Video AnimationCông nghệ đa phương tiệnCông nghệ đa phương tiện Multimedia Technology là ngành ứng dụng lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo ra các ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực
Trang 1D BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2
HUỲNH NHẬT SƠN
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn 5
Lời cam đoan 6
Phần I 1.Đa phương tiện 7
2 Thành phần đa phương tiện 7
3.Công nghệ đa phương tiện 8
4.Ứng dụng 8
Phần II 1.Các ví dụ công nghệ đa phương tiện 9
+Trong dạy học 9
+Trong y học 10
+Trong nghệ thuật 12
+Trong công nghiệp giải trí 12
Phần III 1.Loại hình bản thân hướng đến 15
2.Thiết kế đồ họa 2d 15
+Thiết kế logo 16
+Chuyên gia xửu lí hình ảnh 16
+Họa sĩ vẽ minh họa 17
+Chuyên gia dàn trang, bố cục 17
+UI/UX 17
+Làm hoạt hình 2D 17
Các phần mềm hỗ trợ thiết kế 2D 18
3 ThiẾT kế hình ảnh động 3d 20
Các ứng dụng của thiết kế đồ họa 3D mĩ thuật +Thiết kế phim hoạt hình 3D 21
+Thiết kế game 3D 21
+Thiết kế trải nghiệm thực tế ảo 22
Các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế 3D 22
3
Trang 34 Game artist 23
Xu hướng phát triển của ngành game artist Việt Nam 25 Phần IV
Kết luận 26 Các nguồn tham khảo 28
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn giảng viên, thầy Nguyễn Tất Mão- người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn
em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo của Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, đặc biệt là các thầy, cô khoa IT2 - những người đã truyền lửa và giảng dạy kiến thức cho em suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
Trang 5Lời cam đoan
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của em có kết hợp và tham khảo Các kết quả,
số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan.
Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp.Hcm, ngày 23 tháng 1 năm 2024
Người thực hiện
Trang 6Phần I:
Đa phương tiện
Đa phương tiện là thuật ngữ chỉ thông tin đặc biệt được kết hợp đồng thời giữa nhiều dạng thức khác nhau như hình ảnh, âm thanh, văn bản,… Trong đó, sản phẩm đa phương tiện là các sản phẩm được tạo ra từ thông tin đa phương tiện trên các thiết bị máy tính
Đa phương tiện truyền tải thông điệp tốt hơn khi kết hợp nhiều dạng thức thông tin với nhau Đa phương tiện giúp người đọc, người xem hiểu và nắm bắt chính xác thông tin hơn Đa phương tiện dễ lôi cuốn, thu hút người xem hơn hẳn so với những dạng thông tin
cơ bản được sử dụng độc lập khác Đa phương tiện có khả năng ứng dụng trực quan, phù hợp với nhiều lĩnh vực như giáo dục, quảng cáo, giải trí, khoa học…
Thành phần đa phương tiện
Văn bản Âm thanh
Hình ảnh Đồ họa
7
Trang 7Video Animation
Công nghệ đa phương tiện
Công nghệ đa phương tiện (Multimedia Technology) là ngành ứng dụng lĩnh vực công nghệ thông tin để tạo ra các ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông, giải trí,giáo dục, y học,… Bạn có thể hiểu ngành này đơn giản là sử dụng kỹ thuật thiết kế và lậptrình đồ họa (2D, 3D…) trên máy tính để làm ra các ấn phẩm đồ họa, sử dụng làm phim hoạt hình, trò chơi điện tử, xử lý các kỹ xảo điện ảnh, mô phỏng thực tế ảo, thiết kế website, quay phim, chụp ảnh, biên tập âm thanh, dựng video
Trang 9Zoom, Microsoft Team dùng văn bản, âm thanh để học trực tuyến từ xa.
Y học:
Các ứng dụng mô phỏng 3D cơ quan cơ thể người( Anatomy 3D atlas…)
Thiết bị chụp chiếu X-ray dung hình ảnh để chẩn đoán bệnh
Các thiết bị chẩn đoán bệnh, nhịp tim,…
Trang 11Nghệ thuật:
Các phần mềm dùng để vẽ (PaintTool Sai, Clip Studio Paint,…)
Các phần mềm chỉnh sửa ảnh (Adobe Photoshop)
Công nghiệp giải trí:
Các loại hình game 3D, 2D nhập vai, bắn súng trên thiết bị di động, thiết bị máy
tính( Valorant, CSGO, League of Lengend, Pubg…)
Trang 12Các ứng dụng phát video trực tuyến( YouTube, TikTok,…)
Các ứng dụng truyền thông mạng xã hội( Facebook, Instagram, Twitter,…)
13
Trang 13Các ứng dụng nghe nhạc, podcast( Spotify, ZingMp3,…)
Trang 14Các phần mềm dùng để chỉnh sửa hình ảnh( Adobe Photoshop), chỉnh sửa video chuyên nghiệp( Adobe Premiere, Sony Vegas,…), thêm hiệu ứng hậu cảnh chuyên nghiệp( After Effect)
Chuyên ngành phát triển ứng dụng đa phương tiện
Chuyên ngành thiết kế đa phương tiện
Trong chuyên ngành thiết kế đa phương tiện đặc biệt có loại hình thiết kế đồ họa 2D, đồ họa 3D(Animator), đồ họa cho lĩnh vực game( Game artist)
15
Trang 15Thiết kế đồ họa 2D
Thiết kế đồ họa 2D là một phân khúc của thiết kế đồ họa Việc học thiết kế đồ họa 2D là học cách sử dụng những công cụ máy tính hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm đồ họa hiển thị trên mặt phẳng 2 chiều Các sản phẩm này được hình thành từ ý tưởng sáng tạo của designer – nhà thiết kế, đó có thể là:
Thiết kế logo, ấn phẩm quảng cáo, marketing cho các doanh nghiệp
Dùng để truyền tải những thông điệp, giá trị và mục đích tồn tại của một doanh nghiệp
Trang 16Chuyên gia xử lý hình ảnh (Photo Editor)
Chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh xuất hiện trên các nền tảng số như mạng xã hội, trang web, ứng dụng di động (app),… hoặc được xuất bản hàng loạt như sách truyện, tạp chí,…
Họ đảm bảo hình ảnh được thiết kế phù hợp với nội dung truyền tải và thu hút người thưởng thức
Hoạ sĩ minh hoạ (Illustrator)
17
Trang 17Tiếp nhận một chủ đề và thiết kế hình ảnh thể hiện chủ đề đó tốt nhất Họ thông thường
sẽ sáng tạo nghệ thuật bằng tay với các phương pháp truyền thống như sơn, than hoặc bútchì, sau cùng họ luôn sử dụng công cụ máy tính (bảng vẽ điện tử wacom) để mô hình hóasản phẩm kỹ thuật số
Chuyên gia dàn trang, bố cục (Layout Artists)
Chịu trách nhiệm tổng hợp và sắp xếp một cách có hệ thống các yếu tố đồ hoạ và nội dung (tỷ lệ căn lề, khoảng cách giữa các nội dung, sắp xếp bố cục các đoạn, chữ,…) trên bất cứ thiết kế nào để tạo sự nhất quán cho toàn bộ sản phẩm của mình
Thiết kế giao diện người dùng cho các ứng dụng,
Làm phim hoạt hình 2D
Ví dụ: series phim hoạt hình Metal Family,…
Trang 18Các phầm mềm hỗ trợ thiết kế 2D
Adobe Photoshop là phần mềm thiết kế đồ họa trả phí phổ biến nhất hiện nay và là lựa
chọn yêu thích của đại đa số các nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, nhiếp ảnh gia
19
Trang 19Adobe Illustrator cũng nằm trong bộ công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa và là một sản phẩm
thuộc độc quyền của Adobe Adobe Illustrator theo tên viết tắt là AI, công cụ này được phát triển và xây dựng dựa trên nguyên lý thiết kế vector Kết hợp cùng với hệ màu CMYK giúp việc in ấn các tác phẩm truyền thông, vẽ tranh minh họa,… được chuẩn nhất, hạn chế bị vỡ nét, màu sắc cho ra chuẩn và sắc nét
Stop Motion Studio được đánh giá là phần mềm làm video hoạt hình tối ưu dành cho
người mới bắt đầu Ứng dụng thân thiện trên mọi thiết bị từ máy tính đến thiết bị di động
Trang 20Thiết kế đồ họa 3D hay Thiết kế 3D là quá trình sử dụng công cụ vi tính để tạo nên đồ họa 3D Đồ họa máy tính 3D (còn được biết đến với CGI, 3DCG hoặc đồ họa máy tính
ba chiều) là đồ họa sử dụng biểu diễn ba chiều của dữ liệu hình học lưu trữ trong máy tính nhằm mục đích thực hiện tính toán và kết xuất hình ảnh 2D Kết quả đồ họa 3D có thể được lưu trữ để xem sau (dưới dạng hoạt ảnh – animation) hoặc hiển thị theo thời gian thực
3 đặc điểm hiển thị của những sản phẩm thiết kế đồ họa 3D:
Đối tượng thiết kế được định hình trong không gian tọa độ 3 chiều (Oxyz);
Thể hiện được các hiệu ứng đổ bóng vật lý;
Sự liên kết hình học không gian trong thiết kế 3D là rất cao
Thiết kế đồ họa 3D có 2 phân ngành về kỹ thuật và mĩ thuật
Các ứng dụng của thiết kế đồ họa 3D mĩ thuật về:
Thiết kế phim hoạt hình 3D
21
Trang 21Ví dụ: Arcane,…
Thiết kế game 3D
Ví dụ: League of Lengend,…
Trang 22Các phầm mềm hỗ trợ cho việc thiết kế 3D:
Blender nổi tiếng là một phần mềm 3D với mã nguồn mở và miễn phí, chính vì vậy, các
bản cập nhật phần mềm được đóng góp từ cộng đồng người dùng Không chỉ được nhiều chuyên gia thiết kế sử dụng, Blender cũng rất phù hợp với những designer mới học và freelancer
23
Trang 23SketchUp rất phù hợp cho việc lên ý tưởng và ở giai đoạn này SketchUp sẽ hỗ trợ người
dùng có được sản phẩm sơ bộ Đặc biệt, các công cụ này còn hỗ trợ người dùng tạo rahình ảnh sống động, chân thực và có độ chính xác cao
Game artist
Game artist là người chịu trách nhiệm thiết kế tạo ra các yếu tố đồ họa và nghệ thuật trong trò chơi Họ thường là những nghệ sĩ đa tài, có khả năng đồ họa, thiết kế, cũng như thể hiện các yếu tố trực quan trong trò chơi để tạo nên trải nghiệm hấp dẫn cho người chơi
Nhiệm vụ của game artist là tạo ra các yếu tố nghệ thuật và trực quan trong trò chơi, như các nhân vật, môi trường,…
Trang 24Game artist, những hoạt động lâu dài trong ngành không phải là chuyện đơn giản, cần mỗi người đều phải trải qua một quá trình dài học tập, nghiên cứu và rèn luyện bản thân.
Game studio có thể tuyển dụng Game Artist với những yêu cầu kỹ năng dưới đây:
Am hiểu về trò chơi điện tử và xu hướng người chơi
Có kiến thức mỹ thuật về tạo hình nhân vật, môi trường, các tương tác của nhân vật với môi trường,…
Đam mê chơi, tìm hiểu về game
Trang 25Xu hướng phát triển của ngành
game artist ở Việt Nam
Ngành game artist tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Theothống kê của trang Salary Expert, mức lương trung bình của một Game Artist tại Việt Nam dao động từ 327 triệu – 575 triệu VNĐ/năm từ cấp độ Fresher đến Senior Đây là một mức lương hấp dẫn, thu hút nhiều người trẻ theo đuổi nghề Game Artist
Có nhiều lý do cho sự phát triển của ngành Game Artist tại Việt Nam Một trong những
lý do chính là sự gia tăng của thị trường game toàn cầu Theo báo cáo của Statista, thị trường game toàn cầu dự kiến sẽ đạt 196,8 tỷ USD vào năm 2023 Sự tăng trưởng này tạo
ra nhiều cơ hội việc làm cho các Game Artist trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam
Một lý do khác là sự phát triển của công nghệ tại Việt Nam Nhờ sự phát triển của công nghệ, các Game Artist Việt Nam có thể tiếp cận với các phần mềm và công cụ hiện đại, giúp họ tạo ra các sản phẩm game chất lượng cao
Cuối cùng, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, năng động và sáng tạo Đây là một lợi thế
Trang 26Cơ hội việc làm cho Game Artist tại Việt Nam rất rộng mở Các Game Artist có thể làm việc tại các studio game, công ty phần mềm, hoặc tự do làm việc Các studio game tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm chocác Game Artist Ngoài ra, các công ty phần mềm cũng đang tích cực đầu tư vào lĩnh vựcgame, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các Game Artist.
Phần IV
Kết luận
Ngành đồ họa tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với nhiều
cơ hội việc làm hấp dẫn
Để theo đuổi ngành này, bạn cần có những yếu tố cần thiết sau:
đồ họa chuyên nghiệp
Kỹ năng làm việc nhóm: Trong nhiều trường hợp, các nhà thiết đồ họa cần làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm đồ họa phức tạp Vì vậy, bạn cần có khả năng làm việc nhóm hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng cần có một số kỹ năng mềm khác như:
Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt ý tưởng của mình cho khách hàng hoặc đồng nghiệp
27
Trang 27Kỹ năng quản lý thời gian: Bạn cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thànhcông việc đúng hạn.
Kỹ năng chịu áp lực: Công việc của một nhà thiết đồ họa thường đòi hỏi nhiều áp lực, vì vậy bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt
Bạn có thể học ngành đồ họa thông qua các trường đại học, cao đẳng, hoặc các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp Ngoài ra, bạn cũng có thể tự học các kỹ năng cần thiết thông qua các tài liệu, video hướng dẫn trên mạng
Nếu bạn có đam mê với nghệ thuật và công nghệ, thì ngành đồ họa là một lựa chọn nghề nghiệp đáng để bạn theo đuổi
Trang 28Các nguồn tham khảo
https://www.arena-multimedia.vn/tin-multimedia/hoc-thiet-ke-do-hoa-2d/
gia-do-hoa-2d/
https://mastermedia.vn/resources/thiet-ke-2d-la-gi-lam-sao-de-tro-thanh-chuyen- artist/
https://maac.edu.vn/vi/cam-nang-nghe-nghiep-nganh-vfx-3d-games-10-game-https://www.riotgames.com/en/artedu/game-design
29