1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

7RUNG TAM DAO TẠO, BOI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRI©

TRẦN THỌ TUẤN

KẾ THỪA NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN

THỐNG TRONG DIEU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLSMã số: 5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐOÀN QUANG THỌ

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Đoàn Quang Thọ Các sốliệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, dam bao tínhkhách quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc

xuất xứ rõ rang.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2005

Tác giả luận văn

Trần Tho Tuan

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 Giá trị đạo đức truyền thống, tính tất yếu và vai trò củaviệc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong điềukiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

1.1 Đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống của dân tôc Việt Nam

1.2 Tính tất yếu và vai trò của việc kế thừa những gió trị đạo đức

truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam Chương 2 Thực trạng và giải pháp kế thừa những giá trị đạo đức

truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

2.1 Thực trạng việc kế thừa những giá trị dao đức truyền thống trong

quá trình đổi mới vita qua và những mâu thuẫn nảy sinh 2.2 Quan điểm và giải pháp nhằm kế thừa những giá trị đạo đức

truyền thống ở Việt Nam hiỆH ñ4y - s55 St StSxcsxexeerresrrrrsrs

ot sac can snn 6165556000155 155:-,003805.<E00ny:1242 11: 435855 220142020336 93400555:02055 600031 2534

Danh mục tài liêu tham khảo ¿5 5c 5 2S c+ceczseceeeeeree

99

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia:có nền văn hóa lâu đời với những giá trị

truyền thống tốt đẹp, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống mang đậm

tính nhân văn cao cả Xã hội càng phát triển, con người càng phải hiểu biết

sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc mình, do đó bảo tồn và phát

huy những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường làvấn đề dat ra một cách cấp bách cả về lý luận và thực tiên.

Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống là một trong

những nội dung quan trọng của việc "xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Trong quá trình chuyển sang kinh tế

thị trường ở nước ta hiện nay vấn đề này càng được Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta quan tâm sâu sắc Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại

Đại hội VIII khẳng định: "Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao

lưu phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế

thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân

Trang 5

cạnh khác nhau Trong đó đáng chú ý là một số chuyên khảo tiêu biểu của các

nhà triết học, văn hóa Xô Viết trước đây bàn về kế thừa trong lĩnh vực văn hóa

mà đạo đức cũng được coi là một bộ phận hợp thành của văn hoá như tác

phẩm "Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa" (Mát xcơva, 1969) của E.A

Bale, "Tính kế thừa trong sự phát triển của văn hóa trong điều kiện chủ nghĩaxã hội" (Mátxcơva 1977) của V.I Kairan Có tác giả đi sâu về lĩnh vực đạo

đức học va đạo đức cộng sản như: A Six kin với tác phẩm "Nguyên lý đạo đức

cộng san" (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961) G Bandzeladze với "Đạo đức hoc"

(Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985).

Ở nước ta nhiều nhà khoa học đã đi sau nghiên cứu nhằm xác định

những giá trị đạo đức truyền thống làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn

hóa (trong đó có đời sống đạo đức) và con người Việt Nam trong thời đại mới.

Các tác phẩm tiêu biểu như: "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của GS NguyễnHồng Phong (Nxb Khoa học, Hà Nội, 1963), "Đạo đức mới" của GS Vũ

Khiêu (Nxb Khoa học, Hà Nội, 1974) "Giá trị tỉnh thần truyền thống của dân

tộc Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội 1980), "Mối

quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ phát triển

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam" của PGS Trân Phúc

Thang (Nxb Lao động, Hà Nội, 2000)

Sự tác động của kinh tế thị trường đến đời sống xã hội nói chung và đạo

đức nói riêng cũng là vấn đề được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngườinhằm xác định những giá trị cần được kế thừa và phát huy trong điều kiện mớihiện nay Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí xung quanh vấn đề này như:

"Quán triệt quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư

duy" của GS.TS Nguyễn Ngọc Long (Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/1987),"Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế thị trường trong việc định hướng các giá trịđạo đức hiện nay" của TS Nguyễn Thế Kiệt (Tap chí Triết hoc, 6/1996), "Sutác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản ly"của PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia (Tạp chí Nghiên cứu lý luận 2/1997), "Giá trị

Trang 6

truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân

toc" của PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (Tap chí Triết học 4/1998), "Sự biến đổi

của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạođức cho đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" do PGS TS Nguyễn ChíMy (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999)

Như vậy, vấn đề kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dântộc đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, chưa cócông trình nào nghiên cứu về vấn đề "kế thừa những giá trị đạo đức truyềnthống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" Vì vậy, tác giả

mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề đặt ra trong luận văn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích

Luận văn góp phần làm rõ giá trị đạo đức truyền thống, tính tất yếu, vai

trò và thực trạng của việc kế thừa những giá trị đó ở Việt Nam trong thời gian

qua Trên cơ sở đó dé xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kế

thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở

Việt Nam hiện nay.

* Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên nhiệm vụ của luận văn là:

- Lầm rõ giá trị đạo đức truyền thống, tính tất yếu và vai trò của việc kếthừa những giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam.

- Làm rõ thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh trong việc kế thừanhững giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay.

- Dé xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa những

giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

hiện nay.

Trang 7

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Việc nghiên cứu sự kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống

trong điều kiện kinh tế thị trường được tập trung chủ yếu ở giai đoạn từ 1986đến nay Những quan điểm và giải pháp nêu trong luận văn chỉ dé cập đến

những vấn đề cơ bản có tính chất định hướng trong điều kiện của nước ta hiện

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận van dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lénin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các công trình nghiên cứu

có liên quan tới nội dung được đề cập trong luận văn.

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phân tích và

tổng hợp, lý luận và thực tiễn để thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ thêm về giá trị đạo đức truyền thống, tính

tất yếu và vai trò của việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền trong điều kiện

kinh tế thị trường ở Việt Nam.

- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh

trong việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa những

giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

hiện nay.

Luận văn góp phần làm rõ việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền

thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam Kết quả của luận văn có

Trang 8

thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy triết học, đạo đức

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

Chương 1 Giá trị đạo đức truyền thống, tính tất yếu và vai trò của việckế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 2 Thực trạng và giải pháp kế thừa những giá trị đạo đức truyền

thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Trang 9

Chương 1

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI TRÒCỦA VIỆC KẾ THỪA NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.1.1 Khai niệm dao đức

Danh từ đạo đức (Moral) và đạo đức học (Ethica), về mặt từ nguyên có

ý nghĩa gần giống nhau song không phải là đồng nhất "Ethica" xuất phát từtiếng Hy lạp cổ là "Ethos", có nghĩa là, truyền thống, phong tục, đặc tính, loạihình, tư tưởng Các nhà Hy lạp cổ đại đã dùng chữ Ethos để nói đến những

đặc điểm hình thành bền vững ở con người và các hiện tượng xã hội Đạo đức

là đối tượng của đạo đức học, đạo đức học nghiên cứu những quy luật hình

thành, biến đổi, phát triển của đạo đức cũng như những quy tắc, chuẩn mực

đạo đức của xã hội.

Vậy đạo đức là gì?

Có thể định nghĩa khái quát về đạo đức như sau:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tac,

quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điêu chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con

người trong quan hệ với nhau và với quan hệ xã hội, chúng được thực hiện

dựa trên việc giáo dục truyền thống đạo đức và sức mạnh của du luận xã hội

[23, tr.8].

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một hiện tượng tinh than xã

hội, đạo đức là phản ánh sự tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạođức xã hội, do đó đạo đức có một số chức năng chủ yếu sau đây:

Chức năng điều chỉnh hành vi:

Theo C Mác, xã hội là sự tác động lẫn nhau giữa người với người Sự

hoạt động của con người là sự hoạt động có ý thức để theo đuổi những mục

Trang 10

đích và lợi ích khác nhau Do vậy sự tác động lẫn nhau giữa họ có thể diễn ra

nhiều chiều trong đó có những xu hướng trái ngược, mâu thuẫn nhau Nhưng

xã hội là một chỉnh thể, một hệ thống cấu trúc luôn vận động trong trạng tháicân bằng động Để đảm bảo cho "Cơ thể xã hội" đó có thể tồn tại và phát triển

bình thường cân phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắcnày do con người đặt ra, nhưng không phải là sản phẩm chủ quan mà do sự đòi

hỏi khách quan của sự phát triển xã hội Những nguyên tắc đó nhằm điềuchỉnh hoạt động của con người và thông qua đó mà điều chỉnh hoạt động của

toàn xã hội.

Con người có thể điều chỉnh hoạt động của mình và xã hội bằng nhiều

phương thức như: phong tục tập quán, tôn giáo, chính trị, pháp luật, đạo đức,

văn hoá nghệ thuật, khoa học trong đó đạo đức là một trong những phương

thức đặc biệt ở chỗ đạo đức điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện

thông qua con đường bên ngoài; bằng phong tục tập quán đạo đức, bằng dư

luận xã hội, bằng các chuẩn mực đạo đức, bằng nghĩa vụ đạo đức và con

đường bên trong; sự thôi thúc của lương tâm và danh dự.

Đạo đức rất gần với pháp luật và đều cùng thực hiện chức năng điềuchỉnh xã hội bằng những chuẩn mực, những hệ quy phạm Sự khác nhau giữađạo đức và pháp luật chủ yếu là phương thức điều chỉnh Nếu pháp luật thực

hiện chức năng này dựa trên sự bắt buộc, cưỡng bức và việc thực thi pháp luật

được các cơ quan quyền lực nhà nước tiến hành dựa trên các đạo luật, các vănbản pháp lý thì đạo đức lại thực hiện chức năng này dựa trên cơ sở tự nguyện

do chính chủ thể đạo đức tiến hành Chủ thể đạo đức, dựa trên sự nhận thức

các yêu cầu, chuẩn mực, nghĩa vụ, lý tưởng đạo đức tự nguyện thực hiện cáchành vi đạo đức, tự mình chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi dưới sựphán xét của toà án đặc biệt "lương tam" bên trong và dư luận xã hội bênngoài Giữa đạo đức và pháp luật vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt.

Thông thường vi phạm pháp luật thì cũng vi phạm đạo đức nhưng có khi vi

phạm pháp luật mà không vi phạm đạo đức Cũng có những trường hợp không

Trang 11

vi phạm pháp luật mà lại vi phạm đạo đức Sự tác động của pháp luật thường

nhanh hơn tác động của đạo đức nhưng sự tác động của đạo đức thì lâu bền và

sâu sắc hơn pháp luật.

Chức năng phản ánh (chức năng nhận thức): Đạo đức là sự phản ánh

tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội, nó giúp con người

nhận thức xã hội về phương diện đạo đức và giúp con người lĩnh hội tri thức

đạo đức.

Chức năng giáo dục: Giáo dục đạo đức chính là làm giàu thêm tính

người cho mỗi con người và cho xã hội Một kiểu giáo dục đạo đức tiến bộ làlàm sao phải thúc đẩy xã hội loài người theo hướng nhân đạo hoá Chức nănggiáo dục được thể hiện thông qua môi trường giáo dục đạo đức, ở đây môi

trường đạo đức tác động đến đạo đức cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực

tiễn đạo đức Nhận thức đạo đức chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo

đức cá nhân Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành

vi đạo đức Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sông xã hộivà cá nhân

làm cho cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố ,phát triển thành thói

quen, truyền thống, tập quán đạo đức.

Là một hình thái ý thức, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội nhưng không

chỉ phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà nó có tác động trở lại

đối với tồn tại xã hội, Ăng - Ghen cho rằng: "Sự phát triển về mặt chính trị,pháp luật, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật là dựa trên cơ sở sự phát triển kinhtế Nhưng tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và tác động đến cơ sở

kinh tế” [1, tr.788].

Điều đó không chỉ thể hiện tính độc lập tương đối của ý thức đạo đức

nói riêng và ý thức xã hội nói chung mà còn thể hiện chức năng đặc thù của ý

thức xã hội, ý thức đạo đức, như là một nhân tố sáng tạo tích cực của con

người ra đời sống xã hội của chính mình: Ý thức đạo đức không chỉ phản ánh

hiện thực đạo đức mà còn là quan điểm về cái cần phải có theo yêu cầu nhân

Trang 12

đạo hóa đời sống của con người, nhờ đó nó có vai trò định hướng cho sự phát

triển của xã hội.

Căn cứ vào các hình thái kinh tế - xã hội và vai trò của các giai cấp

trong các hình thái kinh tế xã hội đó, người ta chia ra năm kiểu đạo đức: Đạo

đức xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đạo đức xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức

phong kiến, đạo đức tư sản và đạo đức vô sản Trong xã hội cộng sản nguyên

thuỷ, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức chỉ mới tồn tại dưới hình thức phong

tục, tập quán, thói quen của cộng đồng nguyên thuỷ và dựa trên nguyên tắc

hợp tác, bình đẳng song còn ở trình độ thấp Từ xã hội nô lệ đến xã hội tư bản

chủ nghĩa đạo đức mang tính giai cấp rõ nét và những chuẩn mực, quy tắc đạođức được xây dựng dựa trên sự bất bình đẳng, sự áp bức, bóc lột, sự nô dịch

giữa người và người, với ý nghĩa đó, Angghen cho rằng đây là bước thut lùi

tương đối về mặt đạo đức Tuy nhiên, mỗi giai cấp, trong một giai đoạn đều cóvai trò lịch sử nhất định đối với sự phát triển của tiến bộ xã hội Đạo đức của

xã hội chủ nô, phong kiến, tư sản đã từng đứng vai trò cách mạng so với đạo

đức của các xã hội trước đó và nhờ đó, cùng với các yếu tố khác đã góp phần

cải biến xã hội làm cho xã hội chuyển biến sang một hình thái kinh tế - xã hội

cao hơn Tư tưởng của Mác, Ăngghen là: "Sự tồn tại của những tư tưởng cách

mạng đã giả định phải có sự tồn tại của những giai cấp cách mạng” [42,

Tính cách mang hay phản động của một hệ thống đạo đức chỉ tồn tại

trong một giai đoạn phát triển xác định của lịch sử Trong cuộc cách mạng tư

sản "giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử" Nó

"Luân luân cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những

quan hệ sản xuất nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ các quan hệ xã hội" [42,

tr.543-544] Trong đó có quan hệ đạo đức Giai cấp tư sản đã thẳng tay xóa bỏ

các quan hệ đạo đức phong kiến mà đặc trưng của nó là sự phụ thuộc, sự phục

tùng những đấng bề trên, phụ thuộc và phục tùng vương quyền và thần quyềnthay vào đó là các quan hệ đạo đức mà "Mọi người buộc phải nhìn những điều

Trang 13

kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnhngộ" [39, tr.545] Đặc trưng của đạo đức tư sản là phát triển con người về mặt

cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của những cá nhân tư sản Trong phạm vi đó và

so với các kiểu đạo đức trước đó, đạo đức tư sản là cách mạng Nhưng bên

cạnh đó, quan hệ tư sản chủ nghĩa nói chung và quan hệ đạo đức tư sản nói

riêng trong khi giải phóng một bộ người thì nó lại cũng chèn ép, áp bức, chà

đạp một bộ phận người khác, bằng quan hệ trao đổi, mua bán, sự sùng báiđồng tiền và kiểu đạo dức iạnh lùng "Trả tiền ngay không tình nghĩa", nó đãthúc đẩy con người cá nhân đến cực đoan thành chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, kíchthích những dục vọng xấu xa, bỉ ổi, những bản năng động vật ở con người.

Dưới chủ nghĩa tư bản, không chỉ giai cấp vô sản bị tha hoá bằng con đườngbần cùng hoá mà chính bản thân giai cấp tư sản cũng bị tha hoá bằng con

đường ngược lại Cả hai con đường đó đều phủ định tính người, trái với tiến bộ

đạo đức và kể từ khi giai cấp tư sản trở thành một giai cấp ăn bám và hưởnglạc thì nó trở nên một giai cấp "hư hỏng không thể sữa chữa được" Đạo đứccủa nó không thúc đẩy mà cản trở sự phát triển của nền sản xuất xã hội Mác,Angghen từng nói: Dường như là loài người càng chi phối thiên nhiên được

nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ cho sự đê tiện của chínhmình, đó chỉ là sự tha hoá, sự xuống đốc của đạo đức tư sản Đạo đức tư sảnphải được thay thế bằng đạo đức mới: Đạo đức cách mạng, đạo đức của giai

cấp vô sản Đạo đức vô sản không chỉ giải phóng loài người thoát khỏi sựthống trị của những lực lượng xã hội, không chỉ giải phóng và đem lại hạnh

phúc cho một bộ phận người mà còn đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội trước

hết là những người lao động Với ý nghĩa đó, tính cách mạng của đạo đức giai

cấp công nhân là triệt để Nói về vai trò to lớn của đạo đức cách mạng,

V.I.Lênin viết: "Đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn

bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp

vô sản dang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa" [39, tr.364].

10

Trang 14

1.1.2 Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

Giá trị là khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa

học và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học

nhân văn như triết học xã hội và kinh tế học với những nội dung rộng hẹp,

cụ thể khác nhau.

Xung quanh khái niệm giá trị, cũng có nhiều cách tiếp cận, do mỗi

người xuất phát từ góc độ khoa học khác nhau và nhằm những mục đích khác

nhau Để hiểu rõ hơn vấn đề giá trị, chúng ta có thể tham khảo một số định

nghĩa giá trị của các nhà nghiên cứu.

Theo từ điển Bách khoa triết học của Liên Xô (cũ), giá trị được định

nghĩa là "khái niệm triết học và xã hội học dùng để chỉ thứ nhất tầm quantrọng có tính khẳng định hoặc phủ định một khách thể nào đó, khác với đặctính tồn tại và chất lượng của khách thể này , Thứ hai, khía cạnh chuẩn mực,

mệnh lệnh, đánh giá của các hiện tượng ý thức của xã hội" [64, tr.7].

Từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết đinh nghĩa "Giá trị là một sự khẳng

định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối

với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung Giá trị được xác

định không phải bởi bàn tính các thuộc tính, tự nhiên, mà bởi tính chất cuốnhút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con

người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩnmực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong nguyên

tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục dich" (71, tr.51-52].

Giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn của con người vàđược xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn

và được kiểm nghiệm qua thực tiễn Thực tiễn "vừa là tiêu chuẩn của chân lývề bản chất của khách thể, vừa là tiêu chuẩn của chân lý về giá trị của kháchthể" (55, tr.129].

1]

Trang 15

Giá trị đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người Nó là

cái con người dựa vào để xác định mục đích, phương pháp cho hoạt động củamình, là cái mà con người mong muốn được theo đuổi Giá trị là cơ sở của cácchuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành động của con người, nói cách

khác, cách thức và hoạt động của con người trong xã hội chỉ được chỉ đạo bởi

các giá trị Người ta dựa vào giá trị được xã hội chấp nhận để lựa chọn cách

thức suy nghĩ và hành động phù hợp nhất Giá trị là động cơ thúc đẩy hoạt

động của con người vì các nguyện vọng và mục đích của cá nhân đều được đốichiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc của nhân cách Các giá trị, nhất là các

giá trị chung, phổ biến, được coi như phương tiện cơ bản để tạo nên sự liên

kết, hợp tác của mọi thành viên trong nhóm, cộng đồng.

Tóm lại, "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt

chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng,

cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến khả năng thôi thúc con người ta hành động

và nỗ lực vươn tới " [T, tr.16-17].

Trong việc nghiên cứu giá trị, do những mục đích cụ thể khác nhau mà

người ta thường phân loại giá trị theo cách riêng của mình Ở cấp độ chung

nhất, các giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

Giá trị vật chất thể hiện rõ trong đời sống kinh tế Giá trị tỉnh thần biểu

hiện trên các lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, phong tục, tậpquán giá trị tỉnh thần được phân chia thành các loại cơ bản sau đây:

Giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị chính trị Tuy

nhiên, sự phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì các giá trị này không

tách biệt hẳn với nhau Chẳng hạn, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ có sự

khác biệt: giá trị đạo đức có quan hệ trực tiếp với những lợi ích xã hội nên bản

chất xã hội của nó là bộc lộ trực tiếp và rõ nết hơn giá trị thẩm mỹ; giá trị đạođức là cơ sở của các chuẩn mực điều tiết hành vi của con người còn các giá trịthẩm mỹ thoả mãn nhu cầu hưởng thụ cái đẹp, đem lại cho con người những

12

Trang 16

khoái cảm tinh thần; giá trị đạo đức thể hiện rõ nét trong các chuẩn mức đạo

đức, còn giá trị thẩm mỹ thể hiện tập trung ở các hình tượng nghệ thuật Tuy

nhiên, giữa chúng có sự thống nhất nhau vì chúng cũng có nguồn gốc từ laođộng, đều phản ánh tồn tại xã hội và có vai trò to lớn trong việc hình thành

nhân cách của con người.

Giá trị đạo đức với tư cách là một yếu tố cấu thành các giá trị tỉnh thần

của đời sống xã hội được xác định như là những chuẩn mực, những khuân

mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi

của con người Để tồn tại và phát triển, xã hội cần có những nguyên tắc, chuẩn

mực quy định hành vi con người, giá trị đạo đức điều chỉnh hành vi con người

trên cơ sở tự nguyện, tự giác Vì vậy, giá trị đạo đức được đánh giá là có ý

nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biểu

dương Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội.

Xét theo chiều thời gian (lịch đại) giá trị đạo đức có thể phân thành giá

trị truyền thống và giá trị hiện đại Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình

do lịch sử để lại Chúng là sản phẩm của quá trình phát triển của mỗi dân tộc.

Truyền thống dân tộc là những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán

được đông đảo thừa nhận, đã trở nên ổn định và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã

hội từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác của dân tộc Mỗi dân tộc khác nhau cótruyền thống khác nhau, giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc lên trong

suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc" cho nên, có thểnói, giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi

văn hoá dân tộc” [24, tr.8-9].

Vì vậy, “giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trịtinh than của dân tộc Nó là những yếu tố đạo đức truyền thống đóng vai trò

tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dit luận biểu

dương” [29, tr.5L] Xét trong tương quan với thế giới và khu vực, đặc biệt là

với các dân tộc phương Đông, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta có

những nét chung với nhiều dân tộc khác vì các dân tộc trong quá trình hình

13

Trang 17

thành và phát triển của mình đều phải giải quyết những vấn đề chung như xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, ổn định và phát triển đời sống xã hội Mặt khác, sự

giao lưu quốc tế diễn ra thường xuyên ở mức độ này hay mức độ khác, nhất là

với các nước gần nhau đã ảnh hưởng đến nhau khá rõ rệt Cái khác nhau ở đây

là trật tự sắp xếp các giá trị đạo đức, mối tương quan giữa chúng và những sắcthái riêng hình thành trong điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc qua suốt

chiều dài lịch sử phát triển của nó Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta

là do cộng đồng người Việt Nam tạo dựng trong lịch sử phát triển lâu dài trênđải đất Việt Nam với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc

độc đáo của nó.

Việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, từ trước đến nayvẫn là mối quan tâm đến của nhiều người, nhiều nhà khoa học.

Giáo sư Vũ Khiêu, chủ biên công trình "Đạo đức mới" cho rằng, trong

những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo

đức và khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm:

Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần

nhân đạo, lòng thương quí trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thanh

cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [29, tr.74].

Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc Việt Nam bao gồm; Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,

thương người, vì nghĩa [23, tr.94].

Giáo sư Nguyền Hồng Phong cho rằng, tính cách dân tộc gần như là tất

cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: Tính tập thể- cộng

đồng, trong đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn, tinh thần yêu nước bất khuất

và lòng yêu chuộng hoà bình, nhân đạo hoá, lạc quan [61, tr.453-454].

Kết quả nghiên cứu của chương trình công nghệ cấp nhà nước: Con

người Việt Nam mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội (KX

-07) cũng đã bước đầu khẳng định: Cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo

14

Trang 18

đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam bao gồm: Tỉnh thần yêu nước,

vì nghĩa, lòng thương người [8, tr.32-33].

Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức truyền

thống của dân tộc cũng được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật.

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư

tưởng khẳng định: "Những giá trị văn hoá tỉnh thần bền vững của dân tộc Việt

Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương

người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao

động Đó là nền tang và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng

một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái [12, tr.19].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khoá VIII) về xây dựng va phát triển nén văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc, một lẫn nữa khẳng định: "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá

trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vunđắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó làlòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thân đoàn kết, ý thứccộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoa

dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự

tinh tế trong ứng xử, tính giản di trong lối sống " [14, tr.56].

Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá trị đạo đức và từ quan điểm củaĐảng ta cũng như của các nhà khoa học, có thể khẳng định các giá trị đạo đứctruyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm:

- Truyền thống yêu nước.

- Truyền thống nhân ái.

- Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng.- Truyền thống cần, kiệm.

Trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống yêunước là "Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị" [22, tr.94], là

Trang 19

"động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao

nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta" [29, tr.74].

- Truyền thống yêu nước là tình yêu đối với đất nước lòng trung thành

với tổ quốc biểu hiện khát vọng và hành động tích cực để phục vụ và đem lạinhiều lợi ích cho tổ quốc và nhân dân Yêu nước là tình cảm phổ biến của

nhân dân, các dân tộc trên thế giới V.I.Lênin đã từng khẳng định: "Chủ nghĩa

yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng

tram, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập" [38, tr.226].

Yêu nước là giá trị hàng đầu của con người Việt Nam nó là thước đo giá

trị nhân phẩm của con người, chi phối mỗi người trong suy nghĩ và hành động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị

xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnhmẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán

nước va lũ cướp nước" [54, tr 171].

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay.

Truyền thống nước có nguồn gốc xưa xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân

- gia đình - làng xã - Tổ quốc Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân

dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, sin sàng chống đô

hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hoá dân tộc Đối với mỗi người, lòng yêu nước phát triển từ nhữngtình cảm bình dị và gần gũi đối với những người ruột thịt, dần dần phát triểnthành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và cao hơn hết là tình yêu Tổ

quốc, lòng tự hào dân tộc.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước Vì vậy yêu nướcđối với nhân dân ta trước hết là chăn lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế,

chính tri, van hoá để tạo ra sức mạnh bên trong bảo đảm cho sự tồn tại và pháttriển của dan tộc.

16

Trang 20

Truyền thống yêu nước Việt Nam được thể hiện cụ thể ở lòng dũng

cảm và ý chí bất khuất, đó là chủ nghĩa anh hùng Là những người hết mực

yêu hoà bình, yêu tự do, nên khi bờ cõi bị xâm chiếm, nhân dân bị nô lệ,

người Việt Nam "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất

định không chịu làm nô lệ” [52, tr.480].

Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, đã giúp nhân

dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược dù cho chúng

to lớn đến bao nhiêu và từ đâu đến Chính qua các cuộc chiến đấu trường kỳ,

đầy gian khổ hy sinh đó mà chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ rõ

nét và được nâng lên ở tầm cao mới.

Trong quan niệm phổ biến của nhân dân ta, lợi ích của Tổ quốc bao giờ

cũng lớn hơn lợi ích của cá nhân, quyền lợi của gia đình, dòng họ, ngai vàng

của vua chúa, kẻ nào vì lợi ích cá nhân và làm tổn hại đến lợi ích dân tộc đều

bị nhân dân trừng trị bằng nhiều cách và lịch sử đời đời lên án Còn những

người có công trong sự nghiệp dựng và giữ nước đều được nhân dân đặc biệt

kính trọng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc Nhiều đền thờ, miếu mạo đặt ở nơi trang

trọng, trải dài khắp đất nước đã ghi lại bao chiến tích lẫy lừng của cha ông ta,

thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân dân với những người đã xả thân vì nước.

Nó có sức mạnh giáo dục và cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của các

thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay.

Truyền thống yêu nước là "Sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt

Nam từ cổ đại đến hiện đại" [22, tr.100], là "dòng chủ lưu của đời sống Việt

Nam, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam

[34, tr.63].

Hình thành sớm, được thử thách và khẳng định qua bao thăng trầm của

lịch sử, được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển

của dân tộc và thời dai, chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá tri cao quývà bền vững nhất của dân tộc ta Truyền thống yêu nước của dân tộc ta bao giờ

Trang 21

cũng gắn bó chặt chẽ với lòng thương yêu và quý trong con người, nhất là

người lao động.

- Truyền thống nhân ái của cha ông ta có nguồn gốc sâu xa mà sinh

hoạt trong công xã nông thôn, chế độ ruộng công, từ thời cộng đồng nguyên

thuỷ và được củng cố, phát triển qua quá trình chung lưng khai phá giang sơn,giữ gìn đất nước Tình thương yêu con người của người Việt Nam thấm được,

trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, được phát triển

trong quan hệ giữa gia đình và làng xóm và mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc,

lấy tình thương làm cơ sở cho cách xử thế ở đời là triết ký sống của người ViệtNam - khen ngợi những tấm gương vì nghĩa cả và lên án những kẻ ác nhân, ác

đức Cũng từ đó mà ra, người Việt Nam coi trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa.

Trong gia đình, thương yêu là một tình cảm tự nhiên như cha mẹ thương yêucon cái và con cái khi đã trưởng thành phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ

khi già yếu Vợ chồng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nên ăn ở với nhau phải như

"bát nước đây", không hề nghĩ đến chuyện thiệt hơn Anh em trong nhà phải

"như thể chân tay" coi "anh thuận, em hoà là nhà có hạnh phúc" Đối với

người dưng thì phải biết giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, bênh vực kẻ

yếu với thái độ vô tư khi họ bị kẻ mạnh áp bức.

Sự đùm bọc yêu thương, quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong

cộng đồng đã tạo nên sợi dây tình cảm vừa bền chặt vừa thắm thiết Không nềhà khó khăn, thiếu thốn, gian khổ sắn sàng "nhường com sẻ áo" cho nhau vớitỉnh thần "là lành đùm lá rách" Họ vui với niềm vui của nhau, họ buồn đau

cùng nỗi buồn đau của nhau, vì thế người Việt Nam, "một con ngựa đau cả tàu

không ăn cỏ" Tinh thần thương thân thương ái, "thương người như thể thương

thin" được dân tộc ta giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác va trở

thành một truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của người Việt Nam.

Trong cuộc sống, người Việt Nam coi trọng sự dung hoà "chín bỏ làm

mười" để tạo nên sự gắn bó lâu đài, nhất là với hàng xóm láng giéng "tối lửatắt đèn có nhau” Thương yêu và quý trọng con người, dé cao con người với

18

Trang 22

lòng tự hào chân chính về sức mạnh và vẻ đẹp của nó là phẩm chất đạo đức

cao đẹp của nhân dân ta.

Truyền thống nhân ái của dân tộc ta còn bao hàm cả lòng vị tha với

những kẻ lầm đường lạc lối, biết lập công chuộc tội, trở về với chính nghĩa và

"mở đường hiến sinh” với kẻ thù một khi chúng bị thất bại.

Truyền thống nhân ái của dân tộc ta là cơ sở của lòng yêu chuộng hoà

bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc Trong quan hệ bang giao với các nước

láng giéng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hoà hiếu, cố gắng tránh xảy ra

những xung đột dẫn đến cảnh "máu chảy, đầu rơi", tận dụng mọi cơ hội để

giải quyết hoà bình các cuộc xung đột giữa nước mình với các quốc gia lánggiéng, cho dù nguyên nhân là từ phía kẻ thù bên ngoài Lòng thương ngườitruyền thống của dân tộc ta thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức

mạnh của con người và sự thắng lợi của chính nghĩa với phi nghĩa, của cái

dep, cái thiện, cái đúng với cái xấu, cái ác, cái sai Đó là nguồn lực tinh thần

to lớn giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, từng bước vươn lênlàm chủ cuộc sống của mình.

Truyền thống nhân ái của nhân dân ta chủ yếu là lòng thương người của

nhân dân lao động, nhưng nhiều khi cũng được biểu hiện khá rõ nét ở những

nhân vật cá biệt thuộc giai cấp phong kiến, nhất là các trí thức phong kiến yêu

nước vì lẽ này hay lẽ khác gắn bó với nhân dân Thông thường, vào giai đoạnđầu của mỗi triển đại, nhất là lúc tập đoàn phong kiến cũ đã đến lúc thối nát

thì tư tưởng và chính sách của họ thể hiện sự quan tâm nhất định đến cuộc

sống của nhân dân Họ mong muốn nhân dân được sống trong cảnh thái bình

và no ấm Nhiều sáng tác của họ thấm được lòng yêu nước, thương dân sâu

sac Nhưng thường vào cuối triều đại, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng sâu

sắc của chế độ phong kiến, thì sự áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến lên

đến cực độ, đời sống nhân dân lao động vô cùng cực khổ Trước tình hình đó,

một số sĩ phu tiến bộ đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo của giai cấp phong kiến,

19

Trang 23

xót thương với số phận của nhân dân và nói lên khát vọng giải phóng conngười khỏi xiéng xích của các chế độ phong kiến.

Nhân ái là một trong những truyền thống rất đáng tự hào của dân tộc ta.Nó gan liền với những tinh than chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm cứudân, cứu nước, chống lại mọi bất công, chà đạp lên cuộc sống con người Nóthấm nhuần tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa người và người trong sảnxuất, đấu tranh xã hội, trong sinh hoạt thường ngày và lòng yêu chuộng hoà

bình, hữu nghị giữa các dân tộc, lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của nhândan và tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

Nhân ái là một trong những truyền thống rất đáng tự hào của dân tộc ta,

truyền thống này đã được Đảng ta khẳng định: "Người Việt Nam vốn có lòngyêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa người

với người "Thương nước - thương nhà, thương người - thương mình” là truyềnthống đậm đà của nhân dân ta Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà

trong suốt quá trình lịch sử bốn ngàn năm, dân tộc ta đã làm nên những chiến

công oanh liệt Từ ngày có Đảng, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, truyền thống yêu nước và dân chủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độmới và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết" [14, tr.94].

- Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng là nhân tố tinh thần hợp

thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Truyền thống đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện

của chủ nghĩa yêu nước Nhờ đoàn kết cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng

hợp của cả cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết là

điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm.Đoàn kết giúp nhân dân ta vượt qua những thách thức khắc nghiệt của thiên

nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ đời sống của mình Từ kinh nghiệm thực

tế, cha ông ta đã đúc kết "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết", "Một cây làm

chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Tỉnh thần đoàn kết toàn dân

là nguồn sức mạnh lớn lao để nhân dân ta đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm.

20

Trang 24

Thấy rõ vai trò của yếu tố đoàn kết, cha ông ta luôn có ý thức chống

chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu hướng cát cứ của các thếlực phong kiến Từ chính sách dùng người Việt đánh người Việt của các thế

lực phong kiến phương Bắc đến chính sách chia rẽ của thực dân Pháp, đế quốc

Mỹ đã lần lượt bị thất bại trước sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của nhân dân ta là một điểm

tựa tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng

dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chủ

tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công,

thành công, đại thành công [51, tr.350] Trước lúc đi xa, người còn khẳng

định: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta"

và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên” cần phải giữ gin sự đoàn kết nhất trí củaĐảng như giữ gin con ngươi của mắt minh" [52, tr.510].

-Truyén thống cần, kiệm là một giá trị đạo đức có từ bao đời của dân tộc

ta.Đó là biểu hiện thái độ của con người trong hoạt động sáng tạo ra của cải

vật chất, tinh thần và các mặt hoạt động khác của con người Nó là kết quả và

là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội

loài người nói chung và dân tộc ta nói riêng.

Trong lịch sử, nhân dân ta đã tận dụng nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi

để phát triển sản xuất và đời sống, nhưng cũng gặp vô vàn khó khăn đòi hỏi

phải nỗ lực khắc phục để tiến lên Chính hoàn cảnh sản xuất và đấu tranh xã

hội qua bao đời đã hình thành trong con người Việt Nam đức tính cần cù và

tiết kiệm Trong điều kiện thiên nhiên Việt Nam vừa hào phóng, vừa rất khắc

nghiệt, lao động của con người chủ yếu dựa vào cơ bắp, nếu không cần cù và

tiết kiệm thì khó có thể tồn tại, lại càng không thể nói đến sự phát triển Ngay

cả trong bản thân hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng hết sức vất vả với tất

cả các khâu phải dùng sức người là chính với một cường độ cao và thời giankéo dài, thậm chí người ta phải tranh thủ làm cả về đêm Rõ ràng là, do điều

kiện thiên nhiên khắc nhiệt, nên muốn khai thác thiên nhiên để phục vụ cho

21

Trang 25

cuộc sống của mình, người Việt Nam phải đấu tranh vô cùng gian khổ Sự

hình thành một nền văn minh nông nghiệp trên đất nước ta chính là kết quả

của cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt của nhân dân ta nhằm khắc phục mặt trái

của thiên nhiên Việt Nam để sản xuất của cải vật chất, bảo đảm sự sống còn

của mình.

Cùng với thiên tai khác nghiệt, các cuộc chiến tranh xâm lược và sự

thống trị của các thế lực bên ngoài đã phá hoại nền kinh tế, làm cho nền kinhtế và đời sống của nhân dân ta bị kéo lùi mà thời gian tính bằng thế kỷ so với

sự phát triển bình thường Trong lịch sử, các cuộc chiến tranh xâm lược của

thời nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, đế quốc

Mỹ và các thế lực bành trướng khác đã gây ra vô số tổn thất về tính mạng và

tài sản của nhân dân ta.

Dù vậy, trong suốt hành trình lịch sử của mình, nhân dân ta vẫn cố bám

đất, bám làng, vừa cày ruộng vừa đánh giặc để nuôi sống mình và bảo vệ đất

nước Trong hoàn cảnh có nhiều thiên tai, địch hoạ, nhờ đức tính cần cù và tiết

kiệm mà nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để từng bước tự

khẳng định mình trên con đường tiến hoá của dân tộc.

Trải qua bao đời, ý thức dé cao lao động, chống thói lười biếng đã ăn

sâu vào trong tiém thức của người Việt Nam Thấu hiểu giá trị của sự kết hop

sức lao động và đất đai, người Việt Nam chú trọng trong quá giáo dục, động

viên, giúp đỡ nhau trong sản xuất, làm cho "tấc đất" có thể trở thành "tấc

vàng" Lao động cần cù là nguồn gốc của mọi của cải và hạnh phúc, "năng

nhặt chặt bị", "kiến tha lâu đầy tổ", "Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu".

Yêu quý lao động, người Việt Nam cũng tỏ thái độ phê phán thói lười

biếng Họ ý thức rất rõ thói ăn không ngồi rồi là nguồn gốc của tội lỗi, "nhàn

cư vi bất thiện" Người Việt Nam đánh giá phẩm chất đạo đức của con ngườicao hơn cái dáng vẻ bên ngoài, "Cái nết đánh chết cái đẹp" mà cái nết thể hiện

rõ nhất ở sự chăm chỉ, khéo léo của con người Cần cù gắn liền với tiết kiệm.

22

Trang 26

Cần mà không kiệm thì cuộc sống bấp bênh do "làm đồng nào xào đồng ấy".

Còn kiệm mà không cần là vô nghĩa vì lấy gi mà kiệm.

Truyền thống cần, kiệm là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao

đời của nhân dân ta Nó vừa là điều kiện bảo đảm nhu cầu sống của con người,

vừa là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của người Việt Nam trong sự nghiệp

dựng nước và giữ nước Tất cả những thành quả vat chất và tinh than mà cha

ông ta để lại cho đến ngày nay đều gắn liền với truyền thống cần kiệm đó.

Ngoài những giá trị chủ yếu trên, còn có những đức tính phổ biến hợp

thành hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc: lòng dũng cam, tinh thanbất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan Nhờ có

những phẩm chất đó, dân tộc ta mới dám đương đầu với mọi thiên tai, địchhọa tưởng chừng không vượt qua nổi Người Việt Nam khiêm tốn nhưng

không hạ thấp mình; giản dị nên ghét thói xa hoa, cầu kỳ, phô trương hình thức;

trung thực, lạc quan nên không chùn bước trước mọi thử thách khắc nghiệt của

lịch sử.

Có thể nói rằng, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành và

được bồi đắp qua suốt chiều dài lịch sử và đã chứng tỏ vai trò to lớn và sức

sống bén bì của nó với sự phát triển của dân tộc ta.

1.2 Tính tất yếu và vai trò của việc kế thừa những giá trị đạo đứctruyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường

1.2.1 Tính tất yếu của việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền

thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Về mặt lý luận các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật phản

ánh quá trình phát triển từ cấp độ trung nhất của nó, trong đó, quy luật phủđịnh của phủ định, khái quát tính khuynh hướng của sự phát triển qua việc làm

sáng tỏ mối liên hệ giữa các nấc thang khác nhau của quá trình vận động vàphát triển trong thế giới.

Trang 27

Tính phổ biến của quá trình phủ định diễn ra trong tự nhiên, xã hội và

tư duy là sự phủ định cái cũ mất đi và cái mới tiến bộ hơn xuất hiện Đó là

hình thức giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật bị phủ định Mỗi lần phủ

định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập giữa cái cũ và cái

mới, giữa mặt khẳng định và mặt phủ định - trong bản thân sự vật Như vậy,

phủ định biện chứng là tự thân phủ định, tự thân phát triển Quá trình phủ định

biện chứng cũng đồng thời là giữa quá trình tích luỹ dần về lượng để tạo nên

sự biến đổi về chất của sự vật.

Phủ định biện chứng bao hàm trong nó việc giữ lại những nhân tố tích

cực của cái bị phủ định Do đó, phủ định biện chứng là phủ định có kế thừa

-nó duy trì những nhân tố có ý nghĩa tích cực, đối với sự ra đời và phát triển

của cái mới V.I Lênin viết: "Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải

sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự

do dự, cũng không phải sự nghi ngờ cái đặc trưng và cái bản chất trong phépbiện chứng- dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và

thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, không - mà - là sự

phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự

duy trì cái khẳng định" [38, tr.245].

Phủ định biện chứng không phải là sự tiêu diệt giản đơn cái cũ mà làm

cho cái mới từ trong lòng cái cũ nảy sinh, làm cho những nhân tố tích cựctrong cái cũ trở thành chất liệu cần thiết cho cái mới.

Kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của phủ địnhbiện chứng nói riêng, quy luật phủ định của phủ định nói chung Nó là sự biểuhiện mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới (tự nhiên,xã hội, tư duy) khi cái mới thay thế cái cũ nhưng vẫn giữ lại một hoặc một sốyếu tố của cái cũ cần thiết cho sự ra đời của cái mới.

Sự phủ định không chỉ đơn thuần là phá vỡ, xoá bỏ, triệt tiêu cái cũ mà

còn là sự duy trì và phát triển những cái hợp lý đã có, tức là kế thừa Kế thừa

phản ánh mối liên hệ giữa các giai đoạn hay giữa các cấp độ khác nhau trong

24

Trang 28

sự phát triển của sự vật Tính kế thừa biểu hiện ở chỗ một hay nhiều yếu tốcủa sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái

khác Như vậy khi xem xét tính kế thừa cần phải hiểu rõ cấu trúc của sự vat,

so sánh cấu trúc đó ở các thời điểm khác nhau để thấy những yếu tố được bảo

lưu khi sự vật chuyển sang dạng tồn tại khác của chính nó.

Tính kế thừa biểu hiện trong tự nhiên, xã hội và tư duy mối liên hệ tất

yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển của sự vật Mỗi sự vật,

hiện tượng trong thế giới khách quan là một cái riêng, trong đó có những cái

khác biệt với những sự vật, hiện tượng khác Đồng thời có cái chung với

những sự vật hiện tượng khác Chính cái chung này là cơ sở, điều kiện cho sự

kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật.

Tính kế thừa biểu hiện trong sự thống nhất giữa gián đoạn và liên tục

trong sự vận động và phát triển của sự vật Tính gián đoạn biểu hiện ở sự khácnhau giữa các cấu trúc, trạng thái của sự vật, tính liên tục biểu hiện mối quan

hệ giữa các trạng thái, cấu trúc của sự vật Nối liền giữa cái bị phủ định với cái

phủ định, sự kế thừa là biểu hiện của tính liên tục giữa cái cũ và cái mới trong

quá trình vận động và phát triển trong thế giới.

Tính kế thừa như đã phân tích ở trên phản ánh mối liên hệ lịch sử giữa

các sự vật, hiện tượng, quá trình phát triển trong thế giới Thiếu sự kế thừa sẽ

không có sự phát triển vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng không thể ra đời

từ hư vô.

Kế thừa theo quan điểm biện chứng không phải là bê nguyên xi cái cũ

mà là quá trình chọn lọc, cải biến và nâng cao những yếu tố tích cực của cái

cũ Như vậy, nội dung của kế thừa đã ít nhiều chứa đựng những mặt, những

yếu tố của đổi mới.

Chính nhờ có sự kế thừa mà sự vật mới vừa chứa đựng những yếu tố tích

cực của cái cũ vừa mang những đặc điểm, thuộc tính mới mà sự vật, quá trình

trước chưa có O đây cần phân biệt cái mới thật và cái mới gia tạo Cái mới giả

aa

Trang 29

tạo thực chất chỉ là cái cũ, cái lỗi thời được nguy trang Trong điều kiện nào

đó, để kéo dài sự tồn tại của mình, cái cũ, cái lỗi thời có thể tái sinh dưới hìnhthức mới Do vậy, không được lẫn lộn cái cũ và cái mới.

Tìm hiểu vấn đề kế thừa trong sự phát triển của đạo đức trên bình diện

lý luận chung cung cấp cơ sở khoa học để xem xét những nhân tố tác độngđến đời sống đạo đức, nhất là ảnh hưởng của quá trình chuyển sang nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đến các giá trị đạo đức, truyền thống dân

tộc Từ đó định hướng định hướng việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền

thống nhằm xây dựng đời sống đạo đức của con người và xã hội Việt Nam phù

hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Hàng ngàn năm ở nước ta tồn tại nền sản xuất tự túc, tự cấp không tạo

ra thị trường hàng hoá Khi đi vào xây dựng CNXH, với thói quen của tư duy

kinh tế truyền thống và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN trước đây, chúng

ta không chấp nhận nền kinh tế thị trường và cho rằng chỉ có CNXH mới cókế hoạch hoá, đồng nhất kinh tế kế hoạch hoá với CNXH Hệ quả là đẩy nềnkinh tế vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng trầm trọng kéo dài.

Nhận thức về kinh tế thị trường ở nước ta đã dần dần được xác định,

kinh tế thị trường không phải là riêng của CNTB, và CNXH cũng không gạtbỏ kinh tế thị trường, vì "sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là

thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết

cho công cuộc xây dựng CNXH va cả khi CNXH đã được xây dung" [13,

- Về mặt thực tiễn chuyển từ nền kinh tế theo mô hình kinh tế hoạchhoá tập trung sang kinh tế thị trường đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ trong đờisống đạo đức của xã hội Hàng loạt vấn đề đặt ra liên quan đến việc nhận thức

và xử lý trong thực tiễn mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức truyền thống và

hiện đại, dân tộc và quốc tế nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với

26

Trang 30

việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, bảo đảm sự tiến bộ đạo đức

trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường hiện nay.

Xung quanh vấn đề tác động của kinh tế thị trường, xét từ góc nhìn đạo

đức, đã có nhiều cách lý giải khác nhau Có người cho rằng, kinh tế thị trườngtất yếu, phải trả giá bằng sự "trượt dốc" về mặt xã hội, bằng sự suy đồi đạo

đức Cách lý giải này có xu hướng phủ nhận kinh tế thị trường nhân danh sự

tiến bộ đạo đức nên đã bị phê phán khá nhiều.

Có người lại cho rằng, kinh tế thị trường sẽ tạo ra khả năng đẩy mạnh sự

tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống Xây dựng và phát triển kinh tế thị

trường sẽ nâng cao trình độ lý luận và đạo đức của xã hội, còn những hiện

tượng phản đạo đức chỉ là "sản phẩm phụ" trong buổi đầu xây dựng kinh tế thị

trường, chúng không có mối liên hệ tất yếu với kinh tế thị trường và sẽ mất đi

theo đà hoàn thiện của kinh tế thị trường, dù quá trình này có thể diễn ra lâu

dai và khó khăn Nhìn chung, cách lý giải này có xu hướng tuyệt đối hoá tác dụng

tích cực của kinh tế thị trường đối với sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức.

Từ thực tiễn của các nước đã và đang xây dựng thể chế kinh tế thị

trường, nhiều nhà nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài cho rằng cần phải

thấy tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của sự tác động của kinh tế thị trường

đối với đời sống xã hội nói chung và đạo đức nói riêng Quá trình chuyển sang

kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa ở nước ta trong thời gian qua

cho thấy "Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát

triển kinh tế - xã hội Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố

khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường

xã hội chủ nghĩa Mặt khác, cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực mâu

thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội" [10, tr.26].

Ý nghĩa đạo đức của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian qua là ở chỗ nó đã góp phần

to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, tăng năng suất lao động,

27

Trang 31

tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống của nhân dân Kinh tế thị trường kíchthích tích cực và tiềm năng sáng tao của con người, hình thành một cách phổbiến các nhân cách độc lập, phát triển tính tự chủ của cá nhân Kinh tế thị

trường là nơi đánh giá khách quan sản phẩm hàng hoá, tạo sự sàng lọc tự

nhiên với hàng hoá và con người, buộc con người phải quan tâm đến chất

lượng sản phẩm, hiệu quả công việc nếu muốn tồn tại và phát triển, kinh tế thị

trường với sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh là

yếu tố kích thích con người không ngừng vươn lên để tự khẳng định minh.

Kinh tế thị trường tạo không gian giao tiếp rộng lớn và vừa có dịp bộc lộ

mình, vừa phát triển đời sống tinh thần của mình, thay đổi phương thức và nội

dung tư duy của mình phù hợp với cơ chế mới kinh tế thị trường là tác nhân

mạnh mẽ buộc các chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo, thường xuyên

chú ý cải tiến và đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá phương pháp làm việc đạt hiệu

quả cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của con người Kinh tếthị trường với việc xóa bỏ chủ nghĩa bình quân, thực hiện phân phối theo lao

động, sở hữu đã và đang tạo cơ sở khách quan để thực hiện tự do, bình đẳng

và xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi trong thời kỳ bao cấp Nó đem lại cách nhìn mới

về mối quan hệ giữa lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế với đạo đức Trước đây

nhiều người quan niệm lợi ích kinh tế tách rời với dao đức, thậm chí còn chịuảnh hưởng nặng nề của quan niệm "nghèo thì tốt" Đến nay, quan niệm đó đã

trở nên lỗi thời vì không thể xây dưng một đời sống đạo đức tốt đẹp trong điều

kiện một nền sản xuất ngày càng tỏ ra kém hiệu quả, không phải đời sốngkinh tế được nâng cao là đời sống đạo đức tự động tốt đẹp hơn mà còn tuỳthuộc vào việc giải quyết quan hệ lợi ích thông qua việc thực thi các chính

sách kinh tế - xã hội như thế nào, có hợp lý hay không.

Kinh tế thị trường tạo môi trường để mỗi người có thể làm giàu cho

mình và đóng góp vào sự phát triển của đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu

xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới Sự tăng

trưởng kinh tế do cơ chế thị trường đem lại bảo đảm cơ sở kinh tế cho việc

28

Trang 32

thực hiện chính sách xã hội (xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm

sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển giáo dục ) và các phong trào nhân đạo

Có thể nói, kinh tế thị trường tạo điều kiện khách quan cho việc phát

huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người, là nhân tố cơ bản góp

phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân Đó thực sự là

ý nghĩa đạo đức tích cực của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước

Bên cạnh những yếu tốt tích cực, kinh tế thị trường cũng chứa nhữngkhuyết tật sau:

Kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ việc tìm kiến lợi nhuận tối đa

nên dễ dẫn đến khuynh hướng ít quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của xã

hội nhưng mang lại lợi nhuận thấp Việc chạy theo lợi nhuận thuần tuý có thể

gây ra những hậu quả xấu về môi trường sinh thái, an ninh quốc gia và những

vấn đề văn hoá - xã hội khác.

Tác động của cạnh tranh trên thị trường làm cho sự phân hoá giữa giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ, gây ra bất công và có thé dẫn đến xung đột xã hội.

-Do tính chất tự phát cao, kinh tế thị trường chứa đựng khả năng khủnghoảng, suy thoái, gia tăng thất nghiệp, lạm phát cao

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mức độ tác động của các mặt tích

cực và tiêu cực của kinh tế thị trường trong đời sống xã hội còn tuỳ thuộc vào

nhiều yếu tố, điểm xuất phát, mức độ trưởng thành của nền kinh tế, hướng vận

động của các lợi ích trong xã hội và nhất là bản chất của định hướng chính trị

cho sự phát triển của kinh tế thị trường.

Đánh giá về ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường, văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ: "Cơ chế thị trường và sự hội nhập

quốc tế bên cạnh những tác động tích cực to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của

nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho con

29

Trang 33

người chỉ chú ý lợi ích vat chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý lợi ích

cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ

lợi ích lâu dai" [13, tr.60] Đặc trưng chi phối sự vận động của nền kinh tế thị

trường là tính lợi ích tính cạnh tranh, tính trao đổi, trong đó đặc trưng cơ bản

là tính lợi ích Chính phương thức thực hiện lợi ích là một trong những tiêu chí

cơ bản để xác định tính tích cực hay tiêu cực trong hành vi đạo đức của conngười Nền kinh tế thị trường lấy lợi ích làm động lực của sự phát triển Đó làtác nhàn mạnh mẽ góp phần năng động hoá hoạt động của các cá nhân Tuy

nhiên, việc đề cao quá mức độ lợi ích cá nhân rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cá

nhân, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức.

Trong nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa cá nhân có dịp phát triển cao

độ, lối sống "vì mình, quên người", "Vì lợi, bỏ nghĩa" có nguy cơ lan rộng và

bào mòn nhân tính của con người Quan hệ giữa người và người dễ bị che

khuất đi trong quan hệ trao đổi hàng - tiền, tiền - tiền nên tạo ra cách nhìn và

đánh giá con người thông qua giá trị của cải mà họ có Trong kinh tế thị

trường, nhiều cá nhân phát triển một cách phiến diện, trở thành "Con người

méo m6", "con người một chiều” vì nội dung hoạt động của họ bị định hướng

hoàn toàn vào mục tiêu tăng thêm lợi nhuận và của cải Do vậy, những kiểu

càng giàu có về đời sống vật chất lại càng nghèo nàn về đời sống tinh thần,

thừa tiền nhưng lại thiếu văn hoá, giàu mà không sang đã xuất hiện ngày

một nhiều trong đời sống xã hội.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị

trường, vai trò của đồng tiền tăng lên tương ứng với chức năng xã hội phongphú của nó Nhưng một khi đồng tiền trở thành mục tiêu cuối cùng và giá trị

chủ yếu trong hoạt động của cá nhân thì nó sẽ tạo nên ma lực cuốn hút người

ta lao theo cơn lốc lợi nhuận bằng bất cứ giá nào Không ít trường hợp vì đồng

tiền và địa vị mà người ta làm biến dạng quan hệ giữa người và người do tích

chất vụ lợi trong hành vi đạo đức của cá nhân.

30

Trang 34

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu, song xuất phát

từ động cơ đạo đức, từ quan niệm giá trị khác nhau mà động cơ đạo đức, từ

quan niệm giá trị khác nhau mà mục đích và phương thức cạnh tranh có khác

nhau Có cạnh tranh làm tích cực hoá hoạt động của con người, tạo đà cho sự

phát triển chung của xã hội nhưng cũng có cạnh tranh theo kiểu "luật rừng",

“ca lớn nuốt cá bé”, làm lãng phí các nguồn lực của sự phát triển, gây hậu quả

xấu cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với khuynh hướng mở rộngcác nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,làm bộc lộ nguy cơ "tất cả đều có thể trở thành hàng hoá" nghĩa là có thể mua

được nhiều thứ, đó là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh sự sùng bái,

tiền, sùng bái của cải vật chất và vô số những hành vi phản đạo đức, gây tác

hại nghiêm trọng đến việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh ở nước ta.

Việc chuyển từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới với việc mởrộng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế và cá

nhân người lao động đã khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tăng cường trách

nhiệm của các chủ thể kinh tế Nhưng có kẻ lợi dụng những sơ hở trong cơ chếquản lý mới để làm giàu bất chính gây nên những bất bình đẳng đi ngược lại

truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế "mở" cả bên trong lẫn bên ngoài, nhất

là trong xu thế toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽhiện nay trên thế giới Đây là xu thế khách quan mang tính thời đại Xu thếnày mở ra khả năng to lớn để chúng ta tiếp cận với những giá trị văn hoá và

văn minh nhân loại Tuy nhiên, cũng với những mặt tích cực trên là sự xâm

nhập khó tránh khỏi của lối sống xa lạ và các phản giá trị từ bên ngoài, nhất là

khi nhân tố nội sinh ở lúc này, lúc khác, mặt này mặt khác tỏ ra chưa đủ

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước thì quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng Xã hội

31

Trang 35

hóa đô thị hoá tạo nhiều cơ hội cho sự thăng tiến của con người Nó đóng vai

trò chủ đạo, dẫn đường và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác Song, lối

sống đô thị lại chứa đựng nhiều hệ quả tiêu cực Đó là sự phá vỡ tính cộng

đồng truyền thống, nạn ô nhiễm môi trường, su gia tăng của các tệ nạn xã hội.

Mặt khác, sự di dân từ nông thôn vào thành thị làm một bộ phận người tách

khỏi môi trường cũ vốn có nhiều mối quan hệ, nhiều chuẩn mực đạo đứctruyền thống ràng buộc họ để hoạt động, trong môi trường mới mà các hìnhthức kiểm soát về mặt xã hội, nhất là dư luận xã hội ít có hiệu quả.

Tóm lại, những diễn biến trong đạo đức ở nước ta hiện nay phản ánh sự

biến đổi trong nền kinh tế - xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung

qua liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Những biến

động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng sẽ giảm tác hại rất nhiều nếu xã

hội sớm nhận ra những yếu kém và nếu Đảng và Nhà nước, kịp thời có những

đối sách thích hợp.Sự cần thiết và tính khả thi của việc sử dụng kinh tế thị

trường để phát triển đất nước là điều không cần phải bàn luận tiếp Nhiệm vụ

đặt ra đối với Đảng và Nhà nước cũng như đối với toàn thể nhân dân là làmsao vừa phát triển được kinh tế thị trường định hướng XHCN, vừa phát huyđược những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,vừa xây dựng được các

quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển

kinh tế - xã hội Làm được như vậy, cũng có nghĩa là thực hiện được mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

1.2.2 Vai trò của việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống

trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Vai trò kế thừa truyền thống yêu nước, yêu nước như đã khẳng định là

giá trị hàng đầu, giá trị định hướng của các giá trị đạo đức truyền thống Việt

Nam.Truyền thống yêu nước Việt Nam đã hình thành từ rất sớm, phát triểncùng với sự phát triển của dân tộc và luôn được bổ sung cho phù hợp với tồn

tại xã hội mới Đó là một giá trị bền vững song cũng như các giá trị khác sự

32

Trang 36

bền vững đó không có nghĩa là tuyệt đối, bất biến mà nó có sự biến đổi bổ

sung, phát triển những nội dung mới phù hợp với yêu cầu phát triển của dân

tộc qua từng giai đoạn lịch sử.

Truyền thống yêu nướcViệt Nam thời phong kiên lấy độc lập dân tộc

làm giới hạn cao nhất của mình Truyền thống yêu nước mới gắn độc lập dân

tộc với sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội Ngót nửa thế kỷ chiến đấu dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã hướng theo chân lý "Không có gì quý hơn

độc lập tự do” và làm nên những kỳ tích vẻ vang Khi độc lập tự do đã giành

lại được thì tiến lên chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của lịch sử Việt Nam, là

sự lựa chọn nhất đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và nhân dân ta Độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao

hơn, là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Muốn vậy, phải từ giải phóng

dân tộc tiến tới giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi mọi

ách áp bức bóc lột, từng bước nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân vì

" nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập

cũng chẳng có nghĩa lý gì" [47, tr.56] Quan điểm về độc lập dân tộc gắn với

tự do, hạnh phúc của nhân dân là cơ sở của tư tưởng về mối quan hệ giữa độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó cũng là nội dung chủ yếu của chủ nghĩayêu nước Việt Nam hiện nay, yêu nước là đem hết tỉnh thần và nghị lực, sức

mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc đê bảovệ độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để bảo vệ nền độc lập dân tộc phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng

cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững và phát huy những bản sắc văn hoá dân tộc.

Có xây dựng một nền kinh tế vững mạnh mới tạo cơ sở vật chất cho sức mạnh

bảo vệ tổ quốc Không thể có CNXH nếu không có một cơ sở vật chất - kỹ

thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới Chính vì vậy CNH, HĐH là

nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phương hướng

33

Trang 37

cơ bản để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn vì kinh tế so với các nước trong

khu vực và trên thế giới.

Truyền thống yêu nước biểu hiện ở tình yêu với văn hoá của dân tộc,

với những truyền thống lành mạnh của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc

củng cố và phát triển những truyền thống phù hợp với yêu cầu xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Một nhiệm

vụ quan trọng của việc bảo vệ độc lập dân tộc trong điều kiện chuyển sangkinh tê thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế là phải giữ gìn bản sắc văn hóa

dân tộc Đảng ta khẳng định rằng: "Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao

lưu quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa

của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bảnsắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bảnsao chép của người khác" [13, tr.30].

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta trước đây được phát huy cao độ

trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm Trước yêu cầu mới của đất nước hiện

nay, một mặt phải thường xuyên chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổquốc, mặt khác phải dồn sức cho nhiệm vụ xây dựng đất nước với ý thức coi

nghèo nàn lạc hậu là nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước Các thế hệtrước đây đã "Rửa được nỗi nhục nô lệ cho dân tộc” thế hệ ngày nay "phải tiếp

nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra trang sử

mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang, sánh vai cùng các dân tộckhác trên thế giới" [54, tr.193].

Yêu nước hiện nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng ở tiền đồtươi sáng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu thựchiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế

nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

đã và dang tạo một nguồn phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình để làm

34

Trang 38

giàu cho mình và cho đất nước "Con người giàu có”, theo quan niệm hiện đại

không chỉ được đánh giá ở sự giàu có về đời sống, vật chất mà còn là sự phong

phú của đời sống tinh thần, không chỉ ở mức sống cao mà còn là lối sống đẹp,

lối sống hướng đến các giá trị chân thiện, thiện, mỹ.

Trong điều kiện hiện nay, phải chuyển từ chỗ đánh giá phẩm chất đạo

đức của con người theo mức độ hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể và

xã hội thành quan điểm thống nhất hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã

hội, trong đó lợi ích cá nhân là dộng lực trực tiếp kích thích tính tích cực hoạt

động của con người Tư tưởng cào bảng cá nhân, không muốn ai giàu hơn

mình hoặc ngại mình giàu hơn người khác là chướng ngại vật của sự phát triển

kinh tế theo cơ chế thị trường và sớm muộn cũng sẽ bị loại bỏ bởi chính ngay

yêu cầu của sự phát triển kinh tế Nếu làm giàu bằng những thủ đoạn bấtchính, trái pháp luật và vô đạo đức thì đời sống tinh thần của con người sẽ dầndần bị thoái hoá và gây tác hại cho xã hội Nói đến kinh tế thị trường là nói

đến cạnh tranh, song cạnh tranh vì sự phát triển phải là sự cạnh tranh lành

mạnh, cạnh tranh trong môi trường pháp luật và gắn liền với yêu cầu của văn

hoá kinh doanh: "Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường

cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất

nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính

lẫn nhau" [13, tr.27].

Kinh tế thị trường có xu hướng dẫn dắt người ta lao theo lợi ích cá nhân

đơn thuần mà quên đi tác động của hành vi cá nhân đến lợi ích xã hội Sự quan

tâm đến lợi ích cá nhân trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường nếu

không đặt trong mối tương quan với lợi ích tập thể và xã hội thì dễ dẫn đến

chủ nghĩa cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh từng lưu ý chúng ta rằng: "Tu tưởng

xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chống đối nhau, nếu cứ lo cho

mình mà không lo cho làng, cho nước thì không thể có tư tưởng xã hội chủ

nghĩa được” [50, tr.24].

Trang 39

Như vậy, yêu nước hiện nay là phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa

xa hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước,vươn lên trong sản xuất kinh doanh theo phương châm "ích nước lợi nha", tăng

cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất

nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì

hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hoá dân tộc, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu

quốc tế hiện nay.

- Vai trò kế thừa truyền thống nhân ái, nhân ái là một giá trị đạo đức

cao đẹp của dân tộc Việt Nam Có cơ sở sâu xa trong lịch sử hình thành và

phát triển của dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên

lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng thương

người truyền thống của dân tộc ta được nâng lên một trình độ mới, lý tưởng

nhân đạo của giai cấp công nhân là giải phóng người lao động khỏi chế độ bóc

lột, giải phóng các dân tộc bị áp bức, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Vì vậy, nó mang tính cách mạng triệt để và tính khoa học sâu sắc" Đó không

là lòng thương người chung chung, trừu tượng với thái độ của "bề trên" màgắn với hành động cải cách hiện thực làm cho hoàn cảnh hợp với tính người"

[45, tr.200] để con người phát huy hết năng lực bản chất của mình.

Giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho con người,

nhất là người lao động là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta, là ý nghĩa cao quý của chủ nghĩa nhân đạo mác xít Một trong

những điều kiện cơ bản nhất của giải phóng con người là tạo ra khả năng con

người có được nhiều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa nói vì " nói chung, không thể giải phóng con người chừng nào họ còn

chưa có khả năng tự kiếm ra cái ăn, thức uống, nơi ở và quần áo đầy đủ cả về

mat chất lượng lẫn số lượng" [42, tr.280].

Xóa bỏ nền kinh tế hiện vật, chuyển từng bước sang nền kinh tế thị

trường chính là tạo môi trường phát triển sức sản xuất của các thành phần kinh

Trang 40

tế, đáp ứng nhu cầu nâng cao từng bước đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân.

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đòi hỏi phải luôn quán triệt nguyên tắc vì con người, nhất là người laođộng trong sự hoạt động của nó Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa không có mục đích tự thân, kinh tế thị trường đòi hỏi Coi con người là

chủ thể, tiền để, cơ sở, động lực và mục đích của sự hoạt động kinh tế Điều

đó đòi hỏi trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội phải coitrọng việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người.

Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là

chú trọng đến hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thờiphải chú trọng đến "nhân đạo hoá sản xuất” nghĩa là phải cải thiện môi trường

và điều kiện lao động của con người, không ngừng nâng cao phúc lợi của

người lao động, tôn trọng địa vị và vai trò chủ nhân của từng cá nhân, xóa bỏ

những bất cập trong sản xuất, phân phối.

Trong nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh là thuộc tính khách quan đó

là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh sự phân hoá giàu nghèo, nảy sinh

sự chênh lệch trong suy nghĩ, trong cách sống và lối sống, tình thân ái trong

quan hệ con người với con người bị coi nhẹ, những chuẩn mực truyền thống cónguy cơ bị lãng quyên, thì sự thấu hiểu và cảm thông đến người đã khắc phụcđược những biểu hiện thờ ơ lãnh đạm, dửng dưng trước những nỗi đau củanhân loại Như vậy, ở mỗi con người đều có tính nhân ái, đó là đặc tính nổibật, tình yêu thương con người là ngọn nguồn của hạnh phúc, là điều kiện cho

hạnh phúc của mỗi cá nhân.

Bước vào kinh tế thị trường, môi trường sinh thái chịu một áp lực hếtsức nặng nề bởi thái độ vô trách nhiệm của những kẻ chỉ biết chạy theo lợi

nhuận, khai thác 6 ạt, vô tổ chức đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiênnhiên vì lợi ích trước mắt của mình Do đó, hơn lúc nào hết "đạo đức sinh

thái” đang đặt ra yêu cầu cho con người vì lợi ích lâu dài của chính mình phải

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN