Biểu đồ 2: biến động trong cơ cấu nguồn vốn từ năm 2011- 2013
Nguồn: Bảng CĐKT của công ty
Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn và biểu đồ 2 ở trên ta có thể thấy:Tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1046,82trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,88% và năm 2013 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng với tốc độ tăng nhanh, tăng so với năm 2012 là 3097,31trđ ứng với tăng 47,00%. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản bợ phải trả tăng trong đó có cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng , đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ công ty đang tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Nợ phải trả: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 999,99trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,71%, năm 2013 tăng 3014,23trđ tương ứng với tỷ lệ 67,24% tăng khá cao so với năm 2012. Do năm 2011, 2012 công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà VCSH tăng lên không kịp với tốc độ tăng quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả trong 2 năm tăng lên. Nợ phải trả trong 2 năm của công ty tăng lên làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm.
khi xem xét về rủi ro của công ty tăng lên, điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty đang tăng khả năng chiếm dụng vốn. Đi sâu vào khoản mục nợ ngắn hạn ta thấy:
- Khoản vay ngắn hạn: Năm 2012 so với năm 2011 tăng 800trđ tương ứng với tăng 29,03%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng nhanh 3616,63trđ tương ứng với tăng 101,73%.
- Các khoản phải trả người bán thay đổi qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 358,06trđ, năm 2013 so với 2012 lại giảm 255,18trđ tương ứng giảm 46,38%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã cố gắng cải thiện các khoản nợ tín dụng với người bán theo đúng kỷ luật thanh toán để giữ uy tín với bạn hàng.Với lượng nợ phải trả như vậy, doanh nghiệp đã tận dụng được nguồn vốn đi vay để sử dụng hiệu quả tác động của đòn bẩy tài chính. Song doanh nghiệp lại phải chịu không ít khó khăn trong thanh toán công nợ, an ninh tài chính bị phụ thuộc.
Qua sự phân tích ở trên ta có thể thấy doanh nghiệp có khả năng huy động vốn vay tốt tuy nhiên viêc tăng khoản vay ngắn hạn lại hầu như không có khoản vay dài hạn dẫn đến không đảm bảo về mặt cân đối tài chính vì rất có thể dẫn đến rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần điều chỉnh giữa khoản vay ngắn hạn và dài hạn sao cho hợp lí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạn chế rủi ro.
- Vốn chủ sở hữu(VCSH): chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn. Theo bảng phân tích trên ta thấy năm 2011 VCSH là 2061,11trđ chiếm tỷ trọng 37,18% sang năm 2012 VCSH tăng lên 2107,94trđ nhưng tỷ trọng vốn giảm còn 31,98% và năm 2013 VCSH là 2182,02đ chiếm tỷ trọng 22,52%. VCSH của công ty lớn và tăng đều qua các năm là rất tốt. Cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính.
- Lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng dần qua các năm. Theo bảng trên ta thấy năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận chưa phân phối tăng 46,83trđ tương ứng với 112,38% , năm 2013 so với năm 2012 tăng 74,08trđ tương ứng với 83,71%.
Vậy VCSH tăng lên là do doanh nghiệp huy động VCSH tăng và do các khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng. Nhưng tỷ trọng VCSH giảm đi là do cơ cấu nợ phải trả tăng lên. VCSH chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn đã giúp cho tính tự chủ về tài chính của công ty tăng lên, công ty cần bổ sung nguồn vốn ở nhưng kỳ tiếp theo để có một khả năng tài chính vững..