1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích toàn cầu hóa và liên kết kinh tế khu vực

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 198,53 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TOÀN CẦU HÓA (7)
    • 1.1. Khái niệm (7)
      • 1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa (7)
      • 1.1.2. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế (7)
    • 1.2. Bản chất của toàn cầu hóa (8)
    • 1.3. Sự hình thành, phát triển và nguyên nhân xuất hiện của toàn cầu hóa (9)
    • 1.4. Thực trạng quá trình toàn cầu hóa trước các vấn đề trên thế giới (9)
      • 1.4.1. Tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (9)
      • 1.4.2. Tác động của đại dịch COVID-19 (11)
      • 1.4.3. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (12)
    • 1.5. Cơ hội và thách thức (13)
      • 1.5.1. Cơ hội (13)
        • 1.5.1.1. Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết quốc tế (13)
        • 1.5.1.2. Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển (14)
        • 1.5.1.3. Thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế (14)
        • 1.5.1.4. Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (15)
      • 1.5.2. Thách thức (15)
        • 1.5.2.1. Gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển (15)
        • 1.5.2.2. Canh tranh gay gắt hơn dẫn đến thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với các nước đang phát triển (16)
        • 1.5.2.3. Tăng nguy cơ phụ thuộc bên ngoài và chịu những ảnh hưởng tiêu cựu do biến động (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC (17)
    • 2.1. Khái niệm (17)
    • 2.2. Các hình thức liên kết kinh tế khu vực (17)
      • 2.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) (17)
      • 2.2.2. Tự do hóa thương mại theo khối ứng phó với bên ngoài khối (Custom Union) (18)
      • 2.2.3. Thị trường chung (Common Market) (18)
      • 2.2.4. Hiệp hội kinh tế (Economic Union) (19)
      • 2.2.5. Hiệp hội chính trị (Political Union) (19)
    • 2.3. Cơ hội và thách thức (20)
      • 2.3.1. Cơ hội (20)
        • 2.3.1.1. Phát huy lợi tế so sánh để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế (20)
        • 2.3.1.2. Tăng nguồn vốn đầu tư (20)
        • 2.3.1.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ (20)
        • 2.3.1.4. Mở rộng kinh tế đối ngoại (21)
        • 2.3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng (21)
        • 2.3.1.6. Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến (21)
        • 2.3.1.7. Đảm bảo an toàn an ninh – chính trị (22)
      • 2.3.2. Thách thức (22)
        • 2.3.2.1. Quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị có thể bị ảnh hưởng (22)
        • 2.3.2.2. Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực để tham gia hội nhập Kinh tế khu vực (23)
        • 2.3.2.3. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay (23)
        • 2.3.2.4. Vấn đề bình đẳng giữa các nước thành viên (23)
        • 2.3.2.5. Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc (24)
  • CHƯƠNG 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC ĐẾN (24)
    • 3.1. Giả thuyết ba khía cạnh giữa của mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa (24)
    • 3.2. Tính tương trợ giữa khu vực hóa và toàn cầu hóa (25)
      • 3.2.1. Khu vực hóa tạo nền tảng để hoạt động hiệu quả trong toàn cầu hóa (25)
        • 3.2.1.1. Hỗ trợ thúc đẩy vị thế quốc gia trên trường quốc tế (25)
        • 3.2.1.2. Nâng cao tính chặt chẽ trong hệ thống pháp lý cấp quốc gia và cấp khu vực (25)
      • 3.2.2. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho khu vực hóa (26)
        • 3.2.2.1. Kết nối với các thị trường ngoài khu vực (26)
        • 3.2.2.2. Dòng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ toàn cầu (27)
        • 3.2.2.3. Tính phù hợp song phương trong các chính sách hợp tác dài hạn và ngắn hạn (27)
    • 3.3. Tính tương phản trong mối quan hệ giữa khu vực hóa và toàn cầu hóa (27)
      • 3.3.1. Vấn đề về tính mới của toàn cầu hóa trong diễn biến toàn cầu hiện nay (27)
      • 3.3.2. Sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ (28)
    • 3.4. Sự tồn tại song song và đan xen lẫn nhau của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế 31 1. Khu vực hóa: vùng cất cánh hay sân chơi cỡ vừa (30)
      • 3.4.2. Tính sáng tạo, sự giao lưu và chuyển giao công nghệ (31)
      • 3.4.3. Đánh giá chung về sự tồn tại song song và đãnen của khu vực hóa và toàn cầu hóa (32)
  • CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI EU VÀ ASEAN (32)
    • 4.1. Tới EU (32)
    • 4.2. Tới ASEAN (34)
  • CHƯƠNG 5: VIỆT NAM VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC (36)
    • 5.1. Việt Nam trước khi đổi mới mở cửa kinh tế (36)
    • 5.2. Việt Nam trong công cuộc toàn cầu hóa và liên kết kinh tế liên khu vực (37)
      • 5.2.1. Tiến trình hội nhập hóa (37)
      • 5.2.2. Cơ hội (39)
      • 5.2.3. Thách thức (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

Khái niệm toàn cầu hóaTheo Gary Teeple Globalization and its Discontents, toàn cầu hóa là sự dịchchuyển quá trình tích lũy vốn từ quốc gia sang siêu quốc gia hoặc toàn cầu, được chứngmin

CƠ SỞ LÝ LUẬN TOÀN CẦU HÓA

Khái niệm

1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa

Theo Gary Teeple (Globalization and its Discontents), toàn cầu hóa là sự dịch chuyển quá trình tích lũy vốn từ quốc gia sang siêu quốc gia hoặc toàn cầu, được chứng minh qua sự thống trị của các tập đoàn trong sản xuất và phân phối, hoạt động xuyên biên giới của họ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và các giao dịch như sáp nhập, thâu tóm. Điều này đòi hỏi việc thành lập các cơ quan quản lý toàn cầu và điều chỉnh quan hệ sản xuất quốc gia

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), toàn cầu hóa có thể được định nghĩa là “ sự gia tăng tính kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia Nó thường được hiểu là bao gồm hai yếu tố liên quan: việc mở cửa biên giới quốc tế cho dòng chảy ngày càng nhanh chóng của hàng hóa, dịch vụ, tài chính, con người và ý tưởng; và những thay đổi trong các thể chế và chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy các dòng chảy như vậy

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn được hiểu là quá trình thị trường và sản xuất ở các quốc gia khác nhau trở nên phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều do động lực thương mại hàng hóa và dịch vụ, dòng chảy vốn và công nghệ Nó không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp nối của những diễn biến đã diễn ra trong một thời gian khá dài

Như vậy, từ những định nghĩa trên, toàn cầu hóa là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội ( từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường, ) giữa các quốc gia Nói cách khác, toàn cầu hóa là thuật ngữ dùng để miêu tả sự ngày càng gia tăng của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, văn hóa và dân cư trên toàn cầu thông quan thương mại xuyên biến giới của hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, dòng đầu tư và sự trao đổi thông tin và con người

1.1.2 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế

Theo Ủy ban Chính sách Phát triển - một cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc cho rằng toàn cầu hóa trong kinh tế là sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế giới do hậu quả của việc thương mại qua biên giới các hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng quy mô, dòng chảy vốn quốc tế và sự lan rộng nhanh chóng và rộng rãi của công nghệ Nó phản ánh sự mở rộng và hội nhập lẫn nhau liên tục của các thị trường và tầm quan trọng ngày càng tăng của thông tin trong tất cả các loại hoạt động sản xuất và thương mại hóa là hai động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế

Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng mạnh mẽ các quan hệ kinh tế, sự mở rộng cả về phạm vi và cường độ của sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Nó tạo ra một sự liên kết kinh tế quy mô lớn và tăng cường mức độ hợp tác giữa tất cả các quốc gia Toàn cầu hóa kinh tế cũng làm tăng sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, khi sự phát triển hoặc suy thoái kinh tế của quốc gia phát triển cũng có tác động lớn đến kinh tế toàn cầu Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế cũng định hình hoạt động kinh tế thế giới dưới quy định chung có tính toàn cầu.

Bản chất của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu, là kết quả của sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Trong lịch sử, nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy hiện tượng quốc tế hóa và sau đó là toàn cầu hóa Điều này được dự đoán bởi Mác và Ăngghen trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 Họ phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Từ chủ nghĩa phong kiến với sự biệt lập trong từng quốc gia, đến chủ nghĩa tư bản với sự mở rộng thị trường quốc gia và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và cuối cùng là chủ nghĩa xã hội với sự kết nối và hợp tác kinh tế toàn cầu Lực lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này thông qua nhu cầu sản xuất, cạnh tranh giữa các quốc gia, và tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho giao thương quốc tế và đầu tư xuyên quốc gia.

Toàn cầu hóa đã dẫn đến việc sản xuất và lưu thông hàng hóa không còn bị giới hạn bởi biên giới quốc gia Các sản phẩm hiện nay thường được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau và quá trình sản xuất được hội nhập, có sự đi lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; từ đó tạo ra một mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ kinh tế toàn cầu

Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng gắn liền với sự tăng trưởng về thương mại cả trong nội bộ ngành công nghiệp và trong nội bộ của các công ty (tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ trong phạm vi toàn cầu…)

Chính vì vậy, có thể nói xu thế toàn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất đã diễn ra quy mô toàn cầu “Vì vậy, toàn cầu hóa kinh tế, xét về bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ kinh tế, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước, các khu vực.”(Nguyễn Xuân Thắng)

Sự hình thành, phát triển và nguyên nhân xuất hiện của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đã xuất hiện và tiến triển qua bốn giai đoạn lịch sử quan trọng Lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XV khi Christopher Columbus khám phá châu Mỹ, đánh dấu sự bùng nổ của châu Âu và làm cho nước Anh trở thành bá chủ của thế giới Lần thứ hai xảy ra vào giữa thế kỷ XIX, khi các nước châu Âu thâm nhập vào châu Á, đồng thời Nhật Bản cũng tận dụng cơ hội này để phát triển đất nước Lần thứ ba là sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi một trật tự thế giới mới được thiết lập dưới sự lãnh đạo của các quốc gia chiến thắng, đồng thời các quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh giành độc lập và hòa nhập vào cộng đồng thế giới Lần thứ tư được chứng kiến bởi sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ mới từ cuối thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mở ra một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa

Quá trình toàn cầu hóa đã được thúc đẩy và phát triển nhanh chóng bởi một số nguyên nhân chủ yếu Thứ nhất, sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin học, viễn thông và vận tải Các tiến bộ trong công nghệ đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn, thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia và khu vực.Điều này tạo ra cơ sở vàng cho sự phát triển của toàn cầu hóa Thứ hai, quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại và đầu tư, đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác và tiêu chuẩn chung trên phạm vi toàn cầu Thứ ba, các vấn đề toàn cầu ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hóa và xã hội Điều này buộc các quốc gia phải cùng nhau làm việc và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức có tính toàn cầu.

