1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm Tạp chí Truyền hình (Khảo sát trên ấn phẩm Tạp chí Truyền hình VTV, Tạp chí Truyền hình Số VTC, Tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO

TÍNH CHUYEN BIET TREN CÁC ÁN PHAM TẠPCHÍ TRUYEN HÌNH

(Khảo sát trên ấn phẩm tạp chí Truyền hình VTV, tạp chí Truyền hình SốVTC, tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO

(Khảo sát trên ấn phẩm tap chí Truyền hình VTV, tạp chi Truyền hình

Số VTC, tạp chí Truyền hình Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn khoa học: TS BAU NGỌC DAN

Hà Nội — 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Phần mở đầuu - %9 9919 1 3 eEeEE95 952 8

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VE TẠP CHÍ VÀ TÍNH CHUYEN

1.1 Lý luận chung về tạp chí - 5-5 s52 ssesess£seseseesesesesses 13

1.1.1 Khái niệm - - 2-5: S5 SE 2E EEE12121 7111112121111 crxe 13

1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam - se 14

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tap chí - + s++sseeeeesss 17

1.2 Một số vẫn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí - 191.2.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền thông tại

Việt Nam nói chung - - - - «+ + + 111119991119 vn ky 19

1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn pham tap chí - =2 s+szs2 22

* Tiểu kết chương 1 s-5- << s-s£ % s©s£s£SsEs£s£EsEsEseEsEsEseseEsesesesersese 30

Chương 2 ĐẶC TRƯNG, ĐẶC THÙ CỦA TẠP CHÍ TRUYÈN

HÌNH 5 - << 7.73 97.17034 0713007941 07784 0794102941 211E291kp 31

2.1 Đặc điểm giống và khác nhau của các ấn phẩm tạp chí truyền

hình được KhAO Sat ó6 5 5 9 69999 99999 9994.999094 589896.96 988 312.1.1 Sự giống nhau - 5-52 SE SE 1E E2E115112121112111111 1111 cty 31

"g4 i0 32

2.2 Tính chuyên biệt thể hiện trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình

được khảo sát so với các tạp chí khác o5 œ5 55525555995 55556 442.2.1 Nội dung chuyên biét - - - 5 2c S E123 + Sư 44

2.2.2 Đối tượng độc giả, công chúng chuyên biỆt 255-552 72

2.2.3 Ngôn ngữ chuyên bĐIỆt <1 11133333 1 vxsesrrseeerrrree 752.2.4 Chuyên mục chuyên Dict 5 1111k kreeessse 762.2.5 Hình there - - G11 SH TS TH 78

* Tiểu kết chương 2 - << se << se ssEs£S£EsEsESSsEsEseseEsesesesersrse 84

Trang 4

Chương 3 MỘT SO KIÊN NGHỊ NANG CAO TÍNH CHUYEN

BIET TREN CÁC AN PHAM TẠP CHÍ TRUYEN HÌNH 85

3.1 Đánh giá tính chuyên biệt trên 3 ấn phẩm khảo sát 85

E00 .Ả ÔÔỒỎỖỎ 85

3.1.2 Nhược điểm +: ¿+ St +92 2E92121E212122121212121111121 2121 87

3.2 Các kiến nghị về việc xây dựng và nâng cao tính chuyên biệt

trên các ấn phẩm tạp chí Truyền hình - 5s s< s<sesesssses2 89

3.2.1 Xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để tăng

thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thông tin của từng tờ tạp chí 903.2.2 Làm tốt hơn nữa các công tác điều tra xã hội học -:-‹- 913.2.3 Cần tạo nên bản sắc riêng trong cách thức hoạt động thông tin,

phản ánh - - - - c1 100 Họ họ rh 92

3.2.4 Lãnh đạo cơ quan truyền hình cần coi việc đầu tư phát triển tạpchí là thế mạnh, là yếu tố dé hình thành tập đoàn báo chí - truyền

thông trong tương Ïal - - - s1 E11 ng ky 93

3.2.5 Đầu tư xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên - 94

* Tiểu kết chương 3 - 5s 2 93s SsEsSseSeEsEsEsEeEsssesessrsesssses 96

718.87 000 97

PHU LUỤCC œ5 5 5 5 5 9 9 9 1.0.0.0 0040000906098 0 101

Trang 5

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % nội dung tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc

lĩnh vực truyền hình trên tạp chí Truyền hình Hà Nội - 49

Biểu đồ 2.3: Ty lệ % nội dung tra cứu, tra khảo các khái niệm học thuật thuộc

lĩnh vực truyền hình trên tạp chí Truyền hình Số WTC - s5: 53Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ % thông tin chỉ dẫn truyền hình trên tạp chí Truyền hình

Biểu đồ 2.7: Tạp chí Truyền hình Việt Nam VTV có 20% số bài viết mang

nội dung thông tin là cơ quan ngôn luận của Đài -«« -««<+++ 63

Biéu đồ 2.8: Tạp chí Truyền hình Hà Nội có 26% số bài viết mang nội dung

thông tin là cơ quan ngôn luận của Đi - + +3 + + **++*eve++seeeess 63

Biểu đồ 2.9: Tạp chí Truyền hình Số VTC có 10% số bài viết mang nội dung

thông tin là cơ quan ngôn luận của Đải - - <2 **++*£E++seeesseesss 63

Trang 6

Phần mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cũngnhư sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong môi trường toàn cầu

hóa, các loại hình báo chí nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về

hình thức, chất lượng, số lượng, đóng góp đáng ké vào sự nghiệp xây dựng vaphát triển đất nước Hệ thống báo chí cả nước cũng đã tích cực tuyên truyền,cô vũ toàn dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước Báo chí ngày càng khăng định rõ vị trí,vai trò là tiếng nói của Đảng, chính quyền, là dién đàn của nhân dân, gópphần quan trọng giữ vững ồn định chính trị, mở rộng dân chủ, tạo sự đồngthuận trong xã hội, xây dựng đất nước ngày` càng giàu đẹp văn minh.

Có thé nói rằng, chưa bao giờ báo chí nước ta đạt được trình độ pháttriển toàn diện như hiện nay, trên bình diện cả số lượng, chất lượng, loại hình,

công nghệ - kỹ thuật, đội ngũ làm báo Bởi vậy, muốn đứng vững trong thịtrường báo chí sôi động hiện nay, mỗi tờ báo, mỗi tòa soạn đều phải giải bàitoán làm thé nao dé tìm cho mình một hướng đi riêng, một bản sắc riêng Vàchuyên biệt hóa trong truyền thông cũng là hướng đi mới và tất yếu của báo

chí nói chung.

Dòng tạp chí truyền hình là một trong số ít dòng tạp chí làm được điềunày Mặc dù dòng tạp chí truyền hình chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đâynhưng không thé phủ nhận nó đã chiếm được lòng của số đông độc giả nhờphong cách, bản sắc riêng mà không phải dòng tạp chí nào cũng làm được,đáp ứng đúng nhu cầu của một xã hội năng động, hiện đại Nó đã thế hiện

được phong cách riêng, tính chuyên biệt riêng của dòng tạp chí của lĩnh vực

truyền hình Điều này đã thu hút tác giả luận văn và mong muốn được đảo sâu

vân đê trên trong luận văn này.

Trang 7

Hiện nay, tại khu vực miền Bắc phải kế đến ba tờ tạp chí truyền hình

rất nôi bật đó là: Tap chí truyén hình VTV (của Đài truyền hình Việt Nam),

Tạp chi truyền hình Hà Nội (của Dai phát thanh và truyền hình Hà Nội), Tap

chi truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) Sự ra đời của

chúng đã thổi một làn gió mới mẻ vào hoạt động báo chi nói chung và hoạtđộng tạp chí nói riêng Chính bởi thế, việc nghiên cứu bản sắc, phong cáchriêng, cụ thé hơn là tính chuyên biệt của dòng tap chí truyền hình và việc pháttriển tính chuyên biệt ấy là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tạp chí.Một trong những nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu sâu về tạp chí đó là khóa

luận cử nhân của Vũ Thị Vân Anh khoa báo chí — Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, năm 1996 với đề tài “Bước đầu tìm hiểu nội dung và hình thứcmột số tạp chí văn hóa đời sống hiện nay” Luận văn này đã bước đầu xâydựng được hệ thống lý thuyết về tạp chí và nêu ra được một số đặc trưng, đặcđiểm nồi bật qua việc khảo sát nội dung và hình thức của tạp chí văn hóa đời

sông Tuy nhiên khóa luận vẫn chưa khảo sát sâu các van đề khác của tạp chi

ngoài nội dung và hình thức.

Các vẫn đề khác liên quan đến tạp chí cũng bắt đầu được đề cập rải rácthông qua một số công trình nghiên cứu như khóa luận cử nhân của NguyễnThu Hiền — khoa báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 1998

với đề tài “Hiệu quả và bất cập của dòng tạp chí chỉ dẫn tại Việt Nam”, và

khóa luận “Phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ trên báo chí” của Nguyễn

Quynh Hương, khoa báo chí — Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm

1996 Ngoài ra, còn có một sé công trình nghiên cứu khác cua Học viện Báochí và Tuyên truyền như khóa luận “Tạp chí Tiếng Việt — Những van dé cầnthảo luận dưới góc độ báo chí học”, “Câu chuyện báo chí trên các an phẩm

tạp chí, chuyên san hiện nay”

Trang 8

Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nàođề cập tới tính chuyện biệt trên dòng tạp chí Chỉ có một số ít bài viết, côngtrình nghiên cứu nhỏ về tính chuyên biệt trên báo chí nói chung Với đề tài“Tính chuyện biệt trên dòng tạp chí truyền hình”, luận văn này sẽ có ý nghĩanhư là một trong những công trình khảo cứu đầu tiên về tính chuyên biệt trên

báo chí truyền thông nói chung và dong tạp chí truyền hình nói riêng.

Từ việc phân tích lịch sử nghiên cứu đề tài nói trên, có thể thấy đề tài

luận văn là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam và không trùng lặp với

các nghiên cứu trước đó.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích

Tìm hiểu và bước đầu trình bày một cách hệ thống các vấn đề lý thuyết

liên quan đến truyền thông chuyên biệt.

Nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về tính chuyên biệt trên dòngtạp chí hiện nay, khảo sát cụ thé trên dòng tạp chí truyền hình thông qua 3 ấn

phẩm: Tap chí truyền hình VTV, Tap chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền

hình Số từ năm 2009 đến năm 2011 để minh chứng tính chuyên biệt củatruyền thông nói chung và dòng tạp chi nói riêng đang là xu thé tất yếu củatruyền thông hiện đại.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những yếu tố thể hiện tính chuyên biệttrên dòng tạp chí truyền hình, trong đó tập trung sâu vào ba yêu tô chính: Nộidung, hình thức và đối tượng công chúng chuyên biệt Từ đó, đánh giá mộtcách khoa học về ưu-nhược tính chuyên biệt được thé hiện trên 3 ấn phẩmđược khảo sát, và đưa ra một số kinh nghiệm bước đầu dé xây dựng và nângcao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình.

3.2 Nhiệm vụ

Những mục tiêu nghiên cứu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm

VỤ sau:

10

Trang 9

- Tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt hóa nói chung và truyền thông

chuyên biệt nói riêng.

- Trình bày rõ xu hướng chuyên biệt hóa trên từng loại hình truyền

thông tại Việt Nam (báo hình, báo in, bao mạng, phát thanh).

- Phan tích cụ thê về tính chuyên biệt của dòng tap chí.

- Khao sát thực tiễn tính chuyên biệt được thé hiện qua 3 an pham tapchí truyền hình từ năm 2009-2011.

- - Đánh gia được những ưu- nhược của tính chuyên biệt được thé hiéntrên 3 ấn phẩm được khảo sát và đưa ra được những giải pháp, một số kinhnghiệm bước đầu nhằm nâng cao tính chuyên biệt trên các ấn phẩm đó.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tính chuyên biệt trên tap chí.

- Phạm vị nghiên cứu: tap chí Truyền hình VTV (của Đài truyền hìnhViệt Nam), tap chí Truyện hình Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hìnhHà Nội), tap chí Truyện hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) từ

năm 2009 đến năm 2011.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoahọc duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta.Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết vềtruyền thông, lý luận về tạp chí liên quan đến dé tài được công bố.

Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kếthợp hai phương pháp nghiên cứu gồm định tính và định lượng Cụ thé, ngoàiphương pháp phân tích tài liệu, quan sát thực tế, luận văn sử dụng bảng hỏi dékhảo sát đối tượng độc giả của các tạp chí được khảo sát.

Cụ thể, tác giả luận văn đã phát ra 110 bảng hỏi dành cho độc giả củaTạp chí truyền hình, thu về 96 phiếu Bảng hỏi được phát trên internet và trực

tiép tại một sô công sở Trước khi phát bảng hỏi, tác giả luận văn đã có điêu

11

Trang 10

tra nhỏ về đối tượng khảo sát, nên chỉ có đối tượng là độc giả của tạp chítruyền hình mới được trả lời bảng hỏi.

Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu một số chuyên gia như cácTổng biên tập, Trưởng ban biên tập dé có thé mang lại kết quả nghiên cứukhách quan, đa dạng và chính xác nhất.

6 Ý nghĩa lý luận thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Làm rõ thêm một số van dé lý luận của truyền thông chuyên biệt và

tạp chí chuyên biệt.

- Góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận cho dòng tạp chí truyền hình.

- Xác định đặc trưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình trong mốiquan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất của các dòng tạp chí khác.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của dé tài sẽ giúp cho các an phẩm tạp chí truyềnhình được khảo sát nâng cao hơn nữa được chất lượng nội dung, tăng sức hấpdẫn với bạn đọc.

- Giúp cho lãnh dao tòa soạn cũng như đội ngũ phóng viên thay được

những yêu cầu phát triển của dòng tạp chí mang tính chuyên biệt cao nhằm

phát huy thế mạnh của dòng tạp chí truyền hình, ứng dụng với phương thức

làm báo hiện đại.

7 Cau trúc của luận van

Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm:phần mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung chính:

Chương 1: Lý luận chung về tạp chí và tính chuyên biệt trên tạp chíChương 2: Đặc trưng, đặc thù của dòng tạp chí truyền hình

Chương 3 — Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao tính chuyên biệt

trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình

12

Trang 11

Tạp chí là một sản pham của báo in, ra đời vào thế kỷ XVII, có nguồn

gốc ở Pháp Cho đến nay, vẫn còn tôn tại khá nhiều cách hiểu khác nhau về

“tạp chi’.

Từ điển Việt Nam phổ thông, do Đào Văn Tập biên soạn, xuất bản năm

1951 (Nhà sách Vĩnh Bao, SG) định nghĩa: “Tap chí là tập văn ra có kỳ hạn

nhất định, gồm nhiều mục” [56, tr.139]

Còn Tir điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học Xã hội năm 1994 lại địnhnghĩa: “Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài của nhiều tác giảkhác nhau về một ngành hoạt động nhất định, đóng thành tập” [50, tr.127]

Lại có ý kiến cho rằng: “Trước đây, tạp chí như một cuốn nhật ký ghi

chép các sự kiện của tòa án, chính phủ Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lí

luận, học thuật, chuyên sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trongngành Tính định kỳ của tạp chí dài (tuần, tháng, quý ) Dung lượng của tạpchí lớn dé truyền tải được tác phâm lớn Tạp chí thường có hai loại: tạp chímang tính tuyên truyền phô biến và tạp chí mang tính chuyên ngành”.

Xét về nội dung, tạp chí thường là cơ quan ngôn luận mang tính học

thuật, lí luận, khoa học của một số tổ chức hay một hiệp hội nào đó dé nghiên

cứu, trao đổi những vấn đề mang tính chuyên môn, chủ yếu dành cho đối

tượng có cùng chuyên môn.

Xét về hình thức, tạp chí phải có 5 trang trở lên, là loại ấn phẩm nhỏ

hơn báo, đóng thành tập, có bìa, chuyển tải các loại thông tin có tính tổng

hợp, chuyên sâu, xuất bản định kỳ ở một địa điểm nhất định, thời gian dai

nhất là nửa năm, ít nhất là định kỳ một tuần một lần.

13

Trang 12

Tạp chí in truyền thống khác với báo in ở chỗ tính thời sự của tạp chíthấp hơn nhưng nội dung van dé và sự kiện đưa ra phân tích, bình luận lại sâuvà đầy đủ hơn Thông tin của tạp chí là thông tin có tính khái quát và khôngbị lỗi thời Tạp chí còn khác báo ở hình thức trình bày và đồ họa.

1.1.2 Lịch sử phát triển tạp chí ở Việt Nam

Tạp chí ra đời vào thế kỷ XVII ở Pháp có tên gọi là “Journal” Hìnhthức sơ khai của tạp chí như một dạng nhật ký, dé ghi lại các phiên hop cua

quốc hội, nghị viện, các biên bản của tòa án và biên bản của những cuộc họpkhác Dần dần, theo thời gian, văn bản này phát triển thành một tờ tạp chí

hoàn chỉnh với tư cách là một loại hình báo chí.

Tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XX tại BắcKỳ Điều kiện chính trị lúc này hết sức hà khắc, thực dân Pháp đã chiếm toànbộ Việt Nam Đội ngũ Tây học ở Bắc Kỳ ít hơn so với Nam Kỳ nên ảnhhưởng của nền văn minh phương Tây ít hơn Sự phát triển chậm về kinh tếcũng đã gây ít nhiều hạn chế cho hoạt động báo chí lúc này Thực dân Phápthấy cần thiết phải có một tờ báo bằng Tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc cai

trị của mình Và tờ “Đông Dương tạp chí” đã ra đời, do Nguyễn Văn Vĩnh

làm chủ bút “Đông Dương tạp chí” (1913-1918) được coi là phụ trương của

tờ “Lục tinh tân văn” Lúc đó mỗi tuần ra một số vào thứ 5, gồm 16 trang Tờ

này tiêu biểu cho dòng báo chí thực dân, tuy nhiên cũng có nhiều bài viết thé

hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc “Đông Dương tạp chí” đã có một

số cộng tác viên khác tên tuổi như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Trần Trọng

Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Duy Tốn “Đông Dươngtạp chí” sử dụng nhiều thể loại, chuyên mục bàn về các van đề xã hội, kinh tế,thiên văn, điện báo, những bài mang tính tổng luận, tong hop, dich thuat Totạp chi nay đã có những đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt mộtcách nhuan nhuyễn.

