1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học quản lý thông tin về văn hóa dân tộc thái trên các ấn phẩm báo lai châu

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 81,46 KB

Nội dung

Cuốn sách là một tài liệu hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài, góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan, đầy đủ diện mạo các dân tộc thiểu số Việt Nam; trên nền kiến thức chung ấy thấy

Trang 1

NC&PT : Nghiên cứu và phát triển NQ/TW : Nghị quyết Trung ương DTTS : Dân tộc thiểu số

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạo nên nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có sắc thái văn hoá riêng Văn hoá của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị văn hoá của dân tộc, biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động của con người Việc giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam Nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia, dân tộc đều có cơ hội và điều kiện để phát triển, nhưng đồng thời cũng đứng trước không ít thách thức, đặc biệt là những thách thức trong việc giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ” Vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu:Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Lai Châu là mảnh đất chung sống của 20 dân tộc với trên 84% là dân tộc thiểu số, nên có thể khẳng định việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số đối với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai châu nói chung vô cùng quan trọng Là cộng đồng dân tộc lớn nhất của tỉnh Lai Châu, chiếm 32% dân số toàn tỉnh, đồng bào Thái ở Lai Châu đã tạo

Trang 3

nên một vùng di sản đậm đà bản sắc dân tộc Đặc biệt, người dân tộc Thái sống tập trung ở những khu vực ven sông, suối thuận lợi cho hoạt động sản xuất Trong đó, người Thái đen cư trú ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường; người Thái trắng cư trú tại các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ, thành phố Lai Châu Tính đến ngày 31-12-2018, dân tộc Thái ở Lai Châu có khoảng 30.357 hộ, 144.678 người, chiếm 32,06% dân số toàn tỉnh, là dân tộc có số dân đông nhất, cư trú ở khắp 8 huyện, thành phố Trong đó: thành phố: 765 hộ, 2.503 nhân khẩu; huyện Tam Đường 1.898 hộ, 8.346 nhân khẩu; huyện Than Uyên 9.342 hộ, 48.412 nhân khẩu; huyện Tân Uyên 5.688 hộ, 28.173 nhân khẩu; huyện Phong Thổ 3.506 hộ, 14.419 nhân khẩu; huyện Sìn Hồ 4.802 hộ, 24.815 nhân khẩu; huyện Mường Tè 2.375 hộ, 10.462 nhân khẩu; huyện Nậm Nhùn 1.981 hộ, 7.548 nhân khẩu.

Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, báo Lai Châu đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân các dân tộc, nhất là trong công tác giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tuy nhiên, thời gian qua có lúc, có nơi còn hạn chế như: Số lượng tác phẩm tuyên truyền chưa nhiều; nội dung thể hiện chưa phong phú, đa dạng; hình thức tuyên truyền chậm đổi mới, chưa thực sự hấp dẫn; đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn sâu chưa nhiều, nhất là sự am hiểu về văn hóa dân tộc Thái có mặt còn bất cập Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội kéo theo sự giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền, nhiều nét bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái có nguy cơ bị mai một, đồng hóa, từ nghi thức sinh hoạt, tập quán tín ngưỡng đến trang phục truyền thống Mặt khác còn tạo nên sự tách biệt giữa người Thái với người các dân tộc khác trong vùng dẫn đến nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội.

Trang 4

Chính vì vậy,“Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa ích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng” là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) đề cập tới Với báo Lai Châu, việc giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Thái làm cho người dân nhận thức, hiểu rõ giá trị và tự nguyện bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc mình không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Thái mà còn khẳng định vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Thái Đặc biệt là tạo cánh cửa vững chắc để người dân tự bảo vệ trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hiện nay.

Theo đó, báo chí truyền thông cũng thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác truyền thông về văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số Vai trò của truyền thông về văn hoá các dân tộc thiểu số trên báo chí các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh giáp biên giới, là hết sức quan trọng Hiện nay, có nhiều ấn phẩm truyền thông chuyên biệt về văn hoá các dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là những ấn phẩm thông tin tổng hợp, cũng dành nhiều trang, nhiều mục để viết về văn hoá các dân tộc thiểu số Nếu truyền thông tốt về văn hoá các dân tộc thiểu số, sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thay đổi và loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu; đồng thời, có thể tạo nên thái độ tôn trọng và cách ứng xử bình đẳng đối với các dân tộc thiểu số Ngược lại, những thông điệp tiêu cực, lâu ngày, có thể gây tâm lý coi thường và dẫn tới cách đối xử bất công, thậm chí có thể gây mặc cảm tự ti trong chính người dân tộc thiếu số, làm họ mất đi cơ hội phát triển bình đẳng và đóng góp tích cực cho xã hội Hơn nữa, truyền thông tốt về văn hoá các dân tộc thiểu số trên báo chí không chỉ góp phần quảng bá các giá trị văn hoá các dân tộc mà còn giúp cho chính bà con hiểu, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc như tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam

Trang 5

thắng cảnh, kiến trúc, công cụ sản xuất, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn hóa, nghệ thuật; hướng dẫn, cổ vũ, động viên đồng bào sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; khơi dậy quyết tâm, thúc đẩy đồng bào các dân tộc tự giác vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí trong tỉnh luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc gìn giữ, phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Báo Lai Châu đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nên những kết quả của truyền thông trong việc đem lại những giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc Thái nói riêng, cũng

như đồng bào DTTS nói chung Ba ấn phẩm báo in Lai Châu (báo Lai Châuthường kỳ,, báo Lai Châu cuối tuần, báo Lai Châu dành cho đồng bào các dântộc vùng cao) có nhiều tin, bài, chuyên trang, chuyên mục viết về văn hóa dân

tộc Thái với nội dung ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm để nâng cao chất lượng của từng ấn phẩm, trong đó có chất lượng các tin bài về văn hóa dân tộc thiểu số để phù hợp với những biến đổi của nền báo chí truyền thông, những thách thức và yêu cầu mới trong quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay Điều đó cho thấy, công tác quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái đóng vai trò quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng ấn phẩm, hướng tới phục vụ công chúng một cách hiệu quả Vì vậy, tác giả đã quyết định triển khai

nghiên cứu đề tài: " QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC

THÁI TRÊN CÁC ẤN PHẨM BÁO LAI CHÂU

(Khảo sát trên báo Lai Châu thường kỳ,, báo Lai châu cuối tuần, báo Lai

Châu dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao, năm 2020)" cho luận văn thạc

sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 6

2.1 Nhóm tài liệu về văn hóa và văn hóa dân tộc thiểu số

Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và văn hóa dân tộc Thái:

- Cuốn Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm (NXB văn học, 2003) của GS Trần Quốc Vượng, qua 75 công trình nghiên cứu của mình, đã cung cấp những kiến thức, tư liệu và kinh nghiệm để xây dựng ngành Văn hóa học còn đang ở giai đoạn ban đầu ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu của tác giả được tập hợp trong cuốn sách được bố cục theo 6 chủ đề chính từ khái niệm – công cụ; không gian/thời gian văn hóa, con người văn hóa đến các thành tố văn hóa…

- Tác giả Tòng Văn Hân: Tác giả của những công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái Là người con dân tộc Thái, ở bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nghệ nhân Tòng Văn Hân rất am hiểu văn hóa của dân tộc Niềm say mê nghiên cứu đã giúp ông có nhiều công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách, tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân tộc Tác phẩm là những sưu tầm, nghiên cứu công phu, có tính phát hiện, sáng tạo, đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cổ vũ Nhân dân các dân tộc hăng hái thi đua yêu nước, góp phần quảng bá hình ảnh của quê hương Điện Biên Đồng thời, tác phẩm còn có tác dụng tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo Bác.

- Tác giả Nguyễn Duy Đăng trong cuốn Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (NXB Văn hóa dân tộc, 2004), đã giới thiệu những nét khái quát nhất về văn hóa 53 dân tộc thiểu số Việt Nam xếp theo 8 nhóm ngôn ngữ (Việt - Mường, Môn - Khơ mer, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka - đai, Mã Lai - Đa đảo, Hán và Miến - Tạng) về các mặt dân số, địa bàn cư trú, văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, theo cách không

Trang 7

chỉ mô tả mà còn phân tích ý nghĩa văn hóa của hiện tượng văn hóa được giới thiệu Cuốn sách cũng dành riêng phần kết luận để làm rõ nội dung văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng của nhiều dân tộc; đồng thời phân tích truyền thống và hiện đại, truyền thống và hội nhập trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cuốn sách là một tài liệu hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài, góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan, đầy đủ diện mạo các dân tộc thiểu số Việt Nam; trên nền kiến thức chung ấy thấy được những nét riêng trong văn hóa của dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung và các dân tộc thiểu số tại Lai Châu nói riêng; cũng qua đó, tác giả có thêm căn cứ để xác các nội dung thông tin trong văn hóa dân tộc Thái trong đề tài nghiên cứu.

- Cuốn Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam (NXB Thời đại và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2013) tập hợp 67 bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về lĩnh vực văn hóa, chia ra làm 3 nội dung chính về văn hóa 3 vùng miền: Vùng Tây Bắc, vùng Trung bộ và vùng Nam bộ đã khái lược những nét văn hóa rất đặc sắc của các dân tộc Việt Nam Trong đó, vùng Tây Bắc, qua 25 bài viết được tập hợp đã giới thiệu một cách tổng thể về văn hóa các dân tộc tại Tây Bắc, trong đó có những bài đi sâu về âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử Tây Bắc; văn hóa dân tộc Thái, Mông, Dao; một số lễ hội tiêu biểu;

2.2 Nhóm tài liệu về Báo Lai Châu

- Báo Lai Châu (2010), Quy chế làm việc của Báo Lai Châu, trong đó quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ban Biên tập, các phòng, mối quan hệ công tác, chế độ thông tin báo cáo, cách thức giải quyết công việc của Báo Lai Châu, giúp tác giả luận văn hiểu về quy trình quản lý của tòa soạn Báo Lai Châu, trên cơ sở đó làm rõ nội dung quản lý thông tin về văn hóa các dân tộc thiểu số trên các tờ báo in của Báo Lai Châu Trong đó, tại mục I Phân

Trang 8

công trách nhiệm đã chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý trong đội ngũ của tòa soạn.

- Bài "Báo Lai Châu - Những bước tiến vượt bậc" của tác giả Nguyễn Cảnh Phượng đăng trên Báo Lai Châu điện tử, ngày 19/06/2015 đã khái lược lịch sử hình thành, cung cấp cái nhìn tổng thể về những mốc son quan trọng, thành tựu cơ bản và định hướng phát triển của Báo Lai Châu trong giai đoạn tiếp theo

- Bài báo "Báo chí Lai Châu 15 năm xây dựng và phát triển" của tác giả Trường Giang đăng trên Báo Lai Châu điện tử, ngày 20/06/2019 đã đánh giá chung sự hình thành, xây dựng và phát triển của các cơ quan báo chí Lai Châu, trong đó đề cập đến khá rõ về sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Lai Châu đối với Báo Lai Châu; giới thiệu khái lược sự phát triển và những sản phẩm hiện nay của Tòa soạn: "Báo Lai Châu thường kỳ tăng từ 1 kỳ/tuần năm 2004 lên 5 kỳ/tuần năm 2018 (trong đó có 01 kỳ báo cuối tuần), với số lượng phát hành tăng từ gần 1000 tờ/số năm 2004 lên trên 2.700 tờ/số năm 2018; báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao tăng từ 1 kỳ/tháng lên 3 kỳ/tháng, hai loại báo này được phát hành rộng rãi đến tận thôn bản; cùng với Báo Lai Châu điện tử chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2011".

- Bài báo "Báo Lai Châu trên đường hội nhập và phát triển" của tác giả K.Phượng đăng trên Báo Lai Châu điện tử, ngày 17/6/2016 đã khái quát quá trình 12 năm xây dựng và phát triển của Báo Lai Châu trong tình hình mới, nhằm tăng cường thêm dung lượng, chuyển tải thông tin nhanh, chính xác, kịp thời đến bạn đọc, giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên, văn hóa Lai Châu, những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh Bài báo đề cập đến lộ trình và những nỗ lực cố gắng của Tòa soạn trong việc tăng kỳ xuất bản báo và cải tiến, thay đổi về nội dung, hình thức các ấn phẩm; việc phát hành báo đến các đối tượng; việc xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên của Tòa soạn Đây là những thông tin quan trọng, cần thiết liên quan trực tiếp, cho tác giả luận văn cái

Trang 9

nhìn so sánh, đánh giá khi thực hiện khảo sát các nội dung liên quan đến Tòa soạn Báo Lai Châu.

2.3 Nhóm những tài liệu về quản lý báo chí và quản lý thông tin trên báochí

- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, (1999) của tập thể tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Trịnh Đình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trình bày những quan niệm chung về báo chí; tính giai cấp của báo chí; tự do báo chí; các chức năng của báo chí; luật pháp, nguyên tắc hoạt động và lao động sáng tạo trong báo chí.

- Tác giả Lê Thanh Bình và cuốn Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản (NXB Chính trị quốc gia, 2004), đề cập đến các vấn đề lý luận chung về báo chí - xuất bản, nêu thực trạng tình hình báo chí - xuất bản ở Việt Nam và thế giới những năm 1980 đến đầu thế kỷ XXI, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí - xuất bản Cuốn sách đã chỉ rõ những hạn chế, thách thức đặt ra đối với báo chí hiện nay từ mặt nội dung báo chí đến vấn đề quy hoạch báo chí, đầu tư nhà nước đối với báo chí, công tác quản lý cán bộ hoạt động báo chí và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí Trên cơ sở thực trạng, tác giả cuốn sách đã nêu ra một số giải pháp chung cho hoạt động báo chí - xuất bản, trong đó có các giải pháp liên quan sâu đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (NXB Thông tin và truyền thông, 2018) đã cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản; về chủ thể hoạt động báo chí; vấn đề tự do báo chí

- Tác giả Nguyễn Đức Lợi (chủ biên), Lưu Văn An (đồng chủ biên) trong cuốn sách Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý (NXB Lý luận chính trị, 2017) đã đưa ra một số vấn đề lý luận về thông tin báo chí và công tác lãnh

Trang 10

đạo, quản lý Qua đó, tác giả luận văn đã kế thừa hệ thống lý luận, khái niệm về quản lý và các yếu tố cấu thành của công tác quản lý như: mục đích, chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức…

- Tác giả Trương Thị Kiên trong cuốn sách chuyên khảo Lao động nhà báo và Quản trị tòa soạn báo chí (NXB Lý luận chính trị, 2016) đã giới thiệu những đặc thù trong lao động của nhà báo Trong chuyên khảo này, tác giả đã gắn những vấn đề lý thuyết lao động nhà báo với hoạt động thực tiễn tại các tòa soạn, đồng thời từ thực tiễn để khái quát thành nhận định lý thuyết mang tính khoa học Phần 2 của cuốn sách: "Quản trị tòa soạn báo chí" đã chỉ rõ những nội dung cơ bản trong quản trị toà soạn báo chí, chu trình quản trị toà soạn, các nội dung trong chu trình quản trị, những kỹ năng cần có trong quản trị tòa soạn của tổng biên tập nói riêng, ban biên tập cơ quan báo chí nói chung.

Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên) trong cuốn Báo chí truyền thông -Những điểm nhìn từ thực tiễn tập 4, (NXB Lao động 2019), tập hợp 51 bài viết của 40 tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông và các cơ sở đào tạo báo chí đã tham góp những góc nhìn mang tính lý luận, giàu tính học thuật về tính đa dạng, phong phú, sự vận động nhiều chiều với nhiều định dạng của thực tiễn báo chí truyền thông hiện đại; khẳng định sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu, phát triển lý luận báo chí truyền thông, luận cứ khoa học phục vụ cho nghiên cứu, tư vấn chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về báo chí truyền thông trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

- Tác giả Trần Anh Tú (2019), trong Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý báo chí - truyền thông Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như khái niệm "quản lý", "quản lý nội dung tại tòa soạn", "cơ sở chính trị, pháp lý của vấn đề quản lý nội dung"

Trang 11

- Tác giả Phạm Quốc Thắng (2019), trong Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý báo chí - truyền thông Quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như khái niệm "quản lý", "quản lý nội dung thông tin về lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên báo chí" Đồng thời gợi mở về kết cấu, hướng đi, các nội dung cần triển khai cho đề tài.

- Tác giả Nguyễn Sắc Thắm (2019), trong luận văn thạc sĩ chính trị học Đổi mới nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí tại thành phố Hà Nội hiện nay đã hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, nhất là khái niệm về “quản lý”.

- Tác giả Tạ Quang Dũng (2019), trong luận văn thạc sĩ báo chí học Vấn đề quản lý phóng viên thường trú trong nước của báo Nhân dân hiện nay đã hệ thống hóa, làm rõ một số khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như khái niệm "quản lý".

2.4 Nhóm tài liệu báo chí về văn hóa dân tộc thiểu số và quản lýthông tin báo chí về văn hóa dân tộc thiểu số

- Tác giả Nguyễn Xuân An (2011), trong luận văn thạc sĩ báo chí học Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam đã phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình về vùng DTTS và miền núi Qua luận văn này, tác giả đã được cung cấp thêm góc nhìn về đồng bào DTTS

- Tác giả Hoàng Anh Đức (2013), trong luận văn thạc sĩ báo chí học Báo chí Nam Định với việc giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như khái niệm "văn hóa", "giá trị văn hóa", "giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa" Đồng thời gợi mở về kết cấu, hướng đi, các nội dung cần triển khai cho đề tài.

Trang 12

- Tác giả Đàm Tuấn Duy (2018), trong luận văn thạc sĩ báo chí học Vấn đề tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay đã hệ thống hóa, cung cấp khái niệm "dân tộc thiểu số" – khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả Đồng thời làm rõ thêm về việc tổ chức ảnh báo chí về đề tài đồng bào DTTS – một phương diện, nội dung quan trọng trong thông tin về văn hóa DTTS số trên báo chí.

- Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), trong luận văn thạc sĩ báo chí học Báo chí Thái Nguyên với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như khái niệm "văn hóa", "dân tộc thiểu số"; đề cập rõ các nội dung về văn hóa dân tộc thiểu số được phản ánh trên báo chí.

Như vậy, qua việc khảo cứu các tài liệu liên quan về văn hoá, văn hóa dân tộc thiểu số, tài liệu về báo Lai Châu, tài liệu quản lý báo chí và quản lý thông tin trên báo chí, tài liệu báo chí về văn hóa dân tộc Thái và quản lý thông tin báo chí về văn hóa dân tộc Thái…, có thể kết luận, các tài liệu về văn hoá rất đa dạng, phong phú Một số tài liệu về báo chí Lai Châu cũng giúp tác giả hiểu thêm về cơ chế hoạt động, quy trình tác nghiệp, tôn chỉ mục đích tờ báo Một số tài liệu về quản lý báo chí và quản lý thông tin trên báo chí giúp tác giả có thêm cơ sở đánh giá được những hạn chế, thách thức đặt ra đối với báo chí hiện nay từ mặt nội dung báo chí đến vấn đề quy hoạch báo chí, đầu tư nhà nước đối với báo chí, công tác quản lý cán bộ hoạt động báo chí và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí, từ đó có các giải pháp liên quan sâu đến nội dung nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, nhóm tài liệu báo chí về văn hóa dân tộc Thái và quản lý thông tin báo chí về văn hóa dân tộc Thái gắn với báo Lai Châu chưa có Vì vậy, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đề tài này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 13

Trên cơ sở lý thuyết về quản lý thông tin báo chí về văn hoá dân tộc Thái, tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu, từ đó, nêu giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề quản lý thông tin về văn hoá các dân tộc thiểu số trên báo chí.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên báo Lai Châu, cụ thể, trên các ấn phẩm: báo Lai Châu thường kỳ, báo Lai Châu cuối tuần, báo Lai Châu dành cho đồng bào dân tộc vùng cao từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020, tìm ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân.

- Trên cơ sở thành công, hạn chế và nguyên nhân, luận văn nêu giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên báo Lai Châu hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý thông tin về văn hóa dân tộc

Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát trên 3 ấn phẩm của báo in Lai

Châu: Báo Lai Châu thường kỳ, báo Lai Châu cuối tuần và báo Lai Châu dànhcho đồng bào các dân tộc vùng cao để làm sáng tỏ các hoạt động quản lý thông

tin ở tòa soạn Báo Lai Châu Lý do, 3 ấn phẩm báo này có nhiều bài viết về văn hóa phù hợp với điều kiện tiếp nhận của bà con dân tộc thiểu số.

Quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên báo có 2 cấp độ, cấp độ vĩ

Trang 14

mô (sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo chí, tại các tỉnh là Sở Thông tin truyền thông), cấp độ vi mô (Tòa soạn) Nhưng do nghiên cứu, khảo sát trực tiếp trên 3 ấn phẩm của báo Lai Châu nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về cấp độ quản lý vi mô, tức là việc quản lý của Tòa soạn.

Thời gian: Từ tháng 01/2020 đến hết tháng 12/2020

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về thông tin, tuyên truyền về văn hóa và hệ thống cơ sở lý luận về báo chí – truyền thông.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tiếp cận các giáo trình, tài

liệu để đúc kết ra những vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý thông tin báo chí về văn hóa đồng bào dân tộc Thái.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp (Chủ yếu): Áp dụng trong

thống kê số lượng tác phẩm, phân tích chất lượng nội dung thông tin, hình thức thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu, từ đó tổng hợp thành các đánh giá, nhận định làm rõ nội dung, phương thức quản lý thông tin của Tòa soạn trong thời gian khảo sát.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 10 người, gồm: Lãnh

đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu (2 người); Ban biên tập Báo Lai Châu (3 người); lãnh đạo phòng chuyên môn và phóng viên của Toà soạn báo Lai Châu (2 người) và công chúng (3 người) để có thêm cơ sở thực tiễn từ quan điểm, góc nhìn của người trong cuộc, những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, xuất bản báo Lai Châu và độc giả để đánh giá sâu hơn về thực trạng quản lý nội dung thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo

Trang 15

Lai Châu.

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Đây là đề tài đầu tiên hệ thống hoá và xây dựng khung lý thuyết về quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái trên báo chí, bao gồm: hệ thống khái niệm, chủ thể quản lý thông tin về văn hoá dân tộc thiểu số, nội dung, phương thức quản lý, những yêu cầu đối với quản lý thông tin về văn hoá dân tộc thiểu số trên báo chí nói chung, trên báo Lai Châu nói riêng…

- Đây cũng là đề tài đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu hiện nay, chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra đối với việc quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái trên báo Lai Châu Từ đó, đưa ra được những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này của Tòa soạn Báo Lai Châu trong thời gian tới, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Báo Lai Châu.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm dày dặn, phong phú thêm kiến thức lý thuyết về quản lý thông tin văn hóa dân tộc Thái trên báo chí nói chung, trên báo Lai Châu nói riêng.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thể để các nhà lãnh đạo, quản lý Báo Lai Châu nói riêng và các nhà quản lý nhà nước về báo chí Lai Châu nói chung có chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các sản phẩm báo chí Lai Châu

- Luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết đối với hoạt động nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên trong việc thông tin về văn hóa các dân tộc thiểu

Trang 16

số trên báo in; đồng thời, cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc Thái.

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu báo chí, sinh viên, học viên báo chí quan tâm đến vấn đề quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái ở tỉnh Lai Châu

8 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thông tin văn hóa dân tộc Tháitrên các ấn phẩm báo Lai Châu

Chương 2: Thực trạng quản lý thông tin về văn hóa dân tộc Tháitrên các ấn phẩm báo Lai Châu

Chương 3 Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng quản lýthông tin về văn hóa dân tộc Thái trên các ấn phẩm báo Lai Châu

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN

VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TRÊN CÁC ẤN PHẨM BÁO LAI CHÂU1.1 Một số khái niệm công cụ

1.1.1.Dân tộc thiểu số

Ở Việt Nam, khái niệm dân tộc thiểu số (DTTS) được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật, cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực tiễn Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác

dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản 2, Điều 4: “Dân tộc thiểu số là những dân

tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam” Trong mối tương quan đó, khái niệm “Dân tộc đa

số” được hiểu là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia Mặc dù hiện nay đã có quy định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số” nhưng cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác về nội dung.

1.1.2 Văn hoá

Trang 17

“Văn hóa” là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác

nhau, hiện nay có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong luận văn này, tác giả xin nêu ra một vài định nghĩa để từ đó trình bày quan điểm của mình về văn hóa và tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong đời sống xã hội, hình thành một khung lý thuyết để giải quyết vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu.

1.1.3 Văn hóa dân tộc Thái

Trong luận văn này, Văn hóa dân tộc Thái được biết là những giá trị vậtchất và tinh thần được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình phát triển, mangtính đặc trưng trường tồn, một mặt phản ánh sinh động đời sống kinh tế, xã hộicủa cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết giữadân tộc này và dân tộc khác; văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thànhquan trọng trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Trong luận văn này, văn hóa dân tộc Thái Lai Châu sẽ được biểu hiện qua các khía cạnh cụ thể, cũng là chủ đề phản ánh của báo chí là: Lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, kiến trúc, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian, nghề truyền thống,

Chuyển tải thông báo, kiến thức đến nhiều người thông qua các phương tiện kỹ thuật, các loại hình chuyển tải khác nhau nhằm tác động đến những hành vi của công chúng trong xã hội, định hướng dư luận xã hội, thực hiện chức năng giám sát, quản lý để góp phần hoàn thiện, phát triển xã hội.

1.1.5.Quản lý và quản lý thông tin về văn hóa dân tộc

1.1.5.1 Quản lý

Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách

Trang 18

“Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc.

Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý” (1999, NXB Thống kê), tác giả Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.

Theo cuốn Luật hành chính Việt Nam (2017, NXB Đại học Quốc gia),

quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.

Theo Harol Koontz – chuyên gia trong ngành quản trị, quản lý là mộtnghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiểu, chỉ huy,phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác [17, tr.48].

Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý) Từ đó, tác giả luận văn đồng tình với định nghĩa đã được PGS.TS

Trương Thị Kiên đưa ra: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: Lập kếhoạch, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực khác của các tổ chức để đạt được mục đích đềra [23, tr.154].

1.1.5.2 Quản lý thông tin

Quản lý thông tin là một tiến trình gồm các bước cơ bản: Xây dựng kế hoạch thông tin; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề trong triển khai thực hiện; đánh giá và báo cáo các hoạt động thông tin Tất cả các quá trình này đều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của những người có vai trò hoặc chức năng của tổ chức phụ thuộc vào thông tin Những khái niệm chung

Trang 19

này cho phép thông tin được trình bày cho khán giả hoặc nhóm người một cách chính xác Sau khi các cá nhân có thể đưa thông tin đó vào sử dụng, nó sẽ thu được nhiều giá trị hơn.

Từ các khái niệm đã nêu và quy trình xuất bản sản phẩm báo in, tác giả sẽ xem xét công tác quản lý thông tin về văn hóa các dân tộc thiểu số trên báo in Lai Châu ở các công đoạn: Xây dựng kế hoạch thông tin về văn hóa các dân tộc thiểu số; tổ chức thực hiện kế hoạch thông tin về văn hóa các dân tộc thiểu số; kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề trong triển khai thực hiện; đánh giá và báo cáo các hoạt động thông tin, xây dựng kế hoạch thông tin mới nhằm mục đích huy động và sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, xuất bản được những ấn phẩm báo chí có chất lượng, trong đó có các tin, bài về văn hóa các DTTS, phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng

1.1.6 Quản lý thông tin về văn hoá dân tộc Thái trên các ấn phẩm báoLai Châu

Từ các khái niệm đã nêu trên, tác giả nhận thấy, quản lý thông tin về văn hoá các dân tộc thiểu số là sự tác động liên tục, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối với các thông tin có liên quan đến những giá trị vật chất và tinh thần được tích tụ, gìn giữ trong toàn bộ quá trình lịch sử phát triển, mang tính đặc trưng trường tồn cùng mỗi dân tộc thiểu số để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy, thể hiện những giá trị văn hóa bản sắc của các dân tộc thiểu số

Trong phạm vi luận văn, quản lý thông tin về văn hoá các dân tộc Thái trên các ấn phẩm Bao Lai Châu được nghiên cứu, xem xét đối với cấp độ quản lý vi mô, tức là tất cả hoạt động quản lý thông tin về văn hoá các dân tộc thiểu số được thực hiện trong tòa soạn báo in.

1.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý thôngtin về văn hoá các dân tộc thiểu số trên báo chí

Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w