Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1TRẦN THANH TUẤN
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC CHI BỘ ẤP
Ở HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2TRẦN THANH TUẤN
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC CHI BỘ ẤP
Ở HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHẠM XUÂN MÁT
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
NLLĐ, SCĐ Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
Trang 4MỤC LỤC
Tran g
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC CHI BỘ ẤP Ở
1.1 Các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi và một số vấn đề cơ
bản về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củacác chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu 121.2 Thực trạng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC CHI BỘ ẤP Ở HUYỆN
2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở
2.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu 70
PHỤ LỤC
Trang 51 Lý do chọn đề tài
Nâng cao NLLĐ,SCĐ là quy luật tất yếu trong suốt quá trình tồn tại,trưởng thành, phát triển của Đảng ta, là một nội dung trọng tâm, then chốttrong công tác xây dựng Đảng hiện nay Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đấtnước, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định lấy đổi mới, “Phát triển kinh tế lànhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” Bởi vậy, yêu cầuđặt ra phải tiếp tục nâng cao NLLĐ, SCĐ bảo đảm cho toàn Đảng và từng tổchức đảng thực sự TSVM đáp ứng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới
Chi bộ nói chung, chi bộ ấp nói riêng là tế bào của Đảng, lập thành nềntảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, có vị trí, vai trò hết sức quantrọng cấu thành hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng; nơi trực tiếp tuyêntruyền, phổ biến, quán triệt và lãnh đạo quần chúng, Nhân dân, tổ chức thựchiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước
Ý thức sâu sắc được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chi bộ, Đảng ta
đã đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, xây dựng và không ngừng nâng caoNLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ nói chung và chi bộ nói riêng; nhất là từ khi
thực hiện Nghị quyết TW 3 (khóa VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh
đốn Đảng”, Nghị quyết TW 6 lần 2 ( khóa VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và
cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết TW 6 (khoá
X) về “Nâng cao NLLĐ,SCĐ của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên", đặc biệt là Nghị quyết TW 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” Với nhiều chủ trương, giải pháp đúng
đắn, đồng bộ được triển khai, nên chất lượng của các TCCSĐ nói chung vàchi bộ nói riêng đã được nâng lên một bước, số lượng chi bộ TSVM ngàycàng tăng, số chi bộ yếu kém giảm dần, NLLĐ,SCĐ của chi bộ từng bước
Trang 6được nâng lên, nhiều chi bộ đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ góp phầnquan trọng tạo nên những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước; đặc biệt trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Trong xu thế chung của toàn Đảng, những năm gần đây, đặc biệt là từkhi điều chỉnh địa giới hành chính và chính thức đi vào hoạt động từ tháng10/2005, Đảng bộ huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu đã rất quan tâm chú trọng tớicông tác xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao NLLĐ,SCĐ của các chi bộ ấp, đã tạođược nhiều chuyển biến tích cực; số chi bộ ấp đạt TSVM ngày càng tăng,NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH nôngnghiệp và nông thôn Tuy nhiên, vẫn còn không ít chi bộ ấp NLLĐ, SCĐ chưangang tầm với nhiệm vụ thời kỳ mới Tình trạng mất đoàn kết nội bộ, kèncựa, thiếu hợp tác trong cấp ủy vẫn xảy ra; TPB và PB chưa được duy trìthường xuyên; nguyên tắc TTDC chưa được thực hiện nghiêm túc; một sốđảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống Nhiều vụ việc tiêu cực, vi phạmĐiều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước chưa được phát hiện và xử lý kịp thời hoặcphát hiện xử lý chưa triệt để; tình trạng phô trương hình thức vẫn còn khá phổbiến, nhiều chi bộ ấp tuy đạt TSVM nhưng chất lượng lãnh đạo còn yếu
Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đềxuất những giải pháp thiết thực, khả thi nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ởhuyện Vĩnh Lợi thực sự là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết đặt ra cả trênphương diện lý luận và thực tiễn Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện
Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xâydựng và chỉnh đốn Đảng, đồng thời đã ban hành rất nhiều nghị quyết chỉ đạo
Trang 7về xây dựng Đảng hiện nay” Hiện nay, cũng đã có nhiều công trình khoa học
tập trung nghiên cứu vấn đề NLLĐ, SCĐ và nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng
và các tổ chức đảng Tiêu biểu như:
Đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng và những yêu cầu xây dựng Tổ
chức cơ sở đảng ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước
ta hiện nay”, do tác giả Nguyễn Minh Bích làm chủ nhiệm, Hà Nội, tháng 10
năm 1998 Đề tài tập trung phân tích thực trạng TCCSĐ và đề xuất một sốgiải pháp củng cố và kiện toàn các TCCSĐ ở vùng núi, cao phía Bắc Tổ quốc
Đề tài luận án tiến sĩ "Chất lượng các đảng bộ vùng trung du Bắc Bộ
hiện nay", của tác giả Dương Trung Ý (2008) Tác giả tập trung phân tích,
đánh giá thực trạng và nguyên nhân chất lượng các đảng bộ vùng trung duBắc Bộ, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đảng viên, đổi mớiphương thức lãnh đạo và xác định đúng nhiệm vụ chính trị của các đảng bộvùng trung du Bắc Bộ
Đề tài luận án phó tiến sĩ “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng
nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Đỗ Ngọc Ninh
(1995) Tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân chấtlượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng; đềxuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn: nângcao chất lượng đảng viên, đổi mới phương thức lãnh đạo và xác định đúngnhiệm vụ chính trị của TCCSĐ ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử chuyên ngành xây dựng Đảng
“Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các trường sĩ quan quân đội
đáp ứng yêu cầu bậc đào tạo đại học” của tác giả Nguyễn Trọng Hân (2000).
Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng về chất lượng của các tổ chức cơ sởđảng trong các trường sĩ quan quân đội, từ đó đưa ra các giải pháp nâng caochất lượng tổ chức cơ sở đảng để đáp ứng yêu cầu tào tạo bậc đại học
Trang 8Đề tài luận văn thạc sĩ ngành xây dựng Đảng “Nâng cao chất lượng
sinh hoạt các chi bộ khối nghiên cứu, giảng dạy ở học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh” của tác giả Cao Duy Tiến (2001) Đề tài đã tập trung phân tích
thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ, từ đó đề xuất hệ giải pháp nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ của khối nghiên cứu giảng dạy ở Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh
Đề tài luận án Phó tiến sĩ “Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở
các tổ chức cơ sở đảng phường và xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay” của tác giả Đặng Đình Phú (1996) Tác giả đã phân tích những cơ sở
khoa học của quan niệm mới về chất lượng đảng viên Thực trạng chất lượngđội ngũ đảng viên trong tổ chức cơ sở đảng Đề xuất một số giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng phường và xã ven
đô trong tình hình hiện nay
Đề tài luận văn thạc sĩ “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng nông thôn vùng có đông đồng bào công giáo ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay- Thực trạng và giải pháp” của tác giả Bùi Hữu
Dược( 2003) Đề tài đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, rút ra bàihọc kinh nghiệm, xây dựng tiêu chí đánh giá và đề xuất hệ giải pháp nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng nông thônvùng có đông đồng bào công giáo ở tỉnh Nam Định
Đề tài luận văn thạc sĩ “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay-Thực trạng và giải pháp” của tác giả Huỳnh Ngọc Thành (2005) Tác giả đã tập trung phân
tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất hệ giải pháp nâng cao NLLĐ và SCĐcủa các chi bộ ấp ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các tổ chức cơ sở đảng ở xã thuộc tỉnh Tây Ninh hiện nay” của tác giả
Trang 9nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và đề xuất hệgiải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sởđảng ở xã thuộc tỉnh Tây Ninh.
Đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Long An hiện nay” của tác giả
Nguyễn Văn Dũng (2000) Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyênnhân và đề xuất hệ giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củacác tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Long An
Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Ái (2001) “Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Tác giả đã tập trung làm những rõ cơ sở lý luận và thực trạng NLLĐ và
SCĐ; đề xuất hệ giải pháp cơ bản nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ ở nôngthôn vùng cao phía Bắc
Đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các chi bộ phân đội chiến đấu phòng không thuộc quân chủng Phòng không- Không quân trong giai đọan hiện nay” của tác giả Nguyễn Học
(2001) Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất hệgiải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ phânđội chiến đấu phòng không thuộc quân chủng Phòng không - Không quân
Đề tài luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các Đảng bộ xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong giai đọan hiện nay” của tác giả Dương Trung Ý (2002) Tác giả tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng và nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng caoNLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng tải trên các sách báo, tạp chí
như: “Nâng cao NLLĐ,SCĐ của tổ chức cơ sở đảng Bộ đội biên phòng ” của
tác giả Đặng Vũ Liêm, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 1/1999 Tác giả đã
Trang 10trình bày những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, thựctrạng các TCCSĐ Bộ đội biên phòng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nângcao NLLĐ,SCĐ của TCCSĐ Bộ đội biên phòng.
“ Tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ
sở đảng - Một nhiệm vụ quan trọng của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng-tổ chức cơ sở đảng” của tác giả Vũ Ngọc Lâm đăng trên Tạp chí Cộng
sản số 15/1999 Tác giả đã trình bày quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW6lần 2 (khóa VIII), phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cườngsức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, nhằm gópphần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW6 lần 2 ( khóa VIII)
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng gắn với bảo
vệ an ninh chính trị trong thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Đình Ban, đăng
trên Tạp chí Lịch sử Đảng, 2001, số 9 Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả
đã đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng gắn với bảo vệ an ninh chính trị trong thời kỳ mới
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở” của tác giả Trần Đình
Hoan, đăng trên Tạp chí xây dựng Đảng, số 6, 2004 Tác giả đã luận giải vaitrò của tổ chức cơ sở đảng trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nêu lên thực trạngnhững ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchức cơ sở đảng, đề xuất các giải pháp nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức
cơ sở đảng gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở
“Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Học viện Chính trị quân sự” của Tiến sĩ Nguyễn
Tiến Quốc, đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 10, 2008 Tác giả đãtrình bày các nội dung và giải pháp nâng cao NLLĐ,SCĐ của TCCSĐ và chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Học viện Chính trị quân sự
“Nâng cao NLLĐ,SCĐ của Đảng bộ Quân đội trong tình hình mới”
của Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư TW Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
Trang 11tâm: tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủtrương, giải pháp của Hội nghị TW 9 (khoá X); Tiếp tục đổi mới toàn diệncông tác cán bộ; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đối với côngtác kiểm tra, giám sát, công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện cán bộ, đảngviên.
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng” của tác giả Vũ Văn Phúc (2011), đăng trên Tạp chí Cộng sản
(chuyên đề cơ sở số 55) Từ cơ sở lý luận cũng như phân tích thực trạng củanăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp tiếp tục nâng cao NLLĐ,SCĐ của tổ chức cơ sở đảng
“Nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức cơ sở đảng” của tác giả Bùi Quang
Cường (2012), đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đãnêu, phân tích thực trạng của NLLĐ, SCĐ của tổ chức cơ sở đảng, từ đó đưa
ra các giải pháp để tiếp tục nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức cơ sở đảng
“Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” của tác giả Lê Quốc
Lý (2013), đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị (số 11) Tác giả đã phản ánhthực trạng về sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp để góp phần nâng cao sức chiến đấu của TCCSĐ hiện nay
Về sách tham khảo gồm có: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng trong thời kỳ mới” GS,TS Nguyễn Phú Trọng, PGS,TS Tô Huy
Rứa và PGS,TS Trần Khắc Việt đồng chủ biên-Nxb CTQG-Hà Nội-2004;
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ
phường ở thủ đô Hà Nội hiện nay” của tập thể tác giả, PGS,TS Đỗ Ngọc
Ninh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội- năm 2004 v.v…
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cả về lý luận
và thực tiễn về TCCSĐ Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứuviệc nâng cao NLLĐ, SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu; vì
vậy “Nâng cao NLLĐ,SCĐ của các chi bộ ấp ở hyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Trang 12hiện nay” là đề tài độc lập, không trùng lặp với hướng nghiên cứu của các
công trình, đề tài, luận văn, luận án đã nghiệm thu, công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó đềxuất giải pháp chủ yếu nâng cao NLLĐ,SCĐ của các chi bộ ấp ở huyện VĩnhLợi tỉnh Bạc Liêu hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về NLLĐ, SCĐ và nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyệnVĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao NLLĐ,SCĐcủa các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu củacác chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động nâng cao NLLĐ,SCĐ của cácchi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu hiện nay Các tư liệu, số liệu điềutra, khảo sát tập trung trên địa bàn các ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu;thời gian giới hạn từ năm 2005 đến 2013
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng; các chủ trương, đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và chỉnh đốn Đảng
Trang 13Thực tiễn xây dựng chi bộ ấp và nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ởhuyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu; các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, cáccông trình nghiên cứu liên quan đã công bố; các tư liệu, số liệu điều tra, khảosát thực tế về NLLĐ,SCĐ và hoạt động nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ởhuyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu thời gian qua.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành vàliên ngành; trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp: phân tích; tổng hợp;logic, lịch sử; điều tra xã hội học; thống kê; so sánh; tổng kết thực tiễn vàphương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở lýluận, thực tiễn giúp cho các cấp ủy, chi bộ vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạonâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi nói riêng và tỉnh BạcLiêu nói chung trong thời gian tới
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, học tập môn xây dựng Đảng ở trường chính trị tỉnh Bạc Liêu, các họcviện, nhà trường trong và ngoài quân đội; làm tài liệu bồi dưỡng cho các cấp
ủy, nhất là những chi ủy viên và đảng viên của chi bộ ấp
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết) kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC
CHI BỘ ẤP Ở HUYỆN VĨNH LỢI TỈNH BẠC LIÊU
1.1 Các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi và một số vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
1.1.1 Huyện Vĩnh Lợi và các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
* Khái quát về huyện Vĩnh Lợi
Vĩnh Lợi là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu, có tổng diện tích tự nhiên
là 24.942 ha, phía Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông và Nam giáp Thành
phố Bạc Liêu, phía Tây giáp huyện Hòa Bình, dân số 95.479 người (dân tộc
Kinh chiếm 90,69%, dân tộc Khmer 9,05%, dân tộc Hoa 0,225%, dân tộc khác 0,032%) Huyện có tổng số 7 xã và 01 thị trấn với tổng số 77 ấp, quy mô
mỗi ấp trung bình có khoảng 200 đến 300 hộ, với 1.000 đến 1.500 dân
Về kinh tế: thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp, với đặc điểm tự
nhiên chia làm 2 vùng sinh thái khác nhau (vùng Nam Quốc lộ I là vùng nước
ngọt chuyên trồng lúa, vùng Bắc Quốc lộ I là vùng nước mặn chuyên nuôi trồng thủy hải sản) Với 24.942 ha đất tự nhiên thì đã có 20.374 ha diện tích
đất nông nghiệp (chiếm 82%) Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp như sau: Đấttrồng lúa: 16.583 ha; đất nuôi trồng thủy sản: gần 2.846 ha, chủ yếu nuôi tômsú; đất trồng hoa màu: 3.150 ha; đất nông nghiệp khác: 3.791 ha Sản phẩm
đã có thương hiệu của Huyện là Gạo Tài nguyên Vĩnh Lợi
Về chính trị: Hệ thống chính trị của huyện gồm các cơ quan cấp huyện:
Huyện Ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ,Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động và các tổ chức xãhội khác Ở 07 xã và 01 thị trấn của huyện tương ứng có các tổ chức giống
như huyện; riêng ở 77 ấp của huyện thì có 77 chi bộ (mỗi ấp 01 chi bộ đảng),
Trang 15thư, 7 chi bộ ấp ngoài bí thư thì bầu thêm 01 phó bí thư và có 23 chi bộ có chi
ủy Đảng viên của chi bộ ấp gồm những đồng chí tham gia trong Ban dânchánh ấp, cán bộ hưu trí sinh hoạt tại ấp, dân quân tự vệ, dự bị động viên…Ban dân chánh ấp có 5 chốt phụ trách các chức danh như: Trưởng ấp, Phó ấp,
Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch chi hội phụ nữ, Chi hội trưởng nông dân,Cựu chiến binh, Trưởng ban MTTQ, Tổ trưởng dân vận, Công an, Quân sự
Về văn hóa: Huyện có 02 khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là Đền
thờ chủ tịch Hồ Chí Minh và tháp cổ Vĩnh Hưng-di chỉ văn hóa Óceo Ngoài
ra, ở hầu hết các ấp của huyện đều có câu lạc bộ đờn ca tài tử - loại hình nghệthuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại Năm 2013 huyện có 77/77 ấp văn hóa với 20.635/21.635 hộ gia đình vănhóa Hiện nay, toàn huyện có 2 trường THPT, trên 40 trường THCS cùng hệthống trường tiểu học và trường mẫu giáo bảo đảm nhu cầu học tập củangười dân Huyện có 01 bệnh viện với 60 giường bệnh, 01 phòng khám đakhoa khu vực và 07 trạm y tế ở các xã, thị trấn Đội ngũ cán bộ, thầy thuốchuyện có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và y đức; hiện có 8 Bác
sĩ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2
Về Quốc phòng, an ninh: Vĩnh Lợi có khu căn cứ bí mật từ thời chống
Mỹ, hiện nay đã được tôn tạo trùng tu, các cơ quan của huyện cũng như Nhândân có thể sơ tán về đây khi có chiến tranh xảy ra Khu vực phòng thủ đượcxây dựng vững chắc gắn với thế trận lòng dân
Những năm qua, tình hình an ninh chính trị- trật tự an tòan xã hội của
huyện luôn được giữ vững và chuyển biến rõ rệt Phong trào bảo vệ an ninh tổ
Trang 16quốc và giữ gìn trật tự xã hội, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, xây dựng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở những nơi công
cộng luôn được duy trì thực hiện tốt
* Các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
+ Quan niệm chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
Thực tiễn hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng đã cho thấy,
Đảng ta luôn trung thành, vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm cơbản của học thuyết Mác-Lênin về Đảng vào xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam, nên mặc dù ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp côngnhân còn nhỏ bé, nhưng ngay từ đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập vàxác định, rõ vị trí, vai trò lãnh đạo và thiết lập đồng bộ cơ cấu, hệ thống tổchức của Đảng Trong đó, chi bộ đảng luôn được xác định là bộ phận giữ vaitrò, vị trí hết sức quan trọng, là bộ phận cấu thành nền tảng của Đảng, là hạtnhân chính trị ở cơ sở, nơi giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quầnchúng, trực tiếp vận động quần chúng và tổ chức thực hiện đường lối, chínhsách của Đảng
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, đẩy nhanh tiến độ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hịên nay, vị trí, vai trò của chi bộ đảng nóichung, chi bộ ấp nói riêng càng trở nên hết sức quan trọng “Tổ chức cơ sởđảng (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chínhtrị ở cơ sở” 22, tr.35 “Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnhđạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, lãnh đạo phát triển kinh tế -xã hội ở cơ sở địa phương” 16
Trang 17sống của Đảng, là yếu tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của toànĐảng; là hạt nhân chính trị ở cơ sở; trực tiếp đưa đường lối, chủ trươngcủa Đảng vào quần chúng và tổ chức thực hiện đường lối ấy Chi bộ cũng
là nơi thường xuyên sâu sát, gắn bó mật thiết với quần chúng, trực tiếpnắm, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng; nơi hàngngày đảng viên sinh hoạt, học tập, chiến đấu, là trường học giáo dục, rènluyện đảng viên, nơi sàng lọc đảng viên và giới thiệu quần chúng ưu túcho Đảng
Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh: nơi nào cóTCCSĐ trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoàn kết, nhất trí thì nơi đó đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, được quán triệt, thực hiện kịp thời,
có hiệu quả, kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được cải thiện và nânglên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, lòngtin của dân đối với Đảng không ngừng được củng cố, quan hệ giữa Đảngvới quần chúng ngày càng thắt chặt Ngược lại, nơi nào chi bộ, đảng bộyếu kém, mất đoàn kết, đảng viên không tiền phong, gương mẫu thì lòngtin của Nhân dân đối với Đảng bị giảm sút, tiềm năng, thế mạnh của địaphương không được phát huy, chủ trương, đường lối của Đảng thực hiệnkhông đến nơi, đến chốn, dân chủ cơ sở không được thực hiện, quyền làmchủ của Nhân dân bị vi phạm
Theo hướng tiếp cận trên, có thể quan niệm:
Chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là một bộ phận tổ chức của Đảng, trực thuộc đảng bộ cơ sở xã, là tế bào nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở
cơ sở; nơi trực tiếp đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống, nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và cung cấp
cơ sở thực tiễn để bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối; trực tiếp phân
Trang 18công nhiệm vụ, quản lý, giáo dục, rèn luyện, phát triển và sàng lọc đội ngũ đảng viên ở cơ sở, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở
+ Chức năng, nhiệm vụ của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
Xác định chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ấp phải dựa vào Điều lệ Đảng,trực tiếp là Quy định số 95-QĐ/TW ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư về chứcnăng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã để cụ thể hóa
Về chức năng của chi bộ ấp:
“Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục,quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quầnchúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luậtđảng viên; thu, nộp đảng phí Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một
lần” [22, tr.41].
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các nghịquyết của BCHTW (khóa XI) đã quy định cụ thể chức năng của các loại hìnhTCCSĐ như chi bộ, đảng bộ cơ sở ở nông thôn, xã, phường, đơn vị sựnghiệp, trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, các đơn vị cơ sở quân sự,công an, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân
“Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnhđạo phát triển kinh tế -xã hội; xây dựng HTCT ở xã vững mạnh, nông thôngiàu đẹp, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước” 16.
Theo đó, có thể hiểu các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu là tếbào nền tảng của Đảng, nơi hàng ngày giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với
quần chúng ở cơ sở, có chức năng chủ yếu là lãnh đạo công tác quần chúng
của Đảng ở cơ sở; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện
Trang 19nước và nghị quyết của đảng ủy xã; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng nông thôn mới (làng, xã văn minh, sạch đẹp, trật tự- an toàn …)
Thông qua công tác vận động quần chúng và trực tiếp lãnh đạo quầnchúng thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chi bộ ấp giữ vai tròquan trọng trong việc kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn của đường lối,nghị quyết của Đảng, đồng thời phản ánh với Đảng những ý kiến xác đáng đểsửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối Chi bộ ấp cũng là nơi đảng viên hàngngày sinh hoạt, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân, là nơi trực tiếp giáodục, rèn luyện, sàng lọc và giới thiệu những quần chúng ưu tú cho Đảng.Thực tiễn cho thấy, nơi nào xây dựng được chi bộ ấp TSVM thì nơi đó Nhândân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên,tình hình an ninh - trật tự xã hội được giữ vững và ngược lại
Về nhiệm vụ của chi bộ ấp:
Với phạm vi, đối tượng lãnh đạo khá phong phú, nên nhiệm vụ của chi
bộ ấp bao gồm những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, lãnh đạo chăm lo đời sống Nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự khu vực và thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở.
Tuyên truyền, vận động, lãnh đạo mọi tầng lớp Nhân dân trong phạm vi
ấp tập trung phát triển sản xuất, nhất là ngành nghề truyền thống và độngviên Nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Lãnh đạo thực hịên tốtQCDCCS; xây dựng và và sửa chữa công trình phúc lợi, xoá đói giảm nghèo,xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, lãnh đạo Nhân dân giữ gìn an ninhtrật tự xã hội, xây dựng nông thôn mới Quan tâm chăm lo cải thiện đời sốngvật chất, tinh thần của Nhân dân; lãnh đạo phát huy vai trò của Nhân dân, của
Trang 20các lực lượng dân quân, tự vệ để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ở địa phương, bảo đảm cho địa phương có đời sống kinh tế phát triển, trật
tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định
Hai là, làm công tác chính trị tư tưởng.
Trực tiếp vận động, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho mọitầng lớp Nhân dân địa phương; đồng thời quán triệt đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấptrên, bám sát tình hình địa phương, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, cơquan đoàn thể tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong Nhân dân Đặc biệt,trong tình hình hiện nay, các chi bộ ấp phải coi trọng tăng cường công tácgiáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, quần chúng, nhất là đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiệnNghị quyết TW4 (khóa XI), coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiếnđấu của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng
Ba là, xác định đúng nhiệm vụ chính trị, kịp thời xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết.
Để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong từng giaiđoạn, yêu cầu đặt ra với chi bộ ấp là phải bám sát quan điểm, đường lối củaĐảng, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định, nắm chắc tình hìnhmọi mặt của địa phương, tình hình dân cư để xác định đúng những nhiệm vụchính trị trung tâm cần tập trung lãnh đạo Trên cơ sở đó, xây dựng nghịquyết lãnh đạo phải bảo đảm kịp thời, đúng đắn, sát hợp và sau khi nghịquyết đã được thông qua phải lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, phân côngtrách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết đã đề ra từ trong nội bộchi bộ, chi ủy đến mọi đối tượng, tổ chức, lực lượng thuộc phạm vi lãnh đạo
Bốn là, làm công tác tổ chức, đảng viên và xây dựng Đảng.
Trang 21xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên Trên cơ sở các nguyên tắc tổchức, sinh hoạt của Đảng, cụ thể hóa và duy trì nghiêm túc trong tổ chức, sinhhoạt, hoạt động lãnh đạo của chi bộ; nhất là nền nếp chế độ sinh hoạt Đảng, bảođảm cho mọi sinh hoạt của chi bộ được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệulực, hiệu quả Thường xuyên làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, phân côngcông tác cho đảng viên; lãnh đạo phát huy vai trò của MTTQ, Đoàn thanh niên,Hội phụ nữ, Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng, rèn luyện, lựachọn những quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng Thực hiện nghiêm nguyêntắc, phương hướng, mục tiêu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở chi bộ.
Năm là, lãnh đạo các tổ chức quần chúng.
Lãnh đạo xây dựng các tổ chức, đoàn thể vững mạnh và phát huy vai tròcủa các tổ chức, nhất là Đoàn thanh niên, Hội nông dân, MTTQ, Hội người caotuổi, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ trong tập hợp, vận độngđoàn viên, hội viên thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyếtcủa cấp ủy các cấp và nghị quyết của chi bộ, chi ủy trong phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội, QPAN Đồng thời, phát huy có hiệu quả hoạt động của các tổ chức, lựclượng trong tham gia xây dựng chi bộ, chi ủy TSVM, xây dựng địa phương vữngmạnh toàn diện về mọi mặt
Ngoài những nhiệm vụ cơ bản trên, chi bộ ấp còn có nhiệm vụ lãnh đạothực hiện những phong trào tự quản của quần chúng Nhân dân và xây dựngđời sống văn hóa mới ở địa bàn, địa phương
+ Đặc điểm tổ chức, hoạt động của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
Ngoài những đặc điểm của chi bộ cơ sở nói chung, các chi bộ ấp ởhuyện Vĩnh Lợi còn những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:
Trang 22Một là, chi bộ ấp là hệ thống chân rết của Đảng ở địa bàn ấp, nên cấp ủy
viên, cán bộ, đảng viên thường cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều chức danh,đảm nhiệm nhiều công việc cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lí, điều hành Thông tư số 04/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt độngcủa thôn, tổ dân phố quy định: “Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn Tổ dân phố, khuphố, khối phố, khóm, tiểu khu, (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được
tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố Thôn, tổ dânphố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồngdân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn(xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trựctiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức Nhândân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước và nhiệm vụ cấp trên giao” [8]
Theo quy định của Thông tư số 04/2012 của Bộ Nội vụ, thì chính quyền
ấp không phải là một đơn vị hành chính trong bốn cấp hành chính của Nhànước, nên tổ chức đảng, cũng như bộ máy chính quyền đều không được tổchức kiện toàn đầy đủ như cấp xã trở lên, cán bộ phụ trách đoàn thể thường
do cán bộ lãnh đạo kiêm nhiệm Vì thế, nên bộ máy tổ chức của chi bộ cũngkhông được kiện toàn đầy đủ thành phần như ở cấp xã, hầu hết các đảng viênlàm nhiệm vụ kiêm nhiệm, như: bí thư chi bộ kiêm nhiệm làm công tác mặttrận; phó bí thư chi bộ kiêm nhiệm trưởng ấp; phó ấp kiêm công tác quân sự,công an hoặc kiêm đoàn thanh niên… Do phải kiêm nhiệm nhiều chức danh,đảm nhiệm nhiều công việc nên việc tập trung để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ chủ trì, bí thư, phó bí thư, cấp ủyviên bị phân tán, dẫn tới chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ không cao
Trang 23trấn, nên phạm vi, chức năng lãnh đạo không toàn diện như các cấp bộ đảng
từ cấp xã trở lên
Các chi bộ ấp là tổ chức lãnh đạo thấp nhất trong hệ thống tổ chức đảng
ở bộ máy chính quyền địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp củathường vụ, đảng ủy xã nên phạm vi, chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ
ấp không bao quát toàn diện như các cấp bộ đảng cấp trên
Các chi bộ ấp phải phục tùng và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp củađảng ủy xã, thị trấn; chịu trách nhiệm trước ban chấp hành đảng bộ, banthường vụ và thường trực đảng ủy các xã, thị trấn về toàn bộ hoạt động của
ấp Dưới sự lãnh đạo của thường vụ, đảng ủy xã, các chi bộ ấp phải kịp thời
cụ thể hóa và triển khai lãnh đạo Nhân dân trên địa bàn ấp thực hiện có hiệuquả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,trực tiếp là chủ trương, biện pháp lãnh đạo của đảng ủy cấp xã; đồng thờithực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình ở ấp mìnhcho đảng ủy xã, thị trấn
Mọi hoạt động xây dựng và lãnh đạo của chi bộ ấp đều phải tuân thủ vàphục tùng quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấptrên, trực tiếp là nghị quyết, chủ trương của thường vụ, đảng ủy xã; đồng thờiphải tuân thủ theo đúng các quy định về phân công, phân cấp phạm vi, quyềnhạn lãnh đạo, chỉ đạo theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bíthư, bao gồm cả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của
ấp, công tác xây dựng, kiện toàn chi ủy, chi bộ, đến công tác cán bộ, công táclãnh đạo kiện toàn và phát huy vai trò của các tổ chính trị - xã hội, các banngành đoàn thể, quần chúng trên địa bàn của ấp
Trang 24Ba là, chi bộ ấp của huyện Vĩnh Lợi có quy mô ở mức trung bình, trình
độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của hầu hết các đảngviên của chi bộ ấp còn thấp
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2013, tổng số đảng viên của chi bộ
ấp 741 đảng viên, gồm 652 nam chiếm tỷ lệ 87,98% và 89 nữ chiếm 12,02%,đảng viên là cán bộ hưu trí 95 đồng chí chiếm 12,82%; bình quân mỗi chi bộ
có khoảng 10 đảng viên Đội ngũ đảng viên của các chi bộ ấp được hình thành
từ nhiều nguồn: bộ đội xuất ngũ, cán bộ công chức nghỉ hưu, nghỉ mất sức vànghỉ theo chế độ, chuyển từ địa phương khác đến, cán bộ công chức sinh họattại địa phương, phát triển tại chỗ.v.v Về trình độ học vấn, cấp II là 47,64%,cấp III là 38,32%, trung cấp, cao đẳng và đại học là 9,77% Trình độ lý luậnchính trị: sơ cấp chiếm tỷ lệ 35,36%,; trung cấp chiếm tỷ lệ 11,20%; cao cấp
và cử nhân mới có 7 đảng viên, chiếm 0,94% và số còn lại là chưa qua trườnglớp đào tạo lý luận chính trị Về tuổi đời, từ 30 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ22,80%, từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm 18,22%, từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm16,87%, từ 51 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ 21,46%, số còn lại là 61 tuổi trở lên
Số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, trình độ lý luậnchính trị của hầu hết các đảng viên của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi còn thấp,
số đảng viên là người nghỉ hưu, nghỉ mất sức tuy kém năng động và có tínhbảo thủ nhưng đây là lực lượng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinhnghiệm, là chỗ dựa nòng cốt nhưng chiếm tỷ lệ thấp; trong khi đó số đảngviên trẻ chiếm số lượng tương đối đông, tuy họ có tính năng động, sáng tạonhưng lại thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh chính trị Số lượng đảng viên pháttriển của các chi bộ ấp không nhiều, có chi bộ nhiều năm liền không phát triểnđược đảng viên nào Chỉ tính riêng năm 2013 các chi bộ ấp của huyện VĩnhLợi chỉ phát triển được 34 đảng viên mới Đảng viên nữ chiếm tỷ lệ thấp,phần lớn đảng viên nữ của chi bộ ấp là những người lớn tuổi Ngoài ra, các
Trang 25công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng cư trútrên địa bàn ấp nên có điều kiện nắm chắc quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và cập nhật thông tin nhanh chóng
Bốn là, số đông đảng viên, chi ủy viên của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh
Lợi là những người sinh ra và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ,trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.Nhìn chung các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh lợi, có số đông đảng viên và chi ủyviên là những người đã từng tham gia họat động cách mạng, trực tiếp tham giakháng chiến chống Mỹ, họ là những người được tôi luyện trong đấu tranh cáchmạng, trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt của chiến tranh, nên thường
có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,vào mục tiêu con đường XHCN, thường xuyên gần gũi và gắn bó mật thiết vớiNhân dân, được Nhân dân tin cậy, là chỗ dựa nòng cốt cho hoạt động lãnh đạocủa chi bộ Do được Nhân dân tin cậy, nên số đảng viên trải qua kháng chiếncũng là lực lượng thường xuyên gần dân hơn, được Nhân dân thẳng thắn phảnánh tâm tư và kiến nghị với Đảng, chính quyền những băn khoăn, thắc mắc vềchủ trương, đường lối, chính sách; về đội ngũ cán bộ ở cơ sở Qua đó, đội ngũnày nắm chắc được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, kịp thờiphản ánh và tham mưu đề xuất với các cơ quan lãnh đạo đảng, chính quyền để
có chủ trương, biện pháp giải quyết thỏa đáng, góp phần tạo nên sự đồng thuậntrong xã hội và sự nhất trí cao trong các tầng lớp Nhân dân đối với quan điểm,chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Họ cũng
là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa tin cậy, là điểm tựa cho mọi hoạt động xâydựng và lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ ấp Hầu hết lực lượng đảng viên này đều
có tâm huyết, luôn trăn trở, mong muốn lãnh đạo ấp vươn lên về mọi mặt,không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự
Trang 26an toàn xã hội ở địa bàn địa phương Thực tế cho thấy, hầu hết những kết quảđạt được ở địa bàn ấp đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của những đảng viên này
+Vai trò của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi.
Thứ nhất, các chi bộ ấp trực tiếp cấu thành nền tảng của Đảng, là hạt
nhân chính trị ở cơ sở, trực tiếp quyết định việc xây dựng, phát huy vai trò,
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội
ở cơ sở
Trong cơ cấu hệ thống tổ chức của Đảng hiện nay, chi bộ ấp là cấp bộ
đảng cuối cùng được tổ chức ở cấp chính quyền địa phương, đây là những
đơn vị tế bào nhỏ nhất cấu thành hệ thống tổ chức đảng, lập thành nền tảng
của Đảng, các chi bộ ấp TSVM là nhân tố trực tiếp quyết định sự bền vững
của nền tảng của Đảng Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng mạnh là do các chi
bộ tốt, chi bộ tốt thì mọi đảng viên đều tốt Chi bộ ấp không chỉ giữ vai trò
quan trọng trong tạo thành nền tảng vững chắc cho Đảng, mà còn giữ vai trò
là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, trực tiếp lãnh đạo và phát huy vai trò
Trang 27của các tổ chức trong HTCT ở địa phương trong vận động Nhân dân thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nước và xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt
Thể theo Hiến pháp năm 2013, các chi bộ ấp vừa là một bộ phận cấu
thành HTCT ở địa phương, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống ấy Trên cơ sở
tuân thủ quan điểm, chủ trương, đường lối và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chi bộ ấp trực tiếp cụ thể hóa xác
định biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của HTCT ở
cơ sở trong xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt Thực tiễn cho thấy,
chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã
hội, các đoàn thể ở địa phương như thế nào đều phụ thuộc trực tiếp bởi vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo của các chi ủy, chi bộ ấp
Trang 28Hai là, các chi bộ ấp là nơi hàng ngày gắn bó với Nhân dân, trực tiếp
quyết định việc giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng,
Nhân dân ở cơ sở
Liên hệ mật thiết với quần chúng, Nhân dân vừa là vấn đề thuộc về bản
chất của Đảng, vừa là cội nguồn sức mạnh, đồng thời là quy luật tồn tại phát
triển của Đảng ta Thực tế cho thấy, Đảng chỉ tồn tại với tư cách là ngườilãnh đạo khi có đối tượng lãnh đạo, vì vậy liên hệ mật thiết với quần chúng,
Nhân dân là vấn đề sống còn của Đảng Các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là tổchức gần gũi với Nhân dân, hàng ngày liên hệ mật thiết với Nhân dân, mọi
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đều có liên quan trực tiếp đến Nhândân, vì mục tiêu chăm lo cho lợi ích Nhân dân và phát huy vai trò của Nhân
dân trong xây dựng quê hương, đất nước Các chi bộ ấp cũng là nơi hàng
ngày trực tiếp nắm tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để phản ánh với Đảng,cung cấp cơ sở thực tiễn để Đảng bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối,
Trang 29quan điểm, chủ trương, chính sách Mặt khác, Nhân dân quan hệ với Đảng
chủ yếu, trực tiếp thông qua các chi bộ, chi ủy và đội ngũ cán bộ đảng viên ở
cơ sở Vì vậy, các chi bộ ấp có vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp giữ
gìn, củng cố và tăng cường mối liên hệ hữu cơ, mật thiết giữa Đảng với Nhândân Nếu các chi bộ ấp TSVM, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ sẽ góp
phần trực tiếp củng cố tăng cường, giữ vững mối liên hệ giữa Đảng với Nhân
dân và ngược lại
Ba là, các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là nơi quyết định chất lượng, hiệu
quả việc tổ chức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước; trực tiếp đưa quan điểm đường lối của Đảng vào đời sống ở
cơ sở
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến được với Nhân dân nhưthế nào phụ thuộc trực tiếp và quyết định bởi các chi bộ đảng ở cơ sở Chi bộ
ấp là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với
các tầng lớp Nhân dân trong ấp; đồng thời vận động, tổ chức để Nhân dân
Trang 30chấp hành nghiêm chỉnh và nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Mặt khác, chi bộ
ấp cũng là nơi trực tiếp cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng vào thực tiễn thông qua các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo trêntất cả các lĩnh vực, các mặt công tác của các tổ chức, lực lượng ở địa phương;
nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chính sách, nơi cung cấp cơ sở
thực tiễn để Đảng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương, chínhsách cho phù hợp với thực tiễn mọi mặt của đất nước
Bốn là, các chi bộ ấp là nơi trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả
công tác phát triển đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên về mọi mặt
Theo quy định của Điều lệ Đảng, các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi cũng
như tất cả các chi bộ của Đảng nói chung, đều là nơi trực tiếp hàng ngày
phân công, công tác, giao nhiệm vụ cho từng đảng viên; nơi trực tiếp quản lý,
giáo dục, rèn luyện đảng viên về mọi mặt Mọi sự tiến bộ trưởng thành của
Trang 31đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đều bắt nguồn trực tiếp từ sự quản lý,
giáo dục, rèn luyện của chi bộ Chi bộ ấp là nơi trực tiếp nắm, quản lý trình
độ phẩm chất, năng lực, đạo đức của từng đảng viên và của toàn đội ngũ, trên
cơ sở đó tiến hành giáo dục, rèn luyện không ngừng trau dồi nâng cao phẩn
chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực mọi mặt cho đội ngũ đảng viên,
bảo đảm đáp ứng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ
Đây cũng là nơi trực tiếp làm công tác phát triển đảng, số lượng, chất lượng
đội ngũ đảng viên và hiệu quả công tác phát triển đảng như thế nào phụ thuộc
trước hết vào vai trò, trách nhiệm của các chi bộ; đồng thời chi bộ ấp cũng là
nơi trực tiếp sàng lọc đội ngũ đảng viên của Đảng, kịp thời phát hiện những phần
tử cơ hội, thoái hóa biến chất, không đủ tư cách đảng viên để đưa ra khỏi Đảng,
bảo đảm trong Đảng luôn trong sạch, vững mạnh
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
Trang 32* Quan niệm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
+ Năng lực lãnh đạo:
Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo (1998), quan niệm:
Năng lực: một trong những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc
gì.1: năng lực tư duy của con người 2: khả năng đủ để thực hiện tốt công việc:
có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [58, tr.1172] Lãnh đạo tgt 1 Dẫn dắt
tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh 2 dt cơ
quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong
trào: chờ lãnh đạo cho ý kiến [58, tr.1979]
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng ( 1997) định nghĩa:
Năng lực 1: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó, 2: phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con
Trang 33người hoàn thành một hoạt động nào đó [57, tr.639] Lãnh đạo: đề ra chủ
trương, đường lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó[57, tr.524]
Theo đó, có thể hiểu năng lực lãnh đạo là tổng hợp khả năng của một tập thể hay cá nhân có thể huy động để đề ra phương hướng, mục tiêu hành động, chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo và khả năng tổ chức, dẫn dắt tập thể hay toàn dân thực hiện thắng lợi đường lối đó.
Năng lực lãnh đạo của Đảng, theo PGS Vũ Hữu Ngoạn, đó là “khả năng
đề ra được mục tiêu cách mạng đúng đắn, cơ bản, lâu dài, cũng như thời kỳ
và bằng những phương thức, phương pháp đúng đắn tổ chức nhân dân, dân tộc thực hiện có hiệu quả” [49, tr.38]
Năng lực lãnh đạo của Đảng là khả năng hiện thực bao gồm: năng lực đề
ra chủ trương, đường lối; năng lực xây dựng nghị quyết, chỉ thị; năng lực tổchức thực hiện đường lối; năng lực kiểm tra phát hiện và xử lý
Năng lực đề ra chủ trương, đường lối: đó là khả năng thực tế được cụ thểhóa bằng việc xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chiến lược, sáchlược của Đảng, đó là sự định hướng phát triển cho cả thời kỳ lịch sử Do vậy,Đảng phải nghiên cứu, am hiểu để dự báo, tổng kết thực tiễn, khái quát lýluận, xây dựng thành cương lĩnh, đường lối, chủ trương và giải pháp mangtính đồng bộ để thực hiện đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống
xã hội, phù hợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế
Theo hướng tiếp cận trên có thể quan niệm:
Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là biểu hiện cụ thể của năng lực lãnh đạo của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng, là tổng hợp các khả năng nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa đề ra chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp
Trang 34mình phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa
-xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương, đồng thời là khả năng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thắng lợi quan điểm đường lối của Đảng, chỉ thị nghị quyết cấp trên và cấp mình.
+ Về sức chiến đấu:
Có thể hiểu sức chiến đấu của một tổ chức hay một cá nhân là sức mạnh,khả năng làm việc, hoạt động hoặc khả năng tác động của một tổ chức, mộttập thể hay cá nhân đối với công việc, hoặc đối với những tổ chức, tập thểhay cá nhân khác, hoặc những lực lượng đối lập, thù địch nhằm thực hiệnthắng lợi mục tiêu, hay mục đích phát triển đã xác định
Theo PGS Vũ Hữu Ngoạn: sức chiến đấu của Đảng là “Sức lực của bản
thân Đảng” để chiến đấu, vượt qua “những trở lực, chông gai phát sinh từ các thế lực thù địch với lý tưởng và sự nghịêp của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, từ những tiêu cực trong xã hội, trong nội bộ nhân dân, thậm chí trong nội bộ Đảng và cả những khó khăn khách quan của đất nước,của tình hình kinh tế xã hội trong bước đường đi lên” [48, tr.39]
Sức chiến đấu của Đảng ta được biểu hiện:
Bản lĩnh chính trị, sự vững vàng của Đảng trước những khó khăn vàthách thức trong và ngoài nước
Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiệnthắng lợi đường lối đổi mới
Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội chủ nghĩa, nhữngphần tử thoái hóa biến chất, tham nhũng ra khỏi Đảng, đấu tranh ngăn chặn
sự tác động của những quan điểm, tư tưởng phản động, bảo vệ sự trong sạchnội bộ
Trang 35đạo và sinh hoạt Đảng.
Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ năng lực thực tế và vaitrò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên
Lối sống, phương pháp công tác, phong cách lãnh đạo của cán bộ đảngviên [1, tr 24 - 25]
Theo hướng tiếp cận trên có thể quan niệm:
Sức chiến đấu của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu là sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sự thống nhất về ý chí và hành động,
là khả năng đấu tranh chống lại mọi tác động làm suy yếu chi bộ ấp, là sự gắn kết Đảng với quần chúng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ở địa bàn dân cư mà chi bộ phụ trách.
Chi bộ ấp có sức chiến đấu cao thể hiện ở những nội dung chủ yếu là:chất lượng chi ủy, đội ngũ đảng viên, bao gồm: trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, ý thức tự giác và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảngviên và vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên Khả năng khắc phụcnhững khó khăn và yếu kém, những biểu hiện tiêu cực, những sai trái trongchi ủy, trong Nhân dân Đấu tranh ủng hộ cái đúng, cái mới, phê phán cái cũ,lạc hậu và các thế lực thù địch Đặc biệt là mỗi đảng viên phải “vừa hồng,vừa chuyên”, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và kỷluật Đảng, nhất là các nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách; tự phê bình và phê bình, không bè phái làm mất đoàn kết nội bộ
+ Mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo với sức chiến đấu của Đảng:
NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp là hai mặt thống nhất biện chứng với nhau,
có tác động qua lại và tác động tương hỗ lẫn nhau, có những nội dung củamặt này cũng đồng thời thể hiện nội dung của mặt kia và ngược lại; song,chúng không hoàn toàn đồng nhất mà mỗi mặt có những biểu hiện đặc trưng,
Trang 36có tính độc lập tương đối Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tốt sẽ là cơ sở chosức chiến đấu cao, đồng thời, chi bộ ấp có sức chiến đấu cao là điều kiện đểchi bộ ấp có năng lực lãnh đạo tốt Do đó, có sức chiến đấu cao thì năng lựclãnh đạo càng tốt và ngược lại Thực tế cho thấy, giữa NLLĐ và SCĐ rất khóchia tách rạch ròi vấn đề nào là của NLLĐ và vấn đề nào của SCĐ
Có thể nói, NLLĐ và SCĐ của chi bộ ấp là khả năng nắm vững chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyếtcủa cấp trên và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địabàn dân cư ấp, là khả năng tập trung được nguồn lực, khai thác được thếmạnh của địa phương, phát huy được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ ấp Bên cạnh đó, NLLĐ và SCĐ còn
là khả năng tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện tốt cácyêu cầu đề ra, là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng,nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đấu tranh kiênquyết với mọi biểu hiện tiêu cực trong chi bộ ấp và trong nội bộ Nhân dântrên địa bàn dân cư, bảo vệ những cái đúng, cái mới phù hợp với xu hướngchung của những tổ chức, cá nhân; đấu tranh với những vi phạm Điều lệĐảng và pháp luật Nhà nước
Như vậy, những nhân tố cấu thành NLLĐ và SCĐ không chỉ là chấtlượng, sức mạnh của bản thân chi bộ, mà là khả năng phát huy sức mạnh của
cả hệ thống, khả năng huy động và vận động quần chúng Nhân dân
Theo hướng tiếp cận đó có thể quan niệm:
NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là tổng hợp khả năng của tập thể chi ủy, chi bộ có thể huy động để nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, tình hình thực tế của địa phương, để đề ra chủ trương, phương hướng, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, phát huy vai trò sức mạnh cả hệ thống chính trị và toàn dân ở địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh
Trang 37có hiệu quả chống mọi biểu hiện sai trái, tiêu cực trong nội bộ và các quan điểm thù địch, phản động để bảo vệ Đảng.
* Biểu hiện của năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
Trong hoạt động thực tiễn của Đảng, tương ứng với mỗi hoạt động cụ thểđều có những năng lực, sức chiến đấu mang tính chuyên biệt Các hoạt động
cụ thể của các chi bộ ấp cũng rất phong phú, tùy theo góc độ, phạm vi nghiêncứu cũng có thể có nhiều cách phân loại các hoạt động khác nhau Vớiphương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ có thể khái quátnhững biểu hiện cụ thể của NLLĐ, SCĐ của chi bộ ấp bao gồm:
Năng lực nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ thị,nghị quyết của cấp trên và năng lực nắm bắt tình hình mọi mặt của địaphương đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn ở cấp mình
Năng lực lãnh đạo xác định chính xác và tổ chức thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị trọng tâm của chi bộ, nhất là nhiệm vụ giữ vững ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và QPAN ở địa phương
Năng lực quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết cấp trên, cấpmình, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân vàthực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Năng lực giáo dục chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng ở cơ sở, khôngngừng nâng cao giác ngộ chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm của cán bộ,đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, vai tròquản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân, với sự thành côngcủa công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
Năng lực lãnh đạo công tác tổ chức, xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũcán bộ ở cơ sở ở địa phương bảo đảm cho chi bộ, chi ủy luôn trong sạch
Trang 38vững mạnh, đội ngũ đảng viên thường xuyên có số lượng đủ, chất lượng cao,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
Năng lực lãnh đạo hệ thống chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội
ở địa phương, cơ sở: biểu hiện cụ thể ở năng lực lãnh đạo củng cố, kiện toànxây dựng bộ máy chính quyền ấp theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng
về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương; nănglực lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổchức thành viên của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phươngtrong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước và xây dựng địa phương vững mạnh về mọi măt
Năng lực đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ: biểu hiện cụ thể ởNLLĐ, SCĐ trong thực hiện tự phê bình, phê bình đấu tranh loại bỏ những tưtưởng cơ hội, hành vi tiêu cực, lạc hậu, bảo thủ, tình trạng thoái hóa biếnchất, làm trong sạch nội bộ; năng lực trong đấu tranh phòng, chống âm mưuthủ đoạn “diễn biễn hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch để bảo
vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, bảo vệ Nhân dân
Năng lực tiến hành công tác kiểm tra, giám sát: biểu hiện cụ thể ởNLLĐ,SCĐ trong phát hiện và xử lý những vi phạm, là khả năng kiểmnghiệm thực tiễn những chủ trương, đường lối của mình để phát huy những
ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, hạn chế; đồng thời phát hiện những biểu hiệntiêu cực, những vi phạm trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đó
* Quan niệm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ
ấp huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu
Trong lĩnh vực xã hội, thực chất của các hoạt động nâng cao là tất cảnhững tác động tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch của các chủ thểtới các đối tượng nhằm làm tăng chất lượng, hiệu quả của hoạt động theonhững mục tiêu xác định
Trang 39dựng Đảng, mang tính quy luật trong suốt quá trình tồn tại, phát triển và lãnhđạo cách mạng của Đảng ta Đây là vấn đề sống còn, phải được tiến hành kiêntrì, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong suốt quá trình tồn tại, phát triển củaĐảng Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện xã hội;trước mục tiêu, yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước, đẩy nhanh tiến độ CNH,HĐH hiện nay, đang đặt ra yêu cầu khách quan cấp thiết cho toàn Đảng vàmỗi cấp bộ đảng phải không ngừng đổi mới, chỉnh đốn nâng cao NLLĐ,SCĐlên ngang tầm nhiệm vụ Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XI và Nghịquyết TW4 khóa XI của Đảng, việc nâng cao NLLĐ,SCĐ của Đảng, cũngnhư mỗi tổ chức đảng đang trở thành vấn đề cơ bản, trọng tâm của toàn bộcông tác xây dựng và đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay
Nâng cao NLLĐ,SCĐ của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là một bộphận quan trọng trong nâng cao NLLĐ,SCĐ của Đảng được tiến hành ở cácchi bộ ấp, do các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và lực lượng trực tiếp tổ chức tiếnhành, tác động toàn diện tới bộ máy tổ chức, nguyên tắc hoạt sinh hoạt, hoạtđộng, cơ cấu nhân sự đội ngũ cán bộ, đảng viên, tới quy chế, quy trình,phương thức, biện pháp lãnh đạo và mọi khâu, mọi bước của hoạt động lãnhđạo của chi bộ ấp…, nhằm nâng cao lên một bước về NLLĐ,SCĐ của chi bộ
ấp, bảo đảm cho chi bộ ấp có đủ NLLĐ,SCĐ đáp ứng ngang tầm yêu cầunhiệm vụ thời kỳ mới
Theo hướng tiếp cận trên có thể quan niệm:
Nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi là tổng hợp các chủ trương, biện pháp, cách thức của các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành, tác động bằng công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, chính sách, cán bộ nhằm nâng cao khả năng của chi bộ ấp trong nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Trang 40Nhà nước, nhiệm vụ của cấp trên giao phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương, bảo đảm lãnh đạo địa phương phát triển toàn diện về mọi mặt, đồng thời nâng cao khả năng đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện tiêu cực trong nội
bộ và làm thất bại mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng
Mục đích nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp huyện Vĩnh Lợi là nhằm
nâng cao lên một bước mới về trình độ NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp, bảo đảmcho chi bộ ấp có đủ khả năng giữ vững và phát huy vai trò là nền tảng củaĐảng, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; đồng thời tăng cườngsức mạnh chiến đấu của chi bộ cả trong sinh hoạt Đảng, giữ vững nguyên tắc
tổ chức, xây dựng Đảng và trong đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng cơhội, hành vi tiêu cực, thoái hóa, biến chất trong nội bộ và các hành độngchống Đảng của các thế lực thù địch, chống cộng, bảo vệ nội bộ, bảo vệĐảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng ngang tầmyêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới
Chủ thể: chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao NLLĐ,SCĐ của chi bộ ấp
huyện Vĩnh Lợi bao gồm các cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên, từ BCHTW,BCT, BBT đến thường vụ, đảng ủy cấp huyện, đảng ủy các xã, thị trấn Trong
đó, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp là thường vụ đảng ủy các xã, thị trấnthuộc đảng bộ huyện Vĩnh Lợi
Các chi ủy, chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi vừa là đối tượng nâng cao đồngthời là chủ thể trực tiếp của quá trình tự nâng cao NLLĐ,SCĐ của mình
Lực lượng tham gia nâng cao NLLĐ,SCĐ của các chi bộ ấp huyện Vĩnh
Lợi, bao gồm các cơ quan chức năng về Đảng thuộc ban thường vụ, đảng ủycác cấp; các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và toàn dân là lực lượngtham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp vào nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi