Max Weber, Wirtschaft und Gesellschaft, bản dịch tiếng Pháp đã dẫn, tr 46-47.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 28 - 30)

đặc thù ấy của phương Tây, khác với tất cả các nơi khác trên thế giới.

Nền đạo đức Tin lành mà Weber phân tích trong quyển sách này chủ yếu là quan niệm giáo thuyết của phái Calvin mà sau đây là tóm tắt năm điểm chính, dựa trên bản Tuyên tín Westminster năm 1647 :

- Có một đấng Thiên Chúa tuyệt đối, siêu việt, đã tạo nên và cai trị trời đất, nhưng nằm ngoài khả năng hiểu biết của trí tuệ hữu hạn của con người.

- Đấng Thiên Chúa toàn năng và huyền bí này đã tiền định sự cứu độ hay sự kết án đối với mỗi con người chúng ta, và chúng ta không thể thay đổi gì được điều này bằng các sự nghiệp của mình.

- Thiên Chúa đã tạo dựng ra thế giới vì sự vinh quang của chính Người.

- Con người, cho dù được cứu độ hay bị kết án, đều có nghĩa vụ lao động cho sự vinh quang của Thiên Chúa và tạo dựng nên vương quốc của Người ngay trên thế gian này.

- Những công việc trần thế, bản tính con người, và thân xác, tất cả đều thuộc về trật tự của tội lỗi và của sự chết, và đối với loài người, sự cứu độ chỉ có thể là một món quà tặng không của ân huệ Thiên Chúa.

Theo Weber, thực ra những yếu tố trên đây cũng xuất hiện tản mạn trong giáo thuyết của các tôn giáo khác, nhưng chỉ duy nhất trong đạo Tin lành mới có sự nối kết của tất cả các yếu tố này ; và điều này sẽ dẫn đến những hệ quả hết sức quan trọng. Người tín đồ theo giáo phái Calvin không thể biết được là mình sẽ được cứu độ hay sẽ bị kết án, và đây là điều làm cho họ cảm thấy lo âu, khắc khoải. Để thoát ra khỏi nỗi lo âu này, do xu hướng tâm lý tự nhiên, họ sẽ đi tìm trong thế giới này những dấu hiệu chứng tỏ mình được chọn. Weber cho rằng chính vì thế mà một số tông phái Calvin cuối cùng đã tìm ra chứng cớ rằng mình được Thiên Chúa chọn thông qua thành quả và sự nghiệp của mình trong thế gian, trong đó có sự thành công về mặt kinh tế. Do vậy, cá nhân bị thúc đẩy đến chỗ phải cần cù làm việc để vượt qua nỗi khắc khoải là không biết mình có được cứu rỗi hay không.

Weber viết : “Thay vào chỗ của những kẻ tội lỗi đầy lòng khiêm hạ vốn được Luther hứa hẹn ân sủng nếu họ tự phó thác mình cho Thiên Chúa trong một lòng tin sám hối, xuất hiện 'các vị thánh' tự tin mà chúng ta có thể bắt gặp nơi các thương gia Puritanist với ý chí sắt thép của thời kỳ anh hùng của chủ nghĩa tư bản, và kể cả ngày nay nơi một số gương mặt điển hình. Mặt khác, để đạt tới sự tự tin này, cách thức thích hợp nhất được khuyến khích là hãy làm việc không ngơi nghỉ trong một nghề [rastlose Berufsarbeit]. Điều này, và chỉ điều này thôi, mới xua tan được nỗi hoài nghi về mặt tôn giáo và đem lại sự tin chắc về ân sủng.”37

Khái niệm Beruf mà Weber sử dụng ở đây, theo ông, do xuất phát từ quan niệm thần học của đạo Tin lành, không phải chỉ có nghĩa đơn giản là “nghề nghiệp” (như chữ “profession” hay “job” trong tiếng Anh, chỉ một loại lao động để kiếm sống), mà còn mang ý nghĩa “thiên chức” – ông nhắc tới từ “calling” trong tiếng Anh (đồng nghĩa với chữ “Berufung” [sự kêu gọi] trong tiếng Đức) – hay một “phận sự” (Aufgabe) do Thiên Chúa chỉ định, và vì thế nó đi đôi với khái niệm “bổn phận” (Pflicht). Weber cho rằng đây chính là sản phẩm hết sức mới mẻ của cuộc Cải cách của đạo Tin lành, khác hẳn so với quan niệm của đạo Công giáo truyền thống về “đời này” (đối lập với “đời sau”) và về các công việc trần gian. Ông viết : “(…) cho rằng bổn phận được thực hiện thông qua các 37 Max Weber, Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (sau đây sẽ viết tắt là ĐĐTL),

nghề nghiệp trần thế, rằng bổn phận ấy là hoạt động đạo đức cao nhất mà con người có thể đảm nhiệm ở đời này – đó chắc chắn là điều mới mẻ. Như vậy, một cách tất yếu, hoạt động thường ngày mang một ý nghĩa tôn giáo, chính từ đó mà khái niệm 'Beruf' mang ý nghĩa [thiên chức] ấy. Ý nghĩa này biểu lộ tín điều trung tâm của tất cả các giáo phái Tin lành vốn bác bỏ sự phân biệt các điều răn đạo đức nơi người Công giáo thành các praecepta [mệnh lệnh] và các consilia [lời khuyên].”38

Và Weber tóm tắt quan niệm đạo đức của giáo phái Calvin như sau : “Cách duy nhất để có một cuộc sống đẹp lòng Thiên Chúa không phải là vượt lên trên nền đạo đức của đời sống trần thế bằng lối sống khổ hạnh trong tu viện, mà chính là chu toàn trong thế gian các bổn phận tương ứng với chức phận mà cuộc sống dành cho mỗi người trong xã hội – chính vì thế mà các bổn phận trở thành 'thiên chức' [Beruf] của mỗi người.”39 Đặc trưng tư tưởng của giáo thuyết Calvin là nhấn mạnh tới nỗ lực của cá nhân chứ không coi trọng vai trò của các định chế, và loại trừ những xu hướng huyền bí, những xu hướng nặng về nghi thức – nói khác đi, đây chính là lối tư duy dẫn đến quá trình “giải ma thuật” (Entzauberung) và quá trình lý tính hóa lối sống của người tín đồ Calvin.

Chính ở điểm này mà, theo Weber, có một sự gặp gỡ hết sức quan trọng giữa một số yêu cầu trong lôgic thần học Calvin với một số yêu cầu của lôgic tư bản chủ nghĩa – hay giữa tư duy duy lý khổ hạnh Calvin với tư duy duy lý của nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa.40 Nền đạo đức Tin lành khuyến cáo các tín đồ của mình phải cảnh giác và dè chừng đối với của cải thế gian và phải có một lối sống khổ hạnh (Askese). Trong khi đó, làm việc một cách duy lý nhằm tạo ra doanh lợi và không tiêu xài hoang phí doanh lợi này – đây chính là lối ứng xử cần thiết cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bởi nó có nghĩa là không ngừng tái đầu tư số lợi nhuận mới được tạo ra. Chủ nghĩa tư bản cần lối tổ chức thuần lý đối với lao động, và giả định rằng phần lớn lợi nhuận không được tiêu xài hết mà phải được tiết kiệm nhằm có thể tiếp tục phát triển các phương tiện sản xuất. Chính đây là nơi bộc lộ sự “tương hợp chọn lọc” giữa quan niệm và lối sống của đạo Tin lành với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản.

Theo Talcott Parsons, khái niệm “tinh thần của chủ nghĩa tư bản” – một cụm từ đặc trưng mà Weber sử dụng thường xuyên – không phải chỉ nói về sự chiếm hữu hay hành động chiếm hữu đơn thuần như nhiều tác giả thường lầm tưởng, mà trước hết và chủ yếu bao hàm “tính lý tính” (Rationalität) hay tư duy lý tính (Rationalismus) – hiểu như là một tâm thế mở luôn hướng đến những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu (Traditionalismus) ; một thái độ tận tâm và chuyên cần đối với công việc vì chính công việc chứ không vì mục đích nào khác, thái độ mà Weber diễn giải trong một khái niệm kép là nghề nghiệp-thiên chức (Beruf trong tiếng Đức, hay calling trong tiếng Anh).41

Weber viết như sau : “Một trong các bộ phận cấu thành của tinh thần tư bản chủ nghĩa hiện đại, và không chỉ của tinh thần này, mà cả của chính nền văn hóa hiện đại, tức là lối sống thuần lý dựa trên ý tưởng Beruf, đã được phát sinh từ tinh thần của nền khổ hạnh Ki-tô giáo – đó chính là điều mà các trình bày của chúng tôi muốn chứng minh.”42 38 Max Weber, ĐĐTL, bản gốc trang 69.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w