1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến đối sinh kế của người dân làng Bảo Văn (xã đông Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) Giai đoạn 2004 - 2014

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHNKHOA VIET NAM HOC VA TIENG VIET

TÔ THỊ DUNG

SỰ BIEN ĐÓI SINH KẾ CUA NGƯỜI DAN LANG BẢO VĂN

(XÃ ĐỒNG VĂN, HUYỆN YEN LẠC, TĨNH VINE PHÚC)GIÁI DOAN 2004.-2014

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hệ dao tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2011-X

Hà Nội - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN| KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIỆT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

¡ xin cam đoan đề tai này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thậpquả phân tích trong dé tai là trung thực, dé tài không trùng với bat kỳ đề

lên cứu khoa học nào Những thông tin tham khảo trong khóa luận đềuích dẫn cụ thể.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Tô Thị Dung

S Dang Thị Vân Chỉ

w Báo Văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành nhất đến tập thể giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích

cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Thị Vân Chi —

người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá

trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chú, các bác làm việc tại UBND xã

Đồng Văn đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu,

tài liệu cần thiết đề phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Tôi vô cùng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình, bạn

bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá

trình học tập vừa qua

-Mặc dù đã hết sức cố gắng song khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề

tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Tô Thị Dung

EEE EE

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi

Trang 5

nce ecm

DANH MỤC CAC BANG, DO THỊ, SO DO TRONG KHOA LUANBảng 1.1 - Dân số làng Báo Văn năm 2004 và năm 2014

Bảng 1.2 — Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của làng Báo Văn năm 2004

Bảng 2.3 — Tổng hợp kết quả ty lệ lao động có việc làm thường xuyên của

làng Báo Văn năm 2014

Bảng 2.4 — Kết quả tổng hợp tỷ lệ lao động được đào tạo của làng Báo Văn

năm 2014

Bang 2.5 — Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của làng Báo Văn các năm

2004 và 2014

Bảng 2.6 — Tình hình trao đổi đất của các hộ làm trang trại làng Báo Văn

Bảng 2.7 — Số lượng vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản của các trang

trại làng Báo Văn năm 2004

Bang 2.8 - Danh sách các hộ gia đình thu mua phế liệu của làng Báo Vănnăm 2014

Sơ dé 1.1 — Các ngành họ của họ Tô làng Báo VănSơ đồ 2.2 — Khung sinh kế bền vững

Sơ đồ 2.3 — Hệ thống thu gom phế liệu làng Báo Văn

ŒVHD: TS Đặng Thi Vân Chi

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU - 222111.11212 T1.0.T0 0 0 1.ararrre 6

1 Tinh cấp thiết của đề tài w 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 63 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn -22c- sec tetEketEktetrkrrkkrsrrkreg 8

4 Mục đích nghiên CU cccsscsssssssssssessssssssesesssseseeeeeeeceen — 8

—, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -.- 2-22 sccxe+zEcSExerxsrxerrre 9

6 Phuong pháp nghiên CỨUu - - 5 + St St 2v SH 11 1x rrrưet 9

NỘI DUNG ¬ 10

Chương 1: Tổng quan về làng Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh

M16 0 10

1.1 Điều kiện tự nhiên 2 222222222.22111 111111111E.E-sEeere 10

1.2 Lịch sử hình thành và những thay đỗi về mặt địa giới hành chính 121.3 Tình hình dân cư, tổ chức bộ máy quản lý làng xã và các quan hệ xã

HOD ẺẼ <' 14

1.4 Tình hình văn hóa ¿2£ ©S£++x2E+EEEEEEEEEEEEEEErrkerrkerkrerkrree 17

1.5 Tình hình kinh tế và đặc điểm hoạt động sinh kế của người dân làng

Báo Văn trước năm 2004 -¿- 2-52 2s St AE THỂ cư 20

Tiểu kết chương Ì 5s ©s St SH He kg 24CHUONG 2: SỰ BIEN DOI SINH KE LANG BAO VĂN GIAI DOAN 2004

2014 caecsesccscssesssssssssveseessenestsessnesssnesenanesesannsenesssensssenaasatasasesesseesees 25

2.1 Khái niệm sinh Keo ccccccccecccccsesssessesscessessscssscsseessecscsucssessesseesecsneenees 25

2.2 Sự biến déi sinh kế của người dân từ 2004 — 2014 occ 27

2.2.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự biến đối Tra neee 27

2.2.1.1 Điều kiện về cơ chế, chính sách ¬ 27

2.2.1.2 Các nguồn vốn của địa phương Án HH ngu 32

2.2.1.3 Nguyện vọng của người dân làng Báo Văn ¿5-5 38

2.2.2 Các hoạt động sinh kế của người dân địa phương từ 2004 — 2014 39

2.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp 2-2-2222 tt xExeEEerrerkerrked 39

2.2.2.2 Tiểu thủ công nghiệp 2c S2scE TH 1nrgrrgrưyu 47

Trang 7

2.2.2.3 Các hoạt động sinh kế khác ki 53

Tiểu kết chương 2 ccccccccccce: ¬ _ 56Chương 3: Chuyén đổi sinh kế ở làng Báo Văn: thành tựu, những tổn tại và

đề xuất một số giải pháp 2: +sccc2vveseEEvecrcree "¬ 57

3.1 Hiệu quả kinh t6 0 ccccccccecccsessseesssesssecssvessssecssssecseccssscssesessecesecenvessecs 57

3.1.1 Mô hình kinh tế trang trại 2222222tr222222EE.22221521221 -2255ee 57

3.1.2 Hoạt động thu mua phế liệu -ccccccccveeeeeec 58

3.2 Tác động đối với xã hội và môi trường -.ss.ss 59

3.3 Một số tồn tại và hạn chế -ccccvvvvcrtcrtrrrrrrrrrrrrrrrriee 60

3.5 Một số giải pháp - 0S Snsn TH ng ng 11 eerrerree 63Tiểu kết chươngg 3 - s1 11 2t rerrerreo 65KET LUẬN -25- 2Scc LH HH Hàng 1101121112 erree 66

TÀI LIEU THAM KHẢO 22-2222 cEEEtEEE1121112112211211 111 Exxee 68PHU LUC ANH (Nguồn: Tác giả) 2 S2 St ExEEEEESEEkEEErtrrrrrrrree 70

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 5

Trang 8

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm

làng Từ trước đến nay, cuộc sống của người dân quê đều gắn liền với làng, với

xóm Nông nghiệp được coi là hoạt động kinh tế chủ đạo của người dân nông

thôn Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hóa — hiện

đại hóa đất nước, các hoạt động sinh kế của người dân thôn quê có sự thay đổi

với sự xuất hiện nhiều hoạt động sinh kế mới Điều này một mặt góp phan cải

thiện đời sống cho người dân nhưng mặt khác cũng còn nhiều hạn chế Làng BáoVăn thuộc xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài

hoạt động sinh kế đến người dân làng Báo Văn như thế nào? Làm thế nào để ổn

định và nâng cao hơn nữa mức sống cho người dân nơi đây?

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này và từ đó rút ra những bài học góp phầnnhỏ bé vào việc xây dựng nông thôn mới, mang lại hạnh phúc, văn minh chongười dân Việt Nam nói chung và người dân làng Báo Văn quê hương tôi nói

riêng, tôi chọn dé tài: “Su biến đổi sinh kế của người dân làng Báo Văn (xã

Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 2004 ~ 2014” cho khóaluận tốt nghiệp của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đisâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân Trên thế giới, ý tưởng nghiên

cứu vệ sinh kê xuât hiện nhiêu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả

Trang 9

như: Doward, F.Eliss, Cac tác giá đều cho rằng sinh kế bao hàm nhiều yếu tố

ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như của từng hộ gia đình Ở ViệtNam, đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức xây dựng mô

hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú Trong giới hạn đề tài này, tôi

xin tông quan một sô công trình nghiên cứu liên quan đên đê tài:

© Công trinh “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô

Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Sửu (PGS.TS, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhânhọc, trường DHKHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Công trình này tập trung mô tả, phân tích và lý giải về đô thị hóa, công

nghiệp hóa và những tác động của nó đến việc biến đổi sinh kế của các hộ giađình nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới ở Việt Nam Từ

kết quả nghiên cứu sâu ở hai làng ven đô Hà Nội như hai trường hợp cụ thé, tác

giả đã phản ánh sinh động thực tiễn quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tác

động của nó đến biến đổi sinh kế nông dân Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tíchvà so sánh những cơ hội, thách thức của công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với

_ phương thức mưu sinh cũng như cuộc sông của người nông dân ở địa bàn nghiêncứu nói riêng và ở khu vực ven đô nói chung.

e_ Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miễn núi thôn 1 — 5 (khảo sát

tại thôn I — 5 — xã Cẩm Sơn — huyện Anh Sơn — tỉnh Nghệ An).