Tiếp đó có tờ tạp chí “Nam Phong” (1917-1934) được viết băng tiếng bản

xứ dé thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền của thực dân Pháp Tờ này do

14

Trang 13

Pham Quỳnh làm chủ bút, đưới sự kiểm duyệt của Marty — Giám đốc Phòng an

ninh và chính trị Đông Dương Đó là mục đích của thực dân Pháp, nhưng trên

thực tế, nội dung của tạp chí không hoàn toàn phản động mà cũng tôn tại nhữngđiểm tiến bộ Tạp chí “Nam Phong” có một sỐ chuyên mục như “Luận thuyết”,“Văn Uyén”, “Thời đàm”, “Văn học” Các bài viết được đăng tải tương đốirộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực mang tính khảo cứu, chuyên sâu, có nhiều côngtrình khảo cứu đặc sắc, giá trị Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tạp chí “NamPhong” là cuốn bách khoa nguyệt san, đọc “Nam Phong” người ta có thé học hỏitrong đó nền văn minh Tây phương và Đông phương.

Giai đoạn 1930-1945, loại hình tạp chí ở Việt Nam khởi sắc với hai tờtạp chí “Tri Ân” và “Thanh Nghị “Tri Ân” (1941-1946) là tạp chí của nhómBùi Kỳ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đình Thi, Hoàng XuânHãn, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai chuyên khảo cứu về văn học, sửhọc, nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống, ít quan tâm đến van đề chính

trị, xã hội đương thời Tạp chí “Thanh Nghị” (1941-1945) tập hợp được

những cây bút chủ yếu là trí thức Tây học trẻ tuổi cấp tiến như luật sư Vũ

Đình Hoe, Vũ Văn Hiến, Phan Anh, Dinh Gia Trinh , các nhà khoa học tunhiên Nguyễn Xién, Nguyễn Xuân Yêm, Ngụy Nhu Kon Tum Tạp chí“Thanh Nghị” dày hơn “Tri Tân” chuyên khảo cứu những vấn đề như luật

pháp chính tri học, và các bộ môn khoa học tự nhiên khác.

Ngoài những tạp chí nói trên, còn phải kế đến các tạp chí văn học khácnhư “Tao Đàn” (1939-1940), xuất bản 2 kỳ/ tháng, chủ bút là nhà thơ Tản Đà.

Tạp chí của các đảng phái chính trị như “Công hội đỏ” (1929), “Tạp chí Đỏ”(1930), “Bua” (1931), “Cộng sản” (1932) — tạp chí của những tù nhân nha tù

Hỏa Lò, tạp chí “Bôn-xê-vích” (1940) ; Các tạp chí y khoa như “Phổ biếnY học: (1934), “Bảo mệnh Cẩm nang” (1939); các tạp chí tôn giáo như “BồĐề” (1936), “Quan Am tạp chí” (1938) Tóm lại, dù được ai thành lập thìtạp chí nào cũng được lợi dụng để cổ vũ tinh thần yêu lịch sử, văn hóa dân

15

Trang 14

tộc Nội dung tạp chi mang tinh thần độc lập dân tộc, đó cũng là một nhu cầu

nóng bỏng của toàn dân lúc đó.

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam chuyểnsang một kỷ nguyên mới — kỷ nguyên độc lập, tự do Sau khi đánh thắng cácthế lực để quốc chủ nghĩa xâm lược và tiễn hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế

độ áp bức, bóc lột đã bị xóa bỏ trong xã hội ta, nhân dân lao động là ngườichủ thực sự Báo chí Việt Nam bước sang thời kỳ lịch sử mới Báo chí lúc này

là tiếng nói của một quốc gia có chủ quyền độc lập, là diễn đàn của nhân dân.Cùng với các loại hình báo chí khác, tạp chí ở Việt Nam cũng có sự phát triểncả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và đặc biệt khởi sắc trong thời kỳ đổi mới đấtnước (từ năm 1986 đến nay).

Trong vòng 10 năm từ 1986 — 1996, số lượng tạp chí đã tăng 267,2%,

cụ thé là 110 tạp chí lên 320 đầu tạp chí Và giai đoạn 1996-2008, tuy chưa có

số liệu thống kê cụ thé nhưng con số ước đạt còn nhiều, khoảng hơn 500 đầutạp chí Cùng với sự gia tăng về đầu tạp chí thì số lượng bản in tạp chí cũngtăng lên nhanh chóng Nhiều tạp chí tăng kỳ, tăng trang Trước kia, thời gian

giữa 2 kỳ ra của tạp chí thường từ 2 tháng, 3 tháng, thậm chí tới 6 tháng, thì

đến nay, các tạp chí ra 1 tháng 2 kỳ, có tạp chí ra hàng tuần Ví dụ như “Tạp

chí Cộng sản” — cơ quan lí luận và chính trị của Trung Ương Đảng Cộng sản

Việt Nam - từ chỗ ra 1 kỳ/ tháng hiện nay đã ra 2 kỳ/ tháng và có thêm

chuyên sân “Hồ sơ Sự kiện” ấn thành 2 số/ tháng Nhìn một cách tông quát,

hệ thống mạng lưới tạp chí thuộc các tô chức Đảng, Nhà nước, Doan thé quanchúng ở nước ta hiện nay có thể tạm phân loại như sau:

- Tap chí Chính tri như tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Giáo dục lí luận - Tap chí quân sự như các tạp chi Quân đội Nhân dân, Lịch sử quân

sự, Huấn luyện

- Tap chí khoa học như các tạp chí Khoa hoc Tự nhiên, Khoa học xã

hội, Toán học, Vật lí, Triết học, Dân tộc học, Luật học, Cơ khí, Xã hội học,Nghiên cứu Châu Âu

16

Trang 15

- Tạp chí kinh tế như các tạp chí Thống kê, Vật giá, Tài chính, Thi

trường và giá cả, Thương mại

- Tap chí văn hóa — xã hội, nghệ thuật, giải trí như tạp chi Văn nghệ

Quân đội, Điện ảnh Kịch trường, Sóng nhạc, Truyền hình, Đẹp, Thời trangtrẻ, Người đẹp Việt Nam, Thế giới Phụ nữ, Hanh phúc Gia đình, Mỹ phẩm,Tiếp thị Gia đình, Thế giới Văn hóa

- Tạp chí khoa học kỹ thuật như tạp chí Giao thông vận tải, Cầu

đường, Kiến trúc

- Tạp chí y té, giáo duc như các tạp chí Y học Việt Nam, Nội khoa,

Ngoại khoa, Thuốc và sức khỏe, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Giáo

dục & Thời đại.

- Tap chí chỉ đạo hướng dan quản lí nghiệp vụ, chuyên ngành như tạpchí Thanh tra, Pháp lý, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, Kiểm sát, Bảo hiểm

xã hội

- Tap chi đối ngoại làm công tác tuyên truyền tới độc giả nước ngoài,phát hành bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, như các tạp chí Femmes

Vietnam, Women of Vietnam Review

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí

Trước hết cần khăng định rằng, tạp chí cũng như báo in ở Việt Namngày nay đều là thứ vũ khí, công cụ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ TổQuốc và xây dựng đất nước Tạp chí cũng như báo chí có nhiệm vụ truyềnđạt, phố biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách của Dang và Nhànước vào quan chúng, động viên, hướng dẫn và tổ chức quan chúng thực hiệncó hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đó; đấu tranh trên mặt trậnngôn luận, chống lại mọi luận điệu, âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp

cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, phản ánh trung thực nguyện

vọng và kinh nghiệm của quần chúng.

Tạp chí còn có chức năng riêng biệt so với báo 1n như sau:

17

Trang 16

- Tap chí chú trọng truyền bá kiến thức lý luận can thiết cho cán bộ

lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa phương, giúp họ năm

chắc đường lối, chính sách của Đảng va Nhà nước dé dựa vào đó động viên,tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện.

- Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng va nâng caokiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động vànghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, có thé thay trong khi cô gắng thực hiện các chức năng chungcủa báo chí, tạp chí còn phải coi trọng chức năng xây dựng và tuyên truyền lý

luận, dự báo khoa học Do đó, loại thông tin có ý nghĩa quan trọng bậc nhất

của các loại tạp chí, đặc biệt là tạp chí nghiên cứu khoa học, chính là thông tin

lý luận, thông tin khoa học.

Vì đặc điểm và chức năng riêng biệt đó nên hiệu quả của tạp chí khôngnhất thiết phải tính bằng số lượng độc giả Sự hấp dẫn của tạp chí chủ yếu ởlượng thông tin và giá trị khoa học của nó, chứ không phải bằng lỗi hành vanhấp dẫn, bóng bây.

Nhiệm vu của tạp chí còn tùy thuộc vào nhiệm vụ chính tri, nhiệm vụ

khoa học của ngành, cơ quan, lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham

gia Nhưng về cơ bản, không thể không chú ý tới những nhiệm vụ cốt lõi sau:- Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng

kết thực tiễn; khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và

phương hướng của tạp chí đã xác định.

- _ Hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ thông tin bao gồm thông tin

khoa học trong nước, nước ngoài và những hoạt động lĩnh vực, ngành.

Cho dù thuộc lĩnh vực nào và có những nhiệm vụ cụ thể ra sao thì tờ

tạp chí cũng là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởngvà công tác tô chức, là “người chiến sĩ” trong “đội quân xung kích của Dang

trên mặt trận tư tưởng”.

18

Trang 17

1.2 Một số vẫn đề về tính chuyên biệt trên tạp chí

12.1 Xu hướng chuyên biệt hóa trong các loại hình truyền thông tại

Việt Nam nói chung

Trong cuốn “Báo Chi Hiện Đại Nước Ngoài: Những Quy Tắc Và

Nghịch Lý” của tác giả: X.A Mikhailốp có viết: “Trong điều kiện toàn cau

hóa không gian thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càngthực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên biệt hóa, tạo cơ hội cho

những tổ chức ấy tim được vị trí xã hội của mình, hướng tới một tang lop dân

cu hoàn toàn xác định, tác động hiệu quả đến người đọc, người nghe và

người xem ” [48, tr.98]

Trên thế giới khái niệm truyền thông chuyên biệt đã được nhắc đến từcuối thập niên XX Trong chuyên khảo Báo chí chuyên biệt, một loại hình

dang lớn mạnh (Une presse quy monte: la pressep spésialiseé, Paris, 1974,

của tác gia Jacques Mosseau) được Th.s Phạm Thi Lan dich và đăng tai trên

cuốn Báo chí những van dé lý luận và thực tiến, 2008, có định nghĩa như sau:

“báo chí chuyên biệt là những ấn phẩm hướng tới một nhóm công chúng nhất

định, có những đặc điển, những mối quan tâm chung (cùng độ tuổi, giới tinh,

có chung mối quan tâm, cùng sở thích ) hoặc xoay quanh một lĩnh vực, một

chủ dé” [24, tr.48] Theo đó, Jacques Mosseau chia bao chi chuyén biét thanhhai nhánh: các ấn phẩm báo chí chuyên biệt theo đối tượng, các ấn phẩm báochí chuyên biệt theo nội dung, chủ đề.

Tại Việt Nam, khái niệm chuyên biệt đã được dùng trong nhiều lĩnh

vực ở Việt Nam Tuy nhiên, truyền thông chuyên biệt đã được định hình và

ngày càng phát triển ở Việt Nam với sự ra đời và phát triển của một loạt kênhtruyền hình, phát thanh, báo và tạp chí theo hướng chuyên biệt.

Từ các quan điểm về báo chí, truyền thông chuyên biệt như trên, cũngnhư căn cứ vào thực tế phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện

nay, theo tác giả luận văn thì: “Tính chuyên biệt trên báo chí truyền thông nói

19

Trang 18

chung được hiểu là một phương thức trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập

trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống, nhằm vào một lượng đối tượng

công chúng xác định, cụ thé”.

Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, các phương tiện thông tin đại

chúng ngảy càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên biệt hóa,

tạo cơ hội cho những tô chức ay tìm được vi trí xã hội cua minh, hướng đến

một tầng lớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động có hiệu quả đến người đọc,

người nghe và người xem.

Thế mạnh của quá trình chuyên biêt hóa truyền thông: Đó là nó

cho phép nang cao hiệu quả cua các bai vớ của báo chí, đài phát thanh va

truyền hình, sử dụng phương tiện sẵn có với hiệu quả cao nhất Quá trìnhphân hóa giúp thiết lập ra được các ấn phẩm chuyên sâu vào một lĩnh vực,

giúp cho công chúng có thé lựa chọn dé dang ấn phẩm phù hợp Trong tươnglai, việc khu biệt đối tượng và lựa chọn cho mình một lĩnh vực dé kinh doanhtruyền thông là một xu hướng tất yếu.

1.2.1.1 Truyền hình

Hàng chục kênh truyền hình ra đời trong 5 năm (2005-2010) Cũngtrong 5 năm này tất cả các kênh truyền hình mới xuất hiện đều là các kênhtruyền hình chuyên biệt Đặc biệt trong năm 2010, trung bình mỗi tháng cómột kênh truyền hình chuyên biệt ra đời Thực tế này đã thể hiện rõ xu hướng

chuyên biệt hóa của DTH Việt Nam hiện nay.

Động lực trực tiếp dẫn tới sự ra đời của các kênh truyền hình chuyênbiệt đó là sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình trả tiền với sự tham gia của

các công ty, trung tâm truyền hình cáp, đài truyền hình kỹ thuật số.

Tóm lại, chuyên biệt hóa trong truyền hình cũng là cách tốt nhất dé đápứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả với khả năng “đào sâu” thông tin ,khai thác sâu các vấn đề đáp ứng những yêu cầu thông tin cụ thể, chỉ tiết của

người xem Với các dai truyén hình, trung tâm truyên hình cáp, các kênh

20

Trang 19

truyền hình chuyên biệt còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều thuận lợicho quá trình xây dựng thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như

hiện nay.

1.2.1.2 Phát thanh

Ngoài kênh VOV1, và VOV2 là kênh tổng hợp thời sự chính trị và vănhóa xã hội thì các kênh còn lại của Đài đều là những kênh chuyên biệt phụcvụ nhóm đối tượng riêng Đó là: VOV 3 - Kênh âm nhạc, thông tin và giải trí;VOV 4 - Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người; VOV 5 - Kênh dành chocộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng; VOV 6 - Kênhdành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thé giới;

VOV-GT - Kênh thông tin giao thông.

Có thể nói, xu hướng chuyên biệt hóa cũng là xu hướng được nhà Đàiđầu tư và hướng đến.

1.2.1.3 Báo mang

Báo mang là loại hình báo chí mới xuất hiện tại Việt Nam trong thờigian gần đây Xu hướng chuyên biệt hóa trên báo mạng vì thế cũng chưa thực

sự phát triển Các trang báo mạng nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam lại là

những trang tin tức tổng hợp như VietnamNet, VnExpress, Dantri

Các trang web chuyên biệt dành riêng cho một loại đối tượng cũng xuấthiện rất nhiều như: Afamily.vn (Chuyên trang phụ nữ trẻ và gia đình),Bongda.com.vn (Chuyên trang bóng đá, thé thao) Tuy nhiên đây lại lànhững trang thông tin điện tử, không phải là trang báo mạng chính thống.

Những tin tức trên trang này mặc dù rat chuyên biệt, tuy nhiên không đủ tin

tưởng và uy tín.

Chính vì vậy xu hướng chuyên biệt trên báo mạng vẫn là một xu hướng

mới, chưa phát trién như truyền hình và phát thanh.

1.2.1.4 Báo in

Mặc dù ra đời lâu nhất trong các loại hình báo chí, tuy nhiên dòng báoin chuyên biệt vẫn xuất hiện ít hơn rất nhiều so với truyền hình và phát thanh.

21

Trang 20

Các tờ báo in nỗi tiếng, số lượng phát hành cao lại chủ yếu là những tờ báomang tin tức tổng hợp như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh Niên , còn các tờbáo chuyên biệt mà thành công chỉ có thể ké đến trên “đầu ngón tay” như:Bóng đá, Thé thao, Sinh viên Việt Nam

Nhu vậy, so với tiềm năng phát triển của báo in thì với một số lượng

báo in chuyên biệt ít như vậy thì chưa xứng tam Có thé do đòng báo in phát

trién đến độ chuyên biệt hóa lại chuyền sang dòng tạp chí, chuyên san phát

triển song song cùng cơ quan chủ quản với tờ báo in đó.1.2.2 Tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí

1.2.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển tính chuyên biệt trên tạp chí

Theo tư liệu các cuốn “Thur tich báo chí Việt Nam” của PGS.TS Tô

Huy Rứa, “Lược sử báo chí Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Chức, “Lịch

sử báo chí Việt Nam” của PGS.TS Vũ Quang Hưng chủ biên thì tờ “Đông

Dương tạp chí” ra số 1 ngày 15/5/1913 được coi là tờ báo quốc ngữ mangtính chất tạp chí đầu tiên.

Qua nhiều công trình nghiên cứu về báo, tạp chí ở Việt Nam đã chỉ rarằng báo chí chuyên biệt Việt Nam đã xuất hiện cách đây khá lâu Trong bài viếtToàn cảnh báo, tạp chí dành cho nữ giới (Báo chí những vấn dé lý luận và thựctién, Tập V, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005), tác giả Dinh Hường đã thốngkê 10 tờ báo, tạp chí đành cho phụ nữ xuất bản trước cách mạng tháng Tám ở cả

ba miền Bắc, Trung, Nam Đó là các tờ báo như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ

thời đàm (1930-1933), Phụ nữ tan văn (1929-1934), Nữ công tạp chí

(1936-1936), Nữ lưu (1936-1938), Việt Nữ (1937), Phụ nữ 1939), Nữ giới

Trang 21

chí Cộng sản - thay thé Tap chí Sinh hoạt nội bộ — (7/1950), Tạp chí Hoc tập(12/1955), Tạp chí Cộng sản — thay thế Tap chí Học tập (5/1/1977)

Cùng trong giai đoạn trước 1945, một dòng tạp chí chuyên biệt khác cũng

phát triển không kém dòng tạp chí cách mạng đó là tạp chí về tôn giáo Năm1933- 1934 có các tờ: Niét bàn tạp chí, thánh thể báo Năm 1939 có Tập kỷ yếu

Hội Phật giáo Việt Nam, Công giáo Nam Thanh, Pháp âm Phật học, Cao Dai

Pai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Viên Âm nguyệt san, Phật pháp chỉ Niết Bàn

Mặc dù các tờ tạp chí tôn giáo này đều mang tinh cách thuộc dia, chịu

sự kiểm soát của chính phủ bảo hộ nhưng đây có thể coi là một trong nhữngtờ tạp chí tiền thân khởi đầu cho sự xuất hiện của tính chuyên biệt trên tạp chítại Việt Nam Các tờ này đều có các tin bài chuyên sâu về các khái niệm trong

Phật giáo, nguồn gốc, các thủ tục hành lễ của đạo giáo này Bên cạnh đó,

các tờ tạp chí này còn có chức năng tuyên truyền thương hiệu cho các tổ chứctôn giáo, là cầu nối đạo giáo với người dân.

Sau này tính chuyên biệt xuất hiện trên các tạp chí ngày càng rõ néthơn: Ao thuật tạp chí (1939), Y học thường thức (1939), Kịch ảnh (1939)

Sự ra đời của các tạp chí mang tính chuyên biệt này giúp cho tình hình tạp chí

giai đoạn 1939-1945 thêm phong phú, tiền đề cho các tạp chí mang tính

chuyên biệt cao sau này.

Các mạng tháng Tám thành công xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa déquốc thực dân tạo điều kiện cho tạp chí nói chung và dòng tạp chí chuyên biệtnói riêng phát triển sinh sôi Nhiều tờ tạp chí chuyên biệt ra đời như: Tạp chí

Y học cổ truyền, Tạp chí Y học dự phòng, Tạp chí Nội khoa (của Tông hội Ydược học Việt Nam), Tap chi Âm nhạc (của Hội nhạc sĩ), Tạp chí các khoahọc về trái đất (của Viện khoa học Việt Nam, nay là Trung tâm khoa học tựnhiên và công nghệ quốc gia)

Tuy nhiên phải đến giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, báo, tạp chíchuyên biệt Việt Nam mới trở thành một hiện tượng, tạo nên một sự thay đôi

23

Trang 22

lớn trong bức tranh tổng thé của các ấn phẩm định kỳ với nội dung chuyênbiệt ra đời như báo Bóng đá, báo Chứng khoán, tạp chí Ô tô — Xe máy, Mỹphẩm, Tóc đẹp, Sành điệu, Đàn ông, Nam châm, Thể giới phụ nữ

Đặc biệt, cũng tương tự như quá trình chuyên biệt hóa diễn ra tronglĩnh vực truyền hình, giai đoạn 2006-2010 ghi nhận sự bùng nổ của các báo,tạp chí, ấn phâm định kỳ chuyên biệt Trong chưa day 4 năm, hon 40 tờ báo,tạp chí, ấn phâm định kỳ chuyên biệt xuất hiện Trung bình mỗi năm có

khoảng 10 tờ báo, tạp chí, ấn phâm chuyên biệt ra đời.

2000 Câm nang mua sắm

2001 Tiếp thị gia đình, Sành điệu

2003 Phụ nữ và thê thao

2006 Phong cách, Sức sống mới, Cam nang mua sắm Lady

2007 Hàng hiệu

2008 2!Đẹp, Mốt và cuộc sống, Her world

2009 Style, Bầu, Nữ doanh nhân

2010 Cosmopolitan (Người thành thi), Elle (phái dep), Thời trang F

Bảng 1.1: Các tạp chí, ấn phẩm dành cho nữ giới ra đời năm 1993 - 2010

24

Trang 23

Cùng với xu hướng chuyên biệt hóa trong dòng tạp chí, ấn phâm định

kỳ chuyên biệt dành cho phái nữ; các tạp chí, ấn phẩm chuyên biệt dành cho

trẻ em cũng phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây Năm 2000 ghi nhận sự ra

đời của tạp chí Toán tuổi thơ, tạp chí toán học đầu tiên dành cho học sinh tiểu

học Năm 2005, báo Ria vàng dành cho lứa tuôi mam non ra đời Năm 2010

được coi là năm của báo, tạp chí dành cho trẻ em với sự xuất hiện của tạp chí

Ngôi nhà thông mình (Playhouse) vào tháng 2, tạp chí Công chúa vào tháng

3, tạp chí dành riêng cho bé trai Thể giới ô tô vào tháng 6

Như vậy, xu hướng chuyên biệt hóa của báo, tạp chí, ân phẩm định kỳtại Việt Nam hiện nay diễn ra tương đối toàn diện trên cả hai hướng chuyênbiệt theo nội dung và theo đối tượng độc giả Hàng trăm tờ báo, tạp chí, ấnphẩm định kỳ chuyên biệt, hàng chục kênh truyền hình chuyên biệt, một sốkênh phát thanh chuyên biệt xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI đãtạo nên diện mạo mới của báo chí Việt Nam Sự xuất hiện của các sản phẩmtruyền thông chuyên biệt này không chỉ đem tới những lựa chọn đa dạng cho

công chúng truyền thông, mặt khác nó còn mở ra những hướng nghiên cứu

mới mẻ đối với những nhà nghiên cứu truyền thông.

Cùng với sự vận động, biến chuyên trong đời sống kinh tế xã hội của

đất nước, loại hình tạp chí phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng,đáp ứng nhu cầu độc giả Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càngcao Tạo điều kiện cho tạp chí chuyên biệt phát triển cao, đáp ứng các nhu cầu

thông thi của độc giả trên mọi lĩnh vực cuộc sống.

1.2.2.2 Các yếu tô thé hiện tính chuyên biệt hóa trên tạp chí

a Tính chuyên biệt hóa của tạp chí thể hiện trong nội hàm khái niệm

“tạp chí”

Theo Từ điển Bách Khoa Séc, Praha — 1989 thì: “7 ạp chí là loại ấnphẩm xuất bản thường kỳ (hàng tuân, hàng tháng, hàng quý ) bao gồm tintức và các bài báo về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thi đấu thé thao, y tế

Có nhiêu loại hình tạp chí khác nhau được phân biệt qua nội dung như: Tap

25

Trang 24

chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, chuyên nghề, tạp chí hội họa, tạp chí

anh, tạp chí thời trang, tạp chí hai hước ” [40, tr.1137]

Theo Từ điển Báo chí thực hành B.OSV ALDOVA & J.HALAD kháiniệm Tạp chí được đưa ra và phân tích cụ thé hơn như sau: “7 ạp chí là mộtloại ấn phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điển nhất định, có tính thường kỳdéu đặn, ít nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số Tạp chí khác vớinhật báo ở chỗ: tính thời sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát dé tài lại cao

hơn nhật báo Tạp chí thường hướng tới phạm vi độc giả nào đó đã được

thông tin một cách văn tắt, sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏamãn và dang di tim những số liệu chỉ tiết tỉ mi và có tính chuyên ngành hơn.

Khác với các loại tuần báo, báo bán nguyệt san, tạp chí có số lượng Tạp chí

còn bao hàm cả các loại tạp chí khoa học chuyên ngành và các loại lược

thông tin tan, tạp san (bullelin) xuất bản theo quý hoặc nửa năm một quyển.Việc phân chia loại hình tạp chí cũng có nhiều cách khác nhau như:

I Phân loại theo lượng xuất bản

2 Phân chia theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu nhỉ, người

cao tuổi )

3 Theo sở thích giải trí (ô tô, mô tô, âm nhạc, thé thao )

4 Theo giới tính (phụ nữ, nam giới)

5 Theo chuyên ngành (hóa học, toán học, y học )

6 Theo nội dung và thành phan độc giả (tạp chí gia đình, tạp chí phổ

cập tri thức, tạp chí chuyên ngành va không chuyên ngành ).[156, tr.1210]

Ở Việt Nam ngoài xuất bản phẩm được định danh là tạp chí còn cónhiều dạng bằng những tên gọi khác nhau: nội san, tạp san, nguyệt san, bánnguyệt san và được gọi chung là tạp chí Do tính chất, quy mô, nhiệm vụcủa tạp chí Việt Nam cho nên nó có những đặc điểm riêng khác với tạp chí ở

các nước phát triển Tạp chí Việt Nam nặng về tính lý luận và khoa học dẫn

tới các khái niệm cũng dựa trên các yếu tố cầu thành và mục tiêu hoạt động.Hội nha báo Việt Nam đưa ra quan điểm: “Tap chí trên thực tế là một tờ báo

26

Trang 25

viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là cơ quan lí luận học thuật khoa

học của một tổ chức, một đoàn thể nào đó, chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu,

hướng dan trao đồi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh vực nào đó thuộc phạm vi

ngành mình, địa phương mình Định kỳ phát hành của tạp chí thường đài hơnđịnh kỳ phát hành cua bao” [9,tr.160]

Còn theo TS Đinh Hường trong cuốn “7ổ chức và hoạt động toasoạn ”: Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghỉ chép các sự kiện của tòa

án, chính phú Ngày nay, tạp chi thường là cơ quan lý luận, học thuật chuyên

sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành Tính định kỳ của tạp

chí dài (tháng, quy ) Dung lượng của tạp chí lớn dé truyền tải duoc tác

phẩm lớn Tạp chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền phổ

biến và tạp chí truyền ngành ” [8, tr.124]

Sau đôi mới, dòng tạp chí Việt Nam còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực,phục vụ nhiều nhu cầu khác của bạn đọc Cho nên bản thân nội hàm của tạpchí vẫn chưa thực sự được nêu ra đầy đủ.

Tuy nhiên tất cả các khái niệm trên đều có một điểm chung đó là tạp

chí tự bản thân nó mặc nhiên được chuyên biệt hóa, có thể theo nội dung, lĩnh

vực chuyên sâu; hoặc theo đối tượng công chúng hướng đến (tuôi tác, giớitính, thành phan xã hội )

Như vậy để nghiên cứu tính chuyên biệt của một ấn phẩm tạp chí tácgiả luận văn xin được tập trung nghiên cứu sâu chủ yếu về nghệ thuật tạothông tin chuyên biệt với tính hướng đích đáp ứng nhu cầu bạn đọc trên tạp

chí, cu thé ở đây là trên 3 loại ấn phẩm tạp chí truyền hình (Truyền hình Việt

Nam, Truyền hình Hà Nội, và Truyền hình Kỹ thuật Số VTC).

b Tính chuyên biệt của tạp chí thể hiện trong hình thức và nội dung

Về khổ tap chí: Theo xu hướng hiện đại khô các tạp chí dần càng nhỏ

đi Tuy nhiên các tạp chí càng quan tâm chủ yếu đến tính logic của nội dungvà chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của mình nên chúng thường được thiết kế

27

Trang 26

linh hoạt Ví dụ: Tạp chí Nhi đồng dành cho đối tượng thiếu nhi thường đượcthiết kế khổ nhỏ hơn các tạp chí người lớn như Thời trang trẻ, Ô tô — Xe máy— các tạp chí người lớn này thường khổ lớn, số lượng trang lớn, dày dặn và

nhiều ảnh to

Về trang bìa: Trang bìa là một đặc điểm đáng chú ý của loại hình tạp chí.

Chỉ có tạp chí mới có trang bìa, còn báo thì chỉ có trang nhất được thiết kế nhằm

đăng tai các thông tin quan trọng, các “điểm nhấn” thông tin cho tờ báo đó.

Loại hình tạp chí dù xuất bản định kỳ dưới dạng nào đều có trang bìa.

Trang bìa được thiết kế ôm trọn cả tờ tạp chí, nghĩa là có 4 mặt được coi là 4

trang bìa Trang bìa là trang chính nhằm thể hiện diện mạo, tính cách của tờtap chí Các trang khác thường dùng dé đăng tải quảng cáo.

Chính vì vậy các tạp chí rat chin chu dau tư cho bìa tạp chí của mình.Đối với các ấn phâm tạp chí chuyên biệt thì điều này càng quan trọng hơn vìchúng là những thứ trực quan đầu tiên đánh giá được phong cách cũng như

nội dung bên trong.

Tính chuyên biệt trên trang bìa của một tờ tạp chí còn được thể hiện cụthé, rõ nét hơn, đặc biệt các cỡ chữ, phông chữ được lựa chọn một cách cầnthận sao cho phù hợp với màu sắc trang bìa, làm nổi bật phong cách riêng,

chủ ý riêng mà tạp chí hướng tới.

VỀ ngôn ngữ: Vì là một ân phẩm tạp chí chuyên biệt, phục vụ nhóm đốitượng chuyên biệt thì ngôn ngữ tạp chí ấy sử dụng đòi hỏi cũng phải chuyênbiệt, đáp ứng, phù hợp với đối tượng tạp chí ấy hướng tới.

Tạp chí chuyên biệt cần tìm ra một ngôn ngữ có khả năng tương thíchcao nhất cho đối tượng chuyên biệt đó, và phải giải quyết được những vấn đềlớn nhất về ngôn ngữ trong các kênh chuyên biệt hiện nay Dé tra lời câu hỏi“ngôn ngữ tương thích cho kênh chuyên biệt hiện nay thể hiện như thé nào? ”.Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trích trong bài giảng “Ngôn ngữ báo chí truyền

28

Trang 27

thông”, thì để trả lời được các câu hỏi trên thì cần phải giải quyết được lần

lượt các vẫn đề ngôn ngữ sau:

1 Ngôn ngữ đó có phải là ngôn ngữ tích hợp các loại hình ngôn ngữ

truyền thông không?

2 Ngôn ngữ đó có dễ khai thác không? Giá thành có rẻ không?

3 Cần phải nhìn ra được xu thế phát triển và khả năng phát triển của

nó (Nhìn xem thứ ngôn ngữ đó có thé dùng trong một thời gian dài hay

không? Trong tương lai có bị ngôn ngữ khác loại bỏ nó không? )

Về hệ thống các chuyên mục: Hệ thống các chuyên mục trên các tạp chí nóichung và các tạp chí mang tính chuyên biệt nói riêng đều đặc biệt quan trọng.Do tính chất chuyên sâu, chuyên ngành và đặc trưng chức năng, nhiệm vụ củaloại hình đòi hỏi tạp chí chuyên biệt phải có một hệ thong chuyén muc mangđịnh hướng tốt Hệ thống chuyên mục này sé là “khung xương”, “rường cột”

cho toàn bộ hoạt động nội dung của tạp chí.

- Đối với tạp chí: Mỗi chuyên mục đảm nhiệm một dé tài, nội dung

nhất định, thể hiện các góc nhìn của sự kiện, hiện tượng xã hội Các chuyênmục hấp dẫn bởi nó có tính thời sự và tính chiến đấu cao, và có vai trò đặc

biệt quan trọng trong việc tạo nên phong cách tờ báo trong dòng tạp chíchuyên biệt.

- Đối với độc giả: Các chuyên mục tạo cho độc giả dễ tiếp cận và cócái nhìn sâu sắc hơn về một van đề, một sự kiện nao đó dé có nhận thức và

hành vi đúng, phù hợp.

- Đối với dòng tạp chí chuyên biệt, các chuyên mục thường tạo thànhmột hệ thong chuyên mục, tập hợp hang loạt bai viết với khả năng bàn luận,lý giải, giới thiệu và quảng bá về một vấn đề hoặc nhiều vấn đề có mối liên hệ

với nhau nhăm tìm hiệu sâu hon, rõ hơn vê vân đê công chúng quan tâm.

29

Trang 28

* Tiểu kết chương 1

Moi ấn phẩm báo chí nói chung vẫn phải bám vào yêu cầu chuyên biệthóa dé phát triển — đó là xu hướng tất yêu của báo chí, đặc biệt là dong tạpchí Tính chuyên biệt trên tạp chí nhằm lap đi khoảng trống thông tin mà xãhội đang thiếu và không có ở những ấn phẩm khác, phù hợp chức năng củamình Nhìn vào hệ thống báo chí gần đây tính chuyên biệt thể hiện ngày càngrõ nét hơn Chúng được thé hiện trên tat cả mọi loại hình báo chí như báo in,

báo hình, báo mạng

Hiện nay, xu hướng chung là các ấn pham cần phải tìm một lối đi riêngđể tạo nên bản sắc riêng cho mình Càng các ấn phẩm báo chí mới, chươngtrình mới càng phải tìm ra được lỗi đi riêng ấy Nó lấp đi khoảng trống thôngtin mà ấn phẩm khác không có được Xu hướng này càng phát triển nhưng đitheo chiều sâu chứ không theo chiều rộng như trước Vì vậy xu hướng chuyênbiệt hóa là xu hướng tất yếu của báo chí nói chung, nhất là dòng tạp chí.

Trong chương 1 tác giả luận văn đã tìm hiểu về xu hướng chuyên biệt

hóa nói chung và truyền thông chuyên biệt nói riêng Sau đó trình bày rõ xu

hướng chuyên biệt hóa trên từng loại hình truyền thông tại Việt Nam (báohình, báo in, báo mạng, phát thanh) Đồng thời phân tích cụ thể về tínhchuyên biệt của dòng tạp chí Ngoài ra, chương 1 của luận văn đã góp phầnvào việc hình thành cơ sở lý luận cho dòng tạp chí truyền hình, xác định đặctrưng, đặc điểm của dòng tạp chí truyền hình trong mối quan hệ thống nhấtnhưng không đồng nhất của các dòng tạp chí khác.

30

Trang 29

Chương 2

ĐẶC TRƯNG, ĐẶC THU CUA TẠP CHÍ TRUYEN HÌNH

2.1 Đặc điểm giống và khác nhau của các ấn phẩm tạp chí truyền

hình được khảo sát

2.1.1 Sự giống nhau

Cùng nam trong hệ thống báo chí chuyên ngành truyền hình, nên chắcchăn răng ba ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát có những đặc điểmkhá giống nhau Ngoài chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của chúng gần như

giống nhau hoàn toàn, thì còn có hình thức, phong cách trình bày, “gout”thầm mỹ rat dễ bị lẫn lộn Cụ thể:

Ca ba ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát chúng đều là nhữngsản phẩm báo chí, một dạng nam trong hệ thống tạp chí Chúng là một câmnang về ngành truyền hình, cung cấp cho người xem truyền hình nhưng thôngtin, kiến thức, về nội dung của màn ảnh nhỏ mà bản thân Đài truyền hìnhkhông làm được, đồng thời phản ánh lại tất cả những hoạt động, công việccủa người làm truyền hình, những kiến thức học thuật thuộc lĩnh vực truyền

hình cho độc giả

Chúng là cầu nối trung gian giữa Đài truyền hình với công chúng, là

“cánh tay nối dai” của Đài truyền hình được truyền tải bằng ngôn ngữ và hìnhảnh của báo in Đây chính là điểm nổi trội và riêng biệt nhất của tap chí truyền

hình so với các tạp chí khác Ngoai ra, cũng có chức năng như một tờ tạp chi

bình thường — phản ánh đời sống xã hội, chính trị, kinh tế với người dân.

Hiện nay tại Việt Nam, trong hệ thống phân loại tạp chí còn có loại tạpchí đại diện cho mỗi Bộ, Ngành, cơ quan các ấn pham tap chi truyén hinhnói trên còn được coi là tap chí của ngành truyền hình, các doanh nghiệpthuộc lĩnh vực truyền hình, cong thông tin của người làm truyền hình đến vớicông chúng, khán giả Chúng là phương tiện để Đài truyền hình quảng bá

hình ảnh mình sâu rộng hơn tới công chúng.

31

Trang 30

Là một tờ tạp chí ngành ra đời khá muộn (so với ngành truyền hình vàcác tờ tạp chí ngành khác), tuy nhiên tạp chí truyền hình đã khăng định đượcvị thế trong lòng độc giả nhờ định hướng tốt, thông tin chuyên sâu, làm tốt vaitrò của một dòng tạp chí chuyên biệt về ngành truyền hình nói riêng và vai trò

của một tạp chí nói chung.

2.1.2 Sự khác nhau

Mặc dù khang định chúng có những sứ mệnh, nhiệm vụ giống nhau,nhưng đặt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bản thân mỗi ấn phẩmtạp chí truyền hình luôn phải liên tục đổi mới, tạo dấu ấn và phong cách

riêng mới mong được “trụ lại” trong thị trường báo chí sôi động này.

Chính điều đó đã khiến các ấn phẩm tap chí Truyén hình Việt Nam, tapchí Truyện hình Hà Nội, tạp chí Truyền hình Số VTC luôn thay đổi nhằmtạo được dấu ấn riêng cho mình Chính điều đó cũng là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến tác giả luận văn lựa chọn chúng trong hàng chụcấn phẩm tạp chí truyền hình trên sap báo.

Điều đầu tiên phải khang định, quá trình hình thành và phát triển mỗitạp chí tác động rất lớn lên phong cách, định hướng riêng của mỗi tờ báo cũngnhư tạp chí Chính vì vậy, việc khai thác, tìm ra những điểm khác nhau cơ bảncủa ba ấn phẩm tạp chí truyền hình trên đòi hỏi tác giả luận văn phải tìm hiểutừ lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển của chúng trong từng giaiđoạn, đến chức năng nhiệm vụ riêng mỗi tạp chí, cơ cấu tổ chức và sau cùnglà hệ thống các chuyên trang, chuyên mục Khi tìm hiểu đầy đủ các vấn đềtrên mới mong không bỏ sót những đặc điểm khác nhau cơ bản của cả ba ấnphẩm tap chí truyền hình được khảo sát.

2.1.2.1 Tạp chí Truyền hình Việt Nama Quá trình hình thành và phát triển

Số đầu tiên phát hành 15/9/1994 theo giấy phép số 46/GP-SĐBS, đơnvị chủ quản là Đài truyền hình Việt Nam Đây là tờ tap chí truyền hình đầutiên tiên phong xuất hiện trên thị trường báo chí ở Việt Nam.

32

Trang 31

Mục đích thông tin:

- Đăng tải, giới thiệu một cách chi tiết những chương trình hay sắpđược trình chiếu trên kênh của Đài truyền hình Việt Nam nhăm giúp khán giả

chủ động được thời gian đón xem.

- Cung cấp cho độc giả những câu chuyện hậu trường của những ngườilàm truyền hình, MC, BTV, PV nổi bật của VTV nhằm chuyên tải nhữngthông tin, sự kiện của Đài truyền hình giúp người đọc, người xem truyền hình

có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn về công việc của những người làm

truyền hình, về Đài tryền hình , trở thành cầu nối giữa Đài truyền hình vakhán giả truyền hình.

Chính nhờ sự mới mẻ về mặt nội dung của tạp chí Truyền hình Việt

Nam đã ngay lập tức đáp ứng nhu cầu thông tin trong lĩnh vực truyền hình

của đông đảo khán giả xem truyền hình, vì vậy nó nhanh chóng tạo được sựthu hút cũng như dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc cả nước.

Cho tới nay, tap chí Truyền hình Việt Nam đã có hơn 16 năm với nhiều

thay đôi, biến động và phát triển Những năm đầu tiên Tạp chí Truyền hình

Việt Nam xuất bản một tháng một kỳ với số lượng 5000 bản/kỳ và tăng lênmột tháng hai kỳ với số lượng xuất bản 10.000 bản/kỳ vào năm 1996.

Cùng với sự phát triển của hệ thống truyền hình cáp và nhu cầu củakhán giả ngày càng tăng trên toàn quốc, tháng 11/2006 Tạp chí Truyền hình

Việt Nam đã cho ra mắt thêm ấn phẩm mới PAY TV (Truyền hình trả tiền),tăng số kỳ phát hành lên 3 kỳ/tháng, số lượng tăng lên hơn 30.000 bản mỗi kỳ

phát hành.

Có thể thấy, từ một dang tạp chí mới mẻ, bỡ ngỡ trên thị trường báo in,từ một đơn vị bao cấp của Đài truyền hình Việt Nam, cho đến nay Tạp chí

Truyền hình Việt Nam đã vươn lên thành một tờ tạp chí có uy tín trong làng

báo Việt Nam, tự độc lập hạch toán về kinh tế, tài chính, còn góp thêm tàichính cho đơn vị chủ quản Đây có thé coi là viên gạch đặt nền móng cho

33

Trang 32

thành công đầu tiên của các dòng tạp chí chuyên biệt về ngành truyền hình tại

Việt Nam.

b Chức năng của Tạp chí Truyền hình Việt Nam

Ngoài chức năng, nhiệm vụ ban đầu là đăng tải lịch phát sóng, giới

thiệu một cách chi tiết những chương trình hay, trọng điểm sắp được trình

chiều trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, đăng tải những câu

chuyện hậu trường dang sau những chương trình truyền hình thì cùng với

sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng các kênh sóng của

Đài Truyền hình Việt Nam, Tap chí Truyền hình Việt Nam con có chức năng

và nhiệm vụ sau:

- Cung cấp lịch phát sóng, giới thiệu nội dung chương trình truyền hình

đặc sắc của các Đài truyền hình địa phương nỗi bật trên cả nước.

- Cung cấp lịch phát sóng, giới thiệu nội dung chương trình truyền hìnhcủa các kênh truyền hình Cáp Việt Nam, truyền hình nước ngoài (HBO,Cinemax ) phát trên sóng truyền hình Cáp Việt Nam

- Chuyên tải những thông tin, những sự kiện, hoạt động của Đài Truyền

hình Việt Nam tới độc giả.

- Cung cấp thông tin về hoạt động văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh truyền

hình trong nước và thế giới

Đối tượng phục vụ của Tạp chí Truyện hình Việt Nam là khán giảtruyền hình và công chúng trên cả nước.

c Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa soạn

Cơ cấu tô chức và hoạt động tòa soạn của Tạp chí Truyén hình Việt Nam được

mô tả theo sơ đô sau:

34

Trang 33

d Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục

Hiện nay, Tạp chí truyện hình Việt Nam có khá nhiều các chuyên trang,

chuyên mục Bao gôm:

- Câu chuyện kỳ này: Những vấn đề, những câu chuyện, những sự kiện

quan trọng có tầm ảnh hưởng của Đài truyền hình Việt Nam.

- Phim mới: Giới thiệu các bộ phim sắp được phát sóng.

- Chọn phim giùm bạn: Giới thiệu, phân tích nội dung bộ phim hay

đang được phát sóng.

- Dạo quanh trường quay: Những sự kiện được lượm lặt trên các trườngquay trong quá trình ghi hình chương trình.

- Gương mặt trang bìa: Bài viết chân dung, tìm hiểu, phỏng vấn về

nhân vật trang bìa.

Trang 34

- Người quen của ban: Chân dung các MC, BTV, Phóng viên nồi bậtcủa Đài truyền hình Việt Nam.

- Câu chuyện nghề nghiệp: Những câu chuyện về tác nghiệp, kinhnghiệm trong lĩnh vực truyền hình.

- Mỗi kỳ một nhân vật: Chân dung một nhân vật có tầm ảnh hưởngtrong lĩnh vực truyền hình.

- Văn hóa và cuộc sống: Giới thiệu, bàn luận những sự kiện văn hóa

đang được dư luận chú ý.

- Góc nhìn hội nhập: Các vẫn đề về hội nhập văn hóa với thế gidi.

- Phia sau man hinh: Chuyén “bếp núc”, hậu trường các chương trình

truyền hình.

- Mừng vui sức khỏe: Các mẹo vặt dé giữ gin sức khỏe.

- Mái âm gia đình: Những câu chuyền từ cuộc sống của các gia đình.

- Lịch phát sóng, lịch phim các kênh của Đài truyền hình Việt Nam vàcác đài truyền hình địa phương.

- Đồng hành cùng VTV: Giải đáp các thắc mắc của khán giả truyềnhình gửi về.

- Đối thoại doanh nhân: Trò chuyện với một doanh nhân thành đạt.

- Người trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời: Giới thiệu những chân dung

của những người trẻ với những phát minh, sáng kiến, những thành tích cá

nhân họ có ảnh hưởng tới xã hội.

Ngoài ra, có thêm một số các chuyên trang, chuyên mục khác như:

Lướt cùng làn sóng, Thé thao, Truyền hình quốc tế, Giải trí trong tháng 2.1.2.2 Tạp chí Truyền hình Hà Nội

a Quá trình hình thành và phát triển

Tạp chí Truyền hình Hà Nội sô đầu tiên chính thức được phát hành vào

tháng 5/2005 theo giấy phép số 29/GP-BVHTT Tap chí xuất bản mỗi thángmột kỳ, đều đặn vào ngày 23 hàng tháng Thời gian đầu xuất bản khoảng3000 cuỗn/kỳ hiện nay mỗi kỳ xuất bản đã tăng lên hơn 10000 cuốn.

36

Trang 35

Một vài tháng sau khi số đầu tiên được phát hành, ekip thực hiện đãxây dựng một chương trình truyền hình như một sự kiện lớn dé đồng hành, hỗtrợ đây mạnh thương hiệu tạp chí, đó là chương trình “Tết Hà Nội xưa và

nay” Tự xây dựng một chương trình truyền hình đó có lẽ là sự khác biệt rất

lớn của Tạp chí truyền hình Hà Nội so với tạp chí cùng thể loại khác Năm

2010, “Tết Hà Nội xưa và nay” đã chạy được đến số thứ 5.

Tính đến thời điểm hiện tại, sau sáu năm hình thành và phát triển, Tạpchí truyền hình Hà Nội dẫu còn khá mới mẻ trên thị trường báo chí nhưng đãkịp ổn định cho mình một chỗ đứng riêng biệt trên tất cả các sap báo trongNam ngoài Bắc nói chung và trong loại hình tạp chí truyền hình ở Việt Namnói riêng bằng sự dịu dàng, thanh lịch nhưng trí tuệ của đất kinh kỳ ngàn nămvăn hiến Tap chí Truyền hình Hà Nội đã thực sự trở thành cầu nối hữu ích giữakhán thính giả với các chương trình của Dai phát thanh và truyền hình Hà Nội.

b Chức năng, nhiệm vụ của tạp chí Truyền hình Hà Nội

Tạp chí Truyền hình Hà Nội có những chức năng và nhiệm vụ như sau:- Cung cấp lịch phát sóng, lịch phim, giới thiệu chỉ tiết, cụ thể cácchương trình hay, mới của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tới đông đảo

Trang 36

- Tạp chí Truyền hình Hà Nội cũng có chức năng chuyên tải những

thông tin quan trọng, những sự kiện quan trong do Đài phát thanh và truyền

hình Hà Nội phát động, tổ chức, là cầu nối giữa Đài phát thanh và truyền hình

Hà Nội với đông đảo công chúng xem truyền hình.

- Tạp chí Truyền hình Hà Nội là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ

quản - Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.

c Cơ cau và tô chức hoạt động của tòa soạn

Thời gian đầu thành lập, tòa soạn của tap chí Truyền hình Hà Nội chỉcó bốn người Hiện nay số lượng cán bộ của tạp chí đã tăng lên con số mườitám Khá nhỏ gọn so với cơ cầu của các tòa soạn báo, tạp chí khác, tuy nhiênhiệu quả công việc của tạp chí này vẫn được đánh giá cao bằng những số tạpchí phát hành đều đặn, một chất lượng hình ảnh, nội dung tốt, và trên hết là

lượng tiêu thụ khá lớn.

Tổng biên tập

Bộ phận hành chính Phó tổng biên tập

Thư ký tòa soạn Bộ phận phát hành quảng cáo

Ban biên tập Phòng phóng viên Thiết kế

Cộng tác viên Cộng tác viên

38

Trang 37

d Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục

Tạp chí Truyền hình Hà Nội bao gồm các chuyên trang, chuyên mục

chính sau:

- Chúng tôi làm truyền hình: Giới thiệu, phân tích những sự kiện lớn do

Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức, những vấn đề trong lĩnh vực

truyền hình.

- Văn hóa, thể thao: Những sự kiện về văn hóa thể thao đang diễn ra

hoặc đang được Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phát sóng.

- Thế giới truyền hình: Tập hợp các bài viết về truyền hình quốc tế.

- Công nghệ truyền hình: Giới thiệu các công nghệ truyền hình mới ởViệt Nam và trên thế giới.

- Lịch phát sóng, lịch phim trên các kênh của Đài phát thanh và truyền

hình Hà Nội.

- Thời trang và cuộc sống: Giới thiệu các bộ sưu tập thời trang mới, tintức thời trang trong nước và quốc tế.

- Hà Nội xưa và nay: Giới thiệu các nét văn hóa của Hà Nội.

- Hậu trường phim truyền hình: Giới thiệu các câu chuyện hậu trường

các bộ phim hay đang được phát sóng trên Đài phát thanh và truyền hình Hà

Nội, các bộ phim “bom tan’ trên thế giới.

- Du lịch văn hóa: Giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn trong nướcvà quốc tế.

- Phim kinh dién: Bài viết giới thiệu về các bộ phim được coi là kinh

điên trên thê giới.

Trang 38

mô hình Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tiếp tục phát triển các loại hình

báo chí khác, trong đó có dự án xây dựng từ Tap chí Truyén hình Số.

Số đầu tiên phát hành vào ngày 3/8/2007 theo giấy phép số BVHTT của Bộ Thông tin và truyền thông nước CHXHCN Việt Nam.

74/GP-Thời gian đầu tap chí xuất bản 01 kỳ/ tháng Ké từ năm 2009, tap chí

Truyền hình Số chính thức xuất bản 02 kỳ/ tháng, đều đặn vào ngày mùng 5

và 25 hàng tháng Số lượng phát hành khoảng 10000 bản mỗi số.

Mặc dù ra đời muộn và có tuổi đời non trẻ so với những tờ trên thị

trường khác, nhưng tap chí Truyền hình So cũng đã thê hiện khá rõ nét tínhchất của một tờ tạp chí chuyên biệt, mang những đặc trưng, khác biệt riêng.

Từ khi ra đời cho đến nay, tạp chí đã xây dựng và phát triển theo đúngsứ mệnh của mình: trở thành một trong những kênh truyền thông mạnh củaTổng công ty VTC Theo đó tất cả những hoạt động sôi nổi của Tổng công tyVTC trong tất cả các lĩnh vực: truyền hình, dịch vụ viễn thông, dịch vụ nộidung số đều được phan ánh chân thực, nhanh chóng, đầy đủ, giúp cho hìnhảnh, thương hiệu cũng như các dịch vụ, sản phẩm của Tổng công ty VTC đếnvới cộng đồng một cách day đủ nhất và nhanh nhất thông qua tap chí Truyền

hình Số.

Sau 3 năm hình thành va phát triển, tap chí Truyền hình Số đã được

phát hành rộng rãi trên toàn quốc, được độc giả đón nhận, thực sự trở thành

cầu nối của công chúng trên cả nước với Tổng công ty truyền thông đaphương tiện VTC, góp phần mang lại một diện mao mới mẻ cho tap chi

Truyền hình Số nói riêng và đòng tạp chí chuyên biệt nói chung.

b Chức năng, nhiệm vụ của tờ tạp chí Truyền hình Số

Là một cuốn câm nang truyền hình, giới thiệu cho bạn đọc nhữngchương trình hay, hấp dẫn, bồ ích trên các sóng VTC.

Cung cấp cho khán giả lịch, khung giờ phát sóng các chương trình, cácbộ phim một cách chỉ tiết, cụ thể.

40

Trang 39

Giới thiệu các công việc “bếp núc” của các chương trình truyền hình.

Những câu chuyện tác nghiệp của những người làm truyền hình.

Giới thiệu các gương mặt nhà Đài như MC, Phóng viên, BTV, Bình

luận viên nồi bật.

Giải thích các khái niệm, học thuật thuộc lĩnh vực truyền hình.

Giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, các dịch vụ và sản phẩm của Tổngcông ty VTC đến cộng đồng.

Là một nhân tố quan trọng trong các nhân tố góp phần cấu thành mô

hình của Tập đoàn truyền thông trong tương lai gần của VTC.

Ngoài ra, tap chí Truyền hình Số cũng có chức năng phan ánh nhữngthông tin về đời sống xã hội, văn hóa, giải trí và các thông tin mang tính thời

sự hấp dẫn khác.

c Cơ cấu tô chức và hoạt động của tòa soạn

Sau 3 năm phát triển, từ ba thành viên cốt cán ban đầu (gồm nhà báo Lê

Thọ Bình chỉ đạo nội dung, nhà báo Phạm Thu Hoài thực hiện nội dung và

một nhân viên thiết kế), tới nay tap chí Truyén hình Số đã sở hữu một sốlượng phóng viên, biên tập viên chính thức lên đến 12 người So với tòa soạncủa các tạp chí nói chung thì đây chỉ là con số khiêm tốn Cơ cấu tổ chức vàhoạt động tòa soạn tap chí Truyền hình So vi thé cũng tương đối đơn giản,

ngoại trừ đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, các vỊ trí còn lại chỉ đảm bảo một

vi trí chủ chôt.

41

Trang 40

Cộng tác viên chính với Phòng phóng viên Thiết kế

tòa soạn (4 người) (1 người)

Cộng tác viên

d Hệ thống các chuyên trang, chuyên mục

Trong 3 năm phát triển, tap chí Truyền hình Số đã thay đôi fomat khánhiều lần Do đó, hệ thống các chuyên trang, chuyên mục cũng có sự thay đổitheo Thời điểm hiện tại, tờ tạp chí này có các chuyên trang, chuyên mục

chính sau đây:

- VTC chuyển động: Cung cấp những tin tức, hoạt động trọng điểm

trong tháng của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Bao gồmĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTC).

- Tiêu điêm: Các bài việt sâu, mang tinh phân tích, bình luận vê các

dịch vụ, các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty VTC và Bộ Thông tin vàTruyền thông.

- Chân dung và đối thoại: Các bài viết chân dung, phỏng vấn các nhân

vật có tầm ảnh hưởng trong xã hội, các gương mặt MC, BTV, phóng viên

của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.

42

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w