Thực trạng quá trình toàn cầu hóa trước các vấn đề trên thế giới

1.4.1 Tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine

Xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ hai bên mà còn có tác động lớn đến quá trình toàn cầu hóa Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm

2014 và các cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở miền đông Ukraine đã tạo ra một môi trường căng thẳng địa chính trị, dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Nga và nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm Mỹ và Liên minh Châu Âu Điều này đã dẫn đến áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và hạn chế thương mại, gây ra sự gián đoạn trong luồng đầu tư và thương mại toàn cầu Để đối phó với hành động của Nga, cùng với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Nga tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu, giảm lượng thương mại với các quốc gia phương Tây và góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Nga Các biện pháp trừng phạt này cũng ảnh hưởng đến một số quốc gia khác, bao gồm cả những nước phụ thuộc vào thương mại với Nga và những quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi các biện pháp trừng phạt Đồng thời, các quốc gia lớn đang vi phạm nguyên tắc thương mại tự do ở nhiều nơi khác nhau, như việc Mỹ hạn chế bán một số loại chip máy tính cho Trung Quốc hoặc việc Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu lúa mì Các biện pháp cấm vận giữa Âu Mỹ và Nga đã làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn Những biện pháp trừng phạt kinh tế và chiến tranh thương mại đã tạo ra thêm các rào cản vô hình, ngăn cách các thị trường với nhau Công nghiệp xe hơi là một minh chứng cho mô hình sản xuất toàn cầu hóa kinh tế Quy trình sản xuất được phân chia nhỏ, với mỗi công việc được thực hiện ở nơi có chi phí rẻ nhất Tuy nhiên, chiến tranh ở Ukraine đã gây ra khó khăn cho ngành công nghiệp xe hơi châu Âu, khi một số nhà máy gia công linh kiện chính bị tê liệt bởi bom đạn

Ukraine cũng là một quốc gia trung chuyển quan trọng cho việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Châu Âu Xung đột đã làm gián đoạn nguồn cung cấp này, dẫn đến sự tăng giá năng lượng ở một số quốc gia châu Âu Theo ông Patrick Pouyanne, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Total Energies (Pháp), các biện pháp trừng phạt như việc áp dụng lệnh giá cố định đối với dầu mỏ Nga từ phía Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh Châu Âu đã “đặt dấu chấm hết cho thị trường toàn cầu” đối với nhiên liệu hóa thạch

Sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine đang gây ra chấn động trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại trong khu vực tiếp giáp phía đông của Liên minh châu Âu Các tác động gián tiếp lan rộng đến nhu cầu toàn cầu, giáng đòn mạnh vào chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang hết sức mong manh do tác động của đại dịch COVID-19.

1.4.2 Tác động của đại dịch COVID-19

Toàn cầu hóa đang đối mặt với một thử thách lớn nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 Đại dịch là minh chứng rõ nhất cho thấy một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới

Một trong những đặc điểm quan trọng của xu hướng toàn cầu hóa là sự tăng mạnh của quan hệ thương mại quốc tế Thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra khắp thế giới Đây không chỉ là quan hệ thương mại truyền thống giữa các quốc gia mà mỗi công dân của mỗi quốc gia đều tham gia vào và thực hiện theo nhiều cách khác nhau Chính đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang số hóa và thương mại điện tử bởi khi các quốc gia tâm điểm thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly, yêu cầu mọi người không ra khỏi nhà, các trung tâm thương mại phải đóng cửa và hạn chế đông người, nhưng nhu cầu tiêu dùng của con người không giới hạn Chính vì vậy đây là thời điểm phù hợp để thấy giá trị to lớn của thương mại điện tử với sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện điện tử, Internet và vận chuyển quốc tế

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhằm giảm thiểu sự lây lan của vi-rút, nhiều quốc gia đã có sự gia tăng các biện pháp bảo hộ bằng cách áp dụng các rào cản thương mại và hạn chế xuất khẩu đối với các mặt hàng thiết yếu như vật tư y tế và thực phẩm Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm trong thương mại quốc tế, tạo ra căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia, đồng thời làm suy yếu hơn nữa quá trình toàn cầu hóa Theo

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại hàng hóa toàn cầu giảm 5,3% trong năm 2020, đây là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Bên cạnh đó, COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do nhà máy ngừng hoạt động, hạn chế vận chuyển và đóng cửa biên giới, gây khó khăn cho các công ty trong việc lấy nguyên liệu và linh kiện họ cần để sản xuất hàng hóa Đại dịch COVID-19 có thể đang làm dấy lên một sự chuyển đổi về cơ cấu quyền lực trên toàn cầu, đẩy sự ảnh hưởng từ phương Tây sang Đông Á Trong số các quốc gia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, mặc dù họ đã đối mặt với đại dịch muộn hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng lại đang thành công hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh, với ít ca nhiễm và tỷ lệ tử vong thấp hơn Trong khi đó, các quốc gia phương Tây như Mỹ, mặc dù có nền kinh tế mạnh mẽ, tiên tiến về khoa học và y tế nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự lan rộng của COVID-19, mặc dù đã có thời gian lâu hơn để ứng phó Sự thay đổi về quyền lực trên thế giới không xảy ra đột ngột nhưng đại dịch dường như đang tác động và thúc đẩy tiến trình này Trong bối cảnh toàn cầu, vai trò quyết định không còn tập trung tuyệt đối vào một số quốc gia lớn, và cân bằng quyền lực đã dịch chuyển với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Á Đặc biệt, đại dịch đã chỉ ra mặt trái của xu thế toàn cầu hóa khi làm cho nền sản xuất giữa các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau, từ đó dẫn đến thiếu khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng toàn cầu Với thị trường nội địa rộng lớn, Trung Quốc đã thu hút một số doanh nghiệp nước ngoài đến sản xuất tại đây để tiếp cận thị trường trong nước Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã gây ra những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các công ty đa quốc gia phải lo lắng và lên kế hoạch dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác hoặc trở về sản xuất tại quốc gia của họ Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng này đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt khi các quốc gia đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong một thời gian dài Google và Microsoft đang nhanh chóng chuyển dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, trong khi trước đó, hầu hết sản phẩm của họ được sản xuất tại Trung Quốc. Việc rút các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn do sự phân tán của các phần thành phần sản phẩm trong các công ty và quốc gia khác nhau Đại dịch COVID-19 đã phơi bày sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

1.4.3 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động thương mại và đầu tư, làm suy giảm dòng chảy thương mại toàn cầu Mối đe dọa về thuế quan và biện pháp trả đũa kinh tế đã làm tăng sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, làm suy yếu tinh thần đầu tư và thương mại quốc tế Morgan Stanley - một ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán tại Hoa Kỳ cho rằng chiến tranh thương mại có thể bị gián đoạn nghiêm trọng do hai phần ba số hàng hóa trao đổi giữa hai nước nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu

Cuộc chiến tranh thương mại đã thúc đẩy các công ty tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng và sản xuất của họ, tránh thuế quan và giảm thiểu rủi ro Điều này đã tạo ra một số cơ hội cho một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Nam Á, để tăng cường hoạt động thương mại đầu tư Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng gây ra sự phá vỡ trong chuỗi cung ứng hiện có và làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, góp phần chậm lại quá trình toàn cầu hóa Viện Kinh tế Quốc tế Peterson chỉ ra gần hai phần ba số hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc, đến từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Vì vậy, thuế nhập khẩu của Mỹ dù nhắm vào Trung Quốc nhưng vẫn sẽ có tác động đến các nước khác Dựa trên dòng vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc, các cái tên có khả năng ảnh hưởng nhất là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo dữ liệu từ WTO, tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm từ 4.6% vào năm

2017 xuống còn 3.0% vào năm 2018, rồi tiếp tục giảm xuống 1.2% vào năm 2019, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự giảm tốc này là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại đã buộc các công ty phải xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của họ và cân nhắc việc chuyển sản xuất sang quốc gia khác Theo một khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 33% các công ty Mỹ tại Trung Quốc đang xem xét việc chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi nước này Ngoài ra, cuộc chiến thương mại cũng đã tăng cường chủ nghĩa bảo hộ với nhiều quốc gia áp đặt các rào cản thương mại mới để đối phó với căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo Tổ chức Cảnh bảo thương mại toàn cầu (GTA), đã có 3.413 biện pháp bảo hộ mới được áp đặt bởi các quốc gia từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 5 năm 2019 Năm 2019, WTO báo cáo rằng các thành viên đã thực hiện 47 biện pháp hạn chế thương mại mới, con số cao nhất kể từ năm 2012 Các biện pháp này bao gồm tăng thuế, cấm nhập khẩu và các thủ tục hải quan chặt chẽ hơn, tất cả đều gây khó khăn và tốn kém hơn cho các công ty trong việc buôn bán xuyên biên giới.

Cơ hội và thách thức

1.5.1.1 Thúc đẩy sự hình thành các tổ chức liên kết quốc tế

Các tổ chức liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế Sự phát triển không đồng đều, áp lực cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới và sự tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lý hoặc mục tiêu và lợi ích chung đã dẫn đến sự liên kết giữa các quốc gia Các tổ chức này được tạo ra dựa trên các hiệp định giữa các quốc gia, nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế giữa các thành viên trong những lĩnh vực cụ thể Các tổ chức kinh tế quốc tế này đang ngày càng tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), được hiểu là các thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nhằm mục đích loại bỏ hoặc giảm thiểu thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các bên. FTA ngày nay không chỉ tập trung vào việc giảm thuế quan mà còn mở rộng ra các lĩnh vực như đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động và môi trường Trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương đang gặp khó khăn (như vòng đàm phán Doha của WTO), sự gia tăng đáng kể của các FTA song phương và khu vực đang trở thành một xu hướng quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc tế từ đầu thế kỷ 21 Đến tháng 02/2020, trên toàn cầu đã có hơn 300 FTA đang có hiệu lực.

1.5.1.2 Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Quá trình toàn cầu hóa là sự gia tăng đột phá của hoạt động thương mại quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Trong thời kỳ này, giá trị giao dịch thương mại trên toàn cầu đã tăng đáng kể Điều này làm cho mối liên kết giữa các quốc gia trở nên chặt chẽ hơn và phụ thuộc lẫn nhau hơn Sự phát triển của thương mại quốc tế đã làm tăng tính toàn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới, khiến sản xuất trở nên có quy mô toàn cầu hóa. Các quốc gia có thể tận dụng tài nguyên và thị trường của nhau để thúc đẩy sản xuất toàn cầu nhanh chóng hơn Sự mở rộng của thương mại tự do trên phạm vi toàn cầu là xu hướng chi phối sự phát triển của thương mại quốc tế, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho mỗi quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Điều này được thể hiện qua việc hình thành và phát triển của các tổ chức và hiệp định thương mại tự do trên toàn cầu Các rào cản thương mại giữa các quốc gia được giảm thiểu và loại bỏ thông qua cam kết quốc tế, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn Một thị trường toàn cầu với các nguyên tắc và quy định đang hình thành, tạo ra nhiều cơ hội tiến bộ trong thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch hàng hóa và dịch vụ Ví dụ, các quốc gia ở Bắc Mỹ rất ưa chuộng dòng xe hơi Toyota của Nhật Bản Toàn cầu hóa mang đến cơ hội cho các hãng xe hơi của châu Á và của Mỹ - nơi chiếc xe hơi đầu tiên được phát minh Trong quá trình toàn cầu hóa, sự phổ biến một sản phẩm thương mại là quan trọng hơn so với nơi nó được sản xuất

1.5.1.3 Thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư quốc tế

Trên bối cảnh toàn cầu hóa đang gia tăng, việc chuyển đổi nguồn lực giữa các quốc gia đặc biệt là về vốn trở nên mạnh mẽ hơn Gia tăng trong việc đầu tư quốc tế, bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Đây được xem là một phần của quá trình toàn cầu hóa tài chính, được thúc đẩy bởi việc mở cửa rộng rãi các thị trường tài chính quốc tế và tự do hóa giao dịch tài chính quốc gia Việc này đang diễn ra nhanh chóng và có tác động sâu rộng nhất trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các nền kinh tế, bao gồm việc giảm chi phí sản xuất, tăng cơ hội đầu tư mới, thúc đẩy công nghiệp hóa và tạo ra mạng lưới sản xuất toàn cầu.

1.5.1.4 Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế toàn cầu từ công nghiệp sang tri thức Trên thế giới, các nền kinh tế đang phải điều chỉnh để thích nghi với xu hướng này Trong khi các nước phát triển đang dần chuyển sang các ngành có hàm lượng tri thức cao, với sự ưu thế về chất xám, công nghệ và vốn lớn, các nước đang phát triển vẫn tập trung chủ yếu vào ngành lao động và nguyên liệu, với hàm lượng thấp về công nghệ và vốn Tuy nhiên, nếu có chiến lược phát triển thông minh và linh hoạt, các nước đang phát triển vẫn có thể nhanh chóng tiến vào nền kinh tế tri thức Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực lớn, nhưng cũng tạo ra cơ hội cho các quốc gia để tiến lên trong cuộc đua kinh tế toàn cầu Sự chuyển đổi này thường dựa trên việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và tận dụng thị trường lao động đa dạng, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế với hàm lượng tri thức cao.

1.5.2.1 Gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển

Trong các nước phát triển, tăng trưởng GDP trung bình luôn cao hơn nhiều lần so với các nước đang phát triển, đồng thời chất lượng cuộc sống, giáo dục và y tế cũng cao hơn Các nước giàu càng giàu thêm trong khi nghèo vẫn ở đó, lí do là bởi sự tự do hóa thương mại Mặc dù các nước phương Tây đã loại bỏ nhiều rào cản thương mại cho các nước nghèo, nhưng vẫn giữ lại những rào cản của chính họ, khiến cho khả năng xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển bị hạn chế, làm mất đi nguồn thu cần thiết Ngoài ra, sự chi phối kinh tế của các tổ chức toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và WTO cũng góp phần làm sâu thêm sự chênh lệch này IMF thường đặt áp lực lên các quốc gia không hoàn thành cam kết của họ, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế Các công ty đa quốc gia cũng thường chuyển các hoạt động sản xuất đến các nước nghèo, sử dụng lao động có kỹ năng với mức lương cao hơn so với địa phương, gây ra sự bất bình đẳng ngày càng tăng.

1.5.2.2 Canh tranh gay gắt hơn dẫn đến thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với các nước đang phát triển

Cùng với tự do thương mại, xóa bỏ ranh giới, sự “di cư chất xám” giữa các nước đã trở thành một hiện tượng mang tính khách quan của thời đại Một trong những nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám, liên quan đến Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, là sự gia tăng của vốn đầu tư và quỹ từ các quốc gia ngoài Các tập đoàn lớn từ các nước phát triển đang đầu tư và mở các doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển với tiềm năng lớn Điều này tạo ra cơ hội cho người trẻ tài năng tìm kiếm công việc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn Toàn cầu hóa cũng làm cho việc du học trở nên dễ dàng hơn với việc chứng minh tài chính và cấp visa trở nên thuận lợi hơn, và nhiều nước còn cung cấp học bổng để thu hút nhân tài.

Hậu quả của hiện tượng này có cả hai mặt tích cực và tiêu cực Người lao động thành công ở nước ngoài thường gửi tiền về quê hương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia Tuy nhiên, khi người tài năng rời bỏ quê nhà, quốc gia có thể mất đi nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội Điều này dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, làm cho quốc gia tụt hậu và khó tiến triển, gây ra mối quan ngại toàn cầu.

1.5.2.3 Tăng nguy cơ phụ thuộc bên ngoài và chịu những ảnh hưởng tiêu cựu do biến động kinh tế, chính trị toàn cầu

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã tăng cường sự phụ thuộc của các quốc gia vào nhau trong nhiều mặt, từ thương mại đến an ninh Sự phụ thuộc này làm suy yếu năng lực quốc gia khi đưa ra các quyết định về kinh tế toàn cầu Các quốc gia kết nối chặt chẽ với nhau cũng dễ bị tổn thương hơn đối với các biến cố xảy ra ở những nơi khác trên thế giới.

Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm hủy hoại nền kinh tế một cách nghiêm trọng, bắt đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ và lan ra trên phạm vi toàn cầu Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chỉ ra rằng, trong năm đó, tổng giá trị tài sản tài chính của thế giới đã giảm đi 50 nghìn tỷ USD, đặc biệt các nước đang phát triển châu Á chịu tổn thất nặng nề, với tổng giá trị bị mất là 9,6 nghìn tỷ USD, vượt qua tổng GDP của họ trong một năm Mặc dù chỉ có hơn 20 quốc gia công nhận rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chịu ảnh hưởng và giảm tốc độ tăng trưởng ở mức độ khác nhau Ở Việt Nam, các hoạt động sản xuất chủ yếu dành cho xuất khẩu đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Điều này do mức độ sinh hoạt bị đảo lộn, khiến nhu cầu mua hàng giảm và khó khăn trong thanh toán Từ việc ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm: kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

Khái niệm

Liên kết kinh tế khu vực (Regional economic integration) là thỏa thuận giữa các nhóm quốc gia trong một khu vực địa lý nhằm làm giảm và cuối cùng là xóa bỏ các rào cản thương mại (hàng rào thuế quan và phi thuế quan) đối với hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa hai bên, thúc đẩy tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn.

Các hình thức liên kết kinh tế khu vực

2.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

Một khu vực mậu dịch tự do đại diện cho một thỏa thuận giữa một nhóm quốc gia để giảm bớt hoặc loại bỏ các rào cản thương mại giữa chính họ, bao gồm thuế quan, hạn ngạch hoặc các khoản trợ cấp Mục tiêu chính của một khu vực thương mại tự do là kích thích thương mại giữa các quốc gia thành viên bằng cách tạo điều kiện để nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn Sự sắp xếp này có thể tạo ra nhiều lợi ích như sự mở rộng kinh tế gia tăng, khi tiếp cận thị trường rộng lớn cho phép doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng trên toàn bộ các quốc gia thành viên Hơn nữa, việc giảm bớt rào cản thương mại dẫn đến giá cả giảm cho người tiêu dùng và một lượng lớn cơ hội việc làm, đặc biệt là trong các ngành xuất khẩu Tuy nhiên, khu vực mậu dịch tự do cũng tạo ra nguy cơ mất việc làm trong các ngành không cạnh tranh do cạnh tranh nhập khẩu gia tăng, các vấn đề môi trường do ô nhiễm thương mại gia tăng và cạn kiệt tài nguyên, và sự bất công về thu nhập, khi các thỏa thuận thương mại tự do ưu tiên ổn định hơn cho các quốc gia giàu có và các tập đoàn hơn là các quốc gia đang phát triển

AFTA, hay Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, là một hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trong khối ASEAN Hiệp định này nhằm giảm dần thuế quan xuống mức 0-5%, loại bỏ các rào cản phi thuế đối với hầu hết các nhóm hàng, và hài hòa thủ tục hải quan giữa các quốc gia thành viên Ban đầu, ASEAN-6 gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký kết AFTA vào năm 1992 tại Singapore. Sau đó, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia sau khi gia nhập ASEAN Mục tiêu của AFTA là loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa trong khu vực.

2.2.2 Tự do hóa thương mại theo khối ứng phó với bên ngoài khối (Custom Union)

Hình thức liên kết khu vực này còn có một tên gọi khác là “Liên minh thuế quan” hay “Đồng minh thuế quan” Các quốc gia thành viên thống nhất về một hiệp định thương mại tự do và thiết lập chính sách thương mại chung đối với các quốc gia không thuộc liên minh Mục tiêu của liên minh này là tăng cường hợp tác giữa các thành viên Bên cạnh việc loại bỏ thuế quan và áp đặt các hạn chế về thương mại trong liên minh, các quốc gia thành viên còn phải thiết lập một biểu thuế quan chung đối với các quốc gia bên ngoài liên minh, theo thỏa thuận hợp tác giữa chúng Một điểm khác biệt so với khu vực thương mại tự do là việc áp đặt một biểu thuế quan chung và thực hiện các chính sách cân đối thương mại đối với thế giới bên ngoài Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) - tiền thân của

EU là một ví dụ đặc trưng cho hình thức liên hiệp thuế quan được thành lập vào năm 1957 bao gồm 6 nước thành viên đó là Tây Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Luxembourg, và Hà Lan Giai đoạn này hoàn tất vào tháng 7/1968.

2.2.3 Thị trường chung (Common Market) Đây là một hình thức liên kết quốc tế cao hơn so với liên minh thuế quan Liên minh này áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong việc thúc đẩy giao thương, nhưng đi xa hơn bằng cách tạo ra một thị trường đồng nhất cho phép tự do di chuyển vốn và lao động giữa các quốc gia thành viên Người lao động có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên để tìm kiếm cơ hội việc làm, trong khi các doanh nghiệp cũng được phép đầu tư tiền của họ một cách tự do vào bất kỳ quốc gia thành viên nào

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một sáng kiến quan trọng của Hiệp hội cácQuốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh của khu vực trên thị trường toàn cầu AEC được chính thức thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 Mục tiêu chính của AEC là tạo ra một thị trường chung và khu vực sản xuất thống nhất - nơi mà hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động được lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên ASEAN mà không gặp rào cản nào, từ đó mang đến cơ hội kinh doanh to lớn cho doanh nghiệp trong khu vực.

2.2.4 Hiệp hội kinh tế (Economic Union)

Liên minh kinh tế là một dạng khối thương mại vượt xa cả khu vực thương mại tự do và liên minh thuế quan Đây là nơi có mức độ tự do cao hơn trong việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn giữa các quốc gia thành viên, đồng thời thiết lập một mức thuế quan chung đối với các quốc gia không phải là thành viên Liên minh kinh tế này cũng áp dụng việc thống nhất và hòa hợp các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ giữa các quốc gia thành viên Ví dụ, Liên minh Châu Âu là một mô hình liên kết khu vực cao cấp, có đồng tiền chung, chính sách kinh tế, ngoại giao và an ninh chung Ban đầu, nó bắt đầu dưới hình thức thị trường chung (EEC) và sau đó phát triển thành việc sử dụng đồng tiền chung (Euro) và thống nhất ở mức độ nhất định trong các lĩnh vực khác EU cũng có các cơ quan siêu quốc gia như Ủy ban Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và ngân hàng Châu Âu

2.2.5 Hiệp hội chính trị (Political Union)

Liên minh chính trị là một kiểu thực thể chính trị được thành lập thông qua sự hợp nhất của một số quốc gia nhỏ hơn Nó tạo ra một quốc gia mới, thống nhất với chính quyền trung ương nắm giữ quyền lực đáng kể đối với các vùng lãnh thổ trước đây là độc lập Nó là một hình thức liên minh tích hợp hơn so với các hình thức tập trung vào kinh tế như khu vực thương mại tự do Liên minh chính trị có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra một thị trường thống nhất, rộng lớn hơn với ít rào cản thương mại hơn.Điều này có thể dẫn đến hiệu quả và chuyên môn hóa cao hơn Ngoài ra, nó còn mang lại lợi thế lớn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại và trên trường thế giới bởi liên minh hoạt động như một thực thể duy nhất trong quan hệ quốc tế Vương quốc Anh được thành lập thông qua một loạt các liên minh lịch sử, Vương quốc Anh là một thực thể chính trị phức tạp Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland là các quốc gia cấu thành trong Vương quốc Anh - một quốc gia có chủ quyền.

Cơ hội và thách thức

2.3.1.1 Phát huy lợi tế so sánh để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những lợi thế đặc biệt về tài nguyên, khí hậu, nhân lực và các yếu tố khác Liên kết kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tận dụng những lợi thế này bằng cách tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác, chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả hơn Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, dệt may, da giày Chính vì vậy, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực như ASEAN, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp Việt Nam xuất khẩu mạnh các sản phẩm này sang các thị trường mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.3.1.2 Tăng nguồn vốn đầu tư

Liên kết khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư từ cả các quốc gia trong khu vực lẫn từ bên ngoài Sự hiện diện của các quy định và chính sách chung giúp giảm rủi ro và tạo ra sự tin cậy cho các nhà đầu tư Vốn đầu tư này không chỉ giúp các quốc gia trong khu vực phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ, tạo ra cơ hội việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế Các dự án hạ tầng lớn như cảng biển, đường sắt, và mạng lưới điện được triển khai nhằm cải thiện năng lực vận chuyển và kết nối vùng lãnh thổ Đồng thời, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới giúp nâng cao năng suất lao động và cải thiện hiệu suất của các ngành công nghiệp Bằng cách này, liên kết khu vực không chỉ làm tăng cường sức cạnh tranh của từng quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện trong khu vực.

2.3.1.3 Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ

Hội nhập kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia thành viên Khi các quốc gia hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn trong khu vực kinh tế chung, các công ty đa quốc gia có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ mới khi mở rộng hoạt động của họ Một công ty công nghệ của một quốc gia trong khu vực có thể dễ dàng chuyển giao kiến thức và kỹ thuật mới cho các chi nhanh hoặc đối tác sản xuất ở các quốc gia khác Điều này giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của toàn bộ khu vực, vì các công ty đó có thể tiếp cận các công nghệ mới một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm Trong Liên minh Châu Âu, các công ty ô tô như Volkswagen hay BMW có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sản xuất xe điện hoặc tự lái từ các nhà máy của họ ở Đức sang các nhà máy tại các quốc gia như Pháp hoặc Tây Ban Nha, giúp nâng cao hiệu suất và cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô châu Âu

2.3.1.4 Mở rộng kinh tế đối ngoại

Liên kết khu vực mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia bao gồm việc mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường mới, đa dạng hóa cơ hội xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ với quốc gia bên ngoài khối, xử lý nhiều vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng liên quan đến lợi ích của đất nước và có nhiều kinh nghiệm để tham gia các hợp tác khu vực rộng lớn hơn và ở quy mô lớn hơn Khi tham gia CPTPP, một hiệp định thương mại toàn diện được ký kết giữa 11 quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Canada và Úc, các quốc gia có thể tiếp cận một thị trường lớn mới, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của họ Đồng thời, việc tham gia vào liên kết khu vực như CPTPP cũng giúp giảm thiểu rủi ro đối với các doanh nghiệp do không phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu cụ thể Việc mở rộng thị trường cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách tạo ra việc làm mới, kích thích tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy sự đổi mới trong các ngành công nghiệp.

2.3.1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng

Liên kết khu vực là một mô hình tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia để đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng chung như đường bộ, đường sắt, cảng biển Việc phát triển cơ sở hạ tầng này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí vận chuyển và tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động giao thương hàng hóa và dịch vụ Khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển, không chỉ giúp tăng cường hiệu quả vận chuyển mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của khu vực Nhờ vào việc này, các quốc gia trong liên kết khu vực có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tận dụng tiềm năng kinh tế của họ và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của khu vực.

2.3.1.6 Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Liên kết kinh tế khu vực mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quản lý tiên tiến, từ đó tăng cường hiệu suất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cách thức này bao gồm việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, chương trình trao đổi cán bộ quản lý, và hợp tác nghiên cứu về quản lý Hơn nữa, việc học hỏi từ các doanh nghiệp thành công thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hợp tác kinh doanh, và phát triển các khu vực công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng.

2.3.1.7 Đảm bảo an toàn an ninh – chính trị

Liên kết kinh tế khu vực không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn tạo ra cơ hội để chấm dứt tình trạng chia rẽ và đối đầu ở khu vực Bằng cách xây dựng mối quan hệ mới dựa trên sự hữu nghị, ổn định và lâu dài, liên kết kinh tế giúp thúc đẩy hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa các quốc gia theo cả hình thức đa phương và song phương.

EU là một mô hình rõ ràng cho sự thành công của liên kết kinh tế khu vực Bằng cách thiết lập đồng tiền chung Euro, thực hiện chính sách kinh tế chung và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, EU đã tạo ra một môi trường ổn định và hợp tác giữa các thành viên Kết quả là, các nước trong Liên minh Châu Âu không chỉ tận dụng lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và đối thoại xây dựng, giúp giảm thiểu sự căng thẳng và mâu thuẫn trong khu vực.

2.3.2.1 Quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị có thể bị ảnh hưởng

Các nước thành viên tham gia liên kết kinh tế khu vực thường ủy quyền cho các tổ chức đa quốc gia như EU hoặc ASEAN để đưa ra quyết định về các vấn đề kinh tế và chính sách Việc ủy quyền này có thể làm giảm bớt quyền tự chủ của các quốc gia thành viên trong việc quyết định chính sách kinh tế và chính trị của riêng họ

Liên kết kinh tế khu vực thường đòi hỏi việc áp dụng các quy định và chính sách chung để tạo điều kiện chung thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa các nước nhưng nó có thể không phù hợp với các điều kiện kinh tế và chính trị của tất cả các nước thành viên. Các nước thành viên có thể cảm thấy bị hạn chế trong khả năng theo đuổi các chính sách kinh tế độc lập hoặc ứng phó hiệu quả với các thách thức kinh tế trong nước, từ đó gây ra sự bất mãn giữa công chúng và gia tăng chủ nghĩa dân tộc Đặc biệt, nó có thể dẫn đến việc một số quốc gia rút khỏi liên kết kinh tế khu vực Năm 2016, Vương quốc Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu bởi một phần do lo ngại về việc mất quyền tự chủ trong việc kiểm soát biên giới và luật pháp của họ

2.3.2.2 Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực để tham gia hội nhập Kinh tế khu vực

Liên kết kinh tế khu vực mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia tham gia giao thương và đầu tư nhưng để tận dụng tối đa lợi ích từ kinh tế khu vực, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao Nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh ngày càng tăng trong khi nguồn cung chưa đáp ứng được Hơn nữa, chất lượng đào tạo ở các quốc gia trong khu vực còn chênh lệch, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế Kinh nghiệm làm của của họ trong môi trường quốc tế, hiểu biết về văn hóa và phong tục tập quán của các quốc gia khác còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, các quốc gia trong khu vực cần chú trọng đầu tư vào giáo dục và đào tạo, khuyến khích hợp tác quốc tế và phát triển thị trường lao động linh hoạt hơn.

2.3.2.3 Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay

Hiện nay, các nước tham gia liên kết kinh tế khu vực có thể tiếp cận nhiều nguồn vốn vay khác nhau như: vốn vay từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế; vốn vay từ các quỹ đầu tư khu vực và quốc gia; vốn vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay này vẫn còn nhiều thách thức Nhiều quốc gia còn thiếu hụt đội ngũ cán bộ năng lực quản lý và giám sát việc sử dụng vốn vay hiệu quả Từ đó xảy ra rất nhiều những vụ tham nhũng và lãng phí trong việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là ở những quốc gia có hệ thống tài chính yếu kém Ngoài ra, việc vay quá nhiều vốn có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, gây áp lực lên ngân sách nhà nước và nền kinh tế, gây bất ổn nền kinh tế vĩ mô

2.3.2.4 Vấn đề bình đẳng giữa các nước thành viên

Liên kết kinh tế khu vực có thể tạo điều kiện cho các nước thành viên lớn hơn và mạnh hơn về kinh tế thống trị thị trường chung Nền kinh tế nhỏ hoặc kém phát triển hơn có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh do thiếu năng lực tài chính và công nghệ, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực hạn chế,

Bên cạnh đó, các nước không phải thành viên có thể bị thiệt thòi trong việc tiếp cận thị trường chung Họ có thể sẽ mất cơ hội xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trong nước, hạn chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến Trong khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Mexico gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Mỹ và Canada, dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế và bất bình đẳng gia tăng

2.3.2.5 Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Việc giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong khu vực có thể dẫn đến sự du nhập văn hóa ngoại lai một cách ồ ạt, chi phối nền văn hóa trong nước, khiến bản sắc văn hóa riêng dần mai một Hiện nay, sự bùng nổ của những văn hóa Hàn Quốc đã lan rộng khắp châu Á, ảnh hưởng đến thị hiếu âm nhạc, phim ảnh, thời trang của giới trẻ, khiến họ dần xa rời văn hóa truyền thống

NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC ĐẾN

Giả thuyết ba khía cạnh giữa của mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa

Trong một thảo luận năm 1998 về mối quan hệ giữa khu vực hóa, toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc của Arie M Kacowicz cho rằng không thể đánh giá ba xu hướng kể trên một cách độc lập và đồng thời cũng không thể hợp nhất chúng để đánh giá Ba xu hướng này tuy rằng không có sự cộng hưởng nhất định nhưng có sự đan xen qua lại, trong một số trường hợp sẽ tương phản lẫn nhau nhưng cũng có một số trường hợp sẽ tương trợ lẫn nhau Cụ thể hơn, về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa, cụ thể trong kinh tế học, Kacowicz đặt giả thuyết về ba khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai xu hướng này: (1) khi xét tính tương trợ, khu vực hóa là một phần của toàn cầu hóa; (2) khi xét tính tương phản, khu vực hóa vừa là một thách thức, vừa là một phản ứng của toàn cầu hóa;(3) toàn cầu hóa và khu vực hóa là hai quá trình diễn ra song song và đan xen Bài thảo luận sẽ dựa trên ba khía cạnh này để đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với khu vực hóa và ngược lại.

Tính tương trợ giữa khu vực hóa và toàn cầu hóa

3.2.1 Khu vực hóa tạo nền tảng để hoạt động hiệu quả trong toàn cầu hóa

3.2.1.1 Hỗ trợ thúc đẩy vị thế quốc gia trên trường quốc tế

Các quốc gia có thể thông qua các hiệp định thương mại khu vực, liên minh thuế quan và các thỏa thuận thị trường chung để tăng cường ảnh hưởng của khối trên chính trường quốc tế Liên kết khối sẽ đảm bảo rằng lợi ích và tiếng nói của từng quốc gia thành viên sẽ được bảo vệ cũng như khuyến khích bình ổn khu vực qua đàm phán hòa bình Các thỏa thuận khu vực hóa thành công sẽ mang tới cơ hội tham gia và chủ trì các chương trình nghị sự hay diễn đàn quốc tế cho các quốc gia, giúp họ hình thành thêm các mối quan hệ đối tác hay gia nhập vào các liên minh chiến lược mới trong khu vực hay trên toàn cầu Một ví dụ có thể thấy là Việt Nam sau khi gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã tiếp cận được các thị trường tiềm năng mới, thậm chí chinh phục được một trong những thị trường khó tính như Nhật Bản với mặt hàng thủy sản, từ đó nâng cao được vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

3.2.1.2 Nâng cao tính chặt chẽ trong hệ thống pháp lý cấp quốc gia và cấp khu vực

Sự ra đời của các liên hiệp khu vực đã tạo ra sân chơi cho phép các quốc gia trong khu vực đó có thêm cơ hội để học hỏi và trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên cho nhau Không chỉ vậy, việc hoạt động trong một tổ chức khu vực tầm cỡ sẽ cho các quốc gia tiếp xúc với một môi trường pháp lý chung có tính chặt chẽ cao Từ việc phải đáp ứng và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hiệp ước, các nhà chính sách cũng có thể rà soát lại các lỗ hổng trong hệ thống pháp lý quốc gia Đối với thị trường thương mại, khu vực hoá cũng tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực, nhằm nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi hoạt động, đảm bảo an ninh và trật tự trong khu vực Một ví dụ làHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã bao gồm các cam kết về hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại các thị trường, để từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Mặt khác, hội nhập khu vực đặt nền tảng gắn kết các quốc gia trong phát triển thương mại và đầu tư trong khối Các quốc gia tham gia có thể điều chỉnh các chính sách và thực tiễn của mình thông qua truyền thông, hợp tác và đàm phán, giảm bớt các rào cản cũng như thúc đẩy sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau Các động thái này đều nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, bằng cách thiết lập các khuôn khổ pháp lý chung như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ sản phẩm, tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ hay bảo vệ môi trường đang đảm bảo rằng các doanh nghiệp của các quốc gia được hoạt động trên một sân chơi bình đẳng Sự hài hòa trong các khối khu vực đóng vai trò là bước đệm hướng tới toàn cầu hóa rộng hơn thông qua cách tạo ra các khuôn mẫu Khi các tiêu chuẩn khu vực trở nên phù hợp hơn, quá trình hội nhập toàn cầu trở nên suôn sẻ và toàn diện hơn, mở đường cho một thế giới thịnh vượng và kết nối chặt chẽ.

3.2.2 Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho khu vực hóa

3.2.2.1 Kết nối với các thị trường ngoài khu vực

Nếu khu vực hóa thúc đẩy việc giảm bớt các rào cản thương mại trong khu vực, toàn cầu hóa mở ra con đường dài cho các doanh nghiệp qua dòng luân chuyển vốn, hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới Các quốc gia thường sẽ có xu hướng tận dụng các mối quan hệ kinh tế trong phạm vi khu vực để tối đa hóa lợi ích của mình khi hoạt động trong thị trường toàn cầu Do đó, khu vực hóa vô hình trung đã trở thành một phản ứng có tính toán trước những cơ hội và vấn đề do toàn cầu hóa có thể mang lại Khi các quốc gia đều có lợi thế so sánh và lợi thế chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau, quy trình chế tạo toàn cầu được phân chia và phân tán ở nhiều quốc gia để tối ưu chi phí trong khi vẫn giữ được hiệu quả ở mức cao Khu vực hóa có thể giúp các quốc gia trong một khu vực địa lý nhất định hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu này dễ dàng hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực và khối kinh tế Một số lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được từ các hiệp định này như thủ tục được đơn giản hóa, chính sách được điều chỉnh, một phần chi phí có thể cắt giảm giúp phân bổ nguồn lực đồng đều hơn và cải thiện khả năng dự đoán thị trường khi hội nhập khu vực tăng cường Dù phát triển trong khu vực hay ngoài khu vực,các quốc gia đều cần phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng lượng và mạng lưới truyền thông Quá trình toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho các quốc gia từ các khu vực khác nhau có thể chia sẻ kiến thức và hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình nâng cao sức mạnh nội tại để dần vươn tầm quốc tế.

3.2.2.2 Dòng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ toàn cầu

Do đặc thù của mô hình dây chuyền sản xuất toàn cầu hóa cần sự chặt chẽ và đúng hạn trong quá trình vận chuyển và giao hàng giữa các đầu mối mà các mối liên kết giữa các quốc gia trong khu vực trở thành một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đảm bảo sự liền mạch trong di chuyển của dòng thông tin, dịch vụ hay hàng hóa xuyên biên giới quốc tế Ở chiều ngược lại, chính chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế sâu rộng hơn trong khu vực, từ đó thúc đẩy toàn cầu hóa do cơ hội thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài, nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ và tăng sức cạnh tranh, tiến đến tiến bộ hơn trong kinh tế và thịnh vượng hơn

3.2.2.3 Tính phù hợp song phương trong các chính sách hợp tác dài hạn và ngắn hạn

Toàn cầu hóa thúc đẩy nhu cầu phối hợp chính sách giữa các quốc gia để giải quyết những thách thức và cơ hội phát sinh từ sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh tập thể của khối, các quốc gia có thể tìm cách để tác động vào các chính sách thương mại, đầu tư và hợp tác của chính bản thân mình cũng như của các quốc gia khác và một trong những bước đi phổ biến hiện nay đó là thông qua đàm phán và hình thành các hiệp định thương mại khu vực và các khối kinh tế Nhìn chung, ta có thể thấy rằng rất nhiều chính sách ở tầm khu vực vẫn được sử dụng, mở rộng hoặc điều chỉnh thêm cho phù hợp hơn khi lên tầm quốc tế Một số các chính sách có thể liệt kê như tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hay các chính sách đảm bảo an sinh xã hội Ngoài ra, toàn cầu hóa còn khuyến khích các nước phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để duy trì sự ổn định và tăng trưởng trong khu vực.Các thỏa thuận tiền tệ khu vực, chẳng hạn như liên minh tiền tệ hoặc cơ chế tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách bằng cách điều chỉnh các chính sách tài chính và tiền tệ để duy trì sự ổn định giá cả và hỗ trợ phát triển kinh tế.

Tính tương phản trong mối quan hệ giữa khu vực hóa và toàn cầu hóa

3.3.1 Vấn đề về tính mới của toàn cầu hóa trong diễn biến toàn cầu hiện nay

Tuy rằng vấn đề về tính mới trong toàn cầu hóa đã được đặt ra từ 2010, nhưng phải đến sau 2 năm đại dịch COVID-19 với hàng loạt các biến động lớn diễn ra, lãnh đạo từ các quốc gia mới thực sự nhìn nhận lại mô hình toàn cầu hóa kinh tế hiện tại Ta lấy nền công nghiệp xe hơi làm ví dụ Mô hình sản xuất của nền công nghiệp này dựa trên nền tảng toàn cầu hóa kinh tế với quy trình chế tạo chẻ nhỏ, những bộ phận, linh kiện nào có thể sản xuất ở quốc gia khác với chi phí thấp nhất thì sẽ nhập khẩu từ quốc gia đó Theo

Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier, một chiếc xe hơi sẽ có khoảng 7 chip bán dẫn quan trọng và nếu thiếu dù chỉ 1 chiếc chip thì xe coi như chưa hoàn thành và chưa đủ điều kiện để giao xe Ta thường biết tới các quốc gia châu Á như thủ phủ của chip bán dẫn do độ hoàn thiện của sản phẩm cao mà giá lại rẻ, tuy nhiên, khi đại dịch bùng nổ toàn cầu, nguồn chip bán dẫn từ châu Á đã không thể tới tay được các nhà máy lắp ráp xe ở châu Âu do chính sách đóng cửa biên giới và các biện pháp giãn cách xã hội được đặt ra. Điều này được coi là một khủng hoảng với ngành sản xuất xe hơi tại châu lục này do các nhà máy phải ngưng hoạt động do dây chuyền lắp ráp thiếu hụt vật liệu

Khủng hoảng thứ hai còn được coi là tai họa với ngành sản xuất xe hơi châu Âu khi bom đạn rơi xuống Ukraine - nơi gia công các bó dây điện điều khiển các chiếc xe Ta thấy rằng, ngành công nghiệp xe hơi là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nền do sự kiện giữa Nga và Ukraine Ông Paolo Gentiloni, Cao ủy châu Âu về Kinh tế đánh giá rằng mâu thuẫn giữa hai quốc gia này khiến hoạt động thương mại tại khu vực tiếp giáp phía đông Liên minh châu Âu sụp đổ, song song đó là sự gián đoạn trong nguồn cung nguyên liệu thô và nguyên liệu đầu vào, đi kèm theo đó là giá cả hàng hóa đồng loạt tăng cao

Câu chuyện giữa Nga và Ukraine như một mắt xích giữa hàng chuỗi các căng thẳng leo thang trong mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các quốc gia Chiến tranh bùng nổ ở Palestine, lệnh cấm vận áp đặt lên Nga từ Mỹ, các biện pháp trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại, vô hình trung đã gia tăng khoảng cách giữa các thị trường và khiến các quốc gia phải đặt ra câu hỏi “Liệu tự chủ sẽ là một lựa chọn tốt hơn?” Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2022 tổ chức tại Thụy Sĩ, nhiều quốc gia và khu vực đã lên tiếng củng cố quyền tự chủ chiến lược của mình, cũng như tỏ rõ xu hướng khu vực hóa, co cụm hợp tác theo từng khối lớn thay vì ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế và tự do thương mại một cách vô điều kiện.

3.3.2 Sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ

Có thể cho rằng, một khi toàn cầu hóa không còn được ủng hộ vô điều kiện bởi các quốc gia trên thế giới, hiện tượng bảo hộ mậu dịch và bảo hộ thương mại sẽ tái xuất hiện.

Một trong những sự kiện nổi bật liên quan đến hiện tượng này là thực thi hóa chính sách

“Nước Mỹ đầu tiên” dưới thời của chính quyền Tổng thống Donald Trump Chính sách này đã khởi nguồn cho cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung và tạo ra một thách thức mới đối với nền kinh tế thế giới khi “những tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động” Nhận định về vấn đề này, Tổng Giám đốc WTO nhiệm kỳ 2017 - 2020 Roberto Azevedo đã nhấn mạnh về viễn cảnh các quốc gia khác sẽ đưa ra các chính sách tương tự theo hiệu ứng domino Không chỉ riêng WTO, chính sách của Donald Trump cũng được các học giả về quan hệ quốc tế từ các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ phản đối vì những gì Donald Trump hướng tới đang đi ngược lại với các định chế trật tự thế giới mà chính Mỹ lập nên kể từ thời hậu chiến Việc người đứng đầu Nhà trắng 2018 liên tục đưa ra các phát ngôn nhắm vào các tổ chức mà hiện tại Mỹ đang có quyền lãnh đạo như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Tổ chức Thương mại Thế giới không chỉ dấy lên quan ngại cho các nước thành viên trực thuộc các tổ chức kể trên, mà còn gián tiếp cho thấy Donald Trump sẵn sàng từ bỏ quyền lãnh đạo của quốc gia này tại các tổ chức “đã phục vụ lợi ích nước Mỹ và các đồng minh trong hơn

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc - quốc gia được hưởng nguồn lợi khổng lồ từ toàn cầu hóa, hiện nay đã dần tỏ rõ xu hướng co cụm với hàng loạt các chính sách và kế hoạch tập trung vào phát triển nguồn lực và ngành công nghiệp nội địa Năm 2015, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 10 năm “Made in China 2025” nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu Trung Quốc muốn chuyển từ một quốc gia chủ yếu lắp ráp hàng hóa cho các công ty nước ngoài thành một quốc gia phát minh ra sản phẩm có yếu tố công nghệ Trong tầm nhìn đến năm 2049, Trung Quốc sẽ dẫn đầu sản xuất và đổi mới với vị thế cạnh tranh trong hệ thống công nghệ và công nghiệp tiên tiến Hoa Kỳ và một số nước có nền công nghiệp hóa lớn đánh giá kế hoạch này của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến các nguyên tắc thương mại quốc tế mà còn gây ra rủi ro an ninh Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế đã cho rằng, Trung Quốc đang cố bóp méo thị trường toàn cầu qua các khoản ưu đãi chính trị Mười ngành hàng nằm trong kế hoạch “Made inChina 2025” được nhận các khoản trợ cấp và các ưu đãi cực thấp đến từ chính các ngân hàng thuộc nhà nước Các khoản trợ cấp này được đánh giá có thể làm lệch thị trường,dẫn đến tình trạng sản xuất quá mức và bán phá giá các sản phẩm vốn đã có giá rẻ trên thị trường Không chỉ vậy, Trung Quốc vẫn có thể tự do đầu tư ra nước ngoài nhưng lại giữ hạn chế và đặt ra các định chế về đầu tư lên các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc Mặt khác, các cáo buộc được đưa ra về phân biệt đối xử đối với đầu tư nước ngoài, đánh cắp tài sản trí tuệ hay gián điệp mạng đã trở thành lý do bắt nguồn cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sau là tình hình căng thương mại trên toàn cầu khi các quốc gia khác cũng theo làn sóng đưa ra chính sách bảo hộ tương tự để phản ứng với kế hoạch “Made in China 2025”

Thực tế cần phải hiểu rằng, mặc dù đề cao tự do thương mại nhưng xét trên khía cạnh nào đó, các quốc gia vẫn giữ một vòng bảo vệ nhất định cho một số khu vực hoặc ngành hàng nội địa song họ sẽ không thể đưa ra lập trường một cách quá thẳng thắn do các vấn đề liên quan đến hợp tác và quan hệ quốc tế Tuy nhiên, các phát ngôn chính thức của cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo nên rủi ro mang tính hệ thống đối với nền kinh tế quốc tế Kể từ năm 2017 cho đến nay, sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng được thể hiện rõ Nước Anh quyết định “Brexit” khỏi Liên minh Châu Âu, Hoa

Kỳ bày tỏ rõ lập trường đối đầu với cả Trung Quốc và Nga trong chính trị và kinh tế Mối quan hệ đồng minh Washington - Brussels xuất hiện khúc mắc khi Donald Trump vì lợi ích của Mỹ mà phủ nhận các nguyên tắc đã được đặt ra về chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa và thương mại tự do Mỹ đã liên tục đưa ra các tuyên bố rút khỏi hoặc đe dọa rút khỏi các hiệp ước thương mại quốc tế và tổ chức quốc tế, và trong diễn biến gần đây nhất về vấn đề tình hình nóng bỏng tại chiến trường Gaza, Mỹ đã sử dụng sức mạnh của mình để ép buộc thế giới Đối diện vấn đề này, các quốc gia không còn chỉ quan ngại mà đã thật sự phải tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng toàn cầu hóa có còn là một sân chơi an toàn cho họ nữa hay không.

Sự tồn tại song song và đan xen lẫn nhau của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế 31 1 Khu vực hóa: vùng cất cánh hay sân chơi cỡ vừa

3.4.1 Khu vực hóa: vùng cất cánh hay sân chơi cỡ vừa

Các doanh nghiệp nếu có tham vọng hoàn toàn có thể làm quen với thị trường trong khu vực trước khi mở rộng quy mô lên mức toàn cầu Qua các hoạt động tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh đang tồn tại trong vùng kinh tế của hiệp hội hoặc liên minh khu vực, doanh nghiệp không chỉ phản ứng nhạy bén hơn khi tiếp cận với văn hóa, thị hiếu tiêu dùng địa phương mà còn có thêm kinh nghiệm khi phải đối mặt với các rủi ro tại một thị trường ngoài nước như rủi ro pháp lý, bất ổn chính trị hay rủi ro tỷ giá Không chỉ vậy, quá trình này còn tạo điều kiện thúc đẩy mạng lưới hợp tác giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và doanh nghiệp từ các quốc gia thuộc cùng khu vực Các đầu mối từ đó có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm tải chi phí vận chuyển để nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số các tác động khác như thị hiếu khách hàng hay nhu cầu thị trường thay đổi sẽ được hạn chế khi doanh nghiệp nâng cao khả năng rút ngắn thời gian phản hồi đối với những vấn đề của khách hàng và sáng tạo hơn trong giải pháp cho nhu cầu của thị trường.

Mặt khác, khi doanh nghiệp đã qua giai đoạn chỉ tập trung vào thị trường trong nước nhưng đồng thời không có tham vọng bành trướng quy mô quá xa, ta có thể thấy thị trường trong khu vực là một thị trường có độ rộng vừa đủ cho doanh nghiệp Cấp độ thị trường này cho phép doanh nghiệp thử thách chính mình với các nền văn hóa tiêu dùng khác nhau với các yếu tố được kể trên như mạng lưới nhà sản xuất - nhà phân phối và rủi ro từ các lĩnh vực Nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn có cơ hội chuyên nghiệp hóa và hệ thống hóa bộ máy của mình lên mức cao hơn khi xác định vùng an toàn của mình nằm dưới cấp độ quy mô toàn cầu

3.4.2 Tính sáng tạo, sự giao lưu và chuyển giao công nghệ

Thế giới đã chứng kiến cuộc chạy đua khoa học - kỹ thuật liên tục của Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2 và cuộc Chiến tranh Lạnh (1947 - 1991) với Hồng quân Liên Xô, sau đó là với Trung Quốc Tuy rằng mỗi quốc gia đều có mục đích riêng trong nỗ lực nâng cấp không ngừng nền tảng kỹ thuật của mình, nhưng nhìn chung đó đều là những bàn tay vô hình thúc đẩy các quốc gia theo phe cánh gia nhập vào cuộc đua Quá trình toàn cầu hóa cung cấp cho các nước luồng thông tin về sự phát triển khoa học ở khắp nơi trên thế giới, còn khu vực hóa khuyến khích các quốc gia nghiên cứu và phát triển trên nhiều lĩnh vực qua hợp tác và chia sẻ kiến thức trong khu vực và khu vực lân cận Các nước thành viên cũng có thể đẩy nhanh sự phát triển kỹ thuật và tiến độ tiến bộ kinh tế bằng cách trao đổi chéo các nguồn lực chuyên môn và hỗ trợ một số gói viện trợ cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và nghiên cứu Hội nhập khu vực không chỉ chú trọng vào hợp tác giữa các quốc gia mà cũng hoan nghênh hợp tác giữa chính phủ các nước và các bộ phận khác trong xã hội như doanh nghiệp và các trường đại học Các trung tâm chuyển giao công nghệ, khu công nghệ và cụm công nghệ có thể được tạo ra để phần nào hỗ trợ sự sáng tạo và truyền ngọn lửa tinh thần trong kinh doanh quốc tế đến với giới trẻ trong khu vực Ngoài ra, các hệ sinh thái hướng tới sự đổi mới khi liên kết giữa các quốc gia có thể sẽ đẩy nhanh quá trình phổ biến và áp dụng công nghệ mới của các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận vốn Nhìn chung, trong thời đại công nghệ và mạng Internet lên ngôi, một trong những lợi thế giúp các nước thu hút nguồn vốn đầu tư là nền tảng kỹ thuật số có sự tiến bộ rõ rệt và đón đầu xu thế.

3.4.3 Đánh giá chung về sự tồn tại song song và đãnen của khu vực hóa và toàn cầu hóa

Lý giải cho luận điểm này dựa vào các luận điểm khác đã được nêu trên, ta có thể thấy rằng tùy vào tình hình và diễn biến của nền kinh tế - chính trị toàn cầu mà điểm giao nhau giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa mang tính tương phản hoặc tương trợ tương ứng.Bên cạnh đó, khi xét đến sự tồn tại các tính chất riêng biệt của khu vực hóa và toàn cầu hóa, đôi lúc ta có thể coi mối quan hệ của hai khái niệm nay thuộc một dạng đồ thị hình sóng dừng hướng về phía trên, tượng trưng cho sự phát triển của hai xu hướng này sẽ đi tiến về phía trước theo thời gian và theo tiến trình tiến hóa của xã hội Do nhu cầu thị trường mà luôn xảy ra hoạt động trao đổi hàng hóa trong và ngoài khu vực, vậy nên tại một thời điểm bất kỳ vẫn sẽ luôn tồn tại cả khu vực hóa và toàn cầu hóa Tuy nhiên, sự tồn tại của xu hướng bị tác động tích cực hay tiêu cực còn dựa vào tình hình thực tế hoặc cũng có thể nói rằng, mỗi đầu bụng sóng của từng xu hướng nằm ở vị trí thấp hay cao một phần phụ thuộc vào diễn biến trong nền kinh tế và quan hệ quốc tế của thế giới.

ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI EU VÀ ASEAN

Tới EU

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, khả năng lây nhiễm dễ dàng của dịch bệnh đã biến sự liên kết giữa các quốc gia từ xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa trở thành một điểm yếu và gia tăng các các trường hợp lây nhiễm từ đó Để đối phó với vấn đề này các tổ chức kinh tế khu vực trên toàn cầu đã phải đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm giảm thiểu vấn đề đại dịch nhưng những biện pháp đó cũng gây ra ảnh hưởng tới tiến trình của khu vực hóa, toàn cầu hóa Trước và sau sự xuất hiện của Covid-19 đã có những sự kiện khác xảy ra trên toàn thế giới có tác động tới xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa

EU tự hào với sự liên kết giữa các quốc gia thành viên của mình đã phải chịu một cú sốc lớn khi vào năm 2016, Liên hiệp Vương quốc Anh, sau 47 năm là thành viên của EU quyết định rời đi, được biết đến là sự kiện Brexit Những lý do mà Vương quốc Anh đưa ra cho quyết định này thường được coi là những ảnh hưởng tiêu cực điển hình tới một quốc gia khi quyết định gia tăng sự liên kết tới những quốc gia khác: sự đe dọa tới chủ quyền và quyền quyết định của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia, nhập cư bất hợp pháp Có thể nói rằng chính xu hướng khu vực hóa đã đưa nước Anh gia nhập EU nhưng cũng chính nó là lý do rời đi và sự ra đi này đã mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới EU mà nhiều người cho rằng ngay từ đầu nếu Anh không gia nhập EU thì đã tốt hơn Về kinh tế, Anh là nước lớn thứ hai trong Liên minh Châu Âu, dự đoán sẽ đóng góp khoảng 9 tỷ USD vào ngân sách EU trong giai đoạn 2015 đến 2019 Mất đi khoản đóng góp đó sẽ khiến cho những kế hoạch của EU phải được xem xét lại, trong đó bao gồm cả những khoản trợ cấp, hỗ trợ tới các nước thành viên có nền kinh tế đang gặp khó khăn Điều này còn khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư lo lắng về tiềm năng phát triển tại EU và quyết định giảm nguồn vốn đầu tư Hơn nữa, vị thế, uy tín của EU cũng bị ảnh hưởng: trong bối cảnh nền kinh tế EU đang cần sự đoàn kết và nỗ lực để cùng giải quyết những thách thức lớn như khó khăn kinh tế, khủng hoảng nợ công, nhập cư, khủng bố và nhiều vấn đề khác, thì Brexit sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của EU trên trường quốc tế điều này đã tạo tiền lệ và thúc đẩy phong trào ly khai ở các nước thành viên khác, gây nguy cơ chia rẽ và tan rã EU

Và khi EU đang cố gắng khôi phục từ Brexit thì dịch Covid-19 xảy ra vào năm

2019 Đại dịch Coid-19 đã có ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa Trong nỗ lực phát triển khu vực hóa, toàn cầu hóa, giữa các thành viên trong EU không có thuế xuất nhập khẩu giữa các thành viên và đã luôn tận dụng việc thành viên nào có giá sản xuất rẻ, tài nguyên dồi dào thì sẽ sản xuất tại đất nước đó mà và từ đó giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển và sản xuất Khi đại dịch xảy ra, chuỗi cung ứng này đã bị gián đoạn Trong nỗ lực giảm sự lây nhiễm của dịch bệnh, các quốc gia đã giảm đáng kể sự giao thương với nhau và điều này đã có ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế toàn EU: trong năm 2020, GDP của khu vực eurozone (các quốc gia sử dụng đồng euro) đã giảm khoảng 6,6% so với năm trước, trong khi GDP của toàn bộ EU đã giảm khoảng 6,1% Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Ý, Tây Ban Nha và Pháp; tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đáng kể ở nhiều quốc gia thành viên Trong tháng 4 năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở khu vực eurozone đã tăng lên 7,3%, mức cao nhất kể từ thập kỷ 2000.

EU còn có nhiều những chính sách, gói hỗ trợ cho các nước thành viên có nền kinh tế yếu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Croatia, và những đất nước này đã có phần phụ thuộc vào những khoản trợ cấp này Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế của từng quốc gia thành viên và cũng vì vậy ảnh hưởng tới ngân sách của EU và cả những nguồn tiền trợ cấp Cụ thể năm 2018 nước Đức đóng góp 31,2 tỷ USD vào các quỹ hỗ trợ kinh tế những năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch con số này chỉ còn 25,8 tỷ, một sự sụt giảm đáng kể

Và một lần nữa khi đang trong quá trình hồi phục thì vào tháng 4 năm 2022, chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra, một lần nữa kéo theo EU Do sự liên kết và thống nhất của mình, các quốc gia EU đều phải có chung một thái độ tới cuộc chiến này Điều đó có nghĩa là mặc dù có một số quốc gia không mong muốn bị cuốn vào cuộc chiến, nhưng do phải theo số đông, toàn bộ các thành viên EU đều đã tham gia hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc chiến Đặc biệt đối với các quốc gia có nền kinh tế mạnh như Đức, như đã nói trên dù đã phải đóng góp vào những quỹ hỗ trợ kinh tế, nhưng hiện nay lại cần cùng lúc hỗ trợ vốn và vũ khí cho Ukraine và vì quy mô kinh tế lớn nên cũng bị kỳ vọng phải đóng góp một lượng lớn hơn Và mối liên hệ này con ảnh hưởng tới cả mối quan hệ ngoại giao tới Nga Do toàn bộ Liên minh đã ủng hộ Ukraine, điều này cũng đồng nghĩa với việc từng thành viên đã giảm mối quan hệ với Nga, một cường quốc đứng đầu thế giới và trong những thành viên này có cả những đất nước với nền kinh tế yếu như đã kể trên và có biên giới rất gần Nga mà nếu chiến tranh xảy ra sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.

Ta thấy được dù sự liên kết do xu hướng toàn cầu hóa đã mang lại rất nhiều lợi ích nhưng trong tình trạng hiện nay, do những sự kiện đang xảy ra trên thế giới EU đang phải hứng chịu những ảnh hưởng rất nặng nề từ sự liên kết này và sự dịch chuyển trong xu hướng kinh tế hóa, toàn cầu hóa này.

Tới ASEAN

Đi theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng đã liên kết với nhau và thành lập ra tổ chức ASEAN Tuy nhiên khác với EU, giữa các thành viên ASEAN không có sự ràng buộc về chính trị, không một đất nước nào có quyền tham dự vào quyết định của quốc gia khác Chính vì vậy nên ASEAN không bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sự kiện trên thế giới như EU nhưng vẫn có thể tận dụng được những lợi ích của toàn cầu hóa

Mỗi quốc gia riêng lẻ trong ASEAN đều là những quốc gia nhỏ có thể dễ dàng bị chi phối bởi các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ và Trung Quốc, thậm chí điều này đã từng xảy ra trong quá khứ và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính cho việc thành lập ASEAN ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và điều này có nghĩa là sự liên kết giữa các quốc gia thành viên đã giúp chống lại sự ảnh hưởng của các cường quốc, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài khối bằng cách tăng sự liên kết ở bên trong

Tuy nhiên mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN phần lớn chỉ tập trung vào mục đích kinh tế, giữa các quốc gia vẫn có một số rào cản như thuế xuất nhập khẩu không như với EU Nhưng cũng vì vậy khi các sự kiện trên thế giới có ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết của ASEAN không bị ảnh hưởng quá nhiều Ta có thể thấy điều này rõ nhất trong mối quan hệ của các quốc gia ASEAN đối với Nga khi cuộc chiến tranh năm 2020 diễn ra Do không bị ràng buộc về chính trị như EU, các thành viên ASEAN đều có thể tự do lựa chọn phương án ngoại giao với Nga Một ví dụ cụ thể là khi Liên Hợp Quốc mở một cuộc bỏ phiếu nhằm lên án Nga về cuộc chiến đa phần các quốc gia ASEAN đã bỏ phiếu thuận, chỉ có Lào và Việt Nam là bỏ phiếu trắng Điều này có nghĩa là trong khi các quốc gia khác quyết định giảm quan hệ với Nga thì Lào và Việt Nam lại mong muốn giữ nguyên mối quan hệ và giữ cho bản thân nằm ngoài cuộc chiến.

Nhưng việc không có liên kết về chính trị cũng là tiền đề gây ra sự chia rẽ nội bộ trong ASEAN Điều này được thể hiện ở việc tranh chấp chủ quyền Biển Đông diễn ra giữa 6 quốc gia, bốn trong số đó là các thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Philipin, Brunei và Malaysia Với mối quan hệ chặt chẽ về chính trị và các lợi ích mà các thành viên đạt được phần lớn đều được chia sẻ lẫn nhau, việc tranh chấp nội bộ này sẽ ít xảy ra trong EU, tuy nhiên đối với các quốc gia ASEAN vẫn còn tồn tại thuế xuất nhập khẩu vì vậy nên quốc gia nào kiểm soát được phần lớn hơn của Biển Đông, một khu vực với nhiều tuyến đường thương mại đường biển toàn cầu, thì sẽ có thể có được nhiều lợi ích hơn kể cả là từ các quốc gia thuộc ASEAN Không bị ràng buộc về chính trị cũng có nghĩa là các quốc gia ASEAN không bị ràng buộc vào các cuộc chiến tranh của nhau, vì vậy khi bị đe dọa về mặt kinh tế các quốc gia có thể liên kết với nhau và cùng nhau chống lại nhưng khi có chiến tranh xảy ra không có quốc gia nào bắt buộc phải huy động quân đội để giúp quốc gia khác, mặc dù vậy trong thực tế khi xảy ra chiến tranh các quốc gia ASEAN vẫn sẽ giúp đỡ lẫn nhau bởi một thành viên yếu đi thì cũng sẽ giảm hiệu quả của việc liên kết.

Qua hai tổ chức kinh tế EU và ASEAN với hai mức độ liên kết khác nhau có thể thấy được liên kết càng chặt chẽ, càng về nhiều mặt thì những lợi ích nhận được càng lớn.

Tuy nhiên khi xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa dịch chuyển theo hướng giảm, có thể là do các sự kiện trên thế giới bất lợi xảy ra, thì mối liên kết càng nhiều càng sâu sắc thì sự ảnh hưởng tiêu cực đến một mắt xích trong chuỗi cũng sẽ gây ra những thiệt hại càng lớn tới các mắt xích khác.

VIỆT NAM VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

Việt Nam trước khi đổi mới mở cửa kinh tế

Việt Nam sau khi Giải phóng đất nước năm 1975 và trước Đổi mới năm 1986 là một đất nước có nền kinh tế định hướng kinh tế kế hoạch hóa tập trung và đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa do nền kinh tế lúc đó mang đặc điểm chủ yếu là sản xuất nhỏ và nông nghiệp không phụ thuộc vào ngoại thương Bởi sau chiến tranh Việt - Mỹ, Mỹ đã cấm vận Việt Nam và đất nước bị ảnh hưởng nặng bởi hậu chiến tranh, vì những tác động đó, Đại hội IV (1976) của Đảng chỉ ra định hướng về việc ưu tiên phát triển công việc, ngành nghề công nghiệp nặng trên cơ sở xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp kết hợp nhằm tự cung tự cấp, đáp ứng những nhu cầu cấp bách thiết yếu của người dân và đất nước lúc đó; Đại hội V (1982) đã bắt đầu có những bước đầu mở cửa thị trường và hiện đại hóa bằng cách đề ra nhiệm vụ là hợp tác kinh tế với các nước thân cận Liên Xô, Lào, Campuchia và các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, cùng với tiết kiệm trong sản xuất hàng hóa kết hợp với áp dụng công nghệ khoa học máy móc vào sản xuất

Vào Đại hội VI (1986), Việt Nam đã có những bước tiến mới trong định hướng cơ cấu nền kinh tế Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát biểu trong Đại hội VI rằng Việt Nam cấp thiết xóa bỏ các cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, quan liêu thay vào đó là giao nhiệm vụ cho đúng người, đúng nhiệm vụ Cùng với đó ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các đòn bẩy kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong đời sống kinh tế xã hội và cần thiết phát huy hiệu quả của kinh tế đối ngoại Vì vậy tại Đại hội

VI, Đảng đã chuyển hướng nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khi chuyển sang cơ cấu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đồng nghĩa với việc giảm bớt sự quản lý của Nhà nước, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và nâng cao vai trò của chủ thể kinh tế trong thị trường và các doanh nghiệp hơn trong các hoạt động kinh tế Ngoài ra, Đại hội VI đồng thời khuyến khích việc mở cửa thị trường, khuyến khích thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gian tiếp nước ngoài và mở rộng thương mại quốc tế.

Việt Nam trong công cuộc toàn cầu hóa và liên kết kinh tế liên khu vực

5.2.1 Tiến trình hội nhập hóa

Toàn cầu hóa và khu vực hóa đang là xu hướng mạnh mẽ và điều đó thúc đẩy các nước trên thế giới tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế Đồng thời sau Đổi mới 1986, vì mục tiêu chung, Việt Nam cũng đang rất tích cực chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn vốn FDI, kí kết các hiệp định tự do hóa thương mại cũng như tham gia vào các tổ chức đa phương toàn cầu và khu vực Cụ thể đối với hoạt động liên kết kinh tế khu vực, Việt Nam đã tham gia Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

GMS là một sáng kiến hợp tác khu vực được hỗ trợ thành lập ADB vào năm 1992 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tại sáu quốc gia dọc theo sông Mekong trong đó có 6 thành viên bao gồm Việt Nam Trong đó liên kết GMS bao gồm các hợp tác về Giao thông, Hỗ trợ Giao thông và Thương mại, Năng lượng, Nông nghiệp, Môi trường, Phát triển Nguồn Nhân lực, Phát triển Đô thị, Du lịch, Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Các khu Kinh tế Cửa khẩu và đa ngành khác Là một thành viên tích cực trong hợp tác kinh tế khu vực này, Việt Nam không chỉ mở rộng cơ hội đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà đồng thời rót vốn đầu tư vào một số tiểu vùng tại sông Mekong, khi tính đến năm 2020 tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam tới GMS đạt hơn 9600 tỷ USD Ngoài ra, Việt Nam luôn tích cực gắn kết ngoại giao kinh tế khu vực khi tham gia các hoạt động hợp khác nhau như Xây dựng Khung chiến lược thúc đẩy thương mại và đầu tư hay Diễn đàn Kinh doanh GMS Việt Nam tham gia liên kết khu vực kinh tế vùng sông Mekong là bước đi quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về lợi ích kinh tế cũng như nâng cao khả năng phát triển bền vững khu vực bằng cách nhận đầu tư, đi đầu tư và xây dựng các hiệp định chung phát triển và xây dựng sông Mekong.

ASEAN với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và văn hóa bằng cách giảm hàng rào thuế quan cũng như khuyến khích đẩy mạnh tự do thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước Và từ năm 1995 cho tới nay, Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực của ASEAN và việc tham gia vào hiệp hội này đã thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và làm cho chiều hướng phát triển kinh tế nước ta trở nên tích cực hơn.

Việt Nam và ASEAN có mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau Trên cương vị là một thành viên trong khối liên kết khu vực, Việt Nam đã tích cực tham gia vào mạng lưới giao thương AFTA và AEC, văn hóa đa phương, chuyên môn hóa khu vực như ASEAN+3 và RCEP và tham gia các hội nghị diễn đàn giữa ASEAN cùng nước khác như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) hay Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) Ngoài những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều mục tiêu to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước Có thể lấy ví dụ về tăng trưởng trong hai chỉ số GDP bình quân đầu người và kim ngạch xuất khẩu tại đất nước này Cụ thể GDP bình quân đầu người trong năm 1995 là 281 USD/người, còn tính đến năm 2023 là 4284 USD/người; Còn kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam năm 2023 đạt 355,5 tỷ USD tăng nhiều so với cùng kỳ năm 1995 là 5,3 tỷ USD Nhìn lại thì bước tiến tham gia ASEAN vào năm 1995 được Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhận định rằng là bước đi đúng đắn cho chiến lược bảo vệ và xây dựng nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế để tạo đà tốt hơn cho hội nhập quốc tế

Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã góp phần trong việc mở đầu và xây dựng ASEM tại Thái Lan vào năm 1996 Hội nghị Á - Âu là một diễn đàn liên chính hợp tác giữa các nước châu Á và châu Âu nhằm giao lưu thúc đẩy các mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa chặt chẽ hơn Là thành viên của ASEM, đây là cơ hội để có thể mở rộng các cơ hội hợp tác trong đa dạng các lĩnh vực từ thương mại đầu tư cho đến giáo dục, văn hóa và an ninh Việt Nam dưới vai trò là một nước tham gia đã luôn tích cực xây dựng phát triển liên kết này bằng thúc đẩy đối thoại hợp tác và chủ động xây dựng kí kết các FTA. Lấy ví dụ từ việc phát triển bền vững trong ASEM, Việt Nam đồng đăng cai Hội nghị ASEM về chủ đề “Đối tác Á - Âu vì hòa bình và phát triển bền vững” vào năm 2004 tại

Hà Nội có nội dung chủ yếu về chia sẻ kiến thức và đưa ra các sáng kiến chung nhằm giải quyết các thách thức về khí hậu Ví dụ khác về Việt Nam tăng cường kinh tế đối ngoại cũng như xây dựng vững chắc liên kết kinh tế khu vực bằng việc kí kết FTA Tham gia ASEM là một nước đi tích cực cho Việt Nam khi mở rộng cơ hội trong việc xây dựng vị thế trên trường quốc tế cũng như tạo điều kiện cho hợp tác về thương mại đầu tư và tạo khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tại châu Âu.

Nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Kinh tế APEC lần thứ 10 diễn ra tại Kuala Lumpur - Malaysia, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 18 của APEC vào năm

1998 APEC là một trong những diễn đàn kinh tế quan trọng nhất thế giới thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư hợp tác kinh tế trong cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương. Liên kết APEC đã đặt ra Mục tiêu Bogor vào năm 1994 nhằm đạt được thương mại tự do và cởi mở trong khu vực vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và vào năm

2020 đối với các nước đang phát triển Việt Nam khi tham gia APEC cũng đã gặt hái được nhiều lợi ích về kinh tế khi có cơ hội hội nhập vào chuỗi cung ứng khu vực và tiếp cận các chương trình đào tạo chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực khác nhau của APEC Ví dụ tham gia vào liên kết khu vực này có thể giúp Việt Nam nắm bắt được phần nào tiềm năng to lớn của thương mại điện tử đối với tăng trưởng kinh tế APEC mang lại nhiều chương trình nâng cao năng lực khác nhau cho từng lĩnh vực khác nhau và cụ thể cho vấn đề này thì dự án “Xây dựng năng lực kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực APEC” cung cấp đào tạo về chiến lược tiếp thị trực tuyến hoặc hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn và nguồn lực cho các doanh nghiệp về phát triển thương mại điện tử Nhìn chung làm thành viên trong APEC là bước đi chiến lược của Việt Nam và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho kinh tế cùng kết nối ngoại giao

Một là, tham gia tổ chức liên kết kinh tế khu vực giúp tiếp cận với thị trường quốc tế và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Các hiệp định thương mại khu vực (RTA) đã góp phần loại bỏ hoặc giảm bớt thuế quan và rào cản thương mại, cho phép các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến một thị trường rộng mở hơn với mức giá cạnh tranh và dễ dàng hơn Việc kí kết được thêm các RTA mở rộng nhóm khách hàng và có khả năng làm tăng lãi dự tính của các doanh nghiệp Ngoài ra hội nhập vào liên kết kinh tế khu vực cho phép Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng hướng đi chuyên môn hóa vào các công đoạn sản xuất cụ thể hoặc tiếp thị trực tuyến và thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam đang trong thời kỳ đi lên của thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số Nhờ đó, Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế lớn hơn và tạo điều kiện để mở rộng tệp khách hàng và thúc đẩy thương mại trực tuyến xuyên biên giới.

Hai là, tham gia tổ chức liên kết kinh tế khu vực thúc đẩy việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Qua những hoạt động đóng góp cho các tổ chức quốc tế cũng như liên kế kinh tế khu vực, Việt Nam đã thông qua đó để xây dựng hình ảnh đất nước Từ đó tạo niềm tin tới các nhà đầu tư Với tư cách là thành viên trong các liên kết kinh tế khu vực mà Việt Nam thực hiện ký kết đối với các yêu cầu về sự cởi mở và ổn định kinh tế cũng như các quy định chung về bảo hộ đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, giúp đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tài trợ, vốn lớn hơn từ các nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong liên kết, đặc biệt có lợi cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thu hút dòng vốn FDI, cũng như là có thêm nhiều chủ thể kinh tế khác xuất hiện trong thị trường, điều này làm giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia đầu tư nào và thúc đẩy một nền kinh tế linh hoạt hơn đúng theo mục tiêu ban đầu đặt ra trong Đại hội

VI về việc đa dạng hơn các thành phần kinh tế.

Ba là, tham gia tổ chức liên kết kinh tế khu vực thúc đẩy giao lưu kiến thức và tiến bộ công nghệ, điều này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững Hợp tác với các đối tác trong khu vực tạo điều kiện thuật lợi cho việc chuyển giao công nghệ và bí quyết tiên tiến Và hợp tác liên kết khu vực hiện nay cũng đồng thời khuyến khích các sáng kiến chung về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên bền vững.

Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận các phương pháp tiên tiến hơn, điều này có thể giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất và tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa Song song với đó là mang lợi lợi ích Việt Nam và các doanh nghiệp bằng cách giải quyết các thách thức môi trường và thúc đẩy các hướng sản xuất thân thiện với môi trường trong khu vực Liên kết kinh tế khu vực còn khuyến khích hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D) Đây là cơ sở để tạo ra những cơ hội, sản phẩm mới đáp ứng thị trường đầy biến động và bắt kịp xu thế toàn cầu cũng như tìm ra các khuyết điểm để khắc phục kịp thời Điều này thúc đẩy sự đổi mới ở Việt Nam hướng tới một nền kinh tế hiện đại hóa dựa trên tri thức hơn

Bốn là, tham gia tổ chức liên kết kinh tế khu vực tác động đến phát triển tăng cường nguồn vốn về nhân lực và mở rộng cơ hội việc làm cho người dân trong nước Không chỉ mở rộng thị trường về xuất khẩu, đây cũng là một cơ hội lớn để tiếp cận các nguồn nhân lực nước ngoài Một số liên kết khu vực cho phép di chuyển lao động có tay nghề dễ dàng hơn trong các quốc gia thành viên Do vậy đây là cơ hội to lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn nhân lực có tay nghề từ các quốc gia tiên tiến khác, đồng thời, mang đến cơ hội việc làm do tăng cường thương mại đầu tư và tạo ra việc làm mới về xuất nhập khẩu Sự nổi lên của các công ty đa quốc gia cũng góp phần tăng cường nguồn vốn nhân lực chất lượng cao trong thị trường Việt Nam nhờ việc họ đầu tư và mang theo đội ngũ nhân lực chuyên môn cao từ nước ngoài về Nhiều khối liên kết khu vực cũng cung cấp các chương trình đào tạo và hội thảo về các kỹ năng khác nhau về kinh tế toàn cầu Lao động Việt Nam có thể tham gia các chương trình nhằm cải thiện các kỹ năng hiện có cũng như đạt được kỹ năng mới giúp họ có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường việc làm Ví dụ như các chương trình Nâng cao năng lực của APEC như Hội thảo của Trung tâm Xây dựng Năng lực APEC (CBC) hay các chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật của Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU)

Năm là, tham gia tổ chức liên kết kinh tế khu vực thúc đẩy việc giao lưu và tăng cường phát triển văn hóa đa phương Hội nhập kinh tế dẫn đến sự gia tăng di chuyển giữa các nước để kinh doanh, du lịch và đầu tư Điều này thúc đẩy trao đổi văn hóa khi người Việt Nam tương tác với các cá nhân tổ chức từ các quốc gia thành viên thông qua trải nghiệm phong cách làm việc, phong tục, truyền thống, ẩm thực và các loại hình nghệ thuật khác nhau trong những hoạt động thương mại, trao đổi văn hóa và du lịch Hội nhập kinh tế có thể tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm văn hóa Việt Nam như âm nhạc, nghệ thuật và hàng thủ công truyền thống Điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo và hỗ trợ phát triển văn hóa ở Việt Nam Ngoài ra xuất hiện nhiều công ty, nơi kinh doanh nước ngoài, từ đó người lao động cũng như khách hàng Việt Nam có thể trải nghiệm phong cách làm việc và sản phẩm quốc tế ngay trong nước Cùng với đó, các tổ chức liên kết khu vực thường xuyên khuyến khích các chương trình trao đổi văn hóa, các sự kiện và lễ hội chung Có thể lấy ví dụ về tuần phim ASEAN tại Hà Nội Đây là sự kiện thường niên được tổ chức nhằm đem đến cơ hội trải nghiệm nhiều loại phim đa dạng quy tụ từ tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN nhằm thể hiện truyền thống điện ảnh phong phú của Đông Nam Á Thông qua hoạt động này, các nhà làm phim, hoạt động văn hóa Việt Nam có thể đem tác phẩm của mình tới nhiều khán giả quốc tế trong khu vực hơn, đồng thời trải nghiệm nền văn hóa của các quốc gia thành viên ASEAN.

Ngày đăng: 28/06/2024, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. What Is Globalization? Examples, Definition, Benefits and Effects, 2024 2. “A Globalizing World?” Google book Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Globalizing World
5. “Châu Á Bị Khủng HoảNg Ngốn Mất 50.000 Tỉ USD”. Thư viện pháp luật 6. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. “IMF: Thế Giới Cần Một Mô Hình ToànCầu Hoá Mới.” Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 3 Nov. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Á Bị Khủng HoảNg Ngốn Mất 50.000 Tỉ USD”. Thư viện pháp luật6. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. “IMF: Thế Giới Cần Một Mô Hình Toàn Cầu Hoá Mới
7. Báo Điện tử VTV. “Xu Hướng Toàn Cầu Hóa Có Bị Đảo Ngược?” Báo Điện Tử VTV, 26 May 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu Hướng Toàn Cầu Hóa Có Bị Đảo Ngược
8. Kacowicz, Arie M. “Regionalization, Globalization, and Nationalism: Convergent, Divergent, or Overlapping?” Alternatives: Global, Local, Political, vol. 24, no. 4, Oct. 1999, pp. 527–556 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regionalization, Globalization, and Nationalism: Convergent, Divergent, or Overlapping
9. Báo Công an Nhân dân Điện tử. “Bảo Hộ Mậu Dịch Đe Dọa Kinh Tế Toàn Cầu.” Báo Công an Nhân Dân Điện Tử, 25 Oct. 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo Hộ Mậu Dịch Đe Dọa Kinh Tế Toàn Cầu
10. Bộ Tài chính. “Tác Động Của Kế Hoạch “Made in China 2025” Đến Thế Giới và Một Số Gợi ý Cho Việt Nam.” Bộ Tài Chính, 23 Mar. 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác Động Của Kế Hoạch “Made in China 2025” Đến Thế Giới và Một Số Gợi ý Cho Việt Nam
11. ASEAN. (2024, May 7). “What we do” - ASEAN Main portal Sách, tạp chí
Tiêu đề: What we do
Tác giả: ASEAN
Năm: 2024
12. Codingest. (2021, November 8). “Thành tựu của Việt Nam sau khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”. Cổng Thông Tin ASEAN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựu của Việt Nam sau khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tác giả: Codingest
Năm: 2021
13. Vov, B. Đ. T. (2023, November 14). “Dấu ấn Việt Nam sau 25 năm gia nhập APEC.” VOV.VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn Việt Nam sau 25 năm gia nhập APEC.”
Tác giả: Vov, B. Đ. T
Năm: 2023
14. Vietnam+. (2022, September 26). “Vietnam needs highly skilled labour force.” Vietnam+ (VietnamPlus) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam needs highly skilled labour force.”
Tác giả: Vietnam+
Năm: 2022
15. Vtv, B. D. T. (2021, August 11). “Bộ trưởng Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam thay đổi vượt bậc sau 26 năm gia nhập ASEAN”. BAO DIEN TU VTV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam thay đổi vượt bậc sau 26 năm gia nhập ASEAN”
Tác giả: Vtv, B. D. T
Năm: 2021
16. Baochinhphu.Vn. (2021, June 26). “Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam.” baochinhphu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam.”
Tác giả: Baochinhphu.Vn
Năm: 2021
17. Tcct. (2021, May 28). “Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam.” Tạp Chí Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam
Tác giả: Tcct
Năm: 2021
18. VietNamNet News. “Vietnam ranks low in total workforce index ranking in 2022.” VietNamNet News Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam ranks low in total workforce index ranking in 2022.”
3. TOÀN CẦU HÓA THẾ KỈ XXI VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐA CHIỀU Khác
4. Team, I. (2024, February 21).” Free Trade Agreement (FTA) definition: How it works, with example”. Investopedia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w