Từ những lý do trên, học viên lựachọn đề tài: “Quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chươngtrình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh” làmđề tài
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chủng vi-rút được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc Chủng vi-rút này rất dễ gây truyền nhiễm và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới Tính đến tháng 11 năm 2021 đại dịch sau gần 2 năm xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 248 triệu
ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi Tuy nhiều nước đã sản xuất và thực hiện tiêm chủng thành công những loại vắc – xin phòng, chống covid nhưng đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của con người Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là với những người dân nghèo Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh Đặc biệt hiện nay, một số nước trên thế giới bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần, trong số đó có Việt Nam
Tại Việt Nam, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, xuất hiện biến chủng mới, trong đó có biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh chóng Trong môi trường thông tin, truyền thông hiện nay, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, là mảng đề tài trọng tâm, chiếm phần lớn diện tích, lưu lượng thông tin của các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội (MXH) Truyền thông, báo chí về thông tin dịch bệnh hoạt động rất mạnh mẽ, từ việc thường xuyên cập nhật số ca nhiễm trong nước, số ca hồi phục và tử vong trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến những tin bài, phóng sự, câu chuyện, thước phim khắc họa hình ảnh các chiến sĩ áo trắng đang ngày đêm quên mình vì người bệnh ở tâm dịch đã làm lay động hàng triệu trái tim; nghĩa cử cao đẹp trong mùa dịch của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương; những người đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch để bảo vệ “vùng xanh” cho người dân tại Hà Nội
Trang 2và các tỉnh, thành Những thông tin từ báo chí giúp người dân biết hành xử đúng đắn, góp phần vào công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt tình hình, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh
Tại Bắc Ninh, ca dương đính đầu tiên với Covid-19 được ghi nhận vào ngày 29/01/2021 cho đến thời điểm tháng 11 năm 2021 hiện nay toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận hơn 2000 ca mắc Covid-19 và tình hình dịch Covid-19 hiện nay trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp Trong bối cảnh này Báo chí, truyền thông của Tỉnh đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến chống dịch Covid-19, đó là, kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và địa phương về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên tâm và tin tưởng về hoạt động phòng chống dịch Bên cạnh đó không thể không kể đến vai trò của các bản tin truyền hình về tình hình dịch Covid-19 trên Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh Những thông tin này bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang, lo lắng cho người dân nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ đồng thời cũng kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác phòng chống dịch, như thái độ lơ là, sự lo lắng quá mức của một số bộ phận nhân dân trong tỉnh, việc thông tin sai trái liên quan đến dịch bệnh, hiện tượng đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay
Bên cạnh những thông tin chủ lưu về tình hình dịch bệnh, diễn biến, hiệu quả chống dịch ở các cấp, các ngành, các địa phương; không gian mạng liên tục xuất hiện tin giả Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội Trong đó có rất nhiều tin, bài
có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ Vấn đề này rất đáng lo ngại và đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan báo chí nói chung và Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh nói riêng về việc quản lý thông tin dịch Covid-19 thế nào để kịp thời phản ánh các chủ trương,
Trang 3chính sách của Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên tâm và tin tưởng về hoạt động phòng chống dịch
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh qua 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của đất nước, kịp thời và tích cực thông tin tuyên truyền, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử; đóng góp tích cực công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương đất nước đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác truyền thông về tình hình dịch covid thì tại Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh vẫn gặp một số hạn chế như tình trạng lộ, lọt tin bài hay chất lượng nội dung tin bài chưa hấp dẫn, cập nhật tin bài chưa được kịp thời, thồn tin chư có sự phong phú, đa dạng Từ những lý do trên, học viên lựa
chọn đề tài: “Quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh” làm
đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý Báo chí – Truyền thông Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh, đồng thời nghiên cứu các cơ sở lý luận của hoạt động quản lý thông tin Từ đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị nằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Các đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý báo chí, truyền
thông
- Tô Huy Rứa (2007) Bài viết trên tạp chí Cộng sản, ngày 21-6-2007, với tiêu đề: “Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báo chí cách mạng nước ta", chỉ rõ: “Ưu tiên cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ cho các báo, đài,
Trang 4tạp chí do các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương quản lý, giúp các cơ quan này nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tăng tính hấp dẫn, lượng phát hành, phạm vi phủ sóng, tính định hướng, tính chi phối, làm chủ trận địa thông tin"
- Trần Đăng Tuấn (2007), Một số vấn đề của lãnh đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay Tạp chí Cộng sản Tác giả nhận định: “Báo chí là
sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử Cần nâng cao tính chủ động không chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin, mà cả trong quản lý nhà nước đối với báo chí - truyền thông.”
- Phí Thị Thanh Tâm (2007), Luận văn ngành Lý luận lịch sử nhà nước
và pháp luật “Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay” lại tập trung nghiên cứu sự cần thiết quản lý nhà nước bằng
pháp luật trong lĩnh vực báo chí, vai trò của pháp luật thực trạng pháp luật về QLNN trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những mặt tồn tại và những vấn đề đặt ra đối với báo chí hiện nay Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ta những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản lý báo chí Đề tài đã góp phần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về QLNN đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề cấp thiết khi các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, hoạt động báo chí và việc xây dựng hành lang pháp lý trong lĩnh vực báo chí cần được tăng cường và cũng cố nhiều mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra Như vậy đề tài nghiên cứu công tác quản lý báo chí dưới góc độ pháp luật
- Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Các tác giả nghiên cứu
trọng tâm vào vấn đề hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về báo
Trang 5chí, những bất cập của hệ thống các văn bản pháp luật về báo chí ở nước ta hiện nay Từ đó tác giả cuốn sách đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản lý báo chí
- Lê Minh Toàn (chủ biên) (2009), Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nội dung của cuốn sách không
chỉ đề cập riêng về vấn đề quản lý nhà nước về báo chí mà cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan đến quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông
- Tác giả Hoàng Quốc Bảo (chủ biên), trong cuốn Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay (2010) đã khái quát quan điểm của
Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động bảo chí và lãnh đạo, quản lý hoạt động bảo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đồng thời đặt ra những vấn đề mới đối với hoạt động báo chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản trong công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước
- Tác giả Nguyễn Thế Kỷ trong cuốn sách Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (2012), nội dung đã đề cập
tới vai trò của báo chí, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông qua internet trên thế giới và ở Việt Nam; nêu một số giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí
2.2 Các tài liệu liên quan tới truyền hình
- Cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của TS Trần Bảo Khánh do
NXB Văn Hóa thông tin ấn hành năm 2002 Sách cập đến những vấn đề cơ bản của báo chí truyền hình và đặc điểm chính của các chương trình truyền hình hiện đại “Đó là các chương trình mà người xem được thấy rõ con người
Trang 6thật , tình huống thật, và sự kết hợp khéo léo giữa tình hình thực tế đang diễn
ra và với cách giải quyết, ứng xử của người dẫn chương trình”
- Luận văn thạc sỹ Chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương của tác giả Lương Thanh Xuân năm 2003 Luận văn đi sâu nghiên
cứu chất lượng chương trình thời sự địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng Luận văn đã cung cấp cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài của mình
- Trong luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng bảo vệ tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền năm 2005 với đề tài Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình cáp ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Văn Phú cũng đề
cập đến quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tại Truyền hình
- Giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn do nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ẩn hành năm 2009 Giáo trình tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như vị trí, vai trò, lịch sử ra đời
và phát triển của truyền hình; các khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản truyền hình; quy trình săn xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình
- Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Nam Định của tác giả Trịnh Xuân
Lộc năm 2011 Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định thời gian gần đây, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình của đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định
- Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh của tác giả Hồ Nam Trung
năm 2012 Thông qua việc khảo sát phân tích thực trạng chất lượng của chương trình thời sự truyền hình Hà Tĩnh hiện nay, tác giả Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sự nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Trang 7Tĩnh để tạo sự hấp dẫn đối với công chúng truyền hình, và nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền của đài
- Sách Cơ Sở Lý Luận Báo Chí, Nxb Lao Động, Hà Nội năm 2013, nội
dung cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí như về khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của bảo chỉ, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí trong đó có báo chí truyền hình các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chỉ, về chủ thể hoạt động báo chí
- Sách Chính luận Truyền hình lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông Tấn năm 2014, nội dung đề cập
giúp cho người xem nhận thức về loại tác phẩm chính luận nói chung Về thể loại bình luận, đàm luận trên truyền hình, những đặc trưng sáng tạo tác phẩm; Về vai trò của bình luận viên, cách thức tổ chức sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất chương trình: Về quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận truyền hình; Về việc sử dụng hình ảnh và viết lời bình cho tác phẩm, cuốn sách còn đi sâu phân tích các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, biên tập viên truyền hình
2.3 Các đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý thông tin
- Luận Văn thạc sĩ Tổ chức và quản lý thông tin về an toàn giao thông trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Tạ Thị Như Quỳnh,
năm 2017 Luận văn nêu lên lý thuyết về vấn đề tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử Đề cập tới cơ sở lí luận của hoạt động tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử, trong đó nêu các khái niệm công cụ, quy trình tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay; Khảo sát, đánh giá thành công, hạn chế trong tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử trong thông tin về vấn đề ATGT Đề xuất các giải pháp đối với hoạt động tổ chức
và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử Các giải pháp được
Trang 8nhấn mạnh đối với cơ quan báo mạng điện tử và với phóng viên trong tổ chức
và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ, Quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, năm 2019 của tác giả Lê Thị Minh Lệ Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về báo chí và quản lý thông tin báo chí, vai trò quản lý thông tin báo chí về chủ quyền biển đảo; Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ quyền biển đảo ở Việt Nam thông qua khảo sát báo Biên phòng, Vnexpress.net, VTV4; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong thời gian tới
- Luận văn thạc sĩ Quản lý thông tin về phát triển du lịch trên kênh Truyền hình Quảng Ninh của tác giả Vũ Thị Bích Ngọc, năm 2020 Trên cơ
sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thông tin; tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác quản lý thông tin về phát triển du lịch trên kênh truyền hình Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp cho cán bộ quản lý truyền thông, các đài truyền hình, phóng viên, biên tập viên nhằm nâng cao chất lượng các tin bài, phóng sự, chuyên đề, thành lập ra các chuyên mục về du lịch mới, hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới
- Luận văn thạc sĩ Quản lý thông tin đối ngoại trên báo chí Phú Thọ
của tác giả Bùi Thị Thanh Trà, năm 2020 Luận văn phác họa tình hình và bước đầu đánh giá về công tác quản lý thông tin đối ngoại, nêu bật vai trò của báo chí tại tỉnh Phú Thọ trong các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng tại Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ và Báo Phú Thọ điện tử, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thông tin đối ngoại từ thực tiễn của báo chí tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
- Luận văn thạc sĩ Quản lý thông tin về Việt Nam trên kênh phát thanh VOV5, Đài Tiếng nói Việt Nam của tác giả Bùi Thu Hằng, năm 2020 Trên cơ
sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát, đánh giá thực
Trang 9trạng quản lý thông tin về Việt Nam trên kênh phát thanh VOV5, Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thông tin về Việt Nam trên kênh phát thanh VOV5, Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian tới
Như vậy có thể thấy, đề tài quản lý thông tin đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau tuy nhiên chưa có ai trực tiếp bàn về quản lý thông tin về dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh Do vậy đề tài luận văn của tác giả có tính mới
mẻ và không trùng lặp Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn hoạt động quản
lý thông tin của các cơ quan báo chí, Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền
hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh Từ đó đề xuất một số
giải pháp cho cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên, biên tập viên Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng các tin bài, phóng sự, chuyên đề, thành lập ra các chuyên mục về tình hình dịch Covid-19 mới, hoạt động
có hiệu quả trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý báo chí, truyền thông: một số khái niệm công cụ được sử dụng trong nghiên cứu; lịch
sử hình thành và phát triển của hoạt động quản lý báo chí, truyền thông; xác lập hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý báo chí, truyền thông của
cơ quan báo chí
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh;
Trang 10phân tích những ưu, nhược điểm và đúc rút một số vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của một mô hình tổ chức - quản lý cơ quan truyền thông, báo chí cấp tỉnh
- Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần tăng cường hoạt động quản lý báo chí, truyền thông nói chung và thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn thời gian: Trong 2 năm 2020, 2021
- Giới hạn không gian: của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh
- Giới hạn nội dung: Luận văn nghiên cứu về: “Quản lý thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên các chương trình truyền hình của Đài PTTH tỉnh Bắc Ninh”
- Nghiên cứu trên các phương tiện truyền hình.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là dựa trên phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng CSVN về báo chí – truyền thông, kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quản lý học, y tế, luật học
Cơ sở lý luận chuyên ngành là các lý thuyết về báo chí truyền thông trong nước cũng như nước ngoài, chủ yếu những quan điểm và lý thuyết chỉ