Max Weber, Kinh tế và Xã hội, tr 4.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 38 - 40)

tưởng luôn được áp dụng vào thực tại, nghĩa là, những “sự kiện” phải được đo với chúng, nên rút cục nếu chúng không phù hợp với “sự kiện” thì chúng không được xem là “bị bác bỏ”, mà đúng hơn, chính việc sự kiện đi lệch khỏi chúng sẽ phải được giải thích.

Trở lại với việc sử dụng hai “loại hình-lý tưởng” là “tinh thần của chủ nghĩa tư bản” và “sự khổ hạnh tại thế” [innerweltliche Askese, tức là sự khổ hạnh ngay bên trong thế gian] trong quyển ĐĐTL, ta thấy phân tích của Max Weber chủ yếu xoáy vào ba cấp độ : (a) cấp độ của các cấu trúc kinh tế-xã hội (“chủ nghĩa tư bản”) ; (b) cấp độ của những cá nhân hành động (“nhà doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa”) và (c) cấp độ của tín ngưỡng (“Tin lành”). Giữa các cấp độ này có những sự trung giới (Vermittlungen/médiations) của hai loại hình-lý tưởng (Idealtypen) nói trên. Ở đây, Max Weber không đề ra một tương quan nhân quả theo kiểu quy luật của khoa học tự nhiên mà một quan hệ “có ý nghĩa” (sinnhafte), nghĩa là, ông không bảo : nếu A (= Tin lành) tồn tại thì tất yếu có B (chủ nghĩa tư bản), mà chỉ nói : nếu A (= quan niệm thiên chức về nghề nghiệp [Berufsethos], sự khổ hạnh tại thế) và B (chủ nghĩa tư bản) trùng hợp với nhau thì có “cơ may” (Chance) là chủ nghĩa tư bản sẽ trở thành hình thức kinh tế thống trị mà không bị nhiều cản trở về mặt tinh thần. Sự trung giới giữa cấp độ (a) và cấp độ (c) diễn ra thông qua các tiến trình xuất phát từ cấp độ (b) và liên quan đến cấp độ (b), tức là cấp độ hành động của những cá nhân riêng lẻ. Những tác nhân ấy không phải là những sản phẩm trừu tượng của đầu óc như các “loại hình-lý tưởng” mà là những con người cụ thể, gắn một ý nghĩ chủ quan (subjektiver Sinn – Sinn ở đây là “ý nghĩ”) vào cho hành động của mình. Khởi đầu của một tiến trình phức tạp như chủ nghĩa tư bản tất yếu cần có các “chủ thể xã hội” (soziale Träger). Khởi đầu ấy không phải là đạo Tin lành, giáo thuyết Puritanist hay giáo thuyết Calvin mà là những con người cá biệt, có những xác tín nhất định và chuyển chúng thành hành động. Nhưng Weber, với tư cách là nhà xã hội học, không dừng lại ở những cá nhân (chẳng hạn nơi hình tượng Benjamin Franklin vốn được xem như là loại hình-lý tưởng [Idealtypus] của con người cá nhân tư duy tư bản chủ nghĩa) mà quan tâm đến những nhóm xã hội, từ đó, ông xét “tầng lớp trung lưu tư sản” như chủ thể xã hội (Träger) hiện thân cho những “ý nghĩ” chủ quan ấy. Những ý nghĩ chủ quan dần dần phát triển thành một “Gesinnung”, “Ethos”, và bản thân “tâm thế” này, đến lượt nó, lại là “sản phẩm của một tiến trình giáo dục lâu dài”. Khía cạnh hấp dẫn nhất đối với Max Weber là ở chỗ : những ý nghĩ chủ quan này đã thoát ly một cách không chủ định ra khỏi những cá nhân hành động để biến thành những chuẩn mực ràng buộc trong hành động (kinh tế) thường ngày. Chỉ có tiến trình “biện chứng” giữa những động lực tinh thần (“ý nghĩ chủ quan”) và những cấu trúc kinh tế xã hội tự tổ chức (chủ nghĩa tư bản hiện đại) mới làm lộ diện ý nghĩa văn hóa của những tư tưởng (tôn giáo) (cũng tức là làm lộ rõ chức năng “lý giải” của hai “loại hình-lý tưởng” trên đây). “Ý nghĩ chủ quan” của những người tín đồ liên quan đến việc dùng các phương tiện để đạt được sự cứu rỗi hay để minh chứng việc được ân sủng ; nhưng ý nghĩ đó lại biến thành một sự nối kết ý nghĩ khách quan trong các hình thức tổ chức đang tự hình thành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại. Chính trên miếng đất tư bản chủ nghĩa ấy mà các ý nghĩ chủ quan trở thành những chuẩn mực phổ biến của hành động xã hội, và có thể thoát ly khỏi nguồn gốc ra đời mang tính tôn giáo của chúng. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, khi đã trở thành hình thái kinh tế thống trị, không cần đến các xác tín tôn giáo để “hợp thức hóa” hay “chính đáng hóa” (Legitimation) cho nó nữa, thậm chí chủ nghĩa tư bản có thể quay lại chống chúng. Trong những điều kiện nhất định, chính những ý tưởng (tôn giáo) tạo ra những tác động, rồi những tác động này trở thành nguyên nhân phá hủy ngay chính những ý tưởng ấy !

Việc ý nghĩ chủ quan chuyển hóa thành những hậu quả xã hội (nhiều khi ngoài ý muốn và ngược lại với ý muốn) là điều đã được Adam Smith, Kant, Hegel… nhận thấy, chẳng hạn khi động cơ vị kỷ của những cá nhân cũng có thể phục vụ, hay thậm chí, là điều kiện để phục vụ cho cái “phúc lợi phổ biến” của xã hội.71 Vì thế, như Gregor Schöllgen nhận xét : “Ở đây, đúng là Max Weber đã đứng vào truyền thống của triết học thực hành từ Kant đến Hegel, khi ông luôn biết xem xét bất kỳ hành động nào dưới hai khía cạnh : một mặt là tra hỏi về ý nghĩa mà người hành động gán cho hành vi của mình, nhưng đồng thời, mặt khác, chú ý đến diễn biến thật sự ra bên ngoài của hành vi vốn không phải bao giờ cũng lường trước được do một người quan sát ghi nhận. Nhiệm vụ của nhà khoa học văn hóa [nhà khoa học xã hội và nhân văn] là ở chỗ suy nghĩ cả hai khía cạnh này một cách tổng hợp, một nhiệm vụ mà theo Weber có thể hoàn thành được một cách thích đáng nhờ dựa vào loại hình-lý tưởng.”72

Tóm lại, theo Max Weber, không phải “những tất yếu của sự vật” hay “những quy luật lịch sử” điều khiển một cách đơn-nguyên nhân [monokausal] các quá trình tác động của những ý tưởng lên trên hành động của những cá nhân và những nhóm xã hội, mà chính những con người hành động thúc đẩy các quá trình này. Song, mặt khác, những “ý nghĩ chủ quan” của người hành động bao giờ cũng ra đời trên những cơ sở vật chất nhất định. Chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể hình thành nếu không có một nền đạo đức tương ứng với nó, nhưng nền đạo đức này cũng không thể được thiết lập mà không có chủ nghĩa tư bản làm cơ sở. Với Max Weber, hiện thực lịch sử là một hiện thực do con người cấu tạo nên và có thể tác động được, nhưng đồng thời hiện thực ấy cũng là điều kiện và giới hạn cho những khả năng hành động của con người.

Max Weber viết : “Chính những lợi ích (vật chất và tinh thần) – chứ không phải những ý tưởng – mới trực tiếp thống trị hành động của con người. Nhưng, 'các hình ảnh về thế giới' do những 'ý tưởng' tạo ra lại rất nhiều khi giữ vai trò như kẻ đặt đường ray [chúng tôi nhấn mạnh – N.D.] để xác định con đường trên đó động lực của những lợi ích thúc đẩy hành động đi tới.”73

Raymond Aron nhận xét rằng, hơn bất cứ tác giả xã hội học lớn nào khác như Emile Durkheim hay Vilfredo Pareto, cho đến nay Max Weber vẫn có thể được coi là một nhà xã hội học “đương thời” với chúng ta. Theo Aron, giá trị của quyển ĐĐTL nằm ở chỗ đã đặt ra hai câu hỏi có ý nghĩa hết sức lớn lao. Câu hỏi thứ nhất là một câu hỏi mang tính chất lịch sử : các giáo phái Tin lành hay nói chung tư tưởng của đạo Tin lành đã ảnh hưởng mức độ nào đến sự hình thành và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ? Câu hỏi thứ hai là một câu hỏi lý thuyết xã hội học : việc “thông hiểu” các ứng xử kinh tế buộc phải được qui chiếu về các niềm tin tôn giáo, về nhân sinh quan của các tác nhân xã hội trong chừng mực nào hay theo chiều hướng nào ? Theo Aron, trong tư duy của Max Weber, không hề có sự đứt đoạn hay ngăn cách giữa con người kinh tế và con người tôn 71 Xem Hegel, Hiện tượng học Tinh thần, Đức hạnh và dòng đời §381-393 ; Chú giải dẫn nhập của

Bùi Văn Nam Sơn, 7.4.3, Hà Nội, Nxb Văn học, 2006, tr. 805-806.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 38 - 40)