyên tắc của ICC (International Chamber of Commerce) về hợp đồng thương mại quốc tế cũng có quy định về nguyên tắc trách nhiệm trước hợp đồng tại mục IV, Điều 8(1) như sau:
(i) Một bên được tự do đàm phán hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm về việc không đạt được thỏa thuận với bên kia
(ii) Một bên phá vỡ cuộc đàm phán với mục đích xấu sẽ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất mà mình gây ra (yếu tố lỗi trong học thuyết Contrahendo)
Trang 21(iii) Đặc biệt, trường hợp một bên không có ý định xác lập hợp đồng nhưng vẫn tham gia vào quá trình đàm phán thỏa thuận hợp đồng và tạo một niềm tin cho bên kia rằng hợp đồng sẽ được ký kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất mà phía bên kia phải chịu do việc phá vỡ các cuộc đàm phán nếu hợp đồng không được xác lập
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì trong quá trình giao kết các bên được quyền tự do hợp đồng, bao gồm quyền từ chối lời đề nghị của một bên hoặc ngừng đàm phán bất cứ lúc nào Tuy nhiên, nguyên tắc tự do ý chí ở đây phải được cân bằng với nguyên tắc thiện chí trong hợp đồng, nếu bên nào chấm dứt hợp đồng với mục đích xấu hay làm dụng đàm phán để trục lợi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất mà mình gây ra từ việc hủy bỏ đàm phán
Theo nguyên tắc này các cá nhân chỉ có thể bị ràng buộc bởi ý chí của mình Việc giao kết hợp đồng dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện, thỏa thuận Hệ quả đương nhiên là một bên khi đã được tự do và tự nguyện cam kết thì phải thực hiện đúng như cam kết
(b) Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Từ cuối thế kỷ 17, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và phát triển nguyên tắc thiện chí, trung thực là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong giao kết hợp đồng Nội dung cơ bản của nguyên tắc thiện chí được hiểu
ở đây là các bên trong giao kết hợp đồng phải cung cấp cho nhau một cách tự nguyện, đầy đủ và trung thực đối với những thông tin liên quan trong giao kết hợp đồng Nguyên tắc này được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của các nước theo truyền thống pháp luật Civil law, đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng đây là nguyên tắc được áp dụng chủ đạo và xuyên suốt
Nguyên tắc thiện chí (Good faith) trong giao kết hợp đồng được giải thích gần với nguyên tắc tự do ý chí, có nghĩa là việc xác lập hợp đồng và các điều kiện
Trang 22của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên.15 Theo đó, “good faith” dịch theo tiếng Latin là “bona fide” được hiểu là “một niềm tin chân thành hay động cơ mà không
“good faith” như sau: “một nguyên tắc cơ bản bắt nguồn từ quy tắc pacta sunt servanda, và các quy tắc pháp lý khác, độc lập và liên hệ trực tiếp đến sự trung
thực, công bằng và hợp lý, việc áp dụng được xác định tại một thời điểm cụ thể theo tiêu chuẩn của sự trung thực, công bằng và hợp lý đang phổ biến trong cộng đồng được coi là thích hợp cho việc xây mới hoặc sửa đổi các quy định pháp lý”.17
Một cách hiểu khác, nguyên tắc này là giới hạn cho sự tự do hợp đồng, buộc
các bên phải trung thực, và thực hiện đúng với những cam kết trong hợp đồng một cách tự nguyện Điều này có thể thấy rõ trong pháp luật Việt Nam khi quy định sự
tự do hợp đồng của các bên nhưng không được “trái luật” và “trái đạo đức xã hội”
Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Common law, nguyên tắc này không được ghi nhận một cách mạnh mẽ Theo đó, các bên tham gia đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc thiện chí, trung thực đối với bên còn lại Do vậy, họ được quyền hưởng tự do hợp đồng cũng như tự do không giao kết hợp đồng
mà không phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại nào xảy ra trong quá trình đàm phán
Nếu như mỗi hệ thống pháp luật có cách tiếp cận khác nhau đối với nguyên tắc thiện chí, trung thực thì tại Điều 7 Công ước CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980, nguyên tắc thiện chí, trung thực được xem là sự thỏa hiệp thành công giữa các hệ thống pháp luật khi mở rộng phạm vi điều chỉnh của nghĩa
vụ này trong quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng
William Tetley (2004), Good Faith in Contract Particularly in the Contracts of Arbitrationand Chartering,
McGill University, p.4, available at: thecontracts-of-arbitration-and-chartering.html
Trang 23http://docplayer.net/1661304-Good-faith-in-contract-particularly-in-Điều 1.7 Nguyên tắc thiện chí và trung thực của PICC quy định: “(i) Các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế; và (ii) Các bên trong hợp đồng không được hạn chế hoặc loại bỏ nghĩa vụ này”
Theo đó, “cần xem xét tính chất quốc tế và cần thiết phải thúc đẩy việc áp dụng Công ước này một cách thống nhất và bảo đảm nguyên tắc thiện chí trong
thương mại quốc tế” Các vấn đề pháp lý liên quan sẽ được giải quyết theo nguyên
tắc chung hoặc theo luật áp dụng được xác định dựa trên quy tắc của tư pháp quốc
tế Và theo PICC (Pricinples of international commercial contracts) thì nguyên tắc
này không bị hạn chế hay giới hạn
1.3 Điều chỉnh pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng
1.3.1 Nghĩa vụ pháp lý tiền hợp đồng
Thuật ngữ “nghĩa vụ tiền hợp đồng” xuất hiện đầu tiên trong học thuyết
“Culpa in contrahendo” của tác giả Udolph Von Jherin Nội dung của học thuyết
nói lên trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng đối với các vi phạm của mình trong giai đoạn tiền hợp đồng.18
Tại thời điểm các bên tiến hành đàm phán, mỗi bên đều phải đáp ứng được yêu cầu trung thực và công bằng trong việc xây dựng mối quan hệ với bên còn lại Nội dung của học thuyết sau đó được thừa nhận và lan
rộng đến nhiều quốc gia, trong tiếng Anh được gọi là “Precontractual liability” hoặc thuật ngữ Latin là “Culpa in contrachendo” có nghĩa là “lỗi trong giao kết hợp
đồng” Theo đó, một bên có thể bị coi là có lỗi khi tạo ra cho bên kia một sự tin tưởng rằng hợp đồng sẽ được giao kết.19
Câu hỏi pháp lý đặt ra là “chƣa có hợp đồng tại sao lại có nghĩa vụ?” Để
trả lời cho câu hỏi này, vấn đề cần thiết phải làm rõ đó là mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn giao kết hợp đồng là gì?
18 F Kessler and E Fine, “Culpa in contrahendo, bargain in good faith and freedom of contract: a
comparative study”, (1964) 77 Harv.L.Rev 401
19
Nhà pháp luật Việt – Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, tr.342
Trang 24Trong giai đoạn này mối quan hệ pháp lý giữa các bên được điều chỉnh bởi hai nguyên tắc: nguyên tắc tự do hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực Đây
là nguyên tắc cơ bản bắt nguồn từ quy tắc pactasunt servanda và các quy tắc pháp
lý khác, độc lập và liên hệ trực tiếp đến sự trung thực, công bằng và hợp lý Theo
đó, trong các cuộc đàm phán các bên phải trung thành và cử xử với nhau một cách công bằng, phù hợp với chuẩn mực xã hội Tuy nhiên ở mỗi hệ thống pháp luật lại tồn tại những quan điểm và cách giải thích khác nhau về mối quan hệ pháp lý này
Theo nghiên cứu, quan điểm thứ nhất xuất phát từ hệ thống pháp luật Common law khi cho rằng trong giai đoạn tiền hợp đồng các bên hoàn toàn không chịu bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào Bởi theo nguyên tắc tự do hợp đồng các chủ thể tham gia đàm phán hoàn toàn được tự do giao kết theo ý chí của mình Tự do ở
đây được hiểu là tự do tham gia đàm phán cũng như tự do rút khỏi thương
lượng mà không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào Điều này đồng nghĩa với việc các
bên sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những thiệt hại và hậu quả có thể xảy
ra20 Quan niệm này được thể hiện rõ nét trong pháp luật Anh quốc và được ghi nhận trong án lệ Walford v Miles
Quan điểm thứ hai, xuất phát từ hệ thống pháp luật Civil law, theo đó ngay
từ khi các bên bước vào đàm phán đã hình thành mối quan hệ pháp lý đặc biệt – trách nhiệm tiền hợp đồng, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Bởi đây là “giai đoạn dễ có sự gian lận và lạm dụng ở mọi góc độ”.21 Do đó phát sinh những nghĩa
vụ nhất định trước khi giao kết hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích các bên tham gia đàm phán Những nghĩa vụ này được xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực nó được thể hiện như là một cam kết bằng văn bản trước hợp đồng buộc các bên phải thực hiện đúng Trước đây Pháp là quốc gia không công nhận nghĩa vụ này, tuy nhiên sau vụ kiện Camara Nacional de Apelacès de Capital Capital, Sala B, Litvak Adolfo v Olivetti Argentina SA, ngày 16/09/1953 vấn đề này đã đặc biệt
Trang 25được quan tâm và sau này được ghi nhận trong án lệ số 95 – 20361 ngày 07/04/1998
Bên cạnh đó, nghĩa vụ này còn được ghi nhận trong nhiều bộ nguyên tắc quốc tế khác như tại Điều 2.301 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL) quy
định “các bên được tự do thương thượng và không phải chịu trách nhiệm về việc không thể đạt được một thỏa thuận Tuy nhiên, bên thương lượng hay chấm dứt thương lượng trái với yêu cầu của thiện chí thì phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà họ đã gây ra cho bên kia” Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có quy tắc tương tự quy định tại Điều 1.7 ghi nhận “các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế”
Rõ ràng có thể nhận thấy, một điểm chung trong quy định của pháp luật quốc
tế hiện nay đều ghi nhận nghĩa vụ này trong phần chung, áp dụng cho toàn bộ quan
hệ hợp đồng Như vậy nguyên tắc thiện chí không chỉ xuất hiện trong giai đoạn thực hiện hợp đồng mà còn trong giai đoạn đàm phán hợp đồng là nguyên tắc quan trọng cần được đảm bảo Và phần lớn, các bộ nguyên tắc chung này đều hướng đến quan điểm thứ hai là tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn đàm phán
Các bên vẫn được quyền tự do trong giao kết hợp đồng Tuy nhiên sự tự do ở đây
đƣợc giải thích là cần có sự kiểm soát để phù hợp với pháp luật, cụ thể trong ứng xử của mình
Bên cạnh đó, đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ tiền hợp đồng do chịu sự chi phối của nguyên tắc thiện chí, trung thực được thể hiện dưới dạng là các quy định của pháp luật Do đó nghĩa vụ tiền hợp đồng có những nét đặc trưng cơ bản sau:
(i) căn cứ phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng là các quy định của pháp luật
dưới sự chi phối của nguyên tắc trung thực, thiện chí;
(ii) (ii) thời điểm phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng là trước khi các bên
tiến hành ký kết hợp đồng;
Trang 26(iii) (iii) các bên trong hợp đồng cùng nhận diện, đánh giá và phân chia
điều tiết rủi ro có thể phát sinh trong tất cả các giai đoạn xác lập hợp đồng
Đây cũng là cơ sở để khẳng định nghĩa vụ tiền hợp đồng là các nghĩa vụ do luật định, làm cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường, buộc các bên chủ thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng
1.3.2 Các mô hình trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng (Precontractual Liability) là trách nhiệm
của các chủ thể phát sinh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia đàm phán ký kết.22 Theo cách hiểu thông thường, trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là trách nhiệm mà một bên phải gánh chịu khi đơn phương phá vỡ thỏa thuận đàm phán với bên còn lại, vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau trong đàm phán hợp đồng xuất phát từ nguyên tắc nền tảng là thiện chí, trung thực Theo đó, các bên trong giao kết hợp đồng phải cung cấp cho nhau một cách tự nguyện, đầy đủ và trung thực đối với những thông tin liên quan đến hợp đồng sắp được giao kết Và nếu vi phạm nghĩa vụ này sẽ phát sinh một loại trách nhiệm được gọi là trách nhiệm tiền hợp đồng
Tuy nhiên, việc xác định bản chất trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng vẫn được coi là một bài toán khó khi chưa có sự thống nhất giữa các hệ thống pháp luật Hiện nay pháp luật hầu hết các quốc gia đều công nhận rằng trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại Vì trong giai đoạn tiền hợp đồng
có sự điều chỉnh của nguyên tắc thiện chí, trung thực và nghĩa vụ về thông tin trong quá trình giao kết, do đó nếu một bên có thiệt hại do hành vi phạm của bên kia thì
Trang 27vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra23 Hiện nay, với mỗi nền khoa học pháp lý khác nhau lại có cách giải thích khác nhau về bản chất trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng Nhưng nhìn chung có thể xác định được theo 3 mô hình sau đây: (i) trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng; (ii) trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và (iii) là trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặc biệt phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng
Mô hình thứ nhất, trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng Quan điểm này tồn tại trong pháp luật của Đức Theo học giả người Đức Rudolf Von Jhering – tác giả của công trình nghiên cứu về
học thuyết “lỗi trong giai đoạn đàm phán hợp đồng” cho rằng “bên có lỗi trong giai
đoạn đàm phán khiến hợp đồng vô hiệu hoặc không được ký kết phải có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra khi đã tạo ra cho bên kia một niềm tin rằng hợp đồng sẽ được giao kết”.24 Theo đó, pháp luật của quốc gia này cho rằng, ngay khi bước vào giai đoạn giao kết hợp đồng các bên đã hình thành mối quan hệ pháp lý đặc biệt làm phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng, bên có lỗi trong việc đàm phán phải chịu trách nhiệm bồi thường do hợp đồng không được thực hiện hoặc buộc phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu Trên thực tế, việc các bên tham gia đàm phán là đang cố gắng thiết lập hợp đồng Do đó, nếu đàm phán bị chấm dứt đột ngột, thì những vi phạm đó thuộc một phần của trách nhiệm hợp đồng dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.25
Mô hình thứ hai, trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là quan điểm của một số quốc gia theo truyền thống pháp luật Civil law Bởi như đã phân tích ở trên, theo truyền thống Dân luật, trong giai tiền hợp đồng, hợp đồng thực chất chưa được xác lập, do đó không tồn tại mối quan hệ pháp lý theo hợp đồng Và khi có vi phạm nghĩa vụ phát sinh trong
23 Theo Eva Lein và Bart Volders (2009),bđd, tr.22, “Tòa án Ý dường như là những người đầu tiên chấp nhận
trách nhiệm trong trường hợp chấm dứt thương lượng Từ năm 1925, Tòa án tối cao Ý đã buộc bên chấm dứt thương lượng không có lý do chính đáng trả cho bên kia một khoản tiền bồi thường”
24 Friedrich Kessler and Edith Fine (1964), Culpa in contrahendo, bargain in good faith and freedom of
contract: a comparative study, Harv.L.Rev, (Vol.77), tr.402.
25
Precontractual Liability and Preliminary Agreements, 10-9-2006
Trang 28giai đoạn giao kết thì loại trách nhiệm phát sinh được xem như là trách nhiệm ngoài hợp đồng Vì sẽ không có trách nhiệm theo hợp đồng nếu không có hợp đồng Theo
đó điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm tiền hợp đồng cần đảm bảo các điều kiện về lỗi, thiệt hại và mối quan hệ giữa yếu tố lỗi và thiệt hại gây
ra.26
Mô hình thứ ba, theo một số quốc gia nhất định cho rằng trách nhiệm pháp lý
tiền hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự riêng biệt, độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.27 Quan niệm này được ghi nhận trong pháp luật của Hy Lạp khi xem đây là một chế định riêng biệt, song song với hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn lại.28 Hoặc theo quan điểm của Thụy
Sỹ khi giải thích rằng “đây không là trách nhiệm trong hợp đồng cũng không là
trách nhiệm do lỗi mà là trách nhiệm sui generis 29 với những quy định chuyên biệt
bởi đây là giai đoạn tương đối độc lập với các giai đoạn khác.30
Việc xác định bản chất trách pháp lý tiền hợp đồng là cần thiết, bởi đây là căn cứ để xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm tiền hợp đồng, cách xác định thiệt hại và thời hiệu khởi kiện tương ứng, v.v Một lẽ tất yếu rằng khi một bên bị thiệt hại thì để bảo vệ họ pháp luật dân sự quy định những quyền cần thiết để phục hồi lợi ích đáng lẽ được hưởng, ví dụ bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện một số biện phám nhất định để đảm bảo quyền lợi của mình đã bị vi phạm Những quy định này nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể từ
đo làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chính vì vậy trong giai đoạn tiền hợp đồng khi lợi ích của một chủ thể bị xâm phạm thì việc xác định trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được cho là phù
26 Xem thêm Trần Ngọc Dương (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật
dân sự của Cộng hòa Pháp”, Luật học, (số 1), tr.63-72
27
Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức, tr.144
28 Theo John Cartwright và Martijn W Hesselink (2011), Precontractual Liability in European Private
Lawsđd, Nxb Cambrige tr.37-38.
29
Theo Legal Information Institute định nghĩa: sui generis được sử dụng để mô tả một hình thức trách nhiệm
pháp lý mới có tính độc đáo, khác biệt bên cạnh các mô hình trách nhiệm pháp lý điển hình được quy định trong luật Ví dụ: trong luật sở hữu trí tuệ, các thiết kế thân tàu đã đạt được một phạm trù bảo vệ độc nhất và
là "sui Generis" trong luật bản quyền
30 John Cartwright và Martijn W Hesselink (2011), sđd, tr.57
Trang 29hợp vì chính lợi ích kinh tế mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu Bên cạnh đó, trách nhiềm tiền hợp đồng cũng đồng thời tạo ra một rào cản pháp lý hạn chế nhất định quyền tự do đàm phán hợp đồng của các bên
1.4 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.4.1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Ngay từ thời kỳ cổ đại, chế định về bồi thường thiệt hại đã dần được hình thành khi một cá nhân bị xâm hại đến quyền lợi, họ được quyền tự mình đòi lại những quyền lợi bị mất bằng cách lấy tài sản của đối phương để bù đắp hoặc bắt đối phương làm nô lệ cho mình hay trừng phạt để trả thù.31 Sang thời kỳ cổ luật La Mã, bắt đầu xuất hiện sự thỏa thuận của các bên, khi có hành vi vi phạm các bên sẽ áp dụng một hình phạt có tính chất tương ứng với thiệt hại như bù đắp cho nhau một khoản tiền một cách tự nguyện hoặc theo pháp luật quy định Tuy nhiên, chưa có sự phân định một cách rõ ràng giữa trách nhiệm về bồi thường thiệt hại dân sự và hình
sự, mà việc đặt ra chế định bồi thường chỉ nhằm mục đích hướng đến trật tự công
Có thể thấy rõ trong các điều luật cổ của bộ Quốc Triều hình luật nhà Lê khi quy
định: “Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó
Sau này, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại BLDS 1995 (Điều 310) và BLDS 2005 (Điều 307) về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại chương III, Mục 3 “Trách nhiệm dân sự”, theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần Như vậy, pháp luật Việt Nam công nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự Theo đó, trách nhiệm dân sự là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm về nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại
Trang 30Tuy nhiên chỉ khi BLDS năm 2015 ra đời, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên có nghĩa vụ mới được quy định một cách cụ thể, rõ ràng Theo đó, Điều 360 BLDS 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự theo đó khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây ra tổn hại cho người khác thì phải bồi thường, bù đắp những tổn thất tương ứng
Cách hiểu này cũng phù hợp với nhiều hệ thống pháp luật thuộc Họ pháp luật
La Mã – Đức, trong đó có Bộ luật Dân sự Pháp 1804 quy định tại Điều 1382: “Bất
cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại”
Theo Vũ Văn Mẫu khẳng định: “Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ, không căn cứ vào ý chí của đương sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường đối với người đã làm một hành vi trái luật hay tổn thất cho người khác”.33
1.4.2 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự Do đó, phần nào nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự như:34
(i) Là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập và bình đằng về địa vị
pháp lý, bên vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với bên bị vi phạm; (ii) Là trách nhiệm tài sản được áp dụng đối với các bên bị vi phạm phải
tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với
Trang 31mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu;
(iii) Được áp dụng thống nhất như nhau đối với các chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự
Do đó, khi một một người gây ra tổn thất cho người khác thì phải bổi thường
đối với những thiệt hại gây ra Đây là quan hệ tà sản được điều chỉnh bởi pháp luật
Dân sự
1.4.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định Đồng thời thỏa mãn điều kiện: (i) có thiệt hại xảy ra; (ii) có hành vi vi phạm
nghĩa vụ, thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm, ngoài ra
điều kiện không bắt buộc là có hay không yếu tố lỗi của người gây thiệt hại (trừ
trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra) Đây là những điều kiện chung nhất để xác
định trách nhiệm của một bên phải bồi thường đối với những thiệt hại mà mình gây
ra
1.4.4 Hậu quả pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài
sản cho người bị thiệt hại Vì vậy, bên gây ra thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường đối
với những tổn thất mà mình đã gây ra cho bên kia Tổn thất ở đây có thể bao gồm
thiệt hại về vật chất và những thiệt hại về tinh thần Khi một bên gây ra tổn thất cho
bên còn lại thì những thiệt hại đó sẽ được xác định và tính toán bằng tiền hoặc được
pháp luật quy định thông qua một đại lượng vật chất nhất định Đối với những thiệt
hại về tinh thần, pháp luật quy định cách thức đề bù đắp tổn thất cho người bị thiệt
hại Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhằm mục đích khôi phục lại những
thiệt hại và bù đắp những tổn thất xứng đáng cho người bị thiệt hại
Trang 32CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BỒI PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG THEO
PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Pháp
Pháp luật Pháp công nhận những thỏa thuận, đàm phán của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng có tầm quan trọng chính như hợp đồng Vì đây là quá trình các bên đàm phán để ký kết hợp đồng, đưa ra những quyết định quan trọng và đi đến thống nhất ý chí Những cuộc đàm phán này thường nằm trong khuôn khổ của thời kỳ trước hợp đồng và phải mất rất nhiều thời gian vấn đề này mới chính thức được công nhận và được ghi nhận là một trong những chế định pháp lý của pháp luật hợp đồng
2.1.1 Cơ sở pháp lý cho trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Có nhiều vấn đề được đặt ra trước khi hình thành hợp đồng, bao gồm bản chất của trách nhiệm pháp lý phát sinh, lỗi và chế độ pháp lý của nó Trước đây, pháp luật Pháp không công nhận giai đoan tiền hợp đồng, tuy nhiên vấn đề này đã chính thức được ghi nhận sau vụ kiện Camara Nacional de Apelacès de Capital Capital, Sala B, Litvak Adolfo v Olivetti Argentina SA, ngày 16/09/1953 Dựa vào trên phán quyết của tòa án, trong vụ kiện này, nguyên đơn yêu cầu được bồi thường trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng, nhưng thẩm phán Tòa án dân sự sơ thẩm
và Tòa án cấp phúc thẩm đều quyết định áp dụng trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng Đây là một trong những phán quyết đầu tiên của Tòa án đối với loại trách nhiệm này
Các tình tiết vụ án bắt đầu từ việc ông Forti (quản lý của công ty Olivetti) đã
đề nghị ông Adolfo Litvak (Litvak) trở thành chủ đại lý bán hàng tại thành phố Salta, phía bắc Argentina Ông Litvak chấp nhận lời đề nghị này, chuyển đến thuê mặt bằng tại Salta (theo đó công ty là bên đại diện bảo lãnh cho thuê) để thành lập đại lý mới ở đó Ông Forti giới thiệu ông Litvak với một số khách hàng của Công ty
và gửi hàng hóa để giúp ông bắt đầu công việc kinh doanh Điều này được ghi nhận
Trang 33trong quá trình hai bên đàm phán hợp đồng và sau khi ông Litvak chập nhận đề nghị, ông sẽ nhận được hợp đồng đại lý Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, ông Forti đã phát hiện ông Litvak đã thuê 02 nhân viên cũ của công ty đã bị đuổi việc vào làm việc cho mình nên phía công ty đã quyết định chấm dứt lời mời hợp tác và không ký kết hợp đồng với ông Litvak Quyết định này được công bố trong một buổi họp tại Buenos Aires, đồng thời gửi thư yêu cầu ông Litvak phải trả lại số hàng hóa đã nhận được trước đó
Nguyên đơn ông Litvak đã kiện công ty Olivetti bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tồn tại giữa hai bên Tại cấp sơ thẩm, Tòa án Thương mại Pháp chấp nhận một phần yêu cầu của ông, công nhận rằng công ty phải chịu trách nhiệm khi chấm dứt quan hệ thương mại với ông Litvak Tuy nhiên, phần trách nhiệm này không xác định dựa trên sự tồn tại của hợp đồng mà dựa trên sự vi phạm được cam kết trong thời gian trước hợp đồng Không đồng ý với quyết định này, ông Litvak tiếp tục kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Tòa cấp phúc thẩm đã xem xét kháng cáo và đặt câu hỏi về bản chất pháp lý của mối quan hệ được thiết lập giữa công ty và ông Litvak Sau đó xác định, trong trường hợp này tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hợp đồng và phát sinh nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại dựa trên lỗi đã bị vi phạm trong giai đoạn này
(a) Mối quan hệ pháp lý của các bên trong giai tiền hợp đồng
Câu hỏi thứ nhất được Tòa án đặt ra là: mối quan hệ pháp lý giữa ông Litvak
và công ty là gì? Về nguyên tắc: “Không có trách nhiệm theo hợp đồng nếu không
có hợp đồng”35 Do đó, các thẩm phán trước tiên đã đặt câu hỏi về sự tồn tại của một liên kết hợp đồng giữa các bên Trên thực tế, ông Litvak cho rằng hai bên đã thiết lập sự tồn tại của hợp đồng đại lý giữa công ty và chính ông, hợp đồng đã tồn tại dựa trên các cam kết được thực hiện bằng lời nói thông qua việc công ty đứng ra thuê mặt bằng và mở một văn phòng đại diện và cung cấp hàng hóa cho việc kinh doanh của ông để quản lý chi nhánh tại Salta Về phía công ty lại cho rằng: Công ty
35
h Barcha (2001), “Les obligations naissant des pourparlers”, Juriscope, p 12heo H BARCHA, “Nghĩa vụ tiền hợp đồng", Juriscope, 2001, tr 12
Trang 34chỉ đóng vai trò là người bảo lãnh trong hợp đồng thuê mặt bằng đại lý và việc gửi hàng hóa trang thiết bị nhằm mục đích có thể đưa đại lý đi vào hoạt động sớm nhất cũng như duy trì được hoạt động kinh doanh trong trường hợp hợp đồng được xác lập
Phân tích cam kết và ý chí chung của các bên trong quá trình đàm phán ký hợp đồng này, các thẩm phán đều giải thích rằng: việc công ty thực hiện cam kết nói trên không đủ căn cứ để thiết lập sự tồn tại của hợp đồng Băn khoăn về điều kiện
mà hợp đồng đại lý phải đáp ứng, cụ thể về việc ấn định giá bán hàng hóa, phân định khu vực bán hàng và báo cáo tài chính, v.v Trên thực tế trong quá trình đàm phán, nhưng vấn đề này không được các đề cập đến Do đó các thẩm phán kết luận rằng hợp đồng không tồn tại Tuy nhiên chấp nhận sự tồn tại những cam kết mà các
bên đã đàm phán Và gọi đó là “giai đoạn đàm phán trước hợp đồng trong đó có
Định nghĩa
này được giải thích theo học giả M Carbonnier, còn theo học giả M Stiglitz định
nghĩa giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn diễn ra “các cuộc đối thoại sơ bộ, trong
đã công nhận tồn tại một mối quan hệ pháp lý giữa các bên dựa trên những cam kết
và thỏa thỏa thuận được xác lập trong quá trình đàm phán
(a) Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng
Câu hỏi thứ hai được Tòa án đặt ra là “có hay không hành vi vi phạm nghĩa
vụ tiền hợp đồng?” Như đã phân tích ở trên, các thẩm phán xác định phía công ty đã chấm dứt cuộc đàm phán mà không có lý do chính đáng làm phát sinh trách nhiệm tiền hợp đồng, căn cứ dựa trên sự vi phạm nghĩa vụ được thỏa thuận trong quá trình đàm phán Điều này dựa trên việc không tuân thủ nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong quá trình giao kết hợp đồng Vì vậy hợp đồng không được ký kết, đồng thời không một ai có quyền yêu cầu hoặc bắt buộc việc ký kết hợp đồng phải được thực
36
H Barcha, op.cit., P 11 – Theo định nghĩa của Carbonnier
37 Cf Gabriel STIGLITZ, Responsabilidad preontractual, Abeledo Perrot, Buenos Aires, 1992, p 34: Biệt
vụ diálogos pr006inares que, en el iter negocial, se ubican en una etapa que preede al perfeccionamiento
Trang 35hiện Kết quả là, chỉ có thiệt hại đối với bên bị vi phạm trong cuộc đàm phán Như vậy, cơ sở pháp lý của trách nhiệm tiền hợp đồng là nguyên tắc thiện chí và vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Thứ nhất, pháp luật của Pháp ghi nhận nguyên tắc thiện chí là một trong
những cơ sở xác định trách nhiệm tiền hợp đồng Hành vi đúng đắn của cuộc đàm phán được thể hiện qua sự tôn trọng nhất định nguyên tắc thiện chí
Trong phán quyết, các thẩm phán đã không nêu rõ nguyên tắc thiện chí để xác định trách nhiệm trước hợp đồng Vì khi bản án được đưa ra, thiện chí vẫn chưa được công nhận trong pháp luật của Pháp, ngay cả trong khi thực hiện hợp đồng Vì nguyên tắc này chưa được thể hiện một các đầy đủ và rõ nét trong BLDS Do đó, các thẩm phán đã quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc này Đến năm 1968, nguyên tắc thiện một lần nữa được nhắc lại và được thảo luận trong dự thảo cải cách Bộ luật Dân sự Pháp theo luật ngày 22 tháng 4 năm 1968: “Hợp đồng phải được thỏa thuận, ký kết và thực hiên theo một cách thiện chí, tôn trọng ý chí của các bên và phải được đàm phán một cách cẩn trọng và có tầm nhìn xa”
Ngày nay, nguyên tắc thiện chí trung thực được công nhận là nguyên tắc quan trọng trong giai đoạn giao kết hợp đồng Trong luật của Pháp, nguyên tắc thiện chí không chỉ áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn là nguyên tắc quan trọng, có hiệu lực bắt buộc trong quá trình đàm phán Nguyên tắc này cũng
được quy định trong án lệ như sau: “nguyên tắc tự do hợp đồng không bao gồm tự
do hủy bỏ hợp đồng bất cứ lúc nào mà nó bị giới hạn bởi nghĩa vụ thiện chí và sự
Theo đó, thiện chí trước hợp đồng tương ứng với sự tôn trọng các nguyên tắc khác như nguyên tắc bảo mật thông khi hợp tác giữa các bên Giải thích một cách khách quan, nguyên tắc này như một quy tắc ứng xử đòi hỏi các bên phải có xử sự một cách trung thực, đúng đắn và phù hợp Các nguyên tắc của UINIDROIT (International Institute for the Unification of Private Law) cũng công nhận nguyên
38
Án lệ số 95-20361 ngày 7/4/1998
Trang 36tắc này: “Các bên bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu về thiện chí trong thương mại quốc tế Không một ai có thể loại trừ nghĩa vụ này hoặc giới hạn phạm vi của nó”.39Nếu các bên không tôn trọng nguyên tắc này, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng
Mặt khác, cũng có những quan điểm trái ngược của một số nhà làm luật khác cho rằng, không thể thừa nhận nguyên tắc thiện chí trong giai đoạn đàm phán vì thời điểm này các bên vẫn được coi là đối thủ của nhau, giai đoạn trước hợp đồng là giai đoạn đối đầu.40 Thông qua nguyên tắc thiện chí pháp luật đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin đối các bên trong quá trình giao kết hợp đồng Các nước theo Civil
law đều ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin (Duty to inform) là một trong nghĩa
vụ quan trọng nhất Đặc biệt trong giai đoạn tiền hợp đồng, các rủi ro về thông tin là vấn đề được quan tâm hàng đầu Do đó, trong giai đoạn này, nghĩa vụ cung cấp thông tin được đặt ra
Theo Turner, nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng là việc các bên cung cấp thông tin đang tồn tại hoặc thông tin trong quá khứ cho nhau trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng Thông tin được hiểu là bất cứ sự kiện gì hay điều gì, hiện tại hoặc quá khứ, liên quan đến phẩm chất, thuộc tính, trạng thái, điều kiện và
sự cố của bất kỳ sự kiện nào có liên quan
Điều 1112-1 Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định: “Bên nào biết thông tin có tầm quan trọng quyết định đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì báo cho bên kia biết ngay khi bên kia có lý do chính đang để không biết thông tin này hoặc tin vào bên đó” Tuy nhiên, nghĩa vụ cung cấp thông tin này không liên
quan đến việc định giá hợp đồng Các thông tin có tầm quan trọng quyết định là các thông tin có quan hệ trực tiếp và cần thiết với nội dung của hợp đồng hoặc khả năng của các bên giao kết
39 Nguyên tắc UNIDROIT của Hợp đồng thương mại quốc tế 2010, Điều 1.7
40 Theo Waldorf v Mills, 1992 (Nhà lãnh chúa)
Trang 37Các bên không thể hạn chế hoặc loại bỏ nghĩa vụ này Ngoài việc dẫn tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm nghĩa vụ, việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin còn có thể dẫn tới khả năng hủy hợp đồng theo các điều kiện quy định tại Điều 1130 Bên cạnh đó, Tòa án Pháp còn quy định thẩm quyền tuyên bố vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, buộc bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, gây thiệt hại cho bên kia thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý.41
Ví dụ: Bà X và bà Y ký kết một hợp đồng môi giới bất động sản Theo hợp đồng này, Bà X đã giới thiệu bà Y mua một căn nhà, nhưng sau đó bà Y phát hiện người giao kết hợp đồng mua bán nhà không có thẩm quyền ký kết Do đó bà Y yêu cầu hủy hợp đồng môi giới với bà X Theo tòa án Tối cao Pháp “với tư cách là một người trung gian và trên cơ sở nghĩa vụ thông tin đối với bà X Việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng này cho phép hủy hợp đồng”.42
Như vậy, nguyên tắc thiện chí theo pháp luật Pháp đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin trước hợp đồng và việc tuân thủ nghiêm các quy định khác trong chế định hợp đồng
Thứ hai, cơ sở để xác định trách nhiệm tiền hợp đồng là do vi phạm nghĩa vụ dựa trên nguyên tắc được quy định Điều 1383 quy định: “mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không cẩn thận” Trên cơ sở nguyên tắc “Abus de droit” quy định nguyên đơn phải
chứng minh được lỗi của bị đơn hoặc lỗi đó gây thiệt hại cho nguyên đơn, đồng thời nguyên đơn hoàn toàn có quyền đàm phán với bị đơn để không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý Theo đó nghĩa vụ chứng minh được xác định theo bên nào viện dẫn quyền được cung cấp thông tin thì phải chứng minh rằng bên kia có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho mình và bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin có nghĩa vụ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình Việc không thực hiện
41
Kiều Thị Thùy Linh (2015), „Nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong
bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự‟, Tạp chí Luật học số đặc biệt T6/2015, tr.113.
42
Phòng dân sự số 1 ngày 13 tháng 4 năm 199 của Tòa án tối cao Pháp, dẫn nguồn: Đỗ Văn Đại 2007),
„Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr.22
Trang 38nghĩa vụ thông tin làm phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng của người có nghĩa vụ thông tin Khi việc không thực hiện này kéo theo một khiếm khuyết về sự ưng thuận, hợp đồng có thể bị vô hiệu.43
Bên cạnh nghĩa vụ cung cấp thông tin, pháp luật của Pháp còn ghi nhận nghĩa vụ tìm kiếm thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng Điều này là rất quan trọng trong trường hợp giữa các bên giao kết có sự chênh lệch lớn về khả năng thu thập và tiếp nhận thông tin Một bên khi gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tìm kiếm thông tin có quyền yêu cầu bên kia cung cấp thông tin.44
Như vậy, cơ sở pháp lý cho trách nhiệm trước hợp đồng theo pháp luật Pháp (nguồn trách nhiệm) chính là nguyên tắc thiện chí và hành vi phạm nghĩa vụ được thỏa thuận hình thành trong quá trình các bên đàm phán, trong đó đặc biết chú ý đến mức độ vi phạm nghĩa vụ của hành vi.45
2.1.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng
Trong quá trình xét xử, Tòa án đặt ra câu hỏi là trách nhiệm của công ty khi
từ chối giao kết hợp đồng mà có một bên phản đối sau khi đàm phán là gì?
Trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên có thể phải tham gia đàm phán nhiều lần để có thể đi đến kết quả cuối cùng hoặc tiến hành nhiều hành vi được các bên thực hiện nhằm chuẩn bị cho hợp đồng tương lai.46 Trong trường hợp này, theo các thẩm phán quá trình các bên đàm phán, thỏa thuận có thể dẫn đến những trường hợp khác nhau như hợp đồng được giao kết hoặc làm phát sinh các thỏa thuận sơ bộ hoặc các cuộc đàm phán có thể bị đình chỉ hoặc gián đoạn Thật vậy, theo nguyên tắc tự do hợp đồng, các cuộc đàm phán không bắt buộc phải đi đến kết quả cuối cùng là ký kết hợp đồng, nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các bên hủy bỏ cuộc đàm phán, với điều kiện việc áp dụng nguyên tắc này không được thực hiện với một
43
Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb CTQG, Bản án số 33- 35
44 Corinne Renault – Brahinsky (2000), sđd, tr.22
Trang 39mục đích cố ý hoặc việc lạm dụng và sử dụng không đúng mục đích của nguyên tắc
tự do hợp đồng
Bởi theo pháp luật của Pháp quy định: “Nếu tự do là nguyên tắc trong lĩnh vực quan hệ trước hợp đồng, bao gồm cả quyền tự do ngừng đàm phán bất cứ lúc nào Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi sau khi các bên tham gia vào một cuộc đàm phán chuyên sâu, có thời gian đủ dài và đủ sâu để thỏa thuận mọi vấn đề và khiến cho một bên tin rằng bên kia sắp kết luận đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng”.47
Do đó, yếu tố lỗi trong giai đoạn này được xác định bởi việc vi phạm nghĩa
vụ trong quá trình đàm phán Trong trường hợp này các thẩm phán đã áp dụng lý thuyết yếu lỗi được thiết lập thông qua hành vi vi phạm lạm dụng nguyên tắc tự do hợp đồng hoặc cố ý để phá vỡ các cuộc đàm phán, mà không cần phải chứng minh
có sự gian lận hay sơ suất của một trong các bên Lý thuyết này được đặt ra bởi một luật sư người Ý Faggella, để giải quyết một vấn đề không được giải thích rõ ràng đối trách nhiệm trước hợp đồng48 Theo Faggella, trách nhiệm pháp lý trước hợp đồng phát sinh có tính chất là một hình phạt đương nhiên và được pháp luật Pháp công nhận
Lý thuyết của Faggella trái ngược với lý thuyết của nhà luật học người Đức Von Ihering rằng việc không tuân thủ nghĩa vụ cẩn trọng được các bên áp dụng trong thời gian trước hợp đồng sẽ dẫn đến trách nhiệm theo hợp đồng Vì trên thực
tế, các bên đang cố gắng thiết lập hợp đồng Các cuộc đàm phán trong giai đoạn này chỉ tồn tại với mục đích ký kết hợp đồng Do đó, nếu chúng bị chấm dứt đột ngột, thì những vi phạm đó chỉ có thế dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, vì thời gian đàm phán là một phần của việc ký kết hợp đồng Trong vụ án
47 P Mousseron, op.cit., trang 262, quyết định của Tòa phúc thẩm Riom ngày 10 tháng 6 năm 1992
48 TheoAggella, Dei periodi preontrattuali e della loro vera ed esatta costruizione khoa, Studi giuridici ở
onore di Carlo Fadda, t 1906, trang 269
Trang 40này, Tòa án căn cứ áp dụng theo lý thuyết của Faggella để xác định có hay không có hành vi vi phạm thỏa thuận trước hợp đồng dựa trên một trong ba yếu tố:49
(i) thỏa thuận đàm phàn phải được thể hiện bằng văn bản và được công
khai với tất cả mọi người;
(ii) Giữa các bên có sự thỏa thuận rằng nếu đàm phán thất bại sẽ không
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
(iii) Thỏa thuận đàm phán này là một thỏa thuận được các bên hoàn toàn
không đồng ý Sau khi kiểm tra, các thẩm phán cho rằng việc yêu cầu trả lại hàng hóa và trang thiết bị qua thư điện tín cũng như lời thông báo chấm dứt hợp tác từ phía công
ty đã chứng minh cho việc chấm dứt đàm phàn của hai bên Và trên thực tế, không
có bất kỳ lý do chính đáng nào cho hành vi này từ phía công ty Như vậy công ty có hành vi hủy bỏ đàm phán không có căn cứ và không phù hợp với nguyên tắc tự do hợp đồng, không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý, và có thể nhận thấy lỗi của công ty là rất rõ ràng Tuy nhiên, yếu tố lỗi của các bên khi sử dụng không đúng mục đích hay lạm dụng nguyên tắc tự do hợp đồng trong các cuộc đàm phán nhằm mục đích để xác định thiệt hại
2.1.3 Hậu quả pháp lý phát sinh
Đối với hành vi chấm dứt đàm phán mà không có lý do chính đáng từ phía công ty, đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh đối với bên bị vi phạm,
quy định tại Điều 1382 BLDS Pháp 1804: “Bất cứ hành vi nào của người gây thiệt hại cho người khác thì người gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường” và theo
đó việc đánh giá, xác định thiệt hại là điều cần thiết
Theo quy tắc, thiệt hại phải bồi thường là tất cả những gì mà bên bị thiệt phải chịu Số tiền sẽ được đánh giá bởi các thẩm phán có thẩm quyền xét xử Trong vụ
án trên, các thiệt hại mà nguyên đơn đã yêu cầu được bồi thường bao gồm: (1) các
49
M Cuiñas Rodriguez (1995), “Responsabilidad precontractual: en la doctrina, jurisprudencia y proyectos
de reforma”, Las tesinas de Belgrano, p.7