1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Von xa hoi pptx

43 245 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 493,42 KB

Nội dung

Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội Trần Hữu Quang “Vốn xã hội” là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuật vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Điều này không phải chỉ vì cụm từ này được ghép từ những thuật ngữ thuộc những lĩnh vực khác nhau (“vốn” là một từ mang ý nghĩa kinh tế, được ghép với từ “xã hội” mà người ta thường hiểu một cách rất rộng), mà còn vì bản thân thuật ngữ “vốn xã hội” được dùng để chỉ một thực thể bao quát đến mức khá mơ hồ và khó nắm bắt. Và trong thực tế, mỗi nhà nghiên cứu thường xác định nội hàm của nó tùy theo sự chọn lựa góc độ tiếp cận và khảo sát của mình. Có thể nói cho đến nay thuật ngữ này vẫn chưa được “khái niệm hóa” một cách đầy đủ, hay nói cách khác, nó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ. Bài viết này là một nỗ lực nhằm đóng góp phần nào vào việc khái niệm hóa “vốn xã hội”, chủ yếu dưới cách tiếp cận xã hội học. Ở phần đầu, chúng tôi sẽ điểm lại một số định nghĩa và từ đó xác định lại xem thế nào là vốn xã hội. Sau đó, chúng tôi sẽ thử đi vào phân tích các kích thước văn hóa và định chế của vốn xã hội. Cần hiểu thế nào là vốn xã hội Trước tiên, chúng tôi muốn điểm lại một số quan niệm về vốn xã hội của một vài tác giả thường được nhắc tới trong chủ đề này. Trong một công trình xuất bản năm 1980, khi tìm cách giải thích tình trạng bất bình đẳng xã hội và quá trình tái sản xuất tình trạng bất bình đẳng ấy, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu đã du nhập khái niệm “vốn” hay “tư bản” (capital) của lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực xã hội học để phân tích quá trình lưu thông của các loại tài sản khác nhau trong không gian xã hội. Ngoài vốn kinh tế (capital économique), Bourdieu còn phân biệt ba loại vốn nữa là vốn văn hóa (capital culturel), vốn xã hội (capital social), và vốn biểu tượng (capital symbolique). Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là một “mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, [những mối liên hệ này] ít nhiều đã được định chế hóa”.[2] Ông cho rằng “khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động được trong thực tế, và vào khối lượng vốn ([vốn] kinh tế, [vốn] văn hóa hay [vốn] biểu tượng) của từng người mà anh ta có liên hệ.” Bourdieu quan niệm rằng các loại vốn vừa nói có thể chuyển hóa lẫn nhau. Năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông hiểu vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau : các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms), và sự tin cậy trong xã hội (social trust) – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung.[4] Năm 1995, nhà chính trị học Robert Putnam đã lập lại ý tưởng của Coleman và đưa ra định nghĩa như sau về vốn xã hội trong một bài tạp chí thường được nhắc tới mang tên là “Chơi bowling một mình” : “Hiểu một cách tương tự như những khái niệm vốn vật thể và vốn con người – đây là những phương tiện và [những kỹ năng] đào tạo [có tác dụng] làm gia tăng năng suất của cá nhân –, ‘vốn xã hội’ nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới [xã hội], các chuẩn mực, và sự tin cậy [trong] xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương.”[5] Như vậy, trong khi Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội như là một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó. Trong bài này, chúng tôi đi sâu vào khái niệm vốn xã hội hiểu theo định nghĩa thứ hai này. Putnam không những đã đào sâu khái niệm vốn xã hội, mà còn đề xuất những chỉ báo nhằm đo lường vốn xã hội. Trong một công trình nghiên cứu đối chiếu giữa miền bắc và miền nam nước Ý,[6] Putnam đã khảo sát vốn xã hội xét về mức độ tham gia vào đời sống công dân qua những chỉ báo như : mức độ tham gia vào các cuộc bầu cử, số lượng phát hành báo chí, mức độ gia nhập tự nguyện vào các hội (như các hội hát hoặc các câu lạc bộ bóng đá…), và mức độ tin tưởng vào các định chế công cộng. Ông kết luận rằng ở miền bắc nước Ý, nơi mà những chỉ báo vừa nói đều mang tính chất thuận lợi hơn so với miền nam, nghĩa là có “vốn xã hội” phát triển hơn, những thành tựu về khả năng quản trị của nhà nước (governance), về hiệu quả của các định chế cũng như về sự phát triển kinh tế-xã hội đều tích cực hơn so với miền nam nước Ý. Cách hiểu của Ngân hàng Thế giới hiện nay về vốn xã hội cũng phần nào tương tự như cách hiểu của Coleman và Putnam nêu trên : “Vốn xã hội [là một khái niệm] có liên quan tới những chuẩn mực và những mạng lưới [xã hội] dẫn đến hành động tập thể. Ngày càng có nhiều sự kiện minh chứng rằng sự gắn kết xã hội – vốn xã hội – đóng vai trò trọng yếu đối với việc giảm nghèo và sự phát triển con người và kinh tế một cách bền vững.”[7] Mặc dù đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay quanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau : (a) khả năng làm việc chung với nhau, (b) sự tin cậy giữa con người với nhau, và (c) các mạng lưới xã hội.[8] Nhưng trong một bài viết vào năm 2000, nhà nghiên cứu chính trị học người Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama cho rằng phần lớn các định nghĩa về vốn xã hội đều chỉ nói về những mặt biểu hiện của vốn xã hội hơn là về bản thân vốn xã hội. Ông quan niệm rằng vốn xã hội chính là thành tố văn hóa của các xã hội hiện đại – những xã hội mà kể từ thời kỳ Khai sáng đã được tổ chức dựa trên cơ sở của các định chế chính thức, trên nhà nước pháp quyền và lý tính.[9] Định nghĩa về vốn xã hội của Fukuyama có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến yếu tố chuẩn mực xã hội. Ông viết như sau : “Vốn xã hội là một chuẩn mực phi chính thức được biểu hiện trong thực tế [instantiated][10] [có tác dụng] thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân. Các chuẩn mực làm nên vốn xã hội có thể bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại [reciprocity] giữa hai người bạn, cho tới những học thuyết phức tạp và được kết cấu một cách tinh tế như Ki-tô giáo hay Khổng giáo. Những chuẩn mực này phải được biểu hiện trong thực tế [instantiated] trong mối liên hệ có thực [actual] giữa con người với con người : chuẩn mực có đi có lại tồn tại trong tiềm thể [in potentia] trong lối xử sự của tôi với mọi người, nhưng nó chỉ được hiện thực hóa [actualized] khi tôi xử sự với bạn bè của tôi mà thôi. Theo định nghĩa này, sự tin cậy, các mạng lưới [xã hội], xã hội dân sự, và những thứ tương tự, vốn gắn liền với vốn xã hội, đều là những hiện tượng thứ phát [epiphenominal], nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã hội.”[11] Trong số các định nghĩa vừa nêu trên đây về vốn xã hội, theo chúng tôi, định nghĩa của Francis Fukuyama là tương đối thỏa đáng hơn cả, vì nó nhấn mạnh yếu tố chuẩn mực, hay nói cách khác nó chú trọng tới kích thước văn hóa của vốn xã hội. Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý với định nghĩa của Fukuyama ở chỗ nó chỉ giới hạn vào các “chuẩn mực phi chính thức” (informal norms). Nếu hiểu “chuẩn mực xã hội” (social norms) theo ý nghĩa chung nhất là những qui tắc của một tập thể, một cộng đồng hay một xã hội mà mỗi cá nhân thành viên đều buộc phải tuân thủ trong các hành vi và ứng xử của mình, thì chúng tôi cho rằng vốn xã hội phải bao hàm trong nó cả những chuẩn mực chính thức (nghĩa là đã được định chế hóa một cách công khai). Bởi lẽ trong số các điều qui định của luật pháp chẳng hạn, người ta thấy có những điều có thể thúc đẩy sự hợp tác và sự tin cậy giữa con người với nhau, nhưng cũng có những điều có thể không thuận lợi hoặc có tác dụng cản trở, một cách minh nhiên hoặc một cách vô tình, sự hợp tác hay sự liên kết giữa các cá nhân hay các tổ chức với nhau. Cho đến nay, phần lớn những tác giả như Coleman, Putnam hay Fukuyama đều thiên về cách định nghĩa vốn xã hội theo hướng tích cực, và nhấn mạnh tới tính hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy khả năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì thế mà nhiều công trình điều tra dựa trên những định nghĩa này đã đi đến những nhận định theo khuynh hướng định lượng hóa (chẳng hạn nhiều hay ít, mạnh hay yếu), và mặc nhiên giả định rằng vốn xã hội phải mang nội hàm tích cực. Nhưng theo chúng tôi, vốn xã hội có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Nói cách khác, đây là một khái niệm trung tính. Khái niệm “vốn xã hội” không phải là một khái niệm triết học, và cũng chưa trở thành một khái niệm kinh tế học. Có lẽ cần coi “vốn xã hội” như một khái niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực (chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay xã hội ấy, và được biểu hiện ra thành những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được như sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhau, và các loại mạng lưới xã hội khác nhau. Trong tiếng Việt, chữ “vốn” hay “vốn liếng” ngoài ý nghĩa kinh tế còn hàm nghĩa là “nói chung những gì sẵn có hay tích lũy được”, chẳng hạn như “vốn kiến thức” hay “vốn từ ngữ”.[12] Nhưng khác với vốn vật thể hay vốn kinh tế, điều cần chú ý là “vốn xã hội” mà con người tích lũy được không phải lúc nào cũng có ý nghĩa và tác dụng tích cực ; nó có thể mang tính chất tích cực hoặc tiêu cực, tùy vào bối cảnh kinh tế và chính trị-xã hội cụ thể. Tích cực hay tiêu cực ở đây không phải theo nghĩa là tốt hay xấu, đúng hay sai, mà theo nghĩa phù hợp hay không phù hợp, thuận lợi hay cản trở xu thế phát triển của một cộng đồng hay một xã hội vào một giai đoạn lịch sử cụ thể. Có những loại vốn xã hội có thể có tác dụng tích cực đối với một xã hội trong một thời kỳ nào đó, nhưng khi chuyển sang một thời kỳ khác thì chúng lại trở thành những yếu tố cản trở sự phát triển, hay là từ “vốn quí” trở thành “của nợ” theo lối nói của Fukuyama. Vì tính chất tổng hợp và phức tạp của khái niệm này, nên chúng ta khó lòng đo lường hay định lượng hóa được “vốn xã hội”, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể quan sát và đo lường những biểu hiện ra bên ngoài của nó như sự tin cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn, và các mạng lưới xã hội. Trong một bài viết mới đây, nhà kinh tế học Trần Hữu Dũng cho rằng mặc dù vốn xã hội là một “ý niệm rất linh động, thậm chí mập mờ, chưa đủ chính xác để đưa vào mọi phân tích kinh tế”, nhưng đây là một “ ý niệm hữu ích”.[13] Ông viết : “Ý niệm ‘vốn xã hội’ là một cầu nối giữa tiếp cận kinh tế và tiếp cận xã hội, và do đó cung cấp những lý giải phong phú và thuyết phục hơn về hiện tượng phát triển kinh tế. Nó cho thấy bản chất và chừng mực tương tác giữa các cộng đồng và thể chế có ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu kinh tế.”[14] Những kích thước văn hóa và định chế của vốn xã hội Nếu hiểu “vốn xã hội” là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội, thì chúng ta có thể nói rằng xã hội nào có vốn xã hội nấy. Trong thực tế, không có “vốn xã hội” hiểu theo nghĩa chung chung. Mỗi xã hội có những kiểu liên kết đặc thù giữa con người với con người, do đó mỗi xã hội có thể có một kiểu vốn xã hội riêng biệt, không giống với vốn xã hội ở các xã hội khác. Chúng ta biết rằng các mối quan hệ giữa con người và con người luôn luôn chịu sự chi phối và cưỡng chế của các loại chuẩn mực khác nhau, từ những chuẩn mực luân lý, tôn giáo, phong tục, tập quán, hay những chuẩn mực trong các tổ chức và hội đoàn xã hội, cho tới những chuẩn mực pháp lý trong một quốc gia. Những chuẩn mực xã hội này tạo thành cái vỉa trầm tích nằm sâu trong nền văn hóa của một xã hội. Vì thế, chúng ta không thể nào hiểu được vốn xã hội một cách đầy đủ nếu không xem xét nó dưới góc độ của các chuẩn mực xã hội nằm trong khuôn khổ các định chế xã hội, hay nói rộng hơn là dưới kích thước văn hóa-xã hội và kích thước các định chế xã hội của bản thân xã hội mà chúng ta đang khảo sát. Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của các xã hội, một trong những sự phân biệt tương đối phổ biến nhất trong giới khoa học xã hội là sự phân biệt giữa các xã hội cổ truyền với các xã hội hiện đại (chẳng hạn như sự phân biệt của Ferdinand Toennies giữa khái niệm “cộng đồng” [Gemeinschaft] và khái niệm “xã hội” [Gesellschaft]). Trong bài viết dẫn ở trên, Fukuyama cũng đã nhấn mạnh tới sự khác biệt quan trọng này khi phân tích về vốn xã hội. Do sự phát triển của các yếu tố kinh tế (đặc biệt là thị trường) và các yếu tố kỹ thuật, do sự phát triển của các định chế xã hội, nên kích thước văn hóa-xã hội của các xã hội hiện đại mang những đặc trưng rất khác so với các xã hội cổ truyền. Đời sống của các cộng đồng bộ tộc hay các làng xã cổ truyền cũng luôn được đặt nền tảng trên những chuẩn mực chung mà mọi người cùng chia sẻ, nhưng theo nhận xét của Fukuyama, nói chung phần lớn các công trình nghiên cứu về quá trình phát triển đều không coi vốn xã hội dưới dạng ấy là “vốn quí” (asset), mà đúng ra là một thứ “của nợ” thường gây ra khó khăn (liability).[15] Vì “phạm vi bán kính của sự tin cẩn” (the radius of trust) (theo lối nói của Lawrence Harrison[16]) quá hạn hẹp (chỉ giới hạn trong nội bộ gia đình, dòng họ, hay trong làng xã), nên các thành viên của các cộng đồng ấy khó lòng mà tin vào người ngoài, và phản ứng thông thường là nghi kỵ, thậm chí có thể đi đến chỗ ác cảm và tẩy chay những người không phải là thành viên như mình. Những xã hội cổ truyền thường mang tính chất “phân mảnh” hoặc “rời rạc” (segmentary), nghĩa là bao gồm rất nhiều đơn vị làng xã hoặc bộ tộc tự cấp tự túc, giống y như nhau nhưng biệt lập nhau, trong đó tinh thần cố kết mạnh mẽ trong nội bộ mỗi cộng đồng thường giảm thiểu khả năng hợp tác với bên ngoài, với các cộng đồng khác (chẳng hạn thể hiện qua câu “phép vua thua lệ làng”). Trong khi đó, ngược lại, các xã hội hiện đại được cấu tạo bởi rất nhiều nhóm xã hội dị biệt nhau và chồng lấn lên nhau (overlapping)[17], trong đó mỗi cá nhân có thể đồng thời là thành viên của nhiều nhóm khác nhau và mang nhiều tư thế khác nhau, đóng nhiều vai trò khác nhau. Do đó khả năng chấp nhận cái khác và hợp tác với người khác dễ dàng hơn nhiều so với các xã hội cổ truyền vốn thường mang tính chất thu hẹp và khép kín. Nếu xã hội cổ truyền được tổ chức chủ yếu dựa trên phong tục, tập quán, luân lý và tình cảm, thì xã hội hiện đại được tổ chức chủ yếu dựa trên luật pháp và lý tính. Nếu trong xã hội cổ truyền, vị trí của cá nhân được công nhận chủ yếu trên cơ sở vị trí thứ bậc của người này trong làng xã, trong dòng tộc, thì trong xã hội hiện đại, vị trí của cá nhân, trên nguyên tắc, được xác lập chủ yếu dựa trên khả năng của cá nhân và vị trí trong sự phân công lao động xã hội. Hay nói như Henry Maine, trong quá trình chuyển từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại, quan hệ giữa các cá nhân với nhau chuyển từ lối quan hệ dựa trên “vị thế” (status) sang lối quan hệ dựa trên “khế ước” (contract).[18] Nhiều chuẩn mực trong xã hội hiện đại tuy vẫn còn mang cái tên tương tự như trong xã hội cổ truyền nhưng thường mang những nội hàm hoàn toàn khác. Chuẩn mực “phục tùng” chẳng hạn trong xã hội Việt Nam truyền thống được hiểu là sự tuân phục tuyệt đối đối với mệnh lệnh của vua quan, là sự vâng lời gần như vô điều kiện đối với giáo huấn của cha mẹ (“ngoan ngoãn”, “dễ bảo”…), của người thầy, hay của một tôn giáo. Lối phục tùng ấy không dung nạp quyền tự do tư tưởng, và hoàn toàn không khuyến khích óc tranh luận hay tinh thần sáng tạo. Trong xã hội hiện đại, người ta cũng coi trọng chuẩn mực phục tùng (chẳng hạn tinh thần kỷ luật trong khuôn khổ các tổ chức như xí nghiệp hay cơ quan, hay kể cả trong đời sống xã hội, nhất là ở đô thị) ; nhưng không giống như xã hội cổ truyền, sự phục tùng trong xã hội hiện đại thiên về tính chất lý tính hơn là tình cảm, và đây không phải là sự phục tùng cá nhân người lãnh đạo của một tổ chức mà thực ra là sự phục tùng những nguyên tắc của tổ chức ấy. Sự phục tùng trong xã hội cổ truyền chủ yếu xuất phát từ một trật tự mang tính chất thứ bậc (hierarchical) xuất phát từ vị thế (của cá nhân trong trật tự xã hội), từ phong tục, từ truyền thống ; trong khi đó, sự phục tùng trong xã hội hiện đại lại chủ yếu xuất phát từ một trật tự mang tính chất phân công theo chức năng (functional) và theo lý tính. Nói đến khả năng hợp tác hay khả năng làm việc chung với nhau xét như là một thành tố của vốn xã hội cũng như thế. Cho đến nay, nhiều người vẫn thường cho rằng người Việt Nam có truyền thống hợp tác xuất phát từ trong đời sống làng xã và sinh hoạt dòng họ. Thế nhưng trong thực tế hiện nay, không ít người từng nêu ra nhận xét cho rằng hình như người Việt Nam khó làm việc chung với nhau. Sở dĩ như vậy là vì tinh thần hợp tác trong xã hội cổ truyền được hình thành chủ yếu dựa trên nền tảng tình cảm và dựa trên trật tự thứ bậc của cấu trúc làng xã hay dòng họ (chính vì thế mà óc hợp tác này thường mang tính chất cục bộ, bản vị, địa phương), không phù hợp với những yêu cầu của các tổ chức trong xã hội hiện đại vốn đòi hỏi một tinh thần hợp tác mang nét thuần lý nhiều hơn, dựa trên trật tự phân công chủ yếu căn cứ trên chức năng của từng bộ phận của tổ chức cũng như căn cứ trên năng lực của từng cá nhân (chứ không phải dựa trên tình cảm thân tộc, đồng hương, hay dựa trên tiêu chuẩn lý lịch chẳng hạn). Lòng tin giữa các cá nhân với nhau trong nội bộ một làng xã hay một dòng họ có thể là một lợi thế, là một thành tố quan trọng của vốn xã hội trong một giai đoạn nhất định nào đó, nhưng chuyển sang một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn, khi mà các mối quan hệ giao dịch được đẩy mạnh trên qui mô quốc gia và xuyên quốc gia, thì lúc ấy, kiểu tin cậy của làng xã hay dòng họ lại có thể trở thành một thứ lực cản kềm hãm sự phát triển. Sự đoàn kết hay tính cố kết xã hội (social cohesion) cũng hoàn toàn không giống nhau giữa xã hội cổ truyền với xã hội hiện đại. Sự đoàn kết trong một cộng đồng cổ truyền hình thành chủ yếu trên nền tảng liên hệ tình cảm đồng hương, đồng tộc (huyết thống) hay tình cảm tôn giáo ; trong khi đó, ở xã hội hiện đại, những định chế như làng xã, dòng họ hay cộng đồng tôn giáo không còn nữa hoặc đã phai nhạt đi nhiều, và sự đoàn kết xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở của quá trình phân công lao động xã hội và quá trình dị biệt hóa của các định chế xã hội. Sự đoàn kết trong xã hội cổ truyền có bán kính hẹp, với đường biên giới đóng kín (chủ yếu hướng nội), còn sự đoàn kết trong xã hội hiện đại mang tính chất rộng rãi hơn và mở hơn. Tính đoàn kết trong xã hội cổ truyền dựa trên sự đồng dạng (người ta liên kết gắn bó với nhau vì người ta giống nhau), nhưng trong xã hội hiện đại, tính đoàn kết xã hội lại dựa trên sự dị biệt và sự đa dạng (người ta liên kết với nhau chính vì người ta khác nhau). Nói như nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim, trong xã hội cổ truyền, sự liên đới giữa con người với nhau mang tính chất máy móc (solidarité mécanique), còn trong xã hội hiện đại, sự liên đới mang tính chất phức tạp hơn, tựa hồ như sự gắn kết giữa các bộ phận khác nhau trong một cơ thể sống (solidarité organique). Do đó, nếu nói một cách chung chung và đơn giản rằng người Việt Nam (hay người Đông phương nói chung) có vốn xã hội mạnh vì sẵn có tinh thần tuân phục (mà người ta thường cho là xuất phát từ truyền thống Nho giáo) và tinh thần đoàn kết (mà nhiều người thường nghĩ là kế thừa từ truyền thống làng xã) thì chưa hẳn đã chính xác. Cái vốn xã hội với những nội hàm ấy có thể “mạnh” và thích hợp với những thời kỳ lịch sử nào đó, nhưng lại có thể không còn thích hợp và thậm chí trở thành những yếu tố cản trở sự phát triển trong thời kỳ mà đất nước phải tham gia vào nền kinh tế toàn cầu hóa như ngày nay. Chúng tôi cho rằng mức độ tin cẩn lẫn nhau thì có thể đo lường được (mạnh hay yếu, cao hay thấp), nhưng vốn xã hội thì rất khó mà đo lường được, do bản thân khái niệm này vừa mang tính chất phức hợp, vừa trung tính, có thể chỉ một hiện thực mang tính chất hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Vì thế, nhận định rằng một xã hội có nhiều vốn xã hội là chưa nói lên được điều gì cả, vì vấn đề mấu chốt chưa được nói đến là đấy là loại vốn xã hội nào. Mặt khác, ngay bản thân khái niệm tin cẩn cũng cần có sự phân biệt (về nội dung và tính chất) giữa sự tin cẩn trong các xã hội cổ truyền với sự tin cẩn trong các xã hội hiện đại, vì hệ lụy của hai loại tin cẩn này có thể hoàn toàn khác nhau, như chúng tôi đã phân tích ở đoạn trên. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy là nói đến vốn xã hội hay nói đến sự tin cậy mà không đặt chúng vào trong bối cảnh văn hóa xã hội và bối cảnh các định chế xã hội trong đó hình thành nên vốn xã hội và sự tin cậy, thì không thể hiểu được thực sự nội hàm của những khái niệm này, vì đã không hình dung đầy đủ những kích thước văn hóa và kích thước định chế của chúng.[19] T.H.Q. Tài liệu tham khảo - Pierre BOURDIEU, Questions de sociologie, Paris, Ed. Minuit, 1984. - ĐOÀN Khắc Xuyên, “Vốn xã hội của Việt Nam nhìn từ thực tế hôm nay”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 6-7-2006, trang 12-13. - Olivier GALLAND, “Les dimensions de la confiance”, Futuribles, no. 277, juillet-aout 2002, trang 15-39. - Anthony GIDDENS, Social Theory and Modern Sociology, Stanford, Stanford University Press, 1996. - Francis FUKUYAMA, “Social capital and civil society”, IMF Working paper WP/2000/74. - Lene HJOLLUND, Martin PALDAM, Gert Tinggaard SVENDSEN, “Social capital in Russia and Denmark : A comparative study”, 2001 (www.gov.si/ zmar/conference/2001/pdf-konf/17-paldam.pdf). - Takashi OMORI, “L’équilibre entre la croissance économique et le bien-être : Les implications de l’expérience japonaise”, ISUMA, Canadian Journal of Policy Research, Volume 2, No. 1, Spring 2001, trang 99-106. - Robert PUTNAM, “Bowling alone : America‘s declining social capital”, Journal of Democracy, số 6 (1), tháng 1-1995, trang 65-78. - TRẦN Hữu Dũng, “Vốn xã hội và kinh tế”, tạp chí Thời đại, số 8, tháng 7-2003, trang 82-102. - TRẦN Hữu Dũng, “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, Tạp chí Tia Sáng, số 13, tháng 7- 2006, trang 32-33, và 66. - TRẦN Hữu Quang, “Lòng tin trong quản lý”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 26-12-2002, trang 36-37. - TRẦN Hữu Quang, “Từ lòng tin trong xã hội tới xã hội dân sự”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 6-7-2006, trang 14-15. [1] Phần lớn nội dung bài viết này đã được đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81. [2] Le capital social est un “réseau durable de relations plus ou moins institutionnalisées d’interconnaissance et d’interreconnaissance” (Pierre Bourdieu, Le sens pratique, Paris, Ed. Minuit, 1980). [3] “Le volume du capital social que possède un agent particulier dépend de l’étendue des liaisons qu’il peut effectivement mobiliser et du volume de capital (économique, culturel ou symbolique) possédé en propre par chacun de ceux auxquels il est lié.” (Pierre Bourdieu, sách đã dẫn). [4] James Coleman, Foundations of Social Theory, Cambridge (Massachusetts), Harvard University Press, 1990. Dẫn lại theo Olivier Galland, “Les dimensions de la confiance”, Futuribles, no. 277, juillet-aout 2002, trang 17. [5] “By analogy with notions of physical capital and human capital – tools and training that enhance individual productivity – “social capital” refers to features of social organization such as networks, norms, and social trust that facilitate coordination and cooperation for mutual benefit.” (Robert Putnam, “Bowling alone : America‘s declining social capital”, Journal of Democracy, số 6 (1), tháng 1-1995, trang 67). [6] Robert Putnam, Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy, Princeton: Princeton University Press, 1993. [7] “Social capital refers to the norms and networks that enable collective action. Increasing evidence shows that social cohesion — social capital — is critical for poverty alleviation and sustainable human and economic development.” (http://web.worldbank.org) [8] Xem Lene Hjollund, Martin Paldam, Gert Tinggaard Svendsen, “Social capital in Russia and Denmark : A comparative study”, 2001, trang 2 (www.gov.si/zmar/conference/2001 /pdf-konf/17-paldam.pdf). [9] “[Social capital] constitutes the cultural component of modern societies, which in other respects have been organized since the Enlightenment on the basis of formal institutions, the rule of law, and rationality.” (Francis Fukuyama, “Social capital and civil society”, IMF Working paper WP/2000/74, trang 3). [10] Trong bản gốc tiếng Anh là “an instantiated informal norm”. Chúng tôi dịch chữ “instantiated” là “được biểu hiện trong thực tế”. [11] “[S]ocial capital is an instantiated informal norm that promotes cooperation between two or more individuals. The norms that constitute social capital can range from a norm of reciprocity between two friends, all the way to complex and elaborately articulated doctrines like Christianity or Confucianism. These norms must be instantiated in an actual human relationship : the norm of reciprocity exists in potentia in my dealings with all people, but is actualized only in my dealings with my friends. By this definition, trust, networks, civil society, and the like, which have been associated with social capital, are all epiphenominal, arising because of social capital but not constituting social capital itself.” (Francis Fukuyama, bài đã dẫn, trang 3). [12] Hoàng Phê (chủ biên) (Viện Ngôn ngữ học), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2000, trang 1126. [13] Trần Hữu Dũng, “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, Tạp chí Tia Sáng, số 13, tháng 7- 2006, trang 32. [14] Trần Hữu Dũng, bài đã dẫn, trang 33. [15] Francis Fukuyama, bài đã dẫn, trang 4. [16] Paldam và Svendsen từng nói đến “mật độ tin cậy” (the density of trust) trong vốn xã hội. Còn Lawrence Harrison thì sử dụng cụm từ “phạm vi bán kính của sự tin cậy” (the radius of trust) (Lawrence Harrison, Underdevelopment Is a State of Mind : The Latin American Case, New York, Madison Books, 1985, trang 7-8. Dẫn lại theo Francis Fukuyama, bài đã dẫn, trang 4). [17] Francis Fukuyama, bài đã dẫn, trang 5. [18] Sir Henry Maine, Ancient Law (1917), bài trích trong Vilhelm Aubert (Ed.), Sociology of Law. Selected Readings, Harmondsworth, Penguin Education, 1975, trang 30-31. [19] Có thể tham khảo thêm loạt bài viết về vốn xã hội đăng trên tạp chí Tia Sáng từ tháng 4 tới tháng 7-2006, và trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 6-7-2006, nhân cuộc hội thảo mang chủ đề “Vốn xã hội trong phát triển” do tạp chí Tia Sáng tổ chức tại Hà Nội ngày 24-6-2006. thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 10 - Tháng 3/2007 Đồng tiền và xã hội Việt Nam ngày nay Trần Hữu Quang TP Hồ Chí Minh Để tìm hiểu đặc trưng ứng xử của con người trong đời sống kinh doanh nói riêng hay đời sống hội nói chung của một cộng đồng hay một hội nào đó, thì có lẽ một trong những lối tiếp cận có triển vọng là tìm hiểu xem cộng đồng hay hội ấy quan niệm thế nào về đồng tiền. Trong hội hiện nay, với tư cách là một phương tiện đo lường, tích luỹ và trao đổi, đồng tiền đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống hội và các mối quan hệ giữa con người với nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tiền tệ và các quan hệ tiền tệ được hiểu không phải với tư cách là một sự kiện kinh tế xét về mặt kinh tế học, mà là một sự kiện hội-kinh tế-văn hóa tổng thể xét về mặt hội học.[1] Cái nhìn của con người về đồng tiền và về các quan hệ tiền tệ có thể biểu hiện những đặc trưng của một nhân sinh quan lẫn của cả một hệ thống hội. Bài này thử khảo sát quan niệm về đồng tiền của người Việt Nam, nhằm qua đó góp phần giải thích định kiến tiêu cực đối với đồng tiền, đối với kinh doanh cũng như đối với thị trường vốn có nơi xã hội Việt Nam. Quan niệm về đồng tiền Người Việt Nam có cái nhìn thế nào về đồng tiền? Nói chung cho đến nay người Việt Nam chúng ta có một đặc điểm dễ thấy là thường ngại nói chuyện tiền bạc. Lẽ tất nhiên không kể những lúc giao dịch làm ăn buôn bán, còn trong những quan hệ riêng tư hàng ngày, mỗi khi cần bàn đến tiền nong, người ta thường tỏ ra khá ngại ngùng, lúng túng, và luôn phải rào trước đón sau rồi mới nói chứ ít ai dám nói ngay và đề cập thẳng đến chuyện tiền. Quan hệ gia đình thân thuộc, quan hệ thầy trò, hay quan hệ bằng hữu được coi là những quan hệ tình nghĩa, và vì thế ở đó không có chỗ cho chuyện tiền bạc; đụng đến tiền bạc ở đây là điều hết sức tế nhị và đôi khi gần như cấm kỵ vì dễ chạm đến tự ái, xúc phạm đến sĩ diện, danh dự. Người ta thường e ngại nghĩ rằng một khi đã đặt vấn đề “tiền” ra với nhau thì có nguy cơ sứt mẻ tình cảm và e khó nhìn lại mặt nhau! Khi nói ai làm điều gì đó “vì tiền” hay “chỉ biết có tiền”, người ta thường có ý nói rằng người đó chẳng còn màng gì tới nhân nghĩa. Người ta cũng hay coi thái độ “sòng phẳng” về tiền bạc là hành vi trơ trẽn, và đặc biệt là không thể chấp nhận trong những mối liên hệ thầy trò, cha con, vợ chồng hay bạn bè; nói “tiền trao cháo múc” là để phê phán trong những trường hợp này. Chuyện tính toán tiền nong thường được coi là chuyện tầm thường, có cái gì đó không xứng đáng, không thanh nhã, cao thượng. Trong những mối quan hệ mang tính chất tình cảm, người ta coi thái độ “tính toán”, nhất là tính toán tiền bạc hay vật chất, là điều phải tránh. Vì thế, khi nói ông A hay bà B là người “hay tính toán” thì rõ ràng hàm ý chê bai và trách móc. Nói tóm lại, tiền bạc thường được coi là không đi đôi với tình nghĩa. Thậm chí có những trường hợp đối lập với nhân nghĩa và đạo lý, đến mức mà người ta nghĩ rằng tiền bạc có thể là căn nguyên dẫn đến tội lỗi. Chúng ta có thể tìm được không ít bằng chứng minh hoạ cho quan niệm “trọng nghĩa khinh tài” này trong các tác phẩm văn chương, thi phú, tuồng chèo… trong quá khứ cũng như trên sách vở và báo chí hiện nay, kể cả qua nhiều cuộc hội thảo và diễn văn. Qua phản ánh trên báo chí, chúng ta thấy người ta thường gán nguyên nhân của các hành vi tham nhũng và phạm pháp là do mù quáng “chạy theo đồng tiền”, bị “mờ mắt” vì đồng tiền. Nạn chạy chọt, lo lót, vòi vĩnh, mãi lộ, cũng như nạn mua quan bán tước, phần lớn đều được coi là do mãnh lực và sự “cám dỗ” của đồng tiền “tác oai tác quái”. Người ta nói “nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Người ta nhìn đồng tiền gần như thể tự nó là một sức [...]... anh gia inh lng trong nhõn thc xa hụi Theo Simmel, trong xa hụi hiờn ai, ụng tiờn, ngoai cac chc nng kinh tờ cua no, con la biờu tng cua oc duy ly, oc tinh toan, oc tru tng, va tớnh cht phi cỏ nhõn (impersonality) Vi thờ, no la c chờ chu yờu thỳc y qua trinh chuyờn ụi t mụt xa hụi cụ truyờn mang tinh chõt cụng ụng (Gemeinschaft) sang mụt xa hụi hiờn ai mang tinh chõt xa hụi (Gesellschaft) theo ý ngha... lai mang tờn la Triờt hoc vờ ụng tiờn (Philosophie des Geldes) (1900), nha xa hụi hoc ngi c Georg Simmel a phõn tich y nghia xa hụi hoc cua ụng tiờn va cua cac quan hờ tiờn tờ ễng cho rng ụng tiờn, ngoai gia tri khach quan cua no la gia tri kinh tờ, con co gia tri chu quan xet vờ mt xa hụi Theo Simmel, viờc phõn tich vờ gia tri xa hụi cua ụng tiờn co thờ giup chung ta hiờu c suy nghi cua cac ca nhõn,... thụng tri chi phụi i sụng cua mụt xa hụi Simmel c biờt ao sõu s phõn tich vờ y nghia cua ụng tiờn trong qua trinh hiờn ai hoa xa hụi Khi hinh thc giao dich bng tiờn tờ thay thờ dõn nhng hinh thc trao ụi bng hiờn võt, thi luc o diờn ra nhiờu s thay ụi trong cac hinh thc quan hờ tng tac gia cac chu thờ trong xa hụi Vi tiờn tờ la mụt võt co thờ o ờm c mụt cach chinh xac va s dung dờ dang trong viờc trao... tụi cho rng thai ụ thanh kiờn nay khụng phai chi xuõt phat t t tng Nho giao, ma a co sn mõm mụng hinh thanh t ngay trong long mụt xa hụi nụng nghiờp t cõp t tuc cụ truyờn õy chinh la c s kinh tờ -xa hụi sõu xa cua quan niờm coi khinh tiờn bac v ch li Cn nguyờn t c s kinh tờ -xa hụi i vi nhng tỏc gi c in trong lnh vc khoa hc xó hi nh Karl Marx, Max Weber hay Georg Simmel, ng tin c nhỡn nhn nh mt trong nhng... trong xa hụi Viờt Nam Trong bụi canh cua mụt xa hụi nụng nghiờp t cõp t tuc phai ụi diờn vi s phat triờn cua cac quan hờ tiờn tờ, quan niờm coi khinh ụng tiờn, theo chung tụi, la mụt th phan ng t vờ cua cụng ụng, nhm chụng lai nhng s thay ụi, nhng s ao lụn cua cai thờ gii lụn ngc con la lõm ụi vi ho, trong o ai biờu õu tiờn ma ho bt gp la tõng lp thng nhõn, ờ bao vờ va duy tri cai thờ gii lang xa cụ... thờ gii han mụt hanh vi giao dich nao o vao mụt muc tiờu nhõt inh, nờn no cho phep ngi ta co nhiờu t do ca nhõn hn va thuc õy qua trinh phõn cụng lao ụng xa hụi cung nh qua trinh biờt di hoa xa hụi (social differentiation) Tiờn tờ a thay thờ nhng nhom xa hụi t nhiờn bng nhng nhom xó hi t nguyờn, vụn c hinh thanh theo nhng muc ich duy ly nhõt inh Quan hờ tiờn bac lan ti õu, thi no giai thờ nhng mụi liờn... thanh tiờn ờ cho xa hụi t san hiờn ai [11]Đ Thờ lc cua ụng tiờn giụng nh cai bua, theo cach noi cua Engels, cai bua nay co thờ hoa phep thanh moi th ma ngi ta muụn, hờ ai co cai bua o la chi phụi c thờ gii san xuõt, va ngi co cai bua o trc tiờn chinh la thng nhõn.[12]Đ Marx coi ụng tiờn la si dõy rang buục con ngi vi xa hụi, la si dõy cua moi si dõy, no la phng tiờn phụ biờn ờ chia re xa hụi, nhng ụng... nh cac gia tri trong xa hụi truyờn thụng cua ho ang bi ao lụn Hu ht cac mi quan hờ xa hụi u khụng con nh trc, u b thay i bi nhng quan h tin t, ngoi tr quan h gia ỡnh v quan h bố bn Ho cam thõy cuục sụng an toan trc õy cua ho nh ang bi e doa tõn gục rờ Trong bụi canh o, phan ng tõm ly t nhiờn la phai tim cho ra mụt nguyờn nhõn hay ung hn la mụt thu pham ờ qui tụi cho tinh trang xao trụn hay ao lụn nay... õu ma li co quan niờm mang tinh chõt ao c v ụng tiờn v v th trng nh võy? Anh hng cua t tng Nho giao Theo t tng Nho giao phong kiờn thi xa, tam cng (bao gụm cac quan hờ vua tụi, cha con, va v chụng) va ngu thng (nhõn, nghia, lờ, tri, tin) chinh la giờng mụi cua toan xa hụi Khụng T coi ch nhõn la quan trong nhõt, vờ sau Manh T a thờm vao o ch nghia Vi quan niờm nhõn nghia nay, t tng Nho giao co c iờm... hụi, nhng ụng thi no cung la phng tiờn liờn hp thõt s, [no] la lc lng hoa hoc [phụ biờn] cua xa hụi[13]Đ (nhng chụ nhõn manh la do Marx) Marx cho rng tiờn co thuục tinh la van nng, no co thờ mua c tõt ca, co thờ chiờm hu moi võt, [no] la võt coi nh la s chiờm hu tụi cao.[14]Đ Marx phõn tich y nghia triờt hoc va xa hụi hoc cua ụng tiờn nh sau: Cai, nh co tiờn, ma tụn tai ụi vi tụi, cai ma tụi co thờ tra . biểu hiện của vốn xa hội hơn là về bản thân vốn xa hội. Ông quan niệm rằng vốn xa hội chính là thành tố văn hóa của các xa hội hiện đại – những xa hội mà kể từ. hóa “vốn xa hội”, chủ yếu dưới cách tiếp cận xa hội học. Ở phần đầu, chúng tôi sẽ điểm lại một số định nghĩa và từ đó xa c định lại xem thế nào là vốn xa hội 1990, nhà xa hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định nghĩa về vốn xa hội khác với Bourdieu, ông hiểu vốn xa hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xa hội

Ngày đăng: 27/06/2014, 15:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w