1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM ANH ĐÀO

LUAN VAN THAC SI

Chuyên ngành: chính trị học

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

970005 8

1 Tính cấp thiết của đề tai cccccccccesesessesseeseesessesseesesesseeseeseesess 82 Tình hình nghiên cứu dé tàì 2-2 s+SEc£Ec£E2EEcExerxerkerkerree 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - 13

3.1 Mục đích của LUẬN VĂN - << c3 1K 3511 key 133.2 Nhiệm vụ của LUGN VAN coocccccccccccccccccccccsesesscccssccccssssssscesssccessesssseeeeess 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn - 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu của LUẬN VĂH 55s s+ss + +ses+s 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu LUẬN VĂN 55 + + E+vEEeeeEeeeeeeeess 145 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn 145.1 Cơ sở lý luận của LUẬN VĂN 5c E+eEseeeseeeeeeeeee 145.2 Phương pháp nghiên cứu của LUẬN VGN - 55-555 s+<+£++s 146 Đóng góp mới của Luận Văn cece c5 + irerersrrrrreerrre 14

7 Kết cấu của Luận văn cccccccccccrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrriee 14

)ï28)10 0021 15

CHUONG 1: BANG CONG SAN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO NÔNG DANXÂY DỰNG NONG THON MOL ou.oeocceccesccescececsssesseessesseessesstessesssessessseens 15

1.1 Dang chu trương xây dựng nông thôn mới . - 15

1.1.1 Tam quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trong giai

đoạn đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất Hước 5 5cccccersererreei 15

1.1.2 Mô hình nông thôn mới theo chủ trương của Đảng 181.1.3 Vi tri, vai trò cua nông dân trong xây dựng nông thôn mới 22

1.2 Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nông dân trong

quả trình xây dựng nông thOn HIỚI Ăn eeiirey 25

1.2.1 Tuyên truyền quán triệt chủ trương xây dựng nông thôn mới 25

Trang 4

1.2.2 Lãnh đạo các Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp xây dựng

chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với nguyện

vọng và lợi ich của nông (ỦẪNH sư 30

1.2.3 Lãnh đạo hội nông dân và các đoàn thể quần chúng phát huy

quyền làm chủ nang lực sảng tao của nông đâm 331.2.4 Kiểm tra việc triển khai thực hiện; sơ kết tổng kết nhân rộng dién

hình nông dân tiêu ĐiỄM + 25t SE EEEEEEEEEEEEEgrrrrrrrec 3ó

CHƯƠNG2: DANG BỘ BAC GIANG VAN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ

TRƯƠNG XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI 2 5c+cs e2 38

2.1 Triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 38

2.1.1 Đặc điểm nông thôn và nông dân Bắc Giang 362.1.2 Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, -5c©5cccsccsa 392.1.3.Hình thành tổ chức chỉ đạo xây dựng các chủ trương, kế hoạch472.1.4 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân 512.1.5 Phát huy vai trò của hội nông dân và các đoàn thể chính trị - xã

7 PP" HA 562.1.5.1 Hội nông đẪNH - s5 <5 xe 56

2.1.5.2 Mặt trận tỔ QUOC cesceccescescessessessesseesessessessessessesstessesesseeseeseesees 612.2 Kết quả, hạn chế 2 2 s++s+Ek+EE£EEEEEEEEEE2E12E12E1 E1 crEcrkee 64

2.2.1 Những kết quả đạt ẨượC 5-55 ScccccEEErerererrrrrrrrrred 64

2.2.2 Khó khan han ché, HGHYÊN HẬN QẶẶĂ SA se, 73

KẾT LUẬN ¿525225222121 EEEEE2E211211211211 1111111211111 211 11c 84DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ©¿+222sez2EESeczei 86

Trang 5

DANH MUC CHU VIET TAT

Cánh đồng mẫu lớn

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Don điền đồi thửa

Hội đồng Nhân dân

Mặt trận Tổ QuốcMục tiêu quốc gia

Nông thôn mới

Phát triển nông thônSản xuất kinh doanhVăn hóa Xã hội

Vệ sinh môi trường

Ủy ban Nhân dân

Trang 6

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn Việt Nam là địa bàn sinh sống của người nông dân trên lãnh

thé Việt Nam, được hình thành một cách tự nhiên trong lịch sử Ở đó hoạtđộng kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với lối sống và sinh hoạt mangtính cộng đồng cao, được kết tinh thành nền văn hóa dân gian truyền thốngmang nét đặc thù của mỗi vùng Nói đến nông thôn Việt Nam là nói đến nghềnông trồng lúa nước, đến những cánh đồng mênh mông, mỏi cánh cò bay mà

ở đó dân tộc Việt Nam đã sinh sôi, lớn mạnh và trưởng thành dé có được tamvóc ngày hôm nay Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn rất quan tâm đếnsự phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sáchđúng đắn dé đây nhanh sự phát triển của khu vực này.

Trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dângiầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tiễn bước vững chắc

lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta khăng định: “nông nghiệp, nông dân, nông thôncó vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng

và bảo vệ tô quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xãhội bền vững, giữ vững 6n định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữgìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất

nước” [42; 27].

Trang 7

Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có vị trí đặcbiệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược của cách mạngViệt Nam Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân đã có những đóng gópto lớn, góp phần cùng toàn dân làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu

tranh giải phóng dân tộc Ngày nay, trong quá trình xây dựng nông thôn mới,

nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt và chủ yếu tham gia trực tiếp

vào quá trình này.

Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Đông Bắc nước ta.

Bắc Giang có nên kinh tế nông - công nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệpđóng vai trò chủ đạo Tỉnh Bắc Giang hiện có 90,4% dân số sống ở nông thôn,nông dan là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội và đang là lực lượng chủyếu tham gia phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Do vậy, nông thôn có vai trò

đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cùngvới xu thé chung của cả nước, Bắc Giang cũng đã và đang đây mạnh xâydựng mô hình nông thôn mới Quá trình xây dựng nông thôn mới ở BắcGiang đang đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thắng lợi quan trọng Tuynhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn Bắc

Giang vẫn còn một số hạn chế Đặc biệt, nông dân Bắc Giang mặc dù đóng

một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới,

nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân van còn nghèo, van còn gặp

nhiêu khó khăn, thiêu thôn.

Để quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới ở Bac Giang ngày càng

đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trongnhững năm tới, đòi hỏi Bac Giang phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện một hệthống những chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhămphát triển toàn diện nông thôn Điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy chođược sự cô gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông

Trang 8

dân Bắc Giang Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và nông thôn suycho cùng cũng là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dan.Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn Pháttriển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì nông dân Vai trò của

nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới là vô cùng to lớn Tuy nhiên,

quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới dưới tác động của nên kinh tế thị

trường tất yêu buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức không dễ gì

tránh khỏi, đó là hiện trạng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất;hiện tượng phân hóa giàu nghèo, mat đoàn kết trong nội bộ nông dân; tìnhtrang 6 nhiễm môi trường, tệ nạn xã hdi, Day là những van dé lớn đang anhhưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân Vì vậy, sức mạnh của nôngdân chỉ có thé được nhân lên và phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu

sát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương,của cả hệ thống chính trị Vì vậy, Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo nông

dân xây dựng nông thôn mới, là một trong những vẫn đề cấp thiết đang được

đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Đó chính là lý đo tôi lựa chọn đề

tài này làm luận văn

2 Tình hình nghiên cứu đề tai

Trong những năm đôi mới, phát triên nông nghiệp, nông thôn và giảiquyêt vân đê nông dân là những chủ đê thu hút sự quan tâm nghiên cứu củanhiêu cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa họctrên thê giới cũng như ở nước ta.

Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nôngnghiệp trong các nước đang phát triển”, Frans Ellits, Nxb Nông Nghiệp, 1994.Tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các

nước đang phát triển: chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào,

Trang 9

dau ra cho sản xuât nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vanđề phát sinh trong quá trình đô thị hoá.

- “Một số vấn dé về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và

Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc

và Đỗ Đức Định sưu tam và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000 Trongcông trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân,thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầutrong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam.

- “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam và một số nước ”,Michaelk R Dove, William Roseberry Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Thịnh tuyên

chon, giới thiệu, Nxb Văn Hoa Dân Tộc, 2008.

Trong nước vê nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng có hàng loạtcác công trình nghiên cứu Tiêu biêu nhât là công trình ngiên cứu:

- “Kinh nghiệm tô chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lich sử”, GS.

Phan Đại Doãn và PGS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị

Quốc gia, 1994.

- “Phát triển nông thôn", GS Phạm Xuân Nam (chủ biên), Nxb Khoahọc xã hội, 1997 Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triểnnông thôn Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội

dung về phát kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc

làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; van dé sử dụng và quan lý nguồn lực tai

nguyên thiên nhiên; van đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo

- “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính

tri’ do PGS,TSKH Lê Dinh Thang (chu bién ), Nxb Chinh tri Quéc Gia,

1998.

Trang 10

- “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đối mới” của PGS.TS.Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003 Đây là công trình nghiên cứu rất

công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quátrình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấphệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên

giám thong kê nông nghiệp thu nhỏ Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi

mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm

đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triểnnông nghiệp, nông thôn Việt Nam Những gợi mở về những vấn đề cần giải

quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấndé phân hoá giàu nghèo, van dé nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩunông sản đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục.

- “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Kinh nghiệm Việt Nam,Kinh nghiệm Trung Quốc”, GS.TS Phùng Hữu Phú( Chủ Biên), Nxb Chính

Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009.

- “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nôngnghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức Ausaid

nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại nông

các công trình ây chưa đi sâu nghiên cứu quá trình triên khai, áp dụng các

Trang 11

chính sách về nông nghiệp, nông thôn nói chung và mô hình nông thôn mớinói riêng ở các địa phương đặc biệt là những địa phương có tiềm năng nôngnghiệp như tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chínhlà cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu, sử dụng trong quá

trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên cứu của minh

về sau.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

3.1 Mục dich của Luận văn

Nghiên cứu, đề suất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao tínhhiệu quả nội dung chủ trương chính sách về xây dựng mô hình nông thônmới, của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước và hội nhập quôc tê hiện nay.

3.2 Nhiệm vu của Luận văn

Đê đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Lam rõ cơ sở lý luận va quan điêm chủ trương của Đảng về xây dựngnông thôn mới ở nước ta trong tình hình hiện nay.

- Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, nguyên nhân kinh nghiệmtrong việc xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạocủa Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

4.1 Đôi tượng nghiên cứu của Luận văn

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ

tỉnh Bắc Giang nhằm phát huy vai trò người nông dân trong xây dựng nôngthôn mới trên địa ban tỉnh.

4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh

Bắc Giang trong việc lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới trên địa bàntỉnh Bắc Giang trong thời gian từ năm 2008 đến nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn5.1 Cơ sở lý luận của Luận văn

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm của Dang cộng sản Việt nam về vanđề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; đồng thời kế thừa thành quả nghiêncứu của các công trình khoa học khác có liên quan.

5.2 Phương pháp nghiên cứu của Luận văn

Đề thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, ngoài phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luậnvăn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như: phân tích vàtổng hợp, lôgic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, thống kê, điều tra

6 Đóng góp mới của Luận văn

- Trên phạm vi tỉnh Bắc Giang luận văn là công trình đầu tiên đượcnghiên cứu ở quy mô và phạm vi một luận văn thạc sĩ chính tri học.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứutham khảo ở các cấp Ủy Đảng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội

Trang 13

Nông dân Việt Nam tỉnh Bắc Giang; làm tài liệu phục vụ đảo tạo, bồi dưỡng

cho trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.7 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phân mở dau, ket luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 2 chương, 5 tiết.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: DANG CONG SAN VIỆT NAM LANH ĐẠO NÔNG DAN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

1.1 Đảng chủ trương xây dựng nông thôn mới.