Công trình này tập trung phân tích và đánh giá các yếu tô tác động đến hoạtđộng sinh kế và thực trạng hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 — 5 tỉnh NghệAn trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt

động sinh kế khác, từ đó đánh giá kết quả và đưa ra một số giải pháp, khuyến

nghị cho việc lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

¬ Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát

triển khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo của Mai Văn Xuân (Trường Đạihọc Kinh tế, Đại học Hué) và Hồ Văn Minh (rường Nguyễn Chí Thanh, Thừa

Thiên Huế).

Trang 10

Công trình này đánh giá ảnh hưởng, tầm quan trọng của khu kinh tế

-thương mại Lao Bảo đối với việc giao lưu phát triển kinh tế - -thương mại của

Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông — Tây và đối với sinh kế của người dân

nơi đây Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng chỉ ra những tác động tiêu cực của khu

kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đến hoạt động sinh kế của người dân như ô

nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội có xu.hướng gia tăng, phân hóa giàu nghèo

trong cộng đồng, từ đó nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện sinh

kế của người dân tốt hơn.

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đây là một dé tài mới nghiên cứu về van đề sinh kế của người dân địa

phương, cụ thể ở đây là làng Báo Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc vì vậy

đây sẽ là cơ sở, là tài liệu tham khảo cho những người sau này có mong muốn

tìm hiéu về làng, vê hoạt động sinh kê của làng.

Đề tài cho thấy rõ được sự biến đổi sinh kế của người dân làng Báo Văn

giai đoạn 2004 — 2014, phân tích điều kiện dẫn đến sự biến đổi phương thứcmưu sinh và tác động của các hoạt động sinh kê ây lên cuộc sông của người dân.

Đây là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn Khóa luận nghiên cứu khá

toàn điện và hệ thống về hoạt động sinh kế của người dân, có ý nghĩa thiết thựccho việc tìm kiếm và phát triển những chiến lược sinh kế phù hợp với điều kiện

của địa phương.

4 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích các điều kiện, nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi cáchoạt động sinh kế của người dân làng Báo Văn giai đoạn 2004 — 2014 Qua đó

đánh giá và rút ra một số nhận xét về mặt tích cực cũng như hạn chế của các hoạt

động sinh kế đó đối với đời sống người dân Đồng thời đưa ra một số giải pháp,

kiến nghị để phát triển các mô hình sinh kế đó.

eee

Trang 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

51 Đối tượng nghiên cứu

-Sự biến đổi các hoạt động sinh kế của người dân làng Báo Văn, xã Đồng

Văn, huyện Yên Lac, tinh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004 — 2014.

5.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Làng Báo Văn — Đồng Văn — Yên Lạc — Vĩnh Phúc.

Phạm vi thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2014.

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện dé tài nghiên cứu, tôi có kết hợp sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau như:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng lý thuyết và hiểu biết của

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn dé nghiên cứu như sử

học, nhân học, xã hội học, kinh tế học,

Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã đọc và

nghiên cứu nhiều tài liệu có nội dung liên quan đến để tài như những tài liệu về

vấn đề sinh kế được khai thác từ sách, báo, internet; các báo cáo tổng kết, báo

cáo chính trị của xã, các bảng so liệu về mức thu nhập, lao động, ruộng dat,

Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Đây là phương pháp được sử dụng khá

_ nhiều trong quá trình thực hiện dé tài này Vì đây là một đề tài nghiên cứu về

chính địa phương mình nên tôi có điều kiện phỏng van trực tiếp nhiều cá nhântrong làng cũng như một số cán bộ lãnh đạo của chính quyền địa phương để tìm

hiệu kĩ hơn vé sự biên đôi các hoạt động sinh kê nơi đây.

Ngoài ra, còn một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp mô

tả, phương pháp so sánh,

maaơơơơợờợgaaơơơơơnơơơơơnngợnzuơguuuungnnnợgnnnunnợnợợơơuaazzzơợnơaauợơn

Trang 12

- _ Vị trí địa lý xã Đồng Văn — Yên Lạc — Vĩnh Phúc

Xã Đồng Văn nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Lạc, cách thị trấn huyện

7km Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 702,56ha, gồm 4 thôn: Báo Văn, Yên

Lạc, Đông Lạc và Hùng Vĩ với các xã giáp ranh:

Phía Bắc giáp phường Hội Hợp (thành phố Vĩnh Yên), xã Hợp Thịnh

(huyện Tam Dương), xã Chan Hưng (huyện Vĩnh Tường)Phía Nam giáp xã Té Lỗ, Bình Dương (Vĩnh Tường)

|e Phía Đông giáp xã Trung Nguyên, Té Lỗ (Yên Lạc)

Phía Tây giáp xã Chan Hung, Đại Đồng (huyện Vinh Tường)

- Vi trí địa lý làng Báo Văn

Làng Báo Văn là một trong bon làng của xã Đông Văn, năm ở phía Tây của

Phía Bắc giáp với làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường và

làng Hùng Vĩ, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc

Phía Nam giáp xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường)

Phía Đông giáp làng Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc Phía Tây giáp xã Dai Đồng, Chan Hung (huyện Vinh Tường)

CO eee sa c szốốốnốnNnhốnốnNnNnhẻ SN NAM

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page I0

Trang 13

e Địa hình

Địa hình làng Báo Văn tương đối bằng phẳng, sự chênh lệch về địa hình

không đáng kể, có một số vùng thấp, trũng Làng được chia làm hai thôn: Báo

Văn 1 và Báo Văn 2 với ranh giới là một con kênh đào.

e Khí hậu

Báo Văn nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, một năm có 4mùa rõ rệt, khí hậu có sự phân hóa theo mùa.

Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết 4m áp kèm theo những con mua

phùn nhỏ Nhiệt độ trung bình từ 22-24°C, độ ẩm cao.

Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này nắng lắm mưa nhiều, nhiệt độtrung bình từ 28-30°C Thời gian nắng mưa thất thường, có những trận mưa lớn,tập trung dễ gây ngập úng cục bộ.

Mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, thời tiết mùa này khá mát mẻ, dễ chịu.

Mùa đông thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khí

hậu khô hanh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá cao, nhiệt độ trung bình từ

Thời tiết phân hóa đa dạng như vậy thuận lợi cho việc đa dạng hóa các

giống cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, những diễn biến thất thường của thời tiếtcũng ảnh hưởng không nhỏ cho việc canh tác của người dân địa phương.

e Thủy văn |

Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân

trong làng được lẫy từ nước của sông Hồng chảy qua và nhờ hệ thống kênh

mương của các xã lân cận Ngoài ra, trong làng có nhiều ao, hồ, và nguồn nướcngầm khá dồi dào, chất lượng tốt cũng góp phần cung cấp nước phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân trong làng chủyếu được lấy từ giếng khoan và nước giếng khơi.

e Dat đai

Nam ở vùng đồng bằng sông Hồng và là vùng trong đê nên đất đai tronglàng chủ yếu được hình thành từ đất phù sa bồi đắp từ lâu đời Trong quá trình

Trang 14

canh tác, chất lượng đất đã có những biến đổi nhất định nhưng nhìn chung đất

đai cho phép thâm canh cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp.

e_ Địa chất thủy văn, địa chất công trình

Địa chất thủy văn: Tài liệu khảo sát phục vụ quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 cho thấy mực nước ngầm ở đây có thể khai thác được nhưng ở dạngnghèo nước, mốc giếng khoan có thé khai thác từ 40-60m7/ngay đêm và nằm ở

tầng nông trên 20m.

Địa chất công trình: Chưa có tài liệu, số liệu nào xác định được địa tầng và

khả năng chịu tải nền đất khu vực toàn xã Đồng Văn Nhưng trên thực tế chothấy, người dân trong xã nói chung và người dân làng Báo Văn nói riêng đã xây

nhà từ 2-5 tầng, có khi hơn nữa.

1.2 Lịch sử hình thành và những thay đỗi về mặt địa giới hành chính

Theo các tài liệu khảo cô học, cư dân Việt cô đã có mặt trên vùng đât này

từ rât sớm và là chủ nhân của văn hóa Đông Đậu cách ngày nay khoảng 3500

Cùng với những thăng trầm của lịch sử, cương vực địa lý hành chính của xã

Đồng Văn có nhiều thay đổi.

Thế kỷ thứ I thời nhà Hán thống trị, theo sách “Dai Nam nhất thống cht? do

Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thì các xã thuộc huyện Yên Lạc ngày naynằm trong huyện Phong Khê Thế ky thứ X đời nhà Đinh có tên là huyện Yên

Lạc và giữ nguyên tên Yên Lạc cho đến ngày nay Xã Đồng Văn ton tại và phát

triển trong lòng Yên Lạc.

Cho đến thế kỷ XIX, huyện Yên Lạc có 15 tổng, 108 xã, thôn, châu Tổng

Hội Hạ có 8 xã: Hội Hạ, Hồ Khâu, An Lạc, Đồng Lạc, Hùng An, Vân Hội, Lão

Sơn, Ốc Trù Như vậy, trong thời kỳ này các thôn An Lạc (Yên Lạc), Đồng Lạc

nằm trong tổng Hội Hạ Hùng An có thể là Hùng Vi bây giờ, còn Báo Văn chưa

GVHD: TS Đặng Thị Van Chỉ Page 12

Trang 15

rõ tên gọi lúc đó Huyện Yên Lạc lúc này nam trong phủ Tam Dai thuộc Son Tây

thừa tuyên.

Năm 1899, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ký quyết định thành lập

tỉnh Vĩnh Yên Huyện Yên Lạc có 7 tổng 60 làng Tổng Yên Lạc gồm 4 làng

Báo Văn, Đồng Lạc, Hùng Vĩ, Yên Lạc Như vậy, cả 4 làng của xã Đồng Vănlúc này đều nằm trong tổng Yên Lạc Sau đó, 4 làng được nâng lên thành 4 xã.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương hợp nhất các xã

nhỏ thành xã lớn của Chính phủ, 4 xã Báo Văn, Đồng Lạc, Hùng Vi, Yên Lac

được hợp lại thành xã Cộng Hòa Đến năm 1950, xã Cộng Hòa được đổi tên là

xã Đoàn Kết Ngày 12 tháng 2 năm 1950, trước yêu cau déi mới của cách mạng,

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định hợp nhất tỉnh Vĩnh

Yên và tỉnh Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc Xã Đoàn Kết thuộc huyện Yên Lạc,

tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 2 năm 1968, thực hiện quyết định của Quốc hội nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú Trong

thời gian này, xã Đoàn Kết cũng được đổi tên thành xã Đồng Văn Đồng Văn

thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phú :

Thang 10 nam 1977, thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ, huyện

Yên Lạc hợp nhất với huyện Vĩnh Tường thành huyện Vĩnh Lạc Đồng Văn

thuộc huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ra Nghị định 63/CP tách Vĩnh Lạc thành 2 huyện Yên Lạc và Vĩnh

Tường theo đơn vị hành chính trước năm 1977 Đồng Văn thuộc huyện Yên Lạc,

tỉnh Vĩnh Phú.

Tại ky hop thứ X khóa IX của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam tháng 11 năm 1996 quyết định tách Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và

Vĩnh Phúc Đồng Văn thuộc huyện Yên Lac, tỉnh Vĩnh Phúc.

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 13

Trang 16

1.3 Tình hình dân cư, tổ chức bộ máy quan lý làng xã và các quan hệ

xã hội

e Tình hình dân cư

Những tài liệu về quá trình lập làng không còn, nhưng theo các tư liệu lịch

sử và những câu: chuyện kể lưu truyền trong dân gian thì từ thời Bac thuộc vùngđất này đã sản sinh ra những nhân vật lịch sử như Lý Phật Tử người làng

Phương Nha làm vua từ năm 571 đến 603 (thời Hậu Lý Nam Đế) Đây cũng làmột miền quê có truyền thống hiếu học, là nơi sinh ra Trạng Nguyên đầu tiên của

Vĩnh Phúc - Trạng nguyên Phạm Công Bình và nhiều bậc hiển tài như KhoanKhoáng Đại vương, Phùng Dong Oánh, Tạ Hiển Đạo, Họ đều là những ngườigiữ những trọng trách cao ở các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Trong làng có nhiều dòng họ khác nhau nhưng có 4 dòng họ lớn, có nhà thờ

họ riêng là: họ Tô, họ Lê, họ Hoàng, họ Nguyễn Các dòng họ này chiếm khoảng

90% dân số của làng Trong đó, họ Tô xuất hiện sớm nhất và có số dân đông nhất

trong làng.

Sơ đồ 1.1 - Các ngành họ của họ Tô làng Báo Văn

Được nghe các cụ cao niên kể lại là: Trước đây, cụ Tổ họ Tô sinh được 5

người con trai, từ đó hình thành nên các ngành họ khác nhau, ngành họ Tô Trọng là

trưởng, giữ trách nhiệm giỗ tổ họ Người trong họ tuyệt đối không được lấy nhau

và đối xử với nhau theo vai về như anh em trong nhà.

TO OEE EEO O00 OOO

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 14

Trang 17

Trong những năm qua, dân sô và lao động của làng tương đôi ôn định, có

tăng trưởng nhưng tốc độ không nhanh Năm 2014, làng có 430 hộ gia đình với

1872 nhân khẩu, trong đó số nhân khẩu nữ chiếm khoảng 48,6% , bình quân nhân khẩu của một hộ gia đình là 4 người.

-Bảng 1 1 - Dân số làng Báo Văn năm 2004 và 2014

Thôn Dân số năm 2004 - Dân số năm 2014

Tổng số (người) TD: nữ Tổng số TD: nữBáo Văn 1 698 276 723 359

Báo Van 2 947 | 495 1149 562

Ton 1645 771 1872 921zo |} 7(Nguồn: Ban thông kê xã Dong Văn)

Các họ lớn trong làng đều có nhà thờ họ riêng, được xây dựng rất khang

trang Hang năm, các họ thường tổ chức ngày gid té họ, là dịp để các con cháu tụ

họp, tưởng nhớ tổ tiên Đồng thời, là dịp để thông báo về những việc đã làm được

° hoặc chưa được trong năm Các gia đình thường góp giỗ theo lệ đã được quy định

sẵn, đặc biệt gia đình nào trong năm đó sinh được con trai thì dâng lễ cúng tổ họ,

thường là mâm xôi, con gà và hoa quả Cúng xong, mọi người trong họ quây quần

thụ lộc, nói chuyện với nhau rât vui vẻ.

Từ trước đến nay, thanh niên nam nữ các họ trong làng thường lấy nhau Thứnhất là do họ quan niệm “trdu ta ăn cỏ đồng ta”, người trong làng nên hiểu khá rõ

về gia cảnh, tính cách tốt xấu của nhau và thứ hai là do gần gặn có thể giúp đỡ,

| thăm nom những lúc khó khăn.

Ngoài những người dân gôc, sinh sông ở làng từ lâu đời Trong làng còn có

nhiêu người là dân ngụ cư, chuyển từ nơi khác đến sinh sống Khi đến làng ở, rất ít

: người giữ nguyên tên họ của mình mà thường xin đối họ, xin tham gia vào | trong

4 họ lớn của làng Trước đây, còn có sự phân biệt đôi xử giữa dân chính cư và dân

GVHD: TS Đặng Thị Van Chi

sone ge ha na (Í Sep et " K— ee

Trang 18

ngụ cư nhưng giờ thì không còn nữa, van dé này được người dân nhìn nhận một

cách thoáng hơn.

© TỔ chức bộ máy quan lý làng xã

Trước thời Pháp thuộc, đứng đầu mỗi thôn là phó lý, đứng đầu xã là lý

trưởng, đứng đầu tổng là Chánh tổng Xã Đồng Văn thuộc tông Yên Lạc, lý trưởng

và phó lý là những người trực tiếp quản lý làng Lý trưởng và phó lý là những

người do dân trực tiếp bầu ra nhưng phải được tri huyện xét kỹ, sau đó đưa lên

- quan tinh dé cấp văn bằng và làm mộc triện Họ được chia cho một số ruộng cấy va

không phải nộp tô Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc, nhiều người đã câu kết, khom

lưng, bó gối làm tay sai đắc lực cho thực dân Pháp Bộ máy cai trị được lập ra hếtsức chặt chẽ từ xã xuống thôn, xóm Cả xã có tổng ủy, mỗi thôn có xã ủy, phó xã

ủy, bảo an viên, thư ký, thủ quỹ Chúng đề ra những luật lệ hà khắc và những chính

sách thủ đoạn thâm độc, đặc biệt là thực hiện những chính sách ngu dân, gây chia

rẽ, mat đoàn kết, gây han thù trong thôn xóm, giữa các dòng tộc với nhau để dễ bề

cai tri.

“Phép vua thua lệ làng”, đây là một điều dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam.

Trước đây, các làng ở Việt Nam thường có những quy định, điều lệ riêng được quy

định rõ trong hương ước, người dân Việt Nam luôn coi đây là một yếu tố quan

trọng Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm gift vaitrò quan trọng trong cộng đồng, cắm rễ ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ củangười dân Cũng giống như nhiều làng quê khác ở Việt Nam, trước đây Báo Văn

cũng có hương ước do các bậc cao niên trong làng soạn ra nhưng hiện nay, hương

ước của làng đã bị that lạc Tuy nhiên, nghe các cụ trong làng kể lại thì hương ước

của làng dé cập tới các van dé như: quy định về tổ chức xã hội, trách nhiệm của các

chức định trong làng; quy định về văn hóa ứng xử, tín ngưỡng và các lễ khao vong,cưới hỏi; quy định về việc thưởng phạt,

Đến năm 2004, làng Báo Văn đã được chia thành 2 thôn là Báo Văn 1 và BáoVăn 2, đứng đầu mỗi thôn là trưởng thôn do dân trực tiếp bầu ra Đó là những

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 16

Trang 19

người có đức, có tài được người dân trong làng thực sự tin tưởng, lựa chọn và giao l

trọng trách Các trưởng thôn là những người tiếp thu các chủ trương, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước từ những cuộc họp của UBND xã rồi phô biến,

hướng dẫn vận động bà con thực hiện, góp phần làm cho đường lối, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống Bên cạnh đó, cán bộ trưởng

thôn còn phối hợp với mặt trận các cấp, các tổ chức đoàn thể trong thôn để hướng

dẫn bà con phát triển kinh tế; đồng thời lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân

dân để phản ánh với chính quyền địa phương kịp thời giải quyết.

Ngoài ra, trong làng còn một sô đoàn thê xã hội phụ trách các vân đê khác

nhau như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiên binh, hội người cao tuôi,

© Cac quan hệ xã hội

Trong làng chủ yếu tồn tại hai mối quan hệ chính đó là quan hệ họ hàng

thân tộc và quan hệ hàng xóm láng giéng Chi tính riêng 4 dòng họ lớn trong

làng đã chiếm hơn 90% dân số, những người trong họ thường coi nhau như anh

em trong nhà, thường chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống Cũng giống như

nhiều làng quê khác ở Việt Nam, người dân làng Báo Văn ngoài coi trọng tình

cảm anh em gia đình còn rất chú trọng đến mối quan hệ hàng xóm láng giềng

| thân cận, người trong lang ít khi xảy ra va cham, xô xát với nhau.

1.4 Tình hình văn hóa

Làng Báo Văn bao đời nay không chỉ là nơi sinh sống, sản xuất mà còn là

nơi tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương.

Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng được hình thành và ngày

càng được củng cố, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình Trong làng, mọi

“ người sống tình nghĩa với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối

đèn Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp

sông làng có kỉ cương, hồn hậu và trong sáng.

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 17

Trang 20

deities N4.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống văn hóa, tỉnh

so, thần của người dân đã có những thay đổi mạnh mẽ.

e Chợ làng

Nhắc đến văn hóa làng xã, người ta không thể không nhắc tới chợ làng.

Đến bất cứ một vùng quê nào, chỉ cần nhìn qua chợ làng, quan sát hàng hóa —

thực phẩm bay bán và khung cảnh bán — mua là có thé biết được phần nào đời

sống của người dân nơi đây Ngoài ý nghĩa trao đổi mua bán, chợ làng còn là nơi

để thăm hỏi lẫn nhau do mối quen biết tình làng nghĩa xóm Bởi thế, người xưatừng nói “Nhat cận thị, nhì cận giang ”.

| ˆ| Trước đây, chợ làng Báo Văn chỉ là chợ cóc, chủ yếu bày bán những loại

hàng hóa, thực phẩm do chính người dân trong làng sản xuất được và bày bán

ngay lề đường Tuy nhiên, hiện nay, chính quyền xã đã cho quy hoạch chợ Chợhọp cả ngày, các mặt hàng được đưa ra mua bán ngày càng phong phú, đa dạnghơn Điều này đã phần nào thể hiện được sự phát triển và mức sống đang ngàycàng được nâng cao của người dân nơi đây.

e Tình hình giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân

Toàn xã hiện có 1 trường Mầm non Đồng Văn, 1 trường Tiểu học va 1trường Trung học đều mang tên Trạng nguyên Phạm Công Bình - vi trạngnguyên đầu tiên của tỉnh Các ngôi trường này được đặt ở trung tâm xã, thường

| duoc nang cấp, xây mới dé dap ứng được nhu cầu học tập của con em trong địa

phương Trong những năm qua, công tác khuyến học trong làng được chú trọng,

đây mạnh.100% trẻ em đến tuổi đi học đều được tới trường, tỉ lệ đỗ đạt vào các

| trường Cao dang, Dai hoc ngày một cao.

Ngoài ra, xã có l trạm y tế là nơi chăm sóc, khám chữa bệnh cho người

¿ dan; 1 nhà văn hóa xã mới được xây dựng là nơi tô chức các hoạt động văn hóa

văn nghệ trong xã Bên cạnh nhà văn hóa xã chung mới được xây dựng thì mỗi

làng lại có một nhà văn hóa thôn riêng, là nơi họp bàn các vấn đề quan trọng của

làng như về sản xuất và sinh hoạt, là nơi giao lưu văn hóa văn nghệ phục vu đời

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page I8

Trang 21

sống tỉnh than -Vào dịp hè, các em thiếu nhỉ trong làng thường đến nhà văn hóasinh hoạt, luyện tập các tiết mục văn nghệ.

¢ Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng và các kiến trúc tôn giáo, tín Hgưỡng

Cũng giống như nhiều làng quê khác của Việt Nam, Báo Văn có truyền

thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời Đến nay, người dân làng BáoVăn vẫn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng riêng gắn liền vớiđời sống kinh tế và tâm linh của mình như tín ngưỡng da thần, tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên, tôn vinh những vị anh hùng dân tộc |

Toàn xã có khá nhiều đình, đền, chùa là nơi tôn thờ, tưởng niệm những vị

thần có công với làng với nước Ngoài việc thờ phụng, nhang khói thường xuyên

thì hàng năm thường tổ chức những ngày lễ hội lớn để tưởng nhớ công lao của

các vị thần này, đồng thời để giao lưu cố kết cộng đồng người dân trong làng,

trong xã với nhau.

