1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên các báo điện tử của Hà Nội

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên các báo điện tử của Hà Nội
Tác giả Vương Minh Huệ
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, PGS.TS Ngụ Văn Giỏ
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 31,79 MB

Nội dung

Như nhiều thông tin và các vấn đề khác, trong đó truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử cần phải có những bài viết mang tínhchuyên sâu về nội dung, đa dạng về hình thức, p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG MINH HUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƯƠNG MINH HUỆ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học

Mã số: 8320101.01

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương PGS.TS Ngô Văn Giá

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, đảm

bảo tính khách quan, sự nghiêm túc khoa học.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Vương Minh Huệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ cua Ban

Giám hiệu nhà trường, Lãnh đạo Viện, các Thầy cô giáo giảng dạy cùng các

bạn học viên trong lớp K22 — Báo chí học.

Trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết on sâu sắc đến PGS TSNgô Văn Giá, người thây đã luôn tận tâm, tận lực hướng dẫn tác giả trong

suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.

Xin được tri ân Ban Lãnh đạo Viện Dao tạo Báo chí — Truyén thong, cùng các thay cô giáo trong Viện đã luôn dong hành, nỗ lực trao truyền kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành tốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin gui lời cảm ơn chán thành đến Ban Giám hiệu trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhán văn, phòng Đào tạo Sau dai học đã tao điêu kiệnthuận lợi trong suốt quá trình học tập tại truong./

Một lan nữa tác giả xin chân thành cảm on!

Trang 5

MỞ DAU 5< S5ŸSe<EEE.E7.E.47744 0714497941774 07911 91 prksrtr 4

ID 9001 01117 4

2 Lich sử nghiên cứu đề tài s ss << ss©cseeseEseEssvsstssessesserserserserserssrse 7

3 Mục đích, nội dung nghién CỨU - s << 5< «<< 9% 9954 954554 95995529 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨU e s-ss se se ssss+ssessessezseessessesse 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU œ- << s5 9 9 %1 93.99.9995 9 85.9889968996896 10

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .« s se-secsscs«¿ 11

7 Kết Cau của luận Vï - so << s S9 E99 E4 999954 995 99s 11Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN CUA ĐÈ TÀI 12

1.1 CƠ Sở TẾ TUIẬTH (5-5 <5 9 0000100001 0900 12

1.1.L Văn hóa doanh HghiỆp là gÌ? «ceeeoeesss «s99 91 8 158 9695959599596 8996 12

1.1.2 Báo chí truyền thông về văn hóa doanh HQ HỆ) e5 Ses 55595995 221.1.3 Quan điển của Đảng về xây dựng văn hóa doanh nghip «««-« 28

1.2 Co’ 6 thre 8 33

1.2.1 Những van dé van hóa doanh nghiệp NiEN HAV « ««see«sseesseesseeesesesss 33

1.2.2 Những lợi thé của báo điện tử khi phản ánh về văn hóa doanh nghiệp 37

Tiểu kết chương I . -2- 2° << << s£Ss£ s£ s2 Es£EsExs£xserserserssrssrsee 42Chương 2 THUC TRẠNG VAN DE VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

TREN BAO ĐIỆN TU CUA HÀ NỘII 2- 2 ssscssessee 432.1 Thực trang van đề văn hóa doanh nghiệp trên các báo điện tử Hà Nội 43

2.2.1 Về hình thức thé iiỆN e«-ee<es<vese©+E+eseerkxeetsrreeetsrkkrrorkesrdee 462.2.2 Về nội dung phản ANN o-s- se se se se s£s£ssEssseeExsessessesersessese 62

2.2 Những thành công, hạn chế của 3 tờ báo điện tử được khảo sát 73 Tiểu kết chương 2 - s- << s<sSs£ssessEseEseEstsersersersersrssrssrssrsrrsrse 75Chương 3 MOT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP TRUYEN

THONG VE VAN HÓA DOANH NGHIỆP TREN BAO ĐIỆN TỬ 77

Trang 6

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo điện tử truyền thông về văn hóa doanh ng hiỆD - 2 5< % 9 9.0.9 0000000080800009 186 77 3.1.1 VỀ quan điểm và nhận thức của tòa soạn về truyền thông văn hóa doanh nghiệp trên báo AieN HỨ' «eeeooeeo se 6S %1 %9 9 99% 99% 9599958909695 989058 77

3.1.2 Về chất lượng, nội dung tuyên truyền đối với tác phẩm báo chí trên báo

ICN LU 00000005575A®.- 78

3.1.3 Về yêu câu đối với đội ngũ phóng viên, nhà DAO « «e-secsecsscssesse 823.1.4 Về nên tảng kỹ thuật cho hoạt động báo AiEN tử «««ee«seeeseeesseess 833.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông văn hóa doanh

nghiệp trên báo điỆn £Ủ 0 <5 5 9 9 9 0.0 0.0 0960085 85 3.2.1 Nhóm giải pháp cho những vấn dé đặt ra đối với bdo điện tử có thể thay rang, để truyền thông về văn hóa doanh nghiỆp -.«-.« «e-se-secsscsscs«+ 85

3.2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả truyền thông văn hóa doanh

nghiệp trên bảo đỆN HHỨ «.oeceosc << s6 %9 9 99 81.9.9909 9005.0 0.06009060040804 080 86

() {01,1 11 91

9518009001175 .ÔỎ 92DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5-5 se s25 94

PHU LUC 92225 - H 99

Trang 7

DANH MỤC BIEU

Trang

Biểu 2.1 Tỷ lệ các bài viết về văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử Hànộimới phân theo thé loại - - 2-2 2 £+E+EE+EE2E££E££E£EE+EE£EEEEerkerxrrsres 46

Biểu 2.2 Ty lệ các thé loại bài viết về văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử

Kinh tế & Đô thị phân theo thể loại ¿- 2 ©5¿©+©++z++zx++zxezzszrxerx 47

Biểu 2.3 Ty lệ các bài viết về vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử

Tuổi trẻ Thủ đô phân theo thé loại + ¿2 s5£2S£+E+£E+£E+E+zEzEerxerszrez 48

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tần suất xuất hiện các thé loại báo chí trên 3 tờ báo điện tử được

khảo sát với nội dung về van dé văn hóa doanh nghiỆp - 3

Trang 8

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài Văn hóa ngày nay đã trở thành nguồn lực phát triển của các quốc gia, dân tộc, nguồn lực ở đây không chỉ là tài nguyên mà còn là sức mạnh, là bản

sắc và là sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc Trong bối cảnh toàn cầu hóa,mỗi quốc gia, dân tộc phải tạo được cho mình bản sắc riêng, tạo được sự đadạng trong thống nhất của văn hóa, có như vậy quốc gia, dân tộc đó mới có sựphát triển Bởi hơn hết, văn hóa là nền tảng của sự phát triển bền vững xã hội

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc không thể thiếu yếu tổ phát triển kinh tế, mà doanh nghiệp chính là hạt nhân kinh tế của mỗi quốc gia Doanh nghiệp có phát triển bền vững thì nền kinh tế mới tăng trưởng, 6n

định Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chính là tiền đề xây dựngphát triển nền kinh tế bền vững Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố cốt lõicho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp ViệtNam phải bắt nguồn từ văn hóa dân tộc, hay nói cách khác văn hóa doanh

nghiệp không được tách rời văn hóa dân tộc Văn hóa doanh nghiệp có vai trò

rất quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và hội nhập kinh tế quốc

tế của mỗi doanh nghiệp Nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó cóthê đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bat kỳ thời điểm hay mô hình

kinh tế xã hội nào Văn hóa doanh nghiệp luôn được xem là nên tảng tinh thần

tạo nên giá trị của doanh nghiệp, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự pháttriển bền vững của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố tạo nên sự khác

biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và được công chúng

biết đến thông qua nhiều hình thức, qua sự tương tác của doanh nghiệp với

công chúng, với cộng đông trong đó hoạt động báo chí truyền thông đóngvai trò rất quan trọng Ngày nay, với sự phát trién của khoa học công nghệ, sựbùng nổ cuộc cách mang công nghiệp 4.0 ngày càng khang định vai trò của

Trang 9

hoạt động truyền thông trong đó có hoạt động truyền thông trên báo mạng điện tử đối với mọi mặt đời sống xã hội Hiện nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh được kết nối internet, con nguoi có thé tìm hiểu thông tin về mọi vẫn đề kinh tế, văn hóa, xã hội mà họ quan tâm Báo điện tử dần trở

thành xu hướng tiên phong, đi đầu trong hoạt động truyền thông bên cạnhnhững loại hình báo chí truyền thống như phát thanh, truyền hình, báo in Công chúng ngày càng có nhu cau thông tin đa dạng hơn, chọn lọc hơn giữa

“biên thông tin” trên các trang mang xã hội như: Facebook, Zalo, Tiwter, Instagram những kênh thông tin được coi là “đối trọng” của báo mạng điện

tử Chính vì vậy, thông tin trên báo điện tử phải là những thông tin mang tính chính thống dé cạnh tranh một cách lành mạnh với những luồng, kênh thông tin khác Như nhiều thông tin và các vấn đề khác, trong đó truyền thông về

văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử cần phải có những bài viết mang tínhchuyên sâu về nội dung, đa dạng về hình thức, phản ánh rõ nét bản sắc văn

hóa riêng của doanh nghiệp, giúp công chúng truyền thông có thể nhận diện

được thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dang; dé từ đó

giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về văn hóa doanh nghiệp

của đơn vi mình.

Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về văn hóa doanh

nghiệp, thúc đây việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trong toàn xã hội là nhiệm vụ hết sức

quan trọng và cấp thiết nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu như

hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 1846/QĐ-TTg ngày 26

tháng 9 năm 2016 lấy ngày 10 tháng 11 hang năm là ngày văn hóa doanh

nghiệp Việt Nam, khăng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa

doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và nền

kinh kế đất nước nói chung Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ

là trách nhiệm của doanh nghiệp mà là của cộng đông, xã hội.

Trang 10

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước Nhiều doanh nghiệp, công ty lớn, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đều tập trung ở

Hà Nội Sự giao lưu, giao thoa về văn hóa giữa các doanh nghiệp với cộng

đồng, người dân Thủ đô diễn ra hàng ngày, hàng giờ Với bề dày lịch sử

nghìn năm văn hiến, Hà Nội đã trở thành “tắm gương văn hóa của cả nước”

Hà Nội hôm nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trước ngưỡngcửa hội nhập, trong quá trình phát triển đó vấn đề phát triển kinh tế gắn liềnvới văn hóa, xã hội luôn được đặt lên hàng đầu Việc xây dựng văn hóa doanh

nghiệp ở Hà Nội — Trung tâm kinh tế văn hóa chính trị lớn của cả nước là hết sức cần thiết Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình hành động nhằm phát triển văn hóa người Hà Nội thanh lịch văn minh trong đó văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố cau thành nên

văn hóa Hà Nội nói chung Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết địnhlay ngày 10 tháng 11 hàng năm là ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, các

cơ quan báo chí truyền thông đã tích cực đây mạnh tuyên truyền về văn hóa

doanh nghiệp Việt Nam Các cơ quan báo chí Hà Nội cũng đã nhanh chóng

vào cuộc Tuy nhiên, vẫn chưa thấy nhiều các bài viết chuyên sâu về văn hóa

doanh nghiệp, để từ đó mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nó vào việc xây

dựng phát triển văn hóa của doanh nghiệp mình

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của

mỗi loại hình doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp luôn được xem là nền

tang tinh thần tạo nên giá trị của doanh nghiệp, là nguồn lực nội sinh quan

trọng cho phát triển nên van đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang trở

thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết để doanh nghiệp phát triển bền

vững Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân của Thủ đô

nói riêng và của đất nước nói chung không chỉ là một giải pháp nhất thời màcòn là tư tưởng chiến lược lâu dai phù hợp với mọi thời đại, cho tới hôm nay

và mai sau vân còn nguyên giá tri, đặc biệt là trong xu thê toàn câu hóa nên

Trang 11

kinh tế ma van giữ được giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc Trong tiến trình ấy, báo chí giữu vai trò quan trọng trong viêc đồng hành cùng doanh nghiệp, tuyên truyền nhân thức về văn hóa doanh nghiệp, là kênh thông tin để lan tỏa những giá tri văn hóa của donh nghiệp đến đông đảo công chúng Từ

những lý do trên, tác giả chọn dé tài “Van đề văn hóa doanh nghiệp trêncác báo điện tử của Hà Nội” với mong muốn nhận diện, luận giải sâu sắchơn về vấn đề truyền thông văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

2.1 Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp

Về nội dung nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, cuốn sách bàn trực tiếp

về lý luận văn hóa kinh doanh là cuốn Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh

doanh (2001, Nxb Chính trị quốc gia) của TS Đỗ Minh Cương, tác giả đã đềcập đến các vấn đề về lý luận về văn hóa kinh tế, văn hóa kinh doanh, văn hóa

doanh nghiệp; vai trò, sự tác động, những biểu hiện của văn hóa trong kinh

doanh và gợi mở những tiêu thức của triết lý kinh doanh [4]

Trong số các tác giả nghiên cứu về văn hóa kinh doanh phải kế đến tác

giả Dương Thị Liễu với cuốn Văn hóa kinh doanh (2020, Nxb Đại học Kinh

tế quốc dân) Tác giả đã tập hợp nhiều bài viết về đạo đức kinh doanh, văn

hóa doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh của các học giả có uy tín thuộc các

trường đại học lớn trên thế giới; các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế

học, văn hóa học, xã hội học, triết học, tâm lý học trong và ngoài nước về

mọi khía cạnh của văn hóa kinh doanh; những kiến thức chung về văn hóa

kinh doanh và những kỹ năng cần thiết dé tổ chức, ứng dụng và phát triển các

kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh [18]

Luận án Tiến sĩ kinh tế Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và van

dé xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Hoàng Ánh(2004, trường Đại học Ngoại Thương) đã đề cấp đến khái niệm văn hóa kinh

doanh, những đặc trưng cơ bản của văn hóa kinh doanh và các yêu tô câu

Trang 12

thành nên văn hóa kinh doanh [1] Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo in rải rác bàn về những khía cạnh khác nhau của văn hóa doanh nghiệp.

2.2 Nghiên cứu về báo điện tử và hoạt động truyền thông trên báo

điện tử

Với nội dung nghiên cứu về báo điện tử và hoạt động truyền thông trênbáo điện tử, có thể đề cấp đến Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tu của tacgiả Nguyễn Trường Giang (2014, Nxb Chính trị Quốc gia) Trên cơ sở những

lý luận chung, cơ bản về báo mạng điện tử, có sự vận dụng khéo léo quan

điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói

riêng, kết hợp với việc tổng kết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt

động báo chí của các nha báo trong và ngoài nước và kinh nghiệm thực tiễn

làm báo, các tác giả đã hệ thống những van dé lý thuyết và thực tiễn dé biênsoạn cuốn sách thành 9 chương phản ánh những nguyên tắc, những nội dung

cơ bản về 8 thé loại hay được sử dụng của báo mạng điện tử Tác giả đã hệthống hoá về mặt lý luận các đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thê loại

báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách bài bản và quy mô, đi

sâu phân tích cụ thé các kỹ năng thực hành đối với từng thé loại báo mạng

cơ bản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất báo mạng điện tử; công

chúng báo mạng điện tử; viết cho báo mạng điện tử; tô chức diễn đàn trên báo

mạng điện tử; hình ảnh trên báo mạng điện tử; âm thanh trên báo mạng điện tử; video trên báo mạng điện tử [19].

Dé tài “Báo điện tử với van dé xây dựng và phát triển nên văn hóa ViệtNam hiện nay”, luận án tốt nghiệp Tiến sĩ của Nguyễn Sơn Minh năm 2014,

Trang 13

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn hướng đến tìm hiểu phương pháp, cách thức tô chức và thực hiện quy trình truyền thông hiệu quả nhất cho

báo điện tử Việt Nam về vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

hiện nay [20].

Các công trình nghiên cứu nêu trên tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở nhữnggóc nhìn riêng lẻ: góc tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp, góc tiếp cận văn hóanói chung trên báo điện tử Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả khoahọc của các nhà nghiên cứu, luận văn nghiên cứu chuyên biệt vấn đề văn hóa

doanh nghiệp trên báo điện tử để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn

đề này Từ đó, tác giả hy vọng thông qua đề tài này có thể góp phần vào việc

nâng cao hiệu quả truyền thông về văn hóa doanh nghiệp, khang định thêm xu

thế phát triển tất yếu của báo mạng điện tử trong thời kỳ kỷ nguyên số, đồngthời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung, hình thứccủa hoạt động truyền thông văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử trong bối

cảnh báo chí công nghệ 4.0 hiện nay.

3 Mục đích, nội dung nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở những van dé lý luận và khảo sát thực tiễn, tác giả có nhữngđánh giá về vấn đề truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trên các báo điện tửcủa Hà Nội Từ đó đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động truyền thông về văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu van đề văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử.

Khảo sát, phân tích, đánh giá các tác phẩm báo chí (thê loại, nhóm đề

tài, nội dung phản ánh ) về vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử

Hànộimới, Kinh tế & Đô thị, Tuổi trẻ Thủ đô, từ đó đánh giá về chất lượng

nội dung, hình thức.

Trang 14

Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là: vấn đề văn hóa doanh nghiệp, cácnội dung của văn hóa doanh ngiệp được thể hiện trên báo điện tử của Hà Nội

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử củacác cơ quan báo chí của Thành phố Hà Nội (báo Hànộimới, báo Kinh tế & Đôthị, Tuổi trẻ Thủ đô) với nội dung truyền thông về văn hóa doanh nghiệp ViệtNam Khảo sát các tác phâm được đăng tải trên báo điện tử từ tháng 10 năm

2016 đến tháng 10 năm 2019 (Từ sau khi Thủ tướng chính phủ ký Quyết địnhsố: 1846/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2016 lấy ngày 10 tháng 11 hàng năm

là ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đến tháng 10 năm 2019)

5 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết truyền thông và lý thuyết báo chí học đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản:

Phương pháp phân tích loại hình báo chí, sản phẩm báo chí, tác phẩm

báo chí đặc biệt là tác pham báo chí điện tử

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, thu thập nghiên cứu sách,báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận án liên quan đến vấn đề văn hóa doanhnghiệp và truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định tính: day cũng chính là

phương pháp nghiên cứu cơ bản và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài

này Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các tác phẩm báo chí điện

tử về văn hóa doanh nghiệp trên các báo Hànộimới điện tử, Kinh tế & Đô thịđiện tử, Tuôi trẻ Thủ đô điện tử và phân tích tư liệu thu thập được khi phỏng

van sâu.

10

Trang 15

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng van các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà báo có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới van dé văn hóa doanh nghiệp trên báo mạng điện tử Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp một số phương pháp nghiên cứu thuộc ngành văn hóa học và báo chí học, nham chỉ ra van đề văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử của Hà Nội hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Sau khi dé tài được hoàn thành, sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tư liệu

về văn hóa doanh nghiệp và hoạt động truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

6.2 Ý nghĩa thực tiễnNhận định đươc những yêu cầu đặt ra đối với báo điện tử, đồng thờiđưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về van dé văn hóadoanh nghiệp trên báo điện tử, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan vềtruyền thông văn hóa doanh nghiệp

7 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.1 Cơ sở lý luận 1.2 Cơ sở thực tiễn

Chương 2: Thực trạng van dé văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử

của Hà Nội

2.1 Thực trạng vấn đề văn hóa doanh nghiệp trên các báo điện tử Hà Nội 2.2 Thành công, hạn chế của vấn đề truyền thông văn hóa doanh nghiệp trên 3 tờ báo được khảo sát

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền

thông văn hóa doanh nghiệp trên báo điện tử

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với báo mạng điện tử truyền thông về văn

hóa doanh nghiệp

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp

trên báo điện tử

II

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA DE TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì?

111.1 Khái niệm “văn hoa”

Văn hóa là sản phẩm của con người, là nền tảng tinh thần của xã hội, làsức mạnh nội sinh của mỗi quốc gia dân tộc Văn hóa được đúc rút từ đờisống vật chất và đời sống tinh thần của con người, nó làm cho dân tộc này

khác với dân tộc kia Nhận thức rõ vai trò của văn hóa, từ ngày thành lập

Đảng cho đến nay, Đảng ta luôn khăng định vị trí, vai trò của văn hóa trong

sự nghiệp cách mạng Vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa Mác, trên cơ

sở phân tích sâu sắc, hệ thống, khái quát những vấn đề cơ bản của văn hóaViệt Nam, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã biên soạn Đềcương về văn hóa Việt Nam vào năm 1943 [33] Đây là một văn kiện quantrọng của Đảng Cộng sản Việt Nam Ké từ khi ra đời cho đến nay, văn kiện

này vẫn giữ nguyên giá trị là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng

về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác của đời sống

xã hội, trong đó có quan điểm về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế,

đã được Dang ta tiếp tục kế thừa, bổ sung trong giai đoạn đổi mới dat nước

Đến nay, vẫn có nhiều khái niệm khác nhau khi đưa ra quan điểm về văn hóa Văn hóa là tổng thé nói chung những giá trị vật chat và tinh thần do

con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [36, tr 1360]; là một hệ thống

hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy

qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi

trường tự nhiên và xã hội của mình [28, tr.25]; bao gồm toàn bộ các sản pham

của trí tuệ và tinh thần của con người trong hoạt động mưu sinh [12]

Năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sông, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn

12

Trang 17

ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,

những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử

dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự

tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài

người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn” [19]

UNESCO cũng định nghĩa văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu

về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người

trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả

phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và

niềm tin [23, tr.9].

Như vậy, có thé thấy rat rõ rang, văn hóa là toàn bộ những giá trị tinhthần do con người sáng tạo ra từ trong hoạt động sống của con người, đáp ứngnhu cau tồn tại và phát triển của con người Văn hóa gắn với các cộng đồngngười; văn hóa thuộc về các cộng đồng người; văn hóa mang tính cộng đồng

Các yếu t6 cầu thành văn hóa

Theo GS Trần Ngoc Thêm (1999): “Vi trí cua một nền văn hoá trong

xã hội phải được xác định bởi một hệ toạ độ ba chiều: thời gian văn hoá,

không gian văn hoá và chủ thé văn hoá” [25, tr.25] Như vậy, có thé hiểu rằng

có 3 yếu tố cầu thành nên một nền văn hóa, đó là thời gian văn hoá, không

gian văn hoá và chủ thé văn hoá.

Còn theo cách tiếp cận phố biến trong nghiên cứu và quản tri kinh

doanh, có 8 yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa: ngôn ngữ; tôn giáo và tín ngưỡng; giá trỊ và thái độ; các phong tục tập quán; thói quen và cách ứng xử; thâm mỹ: giáo dục; văn hóa kết tinh trong các của cải vật chất.

Thứ nhất là ngôn ngữ: Ngôn ngữ là sự thê hiện rõ nét nhất của văn hóa

vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng Nếu thông thạo ngôn

ngữ, có 4 lợi ích: Trao đôi trực tiép và hiéu rõ rang; Dê làm việc với đôi tác vì

13

Trang 18

chung ngôn ngữ; Hiểu và đánh giá đúng bản chất và hiểu, thích nghi với văn hóa đối tác Ngược lại sẽ rất khó khăn khi tham gia thị trường nước ngoài [ 15,

tr 26-28].

Thứ hai là ton giáo va tin ngưỡng: Cac tôn giáo có ảnh hưởng lớn đếnlối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người Các tôn giáocòn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh Các tôn giáo khácnhau, được xây dựng trên nén tảng triết lý khác nhau Khi kinh doanh tai đâu,cần nghiên cứu tôn giáo ở đó cũng như đối tác kinh doanh theo tôn giáo nào

[15, tr 32-36].

Thứ ba là giá trị và thái độ: Giá trị là những quan niệm làm căn cứ đểcon người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng; Thái

độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo một

hướng xác định đối với một đối tượng Thái độ bắt nguồn từ những giá trị vàảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người đặc biệt là kinhdoanh quốc tế [15, tr 40-44]

Thứ tư là các phong tục tập quán: phong tục tập quán là những hành vi

ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ôn định của các thành viên trong

nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Phong tục tập

quán thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng dé thực hiệnchúng Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục riêng vì vậy nghiên cứu

van dé này thì công việc trôi chảy, thuận lợi và ngược lại [15, tr 45-47].

Thứ năm là /hói quen và cách ứng xử: thói quen là những hành động, nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc

sống, không dễ thay déi trong một thời gian dài; Cách cư xử là những hành vi

được xem là đúng đắn, phù hợp với một xã hội đặc thù Ở nhiều nước trên thế

giới, thói quen và cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, vì vậy nghiên cứu vấn đề

này sẽ khiến công việc trôi chảy, thuận lợi hơn [15, tr 48-52].

Thứ sáu là tham mỹ: Tham mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp

14

Trang 19

Nó ảnh hưởng giá trị, thái độ của con người ở mỗi quốc gia khác nhau Văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp, ít nhiều ảnh hưởng đến

quan niệm về giá trị đạo đức, chuẩn mực hành vi của các nhà kinh doanh [15,

tr 52-53].

Thứ bảy là giáo dục: Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục

đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và

xã hội, cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống Giáo dục là yếu tốquan trong dé hiểu văn hóa Trình độ giáo dục cao thường dẫn đến năng suất

cao và tiễn bộ kỹ thuật [15, tr 53-54].

Thứ tám là văn hóa kết tỉnh trong các của cải vật chất Vật chất là

những gi con người có thê nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người

tạo ra Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần nghiên cứu cách làm ra sản vật

(khía cạnh kỹ thuật) và ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế) Khi đánh giá

yếu tố của nền văn hóa, cần đánh giá cơ sở hạ tầng kinh tế; cơ sở hạ tầng xãhội và cơ sở hạ tầng tài chính [15, tr 55-56]

1.1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp

Trước hết, để hiểu được khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta

cần hiểu được “Doanh nghiệp” là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, doanh nghiệp

la “đơn vị hoạt động kinh doanh” [36, tr.333] Theo khoản 10 Điều 4 Luật

Doanh nghiệp 2020, “doanh nghiệp là tô chức có tên riêng, có tài sản, có trụ

Sở giao dịch, được thành lập hoặc dang ky thành lập theo quy định của pháp

luật nhằm mục đích kinh doanh” [31]

Khai niém “van hoa doanh nghiép”, ngay nay da tro thanh mot khai

niệm hết sức quen thuộc và gần gũi với mọi người Ở mỗi một nền văn hóa,

với nền tảng kiến thức khác nhau sẽ có một góc nhìn khác biệt về khái niệm này Không chỉ ở mỗi một quốc gia, mà ở mỗi một doanh nghiệp đều có cách nhìn, tiếp nhận và thực thi khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.

15

Trang 20

Hiện có đến trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.

Các khái niệm chủ yếu xoay quanh: Văn hoá doanh nghiệp là văn hóa thê hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong

doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài (Kotter, J.P &

Heskett, J.L.); là niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phô biến và tương đối ồn

định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P & Walters, M) [26]; bao

gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức vàphương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất

và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành

viên [28]; là toàn bộ các giá tri văn hóa được xây dựng trong suốt quá trìnhtồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và

hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các

doanh nghiệp [3]; là một tập hợp các giả định được chia sẻ nhằm định hướngcho các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp bằng cách đưa ra các hành vi thíchhợp cho từng tình huống khác nhau (Ravasi & Schultz, 2006); bao gồm luôn

cả tầm nhìn, giá tri cốt 161, các tiêu chuẩn, hệ thống, biểu tượng, ngôn ngữ, giả

định, niềm tin cũng như hành vi của các thành viên trong tô chức (Needle,

2004) [30]; là toàn bộ giá tri tinh than mang dac trung riéng biét cua doanh nghiệp có tác động tới tình cam, lý trí và hành vi của tat cả thành viên doanh nghiệp [15]; là một hệ thống các ý nghĩa, gia tri niềm tin chủ đạo, nhận thức

và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận

và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành

viên [2I]

Như vậy, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, nhưng có thé

hiểu văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng trong

suốt quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thànhquy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào mọi hoạt động của doanh nghiệpđồng thời chi phối tinh cảm, cách suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành

16

Trang 21

viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Văn

hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, trong luận

văn của mình, tác giả sử dụng quan điểm chia văn hóa doanh nghiệp thành

các cấp độ khác nhau Cấp độ dùng dé chỉ mức độ có thé cảm nhận được của

các giá tri văn hoá doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất

của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắcnhững bộ phận cau thành của nền văn hoá đó [15, tr.64] Theo Edgar Henry

Schein - cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan - một người cực kỳ chuyên

sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, các cấp độ củavăn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp khác nhau

a Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình

Đây là cấp độ văn hóa có thê nhìn thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên

bao gồm các hiện tượng và sự vật mà một người có thể nghe, nhìn và cảm thấy:

Kiến trúc, cách bài trí; Công nghệ, sản phẩm; Cơ cấu tổ chức, các phòng ban

của doanh nghiệp; Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh

nghiệp; Lễ nghi và lễ hội hàng năm; Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu

quảng cáo của doanh nghiệp; Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cáchbiểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm

làm việc trong doanh nghiệp; Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức; Hình thức, mẫu mã của sản phẩm; Thái độ và cung cách ứng xử của các

thành viên doanh nghiệp [15, tr.66].

Đặc điểm chung của cấp độ này: chịu ảnh hưởng chính từ tính chất

công việc kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của người lãnh đạo

Tuy nhiên, trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ văn hoá này

17

Trang 22

dễ thay đổi và ít khi thé hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh

nghiệp [15, tr.66].

Kiến trúc đặc trưng: bao gồm kiến trúc ngoại thất (thé hiện ở hình khốikiến trúc, quy mô về không gian mà doanh nghiệp sở hữu) và thiết kế nội thấtcông sở (từ những van đề lớn như tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dang củabao bi đặc trưng, mặt bang, quay, bàn ghế, phòng, giá dé hàng đến nhữngchi tiết nhỏ như đồ ăn, vị tri công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trongnhà vệ sinh) Tất cả những yếu tố về kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thấtđều góp phan tạo nên đặc trưng cho doanh nghiệp [ 15, tr.66-67]

Biểu tượng, logo: Biêu tượng là công cụ biểu thị đặc trưng của văn hóa

công ty, là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó, có tác dụng giúp mọi

người nhận ra, hiểu được cái mà nó biểu thị Các công trình kiến trúc, lễ nghi,giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng đặc trưng của biểu tượng Logo là một tácphẩm sáng tao thé hiện hình tượng về một tô chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật,

là loại biểu tượng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn, được in trên các biểu tượng khác của doanh nghiệp như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, ấn phẩm, bao bì sản phẩm [15, tr.68-69].

Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Ngôn ngữ là một dạng biểu trưng quan trọngthường được sử dụng dé gây anh hưởng đến văn hóa công ty, là phương tiệngiao tiếp trong đời sống hằng ngày, do cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành

viên trong doanh nghiệp quyết định Nhiều tổ chức, doanh nghiệp sử dụng

những câu chữ đặc biệt, khâu hiệu, vi von, ấn dụ hay một sắc thái ngôn từ dé

truyền tải một ý nghĩa cụ thé đến nhân viên và những người liên quan

Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ

thé hiện một cách cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, công ty [15, tr.70-71].

Mau chuyện, giai thoại, tam gương điển hình: Mau chuyện là nhữngcâu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về

18

Trang 23

những giá tri triết lý của văn hoá doanh nghiệp được các thành viên trong tổ chức nhắc đi nhắc lại và phô biến cho những thành viên mới Một số mâu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử hoặc

có thé được khái quát hóa hay hư cấu thêm Trong những mau chuyện ké

thường xuất hiện những tắm gương điền hình, đó là những mẫu hình lý tưởng

về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hoá doanh nghiệp, có théđược nhân cách hóa thành huyền thoại với những phẩm chất, tính cách củanhiều tam gương điển hình hay kỳ vọng về những giá trị, niềm tin trong tổ

chức, doanh nghiệp [15, tr.72|.

Ấn phẩm điển hình: là một số những tư liệu chính thức có thể giúp

những người hữu quan nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ

chức Chúng có thê là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệugiới thiệu về tô chức, doanh nghiệp, số vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ

hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty [15, tr.74].

Lễ nghĩ, lễ kỷ niệm và các hoạt động sinh hoạt văn hoá: LỄ ky niệm là

hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong doanh nghiệp ghi nhớ những giá tri của doanh nghiệp, là dip tôn vinh doanh nghiệp, tăng cường

sự tự hào của mọi người về doanh nghiệp Các hoạt động sinh hoạt văn hoá

(chương trình ca hát, thể thao, các cuộc thi trong các dịp đặc biệt ) được tô

chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khỏe, làm phong phú thêmđời sống tỉnh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau giữa

là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được công bố

rộng rãi ra công chúng Đây cũng chính là những giá trị được chia sẻ, tuyên

19

Trang 24

bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp Những giá trị được tuyên bố/ chấp nhận bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục

tiêu riêng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên Các nội

dung này sẽ được công bố rộng rãi Đây cũng chính là những giá trị được

tuyên bố, chấp nhận của văn hóa doanh nghiệp Những giá trị được chia sẻ,được tuyên bố thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanhnghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử

cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp [15, tr.77].

Tâm nhìn: là trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn

đạt tới, cho thấy mục đích, phương hướng chung dé dẫn tới hành động thống

nhất, cho thấy bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp trong tương lai với giới

hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng các thành viên trong

doanh nghiệp chung sức nỗ lực đạt được trạng thái đó [15, tr.78].

Sứ mệnh: là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá tri lâu dài về thờigian, nhằm thé hiện niềm tin, mục đích triết lí và nguyên tắc kinh doanh của

doanh nghiệp, khang định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp Sứ

mệnh nêu lên lý do vì sao tô chức tồn tại và mục đích của tô chức, nêu lên vai

trò, trách nhiệm mà tự thân doanh nghiệp đặt ra [15, tr.79].

Triết lí kinh doanh: là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Triết lí kinh doanh thường gồm3 nội

dung chính: Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp, phương thứchành động và nguyên tắc hành động Triết lí kinh doanh là cốt lõi của văn hoá

doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp, là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý doanh nghiệp, là phương tiện để giáo

dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của

doanh nghiệp [15, tr.85].

Mục tiêu chiến lược: là tuyên bỗ về những mục tiêu chính hướng đến duy trì hoạt động lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao

20

Trang 25

vị trí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là những gì mà

doanh nghiệp vươn tới, cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định

(thường là dài hạn), là các tiêu đích mà doanh nghiệp xác định trong một thời

kì chiến lược xác định, là những mục tiêu mà việc đạt hoặc không đạt được có

thé ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược, những mục tiêu mà doanh nghiệp

muốn theo đuôi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể và chúng phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện [15,

tr.87-88].

Các chuẩn mực hành vi: Chuan mực hành vi bao gồm các quy tắc, quyđịnh các thành viên làm gì và không được làm gì, họ phải thể hiện bằng

những thái độ và hành vi nào là phù hợp, đồng thời cũng đưa ra các hình phạt

áp dụng cho từng trường hợp vi phạm Chuan mực hành vi của một tô chức làcách diễn đạt bang những ngôn từ, chi dẫn, chỉ tiêu, mục tiêu, chỉ báo dấu

hiệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với mọi người về những nội dung của văn hóa công ty: những giá trị, nguyên tắc cần tôn trọng, phương pháp hành

động đúng đắn [15, tr.88-89]

c Cấp độ thứ ba: Những giá trị nền tảng

Đó là các giá trị được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận Khi doanh nghiệp đã hình thành

được các giá trị nền tảng và ngầm định, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ

và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những

hành vi đi ngược lại Những giá trị nền tảng bao gồm: giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và những yếu tố như nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, niềm tin/lòng tin mà lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp thống nhất lựa chọn và biến nó thành yếu tô chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp [15, tr.88-91].

21

Trang 26

1.1.2 Báo chí truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm báo chí và bao điện tử

Báo chí ngày nay đã trở thành phương tiện thông tin đại chúng thiết

yếu đối với đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Ở nước ta, với nền báo chí cách mang, báo chí là cơ quan ngôn luận của Dang, Nha nước, và các tô

chức chính tri xã hội, đồng thời là điễn đàn rộng rãi của nhân dân Báo chí đã

góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống hiện đại, làm thay đổi chất lượng

cuộc sống, làm thay đổi từng lối sống của từng con người, tác động tới tat cả

các khía cạnh, bình diện của xã hội.

Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội Ngoài các loại hình báo chí truyền thống lâu đời như: Báo in (Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), các loại hình báo chí mới dần xuất hiện làm phong phú thêm các loại hình báo chí truyền thông như Thông tấn, Báo ảnh

và Báo điện tử.

Theo Từ điển Tiếng Việt, báo chí là “các loại hình thông tin truyền

thông như báo, tạp chí, v.v.” [36, tr.51] Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định:

“Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hộithể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ

và phát hành, truyền dân tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử”.

Hiện trên thế giới và tại Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác

nhau về báo điện tử như báo trực tuyến, báo mạng, báo chí Internet và báo

mạng điện tử Báo điện tử là cách gọi thông dụng nhất ở nước ta hiện nay, gắn

liền với tên gọi nhiều báo điện tử thuộc cơ quan báo in như Nhân Dân điện tử,

Tổ quốc điện tử Theo Từ điển Tiếng Việt, báo điện tử là “loại hình báo chí

mà tin tức, tranh ảnh được hiển thi qua màn hình máy tính thông qua kết nối

trực tuyến với mạng Internet, phân biệt với báo ảnh, báo hình, báo nói, báoviết” [36, tr.51]

22

Trang 27

Ngay trong các văn bản pháp quy phạm của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “Báo điện tử” Điều 12 Nghị định 55/2001/NĐ-CP, ngày

23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý và cung cấp dịch vụ Internet đã nêu:

“Dich vụ thông tin Internet là một loại hình dịch vụ ung dụng Internet bao

gom dich vụ phat hành báo chi (bao nói, bao hình, báo điện tử), phát hànhxuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tửkhác trên Internet.” [35] Điều 3, Chương 1, Luật số 12/1999/QH10 ngày12/6/1999 về sửa đổi, b6 sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1999 cũng

đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy

tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”

[10, tr 5-6] Còn căn cứ theo pháp lý: Điều 3, Luật Báo chí 2016, “Báo điện

tử là loại hình báo chí sw dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫntrên môi trường mạng, gom báo điện tu và tạp chi điện tw” [34] Thông tưgần đây nhất của Bộ Thông tin & truyền thông số: 41/2020/TT-BTTTT Hà

Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2020 về việc Quy định chỉ tiết và hướng dẫn việc

cấp giấy pháp hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử,

xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang cua

báo điện tử và tạp chí điện tu, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuấtbản đặc san, cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” như là một loại hình báo

chí truyền thông.

Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì báo điện tử là một loại hình báo

chí truyền thông được xây dựng theo hình thức một trang web, ứng dụng rất

nhiều công nghệ khoa học và kĩ thuật hiện đại, nó hoạt động được nhờ các

phương tiện kĩ thuật tiên tiến, số hóa, các dịch vụ va các phần mềm ứng dụng

và được phát hành dựa trên nền tảng Internet Báo điện tử được xuất bản bởitòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá

nhân như máy tính bảng, điện thoại di động có kết nối Internet.

23

Trang 28

1.1.2.2 Đặc trưng cơ ban của bao điện tử

Một là, khả năng đa phương tiện Đây là một trong những đặc trưng

khác biệt của báo điện tử so với các loại hình báo chí truyền thống khác Sự

tích hợp các yếu tô đa phương tiện trong một tác pham báo chí: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ hoa, âm thanh, video va sự tương tác với độc giả tạo nên tính đa phương tiện của các bài báo điện tử.

Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong tiếng Anh vào giữa thé ki XX Đến nay, khái niệm này đã dan trở nên phố biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi tính và mang Internet Khi Internet ra đời, đặc biệt vào năm 1992 với sự xuất hiện

của World Wide Web đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được

viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản Hyper Text Markup Language Với sự phát

triển vượt bậc của công nghệ và trình độ lập trình, sé lượng các phương tiện

được tích hợp trên các trang web, trang báo điện tử ngày cảng phong phú và

nhiều hơn sự quan tâm của công chúng [10, tr.17-19]

Hai là, tính tức thời và phi định kỳ Đôi với các loại hình báo chí truyền

thống, để đọc những thông tin tiếp theo của báo in, bạn đọc phải chờ tới số

sau, có thé là ngày hôm sau (nhật báo), cũng có thé là tuần sau (tuần báo) vì

báo in còn phụ thuộc kỳ xuất bản của ấn phẩm, thời gian in ấn và phát hành Còn dé tiếp nhận tin tức trên phát thanh, truyền hình thì khán giả, thính giả không phải chờ lâu như thế nhưng lại bị phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng, và kỹ thuật

24

Trang 29

Báo điện tử khắc phục được những bat cap ma cac loai hinh bao chi khac

gặp phải khi truyền tải thông tin đến công chúng độc giả Các nội dung thông tin trên báo điện tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo (theo kích

thước khổ quy định) thời lượng phát sóng, quy trình sản xuất thông tin tiễn

hành qua thao tác kỹ thuật đơn giản, dé dàng có thé cập nhật, bổ sung, chỉnh

sửa bất kỳ lúc nào, tất nhiên việc chỉnh sửa, thay đổi thông tin khi đã pháthành là hết sức hạn chế và được phân quyên tại các cơ quan báo chí đối với

những bộ phận tham gia làm báo điện tử Với khả năng cập nhật thông tin kip thời, thông tin trên báo mạng điện tử có thê sống động, nóng hồi đến từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây.

Cũng chỉ báo điện tử mới có khái niệm “bài báo mở”: sau khi bài báo đã

phát hành vẫn tiếp tục được cập nhật và trong bài báo đó thường xuất hiện cácđường dẫn “mở” ra các nội dung khác giúp người đọc tham chiếu tới các bàibáo cùng chủ đề [10, tr.36-40]

Ba là, tính tương tác Các loại hình báo chí truyền thống gặp nhiều khó

khăn trong việc truyền tải ý kiến phản hồi của công chúng Trước khi báo mạng điện tử ra doi, tính tương tác trong hoạt động báo chí đơn giản là sự tác

động qua lại giữa cơ quan báo, nhà báo với người tiếp nhận thông tin Nhưng

sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã làm cho tương tác trong hoạt động báo

chí được mở rộng, có nhiều hình thức hơn và giảm đi những hạn chế của các hình thức tương tác cũ.

Một trong những ưu điểm của tính tương tác trên báo điện tử là tòa soạn

có thé nhận sự phản hồi của độc giả rất nhanh qua hệ thống email qua phan

“Liên hệ tòa soạn” [10, tr.41-48] Nhiều cơ quan báo chí có những chuyên

mục riêng trên báo điện tử để tiếp nhận thông tin phản hồi từ độc giả, tăng

tính tương tác của độc giả với tòa soạn: “Bạn đọc viết”, “Y kiến ban đọc”,

“Hộp thư bạn đọc”

25

Trang 30

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, bạn đọc có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từng bài báo, tác giả và tòa soạn bằng những thao tác đơn

giản, thuận tiện Tòa soạn gần như nhận được tức thời các ý kiến phản hồi va

quá trình xử lý, sàng lọc, lưu trữ, đăng tải phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự

hỗ trợ của máy tính và mạng Internet Những bản tin tóm tắt theo định kỳ sẽđược tòa soạn gửi đến từng độc giả thông qua email, giúp độc giả tiết kiệmthời gian và gắn kết hơn với tờ báo

1.1.2.3 Vai trò của báo chí với việc truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

Trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, cũng như phát triển

văn hóa, xã hội của đất nước, báo chí và nhà báo thường được nhắc đến nhưngười bạn đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân, báo chí là cầu nói dé

doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế đó là những nhận định được đúc rút

từ thực tế và ngày càng được khăng định trong giai đoạn hiện nay khi hộinhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu, rộng trên toàn thé gidi

Bao chi chinh 1a kénh chuyén tải giúp doanh nghiệp có những thông tin

phục vụ sản xuất, kinh doanh; quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hay

tìm kiếm những cơ hội hợp tác, đầu tư mới Đồng thời báo chí cũng động viên

khích lệ thành quả lao động sáng tạo của doanh nghiệp, người lao động, chia

sẻ những khó khăn với doanh nghiệp, phê phán những trở ngại, “rào chắn”

đối với quá trình sản xuất, kinh doanh Hơn thế, trong nhiều trường hợp, báochí còn “cứu nguy”, “gỡ thế khó” và giúp doanh nghiệp lấy lại hình ảnh đôikhi vì lý do nào đó bị sai lệch trong mắt người tiêu dùng

Báo chí là chiếc cầu nối hữu hiệu khi doanh nghiệp có khúc mắc với cơ

quan quản lý nhà nước, các tô chức khác liên quan đến doanh nghiệp, hay

giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà chưa được giải quyết hoặc giải quyết

chậm Bởi báo chí góp phần định hướng, đưa các thông tin sự việc thấu tìnhđạt lý đến cơ quan quản lý nhà nước cao hơn, định hướng dư luận dé bảo vệ

sự thật và cơ quan quản lý nhà nước sớm giải quyêt.

26

Trang 31

Bản thân từng doanh nghiệp có thé xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình, nhưng nếu những giá trị văn hóa ấy chỉ gói gọn trong khuôn khổ của

doanh nghiệp đó thì sức lan tỏa sẽ rất ít Một mặt, văn hóa doanh nghiệp

được hình thành và tôn tại thông qua việc sử dụng báo chí Mặt khác, văn

hóa doanh nghiệp cũng chi phối việc sử dụng các dạng thức và cấu trúc củabáo chí trong hoạt động của doanh nghiệp Ngoài vai trò cung cấp thông tintới người lao động thì báo chí và truyền thông còn có vai trò xác lập và thúcđây một mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như giữa các nhân

viên trong doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng Điều này giúp doanh

nghiệp thiết lập được một phong cách quản lý sự biến đổi mang tính chiến

lược Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp muốn văn hóa của mình được lan tỏa

rộng và được công chúng biết đến họ phải nhờ đến sức mạnh truyền thôngcủa báo chí, nhất là báo điện tử để xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh

nghiệp [xem Phụ luc 1].

Là một trong những loại hình truyền thông chủ lực, hiện đại, báo điện

tử đang ngày càng thé hiện rõ vai trò và chỗ đứng của mình trong tất cả các

lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có mảng truyền thông văn hóa

doanh nghiệp Truyền thông văn hóa doanh nghiệp qua các trang báo điện tử

là các phương pháp truyền đạt thông tin chuyên biệt về văn hóa doanh nghiệp

không những giúp cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hiểu rõ sứ mệnh, tam nhìn, giá tri cốt lõi và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng

giúp cho khách hàng, đối tác có cái nhìn đầy đủ hơn về doanh nghiệp Với

mật độ đưa tin, bài ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, phong phú, đề cập

nhiều khía cạnh liên quan đến văn hóa doanh nghiệp trong tình hình mới hiện

nay, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng ngày càng làm tốt vai trò của mình trong việc quảng bá thương hiệu và truyền thông văn hóa doanh nghiệp.

Phải nói rằng, báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp cũng chính là góp

phân thiệt thực vào việc cô vũ, động viên các doanh nghiệp xây dựng văn hóa,

27

Trang 32

con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết TƯ 9 Ban chấp hành TƯ khóa XI Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong chương trình “Báo chi dong hành cùng doanh nghiệp dé phát triển đất nước ” lần thứ 2 đã bày tỏ sự tin tưởng “báo chí, doanh nghiệp sẽ mãi là những người

bạn đồng hành trên bước đường hội nhập vì sự nghiệp phát triển của chínhmình và phon vinh của đất nước”

1.1.3 Quan diém của Đảng về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1.1.3.1 Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa trong kinh tếCác quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về vai trò của văn hóa

đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cần phải được quán triệt sâu sắc nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động văn hóa, điều đó

đòi hỏi các cấp, các ngành phải quán triệt quan điểm của Đảng về sự gan kếtgiữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, con người và xã hội trong giaiđoạn mới của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhắn mạnh:

Phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thong đại đoàn kết dân tộc,

ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa, xây dựng và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiễnđậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, làmcho văn hóa thắm sâu vào toàn bộ đời sống và các hoạt động xã hội,vào từng người và từng gia đình, từng tập thể và từng cộng đông,

từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh than cao đẹp, trình độ

dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công

nghiệp hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chu, văn minh, từng bước tiễn vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [5]

Trong những năm vừa qua, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm da bản sắc dân tộc đã khang định tinh đúng đắn va tầm quan

28

Trang 33

trong của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng chính là đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển đất nước Nó có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày nay khi mà nên kinh tế đang ngày càng phát trién.

Công cuộc đổi mới ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đòi hỏi đưa

văn hóa vào mọi lĩnh vực của đời sông xã hội dé khai thác, huy động cao nhấtnhân tố con người bởi đây chính là chủ thể sáng tạo, là tiềm năng của đấtnước, là nhân tố quan trọng, dựa vào điều kiện cụ thé của thời đại nhằm tạo ra

những biến chuyên vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) cũng đặt mục tiêu chung:

Xây dựng nên văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,hướng đến chân - thiện - my, thắm nhudn tinh than dân tộc, nhânvăn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nên tảng tỉnhthân vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảođảm sự phát triển bên vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VÌ muc

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình Và với

quan điểm văn hóa là nên tảng tinh than của xã hội, là mục tiêu,động lực phát triển bên vững đất nước Văn hóa phải được đặtngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội [8]

Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) cũng khang định:

Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm,xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao

văn hóa là nên tảng tỉnh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển

đông bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyét dinh bao dam

cho su phat triển toàn diện và bên vững của đất nước [6].

Gan xây dựng con người với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với bối cảnh

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,

29

Trang 34

trong đó chú trọng: (1) Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng

làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình; (2) Phát

huy vai trò văn hóa trong gia đình, nhà trường, cộng đồng: (3) Thường xuyên

quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việcCưới, việc tang, lễ hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động vănhóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; (4) Từngbước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn,

giữa các vùng, miền và các giai tang xã hội; (5) Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.

1.1.3.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo quan điểm của Đảng

Văn hóa doanh nghiệp được coi là tài sản tinh thần, bản sắc, giúp nângcao tính cạnh tranh, thúc day sự tăng trưởng của doanh nghiệp Việc xây dựngvăn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiệnnay đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các

doanh nghiệp.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng và xử lý mối quan hệ giữa văn hóa vàphát triển của Đảng được nêu ra trong Cương lĩnh (bổ sung, sửa đổi) thông

qua tại Đại hội XI:

Xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn diện, thong nhất trong da dạng, thắm nhudn sâu sắctinh than nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt

chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nên tang

tỉnh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển

[7].

Đến Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Dang ta cụ thé hóa quan điểm

chỉ đạo này thành mục tiêu của định hướng chiến lược xây dựng và phát triển

văn hóa, con người Việt nam Từ mục tiêu này, Đảng ta xác định nhiệm vụ:

30

Trang 35

Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh té, con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tạo

lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường san phẩm văn hóa pháp

lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiễn bộ, hiện đại dé các

doanh nghiệp tham gia xây dựng phát triển văn hóa Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp

luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bên vững và

bảo vệ Tổ quốc Phát huy ý thức và tỉnh thân dân tộc, động viên

toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và

phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trongnước và quốc té [8]

Trong Nghị quyết Trung ương khóa XI, nhận thức của Dang ta về phát

triển bền vững thé hiện trong công thức tổng thé sau: Phát triển đất nước, pháttriển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp = Tăng trưởng kinh tế + tiễn bộcông băng xã hội + phát triển con người toàn diện + phát triển nguồn nhân lực

+ bảo vệ môi trường Đây là quan niệm phát trién hiện đại và hoàn thiện nhất,

hướng tới sự phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững Trong quan niệm này,

quan hệ nhân tính giữa con người với con người, với xã hội, với bản thân

mình và với tự nhiên tức là với văn hóa, với cấu trúc đầy đủ của văn hóa đã có mặt trong phát triển và là sức mạnh nội sinh của phát triển bền vững, đồng

thời nó còn là hệ điều tiết sự phát trién của xã hội, của mỗi ngành, mỗi doanh

nghiệp [27].

Trong bài phát biểu phát động cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh

nghiệp Việt Nam ngày 07/11/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác

định: “Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tô khác biệt

bền vững của doanh nghiệp.” [2]

Mới đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,

những quan điêm mới nhăm phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người

31

Trang 36

Việt Nam trong tình hình mới đã được đề ra, trong đó thuật ngữ “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh” đã được đề cập đến [9, tr.144] Day là một “mắt khâu” quan trọng nhằm khắc phục những mặt trái nén kinh tế thị trường, đã va đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội cũng như quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Xây dựng văn hoá kinh doanh là sự kế thừa và phát triển các quan điểm

về xây dựng văn hóa trong kinh tế đã được Đảng ta đưa ra trước đó Quan

điểm của Đại hội XIII định hướng việc khơi dậy, phát huy văn hóa kinh doanh Việt Nam trong tình hình mới Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ: nhiều hình thức kinh doanh, loại hình doanh nghiệp mới ra đòi; lợi nhuận thu được

từ kinh doanh tăng nhanh, góp phan khang định và nâng cao vai trò, vị thé của

doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội Trong tiến trình toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có nhiều cơ hội phát huyhết khả năng, có đóng góp xứng đáng, làm cho đất nước ngày càng giàu,

mạnh Tuy nhiên, nước ta hiện vẫn đang thiếu những yếu tố và điều kiện cần

thiết dé phát triển nền văn hoá kinh doanh tiên tiến, như thé chế kinh tế thi

trường hiện đại, bộ máy hành chính hiệu quả và minh bạch, hệ thong phap luat day đủ và nghiêm minh, hiện đại Việc khơi day, phát huy van hóa kinh

doanh Việt Nam chưa được quan tâm tương xứng Văn hóa kinh doanh “chưathật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất

nước” [9, tr.84].

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII là:

“Khoi dậy khát vọng phát triển đất nước phon vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị

văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, hội nhập quốc tế” [9, tr 202] Xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam là

một trong những nội dung, giải pháp quan trọng nhăm thực hiện nhiệm vụ trọng

tâm đó.

32

Trang 37

Văn hoá doanh nghiệp năm trong văn hoá kinh doanh của một quốc gia, của một nên kinh tế, là biểu hiện văn hoá kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp Đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công, các doanh nghiệp Việt Nam phải lay con người “lam gốc” cho mọi hoạt động sản xuất, kinh

doanh Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp cần phải được coi là tài sản đặcbiệt không chỉ của doanh nghiệp, mà còn là “tài sản quốc gia”; cần được quantâm đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, ở các cấp, từ đó, có chính sách rõràng, nhất quán dé hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn

hoá trong doanh nghiệp [28].

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Những van dé văn hóa doanh nghiệp hiện nay

Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI với Nghị

quyết chuyên đề về văn hóa đã xác định: Thường xuyên quan tâm, xây dựngvăn hóa trong kinh tế; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân

với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát

trién bền vững của đất nước Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ văn hóa được

gây dựng nên trong suốt quá trình ton tại và phát triển của doanh nghiệp, nóxác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm việc trong doanh nghiệpchấp nhận, đề cao, ứng xử theo các giá trị đó, tạo nên sự khác biệt giữa cácdoanh nghiệp khác nhau Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng

trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp Nếu thiếu yếu tố văn hóa

thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất

kỳ thời điểm hay hình thái kinh tế xã hội nào.

Văn hóa doanh nghiệp luôn được xem là nền tang tinh thần tạo nên giá

trị của doanh nghiệp, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết dé doanh nghiệp phát triển bền vững Ngoài việc chú trọng nâng cao chat

lượng sản phâm, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ cũng như tôi đa hóa

33

Trang 38

lợi nhuận, điều cốt lõi là phải xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp Có thé nhận thấy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự

phat trién bền vững của mỗi doanh nghiệp

Xác định được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, những năm gần đây, van dé văn hóadoanh nghiệp ngày càng được quan tâm, chú trọng và nhắc đến nhiều hơn.Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số

2179/QD -BNV, ngày 27/12/2003 của Bộ Nội vụ với sứ mệnh của Hiệp hội: “Xây dung văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vi sự phát triển bên vững” Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 1846/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2016 lẫy ngày 10 tháng 11 hàng năm là ngày văn hóa doanh nghiệp Việt

Nam, tại Lễ công bố Quyết định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức

phát động Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong

cả nước Từ đó nhiều hoạt động, chương trình hành động, diễn đàn được tôchức ở nhiều tỉnh thành, đơn vị trên khắp cả nước xoay quanh vấn đề văn hóa

doang nghiệp

Các doanh nghiệp ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề phát

triển văn hóa doanh nghiệp của đơn vị mình, coi đó là mục tiêu chiến lược trong quá trình xây dựng doanh nghiệp Doanh nhân Đàm Quốc Hiệp, Phó Tổng Giám đốc DANKO GROUP cho rằng: văn hóa doanh nghiệp là những

gi còn đọng lại khi tat cả đã mat di; là sự gắn kết, đoàn kết của các nhân viên

trong công ty với nhau và cùng nhau vượt qua những lúc khó khăn cũng như thành công nhất Văn hóa doanh nghiệp gắn kết lâu dài với một doanh

nghiệp, đó là những giá trị tỉnh thần ẩn mình nhưng là một sức mạnh vô cùng

lớn để doanh nghiệp tôn tại và phát triển tạo dấu ấn khác biệt đối với những

doanh nghiệp khác, có thể coi như là truyền niềm tự hào từ thé hệ trước chothé hệ sau Chia sẻ về định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp của công

ty, bả Bùi Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Cô phần Bánh kẹo Hải

34

Trang 39

Hà khang định: Văn hóa kinh doanh của Công ty Cổ phan Bánh kẹo Hải Ha

là không được phép băng lòng, tự mãn với những gì mình đang có, làm như

thế đã tốt rồi nhưng cân phải làm tốt hơn nữa Phải thường xuyên cải cách,

có chính sách hậu mãi tốt, quan tâm nhiều hơn nữa đến quyên lợi chính dangcủa người tiêu dùng, của khách hàng, của đối tác Bởi điều này sẽ làm tănglợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trongngành Ông Nguyễn Thanh Việt — Chủ tịch HĐQT — Tổng Giám đốc Công ty

CP đầu tư xây dựng hạ tang và giao thông (Intracom) nhấn mạnh: Văn hóa

doanh nghiệp được coi là tài sản tinh than, là “phan hon” giúp tạo dựng

thương hiệu, bản sắc, nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy sự tăng trưởng của

doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững Trong bối cảnh cạnh tranh và

hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tiêuchí đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử đóng vai trò hết sức quan trọng đối

với các doanh nghiệp Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển văn hóa

doanh nghiệp Việt Nam, ông Mạc Quốc Anh chia sẻ: Xdy đựng văn hóa

doanh nghiệp còn là một yêu câu tat yếu của chính sách phát triển thương

hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phan quảng bá

thương hiệu của doanh nghiện Thương hiệu mang lại giá trị cho doanh

nghiệp như việc thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, được kháchhàng tín nhiệm, từ đó phát triển sản xuất kinh doanh

Có thể thấy rằng, ngày nay, văn hóa doanh nghiệp ngày càng nhậnđược sự quan tâm lớn không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà đối

với các cấp quản lý, cộng đồng và xã hội Đó là sự khách quan tất yếu trước

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn như hiện nay

Qua khảo sát các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô có thể nhận thay

van dé văn hóa doanh nghiệp cũng là một đề tài mà Ban Biên tập luôn có sự

định hướng cho phóng viên thực hiện Đối với báo Tuổi trẻ Thủ đô, theo chia

sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hưng — Tổng Biên tập: khi tiếp cận với doanh

35

Trang 40

nghiệp, ngoài những đề tài theo đề xuất của các phóng viên, Ban biên tập định hướng, nhằm đánh trúng các van đề mà các doanh nghiệp đang truyền thông, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Ví dụ như đối với doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng may mặc mà đã từng cộng tác với báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô

trong thời gian vừa qua thì người đứng đầu doanh nghiệp sẽ định hướng thôngđiệp, ngoài góc độ tuyên truyền thì báo còn hợp tác với các doanh nghiệp déchia sẻ rất nhiều tâm thư, tâm huyết từ người lao động nhằm quảng bá sự tíchcực về điều kiện làm việc, môi trường cũng như văn hóa của doanh nghiệp

đến với cộng đồng song song với hệ thống truyền thông nội bộ của doanh

nghiệp như: website của công ty, Zalo, Fabook, fanpage ngay trong nhữngbài viết của Tuôi trẻ Thủ đô về doanh nghiệp như phần text, hình ảnh, họa sĩthiết kế và những ứng dụng đa phương tiện khác đều thể hiện nội dung vé sựnhận diện ra thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đó là một trong những

định hướng của Tuổi trẻ Thủ đô [xem Phụ lục 2].

Đối với tòa soạn báo Kinh tế & Đô thị, kinh tế luôn gắn với doanh

nghiệp vì doanh nghiệp là thành tố gắn liền với nền kinh tế, vì thế tòa soạn

luôn ưu tiên tuyên truyền cho doanh nghiệp với quan điểm nhất quán là luôn

đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp dé đôi bên cùng

có lợi Trong truyền thông về văn hóa doanh nghiệp, báo Kinh tế & Đô thị đềcập đến những vấn đề như: chúng tôi luôn tôn vinh những doanh nghiệp hành

xử có văn hóa trên các góc độ; sự chăm lo đến đời sống của các cán bộ, công

nhân viên, môi trường làm việc của doanh nghiệp phải tốt; sản phẩm của

doanh nghiệp phải tốt và phục vụ lợi ích của xã hội; đóng góp cho xã hội những hoạt động hữu ích; hình ảnh nội bộ văn hóa của các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp; chiến lược và xu hướng phát triển của doanh nghiệp,

những chia sẻ và lên tiếng bảo vệ những quyền lợi của doanh nghiệp

Những năm gần đây, sự đồng hành của báo chí với doanh nghiệp đã và

đang thé hiện ngày càng rõ trong đời sống xã hội Doanh nhân, doanh nghiệp

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w