1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chùa long phước và lưỡng xuyên phật học hội trong phong trào chấn hưng phật giáo ở nam kỳ (giai đoạn 1920 1951)

127 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ MẾN CHÙA LONG PHƯỚC VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ GIAI ĐOẠN 1920 - 1951 LU

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MẾN

CHÙA LONG PHƯỚC VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM

KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MẾN

CHÙA LONG PHƯỚC VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM

KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951)

Ngành: TÔN GIÁO HỌC

Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN HỒNG LIÊN

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lê Thị Mến, người thực hiện luận văn này

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bốtrong bất cứ công trình nào khác Những trích dẫn cần thiết trong luận văn vànhững tư liệu tìm được trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn mới và trungthực

Tác giả luận văn

Lê Thị Mến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viêntại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xãhội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập vànghiên cứu tại đây

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụtrách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệmquý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hồng Liên, người Thầy đã tậntình chỉ dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp emsớm hoàn thành luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, đã gắn bó vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình thực hiện luận vănnày

Tôi xin tri ân đến Ni trưởng thượng NHƯ hạ ĐỨC, Viện chủ Ni trườngDược Sư, người đã động viên, sách tấn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tu học tại

Ni trường, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin cảm ơn đến TT.TS Thích Đồng Bổn, người Thầy - người đãkhuyến khích, ủng hộ tạo mọi điều kiện để tôi có thể tham gia khóa học và hoànthành luận văn

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, những người thân và đặc biệt làngười Cha khả kính suốt một đời vất vả hy sinh để giáo dưỡng để tôi nên người

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Lê Thị Mến

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT

GIÁO Ở NAM KỲ VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC

1.1 Khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ 121.2 Sơ lược về Lưỡng Xuyên Phật Học Hội và chùa Long Phước 17

Chương 2: VAI TRÒ CỦA LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI

TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951) 24

Trang 6

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tăi

“ Lịch sử lă sự vận hănh của thời gian” [14, tr.5]

Thật vậy, dù thời gian có biến chuyển, dù lịch sử có sang trang với baogiai đoạn thịnh suy, thăng trầm biến đổi, nhưng ngăy nay khi nhắc đến “ChùaLưỡng Xuyín” ắt hẳn ai cũng biết đến ngôi giă lam năy, xưa kia có tín lă Long

Phước Tự, chính nơi đđy đê đânh dấu sự ra đời của “Lưỡng Xuyín Phật Học Hội”, nơi khơi nguồn phong trăo chấn hưng Phật giâo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX,

cũng từ đó lăm tiền đề cho phong trăo chấn hưng Phật giâo của cả nước Vì vậy,

Lưỡng Xuyín Phật Học Hội, được xem lă “chiếc nôi Phật giâo Nam Bộ” quy tụ

câc vị danh Tăng từ khắp nơi về đđy tham học, nơi đăo tạo bao thế hệ Tăng tăilăm vẻ vang cho Đạo phâp Câc Ngăi lă hiện thđn của những tấm gương sângngời về đạo tđm, đạo hạnh, với tinh thần vô ngê vị tha, sẵn săng cống hiến đờimình cho sự nghiệp xương minh Phật phâp vă phât triển Giâo hội

Văo đầu thế kỷ XX, ở Nam Kỳ có nhiều vị danh tăng, uyín thđm học vấn,dănh cả tđm huyết cho sự nghiệp hoằng dương đạo phâp Ở miền Nam tiíu biểu

có Hòa thượng Khânh Hòa (chùa Tuyín Linh, Bến Tre), Hòa thượng Huệ Quang(chùa Long Hòa, Tră Vinh), Hòa thượng Khânh Anh (chùa Thiín Phước, TrăÔn) … Câc Ngăi luôn trăn trở cho tiền đồ Phật phâp, lăm thế năo để chấn hưngnền Phật học vă chỉnh đốn Tăng giă, sau những cuộc thảo luận băn bạc về tìnhhình Phật giâo thế giới vă Phật giâo Việt Nam, ba vị Hòa thượng nhất trí khởixướng phong trăo chấn hưng Phật giâo đầu tiín ở Nam Bộ

Để tưởng nhớ đến công hạnh của câc danh tăng trong thời kỳ năy, nín chúngtôi chọn chùa Long Phước, nơi ra đời của Hội Lưỡng Xuyín Phật Học, gắn với giaiđoạn chấn hưng Phật giâo, để lăm đề tăi nghiín cứu của mình Hơn nữa, đđy cũng lătđm huyết mă chúng tôi hằng ấp ủ bấy lđu vă muốn lăm một điều gì đó để hướng vềquí hương Tră Vinh, lăm viín gạch nhỏ góp phần xđy dựng ngôi nhă

Trang 8

chung càng thêm vững mạnh, mặt khác còn là để bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối vớicông đức cao dày của các vị danh tăng có công chấn chỉnh Phật giáo thời bấy giờ.Với đề tài liên quan đến chấn hưng Phật giáo, được rất nhiều giới học giả quantâm nghiên cứu, qua các diễn đàn Phật giáo, hội thảo Phật giáo, nhưng chỉ mangtính khái quát về một giai đoạn lịch sử, mà chưa ai nghiên cứu sâu về chùa LongPhước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, trong phong trào chấn hưng Phật giáo,đặc biệt là ở Nam Bộ Do vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này theo hướngtiếp cận lý thuyết thực thể tôn giáo, nhằm làm sống lại một thời kỳ lịch sử củaPhật giáo Nam Bộ, hơn nữa là để tìm hiểu Lưỡng Xuyên Phật Học Hội đã cónhững đóng góp thiết thực gì cho Phật giáo nước nhà, trong giai đoạn 1920 -

1951? Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “CHÙA LONG PHƯỚC VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ, GIAI ĐOẠN 1920 -1951”, như một

món quà tinh thần để dâng lên chư Tổ, đồng thời hướng về Phật học đường LưỡngXuyên nơi đào tạo ra những vị tăng tài cho Giáo hội, với mong muốn làm sống lạimột giai đoạn lịch sử mà các nhà nghiên cứu trước đây đã dày công vun đắp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Những công trình nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ

Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Lứa, Trần Hồng Liên (1994), Những ngôi chùa ở Nam Bộ, Nxb.Tp.Hồ Chí Minh Trình bày khái quát về quá trình hình

thành và phát triển của những ngôi chùa ở Nam Bộ, trong đó có chùa LưỡngXuyên (Long Phước Tự)

Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam Bộ (từ thế kỷ 17 đến 1975),

Nxb.Tp.HCM, mặc dù tác giả không nêu lên tất cả các sự kiện của Phật giáo từthế kỷ 17 đến năm 1975, nhưng cũng phân chia các giai đoạn lịch sử để tươngứng với những bước ngoặc lớn, làm thay đổi cuộc sống xã hội và văn hóa, trong

đó có Phật giáo, giúp người đọc khái quát về một chặng đường lịch sử Phật giáo.Đặc biệt có đề cập đến Phật giáo thời chấn hưng Với sự ra đời của

Trang 9

các tổ chức hội Phật giáo, sách báo, tạp chí Phật giáo và phong trào kháng Phápcủa chư tăng Nam Bộ.

Trần Hồng Liên (2000), Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam Từ thế kỷ XVII - 1975, tái bản lần 1, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tác giả khái quát về tiến trình phát triển của lịch sử Phật giáo tại vùng đất mới,vai trò của đạo Phật trong đời sống văn hóa, xã hội của người Việt, làm rõ đượctính địa phương và tính dân tộc của Phật giáo Nam Bộ Đặc biệt tác giả nghiêncứu sâu hơn về các hình thức thờ cúng, sinh hoạt Phật giáo như nghi lễ, trangphục, kinh sách, pháp khí Trong đó có đề cập đến đạo Phật thời chấn hưng, tácgiả nêu lên mục đích cuộc chấn hưng, nhưng làm sao chấn hưng được cả hình

thức lẫn nội dung Trần Hồng Liên (2016), Giáo dục Ni chúng ở Nam Kỳ đầu thế

kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh Nội dung bài viết, tác giả nói

về quá trình hình thành và phát triển của việc giáo dục ni giới ở Nam Bộ nửa đầuthế kỷ XX, đây là giai đoạn đặc biệt có sự hình thành và phát triển của phongtrào chấn hưng Phật giáo Việt Nam

2.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo

Nói về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, cho đến nay có khánhiều công trình nghiên cứu khoa học, những tư liệu báo chí, các bài viết… vớimột bề dày lịch sử, trong đó có những công trình quan trọng không thể thiếu cho

đề tài nghiên cứu của chúng tôi như:

Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật giáo sử lược, Phật học viện Trung

Phần ấn hành Nội dung gồm hai phần tự luận và lịch sử Phần tự luận có 4chương Lịch sử có 10 chương Bắt đầu từ khi Phật giáo du nhập, lần lượt quacác triều đại cho đến hiện đại Trong đó có một phần đề cập đến phong trào chấn

hưng Phật giáo Việt Nam, nội dung xoáy sâu về vấn đề chấn hưng “Phật giáo hiện thời đã có phần chấn hưng, nhưng thật sự đã chấn hưng chưa?”.

Trang 10

Thích Thiện Hoa (1971), 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tập 1,

Viện Hóa Đạo Phần đầu khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam,trải qua các triều đại phát triển, nhưng phần lớn nội dung đề cập nhiều về phongtrào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam và sự ra đời của các Hội Phật học, các tạpchí Phật học của cả ba miền Bắc - Trung - Nam Tuy nhiên, theo tác giả, tập sáchnày chỉ là tài liệu sơ khởi và còn nhiều thiếu sót, nhưng đó là nguồn tài liệu thamkhảo có giá trị cho những công trình nghiên cứu sau này

Thích Minh Tuệ (biên soạn 1992), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành

hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ấn hành Nội dung tác giả khái lược về Phật giáoViệt Nam qua các thời kỳ Trong đó chương VI nói về phong trào chấn hưngPhật giáo với bối cảnh thời đại và đặc biệt là sự ra đời của các Hội Phật giáo 3 kỳ(thập niên 1930)

Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, (tập 1,2 3), Nxb.Văn học Tác giả khái quát về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại.

Góp phần làm sống lại diện mạo của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại Trongchương XXVI và XXVII, nói về chấn hưng Phật giáo, những động cơ của cuộcchấn hưng, các hội Phật giáo thực hiện được những gì trong thời gian 1930 -

1945 và vai trò của Thiền sư Khánh Hòa với công cuộc vận động ở Nam Kỳ, đềcập đến sự ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật học và Tạp chí Duy Tâm Phật học

Thích Đồng Bổn (chủ biên) (1996), Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX.

(Tập 1,2,3), Thành hội Phật giáo Tp.HCM Tác giả đã biên soạn một cách đầy đủ và

khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của các vị danh tăng Phật giáo Việt Nam và đặcbiệt là sự cống hiến của các danh tăng trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo

Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh (2001), Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh (1600 -1992), Nxb.Tp.Hồ chí Minh Nhóm tác

giả trình bày về những biến động của xã hội tại thành phố và các tỉnh thành phíaNam gắn liền với các sự kiện lịch sử của Phật giáo Đặc biệt, trong chương V,nói về Phật giáo Gia Định - Sài Gòn trong giai đoạn chấn

Trang 11

hưng (1926 - 1945), có đề cập đến vấn đề an cư kiết hạ tại chùa Long Phước (TràVinh) và ông Huỳnh Thái Cửu có một bài diễn văn đề nghị sửa đạo, và sau đó tạichùa Long Phước khai trường gia giáo, các sư tăng đem việc sửa đạo ra bàn và

đề nghị Hòa thượng Khánh Hòa và Hòa thượng Huệ Quang nên thực hiện sớmlời đề nghị này

Đặng Đình Thái (2003), Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó, luận văn thạc sĩ triết học Nội dung

chính của luận văn chủ yếu là giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết họcPhật giáo trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam Đặc biệt, tiếp thuquan điểm triết học của Trần văn Giàu và Nguyễn Tài Thư trong các công trìnhkhoa học trước đó

Trần Hồng Liên (2004), Quan niệm về Đạo pháp và Dân tộc của Thích Thiện

Chiếu, tạp chí Khoa học xã hội, số 6 Tác giả nêu lên những đóng góp của Sư Thiện

Chiếu cho phong trào CHPG, đó chính là tư tưởng biết kết hợp hài hòa những tinhhoa trong giáo lý nhà Phật với tinh thần nhập thế đem đạo vào đời của các thiền sưViệt Nam Tác giả đi sâu hơn về tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam và tinh thầnyêu nước của Sư Thiện Chiếu thể hiện trong suốt cuộc đời của ông

Nguyễn Đại Đồng & Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938), Nxb.Tôn giáo Đây là quyển

sách tập hợp các tư liệu báo chí, tạp chí Phật học trong thời kỳ chấn hưng Phậtgiáo ở nước ta từ những năm 1923 - 1945 Nội dung tác phẩm là những bài viếtkêu gọi chấn hưng Phật giáo nước nhà trong giai đoạn suy vi nhất

Nguyễn Đại Đồng (2008), Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam 2008), Nxb.Tôn giáo Tác giả đã tập hợp rất nhiều những quyển sách viết về báo

(1929-chí Việt Nam và tổng hợp thêm các nguồn tư liệu khác từ các chùa và Học việnPhật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế…Trong sách có đề cập đến sự ra đờicủa các tờ báo Phật giáo như: Từ Bi Âm, Viên Âm, Đuốc Tuệ, Duy Tâm,

Trang 12

Nguyệt san Pháp Âm, Phật hóa Tân Thanh Niên….Trong đó có nhiều bài kêugọi chấn hưng Phật giáo.

Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo quốc tế Với sự phân kỳ của tác giả, đã làm nổi bật

các sự kiện của lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX Đặc biệt, trong chương 2,tác giả khái quát về Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, và một số nguyên nhân đưađến phong trào chấn hưng Phật giáo từ những năm 1920 -1951

Trí Không (2012), Vĩnh Long Phật giáo sử lược, Nxb.Tổng Hợp, Tp.Hồ

Chí Minh Nội dung trình bày về sự hình thành và phát triển của Phật giáo VĩnhLong, trong đó có nói về Lưỡng Xuyên Phật Học Trà Vinh năm 1934, với mụcđích là chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, mở các lớp Phật học để đào tạo Tăng tài.Hội Lưỡng Xuyên không ngừng chấn chỉnh và phát huy chân giá trị của đạo Phậttrên mãnh đất này

Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam

(1924 - 1954), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Tác giả khái quát về sự ra đời của

phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc, một số nội dung cơ bản của phong tràochấn hưng Phật giáo miền Bắc và đặc điểm, vai trò của phong trào này trong giaiđoạn (1924 -1954) Tuy nhiên, tác giả đặc biệt xoáy sâu về phạm vi chấn hưng ởmiền Bắc, một trong ba trung tâm của phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ

XX, đây là công việc cần thiết để làm sáng tỏ quan điểm của tác giả

Thích Như Niệm - Đinh Thu Xuân (2016) Thiện Chiếu danh sư, trí thức cách mạng 1898-1974) Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật Tác giả đã khái quát

tương đối đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Hòa thượng ThiệnChiếu Đặc biệt giới thiệu nguyên bản hai cuốn sách đầu tiên là công trình dịchthuật, biên soạn của Hòa thượng Thiện Chiếu và tác phẩm cuối cùng của ông

Dương Thanh Mừng (2016), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam (1932 -1951), luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam,

Trang 13

Đại học Sư phạm Huế Tác giả khái quát về quá trình hình thành phong trào chấnhưng Phật giáo ở miền Trung, nội dung của phong trào chấn hưng Phật giáomiền Trung, xây dựng hệ thống tổ chức và các Hội Phật học, hình thành hệ thốngPhật học đường để đào tạo tăng tài, vạch ra một chương trình đào tạo, chấn chỉnhphương pháp tu tập và sinh hoạt của tăng già Luận án này, tác giả đi sâu hơn ởphần cách thức thờ tự, cúng cấp các lễ hội Phật giáo (cách hành lễ và nghi thứctụng niệm).

Với đề tài về chấn hưng Phật giáo còn được bàn luận rất nhiều ở các cuộchội thảo khoa học như:

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017),

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam Tổ chức ngày 20/5/2017 tại Học viện PGVN -Tp.HCM.

Nội dung xoay quanh các chủ đề chính như: Hòa thượng Khánh Hòa trongphong trào chấn hưng Phật giáo và cuộc cách mạng chống Thực dân Pháp ở BếnTre Hai là phong trào chấn hưng Phật giáo và bài học kinh nghiệm đối với GiáoHội Phật giáo Việt Nam hiện nay

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017,)

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ và truyền thống Bến Tre Tổ chức ngày 19/10/2017 tại Bến

Tre Nội dung chủ yếu xoay quanh các chủ đề về Hòa thượng Khánh Hòa vớiphong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam và Truyền thống lịch sử, văn hóaPhật giáo ở Bến Tre

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây được tiếp cận theo chiều lịch

sử, với những đề tài khác nhau, ở những mức độ nghiên cứu khác nhau Điểm chungcủa các công trình nghiên cứu này là khái quát về các sự kiện lịch sử, mốc lịch sử,quá trình hình thành và phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo, qua cuộc đời

và sự nghiệp của các vị danh tăng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX Đây sẽ là những

tư liệu quý cho chúng tôi kế thừa khi thực hiện luận văn này

Trang 14

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra được vai trò của chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Họctrong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ (1920 - 1951) Dựa trên các nghiêncứu thực tiễn, nêu lên những đặc điểm của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, vớinhững đóng góp thiết thực trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo nước nhà

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:

- Dựa trên phần tổng quan, trình bày bối cảnh xã hội Nam Kỳ trước thời

kỳ chấn hưng Phật giáo, với sự ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật học Đồng thờikhái quát lịch sử hình thành chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật học,trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX (chương 1)

- Làm rõ vai trò của Hội Lưỡng Xuyên Phật học trong giai đoạn chấnhưng Phật giáo Nam Kỳ (giai đoạn 1920 -1951) (chương 2)

- Những đặc điểm mà Hội Lưỡng Xuyên Phật học đã đạt được từ phong

trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX (chương 3).

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tương nghiên cứu

Chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấnhưng Phật giáo Nam Kỳ (Nêu rõ mối quan hệ giữa các chùa, các vị Hòa thượngtài đức, lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp

(case study) cụ thể là chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, trungtâm của Phật giáo Nam Kỳ, nay thuộc đường Lê Lợi, thành phố Trà Vinh

Về thời gian: Sở dĩ chúng tôi chọn giai đoạn từ năm 1920 - 1951, vì năm

1920 ở Nam Kỳ đã bắt đầu có những cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các vị Hòa thượng

để tiến đến phong trào chấn hưng và năm 1951 là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu

Trang 15

sự ra đời của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm (Huế) Cũng vàothời điểm này, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập tại chùa Ấn Quang

và trở thành một tổ chức quy tụ Tăng già toàn miền Nam

5 Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

5.1 Lý thuyết nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng hai lý thuyết cơ bản đó là: Lýthuyết thực thể tôn giáo và lý thuyết cấu trúc chức năng

Lý thuyết thực thể Tôn giáo: dùng để chỉ toàn bộ hiện thực tôn giáo tồntại trong lịch sử, đồng thời là một thiết chế của đời sống xã hội, chịu sự tác động

từ các mối quan hệ và tương tác với các thiết chế xã hội khác Thực thể tôn giáođược xây dựng trên ba yếu tố căn bản là: Niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo

và cộng đồng tôn giáo

Áp dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của chúng tôi để tìm hiểu vềvai trò chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật học trong phong trào chấnhưng Phật giáo đầu thế kỷ XX Đây chính là kim chỉ nam để người viết địnhhướng đúng với tôn chỉ, mục đích của đề tài và cũng là đúng với tiêu chí củangành tôn giáo học

Lý thuyết cấu trúc chức năng do Malinowski (1884-1942) và Brown (1881-1955) nhà nhân học người Anh, lập nên trường phái chức năngtrong Nhân học Hai ông quan niệm về chức năng như sau: Có thể xem là hiểuđược một bộ phận trong hệ thống, khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sựvận hành của hệ thống Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thốngđược gọi là chức năng [22, tr.43] Vận dụng lý thuyết này để tìm hiểu chức năngcủa phong trào chấn hưng Phật giáo, của chùa Long Phước và Lưỡng XuyênPhật học hội, của người khởi xướng phong trào

Radcliffe-5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng một số phươngpháp sau:

Trang 16

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong chương 1 (Tổng

quan về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và Lưỡng Xuyên Phật Học

Hội) Chương 2 (Vai trò của Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn

hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, giai đoạn 1920 - 1951) Sau khi thu thập tài liệu,chúng tôi sẽ vận dụng hai phương pháp trên để phân tích, tổng hợp các nguồn tàiliệu có liên quan đến Hội LXPH, kết hợp với việc đi thực tế, để có thêm nguồntài liệu tham khảo phong phú, phục vụ cho việc nghiên cứu được tốt hơn

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong quá trình thực hiện, phương

pháp này sẽ được vận dụng trong toàn bộ luận văn, nhằm làm bật lên vị trí, vaitrò, chức năng của chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật học hội so với một

số nơi khác, vùng khác, hội khác trong cả nước

-Phương pháp phỏng vấn hồi cố: thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với những

người có tuổi, am hiểu, nắm được thông tin về lịch sử, về hoạt động của chùa và của

phong trào trước đây, nghe họ kể lại những vấn đề có liên quan đến đề tài

- Phương pháp nghiên cứu lịch đại: có tính chất hồi cố theo chiều dài thời

gian với những đặc trưng về sinh hoạt của phong trào chấn hưng trong lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu đồng đại: là nghiên cứu trong một giai đoạn lịch

sử nhất định (bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử cụ thể) trên một vùng không gian cụ thể.Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về không gian diễn racác hoạt động chấn hưng trên địa bàn Trên cơ sở đó, rút ra những điểm tươngđồng và dị biệt về tính chất, hiện trạng của các hoạt động trong phong trào chấnhưng Phật giáo ở Nam Kỳ, cũng như các vùng miền khác thời điểm này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là nguồn tư liệu khoa học, cung cấp một cách có hệ thống, góp phầnlàm rõ vai trò chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phật Học trong sự hìnhthành và phát triển phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ Đây là đề tài

Trang 17

nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Nam

Kỳ đầu thế kỷ XX

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần bổ sung những kiến thức về Phật giáo Việt Nam tronggiai đoạn chấn hưng, để lấp dần các khoảng trống trong lịch sử, nhằm cung cấpthêm tư liệu và bài học kinh nghiệm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiệntại cũng như tương lai Từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, để Phậtgiáo luôn là một tôn giáo đem lại lợi ích thiết thực cho con người và xã hội

Là nguồn tài liệu tham khảo cho Tăng ni sinh, các học giả, các nhà nghiêncứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, giai đoạn chấn hưng Hơn nữa, tìm hiểunghiên cứu về chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội còn là thể hiện

sự tri ân đối với những vị tiền bối hữu công suốt một đời phục vụ đạo pháp vàdân tộc

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm 3 chương, 7 tiết:

Chương 1: Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội.

Chương 2: Vai trò của Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ (giai đoạn 1920 - 1951).

Chương 3: Một số đặc điểm của Hội Lưỡng Xuyên Phật học và bài học lịch sử.

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO

Ở NAM KỲ VÀ LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI

Để tìm hiểu về chùa Long Phước và Lưỡng Xuyên Phật Học Hội trongphong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, giai đoạn 1920 -1951 Trước hếtchúng tôi khái quát về tình hình xã hội Nam Kỳ với sự ra đời của phong tràochấn hưng Phật giáo trong giai đoạn này có những diễn biến gì? Đồng thời giớithiệu sơ lược về lịch sử hình thành chùa Long Phước và Hội Lưỡng Xuyên Phậthọc trải qua quá trình phát triển cho đến nay

1.1 Khái quát về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ

Từ những năm thế kỷ XVI - XVIII xã hội Nam Kỳ xảy ra nhiều biến độnglớn, dẫn đến cảnh thiên tai mất mùa, khiến cho cuộc sống của người dân vô cùng cơcực, đói khổ khắp nơi, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ Vào khoảng năm 1732, cáccuộc nội chiến xảy ra liên tục, làm ảnh hưởng không ít đến xã hội Nam Kỳ, trong đó

có tỉnh Trà Vinh Đây là vùng đất có nhiều tộc người sinh sống như: Việt, Khmer,Hoa…Họ sống theo các thôn, làng cuộc sống chủ yếu vẫn là nông nghiệp và tiểuthủ công nghiệp Vào thời điểm đó, tuy dân cư còn thưa thớt, đời sống người dânchưa phát triển nhiều, nhưng họ vẫn biết khai thác tiềm năng thiên nhiên, biết vậndụng sự linh hoạt để thích nghi với môi trường sống, nhằm phục vụ cho nhu cầu của

con người Cũng trong thời gian đó (1732) “ Chúa Nguyễn Phúc Chu thiết lập đơn

vị hành chính mới trên mảnh đất phía Nam Dinh Phiên Trấn đó là châu Định Viễn, Dinh Long Hồ, thuộc phủ Gia Định trong đó có vùng đất Trà Vang” [98, 39] Từ

“Trà Vang” xuất phát từ âm tiếng Khmer, phiên âm theo tiếng Pháp là Pre‟ah

Trape‟ang và được Hán Việt hóa thành âm Trà Văn, về sau bị nói trại thành TràVang sau gọi là Trà Vinh [98, tr.8] Khi người Pháp tổ chức các đơn vị hành chính,

do có sự chuyển đổi qua lại, sáp nhập, giải thể, lập mới hoặc do dân chúng bỏ đi tỵđịa nơi khác, nên về sau số, tổng, xã, thôn có sự

Trang 19

thay đổi [114, tr.591] Đến đời vua Minh Mạng (1832) các trấn được đổi thành tỉnh.Nam Bộ lúc bấy giờ chia thành Lục tỉnh Nam Kỳ gồm: Biên Hòa, Gia Định, ĐịnhTường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Trà Vinh lúc bấy giờ thuộc tỉnh VĩnhLong) Vào năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đầu tiên chúng nổ súngtấn công bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, sau đó tấn công thành Gia Định (1859), đánhchiếm Lục tỉnh Nam Kỳ, dần dần họ thiết lập bộ máy thống trị tại Việt Nam Nhândân miền Nam cũng đứng lên chống Pháp, lực lượng nghĩa quân nổi dậy từ Bến

Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng đến Châu Đốc có đến mấy vạn người “ Mở

đầu là cuộc khởi nghĩa khoảng tháng 8 - 1868 ở Cù lao Minh (Bến Tre), tiếp đó cũng trong tháng 8 là cuộc khởi nghĩa ở Nam Sóc Trăng Cuộc khởi nghĩa ở Trà Vinh khoảng cuối tháng 8 -1867 đã đánh bại trận càn của địch, vây đánh một đại đội địch ở Cầu Ngang” [18, tr.408] Trước tình hình xã hội Nam Kỳ bị giặc Pháp

chiếm đóng, cuộc sống người dân xảy ra nhiều bất ổn, điều đó ảnh hưởng không ítđến đạo Phật Lúc bấy giờ đạo Phật bị gạt ra ngoài lề của xã hội đương thời, dù

rằng: “ Khắp nước làng nào cũng có chùa thờ Phật, nhưng đó ch là dành ri ng cho

phái nữ, những bà già Mỗi tháng, vào những ngày mùng một và ngày rằm, tới chùa

lễ Phật, một đạo Phật thực tiễn, linh động với mục đích giác ngộ và giải thoát con người bỗng dưng trở thành thứ t n giáo ti u cực, chán

đời, “m tín dị đoan”, coi Đức Phật như một Thượng Đế toàn năng một số tăng, tín đồ th lần lần đi a nguồn gốc giáo lý chính thống Thật là bi đát ” Nội bộ như

thế thì làm gì Phật giáo không đi vào con đường suy thoái [73, tr.474]

Mặt khác, Pháp hết lòng ủng hộ giúp đở Thiên Chúa giáo, kỳ thị ch n pPhật giáo, không cho phát triển, gây khó khăn về mọi hoạt động của Phật giáo.Như việc kiểm tra tăng chúng, việc dựng chùa phải có giấy ph p, phá hoại các ditích của Phật giáo, một số ngôi chùa rơi vào cảnh điêu tàn, hoang phế, chỉ trong

thời gian từ 1860 - 1865 “ Nhiều ngôi chùa cổ ở Gia Định đã bị Pháp xâm chiếm, đập phá và sử dụng để làm phòng tuyến, đồn bót Số Sư tăng phải trốn bắt lính Kinh sách quý bị thất lạc Một số Sư tăng âm thầm tham gia kháng

Trang 20

chiến” [60, tr.41] Đây là giai đoạn Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở Nam

Bộ có mầm móng suy thoái và có sự chuyển biến lớn về mọi mặt sinh hoạt củađời sống

Vào những thập niên cuối của thế kỷ XVIII, diễn ra cuộc chiến giữa quânTây Sơn và Nguyễn Ánh làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, chính tri, văn hóa, xãhội của người dân Nam Kỳ, hơn nữa là họ rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp

Về chính trị, họ thực hiện chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyềnhành của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, chia đất nước Việt Nam thành ba

kỳ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp Vớichính sách thâm độc chúng cấu kết với giai cấp địa chủ nhằm bóc lột kinh tế và

áp bức chính trị đối với người dân Việt Nam

Về kinh tế, thực hiện chính sách tước đoạt ruộng đất của nhân dân để lậpđồn điền, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên,xây dựng hệ thống đường giao thông….để phục vụ cho chính sách khai thácthuộc địa của thực dân Pháp Từ đó, dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị

lệ thuộc vào nền tư bản Pháp

Về văn hóa, chúng ra chính sách giáo dục thực dân, nhằm duy trì các hủtục lạc hậu, nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng bị Pháp pháhủy, các tăng sĩ thì ít học, nên không thể truyền bá Phật pháp rộng rãi trong quầnchúng, làm cho Phật giáo ngày càng xuống dốc

Trước tình hình xã hội Việt Nam xảy ra nhiều biến động, sự tái chiếmđóng của thực dân Pháp tại Nam Kỳ đã làm ảnh hưởng không ít đến các ngôichùa ở Nam Bộ, trong đó, chùa Long Phước (Trà Vinh) là ngôi chùa bị Pháp trựctiếp chiếm đóng Từ những nguyên nhân trên đã tạo điều kiện cho các tôn giáomới xuất hiện như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo,Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội…Sự có mặt của các tôn giáo này làm cho Phật giáo ViệtNam mất đi vai trò và vị thế trong xã hội Đó là giai đoạn manh nha trong bảnthân Phật giáo, trong tâm tư của các tăng sĩ hết lòng vì đạo pháp và dân tộc

Trang 21

Đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra khắp nơi trên thếgiới như: Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản…Sau đó lan sang các nước Châu Á.Thời điểm này Phật giáo Việt Nam cũng bước vào giai đoạn suy vi, Phật giáoNam Kỳ có nhiều dấu hiệu suy yếu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là

sự xuống cấp về đạo hạnh của giới tăng sĩ, thêm vào đó là sự chia rẽ, mất đoànkết giữa tông nọ phái kia Đứng trước tình hình đó, một số danh tăng hết lòng vìđạo, không còn con đường nào khác hơn là phải chấn hưng để tồn tại và pháttriển, nếu không Phật pháp sẽ bị hoại diệt Do vậy, các tăng sĩ nhiệt tâm vì đạohết lòng chung tay xây dựng lại một nền Phật giáo mới, mang bản sắc văn hóadân tộc Từ đó, tạo tiền đề cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, nơikhởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo đầu tiên của cả nước

Về khái niệm “phong trào chấn hưng” theo ý kiến của chúng tôi, đó là

một cuộc vận động của số đông quần chúng, cùng nhau đứng lên kêu gọi chấnchỉnh, phục hồi lại những giá trị truyền thống đã bị mai một, cũng là để thíchứng nhu cầu, bối cảnh của thời đại Như vậy, chấn hưng Phật giáo là sửa đổi, cảitiến, làm mới tinh thần của Phật giáo, mới cả nội dung lẫn hình thức Hay nóiđúng hơn là củng cố lại đường lối, chủ trương, cách thức tu tập hành trì theo giáo

lý của Đức Phật làm cho nó hoàn thiện và tốt đẹp hơn

Vì tinh thần của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế, mà nhất là Trung Quốc, kể

từ khi Hòa thượng Thái Hư lập Phật học viện Vũ Xương, tiếp theo là nhiều Phậthọc viện tuần tự ra đời và các tạp chí Phật học cũng được xuất bản Tuy nhiênnhân tố chính để hình thành nên phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ là vìNho học sụp đổ, chữ Hán được thay thế bằng chữ quốc ngữ, do đó các Tăng niPhật tử cũng đòi hỏi có sự đổi mới trong sinh hoạt tâm linh và hoằng dươngchánh pháp

Mặt khác, sự phát triển của các đạo giáo lúc bấy giờ làm cho những ngườitheo Phật giáo cần nhìn lại chính mình, phải làm thế nào để thay đổi, cải cách và

Trang 22

chấn chỉnh lại một nền Phật giáo sống động, thiết thực hơn Chúng ta cũng nênnhìn nhận rằng, chính sự suy yếu của Phật giáo lúc bấy giờ, làm cho dân chúngmất đi niềm tin đối với đạo Hơn nữa, các hình thức lễ nghi của Phật giáo lâu naychỉ là phương tiện, không thích hợp với những người chuộng lý trí và khoa học.

Vì vậy, phát huy giáo nghĩa của Phật giáo để trình bày một đạo Phật tân tiến hơn,sống động hơn, đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ mới là điều cần thiết,

tức “ Phải làm sống lại, làm mới và đưa tinh thần chân chính của đạo Phật vào cuộc đấu tranh đẩy lùi các thứ ma chướng của thời đạị Xây dựng lại hình ảnh con người với những phẩm chất Phật giáo: Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi, Vô úy, Bao dung và Hòa b nh ” [102, tr 699].

Đứng trước tình cảnh ấy, các tăng ni, Phật tử, các nhà trí thức phản ánh bằng

nhiều bài viết được đăng tải trên báo chí, tạp chí đương thời Trong bài “Tự Trần”,

Hòa thượng Khánh Hòa viết: “ i th i Tăng đồ hủ bại, Phật giáo suy vi Chết nỗi Cái

hiện trạng của giáo đồ đang thời kỳ thất học Nãi chí ứng phú nhân gian, giáp th u

mũ nhọn, mang râu v mặt lại tự k u là “hát Phật” giả trang thiền tướng áo

dà chuỗi hột, gọt tóc trao h nh mà đời cũng lầm tưởng cho là “Thầy tu” khiến

cho thế gian lầm lạc” [31, tr.17].

Cư sĩ Khánh Vân cũng có bài viết: “ Có kẻ lại mượn Phật làm danh cũng ngày đ m hai buổi công phu thọ trì, sóc vọng cũng sám hối như ai, bấy nhi u đó làm sự nghiệp đạo đức chưa đủ, lại thủ dị cầu kỳ, học th m bùa ngãi Cái hiện trạng như thế, bảo sao Phật giáo chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà Duy vật mai m a” [115, tr.304].

Xét ở góc độ niềm tin, đối với Phật giáo triều Nguyễn, nhất là đời vua ThiệuTrị, Ngài là một vị vua hết lòng sùng mộ Phật pháp, mặc dù chùa chiền được xây

cất quy mô, nhưng tinh thần Phật giáo vẫn trên đà xuống dốc Do đó “ Tr n từ vua

quan cho đến thứ dân ai ai cũng em đạo Phật là ở sự cúng cấp cầu đảo chớ không biết gì khác nữa Bởi tệ hại ấy, làm cho Tăng đồ trong nước lần lần sa vào con

đường trụy lạc, cờ bạc, rượu chè, đàm trước thanh sắc….” [93, tr.223].

Trang 23

Thời điểm này, Phật giáo suy yếu đến mức nhiều người không còn biếttôn chỉ của đạo Phật là gì, vì nó bị lẫn lộn với các tà thuyết của ngoại đạo làmcho Phật giáo trở thành một đạo yếm thế, bi quan tiêu cực Tuy nhiên, sự suy yếucủa Phật giáo trong giai đoạn này là sự suy giảm uy tín của Phật giáo đối với dânchúng những năm đầu thế kỷ XX và giới Tăng sĩ, không còn chuyên tâm tu hànhđúng chánh pháp, mà chỉ lo ứng phó đạo tràng để kiếm lợi, đó là nguyên nhânchủ yếu thúc đẩy sự ra đời của phong trào chấn hưng Phật giáo.

Đứng trước làn sóng chấn hưng Phật giáo của cả nước, ở Nam Kỳ người

đi đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo là Hòa thượng Khánh Hòa Ngài làbậc chân tu sớm ngộ đạo và nhiều tâm với Phật giáo nước nhà Trong tình cảnhPhật giáo đang suy thoái, bằng nhiều hoạt động Phật sự khác nhau, Hòa thượng

đã chấn chỉnh, cải tiến các phương pháp tu tập, sinh hoạt để thích ứng với nhữngbiến đổi chung của đất nước, nếu không Phật giáo sẽ bị lu mờ theo thời gian

Với lòng nhiệt huyết của chư tăng và Phật tử Nam Bộ, cùng các nhà tríthức mến mộ đạo Phật đã đứng ra vận động chấn hưng Phật giáo, chỉ mong đemlại hơi thở mới cho Phật giáo Việt Nam và được mọi người đồng tình ủng hộ đểcùng nhau tiến tới thành lập Phật giáo Tổng hội trong toàn quốc

1.2 Sơ lược về Hội Lưỡng Xuyên Phật học và chùa Long Phước

Tìm về quá khứ thuở sơ khai của một ngôi cổ tự, quả là điều không đơngiản, vì những chứng tích xưa đã không còn lưu dấu, chỉ biết nương vào ký ứccủa những vị Tăng sĩ một thời gắn bó với nơi đây và những gì lịch sử còn ghi lại

Do vậy, chúng tôi cố gắng góp nhặt những mãnh ghép rời rạc để tạo nên một bứctranh dù không hoàn hảo, nhưng cũng phác họa được những gì căn bản nhất nơichốn Tổ, của một thời khai sơn tạo tự

Theo các tài liệu đã nghiên cứu trước đây cho rằng: Vào khoảng năm 1920, tại vùng đất ở ấp Thanh Lệ, làng Long Đức, tỉnh Trà Vinh, có một ngôi chùa Phật hiệu Long Phước, do vợ chồng Bà Dương Thị Liễu sáng lập để làm nơi lễ bái, sinh hoạt cho người dân tại nơi đây Nhân duyên đã đến, cộng thêm sự sùng mộ Phật pháp

Trang 24

nên Bà đã tình nguyện hiến cúng ngôi chùa này cho Ban sáng lập “ Hội LưỡngXuyên Phật Học” được trọn quyền sử dụng, để làm chùa chung cho Phật giáo, làm

cơ quan cho Hội Lưỡng Xuyên Trong Duy Tâm Phật Học có ghi nguyên văn “ Tờ

dưng chùa” của Bà Liễu : “Nguyên vuông vức miếng đất nửa mẫu số bộ địa của

chùa Long Phước đứng, còn ngôi chùa thì vợ chồng tôi ra tiền riêng sáng tạo Nay tôi bằng lòng giao cho: 1/ Hòa thượng L Khánh Hòa; 2/ Hòa thượng Huệ Quang; 3/ Huỳnh Thái Cửu, Huyện hàm; 4/ Ngô Trung Tính, Huyện hàm là người thiệt đệ

tử Phật giáo, được trọn quyền làm chủ và tu bổ sửa sang, lập Phật học đường, được trùng hưng Phật giáo Nhưng t i in một điều là kh ng được đem t n giáo nào khác hơn giáo lý của Đức Phật Thích Ca di truyền Tôi bằng lòng giao đứt, có làm ba bổn trước mặt làng tại Trà Vinh, ngày 19 Mars 1934” [DTPH (số 1), tr.17].

Như vậy, trong “ Tờ dưng chùa” của Bà Dương Thị Liễu không ghi năm thành lập ngôi chùa này Tuy nhiên, trong quá trình điền dã, tôi đã tìm được một tài liệu quan trọng do Thượng tọa Minh Hà (là vị thầy trông coi chùa Long Phước khi Hòa thượng Thái Không viên tịch) cung cấp, tài liệu này có liên quan đến tiểu sử ngôi chùa Long Phước (xưa) Đó là bản đánh máy được Thượng tọa Minh Hà tìm thấy trong đống sách

cũ, có mấy tờ giấy viết tay và Thượng tọa nhờ người đánh máy lại Thượng tọa cho biết, đây là tờ viết tay của Hòa thượng Thái Không để lại, mà trước giờ những người nghiên cứu chưa phát hiện tư liệu này Tôi rất tiếc là bản viết tay hiện nay không còn,

vì đây là tài liệu bậc 1, rất có giá trị cho người nghiên cứu Trong tài liệu ghi lại: “ Ng i

Tổ đ nh Lưỡng Xuyên Phật học này, nguy n trước đây là chùa Long Phước, do ông Phạm Văn Hùng, đương vi n Hương cả của làng Long Đức, tổng Trà Nhiêu t nh Trà Vinh (Hiện nay là xã Phú Vinh, quận Châu Thành t nh Vĩnh B nh) sáng th vào năm

1800, có thể gọi là một ngôi cổ sát ngoài 100 năm (172 năm) Ngày mọc lên, nó ch là một nóc vuông, cột ch n, mái lá, song cũng nhờ đạo tâm của số Phật tử chung quanh cố

lập công bồi đức, nên ngôi chùa lần lần phát triển, được kiến thiết với tiểu quy mô Từ

năm 1920 - 1930, khoảng thời gian ấy, Đại lão Hòa thượng Thích Như Tỷ làm trụ trì, Ngài mở được một mùa An cư và một khóa

Trang 25

Kiết đ ng, với số đ ng học chúng Năm 1931, Hòa thượng Như Tỷ vân du về Sài Gòn, bấy giờ Bà Dương Thị Liễu là phu nhơn của Ông Cả Phạm Văn Hùng, cũng là người chủ chùa Long Phước bèn hiến cảnh chùa cho những vị này” [51, tr.1].

1/Hòa thượng: Lê Khánh Hòa; 2/Hòa thượng: Huệ Quang; 3/Huyện Hàm:Huỳnh Thái Cửu; 4/Huyện Hàm: Ngô Trung Tín; 5/Trưởng Tòa: Phạm VănLiêu; 6/Thương gia Thái Phước

Tờ hiến cúng vào ngày 19/03/1934, có sự đứng chứng nhận của Ban Hội

Tề xã, Cai tổng và Ông Filsible là Receveur của Sở Enregistre Trà Vinh ký tênđóng dấu, bản văn đã được đăng tải vào tờ Duy Tâm Phật học (số 1) của HộiLưỡng Xuyên Phật Học

Đến ngày 13/08/1934, Hội đã được Thống đốc Nam Kỳ phê chuẩn điều

lệ, và hợp thức hóa để bắt đầu hoạt động, gồm cả chư sơn Thiền đức và nam nữPhật tử trong địa hạt của hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang hòa hợp tạo nênHội Lưỡng Xuyên Phật học, đặt Hội quán tại chùa Long Phước để đào tạo tăngtài, truyền bá Phật pháp

Mười hai vị đã được toàn thể Hội viên được bầu vào Ban Trị sự đầu tiên(xem thêm danh sách ở phần phụ lục)

Ngoài quý vị trong Ban Trị sự, còn có rất nhiều quý vị Hội viên sáng lập,Hội viên Thi ân, Hội viên Thường trợ, Hội viên Tán trợ, Hội viên danh dự…(xem ảnh 12 phần phụ lục)

Năm 1935, Hội khởi công kiến thiết ngôi chùa và Hội quán với đại quymô

1/Đại hùng Bảo điện, 2/Tàng Kinh Bửu viện, 3/Thiền Lâm Tịnh xá,4/Tòng Lâm Tịnh xá, 5/Sư sanh Tịnh phòng, 6/Cư sĩ Lâm viện, 7/Giảng đường,8/Biên tập sở, 9/Nghiên cứu viện, 10/Đông trù, 11/Ưu Bà Di viện, 12/Trụ trìphòng, 13/Phật học đường, 14/Tổng lý văn phòng, 15/Công khố [33, tr.12]

Kiến trúc xong, cử hành lễ Lạc thành và khai giảng Học đường vào ngày

17, 18, 19 và 20 tháng 5 năm 1935.

Trang 26

Đến ngày 05/07/1935, được toàn quyền Đông Dương Pháp là Ông Robin

ký phép cho xuất bản tờ Duy Tâm Phật học, nguyệt san số 1 đã ra mắt độc giảvào tháng 10/1935 Chủ nhiệm là Nguyễn Văn Ân (Hòa thượng Huệ Quang),quản lý là Ông Nguyễn Văn Khỏe Lương y Đông Pháp và chủ bút Trần Huỳnh

Giúp đở về công việc kiến thiết, đến việc thành lập Hội và xuất bản tờDuy Tâm Phật học có Ngài Marty Chánh tham biện và Ngài Dufour Chánh chủtỉnh Trà Vinh, hai ông cũng là Hội viên sáng lập của Hội và có công lao rất lớnđối với Hội

Sống động trong thời gian 10 năm, từ năm 1935 đến năm 1945, công việcchấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh, bỗng một cuộc biến cố xảy ra, quânđội Pháp chiếm Đông Dương, nên tất cả hoạt động của Hội đều bị đình chỉ

Từ 1945 - 1969 Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Ban Hội đồngViện Hóa đạo đã bổ nhiệm về đây 6 vị trụ trì [52, tr.4]

khu tham gia kháng chiến được bầu làm “ Trưởng Ban chấp hành Phật giáo cứu quốc t nh Bến Tre và thành viên Mặt trận Việt Minh tại quận Giồng Miếu

Trang 27

Ngày 01/8/1950, Thượng tọa được kết nạp vào thành viên Đảng Cộng sản Đ ng Dương”[26, tr.82] Có thời gian Ngài bị Pháp bắt và giam lõng tại chùa Viên Giác,

trong thời gian trụ trì chùa Long Phước ông vẫn tham gia hoạt động cách mạng nênngôi chùa bị suy tàn trong một thời gian dài Đến năm 1983 thì Ngài tịch.

“Đến năm 1986 Thượng tọa Minh Hà về đây trông coi Đến năm 1990 thì hậu tổ bị sập, lúc đó Thượng tọa làm cổng lại, đổi tên là Lưỡng Xuyên Đến ngày 03 tháng giêng năm 2000 Giáo hội nhận lại chùa Lưỡng Xuyên Đến tháng

10 năm 2000 xin phép đại trùng tu lại chánh điện, thời gian này Hòa thượng Nhật Huệ làm trụ trì, và xây dựng thêm nhà tổ, giảng đường, Tăng xá Đến 2009, tất cả công trình đều được hoàn tất” [Trích biên bản phỏng vấn số 1] Kể từ đó

đến nay chùa Long Phước được hồi phục lại với tên gọi Lưỡng Xuyên Hiện nayTrường Trung cấp Phật học và Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinhđặt trụ sở tại đây Như vậy, qua quá trình điền dã và nguồn tư liệu mới sưu tầmđược, có thể khẳng định chùa Long Phước (xưa) nay là chùa Lưỡng Xuyên có bềdày lịch sử gần 200 năm

Trải qua bao biến cố thăng trầm trong lịch sử, ngày nay người ta vẫn nhớ đếnLưỡng Xuyên Phật học với vai trò là trung tâm truyền bá Phật học của xứ Nam Kỳ.Hội Lưỡng Xuyên Phật học đó là tên gọi một tổ chức hội thuộc phong trào chấnhưng Phật giáo ở Trà Vinh được thành lập năm 1934, do Hòa thượng Khánh Hòacùng các vị Hòa thượng Huệ Quang, Khánh Anh ba vị danh tăng đầu tiên đứng rathành lập, với mục đích truyền bá giáo lý cao thượng của Đức Phật để mọi ngườihiểu và thực hành trong đời sống, nhằm sửa đổi những hành vi sai trái, những phongtục cổ hủ mê tín Cũng từ đấy có nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về Phật học, về lịch

sử Phật giáo, cùng những vấn đề đặt ra được đăng tải trên các tạp chí thu hút sựquan tâm của giới Phật giáo và xã hội tạo ra không khí sôi nổi của phong trào chấnhưng Phật giáo Hòa thượng Khánh Hòa là người cổ vũ mạnh mẽ việc đổi mới này,Hòa thượng đứng ra kêu gọi mọi người xuất bản tạp chí Duy Tâm, nhằm phổ biếngiáo lý đạo Phật, kêu gọi hàng tăng sĩ chấn chỉnh

Trang 28

lại nếp sống thiền môn và xác định rõ đường lối tu tập Do vậy, Lưỡng XuyênPhật học được xem là cái nôi vun trồng Phật huệ đầu tiên tại Nam Kỳ Ngay saukhi thành lập Hội, Hòa thượng Khánh Hòa đã cho khai giảng nhiều lớp học vớicác cấp bậc khác nhau Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính và sự tác động củanhững nguyên nhân khách quan, làm cho hoạt động giáo dục của Hội chưa manglại kết quả khả quan.

Đến năm 1942 Pháp chiếm nơi này làm đồn bót, nên các cụ ở đây phảigiải tán, Lưỡng Xuyên Phật học cũng tan rã Quân đội Pháp, một quân đội rất

k m đạo đức, họ không kể gì đến sự tín ngưỡng của một dân tộc, ngay cả nhữngnơi tôn nghiêm thờ cúng như chùa chiền, chúng cũng ngang nhiên chiếm đóng,lợi dụng các cơ sở chùa chiền để làm phòng tuyến Từ đó các sinh hoạt tínngưỡng của người dân cũng dần dần bị hạn chế, Phật giáo vì thế mất hẳn vai tròtrong lòng dân tộc

Đến năm 1958, Lưỡng Xuyên tái hoạt động, Phật học đường đặt trụ sở tạichùa Long Phước, do Hòa thượng Thiện Hoa đứng ra tổ chức Ban giảng sư, chọn

ra những vị tăng “ Tốt nghiệp Trung cấp, đang còn theo lớp nghiên cứu Cao đẳng tại Phật học đường Ấn Quang, huấn luyện xong phương pháp diễn giảng Phật pháp phổ thông rồi lần lượt cho đi giảng khắp các t nh Nam phần” [53, tr.115] Hoạt động này mở rộng cánh cửa Phật pháp, tạo điều kiện cho mọi người

nghe, hiểu thấm nhuần chân lý của Đức Phật Vì vậy, vấn đề giáo dục luôn làtiêu chí, là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Lưỡng Xuyên Phật học

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Qua phần trình bày của chương 1, đã giới thiệu khái quát về bức tranhchung của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn chấn hưng mà cụ thể là HộiLưỡng Xuyên Phật Học và chùa Long Phước là địa bàn nằm giữa hai con sôngTiền và sông Hậu, tạo nên mối giao thoa về văn hóa Nơi đây được xem là cộinguồn, là trung tâm hoạt động của Phật giáo Nam Kỳ

Vào đầu thế kỷ XX tại đây đã có sự ra đời của phong trào chấn hưng Phậtgiáo, gắn với tên tuổi của các nhà sư tiên phong như: Hòa thượng Khánh Hòa,Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Huệ Quang…Các vị đã cùng nhau thànhlập Hội Lưỡng Xuyên Phật học, đẩy mạnh việc truyền bá Phật pháp, hướng dẫntín đồ Phật tử tu học và thực hành theo giáo lý chân chính của Đức Như Lai.Làm thế nào để thực hành đúng tinh thần này, ta sẽ tìm hiểu tiếp ở chương 2

Trang 30

Chương 2 VAI TRÒ CỦA LƯỠNG XUYÊN PHẬT HỌC HỘI TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở NAM KỲ (GIAI ĐOẠN 1920 - 1951)

Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầunhen nhúm ở Nam Bộ, người khởi xướng là Hòa thượng Khánh Hòa, với lòngtràn đầy nhiệt huyết, Hòa thượng đứng lên kêu gọi thành lập các hội Phật giáo.Đầu tiên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn - SàiGòn vào năm 1931 Sau đó là HLXPH, trụ sở đặt tại chùa Long Phước - TràVinh vào năm 1934 Tuy được thành lập muộn hơn so với Hội Nam Kỳ NghiênCứu Phật học, nhưng HLXPH đã có được những đóng góp đáng kể qua các lĩnh

vực “ giáo lý, giáo chế và giáo sản”.

Để công việc chấn hưng Phật giáo đạt hiệu quả, các vị Hòa thượng lãnhđạo phong trào đã nêu lên ba tiêu chí căn bản cần thực hiện đó là:

- Kiến lập Phật học đường

- Chỉnh đốn Tăng già

- Diễn dịch kinh sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ

Trong chương này, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày vai trò của HLXPHtrong việc thực hiện công cuộc chấn hưng trên ba lĩnh vực: giáo lý, giáo chế,giáo sản và đó cũng chính là việc cụ thể hóa các lĩnh vực này thành 3 tiêu chí cănbản nêu trên

Trang 31

kinh sách, xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học; diễn dịch Kinh sách chữ Hán rachữ quốc ngữ; mở đạo tràng thuyết pháp cho tín đồ.

2.1.1 In ấn kinh sách, xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học (DTPH)

Từ khi thực dân Pháp đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, nhằm thực hiện ý đồthống trị và đồng hóa nhân dân ta, trước tình hình đó đòi hỏi các vị tăng phảichuyển dịch kinh sách từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ, để mọi người có thể dễ dànghọc hiểu đạo Phật, và xác định nhu cầu in ấn kinh sách, diễn dịch chữ Hán sang chữquốc ngữ là điều nên làm trước hết, để có thể truyền bá một nền Phật giáo chânchính Giai đoạn này nhiều kinh sách đã được xuất bản như: Phật giáo Sơ học, Phậtgiáo vấn đáp, Phật giáo Giáo khoa Thư, và những bản kinh bằng chữ quốc ngữ như:Kinh Kim Cương, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm… Có thể nói, tất

cả các Kinh sách, tạp chí Phật học trong giai đoạn này, đều cổ xúy cho tinh thần

“thay cũ đổi mới”.

Năm 1935, Hội Lưỡng Xuyên Phật học đã xuất bản sách “Phật học Giáo khoa” bằng hai thứ tiếng Việt và Hán Tạp chí DTPH của Hội cũng được ra mắt

vào tháng 10 năm 1935 Hòa thượng Huệ Quang làm chủ nhiệm và Bác sĩNguyễn Văn Khỏe làm quản lý Tòa soạn đặt tại chùa Long Phước - Trà Vinh.Tạp chí khởi dịch các Kinh Ưu Bà Tắc Giới và Quán Vô Lượng Thọ Phật Hồi

ấy phong trào Phật học đã lan rộng, cho nên báo Lục Tỉnh Tân Văn tại Sài Gòn

cũng mở “Trang Phật học” [58, tr.791].

Năm 1936, Ông Trương Hoằng Lâu, Huyện danh dự ở xã Phong Thạnh

-Cầu Kè “Phát tâm cúng cho Hội Lưỡng Xuyên một cái máy in, để có đủ phương

tiện xuất bản tờ Duy Tâm Phật học và các Kinh điển Phật giáo” [52, tr.3] Hình

thức in ấn tờ DTPH lúc đó, được TT.Thích Huệ Pháp cho biết là “bằng cách kéo

trên giấy than, không phải in ấn giống như ngày nay (gọi là in lụa) Cách đóng thành cuốn, khổ giấy lớn cở tờ báo như bây giờ” [Trích biên bản phỏng vấn số 5].

Hơn nữa, tạp chí DTPH cũng như Từ Bi Âm, Đuốc Tuệ, Viên Âm, các báo xuất bảnvào năm 1944 -1945 được in trên chất liệu giấy rất xấu, nên hiện nay hầu như

Trang 32

không còn lưu lại nhiều Bằng chứng là tại ngôi chùa Lưỡng Xuyên hiện nay (xưa làLong Phước Tự), là văn phòng của Hội, giờ cũng không còn lưu lại tờ báo nào, chỉcòn Bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán Thượng tọa Minh Hà (người trông coi ngôi

Tổ đình Lưỡng Xuyên lúc Hòa thượng Thái Không mới vừa viên tịch) cho biết:

“Lúc đó cảnh chùa rất hoang vắng Thầy về đây vào năm 1986 tài liệu không còn

gì, ch thấy một ít sách cũ bị mối mọt ăn, n n thầy đem đốt Soạn lại những quyển tập, thấy có mấy tờ giấy viết tay, thầy xem lại thấy tiểu sử của chùa Lưỡng Xuyên

do HT Thái Không ghi lại (vào năm nào thì thầy không rõ) Đây là tư liệu duy nhất

mà HT còn lưu lại, nên thầy nhờ người ta đánh máy và giữ để làm kỷ niệm” [Trích

biên bản phỏng vấn số 2] Còn ở chùa Phước Hậu, nơi Hòa thượng Khánh Anh từng

trụ trì, giờ cũng không còn sót lại tờ DTPH nào Đặc biệt nơi đó còn lưu dấu ngôitháp Đa Bảo trong vườn chùa, tôn thờ xá lợi các vị Hòa thượng

Tạp chí DTPH được phát hành bằng cách cho đăng ký tên, địa chỉ người

mua, sau đó Hội sẽ gởi đến tận nơi :“ Duy Tâm số 1 chúng t i đã gởi đi các ngài

có đạo tâm quen biết, mong các ngài vui lòng cổ động và cho thêm tài liệu ý kiến” [DTPH (số 2), tr.78].

Nội dung của DTPH rất phong phú, có nhiều bài viết về phong trào chấn

hưng Phật giáo, về vấn đề đào tạo Tăng tài, về giới nữ tu…Như bài “Luận về vấn đề chấn hưng Phật học ở nước ta” của Thiện Hảo (DTPH số 5/1936) Bài

viết nói về các nguyên nhân làm cho Phật pháp giai đoạn này bị suy vi Vậy ai là

người có trách nhiệm với vấn đề chấn hưng Phật học? Tác giả bài viết nêu lên: “ Phàm muốn tổ chức một Giáo hội cho có cổ phong trật tự đặng đem cái chủ nghĩa Từ bi ra mà tế thế, thì phải chọn những pháp phương tiện cho thích hợp với thời nghi, theo cái nấc thang tấn hóa mà tiến hành và phải hy sinh tất cả mọi việc (vì pháp mà quên mình), vậy mới gọi là hoằng dương Phật pháp”[43,

tr.287] Còn việc chấn hưng Phật học, các Hội Phật giáo ở nước ta còn kém về tổchức, người nhiệt tâm với Phật giáo chưa nhiều, cũng nên noi theo các tổ chức

Trang 33

Phật giáo thế giới, như Phật giáo ở Cao Miên mà thi hành, thì may ra mới có kếtquả tốt đẹp.

Chấn hưng giáo lý là một trong những nội dung quan trọng của phongtrào CHPG Nam Kỳ, vấn đề này được đề cập rất nhiều trong tạp chí DTPH củaHội LXPH Tuy nhiên, việc tranh luận về Phật giáo và khoa học, về các nguyênnhân sinh ra thế giới, về các khái niệm Tịnh Độ và Địa ngục… Trong DTPH đưa

ra rất nhiều đề tài được mọi người quan tâm thảo luận như: Có hay không cóThượng đế? Có hay không có Linh hồn bất tử? Vấn đề này cũng được bàn luậnrất nhiều trên các tạp chí Phật học của miền Bắc Trong DTPH (số 5) mở đầu là

bài “Phật giáo với thuyết vũ trụ quan” của cư sĩ An Giang, tiếp theo DTPH (số 6,7,8) là bài thuyết pháp của Hòa thượng Khánh Hòa tại HLXPH bàn về “ Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Phật giáo”.

Chấn hưng giáo lý của HLXPH là vấn đề chỉnh lý phương pháp tu tâp vàsinh hoạt của Tăng già Bởi vì Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam trải quamấy nghìn năm, theo thời gian giáo lý của Đức Phật cũng dần dần biến đổi theophong thổ của từng vùng miền từ sự nhận thức, phương thức tu tập hành trì cũngkhác nhau Trong Duy Tâm Phật học có đề cập vấn đề „tân thức Phật hóa”

- Phật hóa là tích cực chớ không tiêu cực: Trước đây người ta quan niệm “

Đau đớn thống khổ về sự sinh tử luân hồi, mà riêng vội tự cầu giải thoát, nênlánh đời lìa tục, tìm núi ẩn hang, xa cách nhân gian, dứt hẳn thế sự” [90, tr.368].Ngày nay chúng ta phải hiểu rằng, sanh tử luân hồi như mộng hoạn, hiểu sự khổkhông chi đáng gọi là khổ, nên có đủ nghị lực dõng mãnh cương quyết để thựchành….Vì lý cứu cánh chớ không vì giải thoát riêng cho mình

- Phật hóa hoạt động không phải nhàn tịnh: nói về pháp tu thiền và thực

nghiệm thiền Nếu ham “tịnh” mà chán “động” thì gia tâm cầu tịnh chừng nào,lại càng không tịnh chừng nấy, vì buộc lòng cầu tịnh Bởi còn đối đãi, chưa phải

cứu cánh, vì động hay tịnh cũng đều do tâm “ Tâm tịnh thì cảnh tịnh”.

Trang 34

- Phật hóa nhập thế không phải xuất thế: sở dĩ Phật giáo truyền sang nước

ta đã lâu mà chưa phổ cập đặng là do thiên trọng về mục đích xuất thế, nên có kẻnhàm chán cuộc đời, trốn lánh trần tục Ngày nay tân thức Phật hóa, vì thương

chúng sanh “nhiễm lấy mê vọng, luống chịu đau đớn v mục đích ấy mà phải phát nguyện đem thân vào đời, cứu khổ chúng sanh”[ 90, tr.370].

- Phật hóa thật hiện, không phải lý tưởng: dùng cái lý tưởng u huyền, khiến

cho người đời không sinh tâm kính tin mà ôm lấy cái tâm nghi ngờ Ngày naytân thức Phật hóa là phải tự lực thực hành như: Ngũ giới, Thập thiện giới…để cólối sinh hoạt chân chính, ngôn ngữ chân chính, suy nghĩ chân chính

2.1.2 Diễn dịch Kinh sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ

Mỗi tôn giáo đều có những tạng kinh riêng biệt, nên kinh điển luôn đượcxem là linh hồn của mỗi tôn giáo, là kim chỉ nam cho việc tu tập và hành trì cácnghi lễ Việc hiểu nghĩa lý kinh điển, không những góp phần củng cố niềm tin chocác tín đồ, mà còn quyết định sự tồn vong của tôn giáo đó trong tiến trình lịch sử

Từ khi người Pháp đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, cũng là lúc Phật giáoViệt Nam có sự chuyển biến lớn về mọi mặt sinh hoạt trong đời sống Từ 1860 -

1865 “ Nhiều ngôi chùa cổ ở Gia Định đã bị Pháp xâm chiếm, đập phá và sử dụng để làm phòng tuyến, đồn bót Số Sư tăng phải trốn bắt lính, chùa nhỏ trong hẻm mới còn tồn tại được Kinh sách quý bị thất lạc Một số Sư tăng âm thầm tham gia kháng chiến” [60, tr.41] Đây là giai đoạn Phật giáo trong cộng đồng

người Việt ở Nam Bộ có mầm móng suy thoái

Đến đầu thế kỷ XX, với công cuộc chấn hưng Phật giáo, mọi sinh hoạt tínngưỡng được chấn chỉnh lại, một số kinh sách được chuyển sang Việt ngữ, Vấn

đề này đã được Hội Lưỡng Xuyên Phật học chú trọng sau khi thành lập “ Hội s lập một tòng thơ diễn dịch kinh điển chữ Hán ra quốc âm đặng biếu cho tất cả người học Phật” [28, tr.67] Đây là tiêu chí đầu tiên của Hội Dùng chữ quốc ngữ để diễn dịch, viết sách, báo phổ biến tư tưởng Phật học “ Nhằm cải cách tinh thần Phật học, chấn ch nh nội tình Phật giáo đang suy thoái, sao cho phù hợp

Trang 35

với trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại khoa học” [21, tr.121] Đây cũng là

điều mà cho đến nay, nhiều Tăng ni, Phật tử Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa và

phát huy nền văn hóa Phật giáo Phan Khôi nhận định: “T n giáo nào cũng vậy, kinh điển là cái gốc, cái gốc mà chưa có th những cái ngọn kia kh ng nương dựa chỗ nào được để mà sống vậy Nam Kỳ ngày nay mà muốn nói chuyện chấn hưng Phật giáo, ngoài các việc khác, nên lo gấp việc dịch kinh ” Như vậy, việc dịch

thuật kinh điển Phật giáo không những quyết định sự phát triển của phong tràochấn hưng, mà còn tác động đến nền học thuật nước nhà Nhất là trong giai đoạnđất nước đang bị giặc ngoại xâm, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang đứng trướcnguy cơ bị đồng hóa, nên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc làđiều cần thiết Ở miền Nam có Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học, Hội LưỡngXuyên Phật học Ở miền Trung có Hội An Nam Phật học, miền Bắc có Hội Phật

giáo Bắc Kỳ Tuy không liên lạc với nhau nhưng “ Các Hội Phật học đều lấy chữ quốc ngữ làm lợi khí soạn sách, ra báo để hoằng đạo Cả ba miền đất nước đều có Giáo hội Tăng già uất hiện, tự ch nh đốn giới luật, cách tu hành và hỗ trợ các Hội Phật học ” [113, tr.95].

Nói về công tác phiên dịch kinh sách và đóng góp cho Hội Lưỡng Xuyên,trong đó phải nói đến những cư sĩ có đạo tâm như: Ông Phạm Văn Liêu, NguyễnVăn Khỏe và Phạm Văn Luông …Ngoài ra còn có các ông Nguyễn Văn Thọ(sau này xuất gia với pháp hiệu Trường Lạc), từng phiên dịch và sáng tác nhiềutài liệu Phật học Huỳnh Thái Cửu, Ngô Trung Tín…Chủ bút DTPH là TrầnHuỳnh, một cư sĩ có kiến thức Phật học khá sâu sắc, đã soạn được nhiều tài liệugiáo khoa Phật học như: Bộ Phật Học Giáo Khoa Thư và phiên dịch nhiều kinhđiển chữ Hán ra quốc văn, đóng góp cho công trình phổ thông hóa Phật học tạiNam Kỳ [58, tr.794] Tờ DTPH phiên dịch Kinh, Luật, Luận trong ba tạng

“chứng nghiệm lối tu hành của chư Tổ ngày ưa, và biện minh những lý thuyết kh

ng đúng với giáo pháp của Phật, đặng cống hiến cho đời làm món thuốc trị

Trang 36

về tâm bệnh” [33, tr.15] Vì vậy, Phật pháp chuyên về thực hành chớ không chỉ

Như vậy, việc đẩy mạnh công tác dịch kinh điển Phật giáo trong giai đoạnnày sẽ giúp cho tăng ni, Phật tử, những người mến mộ Phật pháp dễ dàng tiếpcận với Phật giáo, từ đó thúc đẩy phong trào chấn hưng thu được nhiều kết quả

2.1.3 Mở đạo tràng thuyết pháp cho tín đồ

Tôn chỉ, mục đích của Hội Lưỡng Xuyên Phật học là tuyên truyền giáo lý

và đào tạo tăng tài Cho nên “Hội cần lập một Giảng đường, là nơi cần thiết cho những người học Phật Mỗi tháng bốn ngày giảng thuyết, Hội chọn ra những vị

sư đủ tư cách và học thức thâm thúy về giáo lý Phật thừa, diễn giải tinh tường cho người sơ tâm học đạo, hiểu rõ nghĩa lý mà tu hành” [28, tr.67].

Sở dĩ ngày nay Phật giáo được lưu thông là nhờ các tạp chí Từ Bi Âm, Viên

Âm, Tiếng Chuông Sớm, Duy Tâm Phật học và các tạp chí Phật học khác, nhắc nhởmọi người thức tỉnh tìm đường giải thoát, chớ buông lung theo cảnh giả tạm này.Hiện nay khắp cả ba kỳ đều xu hướng theo giáo lý nhà Phật Ai là người biết chú

trọng về tinh thần nở nào chẳng duy trì chánh pháp để báo Phật thâm ân “Mong sao

các Ngài cao minh đại đức, liệt vị chư tôn và quý thiện nam tín nữ khắp cả ba kỳ hội hiệp cùng nhau chung lo phận sự, ch nh đốn tăng già, đào tạo nhơn tài Đặng vậy Phật pháp may mắn biết bao” [DTPH (số 13), tr.415] Điều cần thiết là mỗi chùa

một tháng thuyết pháp hai lần: ngày 14 và 30, cho người nghe đặng rõ biết đường tànẽo chánh Trong bài diễn văn của ông Trần Huỳnh tại

Trang 37

HLXPH có đề cập vấn đề tổ chức “ Ban diễn giảng và định lệ luân phiên diễn giảng vào đ m thứ bảy mỗi tuần, hồng có thiệt hành cho triệt để cái chủ ch tuyên truyền Phật lý” Thật như những gì mong muốn, ban diễn giảng được thành lập

với sự hưởng ứng nhiệt tình của quý Ngài, nên kết quả rất là mỹ mãn

Nhìn chung, về lĩnh vực giáo lý, vào những năm 1930 - 1935 các Hội Phậthọc của cả ba miền đều quy tụ nhiều thành phần cư sĩ, nhân sĩ trí thức cùng Tănggià lần lượt xuất hiện Tuy các hội này không thường xuyên liên lạc với nhau,

nhưng lại cùng chung quan điểm, đường hướng hoạt động Khác với Duy Tâm Phật

học của Nam Kỳ và Đuốc Tuệ của Bắc Kỳ, tờ Viên Âm (số 14) của Trung Kỳ trả lời

cho bài “Phong trào Phật giáo Phục hưng” của Hải Triều đăng trên báo Tràng An,

có nêu lên ba mục tiêu của sự chấn hưng Phật giáo Ba mục tiêu ấy là:

- Vì sự tiến hóa của trí thức người xứ ta về mặt luân lý

- Vì khoa học tuy đánh đổ sự mê tín nhưng tự mình không có năng lực tạothành hạnh phúc cho nhân loại

- Vì phải có một đạo lý vững vàng để làm khoa học phục tỉnh, để đào tạođức tính của loài người

Thế là Viên Âm cho rằng: “Sự tiến bộ tri thức của người Việt Nam đòi hỏi phải chấn hưng Phật giáo, Viên Âm muốn dùng đạo lý của Phật giáo bổ sung cho khoa học và mang lại hạnh phúc cho con người” [30, tr.15].

Nếu như thế mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ nổi bật

về diễn dịch kinh sách tiếng Việt, thì miền Bắc lại tập trung vấn đề luận, chẳnghạn như bình luận một quyển sách mới, thế mạnh của Phật giáo miền Bắc làthành phần cư sĩ Còn miền Trung nổi bật về vấn đề đào tạo tăng tài Trong

quyển Khánh Anh Văn sao có bức thư kỷ niệm của HT.Thiện Hòa gởi cho cụ

Khánh Anh, có đoạn nói về mối quan hệ giữa Lưỡng Xuyên Phật học với An

Nam Phật học, và Hội Phật giáo Bắc Kỳ “ Sư (HT Thiện Hòa) được Hội nghị gởi

ra học ở trường Phật học Huế, lúc tôi về viếng tổ đ nh Quảng Ngãi, nhân tiện ghé Quy Nhơn, gặp sư theo học cụ HT Thập Tháp tại Long Khánh tự, làng

Trang 38

Cẩm Thượng Kế gặp thời cuộc bắt buộc trường Phật học Huế phải giải tán để dời vào Nam Sư lại nguyện ra Bắc Việt để tham cứu tạng Luật, Luận Mãi đến

1950 Sư mới về Nam, thì liền bắt tay vào việc giáo dục” [1, tr.20-21].

Qua đoạn trích trong bức thư cho ta thấy mối quan hệ giữa cả ba kỳ, tuy

cả ba đều có thế mạnh khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là xiển dươnggiáo lý Phật Đà, hướng dẫn tín đồ Phật tử đi theo con đường tu học chân chánh,giảm bớt tệ nạn mê tín dị đoan và những quan điểm tiêu cực về đạo Phật, màchúng ta phải nhìn Phật giáo trên phương diện khách quan HT.Thích Đức

Nghiệp nhận định “ Đạo Phật là con đường sống hợp lý nhất, hợp tình nhất, không thiên lệch, không cực đoan, chẳng duy tâm hay duy vật, chẳng duy thức duy linh, chẳng duy thần duy lý Đó mới là chân lý toàn diện Và chúng ta cũng

có thể khẳng định rằng: Con người còn th đạo Phật còn Vậy đạo Phật còn tồn tại trong hiện tại và tương lai, nhưng phải tồn tại như thế nào cho xứng đáng, khỏi mang tiếng là mê tín dị đoan, khỏi mang tiếng là lỗi thời và lạc hậu, chẳng

có ích lợi gì cho xã hội văn minh?” [72, tr.344-345].

Như vậy, chấn hưng giáo lý của Hội Lưỡng Xuyên là chuyển đổi tinhthần Phật học, đang trên đường suy thoái, sao cho phù hợp với tư tưởng tiến bộcủa thời đại

2.2 Chấn hƣng về giáo chế

Chấn hưng giáo chế: là sửa đổi những thiết thế, quy tắc, điều lệ của các tổ

chức Phật giáo, chấn chỉnh lại nếp sống tu học của đoàn thể Tăng già

Đây là một trong những điều luật căn bản mà phong trào chấn hưng Phậtgiáo đặc biệt quan tâm, bởi lẽ trước nay Phật giáo ở Việt Nam ít chú trọng đếnviệc thiết lập cơ cấu tổ chức Để chấn hưng về giáo chế, Hội Lưỡng Xuyên Phậthọc thể hiện qua những việc sau: Đoàn kết Tăng chúng, tập hợp nhân lực; thànhlập Hội Lưỡng Xuyên Phật học, chỉnh đốn Tăng già

Trang 39

2.2.1 Đoàn kết Tăng chúng, tập hợp nhân lực

Tôn chỉ của Hội Lưỡng Xuyên Phật học, là nhằm tạo mối liên lạc giữa tănggià và thiện tín cùng chung tay để bảo tồn tinh thần Phật giáo, dìu dắt nhau trênđường chánh tri chánh giác Giữa thời buổi kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng,

mà HLXPH ra đời thì chắc hẳn sẽ có trăm nghìn điều khó khăn đang đối mặt, nhưngHội quyết một lòng nhẫn nhục, tinh tấn để đi đúng mục đích mới thôi

Thường ngôn có câu:

“Một cây khó đặng nên rừng

Ít đá kh n bề xây núi”.

Do đó, Hội Lưỡng Xuyên đứng vững cùng không? Phật Học Đường sảnxuất nhân tài sớm hay muộn? Tạp chí DTPH có tuổi thọ lâu dài hay không? Tất

cả đều mong chờ ở tấm lòng Từ bi và sự hợp tác của quý Ngài Trong bài “Tự

trần”, Hòa thượng Khánh Hòa kêu gọi mọi người hãy cùng nhau hợp tác: “Muốn truyền bá tư tưởng Phật giáo thì cần nhất các nhà học giả nên hiệp tác với nhau, chung cùng tư phủ, cất nhà thư ã, th nh ba tạng kinh, đồng tâm nghiên cứu, rồi diễn dịch ra chữ quốc ngữ, phổ thông trong thiên hạ ai làm trái thì chửa, ai làm phải th theo Phật pháp mới chuyển tăng hưng vượng” [31, tr.18].

Từ những năm 1931 trở về sau, rãi rác từ Bắc đến Nam có nhiều vị danhtăng vì tiền đồ Phật pháp, muốn chấn hưng nền đạo đức cổ truyền Các Ngài chẳng

nệ tuổi cao sức yếu, cùng chung tay với những vị tăng già học thức, cổ vũ sự đoànkết của Tăng chúng để hoằng dương chánh pháp, thành lập nhiều Hội Phật học ở

khắp các nơi “Mục đích của Hội là đoàn kết, giúp đở nhau, tìm hiểu tình hình Phật

giáo trong nước, ngoài nước, cải tiến việc học Phật Người khởi ướng là Tổ khánh Hòa và Sư Thiện Chiếu” [96, tr.484], đem chân lý của Đạo Phật để soi sáng cho

người Tăng kẻ tục thấy được đường lối tu hành đúng đắn không bị sai lệch

Tại Nam Kỳ, vào tháng 7 âm lịch năm 1926, sau khi mãn hạ tại chùa LongPhước tỉnh Trà Vinh, cư sĩ Huỳnh Thái Cửu thỉnh chư tôn đức đến nhà của mình tại

Trà Vinh để dự lễ trai tăng Trong bài tác bạch mang tên “Sửa đạo”, trước chư

Trang 40

tôn Hòa thượng, ông đã nói lên hiện tượng suy tàn của Phật giáo và vạch ra con

đường làm sáng lại tinh thần của Phật pháp Ông kêu gọi chư Hòa thượng: “ Hãy mạnh dạn hợp tác lập Hội, làm khởi lên phong trào nghiên cứu, chấn ch nh giềng mối đạo” [23, tr.208] HT Khánh Hòa trụ trì chùa Tuyên Linh - Bến Tre, đem việc này bàn với HT Huệ Quang, trụ trì chùa Long Hòa, Tiểu Cần - Trà

Vinh Việc tiếp theo là HT Khánh Hòa vạch ra chương trình cho HT HuệQuang thấy rõ việc cần phải làm đó là thành lập Hội Phật giáo, để khởi xướngphong trào nghiên cứu giáo lý, chấn chỉnh tăng già, thỉnh ba tạng kinh dịch rachữ quốc ngữ, lập trường Phật học gấp để đào tạo tăng tài, xuất bản tạp chí phổbiến giáo lý đạo Phật, kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng lại nếp sống đạo đứcv.v…Tuy nhiên, để định hình cho từng bước đi cụ thể, hai vị HT hầu như bế tắc

và khó khăn nhất là không có nguồn tài chính nào để khởi điểm cho phong trào,hơn nữa hai vị đều ở chùa quê ngh o và chưa có điều kiện bao nhiêu, có đềxướng thì cũng không có kết quả gì Do đó, công việc bước đầu gặp nhiều khókhăn vất vã, nhưng với tinh thần đoàn kết hợp sức của các vị nhất định mọi việc

sẽ được thành tựu Cho nên, vấn đề thành lập HLXPH là việc cần làm trước hết

2.2.2 Thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học

Sau khi Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật học được thành lập ngày 25/08/1931 và Tạp chí Từ Bi Âm được phép xuất bản, HT.Từ Phong làm Hội trưởng, HT Khánh Hòa làm đệ nhất Phó Hội trưởng kiêm chủ nhiệm Tạp chí Từ Bi Âm và một số quan chức người Pháp được vào Ban sáng lập và Hội viên danh dự Ông Trần Nguyên Chấn là người có thế lực trong Hội, mọi người thúc đẩy mãi mà ông không chịu khai giảng Phật Học đường Nóng lòng về việc đào tạo tăng tài, thiền sư Khánh Hòa và Huệ Quang quay về chùa Long Hòa (Trà Vinh) tổ chức Phật Học đường lưu động lấy tên là Liên Đoàn Phật Học Xã Khóa học đầu tiên khai giảng tại chùa Long Hòa, có khoảng 50 học tăng được thu nhận vào liên đoàn, do các HT.Huệ Quang, Khánh Anh và Pháp Hải giảng dạy Khóa thứ hai được tổ chức tại chùa Thiên Phước (Trà Ôn) Nhưng đến khóa thứ ba tại chùa Viên Giác (Bến Tre), Phật học đường lưu động này

Ngày đăng: 21/06/2018, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w