1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích và liên hệ thực tiễn yếu tố văn hoá của một tổ chức cụ thể

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Schein: Văn hóa tổ chức là "một mô hình của các giả định cơ bản được phát hiện hoặc phát triển bởi một nhóm khi nó học cách giải quyết cácvấn đề của sự thích nghi bên ngoài và sự hội nhậ

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN YẾU TỐ VĂN HOÁ CỦA MỘT TỔ CHỨC CỤ THỂ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HOÁ 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.2 Vai trò của văn hoá tổ chức 5

1.3 Tác động của văn hoá tổ chức 5

1.4.Xây dựng văn hóa tổ chức 7

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN YẾU TỐ 9

VĂN HOÁ CỦA TỔ CHỨC VIETTEL TELECOM 9

2.1 Khái quát Công ty Viễn thông Viettel – Viettel Telecom 9

2.2 Yếu tố văn hoá của tổ chức Viettel 11

2.2.1 Yếu tố văn hoá hữu hình ……… 11

2.2.2 Yếu tố văn hoá vô hình ……… 12

2.2.2.1 Văn hoá tổ chức trong tầm nhìn ……… 13

2.2.2.2 Văn hoá tổ chức trong chiến lược ……… 13

2.2.2.3 Văn hoá tổ chức trong nhận thức ……… 14

2.2.2.4 Văn hoá tổ chức trong niềm tin và giá trị được công nhận ……… 14

2.3 Thành quả đạt được của Viettel Telecom năm 2023 15

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thuật ngữ “Văn hoá của tổ chức” được phát triển từ đầu những năm 1980 và được biết đến rộng rãi vào những năm 1990 Theo Harvard Business Review, “Văn hoá tuyệt vời phải duy trì sự thống nhất trong tầm nhìn, mục đích và mục tiêu của tổ chức.” Vì thế, các nhà lãnh đạo thường xác định và xây dựng văn hoátrong tổ chức của mình một cách phù hợp để duy trì doanh nghiệp Văn hóa tổ chức có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xung đột và giải quyết vấn đề nội bộ Hiểu rõ văn hóa tổ chức giúp lãnh đạo xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu quả hơn Nhiều công ty lớn, tập đoàn lớn như LG, Apple, Toyota, Samsung,… không chỉ có thành công vang dội ở trong nước mà còn vươn ra ngoài thị trường quốc tế, một phần là nhờ văn hoá của công ty, tập đoàn đó

Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình tham gia, hội nhập với kinh tế thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Để hoà nhập với thị trường phát triển trên toàn thế giới, tổ chức cần phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết Văn hoá của tổ chức là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong quản lý và đây là sự quyết định thành bại của một doanhnghiệp trong xu thế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt hiện nay Chính vìvậy, tôi quyết định chọn đề tài: Phân tích và liên hệ thực tiễn yếu tố văn hoá của tổ chức cụ thể” làm tiểu luận nghiên cứu.

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HOÁ 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1Khái niệm văn hoá:

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày

Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức đượctiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm vănhóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ

Trang 4

vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens) Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên Văn hóa không chỉ phản ánh lối sống, cách tư duy và hành động của con người, mà còn định hình cách họ tương tác với môi trường xung quanh, với những người khác, và với chính bản thân họ.

Theo UNESCO: "Văn hóa là một tập hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí

tuệ và cảm xúc đặc trưng của một xã hội hoặc một nhóm xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà còn cả các lối sống, các quyền cơ bản của con người, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng."

1.1.2 Khái niệm tổ chức

Tổ chức là một cơ cấu hoặc hệ thống có tổ chức được hình thành để đạt được một mục tiêu cụ thể Nó có thể bao gồm một nhóm hoặc một tập hợp các cá nhân, tài nguyên và quy trình hoạt động được tổ chức và điều chỉnh để thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể Mục tiêu của một tổ chức có thể là lợi nhuận, cung cấp dịch vụ công, hoặc đạt được mục tiêu xã hội.

1.1.3 Khái niệm văn hoá tổ chức

Theo Edgar H Schein: Văn hóa tổ chức là "một mô hình của các giả định cơ

bản được phát hiện hoặc phát triển bởi một nhóm khi nó học cách giải quyết cácvấn đề của sự thích nghi bên ngoài và sự hội nhập bên trong, và đã hoạt động tốt đủ để được coi là hợp lệ và do đó, để được dạy lại cho các thành viên mới như là cách đúng để nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận về những vấn đề đó."

Văn hoá tổ chức là hệ thống các giá trị, niềm tin, và hành vi được chia sẻ giữa các thành viên của tổ chức Văn hóa tổ chức xác định cách thức mà nhân viên tương tác với nhau và với các bên liên quan bên ngoài tổ chức Văn hoá tổ chức là yếu tố quan trọng và ngày càng không thể thiếu được trong các tổ chức Việc xây dựng thành công văn hoá tổ chức sẽ tập hợp được người lao động, khơi dậy và thúc đẩy động lực ở họ từ đó tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định cho tổ

Trang 5

chức Văn hóa tổ chức bao gồm mọi thứ từ cách thức tổ chức xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh của mình, đến cách thức giao tiếp, quy trình làm việc và phong cách lãnh đạo Nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng thích ứng của tổ chức trong môi trường kinh doanh Văn hóa tổ chức xác định cách thức mà nhân viên tương tác với nhau và với các bên liên quan bên ngoài tổ chức

1.2 Vai trò của văn hoá tổ chức

Văn hoá tổ chức góp phần tạo dựng hình ảnh của tổ chức Những đặc trưng văn hoá của tổ chức sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức trong mắt nhân viên và khách hàng Chẳng hạn, việc thay đổi cấu trúc hữu hình của tổ chức (cấp độ thứ nhất thể hiện văn hoá tổ chức) như thay đổi logo, trang phục của nhân viên, cáchthức bố trí nơi làm việc hay cách giao tiếp ứng xử giữa nhân viên trong tổ chức theo hướng hiện đại hơn, thân thiện hơn, chuyên nghiệp hơn… sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh và ấn tượng tốt về công ty trong mắt khách hàng.

Văn hoá tổ chức làm cho tất cả mọi người trong tổ chức cùng chung sức và nỗ lực làm việc để giúp tổ chức vượt qua những khó khăn, thách thức và nang cao hiệu quả hoạt động.

Tạo sự đoàn kết và khí thế làm việc của nhân viên luôn cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, nhất là khi tổ chức ấy đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ môi trường kinh doanh Xây dựng văn hóa với những giá trị thích hợp sẽ giúp tổ chức vượt qua giai đoạn khó khăn và đi đến thành công.

Văn hóa tổ chức được xem như là công cụ để tạo động lực cho người lao động Việc xây dựng văn hóa tổ chức với các giá trị thích hợp được đa số người lao dộng đồng tình và ủng hộ có tác dụng tăng động lực làm việc cho người lao động thông qua việc khuyến khích sự cam kết của nhân viên với những giá trị vàmục tiêu của tổ chức, làm cho nhân viên cảm thấy giá trị hơn và được tin tưởng hơn Khi những giá trị cốt lõi của văn hóa tổ chức phù hợp với giá trị văn hóa cá nhân, thúc đây sự đoàn kết, gắn bó, tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác thì lúc này vẫn hóa tổ chức được xem như là công cụ khuyến khích người lao động nỗ lực thực hiện công việc và gắn bó với tổ chức.

1.3 Tác động của văn hoá tổ chức

Văn hóa tổ chức được đặc trưng bởi các giá trị cơ bản của tổ chức, chúng ta nhậnthấy rằng ngày cảng có sự khác biệt giữa văn hóa mạnh và văn hóa yếu Văn hoátổ chức càng mạnh khi có càng nhiều thành viên trong tổ chức chấp nhận các giá trị cơ bản của tổ chức, các giá trị này được chia sẻ rộng rãi và có chủ định, sựcam kết của các thành viên đối với các giá trị này ngày càng lớn Văn hóa mạnh rõ ràng có sự ảnh hưởng tới các thành viên trong tổ chức lớn hơn so với văn hoá

Trang 6

yếu Mặt khác văn hóa mạnh còn có mối liên quan trực tiếp tới việc giảm mức độ luân chuyển lao động.

Văn hóa tổ chức mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới tổ chức và hành vi của nhân viên Ảnh hưởng tích cực của văn hóa mạnh có thể tạora các tổ chức có sự thành đạt vô cùng to lớn trong kinh doanh như Microsolf,Google Văn hóa mạnh góp phần làm giảm sự luân chuyển lao động vì văn hóa mạnh quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức của họ đề ra Sự nhất trí về mục đích như vậy sẽ tạo ra được sự liên kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, và như vậy sẽ giảm được xu hướng người lao động từ bỏ tổ chức của họ Mặt khác, văn hóa mạnh còn có tác dụng tăng tính nhất quán của các hành vi Hiểu theo cách này chúng ta cần thừa nhận rằng văn hóa mạnh có thể thay thế cho sự chính thức hóa Chính thức cao trong một tổ chức thường tạo ra được tính phục tùng kỷ luật, tính kiên định và khả năng tiên đoán Văn hóa mạnh sẽ đạt được các kết quả tương tự mà không cần tài liệu, văn bản nào Do đó, chúng ta nên xem sự chính thức hóa và văn hóa là hai con đường khác nhau có chung mục đích Văn hóa tổ chức càng mạnh thì nhu cầu của ban lãnh đạo trong công việc xây dựng các nguyên tắc, quy định để định hướng hành vi của người lao động sẽ giảm đi Những nguyên tắc này sẽ được người lao động trong tổ chức tiếp thu khi họ chấp nhận văn hoá tổ chức.Văn hoá tổ chức có tác động làm nâng cao sự cam kết với tổ chức và làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động Những diều này rõ ràng đem đển lợi ích đích thực cho một tổ chức Theo quan điểm của người lao động, văn hóa có giá trị vì nó làm giảm đáng kể sự mô hồ Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ được làm như thế nào và cái gì là quan trọng.

Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua khía cạnh phi chức năng của văn hóa, đặc biệt là văn hóa mạnh.

Văn hóa tổ chức có thể là gánh nặng khi những giá trị chung của tổ chức không phù hợp sẽ là gánh nặng cản trở khả năng thích ứng của tổ chức với những thay đổi của môi trường Hơn nữa văn hóa cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng của nguồn nhân lực trong tổ chức Việc tuyền dụng nhân viên mới có những đặc điểm khác biệt với phần lớn những nhân viên hiện tại trong tổ chức tạo nên một nghịch lý: Các nhà quản lý muốn thể hiện sự ùng hộ của mình đối với những sự khác biệt và đặc trưng của nhân viên mới, nhưng bản thân những nhân viên mới lại muốn nhanh chóng hòa nhập với tổ chức nên họ phải cốgắng chấp nhận những giá trị cốt lõi của tổ chức và điều chỉnh bản thân theo những giá trị đó Bản thân mỗi người lao động có một hệ thống giá trị và niềm tin riêng của họ, khi làm việc trong các tổ chức có văn hóa mạnh sẽ hạn chế khả năng phát huy những mặt mạnh hay ưu thế của người lao động Ngoài ra, văn hóa mạnh cũng có thể cản trở sự sát nhập của các tổ chức.

Trang 7

1.4.Xây dựng văn hóa tổ chức

Để xây dựng được văn hóa tổ chức là điều không hề đơn gian, nó cần sự nhận thức đúng đắn về vai trò, giá trị văn hóa tổ chức, sự quyết tâm đồng lòng của người lao động, có sự đầu tư về thời gian và tài chính Đề làm được điều đó trước hết cần nhận thức văn hóa tổ chức được tạo thành từ những yếu tố nào Khi xem xét văn hóa nói chung và văn hóa tổ chức nói riêng các nhà quản lý đềuxem xét theo lát cắt ngang tức là chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Trên thực tế có những yếu tố mang cả giá trị vật chất và tinh thần nên việc phân chia như vậy chỉ mang ý nghĩa tương đối Ở cách tiếp cận khác tác giả xemxét các yêu tổ của văn hóa tổ chức theo lát cắt dọc Theo đó văn hóa tổ chức thường được cầu thành bởi những yếu tố sau:

Thứ nhất, các triết lý của tổ chức: Triết lý của tổ chức là những giá trị cốt

lõi có tinh định hướng mọi hoạt động của tổ chức Triết lý của tổ chức thường được thê hiện thông qua những phương châm hành động (slogan), những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mang biểu tượng cho tổ chức (logo) Thông qua triết lý, tổ chức muốn gửi những thông điệp đến thành viên trong tổ chức và những cam kết về chất lượng phục vụ đối với khách hàng Triết lý của tổ chức do những nhà quản lý xác lập, nó có thể đồng hành tồn tại với quá trình hình thành và phát triển của tô chức, nhưng nó cũng có thể thay đổi theo những giai đoạn nhất định Việc xây dựng triết lý của tổ chức là cần thiết, nó như kim chỉ nam hành động cho tổ chức, mọi hoạt động của tổ chức đều hướng theo triết lý đó Khi tạo dựng được triết lý khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được tổ chức và sản phẩm của tổ chức.

Mọi tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ đều nên xây dựng cho mình một triết lý riêng, bởi đây chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệuriêng, bản sắc riêng Và đó là một trong những yếu tố quan trọng câu thành văn hóa của tổ chức.

Thứ hai, phong cách lãnh đạo của chủ thể quản lý: Chủ thế quản lý cần

tạo dựng cho mình một phong cách lãnh đạo riêng Phong cách lãnh đạo sẽ tạo ra những dấu ấn riêng cho chủ thể quản lý và cũng là cơ sở góp phần hình thành văn hóa tổ chức Phong cách lãnh đạo là những cách thức điển hình, chủ đạo mà chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý của mình và tác động đến người lao động Người lao động trong tổ chức sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định bởi phong cách lãnh đạo của chủ thể quản lý Phong cách lãnh đạo được hình thành chủ yếu trong việc sử dụng quyền lực Với những kết quả

Trang 8

nghiên cứu của các tác giả Tannenbaum và Schmidt năm 1973 đã đưa ra bốn phong cách lãnh đạo điển hình đó là:

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Chủ thể quản lý tập trung quyền lực vào mình không có sự san sẻ, phân chia xuống cho cấp dưới, quá trình ra quyết định do một mình chủ thể quản lý ra quyết định, nhân viên không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Phong cách lãnh đạo thuyết phục: Chủ thế quản lý quyết định mọi vân đề sau đó thuyết phục, giải thích, khuyến khích nhân viên đồng thuận và ủng hộ quyết định đó.

Phong cách lãnh đạo dân chủ: Chủ thế quản lý có sự phân chia, san sẻ quyền lực, nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, chủ thể quản lý cân nhắc, xem xét các ý kiến trước khi ra quyết định.

Phong cách lãnh đạo tự do: Chủ thể quản lý phân chia quyền lực tối đa có thể cho nhân viên Chủ thể quản lý chỉ đóng vài trò định hướng dẫn dắt nhân viên, giao cho họ quyền chủ động trong quá trình thực hiện công việc.

Các chủ thể quản lý đều mang dấu ấn của cả bốn phong cách lãnh đạo nói trên nhưng để tạo được dấu ấn riêng và gây được ảnh hướng lớn đến nhân viên, chủ thể quản lý phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo chủ đạo Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào môi trường đặc biệt là tính chất công việc Hình thành được phong cách lãnh đạo sẽ góp phần tạo dựng lên văn hóa tổ chức.

Thứ ba, môi trường làm việc của tổ chức: Môi trường làm việc của tổ

chức bao gồm không gian làm việc, các mối quan hệ trong công việc, cách thức mọi người trong tổ chức nói chuyện, trao đổi công việc, trao đối tâm tư nguyện vọng với nhau, cách thức nhà quản lý quan tâm đến nhân viên Trong quan niệm của nhiều tổ chức, nơi làm việc không đơn thuần là nơi đến để làm việc mà còn là một gia đình thứ hai của người lao động, nơi mà người lao động thấy thoải mái, vui vẻ Do đó nhiều tổ chức rất quan tâm đến viêc xây dựng một bầu không khí thân thiện chuyện nghiệp nơi làm việc Các tô chức đã đặt ra những nội quy, quy chế thành văn hoặc những quy định bất thành văn về cách ứng xử giao tiếp, cách ăn mặc, lời nó giữa các thành viên trong tố chức và với khách hàng.

Việc tạo dựng được một môi trường làm việc mà mọi người đều cảm thấy vui vẻ thoải mái, thân thiện tức là đã góp phần xây dựng được văn hóa của tổ chức.

Trang 9

Thứ tư, những câu truyện truyền thuyết về tổ chức: Xây dựng thành công

văn hóa tổ chức sẽ làm cho người lao động thấy vinh dự, tự hào khi được làm thành viên của tô chức đó Một trong những yếu tố tạo nên điều đó là những câu chuyện, truyền thuyết về tổ chức Câu chuyện đó có thể có thật những cũng có thể chỉ là hư cấu hoặc được thêm bớt cho phong phú Nhưng dù thế nào thì nó cũng có những tác dụng tích cực đến tinh thần người lao động Cũng chính vì điều đó mà hầu hết các tổ chức có tính chuyên nghiệp đều xây dựng phòng truyền thông riêng, xây dựng những truyền thuyết, những giai thoại về tổ chức của mình Phòng truyền thống sẽ lưu trữ những hình ảnh, những hiện vật của những người đã gây dựng lên tô chức, những con người đã chèo lái tổ chức vượt qua những khó khăn, những con người có đóng góp đặc biệt cho tổ chức Trong những dịp lễ, ngày kỷ niệm người lao động được tham quan để ôn lại truyền thống, để thấy tự hào, để thấy nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, để họ cố gắng hơn, sống có trách nhiệm hơn với tổ chức và công việc.

Việc sáng tạo và truyền miệng nhau về những giai thoại những câu chuyệnvề tình thần làm việc, về cách ứng xử của những người đi trước sẽ góp phần hìnhthành và lan truyền nhanh hơn văn hóa của tổ chức.

Thứ năm, những nghi lễ: Nghi lễ là một chuỗi các hoạt động lặp đi lặp lại

và thường xuất hiện trong những dịp quan trọng của tổ chức Do đó các nghi lễ có tác dụng củng cố các giá trị văn hóa cơ bản của tổ chức Thông qua các nghi lễ người lao động có thể nhận diện được những mục tiêu cốt lỡi và quan trọng của tổ chức; nhận diện được người quan trọng thực sự của tổ chức Việc thực hiện các nghi lễ trong những dịp đặc biệt sẽ có tác dụng đến tư tưởng và hành động của người lao động, họ sẽ cảm nhận được sự tôn nghiêm và giá trị của tổ chức.

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN YẾU TỐ VĂN HOÁ CỦA TỔ CHỨC VIETTEL TELECOM 2.1 Khái quát Công ty Viễn thông Viettel – Viettel Telecom

- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Viễn thông Viettel, là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Việt Nam.

- Loại hình: Doanh nghiệp quân đội nhà nước

- Ngành nghề: Dịch vụ Viễn thông di động

- Ngày thành lập: 05/04/2007.

Trang 10

- Sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

- Address: Số 1 Giang Văn Minh, P Kim Mã, Q Ba Đình, TP Hà Nội

- Mobile: 18008098/198 (miễn phí)

- Website: https://viettelltelecom.com/

- Viettel Telecom, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng chú ý trong ngành công nghiệp này Với mạng lưới mạnh mẽ và quy mô lớn, Viettel không chỉ là nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam mà còn được biết đến với chất lượng dịch vụ vượt trội Sứ mệnh của họ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ mạng di động mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như internet, truyền hình và các dịch vụ gia tăng khác Bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông, Viettel còn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới, từ trí tuệ nhân tạo đến IoT, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hiện đại, tiện ích cho người dùng Đặc biệt, sự mở rộng quốc tế của Viettel đã giúp họ tạo dựng được danh tiếng không chỉ trong nước mà còn ở nhiều thị trường trên thế giới Từ những nỗ lực không ngừng, sự sáng tạo và cam kết với chất lượng, Viettel đã góp phần làm nên sự phát triển bền vững của ngành viễn thông Việt Nam và ghi dấu ấn trong tầm nhìn toàn cầu của ngành công nghiệp này.

Viettel Telecom, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng chú ý trong ngành công nghiệp này Với mạng lưới mạnh mẽ và quy mô lớn, Viettel không chỉ là nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam mà còn được biết đến với chất lượng dịch vụ vượt trội Sứ mệnh của họ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ mạng di động mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như internet, truyền hình và các dịch vụ gia tăng khác.

Bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông, Viettel còn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới, từ trí tuệ nhân tạo đến IoT, nhằm tạo ra những sản phẩmvà dịch vụ hiện đại, tiện ích cho người dùng Đặc biệt, sự mở rộng quốc tế của Viettel đã giúp họ tạo dựng được danh tiếng không chỉ trong nước mà còn ở nhiều thị trường trên thế giới.

Ngày đăng: 28/06/2024, 22:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w