40 Xem thêm Raymond Aron, sđd, tr. 538-540.41 Xem Talcott Parsons, bài đã dẫn, tr. 33, và 81. 41 Xem Talcott Parsons, bài đã dẫn, tr. 33, và 81. 42 Max Weber, ĐĐTL, bản gốc trang 202
Ở đây, để hiểu rõ hơn ý tưởng của Weber, chúng ta có thể đọc thêm đoạn văn sau đây trong một công trình khác của ông, khi ông so sánh giáo thuyết Puritanist (Thanh giáo) ở châu Âu với tư tưởng Nho giáo (Khổng giáo) ở Trung Hoa : “Sự đối lập giữa [tư tưởng] Nho giáo và [tư tưởng] Puritanist cũng làm cho chúng ta hiểu rằng sự tiết độ và óc tiết kiệm, kết hợp với 'ham muốn doanh lợi' và 'óc quí trọng của cải' còn lâu mới có thể đại diện hay có thể làm nảy sinh được 'tinh thần tư bản chủ nghĩa'. Nhà Nho điển hình chi tiêu những khoản tiết kiệm ấy lẫn những khoản tiết kiệm của gia đình để có được một nền học thức, để dùi mài kinh sử nhằm trải qua các kỳ thi và nhờ đó đảm bảo cho mình cơ sở xã hội của một cuộc sống giàu sang. Người tín đồ Puritanist điển hình kiếm được nhiều tiền, tiêu xài ít, và do bị thúc bách phải tiết kiệm bởi tư tưởng khổ hạnh, nên tái đầu tư các khoản lợi nhuận của mình dưới hình thức tư bản vào các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa thuần lý. 'Tư duy duy lý' – và đây là bài học thứ hai đối với chúng ta – chi phối cả hai nền đạo đức ấy. Nhưng chỉ có nền đạo đức duy lý của phái Puritanist, vốn hướng đến một đời sau, mới dẫn đến chỗ hình thành một tư duy duy lý kinh tế ở ngay trong đời này với tất cả những hệ quả cuối cùng của nó, chính là bởi vì tự nó, không còn có gì là xa lạ đối với nó nữa, chính là bởi vì lao động trong thế gian này đối với nó chỉ là biểu hiện sự theo đuổi một mục tiêu siêu việt. (…) Tư duy duy lý Nho giáo hàm nghĩa là một sự thích nghi duy lý với thế gian ; còn tư duy duy lý Puritanist là một sự làm chủ duy lý đối với thế gian.”43 Theo Weber, sở dĩ ở Trung Hoa không phát triển được chủ nghĩa tư bản là do thiếu những điều kiện và tâm thế thuận lợi cho quá trình này, hay nói chính xác hơn là do khuôn khổ quá cứng nhắc và tù đọng của các nghi thức và tập tục, nói khác đi là do xu hướng bảo thủ của tư tưởng Nho giáo.44
IV. Lý thuyết của Weber về mối liên hệ nhân quả
Theo Raymond Aron, không ít người ngộ nhận rằng Max Weber đã tìm cách bác bỏ chủ nghĩa duy vật lịch sử khi ông ta giải thích những nhân tố kinh tế bằng những nhân tố tôn giáo. Aron cho rằng hoàn toàn không phải như vậy. Trong công trình ĐĐTL, Weber chỉ muốn minh chứng rằng người ta chỉ có thể hiểu được các ứng xử của con người trong các xã hội khác nhau nếu đặt chúng trong khuôn khổ nhân sinh quan hay thế giới quan của họ. Các tín điều tôn giáo và cách giải thích các tín điều này là một bộ phận nằm trong nhân sinh quan và thế giới quan ấy, và vì thế chúng ta cần phải hiểu chúng để có thể hiểu được ứng xử của các cá nhân và của các nhóm xã hội, nhất là ứng xử kinh tế của họ. Max Weber muốn chứng minh rằng những quan niệm tôn giáo thực sự là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đối với các lối ứng xử kinh tế, và do đó, là một trong những nguyên nhân của những chuyển biến kinh tế của các xã hội.45
Weber nói rõ rằng mục tiêu của ông trong quyển sách này chỉ giới hạn vào chỗ lý giải vai trò của nhân tố tinh thần, trong “vô số” những động lực khác, đối với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ông viết : “Như vậy công cuộc nghiên cứu sau đây có lẽ cũng là một đóng góp khiêm tốn vào việc cho thấy bằng cách nào các 'ý tưởng' trở thành những sức mạnh hữu hiệu trong lịch sử. (…) Chúng tôi chỉ muốn làm sáng tỏ cái phần của các động lực tôn giáo trong vô số những động lực cá biệt trong lịch sử vốn đã góp 43 Max Weber, Sociologie des religions (Xã hội học về các tôn giáo). Dẫn lại theo Alain Bihr, “Les origines du capitalisme selon Max Weber (suite et fin)” (Các nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản theo Max Weber [tiếp theo và hết]), Interrogations, số 3, tháng 12-2006, tr. 120.