Phân tích biến động tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI XINAN HẢI DƯƠNG (Trang 30)

Biểu đồ 1: biến động tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn từ 2011- 2013

Nguồn: Bảng CĐKT của công ty.

Tài sản là một trong những chỉ tiêu biểu hiện mức độ hoạt động và quy mô của một doanh nghiệp. Như ở chương I chúng ta đã biết vốn điều lệ của công ty là 10.302.760 trong khi đó lượng tài sản từ năm 2011 - 2013 chỉ giao động trong khoảng từ 5543,85 trđ – 9687,98 trđ ta thấy lượng tài sản này là thấp. Tổng tài sản biến động theo hướng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 so với 2011 tăng 18,88% tương ứng với giá trị tăng là 1046,82trđ. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 47,00% tương ứng với giá trị tăng là 3097,31trđ. Tổng tài sản tăng do công ty đang có sự thay đổi công nghệ sản xuất điều này chứng tỏ quy mô của công ty đang có xu hướng tăng. Do đặc điểm ngành nghề luôn cần đổi mới công nghệ sản xuất không để tụt hậu so với các trên thị trường nên lượng tài sản của công ty trong những năm tới được dự báo là vẫn tiếp tục tăng. Chúng ta tiến hành phân tích cụ thể từng loại tài sản như sau:

*Tài sản ngắn hạn (TSNH): Là một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề và mặt nhau hàng khác nhau, cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia súc

,gia cầm ,thủy cầm...nên tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trong rất lớn. Cụ thể năm 2011 chiếm 84,50% tương ứng là 4684,63trđ, năm 2012 TSNH có trị giá 5827,49trđ chiếm 88,42%, năm 2013 thì TSNH có giá trị là 9414,93trđ chiếm 97,18%. Còn xét về mức chênh lệch giữa các năm khá lớn, năm 2012 so với 2011 TSNH tăng 1142,86trđ tương đương với tăng là 24,40%, đến năm 2013 mức chênh lệch này tăng tương đối cao so với năm 2012 là 61,56% ứng với 3587,44trđ. Để biết sự thay đổi này là tốt hay xấu ta cần phải xem xét mối tương quan từng khoản mục cấu thành nên TSNH, trước hết là khoản mục tiền.

-Tiền: Luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSNH, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến tổng TSNH là rất đáng kể, nó vừa là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán vừa thể hiện chính sách dự trữ tiền của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục tiền của công ty tăng giảm không đều qua các năm: năm 2012 tăng lên 532,31trđ ứng với tăng 517,37% so với năm 2011, năm 2013 lại giảm đi 527,32trđ ứng với giảm đi 83,02% so với năm 2012. Có thể thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ của công ty tại năm 2013 và 2011 là không nhiều điều này tốt vì làm tăng nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, còn năm 2012 lượng tiền mặt tồn tại quỹ nhiều nên làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là không hiệu quả.

-Các khoản phải thu: Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 105,04trđ tương đương với 88,84% , năm 2013 so với năm 2012 lại tăng lên là 609,20trđ. Từ những phân tích trên cho ta thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn và chưa thực hiện tốt công việc thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng.

- Hàng tồn kho: Thông thường các doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh thì việc tồn trữ hàng tồn kho là để đáp ứng cho chiến lược kinh doanh, còn ngược lại với một nguồn tài chính hạn hẹp thì việc gia tăng hàng tồn kho sẽ tạo nên một áp lực nặng nề trong việc quay vòng vốn. Qua bảng số liệu ta thấy hang tồn kho chiếm tỷ trọng lớn cao nhất là 87,50% vào năm 2013, từ 74,48% đến 74,84% trong năm 2011và năm 2012. Nguyên nhân do năm 2013để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng công ty đã gia tăng lượng hàng trong kho.

Ngoài các khoản mục trọng yếu ở trên thì tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH. Đó là do các khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn, thuế

giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế các mục phải thu nhà nước phát sinh. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 87,99trđ tương ứng với giảm 26,31% , năm 2014 so với 2013 giảm ít hơn là 39,17trđ ứng với 15,9%.

*Tài sản dài hạn (TSDH): Từ năm 2011 đến năm 2013 TSDH giảm mạnh.Trong năm 2012 TSDH giảm so với năm 2011là 11,19%, năm 2013 TSDH giảm mạnh so với năm 2012 với mức tỷ lệ giảm là 65,40%. Để biết được nguyên nhân tăng giảm ta phân tích từng khoản mục sau:

-Tài sản cố định(TSCĐ) : Chiếm tỷ trọng thấp 2,73% và trong TSDH vào năm 2013. Nhìn tổng quan thì giá trị của TSCĐ của công ty khá thấp.Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2012 giảm11,19% so với năm 2011 ứng với giá trị 96,05trđ, năm 2013 giảm nhạnh 65,4% so với 2012. Chứng tỏ công ty chỉ tập trung mua sắm nhiều TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vào năm 2012, 2011. Ngoài ra ta còn thấy giá trị hao mòn cao nhất vào năm 2012chứng tỏ năm 2013 công ty chưa tập trung chủ yếu vào chế tạo các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, thủy hải sản, …

Như vậy nhìn chung TSNH và TSDH đều tăng. TSNH ở năm 2013 là cao nhất chiếm 97,18% trong tổng tài sản. TSDH chiếm tỉ trọng thấp 2,73 lại thấp nhất so với các năm, tăng mạnh nhất vẫn là năm 2012. Vì vậy công ty phải chú trọng hơn về mặt đầu tư TSDH để có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc kinh doanh được tốt hơn.Tuy nhiên để biết nguồn gốc của sự thay đổi này là do yếu tố nào tác động thì cần phải phân tích cụ thể nguồn tạo ra tài sản (nguồn vốn).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI XINAN HẢI DƯƠNG (Trang 30)