Lebensbild, tr 273.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 36 - 38)

quan hệ với một giá trị có hiệu lực phổ biến. Các giá trị có hiệu lực phổ biến khi chúng “đòi hỏi sự thừa nhận trong thực tế của mọi thành viên trong một cộng đồng nhất định”. Đó là “các giá trị xã hội phổ biến có tính quy phạm” hay “các giá trị văn hóa”. Nguyên tắc “thuần túy lý thuyết” này chỉ có một mục đích là nhìn cho ra chỗ quan trọng đối với hiện tượng văn hóa, và đặt nó vào một trật tự có ý nghĩa, nhưng điều hệ trọng không kém là : bản thân nhà nghiên cứu phải đặt các giá trị mà bản thân mình yêu thích hay tôn thờ ra bên ngoài công việc nghiên cứu. Ông nói ngắn gọn : “Cho dù môn sử học làm việc với những giá trị, nhưng nó không phải là một khoa học định giá trị. Nó chỉ khẳng định những gì đang là.”63

Max Weber tiếp thu nồng nhiệt quan niệm này của Rickert về cả hai yêu cầu : một mặt, yêu cầu “không đưa ra phán đoán giá trị” (Werturteilsfreiheit) để có thể có được sự kiểm tra vô tư, liên chủ thể về kết quả nghiên cứu ; mặt khác, “đặt đối tượng trong mối quan hệ với giá trị” (Wertbeziehung) để thỏa ứng đặc điểm của đối tượng văn hóa-lịch sử. Max Weber mở rộng nguyên tắc phương pháp luận này vào xã hội học : ông tin rằng xã hội học có thể học được từ khoa học tự nhiên “việc nghiên cứu những sự kiện thuần túy như là những sự kiện” (Fakta eben rein als Fakta behandeln), đồng thời phản đối việc “tuyệt đối hóa một số hình thức trừu tượng hóa của khoa học tự nhiên thành chuẩn mực cho tư duy khoa học nói chung” và thấy “xã hội học đang bị các nhà kỹ trị được đào tạo theo kiểu khoa học tự nhiên cưỡng hiếp”.64 Điều ấy phải thay đổi và đồng thời đặt ra cho các ngành khoa học xã hội một vấn đề lớn : làm sao vừa có thể “ganh đua” được với khoa học tự nhiên về tính chính xác, vừa không mô phỏng máy móc quan niệm về quy luật của khoa học tự nhiên.

Theo Max Weber, khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội-nhân văn (“khoa học văn hóa”) đều đứng trước một hiện tượng giống nhau, đó là “tính phức hợp không thể nhìn thấu hết và ngày càng tỏ ra cứ lớn dần lên” (khiến Rickert trước đó đã nhận ra “sự bất lực của khái niệm”65). Ông rút ra kết luận : dùng “tinh thần hữu hạn của con người” để cố nắm bắt tính phức hợp của thực tại vốn vô tận về nguyên tắc này sẽ nhất định thất bại, nếu ta không tiền-giả định một cách mặc nhiên rằng ta chỉ nên lấy một bộ phận hữu hạn của thực tại làm đối tượng cho sự lĩnh hội khoa học và xem nó là “cơ bản” theo nghĩa là “đáng để biết”.66 Để có thể xác định “bộ phận hữu hạn” nào của thực tại vô tận là “cơ bản”, các khoa học xã hội cần một “thước đo” (Maßstab). Thước đo ấy được Max Weber gọi là “loại hình-lý tưởng” (Idealtypus).

Thật ra, không phải tất cả đều bắt nguồn từ bản thân Max Weber. Ta đã biết rằng Max Weber tiếp thu quan niệm “đặt đối tượng trong quan hệ với giá trị” (Wertbeziehung) và “không đưa ra phán đoán giá trị” (Wertfreiheit) từ H. Rickert, còn “loại hình-lý tưởng" là thuật ngữ của Georg Jellinek, đồng nghiệp của ông ở Heidelberg, nhưng từ một lĩnh vực áp dụng khác : luật học. Max Weber tận dụng thuật ngữ “loại hình-lý tưởng” của G. 63 Heinrich Rickert, Die Grenzen der naturwissenschaftlichen Begriffsbildung (Các giới hạn của việc

xây dựng khái niệm khoa học tự nhiên), tr. 87.

64 Max Weber, “Các luận văn về học thuyết khoa học”, tr. 400-402. 65 Heinrich Rickert, sđd, tr. 30. 65 Heinrich Rickert, sđd, tr. 30.

66 Max Weber, “Die 'Objektivität' sozialwissenschaftlicher und sozialpolitischer Erkenntnis” (“Tính khách quan” của nhận thức khoa học xã hội và chính trị-xã hội), Archiv für Sozialwissenschaft und khách quan” của nhận thức khoa học xã hội và chính trị-xã hội), Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik, tập XIX, 1904, tr. 171.

Jellinek sau khi ông gặp khái niệm “loại hình-nghiêm ngặt” (strenge Typen) hay còn gọi là “loại hình-hiện thực” (Realtypen) của Carl Menger, nhà kinh tế học quốc dân ở Wien để chỉ các hình thức hợp quy tắc diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại trong thực tại mang đặc điểm chính xác của quy luật. Theo C. Menger, chúng được tạo ra bằng cách cô lập hóa các yếu tố cơ bản nhưng thường bị che giấu của hành động kinh tế. Weber nhìn thấy trong các “loại hình-hiện thực” này một khuôn mẫu để ông xây dựng nên các “loại hình-lý tưởng” của mình. Chỗ mới mẻ của Max Weber là đã xây dựng được mô hình đối lập và áp dụng rộng rãi vào trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ông giới thiệu “loại hình-lý tưởng” lần đầu tiên trong bài “Tính khách quan của nhận thức khoa học xã hội và chính trị-xã hội” năm 1904, và về sau, một cách có hệ thống, trong quyển Kinh tế và xã hội (1918, 1920). Theo đó, loại hình-lý tưởng là một “hình ảnh lý tưởng” hay một “hình ảnh của tư tưởng” mang “tính chất của một sự không tưởng” (Utopie), và, về cơ bản, là một sản phẩm của sự “tưởng tượng” (Phantasie) nhưng được “rèn luyện” và “hướng đến thực tại”. Loại hình-lý tưởng được hình thành bằng cách “cường điệu một hay một số phương diện và bằng việc tập hợp vô số những hiện tượng riêng lẻ khá hỗn độn và rời rạc (nơi nhiều nơi ít và có khi không hề có) vào dưới các phương diện được nêu bật một cách cường điệu nói trên thành một hình ảnh thống nhất của tư tưởng” (và không được có mâu thuẫn nội tại).67

Trong tính thuần túy ấy của khái niệm, “loại hình-lý tưởng” hay “hình ảnh thống nhất của lý tưởng” này không thể tìm thấy ở đâu cả trong thực tại. Nó không phải là “thực tại lịch sử”, thậm chí không phải là thực tại “đích thực”, và cũng không nhằm phục vụ như một “sơ đồ” (Schema) để thực tại được “sắp xếp vào đó như một “mẫu điển hình” (Exemplar).68 Đúng hơn, nó mang ý nghĩa của một khái niệm giới hạn thuần túy có tính lý tưởng (rein idealer Grenzbegriff) “để thực tại được đo, được so sánh với nó, hầu làm sáng tỏ các bộ phận cấu thành nào là có ý nghĩa quan trọng trong nội dung thường nghiệm về thực tại”.69 Ông còn viết : “Các loại hình-lý tưởng càng được cấu tạo một cách sắc bén và dứt khoát bao nhiêu, tức càng xa lạ với thế giới [weltfremd] bao nhiêu, thì trong nghĩa này, chúng càng làm tốt nhiệm vụ của chúng về mặt thuật ngữ và phân loại cũng như về mặt lợi ích cho nghiên cứu [heuristisch].”70 Thêm nữa, vì lẽ các loại hình-lý 67 Max Weber, “Tính khách quan…”, bài đã dẫn, tr. 190-194.

Một phần của tài liệu Von xa hoi pptx (Trang 36 - 38)