1.1.1 Tam quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trong giaiđoạn đấy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước.

Việt Nam là một nước nông nghiệp Mấy nghìn năm trước đã hìnhthành và phát triển nền văn minh sông Hong - văn minh nông nghiệp hay vănminh lúa nước Lich sử dựng nước, g1ữ nước, văn hóa, lối sống đều gắn VỚIkinh tế nông nghiệp Nông nghiệp là gốc (di nông vi bản), có vai trò quan

trọng trong đời sống của cư dân, sự vững bên của đất nước (phi nông bat ồn).Xã tắc trường tồn là nhờ đất và cây lúa Các thế hệ người Việt Nam đã dựng

nước và mở bờ cõi cũng có nghĩa là khai khẩn các vùng đất nông nghiệp từ

hoang vu thành mầu mỡ suốt từ đồng bằng sông Hồng đến miền Trung và

đồng bằng sông Cửu Long.

Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công với nền nông nghiệp lạc

hậu và hậu quả của nạn đói, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ

Trang 14

đạo phát triển nông nghiệp dé cứu đói, xây dựng "đời sống mới" dé xóa bỏ tandư lạc hậu do chế độ cũ dé lại Ngày mùng 3 tháng 4 năm 1946, Ủy ban vậnđộng đời sống mới Trung ương được thành lập nhằm đây mạnh hơn nữa cuộcvận động xây dựng đời sống mới trong toàn dân và toàn quốc Đây chính là

giải pháp có ý nghĩa đột phá để xây dựng nông thôn mới Chủ tịch Hồ Chí

minh đã viết tác phâm " Đời sống mới"(1947) dé hướng dẫn các tầng lớp nhândân thực hành xây dựng đời sống mới Dé chính là những tiền dé đầu tiên détiến hành xây dựng nông thôn mới trong suốt quá trình chiến đấu chống thực

dân Pháp xâm lược.

Khi miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội, Đảng, Chính phủ chỉ đạo khôi phục kinh tế, trước hết là khôi phục

kinh tế nông nghiệp, chăm lo đời sống nông dân Đảng chủ trương cải tạo

nông nghiệp theo con đường xã hội chủ nghĩa để xây dựng nề kinh tế quốcdân có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại Chủ tịch Hồ Chí Minh coicông nghiệp, nông nghiệp là "hai chân" của nền kinh tế, là cơ sở để phát triểnkinh tế công nghiệp.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quá trình xây

dựng nông thôn mới vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy trong thời kỳ mớivà đạt những thành tựu to lớn góp phần ồn định chính trị - xã hội, xóa bỏ tàn

dư của văn hóa thực dân do Mỹ - Ngụy để lại, phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội, giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo những tiền đề cho quá trìnhđổi mới đất nước.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã nhấn mạnh: nông nghiệp làlực lượng hàng đầu, đưa nông nghiệp tiễn lên một bước theo hướng sản xuất

lớn Việc xây dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn đều liên quan

trực tiếp đến nông nghiệp (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng

Trang 15

xuất khâu) Do là sự cụ thé hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hộichủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Sau hơn 20 năm đổi mới, vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp,nông thôn đã đạt được những bước tiến quan trọng Cơ sở kinh tế ở nông thôn

là nông nghiệp đã chuyên từ nền sản xuất tự cung tự cấp, sang sản xuất hànghóa theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước chuyền

cơ bản làm thay đối cau trúc kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, tạo động

lực xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, trong quá trình tiếp tục sự nghiệp đôi mới đất nước vì mục

tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiễn bước

vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là trục cơ bản dé giải quyết nhiệm vụ phát triển đất

nước Trong trục nay, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là nội dungquan trọng bậc nhất, là nhiệm vụ đầu tiên phải ưu tiên giải quyết trong quátrình công nghiệp hóa Định hướng chiến lược này bắt nguồn từ nhận thứcđiều kiện phát triển thực tiễn của Việt Nam - xuất phát từ một quốc gia nôngnghiệp với nông dân chiếm đại bộ phận dân số cả nước, do đó, sứ mệnh lịch

sử của quá trình công nghiệp hóa là cải biến nền kinh tế nông nghiệp, nôngthôn lạc hậu cô truyền, xây dựng nông thôn mới.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy

(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu mộtcách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghị

quyết khăng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị tríquan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính vìvậy các van đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng

bộ, gắn với quá trình đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp,

nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiêm năng cân khai thác một cách có

Trang 16

hiệu quả Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,tỉnh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, dé giảiphóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Giải quyết van dé nông nghiệp,

nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực

nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thông chính trị và toàn xã hội.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Dang ta khang định xây dựngnông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh

tế xã hội của đất nước Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ

phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: tiếp

tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm

từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn vàphát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.

Thực hiện đường lối của Dang, trong thời gian qua, phong trào xâydựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước,thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.

1.1.2 Mô hình nông thôn mới theo chi trương của Dang

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về

thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập

quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản pham cần thiết

cho cuộc sống con người Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có mộtnước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nôngdân còn thấp Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước ViệtNam cho là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng Phát triển nông

nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là môi quan tâm hàng đâu, có vai trò

Trang 17

quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước Xây dựng nông thônmới là cuộc cách mang va cuộc van động lớn dé cong đồng dân cư ở nôngthôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp;phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sốngvăn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống

vật chat, tinh thân của người dân được nâng cao.

Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát vềmục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nôngthôn mới trong giai đoạn hiện nay, phủ hợp với điều kiện thực tiễn phát triển

của đất nước Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài

học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn

lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới Mục tiêu xây dựng

nông thôn mới được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cauhạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cau kinh tế và các hình thức tô

chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịchVỤ; gan phat trién nông thôn với đô thi theo quy hoạch; xã hội nông thôn dan

chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;

an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân

ngảy càng được nâng cao.

Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghịquyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chínhphủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,

hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới Nội dung chính của Chương trình mụctiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của

dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa vàmôi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ Đây là chương

Trang 18

trình mang tính tông hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gôm tât cả cáclĩnh vực kinh tê, văn hóa, xã hội, chính tri, an ninh - quôc phòng.

Đề chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ

đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ Tướng Chính phủ ra quyết địnhsố 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới Theo quyết định, mỗi xã được công nhận là xã nông thôn mớikhi đạt được 19 tiêu chí sau:

Nhóm 1 là Quy hoạch, gồm một tiêu chí là quy hoạch và thực hiện quyhoạch Trong đó có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển

sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ;quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới;

quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện

có theo hướng văn minh, bảo tôn được bản sắc văn hóa tôt đẹp.

Nhóm 2 là hạ tang kinh tế xã- hội, gồm tam tiêu chí (từ tiêu chí 2 đến

tiêu chí 9) Tiêu chí về giao thông (tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa

hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; tỷ lệ kmđường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cap ky thuat cua BO GTVT; ty

lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; tỷ lệ km đườngtrục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện); tiêu chí vềthủy lợi (hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệkm trên muong do xã quản lý được kiên cô hóa); tiêu chí điện (hệ thống điện

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thườngxuyên, an toàn từ các nguồn); tiêu chí trường học (ty lệ trường học các cấp:mam non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia); tiêu chívề cơ sở vật chất văn hóa (nhà văn hóa và khu thê thao xã đạt chuân của Bộ VH-TT-

DL; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thé thao thôn đạt quy định của Bộ

Trang 19

VH-TT-DL); tiêu chí về Chợ nông thôn (đạt chuẩn của Bộ Xây dựng); tiêu chí vềbưu điện (có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; có Internet đến thôn); tiêuchí về nhà ở dân cư (không có nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêuchuan Bộ Xây dựng).

Nhóm 3 là Kinh tế và Tổ chức sản xuất, gồm bốn tiêu chí (từ tiêu chí 10đến tiêu chí 13) Tiêu chí về Thu nhập (Thu nhập bình quân đầu người/ năm

so với mức bình quân chung của tỉnh); tiêu chí về hộ nghèo (giảm tỉ lệ hộnghèo theo vùng); tiêu chí về co cau lao động (ty lệ lao động trong độ tuôi làmviệc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp); tiêu chí về hình thức tổ chức (có tô hợptác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả).

Nhóm 4 là Văn hóa - Xã hội - Môi trường, gồm bôn tiêu chí (từ tiêu chí14 đến tiêu chí 17) Tiêu chí về Giáo dục (Phố cập giáo dục trung học; ty lệ

học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học ( phổ thông, bồ túc, học nghề;

tỷ lệ lao động qua đào tạo); tiêu chí về Y tế (tỷ lệ người dân tham gia các hìnhthức bảo hiểm y tế; y tế xã đạt chuẩn quốc gia); tiêu chí về văn hóa (xã có từ70% sô thôn, bản trở lên đạt tiêu chuan làng văn hóa theo quy định của BộVH-TT-DL); tiêu chí về môi trường (tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệsinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuấ, kinh doanh đạt tiêu chuẩnvề môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt

động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo

quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định).

Nhóm 5 là Hệ thống chính trị, gồm hai tiêu chí (tiêu chí 18 và tiêu chí19) Tiêu chí về Hệ thống tô chức chính trị xã hội vững mạnh (Cán bộ xã đạtchuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Dang

bộ, chính quyên xã đạt tiêu chuân “trong sạch, vững mạnh; các tô chức đoàn

Trang 20

thé chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiễn trở lên); tiêu chí về an ninh trậttự xã hội (Aa ninh, trật tự xã hội được giữ vững).

Bộ tiêu chí cũng quy định rất rõ, xã đạt nông thôn mới khi xã thực hiện

đủ 19 tiêu chí trên; huyện nông thôn mới đạt danh hiệu nông thôn mới khi có75% số xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tinh được công nhận nôngthôn mới khi có 80% số huyện trong tỉnh đạt chuân nông thôn mớ

1.1.3 Vi trí, vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, giai cấp nông dân

Việt Nam có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và pháttriển đất nước Hơn tám mươi năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâmxây dựng và phát triển giai cấp nông dân Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nôngnghiệp và nông dân luôn có một vi trí đặc biệt đối với xã hội; phát triển nôngnghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi van đề xã hội Năm 1946,

trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: Việt Nam là

một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc.Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân,trông cậy vào nông nghiệp một phan lớn Nông dân ta giầu thì nước ta giầu.Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” Nông dân là lực lượng đông đảo, trựctiếp thực hiện vai trò quan trọng của nông nghiệp Lao động nông thôn khôngchỉ là nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trong phát triển sản xuất và kinhtế nông thôn mà còn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã

hội khác của cả nước, nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động cho công

nghiệp hóa, đô thị hóa Cư dân nông thôn chiếm đa số dân cư cả nước, tạo nên

nền tảng của xã hội và lực lượng chính trị của chế độ Vai trò quan trọng củanông dân Việt Nam không chỉ được thể hiện trong phát triển kinh tế nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới ma còn trong toàn bộ tiến trình đổi mới, phát

Trang 21

triển và hiện đại hóa xã hội Việt Nam nói chung, nhất là trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Giai cấp nông dân cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức xã

hội chủ nghĩa là lực lượng cơ bản của cách mạng Nông dân, giai cấp nôngdân như Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã xác định là "chủ thể" của quátrình phát triển Vai trò đó đã từng được thể hiện trong quá trình cách mạng

giải phóng dân tộc trước đây, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập,

tự do của Tổ quốc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Phát huy vai trò đó

giai cấp nông dân Việt Nam là một bộ phận rất quan trọng trong cơ cầu xã

hội, trong khối liên minh giai cấp, dân tộc và xã hội, phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, thúc đây đổi mới và thực hiện thăng lợi mục tiêu củađổi mới.

Dựa vào người dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân là tư tưởng

nồi bật trong chủ trương xây dựng nông thôn mới của Dang, Nhà nước Sự tham

gia của nông dân vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quantrọng, quyết định sự thành bại theo phương pháp tiếp cận, phát triển dựa vào nộilực và do cộng đồng làm chủ, trong thí điểm mô hình Khi tham gia vào quá

trình phát triển thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng

đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về

quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài Khi xem xét

quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển nông thôn, vaitrò của người dân ở đây được thể hiện qua việc: dân biết, dân bàn, dân đóng

góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi Như vậy, vai trò củangười dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợpvới quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc” Các nội dung trong nâng cao vaitrò của người dân trong việc thực hiện mô hình nông thôn mới được hiệu:

Trang 22

Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân vềnhững kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn,quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn saucủa quá trình xây dựng công trình; người dân nắm được thông tin đầy đủ vềcông trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công

trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộngđồng người dân được hưởng lợi.

Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kếhoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nôngdân trên địa bàn như: bàn luận mở ra hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng côngtrình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công

trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chỉ tiêu từcác nguồn thu, phương thức quản lý tai chính, trong nội bộ cộng đồng dân cưhưởng lợi.

Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào cáchoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt

động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và

những công việc liên quan đến tô chức tiếp nhận, quản lý va sử dụng công

trình Người dân trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, hoạt động thi công,quản lý và duy tu bảo dưỡng Việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân cóviệc làm, tăng thu nhập cho người dân Ngoài ra dân còn góp của góp công.Hình thức đóng góp có thé bang tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đónggóp bằng trí tuệ.

Dân kiêm tra: dân kiêm tra mọi vân đê, mọi công việc liên quan đên xây

dựng nông thôn mới, từ chủ trương xây dựng cơ sở hạ tang; hoặc như việc cấp

Trang 23

đất, cấp vốn, cho đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình phúc lợi, mức đónggóp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính mọi việc đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sat đến nơi đến

chốn, trên tinh thần "Dĩ công vi thượng".

Dân hưởng lợi: dân được hưởng những gì mà dân làm, dân đóng góptrong xây dựng nông thôn mới Quyền dân hưởng những lợi ích chính đáng sẽtạo động lực, cô vũ nông dân phát huy vai trò chủ động, tích cực và nguồn lực

sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới.

Vai trò chủ thé của nông dân trong xây dựng NTM van minh, hiện dai

được thê hiện qua việc tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiệnquy hoạch xây dựng NTM; chủ động, sáng tao trong xây dựng kết cau hạ tang

kinh tế - xã hội ở nông thôn; trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sảnxuất; tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội,môi trường ở nông thôn; là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thốngchính trị - xã hội vững mạnh Đề thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thônmới, vân đề đặt ra là cân phải phát huy vai trò chủ thê của người nông dân.

1.2 Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nông dântrong quá trình xây dựng nông thôn mới.

1.2.1 Tuyên truyền quán triệt chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngànhtừ Trung ương đến tỉnh, đến cơ sở Thông qua công tác tuyên truyền giúp cánbộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng củachương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hànhđộng Vì vậy, công tác tuyên truyền cần phải thống nhất về nội dung, tuyên

truyên phải sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm

Trang 24

vụ, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới và tình hình, kết quả, nhiệmvụ giải pháp thực hiện chương trình của tỉnh.

Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010-2020, Quyết định đã tạo nên tinh thần phan khởi không khí chocán bộ và nhân dân cả nước, kỳ vọng về chính sách của Chính phủ lần này sẽtạo điều kiện cho nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn, đời sống vật chất va tinhthần của người dân sẽ được cải thiện nhanh hơn Xây dựng nông thôn mới đã

được đưa vào chương trình nghị sự của đại hội Dang ở các cấp Nhiều nội dung

xây dựng nông thôn mới đã thành chỉ tiêu phan đấu của các Đảng bộ xã, huyện,tỉnh nhiệm kỳ 2011-2015 Sau gần 1 năm triển khai, đến nay đã có 100% số

tinh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đã thành lập

xong Văn phòng điều phối (hoặc tổ công tác) giúp việc Ban chỉ đạo; 38/63 tỉnhthành đã phê duyệt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và

đã triên khai nhiêu nội dung xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chương trình

phát triển nông thôn tổng hợp với nhiều nội dung lớn, nguyên tắc, phương

pháp cách làm; cơ chế chính sách có nhiều đổi mới so với trước do đó,

công tác tuyên truyền, tập huấn đến người dân và đội ngũ cán bộ vận hành có

ý nghĩa rất quan trọng Qua thực tế, kiểm tra đánh giá cho thấy: đại bộ phận

cán bộ các cấp và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ về các nội dungxây dựng nông thôn mới, nhất là về vai trò chủ thể là người dân trong xây

dựng nông thôn mới; thu hút nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới; quyhoạch nông thôn mới; cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dânnông thôn; nội dung và cách thức xây dựng lối sống văn hoá, giữ gìn phát huy

bản sắc văn hoá nông thôn trong quá trình hiện đại hoá; nội dung, phương phápbảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái nông thôn; cách thức lôi cuốn doanh nghiệp

Trang 25

về nông nghiệp, nông thôn; về sự khác biệt của các chương trình MTQG xâydựng nông thôn mới với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảmnghẻo và an sinh xã hội khác ở Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế trên, Ban chỉ đạo Trung ương đã xây dựng và triển

khai kế hoạch số 30/KHBCDTW-VPĐP ngày 20/05/2011 về việc tuyên truyềnChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Mục tiêu tuyên truyền: dé mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về tầm quan

trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; hiểu đượcnội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng

nông thôn mới dé tạo ra phong trào thi đua sâu rộng, sôi nổi trong xã hội, giúpcho cộng đồng chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện Chương trình Xóa

bỏ tư tưởng trông cho, y lại trong xây dựng nông thôn mới.

Nhiệm vụ tuyên truyền: tuyên truyền về nguyên tắc, tiêu chí, nội dungcủa Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; phương pháphuy động nguồn lực, các cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới ;tuyên truyền dé người dân nông thôn thấy rõ vai trò chủ thé của mình và pháthuy nội lực của cộng đồng để xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, biểu

dương những thành quả của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trìnhphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tuyên truyền những tắm gương nông dân

sản xuất giỏi dám nghĩ đám làm Nội dung tuyên truyền:

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là yêu cau cấp thiết ở nước ta hiệnnay Tính cấp thiết phải xây dựng nông thôn mới xuất phát từ các lý do sauđây:

Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,còn nhiêu yêu kém, vừa thiêu, vừa không dong bộ); nhiêu hạng mục công

Trang 26

trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giaothông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư

nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất

về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa

được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp Mặt bằng dé xay dung co

so ha tang nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bồ rải rác,kinh tế hộ kém phát trién.

Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn

chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sảnchưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng

khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong

nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.

Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phầnkinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ Kinh tế hộ, kinh tế trang trại,hợp tác xã còn nhiều yếu kém Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội cóviệc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua

dao tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoátruyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục );nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát Hiện nay, kinh tẾ - xãhội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.

Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3

yếu t6 chính: đất dai, vốn và lao động kỹ thuật Qua việc xây dựng nông thôn

mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thé, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

Trang 27

nước công nghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp,nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.

Thứ hai, tuyên truyền những tiêu chí nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐHgiai đoạn 2011-2020 Đó là 19 tiêu chí theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày

16/4/2009 về bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tuyên truyền những nội dung cơ bản của chương trìnhMTQG xây dựng nông thôn mới: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới - chương trình tổng thê về phát triển kinh tế - xã hội,

chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau: quy hoạch xây dựngnông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tẾ - xã hội; chuyên dịch cơ cấu, pháttriển kinh tế, nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; đôi mới và

phát triển các hình thức tô chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triểngiáo dục - đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dânnông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;

cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tô chứcĐảng, chính quyền, đoàn thé chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh,

trật tự xã hội nông thôn.

Thứ tư, tuyên truyền đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.

Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc

gia được quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ

tướng Chính phủ.

Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thé của

cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban

hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn.Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ

dé quyết định và tổ chức thực hiện.

Trang 28

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghépcác chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, cácchương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; có cơ chế, chính sáchkhuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng gópcủa các tâng lớp dân cư.

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện gắn với các quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địaphương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo

quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành

nông thôn mới.

Thứ năm, tuyên truyền các cơ chế chính sách mới trong xây dựng nông

thôn mới Đảng và Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sáchđây mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới do vậy đây cũng là mộttrong những nội dung cần được quan tâm kịp thời đưa những chính sách mới

đến với người dân.

1.2.2 Lãnh đạo các Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp xây dựngchương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với nguyện vọng

và lợi ích của nông dân.

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa

là yêu câu của phát triên bên vững, vừa là nhiệm vụ câp bách, vừa là chủ

Trang 29

trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang

tính nhân văn của sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN Qua đó tạo được

sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trỊ, sự đồng tâm

hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, dé án, kế hoạch và tô chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ

chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thểtrong xây dựng nông thôn mới.

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương dé chỉ đạo thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia do đồng chí Phó Thủ tướng thường trực Vũ Văn Ninh làm

Trưởng ban;

Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Cao Đức Phát làm Phó trưởng ban thường trực; Thứ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa phó Trưởng Ban

Chuyên trách; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý phóTrưởng Ban Chỉ đạo;

Ban Cố vấn: Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Lê Huy Ngọ; Nguyên Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Hồ Xuân Hùng.

Các Uỷ viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các tô chức đoàn

thể có liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Lao động

-Thương bình và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đảo tạo; Bộ

Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công

Thương; Bộ Văn hoá, Thẻ thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông;Bộ Công an; Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt

Nam; Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp

Trang 30

Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Liên

minh Hợp tác xã Việt Nam.

Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới ở các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới trên địa bàn Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh, thành phố

(gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh).

Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các nội dung của chươngtrình chịu trách nhiệm về việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xâydựng các dé án, dự án dé thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí

quốc gia về nông thôn mới, đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở

CƠ SỞ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trựcChương trình, có nhiệm vụ: giúp Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo thực hiệnChương trình; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế

hoạch 5 năm va hang năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu

kinh phí thực hiện Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để

tổng hợp báo cáo Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiệnChương trình của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính

phủ; bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ,ngành có liên quan cân đối và phân bổ nguồn lực cho Chương trình thuộcnguồn vốn ngân sách Trung ương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây

dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chương trình; bộ Tài chính chủtrì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn xác định vôn từ ngân sách đôi với từng nhiệm vụ cụ thê cho các Bộ,

Trang 31

ngành, địa phương triên khai thực hiện Chương trình theo quy định của LuậtNgân sách nhà nước; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chínhphù hợp với các Đề án, dự án của Chương trình; giám sát chỉ tiêu; tổng hợp

quyết toán kinh phí Chương trình; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn; bộ Xây

dựng hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành quy hoạch ở các xã theo

tiêu chí nông thôn mới; ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra việc

thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chươngtrình [51; 13].

1.2.3 Lãnh dao hội nông dân và các đoàn thé quan chúng pháthuy quyền làm chủ năng lực sáng tạo của nông dân.

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp

nông dân Việt Nam, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp nông dân.Các cấp Hội nông dân luôn tích cực tập hợp, doan kết, tuyên truyền, vận độngcán bộ, hội viên nông dân phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp nôngdân Việt Nam, khắc phục khó khăn, có nhiều đóng góp to lớn trong các phongtrào nông dân tham gia phát triển kinh tế, xây dung đời sống văn hoá, giữ gìn

quốc phòng, an ninh ở nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là

cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống

chính tri và toàn xã hội Là thành viên của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn

mới, Hội nông dan có vai trò quan trọng trong triển khai nghị quyết của Dang

về phong trào xây dựng nông thôn mới Đảng chú trọng lãnh đạo hoạt động

của Hội Nông dân càng đổi mới và chuyên biến tích cực Các cấp Hội đã đổimới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đây mạnh các hoạt động

hướng dẫn, tư van, hỗ trợ, dịch vụ và day nghề cho nông dân Tích cực thực

Trang 32

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần vào công tác xoá đói,

giảm nghéo, nâng cao mức sống của nông dân, chuyên dịch cơ cau kinh tế, cơcấu lao động nông thôn, ngày càng xứng đáng với vai trò trung tâm và nòngcôt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngày 10 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số673/QD- TTg “Về việc Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiệnmột số chương trình, dé án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giaiđoạn 2011-2020” Nhằm phát huy hơn nữa vai trò trung tâm và nòng cốt củaHội Nông dân Việt Nam trong phong trảo nông dân và công cuộc xây dựngnông thôn mới, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền

vững, tạo điều kiện dé nông dân tham gia đóng, theo tinh thần quyết định số

673 Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện cácnhiệm vụ liên quan:

Tham gia với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tô chức dạy nghềcho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QD-TTG ngày 27.11.2009của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và nhân rộng một số mô hình giảmnghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.

Tham gia với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cáchoạt động khuyến nông bằng nguồn ngân sách nhà nước; hướng dẫn và pháttriển các hình thức kinh tế tập thé trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vànhân rộng mô hình kinh tế hợp tác sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản.

Tham gia với Bộ Công Thương thực hiện chính sách của Chính phủ vềtiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân.

Trang 33

Tham gia với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; nâng caonăng lực thích ứng cho nông dân đôi với biên đôi khí hậu và nước biên dâng.

Tham gia với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt độngtuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nông dânvề văn hoá và nhiệm vụ phát triển văn hoá nông thôn Xây dựng và nhân rộngcác mô hình gia đình văn hoá, mô hình thôn, ấp, bản, làng văn hoá; xây dựngvà duy trì các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thé thao quan chung; vận động va

hướng dẫn nông dân tham gia thường xuyên các hoạt động van hóa, thé thao.

Tham gia với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt độngtruyền thông ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân.

Nắm được mục tiêu, yêu cầu xây dựng nông thôn mới các cấp Hội luôn

đề cao công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu

biết đường lối của Dang; chính sách, pháp luật của Nha nước; nghị quyết, chithị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng,tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân Vận động, tập hợp

và làm nòng cốt tô chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội, quốc phòng, an ninh Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nôngdân.

Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thong chính tri thực hiệncác chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà

nước ở nông thôn Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trongnông nghiệp Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúpnông dân phát triên sản xuât, nâng cao đời sông, bảo vệ môi trường.

Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tô chức Hội, phát triển vànâng cao chât lượng hội viên Xây dựng tô chức Hội vững mạnh vê mọi mặt;

Trang 34

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tham

gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế Kịp thời phản ánh tâm tư

nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợiích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân Thực hiện Pháp lệnh Dânchủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

chông quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăngcường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học, kỹ thuật,

quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt nam với tổ chức nông dân, tô chứcquốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực vàtrên thế giới.

1.2.4 Kiểm tra việc triển khai thực hiện; sơ kết tổng kết nhân rộngđiển hình nông dân tiêu biểu.

Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các nội dung của chươngtrình chịu trách nhiệm về việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây

dựng các dé án, dự án dé thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới, đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở

Trang 35

Bộ Tài chính giám sát chi tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí Chươngtrình; cơ chế lồng ghép các nguồn vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia

thực hiện chương trình.

Chế độ báo cáo kết quả thực hiện: văn cứ chỉ SỐ giám sát đánh gia kết

quả thực hiện chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn banhành, Ban Chỉ đạo ở các tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tô chức thực hiện thu

thập báo cáo ở các cấp cơ sở để tổng hợp báo cáo gửi Ban Chỉ đạo trung

ương Ban Chỉ đạo chương trình ở mỗi cấp địa phương phải có cán bộ chuyên

trách về công tác báo cáo tong hợp Riêng số liệu giải ngân vốn, trước khi gửibáo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu số liệu có xác nhận của Kho

bạc Nhà nước tại nơi mở tài khoản; Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực hiện

theo quy định về chế độ và biéu mẫu báo cáo Chương trình xây dựng NTMgiai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tông hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo trungương theo kỳ 6 tháng va cả năm.

Trang 36

CHUONG 2: DANG BỘ BAC GIANG VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ

TRƯƠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

2.1 Triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh BắcGiang

2.1.1 Đặc điểm nông thôn và nông dân Bắc Giang.

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, phía Đông Bắc của Tổ quốc Phía Bắc

giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Đông

giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên VỊtrí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng Thành phốBắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khâu HữuNghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh

130 km Từ đây có thé dé dàng thông thương với các nước trong khu vực và

trên thế giới.

Trang 37

Đơn vị hành chính của tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố; 230 xã, phường,thị tran (207 xã, 7 phường, 16 thị tran); dân số gần 1,6 triệu người, trong đó90,4% dân cư sống ở khu vực nông thôn Lao động trong lĩnh vực nông - lâm- thủy sản chiếm trên 68% Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội

và dang là lực lượng chủ yếu tham gia phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Dovậy, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh.

Bắc Giang có tiềm năng lớn về đất đai nhất là đôi rừng, có nhiều thuận

lợi cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệpngắn ngày và đài ngày hay chăn nuôi gia súc, gia cam Đó là điều kiện tốt cho

một nền nông nghiệp phát triển phong phú, đa dạng Hiện nay ở tỉnh đã hình

thành những vùng trồng lúa, lạc, chè, thuốc lá, đậu tương có năng suất chất

lượng cao như huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế Trong chuyển

dịch cơ cầu cây trồng, vật nuôi, Bắc Giang đã trở thành vùng quê nôi tiếng về

vải thiều ( Lục Ngạn), gà đồi ( Yên Thế) góp phần xóa đói giảm nghèo điđên âm no, tạo nên sự trù phú của nhiêu làng quê trong cơ chê thị trường.

Nông dân Bắc Giang là lực lượng lao động đông đảo của tỉnh, luôn

phát huy truyền thống tốt dep của giai cấp mình, bằng trí thông minh và tinh

thần lao động cần cù, sáng tạo, luôn là lực lượng chủ lực tạo nên sự giàu đẹpcho quê hương Trong những năm qua, nông dân Bắc Giang luôn tin tưởngtuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thăng lợi đường lối, chính sáchcủa Dang và Nhà nước Hiện nay, nông dân Bac Giang đang tích cực, sôi nồi

tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bantỉnh.

2.1.2 Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng.

Trang 38

Những năm qua, phát triển nông thôn là van đề luôn được các cấp ủy,chính quyên trong tỉnh quan tâm do vậy khu vực nông thôn của tỉnh có nhiềuchuyên biến tích cực Song bên cạnh đó phát triển nông thôn của tỉnh vẫn cònnhiều bất cập, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững Từ khi có

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ban Thường vụ Tỉnh uy Bac Giang đã tổchức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết cho

cán bộ chủ chốt Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành, huyện uỷ, thành uỷ và các Đảng

uỷ trực thuộc Thông qua học tập quán triệt Nghị quyết, nhận thức của các cấpuỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên có chuyên biến tích cực; thấy rõ hơnvị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trướcmắt và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm

2020 và những năm tiếp theo, từ đó nâng cao trách nhiệm trong giải quyết cácvân đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ban hành Chương trình hành động số CTTr/TU ngày 03/10/2008 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn,trong đó xác định phát triển nông nghiệp trong thời gian tới theo hướng: Xâydựng nền nông nghiệp toàn diện và hiện đại theo hướng CNH-HĐH; đây

47-mạnh chuyên giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực

để hiện đại hoá nền nông nghiệp; tiếp tục đây mạnh chuyền dịch cơ cấu và

nâng cao hiệu quả nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển ngành trồng

trọt thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn, phát triển chăn nuôi, thuỷsản theo hướng trang trại và hình thành các khu chăn nuôi tập trung theo quytrình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi công nghiệp; phát triển lâmnghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giầu rừng, tập trung

phát triển rừng sản xuất trong thời gian tới nhanh chóng hình thànhvùng sảnxuất nguyên liệu gỗ tập trung phục vụ chế biến và xuất khâu Không ngừng

Trang 39

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân, nhất là các vùng còn nhiềukhó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng các nướctiên tiến trong khu vực; có đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ ở nôngthôn Nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại, đa dạng, bên vững, hiệu quả phù hợp

với điều kiện sản xuất của tỉnh, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninhlương thực Xã hội nông thôn mới có kết câu hạ tang kinh tế - xã hội hiện đại;cơ cau và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gan nông nghiệp với phát triển

nhanh công nghiệp và dịch vụ đô thị; xã hội nông thôn ồn định, phát triển bềnvững, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh tháiđược bảo vệ; hệ thống chính tri ở nông thôn vững mạnh [45; 1].

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số

800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã banhành Nghị quyết số 145-NQ/TU, ngày 14/7/2011 về xây dựng nông thôn mớitỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với phương châm “Kinh tế phát triển - đờisống ấm no - thôn bản văn minh - an ninh 6n định - quản lý dan chủ” Nghịquyết đã khăng định: “Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư phát triểnnông nghiệp, nông thôn, nhất là từ khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá X Đã huy động các nguồn lực đầu tư xâydựng kết cau ha tang kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn như hệ thống giaothông, điện, trường học, trạm y tế, công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, thiết

chế văn hoá cơ sở, hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà đột nát cho người nghèo Do

đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc kinh tế nông nghiệp phát triển khátoàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản; hình thành một sỐ vùng sản

xuất hàng hoá tập trung lớn, có giá trị kinh tế cao như: vải thiều Lục Ngạn; gà

đồi Yên Thế; rau chế biến Lạng Giang, Tân Yên; lúa thơm Yên Dũng Đời

sông vat chat, tinh thân của người dân khu vực nông thôn ngày càng cải thiện;

Trang 40

tỷ lệ hộ nghèo giảm An ninh trật tự được bảo đảm Hệ thống chính tri ở cơ sởđược củng cố; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được khơi dậy và phát huy”

[12 1].

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì do những yếu tố chủquan, khách quan khác nhau nông thôn Bắc Giang vẫn còn nhiều khó khăn,hạn chế: ”Thực trạng nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa có quy hoạchphát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng.nông thôn mới Quy mô sản xuấtnông nghiệp nhỏ, lẻ, manh mún Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao

thông, thuỷ lợi còn han chế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm; phần lớn lao động ở nông thôn chưa

qua đào tạo Nông sản chủ yếu ở dạng sơ chế, ít có thương hiệu, giá trị giatăng thấp Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khó khăn; Đời sống vật

chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân; nhất là ở miền núi, vùng cao,vùng đồng bao dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo bình quan

cả tỉnh 19,61% Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thi và nông thôn, giữa cácvùng còn lớn (Tỷ lệ hộ nghèo: Thành phố Bắc Giang 3,79%, huyện Yên Dũng13,12% huyện Hiệp Hoà 13,76% huyện Lục Ngạn 43,96% huyện Sơn Động

53,34% ), phát sinh nhiều van đề xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập Nếpsong văn minh có lúc có nơi chưa được quan tâm thực hiện Vệ sinh môi

trường nông thôn, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp; Hoạt

động của hệ thong chính tri cơ sở ở nhiều nơi, nhiều mặt còn hạn chế, bất

cập” [12, 1] Do vậy Đảng bộ tỉnh cần đưa ra một chiến lược phù hợp dé thúcđây quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phụcnhững hạn chế, phát huy tối đa những lợi thế của tỉnh nhà đem lại hiệu quả

cao Nghị quyết thống nhất chỉ ra quan điểm: "Xây dựng nông thôn mới lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thong chính tri; là cuộc vận động

toàn diện trên tât cả các lĩnh vực là cơ sở đê xây dựng nông thôn tỉnh Băc

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN