1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam và một nước trên thế giới từ góc nhìn luật so sánh

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 18,56 MB

Nội dung

và một số bài viết trên trang web trực tuyến của chính phủ, các trang báo và tạp chí điện tử đề cập đến chế độ tai sản vợ chồng theothoả thuận như: M6t số vấn dé về hôn ước và quan điểm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH

CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG THEO THOA THUẬN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

~

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Chế độ tài sản của vợ chẳng theothoả thuận ở Việt Nam và một số nước trên thế giới từ góc nhìn luật so

sánh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, trích dẫn được sử

dụng trong Luận văn này hoàn toàn chính xác, trung thực và tin cậy Kết quả

nghiên cứu là do quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫntận tình của Giáo viên hướng dẫn — PGS.TS Nguyễn Văn Cừ

Hà Nội, ngày 5 thang I năm 2023

Tác giả Luận văn

Đặng Thị Quỳnh Anh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LOI CAM 69.9007 ỐÀồ i DANH MỤC CAC TU VIET TAT ou.ccccssccsesscsscsssecsecsssessecsecsesansessesscetsareneeees iv

MO DAU weeeccscssessesssssssssessessessecsecssssssssecsecsecsessussussussussacssessessessessvssuessesaesseesecses 1CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE onecescsssessssssesssessesssessesssecsseeses 8

VE CHE ĐỘ TAI SAN CUA VO CHONG THEO THOA THUAN 8 1.1 Chế độ tài san của vo chồng theo thoả thuận -©©<<<<<+ 81.1.1 Khái niệm chế độ tai sản của vợ chồng theo thỏa thuận 81.1.2 Dac diém va y nghia cua chế độ tài san của vợ chồng theo thoả thuận 10

1.1.3 Nguyên nhân hình thành và tên gọi khác nhau trong pháp luật các nước

về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 2 2 2 s22 szsz 131.2 Lịch sử hình thành và phát triển về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả

thuận tại Việt Naim - QC 0301011111193 11H ng ng vu 16

1.2.1 Chế độ tài sản của vợ chồng tại Việt Nam trước năm 1975 16Chương 2 CHE ĐỘ TAI SAN CUA VG CHONG THEO THỎA THUẬN ỞVIET NAM VA MỘT SO NƯỚC TREN THE GIỚI - s52: 262.1 Chế độ tai sản của vợ chồng theo thoả thuận tại Việt Nam trong Luật Hôn

nhân và Gia đình năm 2014 - - - - G G5 2< 1333321111113 11111 5511118551112 xxx 26

2.2 Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở Việt Nam trong

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 20 14 5 5 2 *+2<£‡+tE+sevseseress 28

2.2.1 Quy định về thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận 282.2.2 Quy định về bình dang trong quan hệ tài sản giữa vo chong 292.2.3 Quy định về đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình -.- 302.2.4 Quy định về bảo đảm lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, các thành viên

khác trong gia đình và người khác - - - + + + **EEseeseerreersrrerere 32

2.3 Xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam và một

sô nước trên thé ØlỚI - + E1 E111 E911 11910 ng ng nh 36

ii

Trang 5

2.3.1 Chủ thê của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở Việt Nam vàmột số nước trên thế giới ¿+ + 2+ £+E£EE#EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkrree 362.3.2 Quy định về hình thức của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận

ở Việt Nam và một số nước trên thế ¬ (0) i 392.3.3 Quy định về nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuậntại Việt Nam và một số nước trên thế 22 (0) 412.3.4 Điều kiện có hiệu lực của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ởViệt Nam và một số nước trên thế giới ¿2 2 22 2+ 2+E+Ex+E+z£zxerxered 482.3.5 Sửa đổi, bỗ sung trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở Việt Nam và một số nước trên thế giới - 2-2 2 s+zs+x+£++Ez+Ezzzezzxee 49 2.3.6 Văn bản thoả thuận của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận bị

vô hiệu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 2-2 s2 s+zszse+‡ 53KET LUẬN CHƯNG 2 - 5-56 EtStSESEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrerkskee 58Chương 3 MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN CHE ĐỘ TAI SAN CUA

VO CHONG THEO THỎA THUAN Ở VIET NAM -5¿ 593.1 Những thuận lợi, han chế của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận

11

Trang 6

: Thông tư liên tịch

: Sắc lệnh: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

: Uniform premarital agreement Act (Đạo luật

thông nhất về thỏa thuận trước hôn nhân)

1V

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là một xã hội thu nhỏ mà ở đó các thành viên gan bo voi nhau

bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc

bởi quan hệ con nuôi Hay nói cách khác, gia đình chính là tế bào, là nên tảngcủa xã hội Chính vì lẽ đó trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nhà nước ta đã

sớm ban hành Luật Hôn nhân và gia đình (Luật Hôn nhân và gia đình năm

1959) sớm hơn so với Bộ Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm,Luật Đất đai, Luật nhà ở

Tại Việt Nam, đã có nhiều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng Tuy

nhiên, phải đến năm 2014 chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận lần đầu tiên được luật hoá trong Luật hôn nhân và gia đình Đây là một chế định quantrọng trong hệ thống pháp luật dân sự nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia

đình nói riêng.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận là sự thoả thuận giữa haichủ thể nam, nữ về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ được thể hiện băng văn bản Sự điều chỉnh về ché độ tai sản của vợ chồng vừa thé hiện tính khách quan lại vừa thé hiện ý chí chủ quan của Nhà nước Chế định là một bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp, phù hợpvới thực tiễn kinh tế - xã hội của nước ta, bảo đảm quyền tự do định đoạt củacông dân về sở hữu tài sản, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và

quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Ngoài việc xác định, phân định các tài sản trong quan hệ vợ chông và gia

Trang 8

đình, chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận còn xác định các quyền lợi

và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản, các khoản vay thế chấp

Chế định là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ vàchồng với nhau hoặc với người khác liên quan trực tiếp đến tài sản, nhằm bảo

vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các bên Bên cạnh những kết quả đã đạtđược của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận là những khó khăn,khuyết điểm xuất phát từ cơ sở pháp lý dẫn tới những vướng mắc, bất cập khi

áp dụng vao thực tiễn tại Việt Nam trong công chứng, dự liệu những tình

huông liên quan dén tài sản

Tại nhiều nước trên thế giới, chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận(hay còn được gọi là hôn ước) đã không còn là điều xa lạ, mới mẻ Ở một sốnước trên thế giới chế định này còn tồn tại từ rất sớm Với kinh nghiệm đi trước, từ cơ sở pháp lý của chế định tại một nước như Hoa Ky, Pháp, NhậtBan, Trung Quốc, Thái Lan dưới góc nhìn luật so sánh với chế độ tài sản của

vo chéng theo thoả thuận tại Việt Nam sé làm rõ hơn những ưu - nhược điểmcủa quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận tại mỗi nước.Ngoài việc học hỏi những kinh nghiệm, kết quả đã đạt được của một số nướctrên thế giới, Việt Nam có thé học hỏi và tham khảo dé tránh, loại bỏ nhữnghạn chế mà một số nước đang gặp phải Từ đó, phát huy những ưu điểm,khắc phục những nhược điểm, vướng mắc và đưa ra một số giải pháp kiếnnghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay Vi vậy, việcnghiên cứu Luận văn “Chế độ tài sản của vợ chong theo thoả thuận ởViệt Nam và một số nước trên thé giới từ góc nhìn luật so sánh” là thật

sự cân thiệt.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về chế độ tài sản của vợchồng theo thoả thuận tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, những côngtrình nghiên cứu này gồm luận văn của các Thạc sĩ trong nước, những bài viếttrên tạp chí khoa học và các trang web Một số công trình nghiên cứu củanhững thạc sĩ trong nước điền hình như:

- Chế độ tài sản của vợ chông theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt

Nam, Tác giả Lã Thị Tuyên, Luận văn thạc sĩ năm 2014, Đại học Quốc gia Hà

Nội Luận văn đã phân tích những lý luận, nội dung về chế độ tài sản của vợchồng, đánh giá thực trạng áp dụng quy định và đưa ra một số kiến nghị hoànthiện chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình

Việt Nam.

Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam,

Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Luận văn Thạc sĩ năm 2014, Đại học luật Hà

Nội Luận văn phân tích về hệ thống pháp luật của Việt Nam và cơ sở lý luậncủa chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận từ đó đưa ra ý kiến xây dựng và

những quan diém dé hoàn thiện vê chê độ tai sản cua vo chong theo thỏa thuận.

- _ Hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chong theo pháp luậtViệt Nam, Tác giả Lê Thị Hoà, Luận văn thạc sĩ năm 2016, Đại học Quốc gia

Hà Nội Luận văn đã phân tích về những lý luận cơ bản về hiệu lực, hiệu lựccủa thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng của Luật Hôn nhân và gia đình

Việt Nam quy định, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định và từ những đánh giá

đã phân tích đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy định chế độ tài sản của

vo chồng theo thoả thuận.

Trang 10

- Ché độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân va

Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay, Tác giả Hoàng Thị Ngân, Luận văn

Thạc sĩ năm 2018, Học viện Khoa học Xã hội Luận văn đã phân tích những

lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, đưa ra những hạn chế,

vướng mắc trên thực tiễn thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏathuận đồng thời đưa ra những ý kiến, kiến nghị dé hoàn hiện pháp luật về Hôn

nhân và gia đình

Ngoài ra còn có các loại sách chuyên khảo, tham khảo như: Chế độ tàisản của vợ chong theo pháp luật Việt Nam, tac giả Nguyễn Văn Cừ; NXB Tư pháp năm 2008; Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chong, Tác giả NguyễnNgọc Điện — Doan Thị Phương Diệp, NXB Dai học Quốc gia thành phố HồChí Minh năm 2018 và một số bài viết trên trang web trực tuyến của chính phủ, các trang báo và tạp chí điện tử đề cập đến chế độ tai sản vợ chồng theothoả thuận như: M6t số vấn dé về hôn ước và quan điểm áp dụng ở Việt Namhiện nay, tác giả Nguyễn Văn Cừ, đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm2012; Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận trong pháp luật hôn nhân

và gia đình Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Cu, đăng trên Tạp chí Luật học số

4 năm 2015; Chế độ tài sản thoả thuận trong pháp luật cua một số nước và déxuất cho Việt Nam, tac giả Nguyễn Ngọc Điện — Doan Thị Phương Diệp,đăng trên An pham Tap Chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (319) tháng 8 năm2016: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở một số quốc gia và Việt

Nam, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải; Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bên cạnh đó còn có những bài viết, công trình nghiên cứu phân tích, so sánh về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận của các tác giả nước

ngoài như: Les regimes matrimoniaux en droit compare et en international

Trang 11

prive, Geneve, Andrea Bonomi va Marco Steiner (2006); Le R gime matrimonial | gal dans les | gislations contemporaines, Paris: Edition A Pedone 1974 777 pp, Jean Patarin va Imre Zajtay (1974)

Có thé thấy rang, các công trình nghiên cứu trên của các tác gia đã tiếp cận chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận từ nhiều góc độ khác nhau,những nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng pháp lý của chế độtài sản của vợ chồng theo thoả thuận là nguồn tài liệu tham khảo giá trị trong

quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích nội dung của chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm

2014 so sánh với chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận tại một số nước

như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan từ đó Luận văn đưa ra

một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận văn tập trung giải quyết

những nhiệm vụ sau đây:

- Khai quát một sô vân đê lý luận vê chê độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận về khái niệm, đặc diém, tìm hiêu quy định vê chê độ tài san của vợ

chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam qua các thời ky;

- Phan tích nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theoquy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, so sánh với chế độ tài sảnCỦa VỢ chồng theo thỏa thuận tại một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản,Trung Quốc, Thái Lan

Trang 12

- Phat hiện ra những thuận lợi và hạn chế đang tôn tại trong cơ sở pháp

lý của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam, từ đó đưa rakiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

trong quy định của Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu pháp luật Việt Nam và một sô nước trên thê giới vê chê độ

tai sản của vợ chồng theo thỏa thuận; thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ

chồng theo thỏa thuận ở Việt Nam trong những năm qua

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Coso lý luận của Luận văn khi nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác — Lenin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm của Dang

và Nhà nước và tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

- Phuong pháp phân tích — tổng hop: Luận văn sử dụng phương phápnghiên cứu phân tích — tong hợp dé đánh giá những van dé lý luận của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận tại Việt Nam và một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan từ các

sách báo, tạp chí chuyên ngành.

Trang 13

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm thamkhảo kinh nghiệm pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuậncủa một số nước trên thé giới như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, TháiLan từ đó đánh giá, rút ra được kinh nghiệm dé hoàn thiện pháp luật về chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận của Việt Nam.

- Phuong pháp tư van chuyên gia: Luận văn lay ý kiến của chuyên gia từ khi lập đề cương cho đến khi góp ý hoàn chỉnh.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Luận văn đóng góp làm rõ hơn cơ sở lý luận, nội dung của chế độ tài sảncủa VỢ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, so sánh với chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận của một số nước trên thế giới

như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, từ đó kiến nghị hoàn

thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận tại Việt Nam.Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu

và hoàn thiện pháp luật về chế độ của tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiêncứu của Luận văn được kết câu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề ly luận về chế độ tài sản của vợ chồng theo

thoả thuận.

Chương 2: Chế độ tai sản của vợ chồng theo thoả thuận ở Việt Nam vàmột số nước trên thế giới.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng

theo thoả thuận tại Việt Nam.

Trang 14

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE

VE CHE ĐỘ TAI SAN CUA VO CHONG THEO THOA THUAN

1.1 Chế độ tài san của vo chồng theo thoả thuận.

1.1.1 Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định cơ bản và quantrọng trong hệ thống pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về hôn nhân và

gia đình nói riêng Mặc dù vậy nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một khái niệm

cụ thê chung nhất nào về chế độ tài sản của vợ chồng, mà chỉ được các văn

bản pháp luật hôn nhân và gia đình của nước ta quy định để điều chỉnh quan

hệ tài sản của vợ chồng, góp phan ổn định các quan hệ gia đình, quan hệ xã

hội.

Theo từ điển Luật học lại giải thích một cách ngắn gon: “Chế độ tài sảncủa vợ chong là tổng hop các quy định của pháp luật về quyên và nghĩa vụcủa vợ chong đối với tài sản chung và tài sản riêng” [11, tr129]; Hay “Chế

độ tài sản của vợ chông là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan

hệ sợ hữu tài sản của vợ chong, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốcxác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chông; quyền và nghĩa vụ của vợchong đổi với tài sản đó; các trường hop và nguyên tắc chia tài sản chungcua vợ chong "18, tr8]

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một nhánh con của chế

độ tài sản của vợ chồng Các cặp vợ chồng có thể lựa chọn áp dụng chế độ tàisản của vợ chồng theo thoả thuận hoặc chế độ tài sản vợ chồng theo luật định

Hiện nay, có rât nhiêu ý kiên, quan điêm về khái niệm chê độ tài sản của vợ

Trang 15

chồng theo thỏa thuận hay chế độ tài sản của vợ chồng theo ước định (hônước) PGS.TS Nguyễn Văn Cừ cho rằng: “Hôn ước (còn gọi là hôn khé, khếước) theo pháp luật các quốc gia phương Tây là sự thỏa thuận bằng văn bản(hợp đồng) do vợ chồng kết hop với nhau từ trước khi kết hôn nhằm diéuchỉnh về chế độ tài sản của vợ chong trong thoi ky hôn nhan’[19]; Quan diém

khac cho rang: “Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận là chế độ mà tài

sản theo đó vợ chong cùng thỏa thuận về việc xác lập, thực hiện quyên và nghĩa vụ đối với tài sản của họ Thỏa thuận này được thể hiện dưới dạng vănbản và dưới nhiều tên gọi khác nhau như: hôn ước, hop đông tién hôn nhânhoặc thỏa thuận trước hôn nhân ”[34, tr10-12]; Hay “Chế độ tài sản của vợchong theo thỏa thuận là chế độ tai sản của vor chong xác lập theo thỏa thuậncủa vợ chong văng văn bản được lập từ trước khi kết hôn quy định về quan hệ

sở hữu của vợ, chong; quyên và nghĩa vụ của vợ, chong đối với các loại tài

sản sau đó và nguyên tac phân chia tai sản của vợ chông ”[50, tr6]

Có thé thấy, dù hiểu theo quan điểm nao thì chế độ tài sản của vợ chồngtheo thỏa thuận cũng được hiểu là sự thoả thuận băng văn bản, thực chất thỏathuận này được lập trước khi kết hôn, quy định về chế độ tài sản vợ chồng trongsuốt thời kỳ hôn nhân Văn bản thoả thuận này sẽ là căn cứ pháp lý dé điều chỉnhquyền và nghĩa vụ của vợ chồng cho đến khi quan hệ hôn nhân kết thúc, vợchồng có thoả thuận khác hoặc vợ chồng cùng huỷ bỏ thoả thuận Các điềukhoản trong văn bản có thé sửa đổi với những điều kiện pháp lý chặt chẽ, đượcquy định trong luật khi những điều khoản này có sự ảnh hưởng tiêu cực đến lợiich gia đình, lợi ích của vợ hoặc chồng, khi vợ chồng chọn nhằm chế độ tài sảnkhông phù hợp với hoàn cảnh gia đình, điều kiện nghề nghiệp, hay lợi ích củangười thứ ba khi người này có quan hệ giao dịch với vợ chồng

Trang 16

Vậy nên, định nghĩa về chế độ tài sản của vợ chồng có hiểu một cáchday đủ như sau: “Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận là chế độ tàisan của vợ chong lựa chon áp dung trong thoi ky hôn nhân được vợ chong tự

do thỏa thuận, tự nguyện tuân theo và được xác lập bằng văn bản Văn bảnnày được lập trước khi kết hôn, nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sảncủa vợ, chồng và quy định nguyên tắc phân chia tài sản, quyên lợi, nghĩa vụcủa người vợ và người chồng cho những tài sản có trước thời kỳ hôn nhân và

phat sinh trong thoi kỳ hôn nhân ”.

1.1.2 Đặc điểm và ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chong theo thoả thuận1.1.2.1 Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chỗng theo thoả thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có những đặc điểm sau:

e Vê chủ thể: Ché độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hôn ước) chỉ phát sinh hiệu lực khi các chủ thé có quan hệ hôn nhân hợp pháp (hoàn tat thủ tục đăng ký kết hôn ở cơ quan có thâm quyền) Vậy nên, chủ thể của chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chủ thé “kép” vừa là chủ thé trongquan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời lại là chủ thể có quyền sở hữu tài sản

khi tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự Ngược lại các cặp đôi chung

sống như vợ chồng không rang buộc về mặt pháp lý (vợ chồng theo trườnghợp hôn nhân thực tế không đăng ký kết hôn, hôn nhân thực tế được côngnhận, thâm chí được công nhận ở một sỐ quốc gia đang phát triển và đang trởthành xu hướng của các quốc gia phương Tây theo Common Law), cũng làchủ thể có quyền sở hữu tài sản khi tham gia vào giao dịch dân sự nhưng lạikhông được xem là chủ thể của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Nếu giữa các chủ thé này có thỏa thuận bằng văn bản thì chỉ được xem là hợp

10

Trang 17

đồng giao dịch dân sự thông thường, không phải là hôn ước.

e Vẻ mục dich: Ché độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đình có tínhhoạch định cao giúp các cặp vợ chồng hoạch định cuộc sống hôn nhân trongtương lai một cách rõ ràng hơn, tạo điều kiện dé vợ chồng chủ động quan lýtài chính, giảm thiểu tranh chấp khi li hôn Chế độ tài sản của vợ chồng theothỏa thuận (hôn ước) được xây dựng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình,

và bảo vệ lợi ích chung của người vợ và người chồng góp phần tạo dựng hạnh

dé bảo dam tính hợp pháp.

e Vẻ nội dung: Vợ chồng sẽ thỏa thuận việc xác định tài sản chung, tàisản riêng của mỗi chủ thé, quyền và nghĩa vụ liên quan gắn liền với tai sảntrong chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Thỏa thuận này chỉ liênquan đến van đề tài sản không thé thỏa thuận khác đi quan hệ nhân thân của

các thành viên trong gia đình đã được pháp luật quy định.

e Vẻ hiệu lực: Chế độ tài sản của vo chồng theo thỏa thuận có hiệu lựckhi trở thành vợ chồng hợp pháp Tức là sau khi ký kết thỏa thuận không làmphát sinh ngay nghĩa vụ của các chủ thé mà chỉ phat sinh khi đăng ký kết hôn

I1

Trang 18

ở các cơ quan có thâm quyên thành công Sự thỏa thuận này chỉ tồn tại trongthời kỳ hôn nhân, sau khi quan hệ hôn nhân kết thúc thì chế độ tài sản naycham dứt Văn bản thỏa thuận về chế độ tai sản của vợ chồng theo thỏa thuậnphải được lập theo thể thức mà pháp luật nơi vợ chồng cư trú và có quốc tịch

quy định.

e Vê sửa đổi, hủy bỏ: Trước đây ché độ tài sản của vợ chồng theo thỏathuận (hôn ước) khi đã được xác lập thì sẽ không được sửa đổi hay hủy bỏ

Hiện nay quy định này trở nên “lỗi thời”, vậy nên các nước cho phép vợ

chồng có thể thay đổi, hủy bỏ chế độ tài sản tài sản của vợ chồng theo thỏathuận hoặc thường đặt ra điều kiện về thời gian có hiệu lực, thé thức, các điều kiện về hình thức và sự phê chuẩn.

1.1.2.2 Y nghia của chế độ tài sản của vợ chong theo thoa thuận

Xuat phát từ sự phat triển của xã hội, từ nhu cầu thực tiễn trong việctương thích pháp luật của Việt Nam và pháp luật thế giới, Việt Nam đã thừanhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và Giađình năm 2014 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một trongnhững chế định thé hiện tinh than của Hiếp pháp năm 2013, về phương hướngphát triển của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 nói chung và Luật Hônnhân và Gia đình năm 2014 nói riêng khi đề cao ý chí cá nhân, đảm bảoquyên từ do định đoạt của công dân về sở hữu tai san.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận không chỉ phân định tài sảnchung, tài sản riêng mà còn xác định các quyền và nghĩa vụ của người vợ hoặcngười chong dé họ chủ động thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của mình, giảmrủi ro về kinh tế cho gia đình khi người vợ hoặc người chồng tham gia lĩnh vực

12

Trang 19

kinh doanh hạn chế sự ảnh hưởng, thiếu hụt về tài chính trong gia đình.

Ghi nhận sự thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng giúp giảm thiểumâu thuẫn về tài sản trong hôn nhân, mang lại sự minh bạch về quan hệ tài sản và bảo vệ tài sản riêng của mỗi bên Đồng thời, chế độ tài sản của vợchồng theo thỏa thuận sẽ là cơ sở pháp lý tạo điều kiện để vợ chồng tránhnhững tranh chấp về tài sản phát sinh hoặc giải quyết những tranh chấp trong thực tế Đây được xem là một quan điểm hôn nhân tiến bộ.

Vì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận luôn có hiệu lực đối với

người thứ ba và họ cũng phải tôn trọng sự thỏa thuận này nên người thứ ba

được quyên biết những điều khoản thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận chính thức được công chứng, chứng thực Quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ

ba được bảo đảm khi chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thừanhận, giúp người thứ ba giảm rủi ro khi có liên quan đến tài sản của vợ, chồnghoặc khi tham gia các giao dịch dân sự với người vợ, người chồng thì người thứ ba dé dang xác định được quyên và nghĩa vụ của họ dé buộc họ phải thự hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong trường hợp ly hôn, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽrút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc cho các Cặp vợ chồng khi tiền hành thủtục ly hôn, giúp Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản một cách công bằng,nhanh chóng theo thỏa thuận trước đó và đồng thời là cơ sở vững chắc dé vợchồng giải quyết khi có tranh chấp về tài sản phát sinh

1.1.3 Nguyên nhân hình thành và tên gọi khác nhau trong pháp luật các

nước về chê độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Do sự phát triên khác nhau về điêu kiện kinh tê - xã hội của các quôc gia

13

Trang 20

nên các nhà làm luật đã tham khảo, nghiên cứu, chọn lọc và xây dựng quy

định về sự thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng tiền hôn nhân cho phù hợpvol quéc gia cua minh Vi thế cho nên, sự thỏa thuận này được ghi nhận vào

hệ thống pháp luật của các nước với những tên gọi khác nhau như: hôn ước;chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận; chế độ tài sản của vợ chồng theoước định; hợp đồng tiền hôn nhân

Với những nước đang phát triển về kinh tế, việc tài sản riêng mà các cánhân đang năm giữ ngày một gia tăng, cũng với đó là sự phát triển của luật sởhữu trí tuệ, luật góp vốn, cổ phần đã tác động không nhỏ đến ý thức, nhu cầu

sở hữu tài sản riêng của vợ chồng Chính vì vậy mà các nước đang phát triểnnhư Việt Nam và Trung Quốc đã ban hành quy định về chế độ tài sản của vợchồng theo thỏa thuận để đáp ứng những nhu cầu trên Tại Việt Nam, chế

định này được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, còn tại

Trung Quốc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại Luật

hôn nhân 2001.

Khoảng giữa thế kỷ XIX hôn ước bắt đầu xuất hiện bởi sự cho phép của một số án lệ tại Hoa Kỳ Lúc này, Hoa Kỳ có điều kiện phát triển mạnh

mẽ về kinh tế xã hội bậc nhất thế giới, người dân có chất lượng cuộc sống

tương đối cao, nhu cầu sở hữu tài sản riêng của cá nhân ngày càng được coitrọng, tình trạng sau khi ly hôn tranh chấp về tài sản diễn biến phức tạp làmthúc đây nhu cau thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn của các cặp đôi tăngcao Cho đến tháng 7 năm 1983 dựa trên kết quả của các án lệ thì một đạo luật

về hôn ước có tên là Uniform premarital agreement Act (gọi tắt là UPAA) được ban hành Đa số các bang của Hoa Kỳ chấp nhận UPAA, những bang

con lại thi có quy định đặc biệt hơn hoặc khác UPAA [54, tr3].

14

Trang 21

Tại Pháp, hôn ước được ghi nhận lần đầu tiên tại thiên thứ V quyền thứ

3 Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 (hay còn được gọi là Bộ luật Napoléon) Day

là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá trị pháp

lý của hôn ước trong văn bản quy phạm pháp luật [48] Hôn ước xuất hiện khikinh tế thương mại của Pháp phát triển mạnh mẽ Các nhà làm luật đã dànhriêng thiên thứ V bắt đầu từ Điều 1378 để quy định về hôn ước Có thé nóivới những quy định chặt chẽ ti mi, dân luật Pháp được xem là thước đo chuẩn

mực đê các nước khác trên thê giới học tập và tham khảo.

Vào cuối thế kỷ XIX, do sự ảnh hưởng của pháp luật Châu Âu lục địa nên Nhật Bản đã công nhận chế độ tài sản theo ước định với tên gọi hôn ước.Phần lớn những chế định trong Bộ luật dân sự Nhật Bản được học tập từ cácquy định của dân luật Đức và dân luật Pháp, chế định về hôn ước cũng như

vậy Tuy nhiên, đây là sự học hỏi một cách có chọn lọc bởi những nét đặc trưng riêng chỉ có trong hôn ước tại Nhật Bản chứ không phải là sự sao chép dập khuôn như dân luật nước ta thời kỳ Pháp thuộc.

Do ảnh hưởng của các nước phương Tây, hôn ước du nhập vào Thái

Lan và được quy định trừ Điều 1465 đến Điều 1493 ở phần tài sản của vợ chồng trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan năm 1925 (sửa đôi năm

2009).

Mặc dù đều có sự ghi nhận về thỏa thuận của chế độ tài sản tiền hônnhân nhưng lại có tên gọi khác nhau ở một số nước Nếu như ở Việt Nam vàTrung Quốc sự thỏa thuận này có tên là chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa

thuận thì ở Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản có tên gọi là hôn ước; còn ở Pháp được gọi với cái tên chê độ tài sản ước định.

15

Trang 22

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển về chế độ tài sản của vợ chồng theo

thoả thuận tại Việt Nam

1.2.1 Chế độ tài sản của vợ chẳng tại Việt Nam trước năm 1975

1.2.1.1 Thời kỳ Pháp thuộc

Lịch sử và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, pháp luật Việt Namcũng vậy, luôn gắn liền với những dấu mốc lịch sử của đất nước Bắt đầu từ

năm 1884, thực dân Pháp xâm lược, thôn tính Việt Nam kéo dai 61 năm, chia

đất nước ta thành ba kỳ độc lập là Bac Kỳ, Trung Kỳ và Nam Ky dé dễ bề caitrị Từ đó, Dân luật Bắc Kỳ (Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931) áp dụng tạimiền Bắc, Dân luật Trung Kỳ (Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936) áp dụngtại miền Trung và Dân luật giản yếu Nam Kỳ áp dụng tại miền Nam (Dân luậtgiản yếu năm 1884) ra đời Trong thời kỳ này, pháp luật dân sự của Việt Nammang nặng dấu ấn của Bộ luật Napoléon của Pháp năm 1804 dù cho ba bộluật có cách thức quản lý và được xây dựng chế định khác nhau.

Quan hệ hôn nhân và gia đình thời kỳ này cũng được điều chỉnh bởi các bộluật riêng Trong Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ có ghi nhận về hônước Còn trong Dân luật giản yếu Nam Ky (hay còn gọi là Dân luật giản yếu

năm 1884 ban hành ngày 26/3/1884 áp dụng cho xứ Nam Ky, trong bộ luật

này chỉ quy định từ Thiên thứ IV đến Thiên thứ XI nên được gọi là Bộ luậtgiản yếu [9]) lại không có ghi nhận về vấn đề này hay chế độ tài sản của vợchồng, tuy nhiên những án lệ ở xứ Nam Kỳ luôn luôn đề cập đến việc cácToàn án Pháp coi nguyên tắc tự do hôn ước trong khi không có luật định là

một lẽ đương nhiên.

Dân luật Bác Kỳ áp dung cho xứ Bac Kỳ tên day đủ là Bộ luật thi hành

16

Trang 23

tại các tòa Nam án Bắc Kỳ “Bộ luật được soạn thảo trong thời gian khá dài.Ngay từ năm 1971, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập một

Uy ban Việt — Pháp soạn thảo Bộ dân luật Bắc Kỳ Năm 1931, Bộ luật chínhthức được công bố” [38, tr 11] Trong Dân luật Bắc Kỳ, tại Tiết thứ IV, thiênthứ V, quyền thứ nhất nói về Người có quy định về hôn ước như sau: Điềuthứ 104 quy định : “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợchong là khi nào vợ chong không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và trái với quyên lợingười chồng là người chủ trương trong đoàn thể” Pháp luật chỉ can thiệp khi

vợ chồng không lập hôn ước với nhau, nếu có hôn ước mà không trái vớiphong tục và quyền lợi của người chồng (người chủ trương) thì pháp luật sékhông can thiệp giải quyết tài sản

Điều thứ 105 quy định “Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm thành

chứng thư tại trước mặt no-te, hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước

khi khai giá thú Đã khai giá thú rồi thì không được thay đổi gì nữa Hôn ướcphải do các người có quyén ung thuận trong việc gid thú ký nhận cho mớiđược phàm tư ước về tài sản giá thú, phải biện chú vào chứng thư giá thú thìmới có thé đem đối dụng với người ngoài được Ai muốn trích lục chứng thưgid thú về khoản biện chu và các tư ước dy, thì sẽ do bộ lại cấp phát cho”

Như vậy, hôn ước phải được làm thành chứng thư “tại trước mặt no-te” hoặc

phải là loại giấy tờ được Lý trưởng cấp, hôn ước phải được lập trước khi kếthôn Sau khi kết hôn thì các bên không được thay đổi hôn ước

Có thê thấy trong Dân luật Bắc Kỳ, hôn ước gần như có đầy đủ các tiêu chí, đặc điểm cơ bản Về chủ thê đây là tư ước giữa người vợ và người chồng.

Về hình thức, hôn ước phải được lập thành văn bản, được công chứng chứng

17

Trang 24

thực hoặc được xác nhận bởi Lý trưởng thì mới có giá trị pháp lý Về nộidung xác lập, hôn ước không được trái với phong tục tập quán và quyền lợicủa người chồng vì trong thời kỳ Pháp thuộc, quyên gia trưởng của ngườichồng vẫn có thứ tự ưu tiên cần được bảo vệ trong trật tự công Về thời điểmxác lập, hôn ước phải được lập trước khi kết hôn Về sử đổi, bổ sung sau thì

khi kêt hôn rôi thì người vợ và người chông không được sửa đôi hôn ước.

Lúc bấy giờ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ của Việt Nam được đặt trong chế độbảo hộ của Pháp, còn Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, vì Bộ luật giản yếu Nam

Kỳ không thể áp dụng được tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nên sau khi xây dựngDân luật Bắc Kỳ thì Dân luật Trung Kỳ cũng được ban hành

Dân luật Trung Ky áp dụng cho xứ Trung Kỳ, tên gọi cũ là Hoàng Việt

Trung Kỳ hộ luật, “gồm 5 quyền được ban hành bởi nhiều đạo dụ trong nhữngthời gian khác nhau, từ năm 1936 đến năm 1939 Trong quá trình soạn thảo

Bộ luật dân sự Trung Kỳ, các nhà làm luật đã dựa trên khuôn mẫu của Bộ dân

luật Bắc Kỳ năm 1931” [8]

Có thé thay rõ điểm giống nhau của Dân luật Bắc Kỳ va Dân luật Trung

Kỳ tại những quy về hôn ước Cụ thể trong Dân luật Trung Kỳ, khi quy địnhhôn ước tại Điều 102 và Điều 103 về cách sắp xếp, về những nguyên tắc vànội dung cũng giống hệt như quy định về hôn ước trong Dân luật Bắc Kỳ, hoachăng chỉ có điểm khác về cách sử dụng ngôn từ, còn những nội dung của quyđịnh đều không bị ảnh hưởng.

Điều 102 Tiết thứ IV Định về tài sản vợ chồng quy định: “Vé đường tàisản của vợ chong chỉ khi nào vợ chong không có tùy ý lập ước riêng với nhauthời pháp luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong

18

Trang 25

hóa và không trái với quyên lợi của người chông, là người chủ trương của

gia — thất”.

Điều 103 quy định: Lời ước riêng của vợ chồng phải làm băng giấy trướckhi khai, trước việc giá thú, giấy phải do lý trưởng nhận thực hoặc làm trướcmặt viên quản lý thơ khế Sau khi đã khai trước giá thú rồi, thời lời ước riêng

ay không thé thay đổi điều gì nữa Phàm hôn khoán của vợ chồng phải cónhững người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuân y Muốn cho điềukhoản trong hôn khoán của vợ chồng đối với người có giá trị và muốn chohôn khoán ấy làm thời có thể viện ra mà chống cãi với người ngoài, thời trongchứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bảnsao hôn khoán ấy lại đính theo chứng thơ giá thú mới được Ai muốn xin tríchlục chứng thư giá thú và lời ước riêng ấy, thời hương bộ sẽ cấp cho.

Tuy là những quy định của Việt Nam về hôn ước tại Dân luật Bắc Kỳ

và Dân luật Trung Kỳ nhưng lại “sao chép” gần như nguyên văn khi đối chiếu với Điều 1387 của Bộ luật dân sự của Pháp năm 1804 Có thé thấy Hôn ước va tự do hôn ước không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội

Việt Nam lúc này mà là do du nhập, ảnh hưởng từ pháp luật Pháp Xã hội

Việt Nam lúc bay giờ vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến, vậy nên khi kết hôn người ta chỉ quan tâm đến môn đăng hộ đối, đến của hồi môn khi đề cập đến van đề tài sản chứ không phân biệt quá rõ ràng về quyền lợi và vật chat.

Vì xuất thân không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam, nên

quy định về hôn ước hay chế độ tài sản của vợ chồng được xây dựng khá sơsải, không chặt chẽ và đầy đủ Trong khi đó, Bộ luật dân sự của Pháp năm

1804 còn dự liệu trường hợp những đôi vợ chồng không lập hôn ước sẽ ápdụng chế độ tài sản theo pháp định cho họ Thêm nữa, Bộ luật dân sự Pháp

19

Trang 26

lúc bấy giờ còn dự liệu thêm một chế độ hôn sản kiểu mẫu dé áp dụng chocác đôi vợ chồng khi họ lập hôn ước Điều nay cho thấy rằng, những quyđịnh về chế độ tài sản của vợ chồng hay hôn ước của Việt Nam thời kỳ này

không phải là sự “sao chép” có chọn lọc mà là sự “sao chép” không hoàn chỉnh của pháp luật dân sự Pháp Những quy định bỏ ngỏ của hôn ước tại Việt Nam thời kỳ này không được nhân dân quan tâm hay sử dụng Do đó,

chế định ngày càng trở nên “bất khả thi” khi không phù hợp với nhu cầuthực tiễn của người dân Việt Nam lúc bấy giờ Tuy hôn ước không bị “đàothải” trong guéng quay phát triển của xã hội nhưng nó lại tồn tại như một

“cái bóng mờ” trong dân luật Việt Nam thời ky này.

1.2.1.2 Thời kỳ miễn Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Sau khi ký kết Hiệp định Giơ Ne Vơ ngày 20/7/1954 nước ta tạm thời bịchia cắt thành hai miền Bắc — Nam với hai chế độ trính trị khác biệt, lay vytuyến 17 (Sông Bến Hải) làm ranh giới tuyến quân sự tạm thoi dé chờ đến7/1956 tiến hành tổng tuyên cử thông nhất đất nước Cũng trong thời gian này

ở miền Nam, dé quốc Mỹ đã dan thay thế Pháp dé thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam lâu dài, biến miền Nam của Việt Nam thành thuốc địa kiểu mới và xây dựng miền Nam của nước ta thành tiền đồn chống cộng Thời kỳ này, Mỹ

đã xây dựng chế độ Ngụy quyền Sai Gòn dé dễ bề thao túng.

Do bối cảnh lich sử thay đồi nên pháp luật Việt Nam cũng có những thayđổi lớn từ đây Chế độ Ngụy quyền Sài Gon đã ban hành và thực hiện ba văn bản pháp luật nhăm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm: Luật Gia đình năm 1959 (ngày 02/01/1959) gồm 135 điều chia làm bốn thiên dưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 (ngày 23/07/1964) gồm 158 điều và ba chương dưới chế độ Nguyễn Khánh và Bộ luật Dân sự năm 1972

20

Trang 27

(ngày 20/12/1972) dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu [22, tr177].

Không xét về yếu tố chính trị chỉ đánh giá ba văn bản luật đưới góc độkhoa học thì nhìn chung các văn bản pháp luật này đều mang tính pháp điển

hóa, các quan hệ hôn nhân và gia đình được các nhà làm luật xây dựng theo

hướng dân luật hóa và đều dự liệu về chế độ tài sản theo ước định hay còn gọi

là hôn ước Cả ba văn bản luật đều cho phép vợ chồng giao ước, ký kết với nhau một thỏa thuận về tài sản thời kỳ tiền hôn nhân miễn là sự thỏa thuậnnày không trái với thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng

Trong Luật Gia đình năm 1959, hôn ước được quy định tại Chương thứ

hai Điều 45 và Điều 46 Điều 45 Luật Gia đình năm 1959 quy định pháp luậtchỉ can thiệp vào tài sản của vợ chồng khi không có hôn ước, hôn ước dựa

trên thỏa thuận tự do của vợ và chồng, không trái với phong tục tập quán, văn

hóa và quyền lợi của con Điều này cho thấy ngoài sự công nhận thỏa thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng còn thé hiện một tư tưởng tương đối tiễn bộ khi quyền gia trưởng của người chồng được xem như một trật tự công lại

không được ưu tiên bảo vệ băng quyên lợi của con.

Bên cạnh những quy định về mặt nội dung là những quy định về mặthình thức của hôn ước tại Điều 46 Luật Gia đình năm 1959 quy định một cách

cụ thé hơn về hôn ước như sau: “H6én ước bao giờ cũng phải làm trước khi lập hôn thú, bằng chứng thư trước mặt chưởng khế hay một viên chức cóthẩm quyên nhận thực Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã lập hôn

thú "(35, tr42].

Những quy định về mặt hình thức của hôn ước bao gồm: “Khi thị thựcmột chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích

21

Trang 28

thân ghỉ chép lời giao ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đíchrăng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí Chứng thư thị thực làmột công chứng thư '[35, tr 42] Như vậy, hôn ước phải lập trước khi kết hôn,lập thành văn bản được công chứng chứng thực, sau khi kết hôn thì không thểthay đôi hôn ước, phải được ghi vào trong giấy giá thú dé đảm bảo giá trị đốikháng với người thứ ba Đối với những người buôn bán khi lập hôn ước thìphải được “niém yết tại tòa án thương mai và chủ cước vào số thương mại do

phòng lục sự tòa nay giữ” [35, tr42].

Luật Gia đình năm 1959 còn quy định những trường hop hôn ước bị vô

hiệu như nội dung và hình thức của hôn ước không đảm bảo các điều kiện;hôn ước không bị vô hiệu khi không công bó, nó chỉ không có tính đối khángvới người thứ ba; hôn ước chỉ có hiệu lực trong suốt thời kỳ hôn nhân; kếthôn vô hiệu thì hôn ước đồng thời bị vô hiệu nhưng nếu hôn ước bị vô hiệuthì không ảnh hưởng tới việc kết hôn; khi hôn ước bị vô hiệu thì chế độ tàisản của vợ chồng sẽ theo pháp định (chế độ cộng đồng toàn sản); trong suốtthời kỳ hôn nhân thì hôn ước không được sửa đối

Chế độ cộng đồng toàn sản của Luật Gia đình năm 1959 giống với chế

độ tài sản của vợ chồng trong Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ vì các nhà làm luật cho răng chế độ cộng đồng toàn san phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam [22, tr179], nhưng kết cấu của nó lại có nhiều điểm

khác biệt va dự liệu khác với Bộ luật Dân sự Pháp năm! §04 Các nhà làm luật

không dự liệu chế độ tài sản kiểu mẫu cho các cap vợ chồng khi lập hôn ước

mà chỉ dự liệu áp dụng chế độ tài sản theo pháp định cho những cặp vợ chồng

không lập hôn ước trong Luật Gia đình năm 1959 Bên cạnh đó, Luật Gia

đình năm 1959 cấm ly hôn (chỉ có một số trường hợp được ly hôn khi có sự

22

Trang 29

chấp thuận của tổng thống) nhưng lại quy định tương đối kỹ về vấn đề ly

thân.

Điều 55 Luật Gia đình năm 1959 quy định: “Để khuyến khích và cản trở

sự thuần nhất của gia đình, nay cam chỉ sự vợ chong ruông bỏ nhau và sự lyhôn Tuy nhiên, trong một vài trường hop mà chỉ một minh Tổng Thong có théxét là tối đặc biệt, sự ly hôn có thể được chấp nhận Tổng Thống sẽ quyết định sau khi hỏi ý kiến chánh án tòa phá án và chánh nhất tòa thượng thẩm nơi cư

sở đương sự và sau khi nghe tộc trưởng hai bên và hai vợ chong Sự quyếtđịnh này là tối hậu và sẽ giải quyết luôn tat cả vấn dé liên quan đến hiệu lực

ly hôn” Có thé thay răng, hôn ước ở trong Luật Gia đình năm 1959 khôngcòn là một quy định “bỏ lừng” mà dan trở thành một giải pháp dé những cặp

vợ chông sông ly thân có điêu kiện sông thoải mái hơn.

Trong Sắc luật số 15/64 ban hành ngày 23/7/1964 quy định, hôn ướcđược quy đình từ Điều 49 đến Điều 52 tại Tiết 6 Những quy định về hôn ước trong Sắc luật số 15/64 với Luật Gia đình năm 1959 khá tương đồng nhau chỉ khác biệt ở điểm việc Sắc luật số 15/64 không đề cập tới quyền lợi của con

trong hôn ước và đưa ra những dự liệu khá tỉ mỉ cho việc hôn ước cho vợ hoặc chông dang còn vi thành niên.

Với những trường hợp không lập hôn ước thì các nhà làm luật cũng dự

liệu một chế độ tải sản áp dụng cho các cặp vợ chồng tại Điều 53 Sắc luật số15/64: “Chế độ cộng đồng tài sản là chế độ phu phụ tài sản thường luật, trong trường hop vợ chong không có làm hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế

độ cộng dong tài sản Chế độ này khởi dau từ ngày lập hôn thú Không ai cóthể định một ngày nào khác cho sự khởi điểm này”, tuy nhiên khác với LuậtGia đình năm 1959 thì chế độ tai sản được dự liệu cho các cap vợ chồng là

23

Trang 30

chê độ cộng đông động sản và tao sản.

Trong Bộ luật Dân sự năm 1972, từ Điều 144 đến Điều 149 tại Chươngthứ IV chế độ phu phụ tai sản cũng quy đỉnh về hôn ước Hôn ước trong Bộ luật Dân sự năm 1972 được đề cập với những nét cơ bản tương đồng nhưng

lại không được quy định rõ ràng như trong Luật Gia đình nam 1959 Tuy

nhiên các nhà làm luật của Bộ luật dân sự năm 1972 lại có đồng quan điểm với Sắc luật số 15/64, khi dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản cho

các cặp vợ chông không lập hôn ước hoặc hôn ước bị vô hiệu.

Cả ba văn bản Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ luật Dân

sự 1972 dù chỉ được áp dụng tại miền Nam Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng cũng phản ánh được chế định về hôn ước đã được hình thanh từ khá

sớm tại Việt Nam qua góc nhìn lịch sử.

24

Trang 31

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương này, tác giả đã đưa ra sơ lược khái niệm, đặc điểm ý nghĩa về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận, nêu lên nguyên nhân hình thành

và tên gọi khác nhau của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở cácnước, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế độ tài sản của vợchồng theo thỏa thuận tại Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ xâm

lược và cho đến nay Có thể thấy, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

đã xuất hiện trong dân luật Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến trướcthành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 Với khái niệm, đặc điểm, ýnghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có thé thấy viéc xây dựng chế định vào trong hệ thống pháp luật về hôn nhân — gia đình là cầnthiết để đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn, đảm bảo được quyền tự do

định đoạt tài sản của mỗi cá nhân và sự tương thích của pháp luật Việt Nam

với pháp luật thé giới trong thời đại phát triển hiện nay.

25

Trang 32

Chương 2 CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG THEO THOA THUẬN

Ở VIET NAM VÀ MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI

2.1 Chế độ tài sản của vợ chong theo thoả thuận tại Việt Nam trong Luật

Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Xã hội không ngừng phát triển làm phát sinh các quan hệ xã hội mới, do

đó pháp luật cũng phải thay đổi để kịp thời điều tiết các quan hệ xã hội chophù hợp với sự phát triển hiện đại, tiến bộ, công bằng,văn minh của đất nước.Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi tái sản xuất ra của cải vật chất và duy trìnoi giống, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, lưu truyền văn hóa dân tộc

và phát triển đất nước Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quantâm đặc biệt đến gia đình qua việc xây dựng, củng có, hoàn thiện pháp luật về

hôn nhân và gia đình.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ra đời nhằm đảm bảo tính khả thị,xây dựng chuẩn mực pháp lý, đạt tính ứng dụng cao khi điều chỉnh các quan hệ

về hôn nhân và gia đình trong xã hội phát triển ngày nay Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, tại kỳ hop thư 7 ngày 19 thang 6

năm 2014 đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 và có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Luật Hôn nhân và Gia đình

2014 đã ban hành nhiều quy định mới, trong đó phải kê đến những quy định về

chế độ tài sản chung giữa vợ và chồng Tại Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình

năm 2014, đã quy định hai loại chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sảncủa vợ chồng theo luật định và chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (hôn ước) được đánh giá là

26

Trang 33

một điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Luật đã quy định vềchế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận cụ thể từ Điều 47 đến Điều 50 vàĐiều 59 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và luật hướng dẫn, giảithích về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận một cách chỉ tiết và đầy

đủ hơn tại Mục 3 Chương II Chế độ tài sản của vợ chồng Nghị định củaChính phủ số 126/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều một số điều và

biện pháp thi hành Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014, ban hành ngày 31/12/2014.

Trước khi xây dựng một chế định mới các nhà làm luật đã phải cân nhắc, bàn bạc kỹ lưỡng trong khoảng thời gian dài vì nhận thấy những hạn chế,những nhược điểm khi chỉ áp dụng đơn nhất một chế độ tai sản của vợ chồng

theo luật định, cùng với việc rút kinh nghiệm từ những khó khăn khi thi hành

các chế định cũ Để đáp ứng và bảo đảm tính khả thi, tương thích của phápluật hôn nhân và gia đình trong bối cảnh hội nhập va phát triển [22, tr196],xuất phát từ những ý tưởng, những đánh giá về sự cần thiết và tính cấp thiếtcủa chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong dự thảo luật mới LuậtHôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành với mục đích cụ thé hơn,hoàn thiện hơn về mặt pháp luật đối với chế độ hôn nhân và gia đình nói

chung và chê độ tài sản của vợ chông theo thỏa thuận (hôn ước) nói riêng.

Bên cạnh đó, hôn nhân có yếu tố nước ngoài đang ngày một tăng nhanh

ở Việt Nam, việc lựa chọn chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân sẽ là một yếu

tố quan trọng đề giảm thiêu sự bất đồng về quan điểm giữa vợ và chồng Việcxây dựng chế định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận còn nhằm điều tiết các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình có yếu t6 nước ngoài và giải

quyét được các vụ việc liên quan đên hôn nhân có yêu tô nước ngoài dang

27

Trang 34

ngày một tăng nhanh ở nước ta hiện nay Không chỉ có sự tiến bộ về tư duy

mà còn xuất phát từ như cầu thực tiễn của xã hội Việt Nam Vậy nên, các nhàlàm luật đã xây dựng một chuẩn mực pháp lý, phát triển pháp luật Việt Namđồng bộ hơn đề bắt kịp với các nước trên thế giới có nền lập pháp tiên tiến,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn khi áp dụng thi hành pháp luật trong

việc giải quyêt các nhu câu thực tiên của xã hội.

2.2 Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ở Việt Nam

trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2.2.1 Quy định về thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận

Trong một gia đình, sự gắn bó về mặt tình cảm, sức đóng góp về côngsức, ý chí tạo dựng nên tài sản chung rất khó có thể phân biệt hay cân đo, đong, đếm được Vậy nên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa ranhững quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

Tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đã ghinhận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau: “Vo chong coquyên lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận Chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các diéu 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này” Đây là cơ sở đầu tiên dé hai bên nam nữ lựa chọn chế độ tài sản cho mình và cũng đánh dau một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở nước ta.

Bên cạnh những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong gia đình như nguyêntắc bảo vệ tình yêu thương, nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ, đoàn kết [44] thìLuật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định thêm về nguyên tắc áp

28

Trang 35

dụng chế độ tài sản của vợ chồng tại khoản 2 Điều 28: “Các quy định tại cácđiều 29, 30, 31, 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độtài sản mà vợ chong đã lựa chon” Vì những quy định này được áp dụngkhông phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn trước đó nênchế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận cũng phải chịu sự điều chỉnh từ

những quy định này.

2.2.2 Quy định về bình dang trong quan hệ tài sản giữa vợ chong

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã kế thừa quy định bình dangtrong quan hệ tài sản giữa vợ chồng và phát triển hơn nữa khi quy định: “Vo,chong bình dang với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc học tập, chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phán biệt giữa lao động trong gia

đình và lao động có thu nhập” tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia

đình năm 2014 Thông thường tại Việt Nam, những công việc trong gia đình

như nội trợ, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa phần đa là người phụ nữ

trong gia đình thực hiện [46] và những công việc này không tạo ra thu nhập.

Pháp luật đã công nhận người thực hiện công việc lao động trong gia đình có

đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như người thực hiện công việc tạo ra thu nhậpcho gia đình tại khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2014: “Viécgiải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của phụ nữ

và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan dé duy trì đời sống

chung được coi nhu lao động có thu nhập ”

Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp vợchồng thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận khi cham dứtthời kỳ hôn nhân thì người vợ hoặc người chồng làm công việc lao động tronggia đình có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho một phần giá trị tài sản khi

29

Trang 36

tính toán công sức đóng góp của bản thân trên cơ sở bình đăng về quyền lợi

và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân.

Quy định về bình đăng trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng rất phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam cũng như sự phat triển của cácnước trên thé giới, khi mà van đề bình dang giới luôn nhận được sự quan tâm

đặc biệt trong mọi lĩnh vực xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng.

2.2.3 Quy định về đảm bảo nhu cau thiết yéu của gia đình

Tài sản là một trong những phương tiện để xây dựng gia đình hạnh phúc,

dé duy tri đời sống hôn nhân bên vững, là công cụ dé đáp ứng những nhu cầuthiết yếu và nhu cầu xa xi (là những nhu cầu sử dụng những dịch vụ, mặthàng có giá trị cao nhưng không thiết yếu, thường là đắt tiền, chủ yếu dànhcho những người có thu nhập cao, có khả năng tài chính để mua sắm và sửdụng Ví du như: Nước hoa, 6 to, du thuyền, đồ trang sức ) của một gia đình

Xã hội càng phát triển khoảng cách giàu — nghèo chênh lệch càng lớn, chính

vì vậy không phải gia đình nào cũng có điều kiện về kinh tế đáp ứng đượccùng lúc cả nhu cầu thiết yếu và nhu cầu xa xỉ Dựa trên những nghiên cứukhoa học để nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội, các nhà làm luật đã xâydựng những quy định về đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình trong LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: khoản 2 Điều 29 quy định: “Vợ,chong có nghĩa vu bảo đảm điều kiện dé đáp ứng nhu cau thiết yếu của giađình” và quy định thêm tại Điều 30 về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong

việc đáp ứng nhu câu thiệt yêu của gia đình:

“1 Vợ, chong có quyên, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu

câu thiết yêu cua gia đình.

30

Trang 37

2 Trong trường hop vợ chong không có tài sản chung hoặc tài sảnchung không đủ dé đáp ứng nhu cau thiết yếu của gia đình thì vợ, chong cónghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế mỗi bên ”.

Qua những quy định trên ta có thé thấy rằng, dù cho các cặp vợ chồnglựa chọn áp dụng chế độ tai sản nao trong thời kỳ hôn nhân thì việc đáp ứngnhững nhu cầu thiết yếu dé “duy trì” gia đình van là trách nhiệm của cả hai bên Đặc biệt khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có

“nhắn mạnh” khi các cặp vợ, chồng dù có tài sản chung hay không hoặc cónhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vẫn phải tuân theo, tùy theo khả năng kinh tế mỗi người mà đóng góp dé thực hiện quyền va

nghĩa vụ cua mình trong việc bao đảm nhu câu thiệt yêu của gia đình.

Khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định vềnhững nhu cau thiết yếu của gia đình: “/d những nhu cẩu sinh hoạt thôngthường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình” Trong những nhu cầu thiết yếu trên, nhu cầu về nhà ở là một trong những nhu cầu quan trọng và cực kỳ cần thiết Vì nếu không có chỗ ở thìnhững nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, học tập, chữa bệnh khó có thể thựchiện tốt được Do vậy, Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng như sau: “Việc xác lập, thực hiện, cham đứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chong phải có sựthỏa thuận của vợ chong Trong trường hop nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợhoặc chong thì chủ sở hữu có quyên xác lập, thực hiện, cham dứt giao dich liên quan đến tài sản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chong” Như vậy,

đôi với tài sản là nhà ở duy nhât của vợ chông có hai trường hợp xảy ra:

31

Trang 38

Trường hợp thứ nhất: Tài sản này là tài sản chung thì phải có đồng ý,thỏa thuận của cả hai bên vợ chồng thì mới được thực hiện các giao dịch dân

sự liên quan đến tài sản này

Trường hợp thứ hai: Tài sản này là tài sản riêng thì chủ sở hữu có quyềnthực hiện xác lập các giao dịch dân sự bình thường, xong quyền tự định đoạttài sản của minh bị hạn chế bởi việc phải bảo đảm quyên lợi cho người khác

(bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng).

Hay nói cách khác, với nhà ở là nơi ở duy nhất dù là tài sản chung của

vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng thì vẫn phải bảo đảm nhu cầu thiết

yêu về chỗ ở, tuân thủ nguyên tắc bao đảm nhu cau thiết yêu của gia đình

2.2.4 Quy định về bảo đảm lợi ích hợp pháp của vợ, chong, các thành viên

khác trong gia đình và người khác

Quyên bình đăng trước pháp luật của mỗi người không chi thể hiện trongĐiều 16 Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hóa trong lĩnh vực LuậtHôn nhân và Gia đình năm 2014 Mọi người đều có vị thế ngang nhau trướcpháp luật, chính vi vậy quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, các thànhviên trong gia đình và người khác đều được pháp luật bảo vệ như nhau.Khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nguyêntắc bảo đảm lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, các thành viên khác trong giađình và người khác như sau: “Việc thực hiện quyển, nghĩa vụ về tài sản của

vợ chồng mà xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình

và của người khác thì phải bồi thường thiệt hai”

Như vậy, việc thực hiện quyên và nghĩa vụ về tải sản của vợ chông dù

theo chế độ tài sản theo luật định hay theo chế độ tài sản theo thỏa thuận nếu

32

Trang 39

xâm phạm đến quyền và lợi ích của những đối tượng nêu trên thì sẽ phải thựchiện trách nhiệm tất yêu là bồi thường thiệt hại.

Quy định này giải quyết được những ý kiến lo ngại trong Hội thảo góp ý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về tình huống: “vo chong lam dung

chuyện thỏa thuận tai san, phân chia tải san dé tron tránh nghia vu voi Nha

nước hay giao dich tai san với người thứ ba ” [23].

Trong hội thảo này Ông Bùi Minh Hong (Vu Pháp luật dân sự - kinh tế,

Bộ Tư pháp) cũng có ý kiến: Nếu áp dụng đúng Luật hôn nhân và Gia đình

hiện hành (Luật Hôn nhán và Gia đình năm 2000) thì hàng triệu giao dịch

chứng khoán sẽ bị vô hiệu do liên quan đến tài sản sở hữu chung có giá trị lớn của vợ chông Do chưa có cơ chế công khai, minh bạch liên quan việcphân chia tài sản vợ chông nên những người có quyên lợi liên quan khó biết

và ngăn chặn vị phạm kịp thời [24] Đề giải quyết vẫn đề nêu trên, Điều 32Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về giao dịch với người thứ bangay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và cácđộng sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở

hữu, quyên sử dụng như sau:

“1 Trong gia dịch với người thứ ba ngay tinh thì vợ, chong là người

dung tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoản được coi là người có

quyên xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.

2 Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng dang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyên sở hữu được coi là người có quyên xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ

ba ngay tình ”.

33

Trang 40

Trong bối cảnh thời đại số như hiện nay, những giao dịch ngân hàng,giao dịch chứng khoán ngày càng phổ biến vì tính thuận tiện của nó Điều 32

đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi quy định người vợ hoặc ngườichồng là người trực tiếp đứng tên tài sản là tài khoản ngân hàng, tài khoảnchứng khoán thì có quyền xác lập, thực hiện những giao dịch liên quan đếnngân hang, tài khoản chứng khoán của mình Pháp luật về tài chính, ngânhàng như: Luật các tô chức tín dụng năm 2010; Nghị định 101/2012/NĐ-CP

;Nghi định 80/2016/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT-NHNN cũng quy định chi

có chủ tài khoản mới có quyên thực hiện những hành vi pháp lý liên quan tớitài khoản của ho, có thé thay quy định này đồng bộ với Điều 32 Luật Hôn

nhân va Gia đình năm 2014.

Ngoài ra, quy định này còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

người thứ ba khi tham gia thực hiện các giao dịch dân sự với vợ hoặc chồng,

họ không phải tìm hiểu về tính trạng hôn nhân hay kiểm tra chế độ tài sản màvan có thể thực hiện giao dich với đối phương một cách dé dàng

Tương tự với trường hợp vợ, chồng là người đang chiếm hữu động sản

mà theo pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu với động sản này thì người đang chiếm hữu động sản có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân

sự với tài sản này Quy định này giúp người vợ, chồng đang chiếm hữu độngsản không phải chứng minh quyền sở hữu hoặc chứng minh sự đồng ý của vợ,chồng vẫn có thé thực hiện các giao dịch dân sự một cách chủ động.

Tuy nhiên, không phải vì sự thuận tiện, chủ động của Điều 33 Luật Hônnhân va Gia đình năm 2014 tạo ra mà vo, chồng có thé thực hiện các giaodịch dân sự liên quan đến tai sản chung một cách tùy ý Người thực hiện giaodịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì phải chịu trách

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w