Lang Báo Văn hiện nay có một đình thờ Khoan Khoáng Đại vương - vị tướng

có công trong cuộc đấu tranh giữ nước và một chùa thờ Phật Người dân trong làng

không ai theo tôn giáo nào, tuy nhiên trong suy nghĩ và hành động, đạo Phật có ảnh

hưởng khá lớn Hàng tháng, vào ngày rằm, mùng một, mọi người ngoài việc thắphương tại gia còn chuẩn bị lễ vật đi lên đình, chùa cúng bái Không biết có lệ từ

bao giờ, nhưng giữa đình và chùa có sự phân chia khá rạch ròi Đình là nơi sinh

hoạt, thờ cúng của các cụ ông cao tuổi còn chùa là nơi thờ cúng, sinh hoạt của các

cụ bà Người dân trong làng, khi về già (khoảng 50 tuổi) thường chuẩn bị lễ vật

làm lễ sửa quý, lên đình, chùa làm lễ Những người này, ngoài yêu cầu về tuổi tác

còn đòi hỏi phải có gia cảnh tốt, đức tính hòa nhã.

Trước đây, việc trông coi hương khói cho đền chùa thường do các bậc cao

niên trong làng phụ trách Đó phải là những người có gia cảnh tốt, không có tai

tiếng gì Tuy nhiên, hiện nay chùa mới có các thầy sư về chủ trì phụ trách việchương khói cho làng Các thầy thường xuyên tổ chức các khóa tu cho người dân, tổ

chức những ngày lễ tưởng niệm lớn như lễ Vu Lan, hay tổ chức lễ trung thu chocác em thiêu nhi, tao nên một nét văn hóa mới cho người dân địa phương.

a a G NGỌ TT ẠỌHƠOOADNDOOAợợYnnyợợnungợtïtïtïnuuuơn

Trang 22

1.5 Tình hình kinh tế và đặc điểm hoạt động sinh kế cia người dân

‘ làng Báo Van trước năm 2004

- Trước 2004, Báo Văn là một làng thuần nông nghiệp, thu nhập chủ yếu của

người dân nơi đây dựa chủ yếu vào hoạt động sinh kế này Tuy nhiên, trong mỗi

giai đoạn khác nhau, hoạt động sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng,

theo nhịp phát triển chung của đất nước.

Thời kì hợp tác xã nông nghiệp: Năm 1959, triển khai phong trào hợp tác

hóa nông nghiệp theo Nghị quyết 14 của Trung ương về cải tạo XHCN, xã Đồng

Văn đã thành lập HTX nông nghiệp Đồng Văn, theo đó mọi ruộng đất của làng

đều do hợp tác xã quản lý, người dân thực hiện lao động tập thể Mọi ngườitrong làng không quy định tuổi, miễn là có sức khỏe và có mong muốn lao động

đều được tham gia vào các tổ đội sản xuất Theo tìm hiểu từ những người thuộcthế hệ trước, mọi người tham gia lao động tập thể được chia thành các tổ đội phụtrách các mảng công việc khác nhau, mọi người được hưởng công theo sức laođộng của mình Công lao động được tính theo chế độ cham công điểm, mỗi một

h ngày đi làm được tính là một công Cuối mỗi mùa vụ, người ta tính tổng số lúa

và hoa màu thu hoạch được rồi chia cho số công lao động dé ra số lương thực mà

mỗi người được hưởng.

Thời kỳ này, đất nông nghiệp được chia thành những ruộng có diện tích khá

lớn (khoảng 4-5 sào/ruộng) chủ yếu dé trồng lúa và một số cây hoa màu han chế

như lạc, ngô, đỗ tương và khoai lang Có thể thấy giai đoạn này các giống câytrồng còn hạn chế, lúa được trồng mỗi năm 2 vụ, lúa tẻ có các giống như chân

trâu lùn, bao thai, mộc tuyển, 203; còn lúa nếp thì chỉ có giống nếp cái hoa vàng.

Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu rất hạn chế, chủ yếu là dùng

° phân chuồng và phân xanh, năng suất thu được phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

“ Việc chăn nuôi cũng theo mô hình hợp tác xã, tuy nhiên tùy từng loại vật

nuôi mà cách chăn nuôi cũng như cách quản lý khác nhau Với việc nuôi trâu,

bò, lợn thì hợp tác xã ngoài việc nuôi tập trung sẽ giao cho một số hộ gia đình

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 20

Trang 23

trong xã có đủ điều kiện về nhân lực và thức ăn để nuôi và chăm sóc Người nuôi

sẽ hưởng công lao động của con trâu, bò mà mình nhận nuôi Ví dụ trong một

ngày, con trâu của hộ gia đình cày được một sao ruộng sẽ tính là một công lao

động Cuối vụ, số công này được nhân lên thì ra số lương thực được trả Với việc

nuôi gà, vịt cũng gần tương tự Các gia đình sẽ nhận nuôi đàn gà, vịt từ hợp tác

xã và được nhận công theo số lượng gà, vịt nhận nuôi và sản lượng trứng thu

được Các sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi này sẽ được hợp tác xã thu lại và

phân phối theo hình thức tem phiếu cho bà con.

Mỗi gia đình nhận chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm này mỗi năm phải nộp

thuế 30kg thịt lợn cho hợp tác xã Nếu không có thịt lợn sẽ phải nộp thay bằngthóc lúa Tuy nhiên, trong thời kỳ thiếu thốn lúc bấy giờ, việc nộp 30kg thịt lợn

hay thóc lúa là một điều rất khó khăn Chính vì vậy nên nhiều hộ gia đình trong

làng đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Trong thời gian này, xã có một số nghé tiểu thủ công như làm gạch, làmngói Việc sản xuất được thực hiện theo chế độ tập thé, trong hợp tác xã thành

lập một tổ đội sản xuất riêng, lương cũng được tính theo chế độ công điểm Sản

phẩm làm ra do hợp tác xã quản lý và được phân phát theo tem phiếu.

Năm 1986, xã Đồng Văn tiến hành khoán ruộng cho bà con Tuy nhiên, lúc

này chỉ những người từ 18 tuổi trở lên và là lao động chính trong nhà mới được

nhận ruộng để cày cấy sau đó phải nộp sản lại cho hợp tác xã Phải đến năm

1993, hoạt động sản xuất của người dân mới thực sự thay đổi Năm 1993, thựchiện chủ trương chia ruộng đất cho các cá nhân và hộ gia đình sử dụng lâu dài đã

giúp giải phóng sức lao động cho bà con, từng bước thay đổi cách sản xuất mới

theo hướng chủ động, tích cực hơn.

Cho đến năm 2004, Báo Văn vẫn là một làng thuần nông nghiệp với 1645

người (trong đó có hơn 80% dân số là nông dân) Hoạt động kinh tế chủ yếu của

các hộ gia đình trong làng là làm nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và hoa màu.

Dat nông nghiệp trong làng gồm được chia làm 3 loại gồm:

GVHD: TS Dang Thi Van Chi Page 21

Trang 24

Đất loại 1: loại đất được xem là loại màu mỡ nhất, có thé trồng được 2 vụ

lúa và 1 vụ màu Những thửa ruộng có đất thuộc loại này được gọi là đồng 3 vụ.Hai vụ lúa là vụ chiêm (từ tháng giêng đến tháng 6) và vụ mùa (từ tháng 6 đến

tháng 10); một vụ màu (từ tháng 10 đến tháng 12) Trong đó, vụ chiêm là vụ sản

xuất chính với sản lượng lúa nhiều hơn Các loại cây hoa màu rất đa dạng như

ngô, khoai, dé tương, được trồng để tận dụng đất, tránh tình trạng bỏ đất

hoang, đồng thời bé sung nguồn lương thực cho người dân trong làng.

Đất loại 2: là đất ở vùng sản xuất chuyên màu Loại đất này thường tậptrung gieo trồng một số loại rau màu truyền thống luân canh từ 3 đến 4 vụ một

Đất loại 3: đất ở vùng cao hạn và vùng chiêm trũng Loại đất ở những nơi

này không thuận lợi cho việc sản xuất như ở vàn cao khó đưa nước lên hay ở các

vùng dat tring thường bị ngập ung không thuận lợi cho việc trồng lúa hay những

cây hoa màu khác Đất ở vùng này thường chi trồng được từ 1 đến 2 vu lúa một

năm, thậm chí có năm còn bỏ trăng.

Ké từ năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương chia đất nông nghiệp cho các

hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào sản xuất nông nghiệp thì cán bộ xã khithực hiện chủ trương này đã có sự cân nhắc dựa trên điều kiện của làng Dựa vào

quỹ đất nông nghiệp, sau khi đã trừ đất đành cho nhu cầu công ích (đất 5%), tính

bình quân theo nhân khẩu, mỗi nhân khẩu được nhận | sào 2 ruộng (408m’) Tuy

nhiên, do điều kiện ruộng đất trong làng có sự khác biệt về chất lượng như vậy

nên mỗi hộ gia đình lại được nhận ruộng ở những nơi khác nhau với những loại

đất có chất lượng khác nhau Thực tế làng Báo Văn cho thấy, trung bình mỗi hộ

gia đình có khoảng 4 nhân khẩu sẽ nhận khoảng hơn 4 sào ruộng, nhưng khôngtập trung mà mỗi loại đất được nhận 1 ít, có cả đất tốt và đất xấu Điều này dẫn

đến tình trạng ruộng đất phân tán nhỏ lẻ, manh mún, gây khó khăn cho việc canh

tác Sản xuất nông nghiệp của người dân trong làng còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng

sức người và động vật, việc áp dụng tiên bộ khoa học công nghệ như phân bón,

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 22

Trang 25

thuốc trừ sâu, các loại máy móc, còn hạn chế nên năng suất thu được chưa cao.

Năm 2004, tông điện tích đất nông nghiệp của làng là 67,039ha (trong đó diện

tích trồng lúa là 53,33 ha chiếm 79,55% tổng diện tích đất nông nghiệp); năng

suất lúa dat 58 ta/ha; bình quân lương thực đầu người là 492kg/ngườinăm.

Bảng 1.2 - Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của làng Báo Văn năm

dân trong làng còn tiến hành chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm ao thả cá Tuy

nhiên quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, chủ yếu nhằm cung cấp

nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho gia đình Việc trao đổi buôn bán những

mặt hàng này có nhưng còn hạn chế Việc chăn nuôi giai đoạn này chủ yếu nhằm

tận dụng những nông phẩm làm ra từ ngành trồng trọt và thủy sản.

Trước năm 2004, làng Báo Văn là một làng thuần nông nghiệp, không có

nghề thủ công mũi nhọn nào mà chỉ có các nghề phụ như làm đậu, xay sát chủ

yếu để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực

phẩm cho gia đình và bà con trong làng Bên cạnh đó, trong làng cũng có một số

gia đình làm nghề thu mua phế liệu nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, phan lớn là đi làm

ăn xa; cùng với một số hộ gia đình bán hàng tạp hóa, vật tư nông nghiệp.

GVHD: TS Đặng Thị Van Chi Page 23

Trang 26

Tiểu kết chương 1

Sinh kế là việc lựa chọn phương thức sống phù hợp với điều kiện kinh tế,

xã hội và môi trường sinh thái của địa phương Việc lựa chọn sinh kế có ảnh

hưởng lớn đến đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân Là một làng cótruyền thống lâu đời vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng với những điều kiện vị trí địa

lý và tự nhiên thuận lợi, người dân làng Báo Văn sớm đã tìm cho mình một hoạt

động sinh kế tương đối ổn định đó là nông nghiệp trồng lúa và hoa màu Đây

được coi là nghề căn bản của người dân nơi đây, là điều kiện tiền đề để người

dân từng bước chuyên đổi hoạt động sinh kế của mình sao cho phù hợp với hoàn

cảnh mới Tuy nhiên, có thể thấy, việc sản xuất của người dân làng Báo Văn cho

đến năm 2004 vẫn còn ở quy mô nhỏ, đơn vị sản xuất chính là hộ gia đình mang

tính chất tự cung tự cấp Sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào cây lúa với

phương thức canh tác truyền thống nên năng suất không cao Sản phẩm làm ra

giai đoạn này thường chi đủ đáp ứng nhu cầu Tương thực của gia đình Theo báo

cáo số liệu tổng kết năm 2000, thu nhập bình quân đầu người là 1,6 triệu đồng.

Nhìn chung mức sông của người dân van còn ở mức thap.

— - TT i EE Ee

Trang 27

CHƯƠNG 2: SỰ BIEN DOI SINH KE LANG BAO VĂN GIAI DOAN

2004 — 2014

2.1 Khái niệm sinh kế

Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của

R.Chamber những năm 1980 Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong

các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett, Morrison, Dorward, Có nhiều cách tiếp

cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệmsinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhânhay hộ gia đình Theo quan điểm của lý thuyết sinh kế bền vững do Bộ Phát triểnQuốc tế - Vương quốc Anh (DFID) năm 1999: “Sinh kế được xem như là tậphợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyếtđịnh và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như đạt được các mục tiêuvà ước nguyện của họ ” Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân

hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời

chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân

hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng.

Hay nói cách khác, sinh kế là việc lựa chọn phương thức sống phù hợp với

điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của địa phương.

e Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tốkhác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gâykhó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằmmục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan tới nhau như thế nào trongnhững bối cảnh cụ thể DFID đã đưa ra khung sinh kế bền vững như sau:

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 25

Trang 28

Cơ cấu và tiến trình thực hiện

| Kết quả sinh kế

-Tăng thu nhậpQuá trình

hình thành

Cơ cauTình huống

-Các cú sốc hưởng l sách, văn hóa, -Nâng cao an toàn

và khả -Đơn vị tư thé chê, tổ

- uk A lương thực

-Các khuynh năng tiêp nhân chức,

hướng_ cận - Sử dụng bềnvững hơn các

nguồn lực tự

-Tinh thời vụ

(Nguồn: DFDI: 2001)

Sơ đồ 2.2 - Khung sinh kế bền vững

Dựa vào sơ đồ trên, có thể thấy khung sinh kế bền vững gồm có các thành

phần sau:

-Hoàn cảnh dé bị tốn thương: La môi trường sống bên ngoài của con người.

Sinh kế và các tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng bởi những xu hướng,

những cú sốc và tính thời vụ Ví du như các cú sốc về sức khỏe con người, thiêntai, chiến tranh hay biến động về giá cả sản xuất,

Những tài sản sinh kế: Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà

dựa vào đó con người lựa chọn các hoạt động sinh kế khác nhau đó là nguồn vốn

con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn vật chất và nguồnvốn tài chính.

Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế: Chiến lược sinh kế là cách thức sinhnhai để người dân đạt được mục tiêu của họ Các hộ gia đình thường không chỉcó một hoạt động sinh kế mà theo đuổi chiến lược đa sinh kế Các chiến lượcsinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào điều kiện môi trường,

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 26

Trang 29

: chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường, việc làm trong nền kinh tế và chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Chiến lược sinh kế của người dan baogồm những quyết định và lựa chọn của họ về việc đầu tư và sự kết hợp các

nguồn lực sinh kế nào với nhau để đạt được những mục tiêu do mình đặt ra.

Kết quả sinh kế là cái mà người dân đạt được như cuộc sống của họ ra sao?

Thu nhập của người dân như thế nào? Đây được xem là tiêu chí cao nhất trong

khung sinh kế bền vững |

Như vậy dựa trên khung lý thuyết về biến đổi sinh kế được trình bày ở trên,

khóa luận của tôi đi vào khảo sát, tìm hiểu quá trình biến đổi sinh kế của ngườidân làng Báo Văn, những điều kiện và nguyên nhân nào đã tác động đến quyết

định của người dân trong việc lựa chọn chiến lược sinh kế, quá trình biến đổi

sinh kế và kết quả của những quyết định này đên đời sống của người dân.

2.2 Sự biến đổi sinh kế của người dân từ 2004 — 20142.2.1 Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự biến doi

2.2.1.1 Điều kiện về cơ chế, chính sách

Báo Văn là một địa phương có hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào nông

nghiệp, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp tuy nhiên mức sống củangười dân địa phương còn hạn chế nên trong những năm qua đã nhận được nhiều

sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương Sự khuyến nông này trước hết

được thê hiện qua các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

e_ Đường lỗi của Dang trong việc phát triển kinh té và xây dựng nông

thôn mới

Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và

chính sách khuyến khích của Nhà nước, hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị

kinh tế tự chủ đã tạo ra động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tiềnvốn và kinh nghiệm sản xuất, quản lý của rất nhiều hộ nông dân Nhờ đó kinh tế

nông nghiệp nông thôn nước ta đã có một bước chuyền biến tương đối toàn diện,

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 27

Trang 30

mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phố biến ở tat cả các vùng của đất

Từ thực tế phát triển của mô hình trang trại trong thời gian qua cho thấy, ởnước ta hiện nay và trong tương lai loại hình phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là

trang trại gia đình của hộ nông dân Về van dé này, Nghị quyết 06NQ/TƯ ngày

10/ 11/1998 của Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Ở

nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến làcác trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớnhơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh

có hiệu quả ” Đảng và Nhà nước cũng đã có một số chủ trương, chính sách và

bước đầu cũng đã tạo dựng được những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện đểcác trang trại gia đình hình thành và phát triển Tuy nhiên, khung pháp luật về

loại hình này còn ở mức độ rât ban đâu.

e Sw chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong quả trình

triển khai hoạt động kinh tế.

Năm 1993, Nhà nước có chủ trương chia đất nông nghiệp cho các hộ gia

đình, cá nhân sử dụng lâu dài Cùng với đó là một số quyền khác như: quyền

chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển ,nhượng nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế, phát huy tính năng động,

sáng tạo của những người sử dụng đất.

Mỗi gia đình được nhận một phần ruộng để phát triển sản xuất Tuy nhiên,

do điều kiện quỹ đất nông nghiệp của làng còn hạn chế, chất lượng ruộng đất

không đều nhau nên bình quân mỗi hộ gia đình được nhận khoảng 4 sào ruộng,

nhưng thuộc nhiều loại đất và manh mún, nhỏ lẻ, phân tán ở nhiều xứ đồng.Kinh tế của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa và hoa màunên thu nhập còn thấp và không ổn định.

TT GA BAO GỌỢẸTB0BẸ000808nnnnnnnơnnnnnnợgnợợợợợợơơgnnunng

Trang 31

Từ + thực trạng này, căn cứ Nghị quyết số 02/NQ — HU ngày 3/7/2001 củaŠ -_ Đảng bộ huyện Yên Lạc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực hiện

Kế hoạch số 243/KH — UB của UBND huyện Yên Lạc về chuyên đổi ruộng đất

nhằm chuyển đổi, dồn ghép tích tụ ruộng đất để có ô thửa lớn, liền vùng, liền

thửa, tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm công sức, chi phí sản

xuất trong nông nghiệp, thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung,

từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông

dân, tăng hiệu quả sử dụng dat, đảm bao việc sử dụng đất một cách hiệu quả và

ị bên vững Ngày 15 tháng 7 năm 2004, UBND xã Đồng Văn đã quyết định thànhÏ lập tiểu ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp

làng Báo Văn với một sô nội dung cụ thê như sau:

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp

Căn cứ vào điều kiện đất đai, để có điều kiện đầu tư thâm canh, nâng cao

hiệu quả sản xuât nông nghiệp, tăng giá trị trên một ha canh tác, làng đã quy

hoạch thành 3 vùng sản xuất chính đó là:

Những diện tích đất tốt, thuận lợi trong công tác tưới tiêu tiếp tục quy

hoạch thành vùng sản xuất lúa.

Diện tích vàn cao khó nước quy hoạch thành vùng trông các loại cây rau

màu có giá trị kinh tế như đậu tương, lạc, dưa, ớt, rau các loại,

Diện tích vùng trũng chuyên sang làm ao thả cá là chính kết hợp với việctrông các loại cây hoa màu ngăn ngày hoặc cây ăn quả trông trên bờ, với chănnuôi gia súc, gia cam theo mô hình khép kín đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- " Quy hoach đông ruộng, chuyển đổi ruộng đất

- Quy hoạch đồng ruộng

Đối với nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải quy hoạch kiến thiết lại đồng

ruộng đảm bảo tạo thành vùng chuyên canh lớn, diện tích trên 5ha được khống

nnn nnn nnn nnn eesssSee I EEO

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 29

Trang 32

chế bởi các đường giao thông nội đồng, muong tưới tiêu thuận lợi cho sản xuất,

thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Quy hoạch đường giao thông và thủy lợi trên cơ sở hệ thống hiện có, đảm

bảo cho việc đưa cơ giới vào khâu sản xuât.

Quỹ dat chung (5%) do xã quản lý phải được quy hoạch thành vùng, tập

trung thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như: xây dựng các công trình

văn hóa xã hội như chợ, các khu vui chơi giải trí, xây dựng hạ tầng, khu dân cư

Pe mới,

- Chuyến déi ruộng đất

Giảm số thửa, tăng diện tích mỗi thửa trên 500m” Với thôn có 1 loại ruộng

thì mỗi hộ dồn lại một thửa, thôn có 2 loại ruộng đất thì mỗi hộ dồn lại không

quá 2 khoảnh Hết sức tránh xáo trộn ruộng giữa các thôn, có thể tiến hành đổi

° ruộng giữa các thôn nhưng phải giữ nguyên số khẩu của các thôn đã có theo

Trong quá trình chuyên đổi cần nghiên cứu tính theo hệ số giữa các hạng

| đất, các loại ruộng ở các khu vực khác nhau sao cho hợp lý; phải dựa trên sự tự

| nguyện dân chủ, công khai, đoàn kết, cùng có lợi, mọi quyết định phải được đa

sô xã viên dong tinh.

Đối với diện tích các hộ tự chuyển đổi đã đầu tư thành mô hình kinh tế

trang trại hoặc đang nhận thầu thì vẫn để hộ sản xuất 6n định.

"_ Chuyển dịch vùng dat trăng và nuôi trồng thủy sản

: Chuyên diện tích đất tring sang lập ao tha cá, kết hợp với chăn nuôi va

tréng rau màu, cây ăn quả Trong quá trình cải tạo vùng đất trũng, đảm bảo

š đường trục vào khu vực dy án rộng từ 6-8m, dé có thé đáp ứng được việc vận

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chỉ Page 30

Trang 33

| - chuyên vat tư, hang hóa vào sản xuât và tiêu thụ sản pham Dam bao đủ nguôn

nước cho việc nuôi trông thủy sản.

Chuyển dần nuôi trồng thủy sản theo phương thức truyền thống sang nuôitrồng thủy sản theo phương thức công nghiệp hoặc thâm canh, đưa vào nuôi

trồng những giống thủy sản có năng suất chất lượng cao.

Chuyển dịch vùng đất trũng và nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao,

góp phần giải quyết lao động việc làm cho người nông dân Nhà nước chứng

nhận quyền sử dụng đất và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có diện tích

chuyên đôi; Nhà nước hồ trợ một phân vôn cho người dân.

= Về chăn nuôi gia suc, gia cẩm

Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại,

hoặc theo mô hình gia cầm thả vườn, kết hợp nuôi thả cá ở các vùng đất chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

= Phát triển ngành nghề ở nông thôn

Lập quy hoạch phát triển làng nghề như sắt phế liệu, cơ khí sửa chữa vàdịch vụ, Thực hiện dự án xây dựng chợ làng Chuyên một bộ phận lao động

nông nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ nhằm giải quyết việc làm tăng

thêm thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phâm của người

Có thể thấy những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương

chính là tiền đề, định hướng quan trọng cho những chuyển dịch, thay đổi trong

các hoạt động sinh kê, đời sông của người dân làng Báo Văn.

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 31

Trang 34

2.2.1.2 Các nguồn vốn của địa phương

Các tài sản sinh kế (nguồn vốn địa phương) là nền tảng của cuộc sống cộng

đồng, ảnh hưởng đến việc lựa chọn và quyết định hoạt động sinh kế của người

Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những

sinh kế gồm: nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên,

nguồn vốn vật thể, nguồn vốn tài chính.e_ Nguén vốn con người

Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhấttrong chiến lược phát triển sinh kế, con người là chủ thể tạo ra các hoạt độngsinh kế Nguồn vốn con người bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động

và sức khỏe con người Các yếu tố đó giúp con người có thể theo đuổi những

sinh kế khác nhau và đạt được những mục tiêu sinh kế khác nhau Ở mức độ gia đình, nguồn vốn con người được xem là số lượng và chất lượng nhân lực sẵn có.

Hay nói cách khác, mục tiêu và kết quả sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều

vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kỹnăng kiên thức, nhu câu và mục đích của từng cá nhan,

Xét về nguồn lao động, thôn Báo Văn có một lực lượng lao động khá dồi

dào với cơ cấu lao động trẻ Số lao động là 1095 người, chiếm tỉ lệ lớn (chiếmkhoảng 58,5% dân số) Trước đây chủ yếu là lao động nông nghiệp nhưng trong

những năm qua, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm Năm 2014, số lao động

nông nghiệp của cả 2 thôn là 169 người (chỉ chiếm 15,43% lao động cuả làng).

Trong khi đó, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như công nghiệp, thương

mại và dịch vụ tăng mạnh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn Năm 2014 có 917 laođộng trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 83,74%).

GVHD: TS Đặng Thị Van Chỉ Page 32

Trang 35

Bảng 2.3 - Tổng hợp kết quả ty lệ lao động có việc làm thường xuyên

của làng Báo Văn năm 2014

Tổng | Lao Ty lệ lao | Phân tích về cơ cau lao độngsố dân số | động có | động có | (người)

trong | việc việc làm | Nông — Thương | Dịchđộ làm thường l|lâm -—| nghiệp | mại

tuổi | thường | xuyên thủy

(Nguôn: Ban thông kê xã Đông Văn)

Không chỉ có một lực lượng lao động dồi dào mà chất lượng nguồn lao

động ngày càng được nâng cao Người dân ngày càng ý thực được tam quantrọng của giáo dục, bên cạnh đó phải nói đến những chính sách khuyến học,

quan tâm đào tạo của chính quyền địa phương Năm 2014, tổng số lao động

được đào tạo là 636 người (chiếm khoảng 58% lao động của làng).

Bảng 2.4 - Kết quả tông hợp tỷ lệ lao động được đào tạo làng Báo Văn

năm 2014

Thôn | Tổng số | Số lao Phân loại theo loại hình đào tạo Tỷ lệ

dân động | Bồi dưỡng, | Chuyên môn, nghiệp | được

_| trong độ | được dạy nghề vụ đàotuổi lao | đào tạo | Ngắn | Dài | Trung tạo

Trang 36

_ Qua biêu đồ trên, có thê thay trình độ học vân của người dân khá cao.

Chính trình độ học vấn cao như vậy nên việc lựa chọn sinh kế của người dân

trong làng ngày càng được đảm bảo, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình nói

riêng và của cả cộng đồng làng nói chung Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp,trước đây vốn chỉ làm nông nghiệp nên dù có trình độ, hiểu biết nhất định nhưng

người dân trong làng vẫn chủ yếu là làm những công việc thiên về tính chất lao

động chân tay, đòi hỏi sức khỏe dôi dào, không yêu câu trình độ cao.

e Nguồn von xã hội

Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua sự tương tác diễn ra hàng ngày

trong lao động sản xuất cũng như các quá trình khác trong đời sống của ngườidân, con người sống và tổn tại trong xã hội, nên có sự tương tác với xã hội.Trong nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như

quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chế

cộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham gia của

người dân vào các hoạt động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của

người dân đôi với sản xuât và đời sông.

Có thể thấy ở làng Báo Văn, mạng lưới quan hệ gia đình, dòng họ của

người dân địa phương khá mạnh Việc lan tỏa thông tin, giúp đỡ, chia sẻ kinh

nghiệm trong cộng đồng và hộ gia đình có vai trò quan trọng đối với việc nâng

cao vốn xã hội của người dan, giúp người din nâng cao hiểu biết về sản xuất, xuthế thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất Làng có nhiều họ khác nhau,

mỗi họ thường có nhà thờ họ riêng Hàng năm, con cháu trong họ thường tập

trung đông đủ về nhà thờ họ dé làm lễ cúng gid tổ họ hoặc bàn những công việc

chung của họ Đây không chỉ là dịp để cố kết mọi người trong họ mà còn là địpđể mọi người có cơ hội chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau Những

người trong làng, bên cạnh quan hệ huyết thống anh em còn là quan hệ hàngxóm, láng giềng thắm thiết, mọi người thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với nhau

trong lúc khó khăn, bệnh tật.

GVHD: TS Đặng Thi Vân Chi Page 34

Trang 37

Ize "—— a ee

Đời sống của người dân làng Báo Văn còn mang đậm tính chất cộng đồng

-làng xã của Việt Nam nên người dân trong -làng sống trong quan hệ cộng đồng

gắn bó, cùng sống trong một môi trường, cùng có những hoạt động sinh kế giống

nhau, cho nên họ lập thành những nhóm hội như: hội làm ao, hội làm nhựa, hội

thu mua sắt, nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như cùng nhau chia sẻ những kinh

nghiệm làm ăn, giúp đỡ nhau trong sản xuât.

Làng được chia làm 2 thôn là Báo Văn 1 và Báo Văn 2, đứng đầu mỗi thônlà trưởng thôn do dân trực tiếp bầu ra cùng với nhiều tổ chức đoàn thé khác như:

Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, đoàn thanh nién, Những tổ

chức này thường tổ chức những buổi tuyên truyền chính sách xã hội, giao lưu

văn hóa, tập huấn kiến thức, hoặc đứng ra tín chấp cho hộ nông dân vay vốn pháttriển sản xuất Ý thức được lợi ích từ việc tham gia vào các tô chức đoàn thể này

nên người dân trong làng tích cực hưởng ứng và tham gia Bên cạnh việc người

dân tham gia vào các tô chức chính thức nêu trên thì một bộ phận người dân

thành lập những tổ, hội riêng như tô liên gia (gồm những hộ gia đình cùng xóm

với nhau) hay những hội có cùng hoạt động sinh kế với nhau như hội làm ao, hội

thu mua sắt, Các tổ, hội này thường lập quỹ riêng nhằm mục đích gửi tiền tiết

kiệm, có thể giúp gia đình trong tổ hội phát triển kinh tế những lúc khó khăn.

Ở mức độ mạng lưới xã hội rộng hơn, làng được sự quan tâm của chính

quyền UBND xã hay các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước như: chương trình hỗ trợvay von, hỗ trợ hoa màu bị mưa đá hay ngập úng

Như vậy, có thê thây nguôn vôn xã hội bao gôm nhiêu yêu tô khác nhau và

ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh kế của người dân địa phương.

° Nguồn vẫn tự nhiên

Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên,

có vai trò rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người Có

rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự nhiên như không khí, đất đai, nguồn

GVHD: TS Đặng Thị Vân Chi Page 35

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN