1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HIEN

KHAO SÁT CÁC PHAT NGON HOI DAP TỪ GOC ĐỘ GIỚITINH TREN CU LIEU MOT SO TAC PHAM VAN HOC

LUAN VAN THAC SI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LOI CẢM ON

Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chan thành tới GS.TS Nguyễn Văn Khang,

người trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tác giả thực hiện luận văn này.

Cũng nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các đồngnghiệp tại Công ty Cô phan Ứng dụng Công nghệ Truyền thông CTC đã tạo điều kiệngiúp đỡ đề tác giả hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tác giả luận văn muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thé Gia đình đã ủnghộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiền

Trang 4

PHAN MO ĐẦUU -e°-e<©+9EE+EE.4EEE1.07144 714407144 0714407944 07944 079410022480 4

1 Lý do chọn đề tài -s- ¿2s 2x22 EE2E127121127112117121111.21171 21111 .111cx re 42 Lịch sử vấn đề -+22t tt 12.11 Hee 5

K00/1i9i8/120) (5:0: tiờnGG Ô 6

4 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - + c 3S 119111911511 911 911191111 TH TH 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2: ¿2£ ++£+++E+++EE+EE++EEtEEEEEErEEerkrrrrrrkrrreee 7

6 Phương pháp nghiÊn CỨU 2-13 11211113131 11111119111 111111111111 11H TH Hiệp 8

7 Kết cấu của luận văn c- 5c StsSt SE SE EEEEEEEEESEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEETEEEEEEEEEEErErrkrrsree 857.08989100 Ô 9Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYÊTT - 2-22 S£+S£+EE£2EE£EE£2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEeEEeerkrrrrrrs 9

1.1 Hội thoại va phat ngôn ngôn ngữ - Gà 1v SH TH HH ky 9IDNBE.(00, utitaddiiiđiđiiiđđdẳdảảáaẽäaá:5555+ 91.1.2 Phát ngôn HgÔN NTE SH HH HH HH hy 9

1.2 Vấn đề hỏi — đáp :- ¿522x211 21211211211211211211 211211211211 211111211 01121111 11c tre 12IlN( Tan 1.01 0nn nu ranna Ả 121.2.1.2 Đặc điểm về hình thức của câu hỏi - ccccccctsccxtierrxtirrrttrrerrrrrrrrrrrrrk 13

1.2.1.3 Đặc điểm về nội dung của câu hỎi ©5+©5++5e+E+E+E+EEEESEEeExerkerkerkerrrrei 13

1.2.1.4 Phân chia câu hỏi và phương thức biểu hiện hành Vi hỏi : :52 141.2.2 Khái quát về câu trả lời .- - + 25+ +t+Ek+E+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrkrrkes 16L.2.2.1 Tr l0i tr ure ti€p 0nnnnnố a.aŨ 171.2.2.2 Tr l0i giGn 1 108nnn nh 171.3 Chiến lược giao tie ccecsescsessesssesssessesssessessusssessuessessusssessusssessusssessesssessessuessesssesessses 18

1.4 Một số van đề về giới và giới trong ngôn NEE ccs essesseesessessesseeseseeseeseeseees 181.4.1 Khái niệm VỀ giỚi - ¿5c St + EEEETETETETET 2111121212121 ererre 18

1.4.2 Giới (FONG NGON Hg -s- HH HH nh ng HT HH ghế 19

Chương 2: CHU DE VA CÁCH XUNG HO TRONG CAC PHAT NGON HOI - ĐÁP

DOI VỚI CAP GIAO TIẾP VO CHONG QUA MOT SO TRUYỆN NGAN TRƯỚC

CÁCH MANG ooeeecccccsscssessessssssessessessessessessussussussucsssssessessessessessessusssssesasssessesaesseesesseesees 212.1 Chủ dé của các phát ngôn hỏi — đáp -:- 2 + s+E++E£EE£EEtEEtEEEErEkrrrkerreee 21

Trang 5

2.1.1 Vợ chồng lao động bình dâN - - 2-5255 SESE‡SEEECEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrrrree 212.1.2 Chong là trí thức, vợ là lao động bình AON ccescecceccsssessessesseesessessssessessessesseeseeses 23

2.1.3 Vợ chồng thành thị + e+Se+E+EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11211211.11.11.11 11x 242.1.4 Vợ chồng 71/8172 PPẼ0Ẽ5Ẽ7Ẽ5AA— 4 25

2.2 Xưng hơ trong các phát ngơn hỏi — đấp - - - 5 +2 + + E*EEtsssrerserrreerke 26

2.2.1 Vợ chong lao động bình đân 2- 2© SE‡ES2E2EEEE2EEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrrees 262.2.1.1 Xưng hơ trồng khợgg - + 2-52 SsEEEEEEEEEEEEEEE211211211211211211.11 1111 27

2.2.1.2 Xưng hơ May — fAO/ƠH 3E TH ng nh 272.2.1.3 XUN NG tN MAL na nốốố.ố 30

2.2.2 Chong là trí thức, vợ là lao động bình CAN .cesseecsesssessesssessesssessesssessesssessessessseess 312.2.2.1 Xưng hơ trồng khợgg - + 2 e5 SE EềEEEEEEEEEEE2E211211211211211211011 1111 1x 32

2.2.2.2 Xưng hơ mình — em/tOi, MỜI ÍŒ s1 KH ky 32

2.2.3 Vợ chồng thành thị - 2+ £+5£+St+EEEEE‡EEEEEEEEEEEE1211211211211211211 21101111 re 332.2.3.1 Xưng hơ trồng khợg, - 22-525 SE EE‡EEEEEEEEEEEEE2211211211111211211011 1111 1c 34

2.2.3.2 XUNG NO CGUSNO an nhan ốốốỐốỐố.ốỐốỐ.ố 342.2.3.3 XUN NOG ANN ~ CM i eeeccccccscceccessesseeeeneceseeseenseeseeseesecceeseceeeaeceeeseeaeenseeeeeaeeeenaes 35

2.2.4 Vợ chong 7727/8128 eeeecesecesceesceteceeeseeesceesceceneceacesscecececeaeeescesececeaeesseeseaeseaeeeeeeeeees 352.2.4.1 Xưng hơ trồng NON secsesscecsesssesseessesssessesssessesssessesssessuessesssessesssessesssessesssessessses 3ĩ

2.2.4.2 XUNG 0 , an nga ố ốốẶu 36P8 60 (702 am nen ố.ốố.ốỐốỐốỐốỐốỐố.ố.ằ.ố Ố 37

2.2.4.4 Xưng hơ MAY — tAO/ONY 1H TH TH ghe 37

Tiểu kết chương 2 ¿- 2© 2S +E9EE9EEE2E1E7121127112112112112111112111121111 1111 38

Chương 3: ĐẶC DIEM NGƠN NGU CUA CÁC PHÁT NGƠN HOI - ĐÁP DOI VỚI

CẶP GIAO TIẾP VỢ CHỊNG QUA MỘT SĨ TRUYỆN NGẮN TRƯỚC CÁCH

¡06 A- 403.1 v80 00 -dalạÀÌẰẦẰ 40

3.1.1 Vợ chồng lao động bình dâ¡ +- 52-5 SESE‡SEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrrree 40

3.1.1.1 Câu hỏi BIN WU ST St RE TT HH TT TT TH Hà nhiệt 403.1.1.2 Câu hỏi khơng Gich there ch tk TH TH TH TH HH net 41

3.1.2 Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dAN ceceececceceesescesveseesessesseseeseesesseseeseeseesees 43

2

Trang 6

3.1.2.1 Câu hỏi AiCN ẨÍLỤC << E1 1Y E1 v KT KĐT KH kg kg 443.1.2.2 Câu hỏi không Gich EÏHƒC Ăn KT TH TH TH HH, 46

3.1.3 Vợ chồng thành thị - + e+Se+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21211211211.11.11.11 11x 48

3.1.3.1 Câu hỏi Aich EÍLHC cc E111 1kg vn ngu 463.1.3.2 Cu hoi khong Gich thurc n.ố ố.ốỐốỐốỐốỐố.ốỐẻ.ằ 49

3.1.4 Vợ chỗng quan Ldhi eeseeseesesscessessessessessssssssessessessessessessessussvssussusssesuessessessessesseeaseaes 50

3.1.4.1 Câu hỏi đÍCH FÏLC ĂG SE vn KH kg kg KH Hy 513.1.4.2 Câu hỏi không Gich fÏLỰC cv HT TH ng ng nh 523.2 Phát ngôn đáp - - - HH HH HH HH TH Tu Hi HH ch 55

3.2.1 Vợ chồng lao động bình dân - 2-2 5+SE+SE‡EE2ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerrrrree 56B.Q.D.D T1 1a p coceseescescescessessessessesssessessessessessessessessessessessvssuessessessessessessessessecaes 563.2.1.2 Trả lời giám HED ececceccccccscessessessessessessssssssessessessessessessusssssessusssesssssesseesessessesseeses 573.2.2 Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân - 2 s+cs+ce+ce+reerterterrercee 593.2.2.1 Trả lời tree Hep cececeescescsssessessessessesssessssssssessessessessessessussessecsusssessessessessessessesseeaes 593.2.2.2 Tr lOi QiGM 1 0n .ẻee 603.2.3 Vợ chong thành thi cceccccccccccscsscessesssssvssvssssssssssssssssssessessessvsuesvsssssvseavsstsassneaseaeesees 613.2.3.1 Trả lời trựC tHe cececceccescesessessessessessssssssssssessessessessessessussussessusssesucssessessessesseesecaes 61

(71.1) 0n ga a.aaŨ Ả 623.2.4 Vợ chồng QUID LOL oe PPẼẺẼ5Ẽ7Ẽ5A5A— - 63

5N) 11 18.JqaadỶỶỶẦỶỶOIỶẲỶỒỶẮỀẮỀỶỒOd 643.2.4.2 Trả lời gián tỈỂD, 2+©5c 5t SE SE E 2 2 EEE1E1121121121121121121111.1 0111k 64Tidu két ChUONY c8 GẢ ố 66

5968.000 — ,Ô,ÔỎ 66

Trang 7

PHAN MỞ DAU1 Ly do chon dé tai

Hỏi — đáp là nhân tố không thé thiếu trong giao tiếp cho dù đó là các cuộc tròchuyện trực tiếp hàng ngày hay là các kết quả được thé hiện trên văn bản Trong nhữngnăm gần đây, vấn đề này được quan tâm chú ý và được nghiên cứu trên nhiều bìnhdiện, trong đó có đóng góp của các nhà ngôn ngữ học xã hội Dù vậy vẫn còn nhiều câuhỏi và nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ xung quanh chủ điểm nghiên cứu này.

Thông thường các phát ngôn hỏi — đáp nói chung được dé cập chủ yếu tronggiao tiếp hàng ngày, dưới hình thức các cuộc thoại với những bối cảnh giao tiếp khácnhau mà ít thấy xuất hiện trong các tác phẩm văn học.

Bên cạnh hỏi — đáp, van đề giới cũng là một trong những nội dung quan trọngvà không thé thiếu của Ngôn ngữ học xã hội Tuy nhiên van đề giới trong ngôn ngữ ởViệt Nam có lẽ van cần sự đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa Bai Subộc lộ giới tinh trong giao tiếp ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Văn Khang [1998] có théđược coi là nghiên cứu đầu tiên trực tiếp bàn tới mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và giớitính Từ đó đến nay cũng xuất hiện thêm một số luận án, luận văn và bài viết có giá triliên quan tới vấn đề này nhưng nhìn chung ngôn ngữ và giới tính vẫn còn là một vấn đề

mở, cần sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có

nghiên cứu giá trị nào về ngôn ngữ giới tính trên cứ liệu là các cặp hỏi — đáp.

Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu các phát ngôn hỏi đáp từ góc độgiới tính nói chung và mong muốn được nghiên cứu vấn đề này từ các tác phâm vănhọc nói riêng, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này.

Với tham vọng khảo sát các phát ngôn hỏi đáp trên nhiều cặp giao tiếp, xét từgóc độ giới tính, trong các tác phẩm văn học trước Cách mạng dé có được bức tranhtổng quan về việc sử dụng ngôn ngữ trong các phát ngôn hỏi - đáp từ góc độ giới tínhở giai đoạn này, chúng tôi đã lựa chọn tên đề tài là: Khảo sát các phát ngôn hỏi — đáptừ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mang Tuy nhiên,

4

Trang 8

trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn hỏi — đáp của nam và nữxuất hiện dàn trải và không tiêu biểu nếu xét chung ở các cặp giao tiếp khác nhau (vídụ: trong giao tiếp gia đình: bố mẹ với con cái — bố với con trai, bố với con gái, con cáivới nhau — con trai với con gái, vợ chồng với nhau , trong giao tiếp xã hội: bề trên với

dân thường — quan ông với dân thường là nam, quan ông với dân thường là nữ, quan

ông với đầy tớ nam, quan ông với đầy tớ nữ ) Trong khi đó việc sử dụng các phátngôn hỏi — đáp của cặp giao tiếp vợ - chồng khá nổi trội dưới các tang lớp xã hội khácnhau Chính vi thế, chúng tôi quyết định đi sâu khảo sát các phát ngôn hỏi — đáp vớicặp giao tiếp này Chúng tôi cũng giới hạn phạm vi khảo sát hiện tượng ngôn ngữ nàytrong một số truyện ngắn giai đoạn trước Cách mạng để có cái nhìn khách quan hơnvới cùng một thé loại tác phẩm văn học.

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề hỏi — đáp và van đề giới tính là dé tài của nhiều công trình nghiên cứu từtrước tới nay đặc biệt là các công trình nghiên cứu về hành vi hỏi và về vấn đề giới

Trong nền ngôn ngữ học Việt Nam, nghiên cứu về câu hỏi cần phải ké đến các

tác giả như: Cao Xuân Hạo, Dé Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Lê, Lê Đông, Hồ

Lê, Hoàng Trọng Phê, Tran Thi Thìn, N guyén Thi Quy, Nguyễn Dang Sửu Tác giả Lê

Đông trong công trình nghiên cứu “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu hỏi chính danh”

[1996] đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ngữ cảnh và câu hỏi, tiền đề và câu hỏi, tác giả đã

phân tích cụ thé mot số kiểu loại câu hỏi đặt trong ngữ cảnh thực Năm 1991, trong

công trình “Sơ thao ngữ pháp chức năng” tác giả Cao Xuân Hạo đã phân tích hiệu lực

ngôn trung của câu nghi vấn, từ đó thấy câu nghi vấn không chỉ được dùng đề thê hiện

hành vi hỏi.

Van đề trả lời đường như dành được sự quan tâm ít hơn của các nhà nghiên cứu.Cần phải kể đến một số tác giả như: Lê Đông trên tạp chí ngôn ngữ số 1 năm 1985 cóbài viết: “Câu tra lời và câu đáp của câu hỏi”; tác giả Lê Anh Xuân với một số bài

5

Trang 9

đăng trên Tạp chí ngôn ngữ như “Các dang trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh’[TCNN số 4, 2000], “7rd lời đưới dạng câu nghỉ vấn gián tiếp thực hiện hành vi phủđịnh” [TCNN số 11, 2000], “Một cách trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh: trả lờibằng sự im lang” [TCNN số 5, 2006] và bài viết trên Ngôn ngữ và đời sống: “Câu tralời gián tiếp: chối cãi và thanh minh [Ngôn ngữ và đời sống số 6, 1999]

Về vấn đề giới tính trong ngôn ngữ cũng là tâm điểm chú ý của các công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước Trong đó phải kể đến một số tác giả như: E.d.Sapir,

O.Jersper, Allport, Shen Haibing, R.Lakoff, Coates, Jennife, Crawford, Mary, Eckert,

Penelope, Goddard, Angela, Gray, J, Herbert, Robert K, Holmes, Janet Viét Nam,nghiên cứu van dé này có các tác giả như: Mai Huy Bich, Vũ Thi Thanh Huong,Nguyễn Thanh Bình, Bùi Thị Minh Yến, Vũ Tiến Dũng, Trần Xuân Điệp, Nguyễn ThịMai Hoa, Đỗ Thu Lan, Đỗ Kim Liên, Lê Hồng Linh, Nguyễn Lê Lương, Bùi NgọcOanh, Tran Thi Qué, Lê Thị Quý, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Đức Thang, Trần

Thanh Vân, Luong Văn Hy Đặc biệt tác giả Nguyễn Văn Khang trong công trình

nghiên cứu “Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản” [2003].

Tuy nhiên, xét riêng về van dé hỏi — đáp từ góc độ giới tính thì vẫn chưa xuấthiện nhiều trong các công trình nghiên cứu.

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, luận văn nhằm mục dich tìm hiểu, phân tích việc sử dụng

ngôn ngữ trong các phát ngôn hỏi — đáp trong giao tiếp của các cặp vợ chồng, xuất hiện

trong các truyện ngắn trước Cách mạng Qua đó đề thấy được, các cặp vợ chồng ở các

tầng lớp xã hội khác nhau, họ sử dụng ngôn ngữ như thế nào qua các cặp hỏi — đápđược thể hiện trên tác phẩm văn học Từ đó, luận văn muốn đóng góp một phần nhỏ

vào việc nghiên cứu ngôn ngữ giới tính nói riêng và ngôn ngữ học xã hội nói chung.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện dé tài này, chúng tôi nham giải quyết ba nhiệm vụ cơ ban sau:

Trang 10

Thứ nhất là tông hợp và khái quát một số vấn đề về lý thuyết liên quan đến đềtài nghiên cứu: van dé hội thoại, phát ngôn ngôn ngữ, van dé hỏi đáp, van đề giới trong

ngôn ngữ.

Thứ hai là khảo sát và phân tích chủ đề giao tiếp và xưng hô trong giao tiếp củacác cặp vợ chồng qua các phát ngôn hỏi - đáp trên một số truyện ngắn trước Cáchmạng Từ đó thấy được các chủ đề chi phối cách giao tiếp của các cặp vợ chồng, cáchthức xưng hô giữa vợ và chồng, giữa các cặp vợ chồng thuộc các tầng lớp xã hội khác

Thứ ba là khảo sát và phân tích về đặc điểm ngôn ngữ biểu hiện cụ thé trong cácphát ngôn hỏi và phát ngôn đáp trong giao tiếp của vợ, của chồng, của các cặp vợchồng ở các tang lớp khác nhau, qua một số truyện ngắn trước Cách mạng.

5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn dé nghiên cứu là các phát ngôn hỏi — đáp vớicặp giao tiếp vợ - chồng trong tất cả các truyện ngắn của 4 tác giả: Nam cao, Nguyễn

Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam Khi đó chúng tôi tìm được và khảo sát hiện

tượng ngôn ngữ trên qua 28 truyện ngắn với 184 cặp hỏi đáp, cụ thé:

Nam Cao - 16 truyén ngắn, được trích từ “Tuyển tập Nam Cao”, Nxb Văn học

7

Trang 11

Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là những tác giả tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực

trước Cách mạng Đặc biệt, các tác giả này luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những

người nông dân nghèo khỏ, các trí thức khốn cùng va cả những tầng lớp quan lại, bề

trên của dân chúng Riêng với tác giả Thạch Lam, cũng là một trong những cây bút

trước Cách mạng, có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người bình dân,nghèo khổ Tuy nhiên, ngòi bút của Thạch Lam không gay gắt như những Nam Cao,Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mà nó giản dị, nhẹ nhàng, giàu chất thơ Chínhvì thế, ta có thê bắt gặp hình ảnh những cặp vợ chồng trong các tác phẩm của ông cóthể là vợ chồng lao động bình dân hay vợ chồng thành thị nhưng họ sống rất đỗi tình

cảm và thanh lịch.

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát ở các cặp thoại hỏi —đáp gồm hai lượt lời (song thoại).

6 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện dé tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích miêutả cùng với thủ pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Cấu trúc

của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết

- Chương 2: Chủ đề và cách xưng hô trong các phát ngôn hỏi — đáp đối với cặp

giao tiếp VỢ chồng qua một số truyện ngắn trước Cách mạng.

- Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ của các phát ngôn hỏi — đáp đối với cặp giao

tiếp vợ chồng qua một số truyện ngắn trước Cách mạng.

Trang 12

PHẢN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Hội thoại và phát ngôn ngôn ngữ

1.1.1.Hội thoại

Như chúng ta biết, giao tiếp băng ngôn ngữ có nhiều hình thức: Giao tiếp mộtchiều (độc thoại), giao tiếp hai chiều hoặc nhiều hơn Giao tiếp hai chiều là hoạt độngcơ bản nhất, phô biến nhất của con người “Hói thoại là một trong những hoạt độngngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhấtđịnh mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thứcnhằm đi đến một mục đích nhất định ” [23, tr 18]

Hội thoại là một hoạt động xã hội Trong cuộc thoại khi hoạt động phản hồi nảysinh, vai trò của hai người tham gia cuộc thoại đã thay đổi Bên nghe trở thành bên nói

và bên nói trở thành bên nghe Hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham

gia, có thể có ba bên hoặc nhiều hơn thế Tuy nhiên hội thoại gồm hai bên là quantrọng nhất Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi cũng chỉ đề cập đến hội

thoại hai bên.

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu, các cuộc thoạicó thể khác nhau ở nhiều khía cạnh như: thời gian, không gian, nơi chốn, số lượng

người tham gia, về cương vị với tư cách người tham gia cuộc thoại, về tính chất cuộcthoại, về vị thế giao tiếp, về tính có đích hay không có đích, tính hình thức hay khônghình thức, về ngữ điệu hay động tác kèm lời Những yếu tô này không tách rời nhaumà liên kết nhau, tạo thành một khối lượng thống nhất hữu quan trong hội thoại, chiphối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích cuối cùng của mỗi bên giao tiếp theonhững quy tắc nhất định [4, tr 72]

1.12 Hành động ngôn ngữ

Cũng như mọi hệ thống xã hội khác, hệ thống ngôn ngữ được sinh ra dé thực

hiện chức năng hướng ngoại — chức năng làm công cụ giao tiếp Khi ngôn ngữ được sử

9

Trang 13

dụng để giao tiếp thì người ta nói ngôn ngữ đang hành chức, hay ngôn ngữ hành chứckhi con người nói năng bằng một ngôn ngữ nhất định Vậy nói năng là một dạng hànhđộng đặc biệt của con người — hành động bằng ngôn ngữ [22, tr.68].

Hành động ngôn ngữ được hiểu: Trong hội thoại “vai nói có thé dùng ngôn ngữdé miêu tả một hiện tượng: a) Bau trời hôm nay rất đẹp; đê thuật lại một sự việc: b)Hôm nay tôi gặp một người lạ mặt, người đó cứ nhìn tôi với vẻ gì đó mà tôi rất khó ta;dé khang định: c) Diéu đó đúng; dé bay tỏ một sự nghỉ vấn: d) Ban dang làm gì?; déđưa ra một yêu cầu: đ) Anh hãy ra ngoài một lát; đề khuyên nhủ: e) Anh nên bỏ thuốc;dé đe dọa: g) Mày thì liệu hồn; để khen ngợi: h) Em ngoan quá! [22, tr.69] Ta gọi cáchành động trong các ví dụ a,b,c,d,d,e,g là những bộ phan năm trong hoạt động giao tiếp

nói chung — hành động ngôn ngữ.

Theo J.L Austin, có ba loại hành động ngôn ngữ:

a Hành động tạo lời: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữâm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo thành những phát ngôn hay những vănbản có thé hiểu được.

b Hành động mượn lời: Là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ hay nói

cách khác là mượn các phát ngôn dé gây ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ

đối với người nghe Hiệu quả này không đồng nhất ở những người nghe khác nhau.

c Hành động ở loi (hành động ngôn trung, hành động trong lời): Là hành động

người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng gây ra những tác động trực

tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng với người nghe.

Đối tượng chúng tôi khảo sát là các phát ngôn hỏi — đáp (thuộc hành động ở lời),

vì thế trong phần này chúng tôi đi sâu vào nhóm hành động ở lời.

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Điêu kiện sử dụng hành vi ở lời là những điềukiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng dé nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh

của sự phát ngôn ra no” [3, tr.L 1T].

10

Trang 14

J.R Searle chỉ ra 4 điều kiện cụ thé sau: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiệnchuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản.

Tiêu chí nhận diện và phân loại hành động ở lời:

Dé nhận diện hành động ở lời, có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Đích ở lời

- Cấu trúc hình tượng, bao gồm: Các kiểu kết cấu, những từ ngữ chuyên dùngcho biểu thức ngữ vi, ngữ điệu, động từ ngữ vi

- Nội dung mệnh đề

- Theo cách thê hiện lực ngôn trung

Phân loại hành động ở lời:

Đề phân loại hành động ở lời, Austin đưa ra 5 phạm trù: (1) Phan xử, (2) Hànhxử, (3) Cam kết, (4) Biểu cảm, (5) Tuyên bố.

thống nhất nhưng không dong nhất”

“Nếu xét ở góc độ cấp độ hệ thong cầu trúc thì câu là cái trừu tượng còn phátngôn là cái cụ thé, câu là bat biến thé phát ngôn là biến thé, các phát ngôn làm chức

năng hiện thực hóa các mô hình cú pháp của câu, đồng thời là phương thức tôn tại củamô hình đó Đến lượt mình, câu vừa thuộc bình diện ngôn ngữ vừa thuộc bình diện lời

nói, còn phát ngôn là thuộc vào bình diện lời noi” [44, tr 199]

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “Phat ngôn chính là các thông điệp hình thành trên

cấu trúc của câu nhưng phải là kết quả của tắt cả những quy tắc, những tác động vừa

miêu ta” [44, tr 200]

11

Trang 15

Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Nhìn chung, phát ngôn được hiểu là một hànhđộng giao tiếp, một don vị thông báo mà người nghe có thé tiếp nhận được trong diéukiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Nói một cách thô thiển, phát ngôn là cái biểuhiện cụ thể trong từng lúc của câu Có thể hình dung một câu do nhiều người nói ra,hoặc do một người nói ra trong những lúc khác nhau Mỗi lan nói ra tương đương vớicâu ta có được phát ngôn Như vậy, một mặt câu là kết quả của quá trình phân tích vôvàn phát ngôn và rút ra được từ chúng, mặt khác câu là cơ sở dé theo đó mà tạo ra

những phát ngôn khác nhau ” [44, tr 201].

Theo tác giả Tran Ngọc Thêm, “Mộ cách đây đủ, phát ngôn có thể định nghĩanhư sau: Phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, với một cầu trúc và nội dung nhấtđịnh nào đó (đây đủ hoặc không đây đủ) được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình

thức, ở dạng viết, nó bắt dau bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dau ngắt phát ngôn; ở

dang nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi; vềmặt khói lượng, nó có thể được tận cùng bằng ngữ khí từ Theo tác giả, khi phân đoạn,đoạn văn sẽ được chia hết thành các phát ngôn, không có phan dư” [44, tr 201].

Để tiện cho việc khảo sát, trong luận văn của minh, chúng tôi quy ước 1 phát

ngôn hỏi tương ứng với 1 câu hỏi, 1 phát ngôn đáp tương ứng với 1 câu trả lời.

1.2 Van đề hỏi — đáp

1.2.1 Khái quát về câu hỏi

Hỏi là một hiện tượng có tính chat phố quát trong đời sống, giao tiếp ngôn ngữ

của con người Đây là một đối tượng có tính chất phúc tạp, đa diện nhưng khá thú vi

bởi không chi đơn thuần hỏi chi dé biéu thị “điều chưa biết” “cái không rõ”, thông qua

hành vi hỏi còn thể hiện cả một truyền thống văn hóa, tâm lí, phong tục tập

quán những cách hỏi khác nhau sẽ dé lại những dấu ấn văn hóa khác nhau Qua hànhvi hỏi, chúng ta có thê lí giải, đánh giá được ngôn ngữ của người tham gia giao tiếp nóichung và nhân vật trong tác phẩm văn học nói riêng Có lẽ vì thế, dạng thức câu hỏi thu

12

Trang 16

hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đếnnhiều quan điểm, nhiều cách đánh giá, nhận diện, phân loại khác nhau về câu hỏi.

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “câu hỏi” theo cách gọi truyền thống Nó trước hếtdùng dé hỏi những điều chưa biết, vì thế nghiên cứu câu hỏi thì cũng có nghĩa là đề cậpđến vai trò nhận thức của con người, đây là một quá trình phức tạp Bất cứ ngôn ngữnao cũng có câu hỏi, và mục đích chính là dùng dé hỏi Nhưng câu hỏi không chỉ yêucâu trả lời mà trong giao tiếp ngôn ngữ câu hỏi còn dé thé hiện một lời chào, sự miamai, trách móc, khang định, phủ định hoặc có thé hỏi dé khuyên nhủ, hỏi dé lang tránhcâu trả lời, hỏi để gây nên một trạng thái cảm xúc nào đó

1.2.1.2 Đặc điểm về hình thức của câu hỏi

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ học do William Bright chủ biên (1992) thì câu

hỏi trong các ngôn ngữ thường có đặc trưng hình thức phổ biến là:- Ngữ điệu lên giọng ở cuối câu với câu hỏi có — không.

- Các từ nghi vẫn đứng ở vị trí đầu câu hoặc đứng ở vị trí trước động từ.

- Đảo vi trí cua động từ làm vi ngữ đứng sau chủ ngữ trong câu tường thuật lêntrước chủ ngữ trong câu hỏi Việc đảo trật tự này chỉ xảy ra trong các ngôn ngữ có hiện

tượng đảo trật tự từ trong các câu hỏi đặc biệt mà trong các câu hỏi ay có từ nghi vấnđứng ở đầu câu.

1.2.1.3 Đặc điểm về nội dung của câu hỏi

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ học do William Bright chủ biên thì câu hỏi là

một loại câu có cấu trúc phổ quát, và có ít nhất một chức năng phổ quát là nhằm cung

cấp một lượng thông tin nào đó Xét về mặt ngữ nghĩa câu hỏi khác câu tường thuật đó

là chúng không thê là chân thực hay không chân thực, là hành động ngôn ngữ câu hỏi

giống với câu mệnh lệnh là chúng cần phải có phản ứng đáp lại nào đó Ngoài yêu cầucung cấp lượng thông tin, câu hỏi có thể có một số chức năng khác nữa, câu hỏi có thể

dùng như những yêu câu gián tiêp mà không cân câu trả lời băng ngôn từ.

13

Trang 17

Ở Việt Nam, câu hỏi thường được nhận diện theo mục đích nói Tác giả NguyễnKim Than cho rằng: “Cau nghỉ vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghỉ của người nóivà nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đổitượng” [44, tr 34] Tác giả Hoàng Trọng Phiến thì định nghĩa: “Câu hỏi là một thể câuthuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa Nếu như câu kể là thuộc phạm trù câuhiện thực thì câu hỏi thuộc phạm trù câu kha năng Bởi lẽ các sự kiện làm biểu vật cho

90 66

câu là khả năng hoặc phi hiện thực ” “Cho dù ở dưới dang nào, trong nội dung câu

hỏi déu làm nổi rõ một “cái không rõ” mà câu trả lời cần hướng đến” Tác giả còndua ra một loại câu hỏi khác mà nội dung các câu hoi đó không cân trả lời trong hoạtđộng giao tiếp, “hỏi nhằm đạt đến sự đông tình của người nghe, người đọc, loại câu

hỏi như vậy thường gọi là câu hỏi tu tir” [44, tr 35]

Như vậy đặc điểm nhận diện về nội dung của câu hỏi bao giờ cũng biểu thị“điều chưa biết” hoặc “cái không rõ”, để người nghe đáp lại “điều chưa biết, cái khôngrõ” Ấy.

1.2.1.4 Phân chia câu hỏi và phương thức biểu hiện hành vi hỏi

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các loại câu hỏi Theo hai tácgiả Ange la Downing va Philip locke thì câu hỏi là câu có cau trúc nghi van gom 3 loai:

Cau nghi van phan cuc, cau nghi van không phân cực va câu nghĩ vấn lựa chọn Tác

giả Diệp Quang Ban lại cho rang: Câu nghi van được dùng dé nêu lên điều chưa biết,

hoặc còn hoài nghỉ và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó và đượcchia làm 4 loại: Câu nghĩ vấn có đại từ nghi vấn, câu nghĩ van có kết từ “hay” và nghĩ

vấn có phụ từ nghi vấn, câu nghĩ vấn có tiểu từ chuyên dụng, câu nghi van dùng ngữ

điệu Tác giả Cao Xuân Hạo lại chia câu hỏi thành hai loại lớn: câu hỏi chính danh và

câu hỏi có giá trị ngôn trung khác: câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khăngđịnh, câu hỏi có giá trị phủ định, câu hỏi phỏng đoán hay ngờ vực hay ngần ngại, câu

hỏi có giá trị cảm thán.

14

Trang 18

Trong luận văn này chúng tôi chọn cách phân loại của tác giả Nguyễn ĐăngSửu Câu hỏi được chia thành hai loại lớn: Câu hỏi đích thực và câu hỏi không đíchthực Trong mỗi loại này tác giả lại chia thành 3 loại: Câu hỏi có — không, câu hỏi lựa

chọn và câu hỏi có từ nghi vấn [31, tr 21] Cụ thé như sau:

a Câu hỏi đích thực: “là những câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời, cung cấplượng thông tin còn khuyết thiếu hoặc còn chưa rõ theo mục đích của người phát

nhau của người phát ngôn ”.

Đây là loại câu hỏi dùng với mục đích khác nhau trong giao tiếp, và trong tưduy hết sức đa dạng.

Trong thực tế tiếng Việt, chúng ta có thé gặp nhiều trường hợp hỏi dé mà hỏi,hỏi cho có chuyện, hỏi dé chào, dé ca than, cầu khiến, khẳng định, phủ định Như vậy,việc hỏi và đáp không phải là đặc trưng tất yêu của câu hỏi Tác giả Nguyễn Đăng Sửu

cho rằng: “Bản chất của câu hỏi là sự diễn đạt những diéu còn băn khoăn, chưa rõ,

những tâm sự, những ước muốn hoặc những nhận xét của người nói dưới dạng thứcnghỉ vấn trong giao tiếp hàng ngày ”

Đối với câu hỏi không đích thực, chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố như: các

nguyên tắc hội thoại, phép lịch sự Tác giả Nguyễn Đăng Sửu đã chỉ ra “điều kiện sử

dụng câu hỏi không đích thực” Cụ thể như sau:

Trong giao tiếp ngôn ngữ, ta có thể gặp trường hợp cần phải lựa chọn các câuhỏi “đồng nghĩa”: một câu hỏi không đích thực tương đương với một câu hỏi khôngđích thực Tính đa dạng ở mặt biểu hiện của ngôn ngữ (cấu trúc ngữ pháp, hình thức),năng lực ngôn ngữ của đối tượng sử dụng (vai giao tiếp — người nói/ người nghe) và sự

15

Trang 19

vận dụng ngôn ngữ (mục đích giao tiếp) là những nhân tố chi phối cách hiểu nội dunghỏi trong các câu hỏi đồng nghĩa Thí dụ trong hai câu nói:

Có ai ngồi đây chưa? (a)

Tôi có thể ngồi đây được không? (b)

Khi nói câu (a) người nói dùng khuôn hỏi “đã chưa?” và tin chắc người nghetrả lời chưa, còn khi nói câu (b) dung kiểu câu hỏi với hi vọng nhận được lời đáp có théđược, nghĩa là hiệu lực ở lời (đề nghi) sẽ được thực hiện.

Như vậy từ những phân tích tương tự như trên tác giả đã đưa ra những điều kiệnsử dụng đối với câu hỏi không đích thực trong tiếng Anh và tiếng Việt Một mặt, hànhđộng lời nói phải tuân thủ các qui tắc phổ quát của hành động xã hội và những qui tắcriêng phù hợp với đặc điểm của bản thân ngôn ngữ Nhưng mặt khác, vấn đề đặt ra là:

tại sao một câu hỏi lại được dùng với mục đích sai khiến, trần thuật hay cảm thán (theocách phân loại truyền thống trong các sách dạy tiếng), mà không dùng để hỏi và làmthé nao dé nhận biết được mục đích đó ở câu hỏi?

1.2.2 Khái quát về câu tra lời

Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên năm 1998, “Trả lời” tức lànói cho người khác biết điều người ấy hỏi hoặc yêu cầu.

Hỏi — trả lời luôn là một cặp hội thoại tương tác Trước mỗi câu hỏi có thể có

nhiều câu trả lời Tuy nhiên “các câu trả lời đó đều thuộc một trong hai phương thức cơbản của hành vi trả lời là trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp” [43, tr 23] Trả lời trực

tiếp là trả lời một cách hiển ngôn, đáp ứng trực tiếp vào điểm hỏi Trả lời gián tiếp là

trả lời một cách hàm ngôn, người nghe phải thông qua suy diễn ngữ nghĩa mới rút ra

được thông tin mà người nói muốn truyền đạt.

Điều mà người hỏi mong muốn là câu trả lời trực tiếp Khi đó những thông tinmà họ chờ đợi được đáp ứng một cách cụ thể Nhưng về phía người trả lời không phảilúc nào họ cũng trả lời một cách trực tiếp mà có thể trả lời theo kiểu gián tiếp, bónggió, lửng lơ hoặc cũng có thê láng tránh Chính điều này làm cho cuộc thoại trở nên

16

Trang 20

hấp dẫn hơn “Những câu trả lời không trực tiếp như vậy luôn gắn với những hành vingôn ngữ gián tiếp, chuyển tải một thông tin ngâm, ẩn chứa dang sau câu chữ cụ thé.”

[43, tr 20]

Lý thuyết hội thoại cũng chỉ ra răng mỗi hành vi ngôn ngữ đều có đích của nó.Với các hành vi trả lời (nói chung) cũng vậy Xét một cách tổng quát, hành vi trả lờiđược thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của hành vi hỏi “Tuy nhiên trong từng trườnghợp cụ thể, hành vi trả lời nói chung và nhất là các câu trả lời gián tiếp nói riêng, cóthé chỉ đáp ứng một trong các yếu tô của câu hỏi như: điều tién giả định, diéu hỏi,người hỏi, cách thức hỏi hoặc đối tượng dược nhắc đến trong câu hỏi Có khi nghĩa

tình thái trong câu hỏi cũng là dich của hành vi trả loi” [43, tr.21]

1.2.2.1 Trả lời trực tiếp

Như trên đã nói: trả lời trực tiếp là trả lời một cách hiển ngôn, đáp ứng trực tiếpvào điểm hỏi Khi nghe câu trả lời, người hỏi có thé hiểu và thỏa mãn được yêu cầu hỏi

của mình Đây thường là đích hướng tới của người hỏi.

1.2.2.2 Trả lời gián tiếp

Là loại câu trả lời mang tính chất hàm ngôn, không trực tiếp Người hỏi có thểnhận được những thông tin gián tiếp liên quan đến câu hỏi dé từ đó có thé suy diễn,

hiểu được những điều mình muốn biết Một số biểu hiện của trả lời gián tiếp:

a.Phủ định lại điều được hỏi

Đôi khi người hỏi đưa ra tiền giả định và hỏi về những điều liên quan Trongmột số trường hợp người trả lời phủ định lại những tiền giả định đó.

b Lang tránh câu trả lời

Có thể vì một lí do nào đó như một vấn đề tế nhị, khó nói, người trả lời chọncách lang tránh Họ có thé dap lai bằng những câu trả lời mang ý khác, cũng có thé

không trả lời.

c Trả lời bằng câu hỏi lại

Người được hỏi có thê hỏi lại thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi người hỏi đặt ra.

17

Trang 21

1.3 Chiến lược giao tiếp

“Chiến lược giao tiếp là một loạt những biện pháp làm thuận lợi cho giao tiếp,làm cho phát ngôn của người nói phù hợp với chuẩn xã hội ” [25, tr 54]

Dé tiến hành giao tiếp, mỗi bên tham gia phải thiết lập quan hệ giao tiếp tức làphải xác định vai giao tiếp của mình và xác định được vai giao tiếp của người đối thoạidé từ đó có chiến lược giao tiếp giao tiếp cụ thé Chính vì lẽ đó mà trong giao tiếpnhiều phát ngôn ngôn ngữ đã được hiện thực hóa thành những khuôn mẫu Bên cạnhđó dé thực hiện một phát ngôn ngôn ngữ nào đó với người đối thoại, người tham giagiao tiếp thường chú ý đến mục đích và hiệu quả giao tiếp Muốn vậy các bên tham giagiao tiếp phải tuân thủ nguyên tắc giao tiếp và có chiến lược giao tiếp.

Chiến lược giao tiếp phân biệt với nguyên tắc giao tiếp ở chỗ: chiến lược giaotiếp quan tâm đến việc làm sao tiếp cận đến mục đích càng hiệu quả càng tốt cònnguyên tắc giao tiếp quan tâm đến việc làm sao dé cuộc thoại không that bại Trong khigiao tiếp mọi người đều có ý thức tự giác hay không tự giác sử dụng những chiến lượcgiao tiếp nhất định, nhằm thực hiện mục đích giao tiếp cụ thé “Vi thé giao tiếp ngônngữ trên thực tế là vận dụng các chiến lược giao tiếp” [25, tr 54]

1.4 Một số van dé về giới và giới trong ngôn ngữ

1.4.1 Khái niệm về giới

Giới tính (Sex) chỉ sự khác biệt về mặt thé chat (tức sinh lý học) giữa nam giớivà nữ giới “Sự khác biệt này, chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi

và do các yếu tố di truyền tự nhiên (sinh học) qui định” [1, tr 21].

Giới là “lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nao đó, vềnghề nghiệp, địa vị xã hội, v.v [29, tr 389] Khi nói đến giới là nói đến điệu kiện vàyếu tố xã hội qui định, vai trò và phát ngôn xã hội của mỗi giới không phải là bất biến

mà thay đổi khi các điều kiện qui định về chúng thay đối.

18

Trang 22

1.4.2 Giới trong ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người, bản thân nó không bao hàm sựphân biệt về giới tính, nhưng do có sự khác biệt về phân công xã hội, về đặc trưng tínhcách về sinh lý giữa hai giới nam và nữ nên mỗi một ngôn ngữ đều mang trong nónhững đặc trưng giới tính rõ nét Chính vì vậy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tínhđã sớm được các nhà ngôn ngữ học xã hội trên thé giới quan tâm nghiên cứu Theo tácgiả Nguyễn Văn Khang, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa hai giới thé hiện chủ yếu trên

ba phương diện:

Thứ nhất, đó là sự khác nhau về cấu tạo cơ thé, “như vị trí của phần “chứa”ngôn ngữ trong não cũng như những đặc điềm về sinh lí câu âm”

Thư hai, thé hiện ở ngôn ngữ được dùng dé nói riêng về từng giới

Thứ ba, là sự khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới.

Dé giải thích sự khác biệt này, người ta thường dẫn ra những nguyên nhân sau

- Do sự khác nhau về cấu tạo sinh lý (chủ yếu là cơ quan phát âm) dẫn đến

phương thức phát âm khác nhau.

- Do đặc điểm sinh lý khác nhau của nam và nữ tạo nên sự khác biệt trong sử

dụng ngôn ngữ.

- Do những mặc định về quan niệm xã hội và truyền thống văn hóa đã ảnh

hưởng tới ngôn ngữ của mỗi giới.

- Do sự bất bình đăng về quyền lực va dia vi trong xã hội tạo nên hiện tượng kì

thị giới tính trong ngôn ngữ

- Do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống và bối cảnh ngôn ngữ của mỗi người trongquá trình phát triển ngôn ngữ.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với các công trình nghiên cứu về giới,

thì mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ đã thu hút được sự chút ý của nhiều nhà ngôn

19

Trang 23

ngữ học xã hội Sự nghiên cứu này chỉ rõ những khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ của

từng giới cụ thể ở các bình diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ dụng.

Ở Việt Nam có thé kể đến các công trình nói về sự khác biệt ngôn ngữ giữa haigiới như: Bùi Thị Minh Yến, 1990; Vũ Thị Thanh Hương, 1999; Nguyễn Thanh Bình,2000, 2003; Lương Văn Hy, 2000; Vũ Tiến Dũng, 2002; Trần Xuân Điệp, 2001, 2002,2003 Đặc biệt phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Khang với công trình “Ngôn ngữ hocxã hội những van dé cơ ban”, 2003 Theo tác giả, mỗi quan hệ giữa giới tính và ngôn

ngữ không chỉ được xem xét trong nội bộ ngôn ngữ ở các bình diện ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp, mà phải nhìn theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học xã hội, liên quan đến

nhiêu van dé như: sinh hoc, dia vi, vai trò gia đình

20

Trang 24

Chương 2: CHỦ DE VÀ CÁCH XƯNG HO CUA CÁC PHÁT NGÔN HOI - ĐÁP

DOI VỚI CAP GIAO TIẾP VO CHONG QUA MOT SO TRUYỆN NGAN

TRUOC CACH MANG2.1 Chủ đề của các phát ngôn hỏi — đáp

Mỗi cặp vợ chồng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau lại giao tiếp xoay quanhcác chủ đề khác nhau và đó là một nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong sử dụng

ngôn từ với các phát ngôn hỏi đáp.

Chủ dé thủy chung chồng vợ được đề cập đến trong cả 4 đối tượng giao tiếp: vợchồng lao động bình dân, chồng là trí thức vợ là lao động bình dân, vợ chồng thành thị,vợ chồng quan lại, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫnvợ chồng và dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ ở các cặp hỏi đáp.

Chủ đề kinh tế gia đình cũng là một trong những chủ đề chính chi phối đến việc

sử dụng ngôn ngữ trong các cuộc hỏi đáp của vợ chồng, đặc biệt ở các cặp vợ chồnglao động bình dân, chồng là trí thức và vợ là lao động bình dân.

21.1 Vợ chồng lao động bình dân

Vợ chồng lao dộng bình dân xuất hiện trong 12 truyện ngắn với 54 cặp hỏi đáp.

Chủ dé bao trùm lên các cặp hỏi đáp này, chủ yếu xoanh quanh cuộc sống “cơm áo gạotiền” của các gia đình nghèo Chính sự bí bách về kinh tế, kéo theo hàng loạt các vấn

đề khác, trong đó có vẫn đề xưng hô và các chiến lược hỏi đáp

Trong số 12 truyện ngắn được khảo sát, thì có tới 7 truyện xuất hiện các cặp hỏiđáp liên quan đến chủ đề kinh tế gia đình, còn lại là xoay quanh các van đề: mối quanhệ trong gia đình, sự thủy chung vợ chồng.

Các cuộc cãi vã giữa các cặp vợ chồng bình dân đều bắt nguồn từ vấn đề kinhtế Gia đình khó khăn, cái ăn, cái mặc chang đủ, đó là chưa kể tới những gia đình đông

con, gánh nặng tâm lý lại càng đẻ nặng lên đôi vai họ, vì vậy cãi vã, chửi mắng là điều

tât yêu xảy ra với họ.

21

Trang 25

Chính vì bắt nguồn từ những chủ đề này mà với các cặp vợ chồng lao động bìnhdân, lối xưng hô được dùng chủ yếu là xưng hô trống không và xưng hô mày - tao/ông.Đôi khi có tình cảm hơn nhưng lại với mục đích lợi dụng nhau hoặc mục đích kinh tế.

Một lúc thật lâu, anh chong về Anh vừa lau tay vào vat áo, vừa tươi cười hỏi:- Nhà còn gạo không?(Anh chong hỏi chị vợ về gạo dé đãi cơm khách)

- Làm gì mà còn gạo! (Chị vợ trả lời chồng bang thái độ tức tối)

(Trẻ con không được ăn thịt chó — Nam Cao)

Nhà đang thiếu gạo chồng lại rước khách về nhà tiếp đãi, khiến vợ bực tức, haivợ chồng nói chuyện xưng hô trống không, tiếp đó là cãi và và lên đến cao trào, chồngchuyên sang cách xưng hô mày — tao

Mắt hắn trợn lên Hắn gườm nhìn vợ một giây, rồi hục hặc:- Cái giống nhà mày khó bảo!

Mắt người vợ đã ran ran nước Han biết là hắn thắng Chỉ cần khéo hơn mộtchút Han lại xoay ra dau dịu:

- Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết: tao muốn mat tiền làm gìchứ? Nhưng chết cái ăn của người ta mãi, chẳng lẽ không mời lại người ta một bữa thì

cái mặt mình còn ra mặt gì? Nhân tiện con chó nó ăn phải ba hay sao mà chang biét,sáng hôm nay cứ rú lên rồi lăn ra giãy chết

(Trẻ con không được ăn thịt chó — Nam Cao)

Với tương quan chủ đề giao tiếp trong các phát ngôn hỏi đáp của các cặp vợ

chồng là lao động bình dân chủ yếu xoay quanh van đề kinh tế gia đình, người chồngdường như là người chủ động hơn trong các cuộc giao tiếp Người chồng sử dụng

nhiều câu hỏi hơn và chủ yếu là câu hỏi không đích thực với mục đích khang định lạiđiều gì đó Trong khi đó, với câu trả lời, người vợ lại sử dụng nhiều hơn, đặc biệt làcách trả lời gián tiếp.

- Ma bố mày vẫn dé ở cửa kia a? (Chồng hỏi vợ với ý thúc giục) Con vợ tim lấy thang chong, vừa thở vừa nói :

22

Trang 26

- Mày bảo ma bồ ai thì dé cái ma bố ấy ra ngoài kia (Vợ trả lời sang ý khác:quát mắng lại chồng vì chồng xúc phạm vợ)

(Gói đồ nữ trang — Nguyễn Công Hoan)

2.1.2 Chong là trí thức, vợ là lao động bình dân

Ở đối tượng này, chúng tôi khảo sát được trên 5 truyện ngắn với 45 cặp hỏi đáp.Trong số 5 truyện được khảo sát thì có tới 4 truyện có chủ đề về vấn đề kinh tếgia đình, 1 truyện dé cấp đến van đề thủy chung vợ chồng.

Như vậy, chủ đề xoay quanh các cặp hỏi đáp ở đây, phần lớn vẫn là vấn đề kinhtế Kinh tế khó khăn, kéo theo mối quan hệ vợ chồng có những cung bậc cảm xúc khácnhau, thường là các cuộc tranh luận, cãi vã mặc dù chồng là những nhà văn, những trí

- Dạy học (Chồng trả lời trồng không)

(Cười — Nam Cao)

Mặc dù chồng là trí thức, không phải tầng lớp lao động bình dân nhưng lại lànhững trí thức nghèo, không kiếm đủ tiền để nuôi vợ và con Chính vì thế, gánh nặng

“cơm áo gạo tiền” lại đè lên vai người vợ, họ vừa lao động vất vả vừa lo toan gia đình

nên người chồng thường chịu nhún nhường trước vợ Trong các cuộc giao tiếp, ngườivợ thường chủ động hơn, sử dụng nhiều câu hỏi hơn chồng, trong đó phần lớn là cáccâu hỏi không đích thực với mục đích khăng định, trách móc, chửi bới, tức giận Đáplại những câu hỏi của vợ, người chồng trả lời nhiều hơn và chủ yếu là cách trả lời giántiếp là im lặng hoặc không trả lời.

23

Trang 27

- Mình ăn cơm rồi à?(Vợ hỏi chồng cũng bằng câu hỏi đích thực nhưng chồng

không trả lời)

Điền không đáp.

(Nước mắt — Nam Cao)

Hắn quắc mắt lên, và nghiễn răng - Im ngay! Cam cái mom!

- Câm câm cái gì?(Vợ tức giận khi chồng ra phố về lại quên không khôngmang thuốc cho con)

(Nước mắt — Nam Cao)2.1.3 Vợ chồng thành thị

Trong 4 truyện được khảo sát thì cả 4 truyện đều của tác giả Thạch Lam và cótới 3 truyện xoay quanh chủ đề về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình (Bồvới đứa con mới sinh, vợ chồng với me gia ở quê, vợ với bạn chồng) va | truyện dé capđến van dé kinh tế và thủy chung vợ chồng khi gia đình túng thiếu, vo phải giấu chồngbán thân lấy tiền, chồng đau xót ê ché khi vô tình phát hiện ra điều đó.

Có thé đối tượng giao tiếp ở đây thuộc tầng lớp xã hội khác, họ là dân thành thi,

đặc biệt dưới ngòi bút của tác giả Thạch Lam, họ xuất hiện cũng nhẹ nhàng hơn, thanhlịch hơn Ít thấy ở họ những cuộc cãi vã mà chủ yếu là trò chuyện, tranh luận, họ sử

dụng cả 3 lối xưng hô: trống không, cậu/mợ - em, anh — em.

Sinh vơi lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi:

trả lời sang ý khác.

24

Trang 28

- Ai thế? Ké di cho anh nghe (Chồng hỏi vợ câu hỏi có từ hỏi “ai”)Mai âu yếm nhìn chong:

- Không, anh cứ ăn đi đã kia Vừa ăn, em sẽ vừa nói chuyện (Vợ trả lời lảngtránh sang ý khác)

(Boi — Thạch Lam)

2.1.4 Vợ chồng quan lại

Với cặp vợ chồng thuộc đối tượng này, chúng tôi khảo sát được trong 6 truyệnngắn, trong đó có 3 truyện xoay quanh chủ đề việc quan, 2 truyện đề cập tới việc xuấthiện một người lạ trong nhà quan, 1 truyện đề cập tới vấn đề thủy chung vợ chồng.

Không có truyện ngắn nào đề cập tới vấn đề kinh tế gia đình, tuy nhiên các cuộccãi vã giữa vợ chồng quan thường xuyên xảy ra, xoay quanh các van dé về việc quanvà sự thủy chung chồng vợ.

Mối quan hệ giữa vợ chồng quan có thể phân thành 2 trường hợp chính: 1 Quanông sợ, lép vế so với quan bà, 2 Quan ông thường quát măng quan bà, quan bà phải

nghe theo và chịu nin nhịn.

Với trường hợp 1, họ thường sử dụng cách xưng hô trống không, tuy nhiên khixảy ra cãi vã liên quan tới việc quan hay thủy chung vợ chồng, quan ông có thé đổi

cách xưng hô thành mày — tao/ông

Nhìn chung, ở cả hai trường hợp này, khi sử dụng các phát ngôn hỏi, câu hỏi

không đích thực được quan ông dùng nhiều hơn với mục đích chửi bới, trách móc, tứcgiận Trong khi đó cách trả lời gián tiếp được dùng là chủ yếu, đặc biệt với quan bà, trảlời gián tiếp bằng cách im lặng hoặc trả lời sang ý khác.

- Mày có di hay không?

Bà tối tăm mặt mũi, hồn hén thách:

- Đây, cậu cứ đánh chết tôi đi (Quan bà không trả lời trực tiếp lại câu hỏi của

quan ông)

(Xuất giá tong phu — Nguyễn Công Hoan)

25

Trang 29

2.2 Xưng hô trong các phát ngôn hỏi - đáp

Mỗi cặp vợ chồng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ sử dụng những cáchxưng hô khác nhau trong giao tiếp nói chung và trong các phát ngôn hỏi đáp nói riêng.Cách xưng hô trống không được sử dụng với cả 4 cặp vợ chồng, tuy nhiên ở mỗi cặpvợ chồng sẽ có mức độ sử dụng khác nhau ở vợ hoặc chồng Cách xưng hô trốngkhông có thể diễn trong trường hợp vợ chồng cãi vã và thiếu tôn trọng nhau, nhưngcũng có thê là khi vợ chồng thể hiện sự bình đăng, giản dị đến không cần khách sáotrong giao tiếp.

Ngoài ra, với mỗi cặp giao tiếp sẽ xuất hiện các cách xưng hô khác nhau: xưng

hô mày — tao/ông, xưng hô anh — em, xưng hô mình — em/tô1/người ta, xưng hô cậu/mợ

- tôi, ông/bà - tôi, bồ mày/thầy em/bu mày/người ta/bu em - tôi.

2.2.1 Vợ chong lao động bình dan

Xuất hiện trong các cặp hỏi đáp ở đối tượng giao tiếp này phổ biến 3 cách xưnghô: Xưng hô trống không, xưng hô mày — tao/ông, xưng hô thân mật: Bố mày/thầy

em/bu mảy/người ta/bu em - tdi.

Trong 3 cách xưng hô này, cách xưng hô trống không được sử dụng nhiều hơncả, trong đó người vợ chiếm ưu thế Nó có thể xuất hiện trong các cuộc cãi vã hoặc nómộc mạc, giản di đến không cần khách sáo như chính bản chất của những người lao

động bình dân vậy Xưng hô mày — tao/ông xuất hiện trong các phát ngôn hỏi đáp của

cả vợ và chồng nhưng chồng sử dụng nhiều hơn hắn Nó thường xuất hiện khi người

phát ngôn tỏ ra nóng nảy lúc tranh luận, cãi vã Tuy nhiên, trong cách xưng hô tình

cảm hơn, người chồng cũng là đối tượng sử dụng nhiều hơn người vợ Điều đáng nói là

cách xưng hô tình cảm không phải xuất hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp bình

thường mà thường là hệ quả sau một quá trình giao tiếp, người vợ/chồng muốn hoặc đãđạt được mục dich nào đó của mình, từ đó mới thay đổi chiến lược giao tiếp là chuyểnđổi cách xưng hô.

Có thê hình dung qua bảng sau:

26

Trang 30

2.2.1.1 Xưng hô trồng không

Lối xưng hô này xuất hiện trong 5 truyện ngắn, với 30 phát ngôn được sử dụng,trong đó vợ sử dụng 19 phát ngôn và chồng sử dụng s11 phát ngôn.

- Không thé dé nó ăn hết, hả? (Chồng bực minh vì chuyện con mèo, hỏi lại vợnhưng hỏi trống không)

- Có mốc gì mà nó ăn? Không trách dugc! (Vo cũng bực mình không kém, trảlời chồng bằng câu hỏi lại, cũng hỏi trống không)

(Con mèo — Nam Cao)

Cách xưng hô trống không của vo chồng thường thấy xuất hiện trong trườnghợp cãi vã, giận dỗi hoặc cũng có thể bình di đến không cần khách sáo, được nguoi vosử dung nhiều hơn trong các cuộc hỏi — đáp.

- Biết đứa nào mà đánh? (Hai vợ chồng nói chuyện tâm sự, chị vợ hỏi trốngkhông với chồng)

- Sao chả biết? Lang này có những đứa nào di ăn trộm, còn ai chả biết? Tôi cứ

vác gậy ra nằm dưới vệ đê, chỗ chúng nó hay qua lại Vô phúc thằng nào gặp tôi

(Rình trộm — Nam Cao)

2.2.1.2 Xưng hô May — tao/ôngXưng hô mày - tao

27

Trang 31

Lối xưng hô mày — tao xuất hiện trong 5 truyện ngắn với 11 phát ngôn hỏi đáp,trong đó chồng sử dung 8 phát ngôn, vợ sử dung 3 phát ngôn Điều đó chứng tỏ chồngthé hiện sự nóng nảy hơn so với vợ trong các cuộc tranh luận, chửi mắng Họ có thể dễ

dàng chửi mày, xưng tao hơn so VỚI người vợ.

Vợ nó ở trong tat tả chạy ra

- Mày bắt tao cất cái này? Quý hóa lắm thé a? Ôi đời ơi là đời! Chồng ơi làchong!

Thằng chong chang nói chang rằng, tát bop vào má vợ một cái rồi de:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái môm lên, ông truyền đời cho mày không cấtcái này, lúc ông về thì đừng chế!

(Gói đồ nữ trang — Nguyễn Công Hoan)

Trong đoạn hội thoại có chứa các cặp hỏi đáp trên, cách xưng hô may — tao

được cả vợ và chồng sử dụng trong hoàn cảnh: cả hai vợ chồng đều không hiểu nhau

và không tôn trọng nhau.

Chi chỉ vào mặt anh mà hồn hén:

- Mẹ! Không có sợi, không bán thì dé mà thờ ông tổ nhà mày, hở?

- Không có sợi! Ấy thế cho nên mày mới giỏi Không có sợi, mà người ta đang

đi khám khung cửi từng nhà đây kia.

Anh cu Thiêm đứng phắt lên, như một cải lò xo bật Mặt anh tái mét.

- Người ta đi khám thật?

- Ay đấy! Ay đấy! Mày đã biết cái dại nhà mày chưa? Bây giờ may mới tro mắtếch nhà mày ra Sung sướng that

- Không sợ! Tao di kiếm Cái thé của tao đâu rồi? à, trong kèo nhà

Vợ chồng cãi nhau liên quan đến van đề kinh tế gia đình Lí do vợ chửi chồngbởi chồng đã bán khung cửi dệt vải, công cụ kiếm tiền của cả nhà Thấy vợ chửi mănggay gắt, chồng cũng gay gắt không kém.

Thang chong phát gắt mà rang:

28

Trang 32

- Cái đời đàn bà chúng mày sao mà ngu thế? Chết rồi, thì việc cúng giỗ changqua là việc dối lừa thiên hạ, bộ răng vàng ấy đem bán đi không được chục bạc haysao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng dé cho vợ chồng anh cảbiết Ông làm gi thì mặc xác ông!

Rồi nó nguây ngudy quay vào, dé cho vợ một minh đứng day.

(Bộ răng vàng — Vũ Trọng Phụng)

Nàng nghẹn ngào, buông đũa đứng dậy toan bước xuống dưới nhà Nhưng cótiếng xô ghế, roi một bàn tay nắm chặt lấy cổ nàng:

- Mày bảo mẹ tao ác à? Không ác để cho mày tự tiện đi theo trai phải không?

Ban tay như sắt bóp chặt xoay nàng lại Liên thấy giáp mặt minh, cdi mặt ghêsợ của Tích, hai mắt đỏ ngâu.

(Một đời người — Thạch Lam)

Trong hai ví dụ trên, chồng xưng may — tao với vợ trong khi vợ chỉ biết ngậm

ngùi im lặng.

Xưng hô mày — ông: Xuất hiện trong 2 phát ngôn, đều được người chồng sử

dụng dé đe dọa vợ.

Thang chong phát gắt mà rằng:

- Cái đời đàn bà chúng mày sao mà ngu thé? Chết rồi, thì việc cúng giỗ chẳng

qua là việc dối lừa thiên hạ, bộ răng vàng ấy dem bán di không được chục bạc haysao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng dé cho vợ chong anh cảbiết Ông làm gì thì mặc xác ông!

Rồi nó nguây ngudy quay vào, dé cho vợ một minh đứng đấy.

(Bộ răng vàng — Vũ Trọng Phụng)

Thang chong chẳng nói chang rang, tát bop vào má vợ một cái ri de:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái môm lên, ông truyền đời cho mày khôngcat cái này, lúc ông về thì đừng chét!

(Gói đồ nữ trang — Nguyễn Công Hoan)

29

Trang 33

2.2.1.3 Xưng hô thân mật: Bồ mày/thầy em/bu mày/người ta/bu em - tôi

Người vợ, gọi Bố mày/thầy em và xưng tôi Người chồng, gọi Bu mày/người

ta/bu em và xưng tdi.

Lối xưng hô này được sử dụng trong 15 phát ngôn, trong đó người vợ sử dụng5, chồng sử dụng 10.

Tuy nhiên, cách xưng hô này có khi được sử dụng khi “đối phương” có mụcđích gì khác thường Khi đó, vợ/chồng thay đổi đột ngột cách xưng hô.

Vợ nó ở trong tắt tả chạy ra

- Mày bắt tao cất cái này? Quý hóa lắm thé a? Ôi đời ơi là đời! Chồng ơi làchồng!

Thang chong chẳng nói chăng rằng, tát bốp vào má vợ một cái rồi de:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái môm lên, ông truyền đời cho mày không cat

cái này, lúc ông về thì đừng chét!

Một lúc lâu, thang chồng về Thay cái thùng vẫn nguyên ở đó, nó ham ham day

cửa đánh xinh một cái, quát :

- Má bó may vẫn dé ở cửa kia a?

Con vo tum ldy thang chong, vừa thở vừa nói:

- May bảo ma bó ai thì dé cái ma bố ấy ra ngoài kia.

(Gói đồ nữ trang - Nguyễn Công Hoan)

Khi nhận ra rằng chồng mình ăn trộm được một món đồ nữ trang bằng vàng, vo

đổi cách xưng hô ngay thành: bố mày - tôi :

- Sao bỗ may không bảo thực ngay với tôi từ trước? Bố mày khôn quá! Này,phải đồ ra đất mới dé tìm hạt vàng, vì nó bé quá!

(Gói đồ nữ trang — Nguyễn Công Hoan)

Khi không thuyết phục được vợ thì quát mang vợ và xưng hô mày — tao:

30

Trang 34

- Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết: tao muốn mat tiền làm gì

(Trẻ con không được ăn thịt chó — Nam Cao)

Sau khi đã thuyết phục được vợ thì chuyền ngay, gọi vợ là: u mày và xưng: tôiThị đứng lên, vừa nguyt hắn, vừa lau bau:

- Pong may hào?

Thế là hắn lại đổi mặt ra tươi cười:

- Thì bu mày liệu đấy Có ba người khách với tôi là bốn Với mẹ con nhà mày

(Trẻ con không được ăn thịt chó — Nam Cao)

Cách xưng hô thân mật: Bu em/thầy em - tôi, nhưng lại diễn ra trong hoàn cảnhvợ đi ngoại tình, khi về nhìn thấy chồng sắp chết thì tỏ lòng thương xót và thân thiệnkhiến chồng cũng động lòng:

Nó đặt bàn tay lên ngực anh và méu mao:

- Thay em ơi! Thay em làm sao thé? Anh lắc dau Không phải là cái lắc daugiận doi đâu Đó là cái lắc dau thất vọng Anh biết anh không còn sống nữa Anh tiếc

vợ Anh tiếc đời Nhưng chút tình thương - thành thực hay giả trá - của con vợ đẹp đãlàm anh sống lại.

(Điều văn — Nam Cao)

2.2.2 Chong là trí thức, vợ là lao động bình dân

Với các đối tượng giao tiếp chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân trong cáctruyện ngắn được khảo sát, có hai cách xưng hô được sử dụng: xưng hô trống không,

xưng hô mình — em/tôi/người ta Điều đáng nói là trong mỗi cách xưng hô này, người

vợ và người chồng đều sử dụng với số lượng tương đương Tuy nhiên, trong hai lốixưng hô này thì xưng hô trống không vẫn chiếm ưu thế hơn hắn, thường xuất hiệntrong hoàn cảnh người phát ngôn có điều giận dữ, bực mình Sơ lược về tỉ lệ sử dụng

qua bảng sau:

31

Trang 35

2.2.2.1 Xung hô trồng không

Trong số 45 phát ngôn hỏi — đáp được khảo sát, cách xưng hô trống không xuấthiện trong 33 phát ngôn hỏi hoặc đáp Trong đó, chồng sử dụng trong 17 phát ngôn, vợ

(Những truyện không muốn viết — Nam Cao)

Xưng hô trống không có khi xuất hiện ở cả cặp hỏi — đáp tương ứng của vợ vàchong, có khi chỉ từ một phía vợ hoặc chồng.

Thị ngạc nhiên:

- Làm gì? (Vợ hỏi trống không)

- Dạy học (Chồng trả lời trồng không)

(Cười — Nam Cao)

2.2.2.2 Xưng hô mình — em/téi/ người taXưng hô mình — em(tôi:

32

Trang 36

Cách xưng hô mình — em/tôi xuất hiện trong 16 phát ngôn, trong đó vợ sử dụngtrong 8 phát ngôn, chồng sử dụng trong 8 phát ngôn Với người vợ, gọi mình xưng em.Với người chồng, gọi mình xưng tôi.

Lối xưng hô này xuất hiện khi vợ chồng hòa hợp hoặc vợ là người nín nhịnchồng cho dù chồng có giận dữ, chửi mắng thế nào đi nữa.

- Có lẽ hôm nay đã là mong hai, mong ba tây rồi, minh nhỉ? (Vợ hỏi, gọi chồng

là mình)

- A phải! Hôm nay mông ba Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên Tôi phải dixuống phó (Chồng trả lời, gọi vợ là mình và xưng tôi)

(Đời thừa — Nam Cao)

Xưng hô mình — người ta:

Lối xưng hô này xuất hiện trong 2 phát ngôn, trong đó vợ chiếm 1 và chồngchiếm 1 Cả hai trường hợp đều xuất hiện trong hoàn cảnh vo/chéng tức giận với ngườikia nhưng vẫn xoa dịu dé không gây xung đột.

- Hôm nọ thì còn mdi di chết đây, chết đó Hôm nay lù lù vác xác về Còn về làmgì nữa? Cả nhà có một cái vé sợi nó nuốt mat trôi (Vợ mang chồng vì chồng đi may

ngày không về, đi với cô đầu trên tỉnh)

- Vé sợi nào? Người ta chika biết đầu đuôi xuôi ngược ra thé nào thì đã làm sôi

sì cả lên (Chồng xưng người ta, khi chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện)

- thôi, minh a Ta không có sợi thì di dệt thuê cũng được Chẳng được cơm

thì được cháo ( Chồng goi vo bang mình, an ủi vợ khi biết lỗi do mình gây ra)

(Những truyện không muốn viết — Nam Cao)2.2.3 Vợ chong thành thị

Với đối tượng giao tiếp này, có ba cách xưng hô được sử dụng: Xưng hô trốngkhông, xưng hô cậu/mợ - tôi, xưng hô anh — em Cả ba cách xưng hô này đều được cáccặp vợ chồng sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp rất đỗi bình thường Dù có

chuyện gì xảy ra chăng nữa thì họ vẫn giữ được phép lịch sự trong giao tiếp.

33

Trang 37

Điều đặc biệt, duy nhất với cặp giao tiếp vợ chồng thành thị là sđã xuất hiện lốixưng hô anh — em, không những thể hiện sự bình đăng giữa vợ chồng mà còn thé hiệnsự hiện đại trong giao tiếp của các cặp vợ chồng thành thị giai đoạn này.

Cậu/mợ - tôi

Anh - em

2.2.3.1 Xưng hô trồng không

Cách xưng hô xuất hiện trong 4 phát ngôn, được cả vợ và chồng sử dụng, trongđó vợ sử dụng 1, chồng sử dụng 3 Lối xưng hô này không tỏ thái độ gay gắt hay coithường đối phương mà đơn giản là thể hiện sự bình dang trong giao tiếp giữa vợ vàchồng.

Vợ chàng sung sướng hỏi:

- Có phải nó nhớn hơn hôm nọ nhiễu không?

(Đứa con đầu lòng — Thạch Lam)

2.2.3.2 Xưng hô cậu/mợ - tôi

Cách xưng hô này được cả vợ và chồng sử dụng, (Vợ sử dụng trong 3 phátngôn, chồng sử dụng trong 1 phát ngôn) Vợ gọi chồng là cậu và xưng tôi, chồng gọi

vợ là mợ, xưng tôi.

Vợ Tâm niing niu:

- Thế thành ra suốt một ngày tôi ở đây một mình à? Cậu ích kỷ lắm, chỉ biết

nghỉ dén công việc của cậu, mà không nghĩ đên tôi cả.

34

Trang 38

Tâm ngẫm nghĩ Muốn chiêu vợ chàng bàn:

- Hay là thé này thì tiện nhất Mo cùng di với tôi Đến ga, chúng ta rẽ vào caolâu ăn cơm sáng Rồi mg đợi tôi ở day, tôi vê thăm nhà độ một giờ, rồi tôi lại ra ngay.

(Trở về - Thạch Lam)

Người vú vừa quay di thì Khanh đã sam ngay mặt lại lườm tôi mà rằng:

- Đàn bà, con gái, nửa đêm còn hỏi với han gì? Sao cậu không sai vú già tongkhứ di cho rồi.

(Người ban cũ — Thạch Lam)2.2.3.3 Xưng hô anh - em

Lối xưng hô được sử dụng với đôi vợ chồng son chốn thành thị, mặc dù cuộcsống đang gặp khó khăn Với cách xưng hô này, người vợ sử dụng trong 2 phát ngôn,người chồng sử dụng trong 3 phát ngôn Chính cách xưng hô này, người đọc nhận thấyđược nét thanh lịch trong giao tiếp của người Hà Thành, mặc dù từ những năm trước

Cách mạng.

Sinh với lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi :- Em di đâu mà sớm thé?

- Em lại dang bà Ba ở cuối phố vay tiên.

(Doi - Nam Cao)

- Ai thé? Ké di cho anh nghe.Mai âu yếm nhìn chồng:

- Không, anh cứ ăn di đã kia Vừa ăn, em sẽ vừa nói chuyện

(Boi — Nam Cao)

2.2.4 Vợ chong quan lại

Ở cặp giao tiếp này, lối xưng hô phong phú hơn, bao gồm các cách xưng hô:xưng hô trống không, xưng hô cậu/mợ - tôi, xưng hô ông/bà — tôi, xưng hô mày —tao/ông Trong đó xưng hô trống không được sử dụng nhiều hơn cả, đặc biệt với quan

35

Trang 39

ông Cách xưng hô ông/bà — tôi được người vợ sử dụng nhiều hơn han, trong khi cáchxưng hô mày — tao/ông chỉ được các quan ông sử dụng khi họ nồi nóng.

Ong/ba - tôi

Cách xưng hô này chiếm 38/90 phát ngôn hoi/dap, trong đó vợ sử dụng trong 13phát ngôn, chồng sử dụng trong 25 phát ngôn Cách xưng hô trống không thường xuấthiện khi vợ chồng quan tranh luận về một vấn đề.

- Có khẽ chứ không? (Quan ông hỏi trống không)

- Việc gì phải nói khế? (Quan bà trả lời trống không)(Đàn ba là giống yếu — Nguyễn Công Hoan)

2.2.4.2 Xưng hô cậu/mợ - tôi

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 15 phát ngôn sử dụng cách xưng hô này,trong đó chồng sử dụng 7 phát ngôn, vợ sử dụng 8 phát ngôn Cách xưng hô này xuất

hiện khi vợ chồng quan chuyện trò tình cảm.

- Thế sao cậu lại ngờ cho ông làm vậy?

- Tôi vờ thế, chứ ví đây này, có mắt đếch đâu.(Mắt cái ví - Nguyễn Công Hoan)

- Mo chỉ ngại rét chứ gì? Có rét qudi đâu! Ở ngoài đường cũng am áp lắm.

36

Trang 40

- Ởnhà công việc còn bê bề ra, cậu không biết à?(Xuất giá tong phu — Nguyễn Công Hoan)

2.2.4.3 Xưng hô ông/bà - tôi

Kiểu xưng hô này xuất hiện trong 29 phát ngôn hỏi/đáp, trong đó người vợ sửdụng nhiều hơn hắn với 20 phát ngôn, trong khi người chồng chỉ sử dụng trong 9 phát

Quan bà cau mặt, đáp:

- Thì ông ra lệnh cam chợ kia ma?

Quan ông tron mắt, ngạc nhiên nhìn vợ:- Tôi cam chợ à?Có đâu?

(Cam chợ - Nguyễn Công Hoan)

2.2.4.4 Xưng hô mày — ông/1ao

Lối xưng hô này được sử dụng khi vợ/chồng nổi nóng Nếu như bình thường, vợchồng quan xưng hô là ông/bà — tôi, tình cảm hon là cậu/mợ - tôi thì khi nối nóng, đặcbiệt với quan ông lại đổi ngay cách xưng hô, gọi vợ là mày rồi xưng ông hoặc tao.

Cách xưng hô mày — tao xuất hiện trong 3 phát ngôn hoi/dap, xưng hô mày —ông xuất hiện trong 5 phát ngôn Điều đặc biệt là cách xưng hô này chỉ được quan ông

sử dụng khi tức giận với vợ (8/8 phát ngôn sử dụng cách xưng hô này được quan ôngsử dụng), trong khi quan bà không dùng trong phát ngôn nào Phải chăng điều đó thể

hiện được uy quyên của quan ông trong giao tiếp vợ chồng?

- May có di hay không?

Bà tối tăm mặt mũi, hồn hén thách:

- Đây, cậu cứ đánh chết tôi di.

(Xuất giá tong phu — Nguyễn Công Hoan)

Trong vi dụ trên, ta thay mặc dù bị chồng bắt bán mình tiếp quan trên, bị gọi là“mày”, nhưng vợ vẫn một mực gọi chồng là “scậu”.

- Không biết tao hết hơi nói người ta mới cho mượn những thứ này à?

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN