1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam bộ Việt Nam

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VÕ VĂN THẠCH

NAM BỘ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VÕ VĂN THẠCH

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ VĂN CHUNG

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MO) DAU one 31 LY do chọn đề taicc.ccecececccccccsecsessessessssessessessessessessesseesesssssssessessessesseesesees 32 Tình hình nghiên cứu dé tài - 2-2 2 5s2E2+E£+E£2EE+EE+EEeEEerkerxerxerree 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ ©2+££+£++£++£x+rxerxerxerseee 13

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU + + + E£+vkEseeeeeeseeree 13

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - «<< «+ x+s+s+ 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn + - 5 2+sz+s+zs+cszxe2 157 Kết cau của luận văn - ¿+ StSt2E9EEEEEESEEEEEE2EEE11121111111121 111 ExE 15

CHUONG 1: KHÁI QUAT VE SỰ RA ĐỜI VA TO CHỨC CUA THIÊNTHAI THIEN GIAO TONG LIÊN HỮU HỘI - 2 52¿ 16

1.1 Bối cảnh ra đời và người sáng lập của Thiên Thai Thiền Giáo Tông

Liên Hữu HỘI G5 TT TT TT nh nh nh nh nh nh nh nh ng 16

1.1.1 Bối cảnh ra đời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội 161.1.2 Tổ Huệ Đăng (1873-1953)- người sáng lập Thiên Thai Thiền Giáo

Tong ¡9i0siì:8s 00177 18

1.2 Quá trình thành lập và tổ chức của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên

Hữu HỘI -G- G SG ST TT TT nh nh Thu Thu nh nh nh ch nh nàn 25

1.2.1 Quá trình thành lập của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội 251.2.2 Tổ chức của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội 28Tiểu kết chương 1 ¿2© £+S£+SE£SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEE21121121121 112121 xe 33

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA THIÊN THAI THIÊN GIÁO TÔNGLIÊN HỮU HỘI TRONG PHONG TRAO CHAN HUNG PHẬT GIÁO

NAM BỘ - 21 2L 2122122112212 11211211 T1 11g 36

2.1 Các hoạt động giáo dục Phật giáo và hoằng truyền Phật pháp 36

2.1.1 Hoạt động giáo dục đào tạo Phat g1áo - 5 55-5 + + sex 36

Trang 4

2.1.2 Hoạt động hoằng truyền Phật pháp 2-2 2 2 s2 £s+zx+zxerseee 462.2 Các hoạt động xuất bản báo chí, trước tác và biên dịch kinh sách 5l2.2.1 Hoạt động xuất bản báo chí - + + 2+ 2+E£+E+EE£Exerkerxerxerreee 51

2.2.2 Hoạt động trước tác và biên dịch kinh sách - ««++««<++s+ 62

Tiểu kết chương 2 2+ 2 2+ E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEE1211211211211711 111111 xe 71

CHƯƠNG 3: ĐÓNG GOP CUA THIÊN THAI THIÊN GIÁO TONGLIÊN HỮU HỘI TRONG PHONG TRÀO CHAN HUNG PHẬT GIÁO

CONG GON 777 S6

3.2.2 Đóng góp từ thiện xã hỘIi - -.- - 5 6 3 191121 911911111 1 giết 90

Tiểu kết Chương Ổ: - - - ng HH hư 91KẾT LUAN - 5525222 2122122127121 2121211211211211 01121111 11 11a 93TÀI LIEU THAM KHAO -2- 2° s SeSE‡SE2E2EEEEE2EEEEEEEEEEEEExerkrrei 98

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Chan hưng Phật giáo là một phong trào diễn ra 6 Sri Lanka và An Độtừ cuối thé kỷ XIX, lan rộng va phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Nhật Banvà nhiều quốc gia trên thế giới vào những năm dau thế ki XX Tại TrungQuốc, từ năm 1908, phong trào bùng phát Đến năm 1914, nhiều cơ sở hoằngpháp, Phật học viện, các Hiệp hội Tăng giáo dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phậtgiáo Tổng hội, Phật giáo Liên hiệp, Phật giáo Cư Sĩ Lâm v.v ra đời Đồngthời, nhiều tạp chí Phật học được xuất ban dé làm cơ quan ngôn luận Phậtgiáo Phong trào chan hưng Phật giáo thé giới và nhất là ở Trung Quốc đã tạonên sự ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phục hưng Phật giáo tại Việt Nam.

Từ đầu những năm 1920, phong trào chan hưng Phật giáo Việt Namphát triển mạnh tạo thành một làn sóng ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam Tạimiền Nam, phong trào chấn hưng được khởi xướng bởi Hoà thượng Khánh

Hòa, Hoà thượng Huệ Quảng và Hoà thượng Khánh Anh Các trường dạyPhật học được mở ra ở nhiều nơi truyền bá và dao tạo đội ngũ trí thức Phatgiáo Năm 1931 tại Sai Gòn, Hoà thượng Khánh Hoà, Hoà thượng Huệ Quang,

Hoà thượng Khánh Anh cùng một số tăng sĩ và cư sĩ tân tiến đã lập ra HộiPhật học đầu tiên với tên gọi Nam kỳ nghiên cứu Phật học; tiếp sau đó là HộiLưỡng Xuyên Phật học, Phật học tương tế hội,.v.v Đáp ứng lời kêu gọichấn hưng Phật giáo, các hội Phật giáo đều mở Thích học đường, lập Phápbảo phường, xuất bản tạp chí, xây Cô nhi viện Các Hội Phật học đều cómục đích và chương trình hoạt động chung, nhằm chỉnh đốn Thiền môn, vãn

hồi quy giới, đào tạo thanh niên tu sĩ Phật giáo chân chính, hữu học, hoàngdương chính pháp.

Trang 6

Các Hội Phật học tại Nam Kỳ cũng cho xuất bản tạp chí dé hoangdương Phật pháp như Pháp Am, Từ Bi Am, Duy Tân.v.v , đồng thời chútrọng in ấn kinh sách.

Năm 1934, hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam,nhất là Nam Kỳ, Hoà thượng Huệ Đăng cho thành lập “Thiên Thai ThiềnGiáo Tông Liên Hữu Hội”, thường được gọi tắt là “Thiên Thai Thiền Giáo

Tông” trụ sở đặt tại chùa Thiên Thai còn gọi là chùa Long Hoà, tỉnh Bà Rịa.

Hội hoạt động mạnh mẽ, lan rộng khắp 21 tỉnh thành và đóng góp tích cựctrong công cuộc chan hưng Phật giáo, hoăng dương chính pháp, cửu trụ Ta bà,lợi lạc quần sinh.

Sự ra đời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội với tôn chỉduy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượngmà quan trọng hơn cả là mở rộng hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sinh,góp phan đưa giáo lý Phật giáo gần gũi với đời sống nhân dân Hoạt động nỗibật nhất của Thiên Thai Thiền Giáo Tông là xuất bản tạp chí Bác Nhã Âm (cóthé gọi là Bát Nhã Am), thông qua tạp chí nay đã chuyền tải nội dung tinhthần yêu nước đến đông đảo quần chúng nhân dân Ngoài ra, Hội cũng là nơinghiên cứu, dịch thuật các trước tác, diễn Nôm kinh điển từ chữ Hán ra chữquốc ngữ băng thê thơ lục bát, chuyển ngữ kinh sách bằng chữ Nôm haytrước tác các bài sám văn diễn Nôm thành văn vần “dễ nghe, dễ hiểu, dễnhớ”, chưa có tô chức Hội Phật giáo nào lúc bấy giờ làm được.

Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội được thành lập đã có nhiềuđóng góp to lớn cho phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói chung,Phật giáo Nam Bộ nói riêng, đặc biệt là sự phát triển tông phái, đào tạo tăngtài, xuất bản tạp chí tông môn pháp phái đã lan tỏa khắp cả miền Nam.Chính điều này, không chỉ tạo ra những giá trị bản sắc cho Phật giáo ViệtNam, mà còn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, ứng dụng Phật pháp trong đời sống

Trang 7

của nhân dân trong công cuộc chan hưng Các kinh sách và tạp chí của Hộicũng được quan chúng nhân dân, Tăng Ni, tự viện sử dụng phổ biến, nângtầm giá trị cho tinh thần cứu khổ cứu nạn, giáo lý giải thoát và giác ngộ của

nhà Phật.

Như vậy, chùa Thiên Thai trở thành chốn Tổ của Thiền giáo tông ViệtNam, đồng thời là trung tâm Phật giáo miền Đông Nam Bộ, nơi ra đời ThiênThai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội, có vai trò như trạm chuyên tiếp trongviệc mở rộng, phát triển Phật giáo từ Nam ra Bắc và ngược lại trong cuộc vậnđộng tinh thần yêu nước và chấn hưng Phật giáo.

Các hội Phật giáo ra đời trong phong trào chấn hưng Phật giáo phản

ánh sự quan tâm, trăn trở của Tang ni, Phat tử, các nhà trí thức với sự thịnhsuy của Phật giáo Quan trọng hơn, sự ra đời và hoạt động của các Hội Phật

giáo thời chan hưng là tiền đề để sau Cách mang tháng Tám năm 1945, phongtrào chấn hưng Phật giáo phát triển sâu rộng hướng đến thống nhất đại hộiPhật giáo 1951 và là bệ phóng cho việc hình thành tổ chức Giáo hội Phật giáoViệt Nam 1981, và cũng có những đóng góp nhất định trong công cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc.

Công hạnh của Tổ Huệ Đăng và các hoạt động của Thiên Thai ThiềnGiáo Tông Liên Hữu Hội đóng góp không nhỏ trong công cuộc chấn hưngPhật giáo và là bài pháp sống cho Tăng ni, tin đồ noi theo trên bước đường tuhọc Phong trào chấn hưng Phật giáo có vị trí và vai trò hết sức quan trọngtrong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX Với ba phương châm:chỉnh đốn Tăng già, kiến lập Phật học đường và diễn dịch, xuất bản kinh sáchViệt ngữ Rõ ràng, tất cả những công việc ấy đã đóng góp cho sự phát triển vànêu cao các giá trị tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX Dấu ấn ấy vẫncòn rõ nét trong tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay, đồng thời phát huygiá trị Phật giáo trong xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh hơn.

Trang 8

Do đó, nghiên cứu về Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội nhằmlàm sáng tỏ những đóng góp của Hội trong phong trào chan hung Phật giáoViệt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng là cần thiết, nhằm giúp chúng tathấy được một phần diện mạo, đặc điểm và bối cảnh lịch sử xã hội vùng NamBộ những năm đầu thé ki XX, đồng thời, khang định tinh tất yếu của phongtrào chan hưng Phật giáo và những diễn biến, các hoạt động chan hưng Phậtgiáo, vai trò của chân hưng Phật giáo Nam Bộ trong bối cảnh cuộc khángchiến chống Pháp Hơn nữa, thông qua nghiên cứu này, vừa khăng định đượcnhững giá trị to lớn của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội, Hòathượng Huệ Đăng và tăng già, tầng lớp trí thức tân tiến đối với vận mệnh của

Đạo pháp và Dân tộc Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn van đề: “Thiên Thai

Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáoNam bộ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ, chuyên

ngành Tôn giáo học, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội Vì là tu sĩ Phật giáo nên chúng tôi muốn thông qua đềtài này đóng góp vào công cuộc giáo dục Tăng ni và bồi đắp niềm tin cho tínđồ cư sĩ, tạo nên một nên Phật giáo phát triển vững mạnh trong tương lai.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về Phong trào chan hưng Phật giáo ở Việt Nam nói chungvà chấn hưng Phật giáo Nam Bộ nói riêng có rất nhiều công trình đã công bó.Tuy nhiên, người viết trong quá trình tập hợp tài liệu, có thé nói rat ít sách vàbài nghiên cứu viết về Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội Có thé kếđến các nhóm công trình chủ yếu thuộc hai hướng sau đây, trực tiếp liên quanđến đề tài mà chúng tôi tìm hiểu:

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về phong trào chan hung Phật giáovà chấn hưng Phật giáo Nam Bộ

Công trình “Việt Nam Phật giáo sử luận”, của Nguyễn Lang cung cấpmột cái nhìn hệ thống về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo tại Việt

Trang 9

Nam qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời cũng có một phần đề cập đến phongtrào chan hưng Phật giáo nói chung và chan hưng Phật giáo Nam Bộ nói riêng.Bộ sách nổi tiếng mang giá trị sử học đối với giới nghiên cứu khi tìm hiểu vềlịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại Công trình cung cấpnhiều tư liệu quý giá và tin cậy về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung vàlịch sử phong trào chấn hưng Phật giáo nói riêng Tuy vậy, do gói gọn diễntrình lịch sử Phật giáo Việt Nam gần 20 thế kỷ chỉ trong ba tập sách, nên tácgiả không trình bày chi tiết các nhân vật, tổ chức, sự kiện của phong trào chan

hưng Phật giáo nước ta.

“50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam” (gồm 2 tập) của tác giả Hòathượng Thích Thiện Hoa, trình bày nguyên nhân hình thành phong trào chanhưng Phật giáo, quá trình thành lập các tô chức Giáo hội, các tờ báo, các nhânvật hữu công trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, là công trìnhtập hợp và hệ thống những vấn đề có tính lịch sử và các nhân vật trong phongtrào chấn hưng Phật giáo Thông qua công trình này, người đọc trân trọng vàhiểu sâu sắc thêm nữa vai trò của các bậc tiền bối hữu công trong công cuộcchan hưng Phật giáo nước nhà Tuy nhiên, công trình rất khái lược các tổchức, sự kiện, nhân vật và chưa có đánh giá gì về các hội Phật giáo trongcông cuộc chấn hưng; cũng như nhận định, đánh giá vai trò của các hội Phậtgiáo phong trào chan hưng Phật giáo đối với quá trình đi đến thống nhất Giáohội Phật giáo và tiến trình phát triển Phật giáo Việt Nam.

Công trình “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ trường hợp HộiPhật giáo (1934-1945)” của Ninh Thị Sinh đã cho thấy tình hình Phật giáoViệt Nam thời Pháp thuộc, sự thành lập Hội Phật giáo Bắc Ky (11/1934),công cuộc chan hưng đạo Phật phù hợp với thời dai, sự phát triển rộng khắp

của Hội Phật giáo và hoạt động tích cực của các chi hội địa phương và những

van đề Phật tử ở thế gian qua các ấn pham định kỳ của Hội, tư tưởng Phat

Trang 10

giáo cụ thể, phục vụ xã hội và quần sinh, đạo Phật trong phạm vi gia đình, cải

cách phong tục va phát huy giá tri di sản Phật giáo Việt Nam.

Công trình “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miễn Bắc Việt Nam(1924 - 1954)”, tác giả Lê Tâm Đắc Thông qua công trình, tác giả đã chongười đọc thay được sự ra đời của phong phong trào Chan hưng Phật giáo ởmiền Bắc (1924 — 1954) đầu thế kỷ XX, những nhân vật tiêu biểu trongphong trào Chấn hưng Phật giáo thế giới và các nguyên nhân chính trị, xã hộivà tôn giáo trong nước đối với phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc, Cácbậc cao tăng tiêu biểu trong phong trào chan hung Phật giáo miền Bắc: Hòathượng Thích Thanh Hanh (1840 - 1936), Hòa thượng Thích Thanh Ất (1861- 1940), Hòa thượng Thích Tố Liên (1903 - 1977) Hay các vị cư sĩ NguyễnNăng Quốc (1870 - 1951), cụ Lệ thần Trần Trọng Kim (1882 - 1953), cụ Đồ

Nam tử Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940)

Công trình “Phong trào chan hưng Phật giáo qua tư liệu báo chí giaiđoạn 1927 - 1951” của Nguyễn Dai Đồng - Nguyễn Thị Minh, giới thiệu chongười đọc tiếp cận kho tàng văn bút trên các báo chí, tạp chí của thời kỳ chấn

hưng với những tư tưởng mới mẻ của giới trí thức Phật học Việt Nam Đây là

những tư liệu sinh động, có giá trị về mặt lịch sử lẫn tôn giáo khi nghiên cứuvề chan hưng Phật giáo.

Công trình “Phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung ViệtNam (1932-1951)”, của Dương Thanh Mừng cho thấy được sự xuất hiệncủa phong trào chan hưng Phật giáo như một tất yếu lịch sử trong bối cảnhquốc tế và sự giao lưu, tiếp biến văn hoá Đông - Tây, xã hội Việt Namnhững năm đầu thế kỷ XX Đặc biệt, công trình tập trung chủ yếu làm sángtỏ về nguyên nhân, bối cảnh, thực trạng của phong trào chấn hưng Phậtgiáo tại miền Trung với sự xuất hiện của Hội An Nam Phật học (1932) vàtờ Nguyệt san Viên Âm (1933).

Trang 11

Trần Hồng Liên, “Đạo Phật trong cộng dong người Việt ở Nam bộ Việt

Nam”, Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 2000 Tác giả day công nghiên cứu sự

ảnh hưởng của đạo Phật trong cư dân người Việt ở Nam bộ từ thế kỷ 17 đếnnăm 1975, nghĩa là từ thời Chúa Nguyễn nam tiến Trong đó chương IInghiên cứu về cơ cấu tô chức của đạo Phật trong cộng đồng người Việt, cónói sơ lược các hội Phật giáo trong phong trào chấn hưng Phật giáo.

Nguyễn Tài Thư, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Nxb Khoa Học Xã

Hội Hà Nội, 1988 Cuốn sách do Nguyễn Tài Thư chủ biên, các tác giả đãphục dựng lại bức tranh Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập khoảng thé kyI đến nữa đầu thé ky XX Chương phong trào chan hưng Phat giáo dau thé kyXX có liệt kê các hội Phật giáo miền Nam Tuy nhiên, sách viết rất so lược vềcác hội Phật giáo, không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu.

Thành Hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh, “Biên niên sử Phật giáoGia Định-Sài Gòn-Thành phố Hồ Chi Minh (1600 - 1992)”, Nxb Tp HCM,2001 Đây là quyền sách ghi lại những năm lịch sử của Phật giáo Gia Định -Sài Gòn — Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung trình bay đơn giản về cột mốcthời gian của các sự kiện, tô chức, nhân vật Phật giáo Gia Dinh từ năm 1600 -1992 và có liên quan đến các tỉnh thành như tỉnh Bà Rịa Cuốn sách là bộ tàiliệu đáng quý để tra cứu nhanh các sự kiện Phật giáo Gia Dinh - Sài Gòn -Thành phô Hồ Chí Minh nữa cuối thế ky 17 đến những năm đầu thé kỷ 20.

Nguyễn Đại Đồng, “Lược khảo báo chí Phật giáo Việt Nam

(1929-2008) ”, Ñxb Tôn Giáo, là một công trình nghiên cứu rất nghiêm túc và đángtin cậy về lịch sử báo chí Phật giáo từ khi hình thành cho đến thời hiện đại.Tuy nhiên với khoảng 230 số trang nhưng chuyên tải một lượng lớn thông tinnên tác giả chỉ sơ lược khái quát các tờ báo thời chấn hưng Phật giáo Côngtrình có giới thiệu khái quát về tạp chí Bát Nhã Âm của Thiên Thai Thiền

Giáo Tông Liên Hữu Hội (Ba Ria).

Trang 12

Và tính đến hiện nay, bài viết nghiên cứu về Thiên Thai Thiền GiáoTông Liên Hữu Hội khái quát hơn hết là của Dương Thanh Mừng (2015), viếtvề Các tổ chức Phật giáo trong thời chắn hưng Phật giáo trước năm 1945,được in trong Tạp Chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, số 5 Bài viết nghiên cứu kháiquát về các hội Phật Giáo trong thời chấn hưng Phật giáo trước năm 1945, vínhư ở miền Nam có Nam kỳ nghiên cứu Phật học hội, Lưỡng Xuyên Phật họchội, Phật học Tương Tế hội ; miền Trung (Huế) có An Nam Phật học hội, ĐàNẵng có Phật học Đà Thành hội; ở miền Bắc có Phật Giáo Bắc kỳ hội, Phậtgiáo Bắc kỳ cé sơn môn hội trong đó có nói đến Thiên Thai Thiền Giáo

Tông Liên Hữu Hội (Bà Rịa) Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ nói được thời gian

cho phép thành lập, thành phần nhân sự, điều lệ và các kỳ tạp chí Bát Nhã Âmxuất bản, ngoài ra không còn gì hơn.

Ngoài những công trình tiêu biểu kể trên, chấn hưng Phật giáo ViệtNam nói chung và phong trào chan hưng Phật giáo Nam bộ nói riêng cũngđược nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu và công bố trên các

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Công tác

Tôn giáo “Khái quát về phong trào chan hưng Phật giáo tại Việt Nam giai

đoạn 1930 - 1945”, Thích Nhuận Huệ Tạp chí Nghiên cứu Phật học, “Vai tro

của báo chí trong phong trào chan hưng Phát giáo Việt Nam”, Thích GiaQuang Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5/2006; “Tiến trình phong trào chanhung Phật giáo miễn trung Việt Nam giai đoạn 1932 - 1951” Tạp chí Nghiêncứu Tôn giáo, Số 4 (154), 2016, của Dương Thanh Mừng “Vai trò của phongtrào Chấn hưng Phật giáo ở miễn Bắc đối với sự phát triển của Phật giáoViệt Nam thé ki XX”, của tác giả Lê Tâm Đắc, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo,số 7& 8, tr 39 - 41

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi nói đến phong trào thời chan hưngPhật giáo chỉ nói đến các hội Phật giáo đại diện ba miền như Nam kỳ nghiên

10

Trang 13

cứu Phật học hội, Lưỡng Xuyên Phật học hội, An Nam Phật học hội, Phật

giáo Bắc kỳ hội chưa có bài nghiên cứu hay công trình nghiên cứu nào vềhoạt động của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội Luận văn như mộtmảnh ghép còn thiếu của bức tranh các hội Phật giáo trong phong trào chấnhưng Phật giáo trước 1945 Vì vậy, luận văn ra đời chính là để góp phần làmrõ hơn công hạnh của Tổ Huệ Đăng và quá trình hình thành, hoạt động, đónggóp của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấnhưng Phật giáo nói riêng và hoằng dương Phật giáo nói chung.

2.2 Nhóm công trình trực tiếp nghiên cứu về Thiên Thai Thiển Giáo

Tong Liên Hữu Hội

Nghiên cứu, đề cập trực tiếp về Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên HữuHội và đóng góp của Hội cho phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nóichung, phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Bộ nói riêng, có thể khảo quamột số công trình tiêu biéu:

Phạm Hữu Đức với công trình “Thiên Thai Thiên Tôn Giáo Liên HữuHội”, xuất bản năm 1935 tại Sài Gòn Đây là công trình trình bày những nét

cơ bản của Hội trên các khía cạnh như điều lệ, mục đích hoạt động, tô chức vàcác bài thuyết pháp.

“Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu” trong công trình “Phongtrào chấn hưng Phật giáo miễn Nam Việt Nam”, của Dương Thanh Mừng.Đây là công trình trình bày về phong trào chan hưng Phật giáo miền NamViệt Nam đầu thế kỉ XX với sự xuất hiện của Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật

học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật giáo Thiện hữu, Hội Phật Di Đà,

Hội Phật giáo Quan Âm Tịnh độ, Kim Liên xã Cư sĩ Lâm và Hội Phước thiện

nhà Phật cùng các tạp chí Từ Quang, Phật học Tạp chí, Nguyệt san Phật

giáo Việt Nam Khi đề cập đến vấn đề này, trong ba chương sách của công

trình, tác giả cũng cho người đọc thây được các nội dung chính yêu, căn bản

II

Trang 14

nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Bộ như: Những nhân tố cănbản tác động và hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam; nhữngnội dung chính mà phong trào đã thé hiện; đặc điểm, vai trò của phong tràochan hưng Phật giáo miền Nam đối với đời sống văn hóa, xã hội, với Daopháp cũng như đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc Đặc biệt,trong công trình này, từ trang 231 đến 247, tác giả cũng trình bày khái quát vềmục đích ra đời, quá trình thành lập và hoạt động, phát triển của Thiên ThaiThiền Giáo Tông Liên Hữu Hội.

“Thiên Thai Thiên Giáo lông Liên Hữu Hội trong phong trào chanhung Phật giáo Nam Bộ” của Thích Thiện Lâm trong ky yếu Hội thao “Giáohội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước”, ngày04 tháng 11 năm 2021 tai Thành phó Hồ Chí Minh Trong bài viết này, tác giảđã trình bày nguyên nhân thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên HữuHội và những hoạt động của Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam

Bộ, Việt Nam.

“Tổ đình Thiên Thai và Hoà thượng Huệ Đăng (1873-1953)? của HữuChí, https://chuaxaloi.vn trình bày về tiểu sử và cuộc đời của Tổ Huệ Đăngđối với việc khai sáng Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội, xây dựngtổ đình Thiên Thai, thuộc ấp 3, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa —

12

Trang 15

chưa có nhiều công trình nghiên cứu Do đó, việc lựa chọn đề tài này tất nhiênsẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tư liệu nghiên cứu, nhưng cũng là vấn đề thôithúc người nghiên cứu quyết tâm thực hiện trong bản luận văn này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên HữuHội trong phong trào chan hưng Phật giáo Nam Bộ.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Thiên Thai Thiền Giáo Tông LiênHữu Hội trong phong trào chan hưng Phật giáo Nam Bộ giai đoạn 1934 (thời điểmra đời Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hội) đến 1943 (thời điểm dừng hoạt độngThiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội).

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.I Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích và hệ thống sự ra đời, tổ chức hoạt động và nhữngđóng góp của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong tràochấn hưng Phật giáo Nam Bộ.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải giảiquyết được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Một là, khái quát về phong trào chân hưng Phật giáo Nam Bộ và sự rađời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội.

Hai là, phân tích những hoạt động của Thiên Thai Thiền Giáo Tông

Liên Hữu Hội trên các khía cạnh giáo dục và đảo tạo tăng tài, hoằng truyền

giáo pháp, xuất bản tạp chí, biên, phiên dịch kinh sách, trước tác.

Ba là, phan tích những đóng góp cho đạo pháp va dân tộc của Thiên

Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo

Nam Bộ.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

13

Trang 16

5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu:

Dựa trên cơ sở lý luận của Tôn giáo học Mác xít, Tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng cộng sản ViệtNam về tôn giáo cho phép tác giả luận văn có những phân tích khách quan,toàn diện và đúng đắn về sự ra đời, phát triển và tổ chức hoạt động, nhữngđóng góp cho đạo pháp và dân tộc của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được luận văn sử dụng để triển khai dé tài làphương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học, bao gồm các phương pháp cụ thể

như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử

cụ thé, phương pháp cấu trúc chức năng, nghiên cứu tôn giáo xuất phát từ nhucầu tín ngưỡng để giải thích về bối cảnh xuất hiện và nguyên nhân sáng lậpcủa Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội cũng như phong trào chấn

hưng Phật giáo Nam Bộ

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liênngành như: Phương pháp phân tích văn bản học - phân tích các dữ liệu lịch sử

và sự kiện đưa đến sự ra đời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội,tư tưởng và mục đích hoạt động của Hội Phương pháp logic, so sánh và tổnghợp được dùng đề hệ thống và nhận xét về Thiên Thai Thiền Giáo Tông LiênHữu Hội với vai trò của một hội phái mới, lạ xuất hiện mang tính tất yếu đápứng nhu cầu của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Bộ.

Nói chung, luận văn sử dụng chủ yếu cách tiếp cận Tôn giáo học, Sửhọc; cùng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, liệt kê, sosánh, tổng hợp và thực địa Tất nhiên trong quá trình tìm hiểu và làm sáng tỏvan dé thì các phương pháp trên không chỉ sử dụng riêng lẻ mà còn được kếthợp với nhau dé tạo nên một công trình khách quan và khoa học.

14

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn khái quát được phong trào chan hưng Phậtgiáo Nam Bộ và sự ra đời, phát triển, tổ chức, hoạt động và những đóng gópcủa Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội đối với phong trào chấn hưng

Phật giáo.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thê được sử dụng trong nghiên cứu vàgiảng dạy về Phật giáo nói chung, phong trào chấn hưng Phật giáo và ThiênThai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội nói riêng.

7 Kết cau của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm 4 phần: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận,Tài liệu tham khảo và một số phụ lục liên quan Trong đó, Nội dung chínhgồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Bộ và sựra đời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội.

Chương 2 Hoạt động của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội.Chương 3 Một số đóng góp của Thiên Thai Thiền Giáo Tông LiênHữu Hội trong phong trào chan hưng Phật giáo Nam Bộ.

15

Trang 18

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VE SỰ RA ĐỜI VÀ TO CHỨC CUA THIÊN THAITHIÊN GIÁO TÔNG LIÊN HỮU HỘI

1.1 Bối cảnh ra đời và người sáng lập của Thiên Thai Thiền

Giáo Tông Liên Hữu Hội

1.1.1 Bối cảnh ra đời của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu

Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội ra đời trong phong tràochấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX Tạimiền Nam, phong trào chan hưng Phật giáo diễn ra trong bối cảnh xã hội cónhiều biến chuyền mọi mặt từ đời sống kinh tế, xã hội, chính tri, văn hoa, tinngưỡng và tư tưởng, tôn giáo với nhiều dấu hiệu cho thấy Phật giáo đang bộc

lộ sự khủng hoảng, suy yếu.

Về chính trị, đây là thời kỳ thực dân Pháp đây mạnh chính sách cai trịđối với nền thuộc địa Việt Nam Chính sách đô hộ, “chia dé trị” đã tác độngmạnh mẽ đến tình hình Phật giáo trong nước và Phật giáo miền Nam Bộ Từcuối thé ki XIX, đầu XX, những giáo phái Phật giáo mới được thành lập, đâylà lý do đưa đến sự ra đời của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Bộ.

Về kinh tế - xã hội, với chương trình khai thác thuộc địa của thực dânPháp đã kìm ham nên kinh tế, biến Việt Nam thành nước phụ thuộc, đưa đếnsự phân tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc, đời sống nhân dân gặp nhiềukhó khăn, đặc biệt người dân miền Nam.

Về văn hoá, sự xâm lấn của văn hoá phương Tây do thực dân Phápmang vào khiến cho văn hoá dân tộc bị mai một Phật giáo do đó cũng đứngtrước những thách thức lớn của quá trình giao lưu, tiếp bién văn hoá Đông -

16

Trang 19

Tây Trước tình hình đó, phong trào chấn hưng Phật giáo hình thành và pháttriển mạnh mẽ, nhiều tổ chức Phật học trong cả nước cũng như vùng Nam Bộ

được thành lập.

Đầu thế kỷ XX, tại vùng đất Nam Bộ với sự xuất hiện của nhiều tôngiáo mới có nguồn gốc từ Phật giáo, tín ngưỡng dân gian hoặc tam giáo như:Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ cư sĩ Phật hội, Minh Sư

Đạo và Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo Đây cũng là những thách thức cho Phật

giáo Việt Nam tại Nam Bộ buộc phải có những thay đổi dé thích ứng và phùhợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thúc day sự ra đời của các tô chức Phat hoc.Tiêu biểu như Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội Phật giáo liên hữu,Liên đoàn học xã, Hội Phật giáo tương tế, Hội Lưỡng Xuyên Phật học v.v vàHội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu cũng được thành lập trong giai

đoạn này.

Tại vùng đất Nam Bộ, phong trào chấn hưng cũng đưa đến sự ra đờicủa nhiều tổ chức Phật học, góp phần tạo nên bức tranh phong phú, đa dạngcho bức tranh chung về chan hưng Phật giáo.

Mở đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam Bộ là sự xuất hiện

của Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học được thành lập và công nhận ngày 26

tháng 08 năm 1931 Hội đã cho xuất bản Tạp chí Từ Bi Am.

Ngày 18 tháng 03 năm 1932, Hội Phật giáo liên hữu được thành lap va

công nhận tại chùa Bình An, Long Xuyên.

Năm 1933, Liên đoàn học xã được thành lập tại chùa Viễn Giác, Bến

Tre bởi Hoà thượng Khánh Hoà cùng Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải,

Viên Giác.

Ngày 11 tháng 06 năm 1934, Hội Phật giáo tương tế được thành lập tại

chùa Thiên Phước, Sóc Trăng Năm 1936, Hội lập Phật học trường và cho

xuất bản tạp chí Bồ Đề.

17

Trang 20

Ngày 13 tháng 08 năm 1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành

lập tại chùa Long Phước, Trà Vinh Năm 1935, Hội xuất bản tạp chí Duy tâm

Phật học.

Ngày 19 tháng 10 năm 1934, Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên

Hữu được thành lập tại chùa Thiên Thai, Bà Rịa, do Hoà thượng Huệ Đăng

khai sáng Năm 1935, Hội cho xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm.

Năm 1934, Hội Phật học Cao Miên được thành lập tại chùa Thanh

Quang Năm 1938 xuất bản tạp chí Ánh sáng Phật pháp.

Năm 1934, Hội Tinh độ cư sĩ được thành lập tại chùa Hưng Long, Sai

Gòn Năm 1937 cho xuất bản tạp chí Pháp âm Phật học.

Ngày 22 tháng 03 năm 1935, Hội Phước thiện nhà Phật được thành lập

tại chùa Long Vân, Sài Gòn, do Hoà thượng Nguyễn Kim Môn khai sáng.

Ngày 23 tháng 03 năm 1937, Hội Phật học kiêm tế được thành lập tạichùa Tam Bao, Rach Gia, Kiên Giang Năm 1938, Hội cho xuất bản tạp chíTiến hoá.

Sang giai đoạn những năm 1940 đến 1950, các tổ chức Phật học tạimiền Nam gần như bị tan rã vào thời điểm năm 1945 và chỉ có một số tô chức

được khôi phục, hoạt động trở lại sau năm 1945.

Ngày 19 tháng 09 năm 1950, Hội Phật học Nam Việt được thành lập tại

chùa Khánh Hưng, Sai Gòn Năm 1951, Hội cho xuất bản tạp chí Từ Quang.

Ngày 05 tháng 06 năm 1951, Giáo hội Tăng gia Nam Việt được thànhlập tại chùa Hưng Long, Chợ Lớn.

1.1.2 Tổ Huệ Đăng (1873-1953)- người sáng lập Thiên Thai Thiền

Giáo Tông Liên Hữu Hội

Tổ Huệ Đăng là người khai sáng Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên HữuHội Hoà thượng tên tục là Lê Quang Hoà, sinh năm Quý Dậu (1873), nhằmtriều Nguyễn, niên hiệu Tự Đức thứ 26, tại làng An Dong, xã An Đông,

18

Trang 21

huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định (nay là thôn An Dõng, xã Bình Thành,

huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) Xuất thân trong gia đình Nho học nhưngchuộng đạo Phật Từ nhỏ, Ngài vừa học chữ Nho và võ nghệ, lại thường đếnchùa và tìm hiểu về Phat học Năm 17 tuổi, Ngài tham gia phong trào CầnVương chống Pháp, đứng trong hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của MaiXuân Thưởng, Bùi Điều, đồng thời tham gia kháng chiến suốt nhiều năm Khiphong trào Cần Vương tan rã, thực dân Pháp truy sát những người tham gia,

Ngài vào vùng Bà Rịa lánh nạn Tại đây, Ngài lay nghé day hoc dé sinh song,

tam khoác áo thầy đồ che mắt quan địch dé chờ cơ hội va tim đồng chí Năm1897, Ngài xuống Gò Công dạy chữ Nho và đi khắp các tỉnh miền Đông,miền Tây rồi lại quay về Bà Rịa, ân mình nơi nhà người bạn cũ ở vùng Tam

Năm 1900, Ngài tới chùa Long Hòa xuất gia và là đệ tử của Tổ Hải Hội

-Chánh Niệm (1834 - 1905) trụ trì chùa, một năm sau được truyền giới Sa di.

Năm 1901, Ngài đến chùa Thiên Thai Sơn Thạch tại Sông Cau, Phú Yên,tham học với Hòa thượng Trí Hải và Hòa thượng Sơn Nhân tức Tổ TánhKhông - Giác Ngộ, thầy của các Thiền sư Bảo Thanh, Bảo Tạng, Bao Chon Sau 3 năm (1903), Ngài thông hiểu tam tạng kinh điển, trí tuệ uyên bác, sauđó trở về chùa Long Hoà, được Tổ Hải Hội truyền giới cụ túc, ban cho phápdanh là Thanh Kế, pháp hiệu Huệ Đăng Sau đó Ngài được cử làm trụ trì chùaKiến Linh ở Hòa Long - Bà Rịa.

Năm 1904, Ngài chuyên về trụ trì chùa Phước Linh, xã Tam Phước, BàRịa Năm đó, Ngài đến Gia Định nhập trường hương ở chùa Giác Viên doHòa thượng Minh Khiêm - Hoàng Ân làm chủ hương, Hòa thượng chùa ThịNước làm pháp sư, được nhập chúng tu học và hạ lạp đầu tiên của Tổ Huệ

Đăng là tại chùa Giác Viên do Tổ Hoàng Ân làm chủ hương.

19

Trang 22

Năm 1905, sau khi Hòa thượng Trí Hải viên tịch tại chùa Long Hoà,

Ngài cùng huynh đệ về cư tang và lo xây dựng Bảo tháp An táng bổn sưxong, Ngài tìm vào rừng núi Dinh Cố thâm u, thanh vắng và tìm được mộtthạch động dé tịnh tu Tổ Huệ Đăng có làm hai câu đối trước cửa hang đóbang chữ Hán như sau:

“Tá Thạch vi tường, thục thức lão Tăng cùng đáo déDĩ phong tác phiến, thùy tri đại Đạo lạc vô cương”

(Mượn đá làm tường ai biết lão Tăng nghèo vô kẻ,Lay gió làm quạt, ai biết đại Đạo vui vô cùng).

Sau hai năm tỉnh tấn trì tụng kinh Pháp Hoa và lễ lạy sám hối tu thiềnnghiêm mật, đạo phong của Tổ ngày cảng thâm sâu, nhiều người đã tìm đếnNgài để tham học và sung kính Khoảng năm 1910, Tổ bắt đầu phát don đấtnên dé xây dựng chùa Thiên Thai.

Năm 1908, trong trường Hương ở chùa núi Châu Viên do đệ tử của

Thiền sư Hải Bình — Bao Tạng tổ chức, Ty kheo Huệ Đăng được tôn cử làmYết ma, đồng thời là Pháp sư các giới đàn tại đây Sau đó, Yết ma Huệ Đăngtrở về trụ trì chùa Phước Linh ở Tam Phước (Bà Rịa).

Năm 1913, Yết ma Huệ Đăng khai giới đàn và đồng thời Ngài được tăngchúng suy tôn làm Đường đầu Hoà thượng tại giới dan chùa Phước Linh.

Năm 1915, Ngài được thỉnh về trụ trì chùa Bà Lang Lệ ở Cái TàuThượng (tinh Sa Déc) do Phật tử dâng cúng Tại đây, nhiều tin đồ, Phật tử đếnxin quy y và thọ giới Tổ hóa độ được nhiều đệ tử xuất gia và tại gia ở miền

Tây Nam bộ.

Ngài cũng thường xuyên được mời thỉnh làm Pháp sư, chứng minh và giảng

pháp tại các giới đàn trong vùng, đồng thời vân du hoang hoá ở nhiều tinh

Nam Bộ.

20

Trang 23

Năm 1918, Tổ Huệ Đăng được thỉnh làm Pháp sư trong trường Hươngở chùa Sắc tứ Quan Âmở tỉnh Cà Mau (do Hòa thượng Đào Bá Nhẫn làm chủ

Năm 1920, Tổ Huệ Đăng được tôn cử làm Hòa thượng chứng minh

trong trường Hương ở chùa Phước Tường do Hòa thượng Tập Tu làm chủ

Hương Từ đó, Tổ được thỉnh làm Hòa thượng chứng minh cho nhiều trườngHương ở khắp các tỉnh Nam bộ.

Sau một thời gian vân du hoằng hóa ở các tỉnh Nam bộ, Tổ Huệ Đăngcùng với một số đệ tử về ân tu ở hang Mai trên núi Dinh Cố (Bà Rịa) sôngkhắc khổ, ăn bắp thay cơm, thường ăn măng rừng và tương chao nhưng vẫntinh tấn tham thiền và nhập định Dân chúng địa phương di hái măng và tìmcủ sâm trên núi Dinh Cố tình cờ gặp Tổ, họ đồn đãi nhau, rất nhiều Phật tửlên núi tham học với Ngài Lúc bấy giờ, Tri Phủ Xương nghe tin Phật tử tụhọp nhiều ở hang Mai, nên nghi ngờ Tổ Huệ Đăng tu luyện bùa chú (sai đậuthành binh) và âm mưu tô chức chống Pháp Vì vậy, Tri Phủ Xương bắt buộcTổ phải rời hang Mai, xuống núi.

Năm 1924 - 1929, Tổ lại dẫn đồ chúng lên núi Dinh Có khai hoang rừngnúi, lập vườn trồng cây ăn trái, tạo huê lợi dé nuôi chúng ở chùa Long Hòa Saunăm năm vừa tu hành vừa làm lung cực nhọc gian khô, vườn vú sữa đã có trái,có đủ huê lợi để môn đồ no ấm tu học, Tổ lại làm các công việc Phật sự khác.

Cũng trong thời gian này, Tổ Huệ Đăng lo xây dựng chùa Thiên Thai ởgần Thạch động chân núi Dinh Có Sau khi chùa Thiên Thai hoàn thành, năm1929, Tổ lại đứng ra trùng tu và xây dựng lại Tổ đình Long Hòa, ấp AnThạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền đã bị hư nứt vì chùa đã được lập gần

200 năm (chùa xây dựng 1737).

21

Trang 24

Sau khi chùa Thiên Thai và chùa Long Hòa hoàn thành, Tổ chú tâm vàoviệc hoằng truyền Phật pháp Danh đức của Tô ngày càng lan rộng, Phật tử từkhắp nơi đến quy y thọ giáo và tham học ngày càng đông.

Trong dịp giỗ Tổ Hải Hội - Chánh Niệm ở chùa Thiên Thai vào năm1933, thấy Tổ đã 60 tuổi nên đồ chúng xin xây tháp Thiên Bửu (hay Cửu LiênĐài) để sau này dùng đến Việc xây dựng tháp này Tổ Huệ Đăng giao toànquyền điều hành cho ông Đỗ Phước Tâm (từ việc đốc công cho đến việc thuxuất tiền bạc).

Trong thời gian 1923 — 1940, Tổ Huệ Đăng có liên hệ với các chí sĩ yêunước, Tổ nhiều lần tiếp xúc với Cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch HồChi Minh) Trong Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - Tp Hồ ChíMinh có thông tin: “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường lui tới chùa Hội

Khánh (Thủ Dâu Một) và một số chùa khác: Thiên Thai (Bà Rịa), Từ Ân, LinhSơn, Vĩnh Tràng (Mỹ Tho), Hội Thọ (Cái Bè), Tiên Linh (Bến Tre), LongHưng (An Giang) dé dam đạo với các sư tăng” [35:74] Lúc đó, thầy Minh

Nguyệt theo hầu được nghe các cuộc đàm đạo đó.

Trong các năm 1930 — 1940 Tổ Huệ Đăng cũng tích cực tham giaphong trào chắn hưng Phật giáo ở Nam kỳ.

Năm 1935, hưởng ứng phong trào chan hưng Phật giáo ở Việt Nam,cùng chiều hướng Hòa thượng Khánh Hòa lập Hội Lưỡng Xuyên Phật họcnăm 1934, Hoà thượng Huệ Đăng cho thành lập “Thiên Thai Thiền GiáoTông Liên Hữu Hội”, thường được gọi tắt là “Thiên Thai Thiền Giáo Tông”với mục đích chính là: Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam, trụ sở đặt tại chùaThiên Thai Hội này xuất bản tạp chí “Bát nhã Âm” để hoăng truyền Phậtpháp rộng khắp các tỉnh Nam bộ, tòa soạn đặt tại Tháp Thiên Bửu Hòathượng cũng mở trường gia giáo tại chùa Long Hòa đề đào tạo tăng tài Hộiphát triển mạnh, lúc bay giờ đã thành lập được 5 chi hội và hội viên lan rộngđến 21 tỉnh thành; Tăng Ni và thiện nam tín nữ đến cầu pháp cũng như quy y

22

Trang 25

thọ giới ngày càng đông Hội cũng mở Đại giới đàn ở chùa Long Hòa và các

chùa khác trong Hội dé độ Tăng Ni.

Năm 1937, đệ tử cầu pháp của Tổ Huệ Đăng là Tỳ kheo Minh Tịnh ởThủ Dầu Một đi sang Án Độ và Tây Tang dé tham hoc Phật pháp Sau khi vềnước đã dâng cúng cho Tổ Thiên Thai một số bảo vật:

- Ngọc Xá lợi của Phật Thích Ca thính tại Tháp Buddha — Nath ở Nepal.

- Một xâu chuỗi 18 hạt Kim Cang tròn năm khía, không mài sửa.

- Một xâu chuỗi trường (108 hạt), mỗi hạt có hình một con mắt có conngươi như mắt người.

Tổ Huệ Đăng làm lễ cung thỉnh Xá Lợi thờ ở tháp Thiên Bửu và chođổi tên tháp là “Thiên Bửu Tự Tháp”, các báo dai quan tâm đưa tin rất nhiều,

Tăng ni và Phật tử cả nước chú ý.

Năm 1941, Tổ Huệ Đăng lúc này đã gần 70 tuổi, tuy lớn tuổi nhưngNgài vẫn còn khỏe mạnh, cũng trong năm này Tổ trở về thăm quê Nhưng sauđó, quan quận Bình Khê và quan sĩ ở Bình Dinh vì rất ngưỡng mộ Tổ, nênkhan cầu Tổ ở lại qué nhà hoang truyền Phật pháp, phổ độ bá tính ở tỉnh nhà.

Tổ cho dựng chùa Thiên Tôn ở núi Ông Đốc, xã Trinh Tường, quận Bình Khêđể giáo hóa đồ chúng miền Trung.

Đồ chúng ở chùa Thiên Thai và Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên HữuHội ở Nam Bộ rất mong nhớ Tổ Vì vậy, ngay 25 tháng 7 năm 1943, đồchúng ở đây cử đại diện ra Bình Định thỉnh Tổ trở về chùa Thiên Thai để đồchúng kính lễ, thỏa lòng mong nhớ Sau may tháng ở chùa Thiên Thai, ngày30 tháng 2 năm 1944, đệ tử ở chùa đưa Tổ xuống Sài Gòn để chờ lấy giấy xelửa về Bình Định (tạm ngụ tại nhà Bá Hộ Sửu ở Đa Kao) Lúc tiễn hành, Tổ

bảo đệ tử rằng: Các ông ở lại cô găng trau dồi đạo hạnh, gang công tu tap, tôidi kì này sé ở luôn ngoài đó!

Tổ về hoằng hóa ở chùa Thiên Tôn, Binh Định Cách mạng thang 8 năm1945 và cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, chiến sự xảy ra ác liệt ở Bình

23

Trang 26

Định, chùa Thiên Tôn bị thiêu hủy, Tổ lên núi Hòn Dũng lập chùa Lê Sơn

tránh nạn Ngày mùng 4 tháng 7 năm Quý Ty (1953) tình hình ở quận Binh

Khê tạm yên, đệ tử rước Tổ về thảo am ở chùa Thiên Tôn an dưỡng.

Vào lúc 18 giờ ngày 11 tháng 7 Quý Ty (1953), Tổ Huệ Đăng viên tịch,hưởng thọ 80 tuổi đời, 50 tuổi đạo (hạ lap).

Tổ Huệ Đăng, người đã có công khai sơn chùa Thiên Thai là Tổ đìnhcủa sơn môn Thiên Thai Thiền Giáo Tông và sáng lập Thiên Thai Thiền GiáoTông Liên Hữu Hội đóng góp rất nhiều công đức trong việc chan hung và phổtruyền Phật giáo ở Nam bộ và các tỉnh miền Nam Trung bộ, Ngài xứng đángvới danh xưng là “Tổ” Ngoài ra, Tổ còn nồi tiếng về văn chương, giỏi thi phúchữ Nho và chữ Nôm Một số Kinh điển và Sám văn được Tổ diễn Nôm vănvan rat hay Là người xuất gia nhưng tư tưởng yêu nước luôn thé hiện trongcuộc sống, trong giảng dạy đạo Pháp Chính vì đã tìm ra điểm chung trong

học thuyết cứu khổ, cứu nạn của nhà Phật và mơ ước làm cho nhân dân độc

lập, hạnh phúc Vậy nên, Tổ Huệ Đăng đã đào tạo ra nhiều Tăng, ni, Phật tửyêu nước Tiêu biểu như: Hòa thượng Thích Minh Tâm, Thích Pháp Trí,

Thích Pháp Dõng, Thích Pháp Lan, Thích Thiện Hào, Thích Pháp Hiền,Thích Minh Nguyệt, Trong đó, HT Thích Thiện Hào từng bi bắt giam ở

Chí Hòa Trong thời kỳ chống Mỹ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt trụ trìchùa Thiên Thai hoạt động cách mạng bị bắt đày ra Côn Đảo, mang án 20

năm tù khổ sai Năm Giáp Dần (1974), sau hiệp định Paris được ký kết, Ngài

được trao trả về vùng giải phóng Lộc Ninh Như vậy, Ngai đã bị lưu day khổ

sai nơi Côn Đảo 15 năm.

Có thé nói, Tổ Huệ Đăng và Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hộiluôn nêu cao tinh thần yêu nước và hết lòng phụng sự Đạo pháp - Dân tộc dùthời bình hay thời chiến.

24

Trang 27

1.2 Quá trình thành lập và tổ chức của Thiên Thai Thiền Giáo

Tông Liên Hữu Hội

1.2.1 Quá trình thành lập của Thién Thai T hiền Giáo Tông Liên Hữu

Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu được khai mở ngày 19

tháng 10 năm 1934 tại Bà Rịa Ngay sau khi ra đời, Hội đã suy cử Hòathượng Huệ Đăng trụ trì chùa Thiên Thai làm Chứng minh Dao sư, Hội

trưởng danh dự Đốc phủ Gò Công là Nguyễn Văn Hải Tổ chức của HộiThiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu bao gồm 11 thành viên tham gia trong

Ban Tri sự với các chức vụ khác nhau: Chức Hội trưởng là Phạm Hữu Đức,

Thái Văn Chánh và Bùi Sơn Tây làm Hội phó, Đỗ Phước Tâm làm Thủ quỹ,

Đặng Tan Chức làm thư ký, Trương Văn Tý, Tran Văn Liêng, Phùng VănPhương làm cô van cho hội Hoạt động của Hội dựa trên cơ sở tôn chỉ và mục

đích rõ ràng: “Giup đỡ cho các hội viên học hỏi được Kinh, Luật, Luận cua

dao Phật bằng những cách đơn giản và dé tiếp cận nhất thông qua việc thànhlập Phật học đường, xây dựng Pháp Bảo phương và diễn giảng Phật pháp bởi nhờ lập kho sách học Phật, lập trường dạy học và diễn thuyết có kỳ thời.

Tùy theo khả năng tài chính mà Hội sẽ cứu giúp cho những người có hoàn

cảnh khó khăn, cứu giúp những người cùng khổ tùy theo sức của Hội Hỗ trợcho các hội viên trong những dịp hỷ sự cũng như khi có tang tế Trong lúcnhóm họp, các hội viên không được bàn luận chuyện chính tri” [30:3] Đề

chuyên tu cho các hoạt động Phật sự, Hội cũng đưa ra những quy định chặt

chẽ như không đả kích hoặc bàn về các tôn giáo khác Hội viên tham gia đượcsắp xếp sinh hoạt theo các nhóm ghi danh như: Hội viên danh dự, ân nghĩa,

sáng tạo và thường trợ.

Ngày 19 tháng 7 năm 1935, Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông mớichính thức thành lập trên cơ sở tiền thân Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông

25

Trang 28

Liên Hữu, được Thống đốc Nam Kỳ phê chuẩn Nghị định số 2466 cho phépthành lập và phê duyệt tô chức hoạt động Hòa thượng Huệ Đăng chùa ThiênThai được bầu làm Đại Chứng minh, Hòa thượng Pháp Hy chùa Bửu Sơn,Minh Chiếu chùa Long Quang và Pháp Trí chùa Phước Lập được bầu làm

Chứng minh Chiếu theo điều lệ thứ 10 của Hội, Ban Trị sự gồm: Phạm Hữu

Đức - Giám đốc học hồi hưu giữ chức Hội trưởng; Thái Văn Chánh - Ngũđăng Bắc đâu bội tinh làm Phó Hội trưởng thứ nhất và Bùi Sơn Tây giữ chứcPhó Hội trưởng thứ hai; Thư ký là Phan Văn Sô - Chánh quản hồi hưu và PhóThu ký Lê Văn Hué; Cố van Nguyễn Van Dũng, Tran Văn Tý, Tran Văn Liên,Nguyễn Văn Ngưu Năm 1935, Hội được phép xuất bản Tạp chí Niết Bàn.

Mục đích của Hội là: “Lập Thich học đường; Tạo pháp bứu tạng; Vân tập các

Thích tử tu học; Rước thay giảng kinh Phật và dạy sách Nho; Mỗi kỳ thuyếtpháp và ban bồ cho hội viên; Xây nhà cô độc nuôi những kẻ côi quanh bệnh

già” [66:0].

Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội được thành lập do những

nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, với sự xuất hiện của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849), Tứ ÂnHiếu Nghĩa (1867), Cao Đài (1926); đạo Phật ở Nam kỳ đứng trước nguy cơlu mờ theo thời gian Chính quyền thuộc địa Pháp cho rằng, sự ra đời của cácHội Phật học là cần thiết dé chống lại sự bành trướng của dao Cao Đài và cáctôn giáo nội sinh Toàn quyền Đông Duong Pasquier nhân cuộc viếng thămcác tỉnh miền Tây đã: “Quyết định thành lập một Viện Phật giáo ở Nam kỳ đểbảo ton tôn giáo này" như ở Campuchia và Lào dé phân tán tin đồ tôn giáotập trung vào một nơi Ngoài ra, trước nhiệt huyết Tăng ni, Phật tử, nhữngnhà tri thức, những người mến mộ đạo Phật đứng ra vận động chấn hưng Phật

giáo Đê bình ôn quân chúng, nhân dân Việt Nam; cộng với mục đích đê dê

26

Trang 29

bề cai trị và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã buộc phải ký các nghị địnhcho phép các tô chức Phật giáo được thành lập.

Còn một ly do không kém phan quan trọng, sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam vào năm 1930 đã buộc chính quyền thực dân Pháp phải điềuchỉnh chính sách với hy vọng lôi kéo quần chúng nhân dân còn gắn bó với tínngưỡng truyền thống Chính vì thế, trong khoảng thời gian 1930 - 1945, các

Hội đoàn Phật giáo ra đời khắp ba miền đất nước.

Các tổ chức Phật giáo chỉ được mang danh nghĩa là các Hội đoàn

(association), không được coi là các Giáo hội như Công giáo được Nhà nướcbảo hộ Hội đoàn mang tính tụ hội, nhiều người cùng sở thích nào đó nhóm

họp thành đoàn thê như hội âm nhạc, hội nghệ thuật, hội văn học dễ tụ, détan Tuy nhiên, thực dân Pháp đã đánh giá thấp vai trò của các Hội Phật giáongoài công cuộc chan hung Phật giáo, còn có khuynh hướng đánh đuôi thực

dân và giải phóng dân tộc.

Thứ hai, Phật giáo Việt Nam bước vào những năm đầu thế kỷ XX, báohiệu những nhu cầu cấp thiết phải canh tân và bài trừ những tệ nạn Chính vìvậy, phong trào chan hưng Phật giáo ra đời Trong các hoạt động chan hung

Phật giáo, việc đoàn kết, chung tay, hòa hợp của các Tang ni, Phật tử dé hop

thành một tô chức Phat giáo lớn mạnh va dé ra các mục tiêu, hướng đến mộtkết quả là việc làm vô cùng cấp bách.

Từ nhận thức đó, năm 1920, Hòa thượng Lê Khánh Hòa cùng một sốHòa thượng cùng chí hướng lập ra "Hội Lục Hòa" đây là bước đầu hìnhthành hạt nhân đoàn kết nhăm thu hút những người cùng chí hướng phục

hưng Phật pháp.

Năm 1931, Hòa thượng Khánh Hòa, người tiên phong trong phong trào

chấn hưng Phật giáo, vận động Tang ni, Phật tử thành lập Hội Nam ky nghiêncứu Phật học, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn gần chợ Cầu Muối Do có sự trở

27

Trang 30

ngại với ông Phó Hội trưởng Trần Nguyên Chan nên công cuộc chan hung bị

đình trệ.

Trước tình trạng đó, các Hòa thượng có tâm huyết ở Nam kỳ tha thiếtvới mục đích chấn hưng Phật giáo, đã quay về chùa nhà, tỉnh nhà thành lậpcác tổ chức Phật giáo với danh xưng khác nhau dé tùy duyên hoằng pháp.

Hòa thượng Khánh Hòa thành lập Lưỡng Xuyên Phật học hội (Trà Vinh) năm1934, Hòa thượng Lê Phước Chí chùa Thiên Phước thành lập Phật giáo tương

tế hội (Sóc Trăng) năm 1934 Cùng chí hướng đó, năm 1934 Tổ Huệ Đăngthành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội, đặt trụ sở tại chùaThiên Thai, làng Tam Phước, tổng Phước Hưng thượng, tinh Bà Rịa.

1.2.2 Tổ chức của Thiên thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội

Năm 1934, Tổ Huệ Đăng thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông LiênHữu Hội (còn gọi Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông) được Thống đốc Nam kỳlúc bay giờ phê chuẩn và cấp giấy phép số 2954, ngày 19 tháng 10 năm 1934.Trụ sở của Hội đặt tại chùa Thiên Thai, làng Tam Phước, tổng Phước HưngThượng, tỉnh Bà Rịa Chủ trương của Hội là đoàn kết và chan hưng Phật giáo.Tổ dạy bảo đồ chúng rằng: Việc duy trì và phát triển Phật giáo không phải làviệc tạo tượng Phật, đúc chuông, xây dựng chùa chiền, mà chính là ở việc mởrộng việc hoằng dương Phật pháp phổ hóa chúng sinh, giáo dục thiện tín vềPhật pháp Do chính là tôn chỉ của Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông.

Như vậy, ngày 19 tháng 10 năm 1934, Hội Liên Hữu Thiên Thai ThiềnGiáo Tông chính thức ra đời, được Thống đốc Nam kỳ phê chuẩn và cấp giấyphép số 2954 Hội an danh “Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu” có ý

nghĩa như sau:

- Thiên Thai là tên chùa.

28

Trang 31

Theo Tiểu sử Tổ Huệ Đăng do Tông môn Thiên Thai Thiền Giáo Tôngviết lại “Khoảng năm 1910, Tổ bắt đầu phát dọn đất nền để xây dựng chùaThiên Thai”, địa chỉ là làng Tam Phước, tổng Phước Hưng Thượng, tỉnh

- Liên hữu là liên lạc giữa các hội, các đoàn thể thành một tổ chứcthống nhất Liên còn có nghĩa là hoa sen, liên hữu nghĩa là các bạn sen như

các Hội tịnh độ chi nhánh.

Tóm lại, Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội là một tổ chứcPhật giáo gắn kết các đoàn thé Phật giáo không phân biệt pháp môn tu, tại giahay xuất gia v.v chỉ cần có tâm Phật để chấn hưng và hoằng truyền Phậtgiáo đều hoan nghênh gia nhập và trụ sở được đặt tại chùa Thiên Thai (Bà

Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông gồm các thành viên nhân sự (Ban Trị

Sự) như sau:

- Ban hội viên danh dự gồm:

Quan lớn Esquivillon, Chánh Tham Biện Nhat hang ty Chanh Tri, Chu

Tinh Bà Ria, Thưởng Tho Ngũ Dang Bửu Tinh: Chánh hội trưởng.

Quan lớn Vincenti, Đầu Phòng Văn, Thượng hạng ty Chánh Trị, Phó Chủ

Tỉnh Bà Rịa: Phó hội trưởng.

29

Trang 32

Quan lớn Nguyễn Văn Vi, Đốc Phủ Sứ, Chủ Quận Long Điền: Phó hội

Quan lớn Nguyễn Văn Hải, Hàm Đốc Phủ Sứ, Thưởng Thọ Ngũ Đăng

Buu Tinh ở Gò Công: Hội viên.

Quan lớn Trương Tan Vị, Hàm Đốc Phủ Sứ, Thưởng Thọ Bữu Tinh ởChâu Đốc: Hội Viên.

Quan lớn Trần Quang Thuận, Hàm Đốc Phủ Sứ ở Sóc Trăng: Hội Viên.

Quan lớn Lâm Ngươn Tho, Tri Phu Nhat Hang Hồi hưu ở Gia Định:

Hội viên.

- Ban chứng minh điệu sư gồm:

Ngài Huệ Đăng, Đại lão Pháp sư Hòa thượng Thiên Thai thiền tự, Bà

Rịa: Đại chứng minh; Ngài Pháp Hỉ, Hòa thượng thư ký Bửu Sơn tự, Bà Rịa;

Ngài Minh Chiếu, Hòa thượng Pháp sư Long Quang tự, Bà Rịa; Ngài PhápTrí, Yết Ma Lập Phước Tự, Bà Rịa: chứng minh Ban này gồm từ 3 đến 10

thành viên, họ phải là những người có đức hạnh và trí tuệ, được Ban tri sựchọn ra từ trong hàng ngũ Tăng bảo Ban chứng minh sẽ chăm lo việc thực

hành giới luật trong Tăng chúng lẫn các nghi thức thờ cúng của Hội; chủ trì

các cuộc họp, chọn thầy day hoc, chọn pháp sư

- Ban trị sự (Đắc cử do Đại Hội ngày 31-3-1935) gồm có:

Ngài Phạm Hữu Đức, Giám đốc học hồi hưu, hàm Tri huyện, thưởng thọngũ đăng Bửu Tinh: Chánh Hội trưởng.

Ngài Thái Văn Chanh, Quan một hồi hưu, thưởng thọ Ngũ Dang Bửu

Tinh: Phó Hội trưởng.

Ngài Bùi Sơn Tây, Tri phủ hồi hưu: Phó hội trưởng.Ngài Đỗ Phước Tâm, Tri phủ hồi hưu: Thủ bổn.

Ngài Phan Văn Sô, Chánh quản hồi hưu, Cựu cai tổng Cơ Trạch: Từ hang.Ngài Lê Văn Hué, Thơ toán hội Canh Nông Tương Té-Ba Ria: Phó từ hàng.

30

Trang 33

Ngài Nguyễn Văn Dung, Thú y Đông Pháp- Bà Rịa: Cố vấn viên.Ngài Trương Van Tý, Nghị viên địa hạt Bà Rịa: Có van viên.

Ngài Trần Văn Liên, Hương Cả An Ngãi: Cố van viên.

Ngài Nguyễn Văn Ngưu, Cựu hương sư Tam Phước: Cố vấn viên.

Ban TrỊ sự của Hội gồm có 10 vị: | Chánh Hội trưởng, 2 Phó Hội trưởng,1 Thủ quỹ, 4 cố van, 1 Chánh thư ký và 1 Phó thư ký Những người làm việctrong Ban Tri sự phải từ 18 tuổi trở lên Họ được quyền tham gia ứng cử hoặc

tái cử lại các chức vụ và làm việc không lương cho Hội Ban Tri sự do Dai

hội thường niên bầu ra, có nhiệm kỳ một năm Nếu có vị trong Ban tri sự

đang trong nhiệm ky mà từ chức thì Ban tri sự sẽ ứng cử, lựa chon trong Hội

viên vị nào đủ tư cách để đảm nhiệm tạm thời Mỗi tháng vào ngày rằm, BanTrị sự nhóm họp dé kiểm tra số sách, tiền bạc và xem xét các công việc trong

Hội theo chương trình đã dự định từ trước Nhân dip Ban Tri sự nhóm họp sẽ

tổ chức thuyết giảng cho thiện nam tín nữ nghe.

- Mục đích của Hội:

Thứ nhất là làm cho các Hội viên dễ học Kinh, Luật, Luận của đạo Phật,

cách nào giản tiện thì dùng, ví như lập Thích học đường, Pháp bảo phường,

diễn thuyết Phật Pháp v.v

Thứ hai là cứu giúp những người cùng khổ có hoàn cảnh khó khăn tùy

theo sức của Hội.

Thứ ba là tế trợ Hội viên trong các cuộc hoan hôn tang tế Trong khi Hộinhóm họp, cắm ban luận về việc quốc sự [30;3].

- Hội viên gồm có 4 hạng:

1 Danh dự Hội viên: Là những người đã giúp đỡ Hội được thành lập.

Vào hạng danh dự Hội viên là những người nao giúp sự mở mang cho Hộithậm trọng mà không thọ hưởng sự ích lợi của Hội.

3l

Trang 34

2 Ân nghĩa Hội viên: Vào hạng Ân nghĩa Hội viên là những người có

hiến cúng cho Hội một số bạc lớn hơn hoặc băng năm chục đồng.

3 Sáng tạo Hội viên: Là những người tham gia xây dựng điều lệ, quy tắccũng như việc vận động dé thành lập Hội.

4 Thường trợ Hội viên: Vào hạng thường trợ Hội viên là những người

nào mới xin nhập vào Hội, chấp thuận những nội dung của bảng điều lệ vàchấp hành những nội quy dé tham gia vào Hội.

Mỗi tháng mỗi họp Hội, ba tháng một lần tổng thu chi một lần và định kỳthuyết pháp, giảng dạy, hướng dẫn Hội viên tu tập và thực hành các nghi lễtôn giáo vào ngày Mông một, 15 mỗi tháng Mỗi năm đại hội một lần dé bầu

lai Ban Tri sự.

Đại hội ky nhất ngày 31 thang 03 năm 1935, trong Tờ Kiét Nhận: “cộngsố người dự Hội và khách moi dự thính được 400 vị” [31:12] Đại hội ngày16 tháng 2 năm 1936, trong To Kiét Nhận, phần thu chi báo cáo: “số hồi viênđược lối 700” [45:26] Đại hội ngày 9 tháng tư năm 1937, trong To Kiét Nhận,về việc tài chính của Hội, Tờ Phúc Thẩm Trình Đại Hội có thông kê: “Chúngtôi có thay số Hội viên gan 1000 người” [50:26] Đại hội thường niên năm1938, Tờ Kiết Nhận thong kê “số hội viên đến cuối năm dang trên 1.100 vị”[54;26] Tính đến cuối năm 1939, Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hộicó hội viên ở 21 tỉnh thành như: tỉnh Ba Rịa, Bạc Liêu, Cần Thơ, Biên Hòa,Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá,Sadec, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tân An, Thủ Dầu Một, Vĩnh Long, Nha Trang,

Châu Thanh Saigon, tỉnh Cap St- Jacques, Ville de Pnompenh [58;27-32].

Như vậy, số Hội viên những năm đầu, mỗi năm mỗi tăng nhiều, chứng

tỏ Hội hoạt động tích cực và uy tín.Trụ sở của Hội:

32

Trang 35

Đầu tiên trụ sở của Hội đặt tại chùa Thiên Thai, làng Tam Phước, tổngPhước Hung Thượng, tinh Bà Rịa Tuy nhiên, trong tạp chí Bác Nha Âm số14, nhân dip lễ an trí Xá Lợi Phật Tổ tại Thiên Bửu tháp, cũng là dịp khánhthành Hội quán và Đại hội bat thường lệ kỳ thứ năm, trong Tờ Kiét Nhận,phần sửa đôi Điêu lệ của Hội: Điều thứ nhất, Khoản thứ hai, sửa lại như sau:

"Vi sự cu Hoa thượng Thiên Thai sẽ dang cúng Thiên Buu Tháp tự lai cho

Hội làm chủ vĩnh viễn, nên Hội quán của Hội trước ở chùa Thiên Thai đã diđời về chùa Thiên Bửu, lang Hat Lăng, tổng An Phú thượng, tỉnh Bà Rịa".

Như vậy, sau khoảng thời gian Hội hoạt động hơn bốn năm tại trụ sởchùa Thiên Thai, nhân duyên Tổ Huệ Đăng cúng chùa Thiên Bửu Tháp choHội làm trụ sở chính, nên trụ sở chính của Hội dời từ chùa Thiên Thai về chùaThiên Bửu Tháp, làng Hắt Lăng, tổng An Phú thượng, tỉnh Bà Rịa.

Tại trụ sở chính của Hội ngoài những hoạt động hoằng dương Phậtpháp, cổ vũ chan hưng Phật giáo, cũng là nơi an trí bài vị vĩnh viễn cho những

Hội viên ân nghĩa, Hội viên sáng tạo và Hội viên thường trợ Hội viên đóng

đủ 10 năm tiền quỹ cho Hội (có thé đóng một lần) Vì vậy, trong phan sửa đổiĐiều lệ và Quy điêu Nội trị: Điều thứ 26, điều lệ ngày 29 tháng 8 năm 1934,

sửa lại như vầy: "Xét vì Hội- quán Tự- sở của Hội sẽ cắt trên sở đất sau chùa

Thiên Buu, và tại nơi ấy sẽ phụng tự chư vị Hội viên quá váng đời đời Vậynên khi Hội phải giải táng, thì Hội-quán Tự-sở ấy và tài liệu của Hội sẽ dâng

cúng lại cho chùa Thiên Bửu Ông trụ trì chùa này phải phụng tự các vị Hội

viên quá vang và có bài vị an trí tại Hội-quán, dự theo tam-nguon, tfứ-quí, ynhư so-hanh cua Hội khi còn đương thoi” [50:29].

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về Phong trào chan hưng Phật giáo Nam bộ và sự ra đời

của Thiên Thai Thiên Giáo Tông Liên Hữu Hội cũng như cuộc đời của Tô

33

Trang 36

Huệ Đăng, chúng ta không thể không nói đến khởi nghĩa Cần Vương - mộttổ chức khởi nghĩa chống Pháp cứu nước Tuy nhiên, do vũ trang của Pháptối tân mà nghĩa quân của dân ta vũ khí trang bị còn thô sơ, lạc hậu nên bịthực dân đàn áp dẫn đến thất bại, dù chúng ta có rất nhiều chiến sĩ tri thức

yêu nước.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam thành thuộc địa thì

nước ta mất dần quyền tự chủ Xã hội gặp rất nhiều khó khăn và vấn nạn.Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn bị Pháp gây sức ép về quân sự và cai trịđất nước Chúng ta gần như bị lệ thuộc hoàn toan vào người Pháp trênphương diện ngoại giao và quân sự Tôn giáo cũng không ngoại lệ, mất dần đitính ảnh hưởng của tín ngưỡng, niềm tin Vốn nó đã gắn liền với truyền thốngcủa dân tộc ta từ thuở xưa Đặc biệt, Phật giáo được xem như là quốc giáo từthời Lý - Trần Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, văn hóa và xãhội của Việt Nam thời đó Thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Nho giáo và Cônggiáo đã dần dần thay thế Phật giáo ở các vùng miền trên đất nước ta.

Trước hoàn cảnh đó, các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Phápnhư: Cần Vương, Đông Kinh, Nghĩa Thục đã tập hợp quần chúng đứng lênchống chế độ áp bức của thực dân Pháp Các sĩ tử, cư sĩ Phật tử cũng là lực

lượng nòng cốt trong các phong trào chống giặc cứu quốc Tuy các cuộc khởi

nghĩa nhiều lần thất bại, nhưng tính ảnh hưởng của nó lan rộng khắp cả nước.Tinh thần yêu nước ấy như là ngọn đuốc, lan truyền và soi sáng con đườngcách mạng để giải phóng dân tộc Phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấygiờ ở các tỉnh thành trong cả nước đã tiếp nối với phong trào giải phóng dântộc trên phương diện tinh thần và an sinh xã hội Điển hình như ở miền NamViệt Nam, nhiều phong trào được tổ chức bởi các vị chức sắc tôn giáo lãnhđạo phong trào Tùy cơ duyên và điều kiện các phong trào chấn hưng, cứu

34

Trang 37

quốc được thành lập Các Hội dần dần hình thành từ miền Bắc đến miền Namhưởng ứng lời kêu gọi phục hưng Phật giáo Trong đó, Thiên Thai Thiền GiáoTông Liên Hữu Hội đã đáp ứng nguyện vọng, chủ trương của Tổ và của dântộc về các vấn đề giáo dục, an sinh, đạo đức, xây dựng và phát triển Phật giáotrên nền tảng giáo lý Phật đà và chư Tổ tiền bối Thiên Thai Thiền Giáo TôngLiên Hữu Hội xây dựng và duy trì tỉnh thần đoàn kết, tương thân tương ái

khía cạnh cuộc song, tâm linh của quần chúng Phật tử Định hướng và mục

đích của Hội là nhân dân ấm no, nhà nhà được hạnh phúc trong thế giới vănminh và bình đẳng.

Khi quyết định xuất gia quy y Phật, Tổ Huệ Dang thật sự đã trở thànhbậc đống lương thạch trụ, lợi lạc quần sinh Cả cuộc đời của Ngài đều sốngcho tha nhân, tuổi trẻ chưa xuất gia thi lăn xả, nhiệt huyết trong phong tràoCần Vương chống Pháp cứu nước Giai đoạn xuất gia thì nỗ lực hết mình tu

học, hoàn thiện pham chat người con Phật Lập hạnh mở lòng cho đại cuộc

chấn hưng Phật giáo dù tuổi già, sức mỏi nhưng vẫn thành lập Thiên ThaiThiền Giáo Tông Liên Hữu Hội Truyền lại tinh thần yêu nước cho đệ tử, đệtôn; làm tròn trách nhiệm người con của đất nước, đệ tử Phật gia Có thể nói,cuộc đời của Tổ Huệ Đăng là biểu tượng tu sĩ Phật giáo yêu nước Một phầncuộc đời của Tổ gan liền với hoạt động của Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên

Hữu Hội, rõ ràng vai trò của Tô Huệ Đăng là rât lớn.

35

Trang 38

CHƯƠNG 2:

HOAT DONG CUA THIÊN THAI THIÊN GIÁO TONG LIÊN HỮU

HỘI TRONG PHONG TRAO CHAN HUNG PHẬT GIÁO NAM BO

2.1 Các hoạt động giáo dục Phật giáo và hoằng truyền Phật pháp

2.1.1 Hoạt động giáo dục đào tạo Phật giáo

Các quy định về giáo dục vào đào tạo Phật giáo được Hội nêu rõ trongĐiều thứ hai và điều thứ ba:

“Điều thứ 2 Hội chủ ý dé: Lam cho dễ dé các Hội viên học kinh, luật,

luận đạo Phật, cách nào giản tiện thì dùng, ví như lập Thích học đường, Pháp

bảo phường, diễn thuyết Pháp Phật v.v

Điều thứ 3: Thầy dạy học và thầy diễn Pháp Phật thì do Ban chứngminh điệu sư, được nói cụ thể trong điều thứ mười và điều thứ mười một.Chương trình dạy học và bài diễn thuyết phải trình cho quan Chánh ThamBiện chủ tỉnh Ba Ria cho phép mới dang day học và diễn thuyết” [30:3].

Với những quy định và các điều lệ cụ thể như trên, Thiên Thai ThiềnGiáo Tông Liên Hữu Hội đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục và đảotạo Phật giáo đối với Tăng, Ni và Phật tử thông qua các chương trình diễnthuyết và các lớp dạy học Phật pháp.

Một trong những mục đích chính của Thiên Thai Thiền Giáo Tông LiênHữu Hội là mở trường học dé đảo tạo Tăng tài, hoăng đương Phật pháp Vìvậy, Tổ Huệ Đăng cùng các thành viên trong Ban trị sự của Hội đã nỗ lực xingiấy phép “Nói VỀ sự lập trường học Phát, và lập Hội Tịnh Độ ở các địaphương đã đặng Quan Thống Đốc Nam Kỳ Rivoal phê chuẩn ngày 25-4-1936, số hiệu 1447" [46:0] Va trong đại hội ngày 16-02-1936, trong QuyĐiều Nội Trị, Chương ba có nói: Ban đại lý của Hội Thiên Thai Thiền Giáo

Tông Liên Hữu Hội ở các tỉnh thành gọi là Hội Tinh Độ Như “Ban đại lý cua

36

Trang 39

Hội Thiên Thai Thién Giáo Tông tại chùa Hội Linh, ở Bình Thủy (Can Thơ)an danh là “Thiên Thai Thiền Giáo Tông, Hội Linh Tịnh Độ Liên Hữu Hội ”

Tính từ năm 1935 - 1942, Tổ Huệ Đăng phát triển Thiên Thai ThiềnGiáo Tông Liên Hữu Hội và phát hành miễn phí tạp chí Bát Nhã Âm rộngkhắp ở các tỉnh Nam bộ, đã thành lập 5 Hội Tịnh độ tại các tỉnh thành miềnTây Nam bộ và mỗi Hội Tịnh độ đều mở lớp sơ Phật học hoặc mở trườngHương Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội có mở trường Đại học tạichùa Long Hòa (Bà Rịa) dé đào tạo Tăng ni [49;26-27].

- Ngày 17 - 18 tháng 3 năm 1936 (24 - 25/2/ Bính Tý) khai trương Hội

quán tại chùa Châu Viên (Châu Đốc) [46;18].

- Ngày 02, 03, 04, 05 tháng 7 năm 1936 (14, 15, 16, 17 tháng 5 nămBính Tý) khai trương Hội quán và khai trường Phật học tại chùa Hội Linh

làng Long Tuyền — Bình Thủy - Cần Thơ [47;19].

- Năm 1936, Hội quan tại chùa Buu Long, làng Trung An, tỉnh Mỹ Thođược thành lập.

- Ngày 07 tháng 08 năm Đinh Sửu (1937): Hội quán chùa Giác Hoằng(ấp Tham Tướng, làng Tân An, Cần Tho) thành lập và khai gia giáo tại chùa

- Năm 1938, quan chánh chủ tỉnh Long Xuyên cho phép lập một chi

phái tại chùa Phước Hậu, làng Mỹ Phước (Long Xuyên) Ông chánh hộitrưởng tạm thời là quan thơ toán Nguyễn Văn Tình, đương làm việc tại tòa bố

Long Xuyên [55,15].

Như vậy, Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội có năm Hội Tịnhđộ và cũng đã khai giảng các lớp sơ Phật học ở các tỉnh miền Tây Nam bộ Vìvậy, mỗi khi Tổ Huệ Đăng thuyết pháp cho đồ chúng nghe hay các vị trong

Ban tri sự của Hội có việc gì cân thông báo thì luôn bat dau băng câu “ ch

37

Trang 40

sơn Thiên đức và năm phái Hội viên” hay “bố cáo năm phái Hội viên, mườiphương pháp lữ” Các Hội Tịnh độ này đã giúp cho Thiên Thai Thiền GiáoTông Liên Hữu Hội ngày một hưng thịnh và phát triển hơn, Phật giáo đến vớimọi người ngày một nhiều hơn, cổ xúy cho phong trào chấn hung Phật giáo

ngày càng lan rộng hơn.

Nhờ uy tín và đức độ của Tổ Huệ Đăng mà chúng Tăng và Phật tửnhiều nơi quy hướng về Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội mỗi ngày

một đông, lan rộng khắp 21 tỉnh thành ở miền Nam và Nam Trung bộ, thậm

chí ở Campuchia cũng có Chính vì vậy nên định hướng của Hội là phải mở

trường dạy học dé dao tạo Tăng tài va Phật tử Quý Thay, quý Sư cô giảng

dạy giáo lý, tư tưởng nhà Phật và hướng dẫn Phật tử tu tập; quý thiện nam tín

nữ giữ chức vụ Đại biéu hay Giáo viên có nền tảng căn bản Phật pháp, nămvững điều luật của Hội thì khuyến khích, hướng dẫn người mới vào Hội phátkhởi tín tâm, người cũ thì tinh tan tu học và làm công tác Phật sự với Hội.

Tru sở của Hội quan tại chùa Thiên Thai hoặc Thiên Buu Tháp thường

xuyên mở các lớp học Gia giáo và trường Hạ mỗi năm Trong lễ tưởng niệm

đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào, trong phần đọc lại lịch sử của Hòathượng đã dé lại thông tin rằng: “Năm 1931-1939, Tổ (Huệ Đăng) mở trườnggia giáo tại Tổ đình Thiên Thai, Hòa thượng đã cùng với các pháp huynhnhư: có HT Minh Nguyệt, HT Pháp Dõng, HT Thiên Quang, HT LongThiên (Gò Công) và pháp đệ cố HT Pháp Lan tu học một thời gian hơn 10

nam” [21:6].

Lúc bấy giờ, tại các tỉnh thành ở Nam bộ, Thiên Thai Thiền Giáo Tông

Liên Hữu Hội đã thành lập các Hội Tịnh độ, như: Hội quán tại chùa Châu

Viên (Châu Đốc), Hội quán Chùa Hội Linh làng Long Tuyền, Bình Thủy,Cần Thơ; Hội quán chùa Bửu Long, làng Trung An, tỉnh Mỹ Tho; Hội quán

chùa Giac Hoằng, ấp Tham Tướng, làng Tân An, Cần Thơ; Hội quán chùa38

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN