KHOA Y DƯỢC – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG------BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNGHỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCHỦ ĐỀ:KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠITHÔNG MINH VỚI CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH V
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung : Xác định mối quan hệ giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ của sinh viên Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng.
Nắm được thực trạng sinh viên về mục đích, thời gian sử dụng điện thoại.
Xác định tỷ lệ sinh viên nghiện điện thoại thông minh.
Xác định tỷ lệ sinh viên bị rối loạn giấc ngủ.
Mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh với các đặc điểm chung.
Mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng trong khoảng một thời gian ngắn từ tháng 8 đến tháng 11 mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian Chính vì vậy nghiên cứu này được thiết kế theo mô hình cắt ngang Tuy nhiên các yếu tố phơi nhiễm và bệnh đều ghi nhận vào cùng một thời điểm vì vậy sẽ khó xác định được mối liên hệ nhân quả.
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đang theo học tại Khoa Y Dược - ĐHĐN năm 2023 bao gồm sinh viên Ngành Dược học, Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và Điều dưỡng từ năm 1 đến năm 5.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Sinh viên sinh viên Ngành Dược học, Y đa khoa,
Răng - Hàm - Mặt và Điều dưỡng từ năm 1 đến năm 5 đồng ý tham gia khảo sát
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những sinh viên không đồng ý tham gia khảo sát hoặc những sinh viên nhóm khảo sát không tiếp cận được, vắng học Đặc điểm nơi thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu: Địa điểm chúng tôi lựa chọn trong nghiên cứu lần này là Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng Đây là nơi có một lượng lớn sinh viên theo học khối ngành về khoa học sức khỏe Đặc biệt, khối ngành này đòi hỏi sinh viên có một lượng kiến thức khổng lồ Bên cạnh thông tin được truyền tải từ phía giảng viên của nhà trường, để tích lũy được lượng kiến thức trên đòi hỏi ở sinh viên khả năng tự học và tìm kiếm thông tin phải tốt Chính điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh rất lớn để đáp ứng tốt về vấn đề học tập hay là giải trí.
Do đó nghiên cứu lần này của chúng tôi tại Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng nhằm khảo sát thực trạng sử dụng điện thoại thông minh và sự ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của sinh viên Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng, đồng thời đưa ra các khuyến cáo đến sinh viên về vấn đề này.
Tính cỡ mẫu
Cỡ mẫu khảo sát được tính theo công thức cỡ mẫu ước lượng xác định 1 tỉ lệ (32) với tỉ lệ sinh viên nghiện điện thoại di động theo kết quả nghiên cứu về “ Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại di động và rối loạn giấc ngủ của sinh viên Huế năm 2017 ” là 43.7% (33) Do đó cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu trên là 148 người. Được xác định bởi công thức:
Sai số loại 1: với giả định việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nhưng thực sự việc sử dụng điện thoại thông minh này không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Với α là sai số loại 1, ta chọn α = 0.05; Z -α/2 = 1.961
Với P = 43.7% là tỉ lệ sinh viên nghiện ĐTDĐ theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng về mối liên quan giữa sử dụng điện thoại di động và rối loạn giấc ngủ của sinh viên Huế năm 2017 (15).
e là sai số mong muốn, chọn e = 8%
Với tỷ lệ nghiện điện thoại là 43.7% thì cỡ mẫu tối thiểu là 148 người Ước tính tỷ lệ không phản hồi là 10% nên tổng số phiếu phát ra sẽ là 165 phiếu.
Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Chọn mẫu nhiều giai đoạn (34): Với tổng cộng 31 lớp được chia thành hệ 4 năm đào tạo đối với ngành Điều dưỡng, 5 năm đào tạo đối với ngành Dược học, 6 năm đào tạo đối với ngành Y đa khoa và ngành Răng - Hàm - Mặt Ở mỗi năm học,đặc điểm về thói quen sinh hoạt và nhu cầu sử dụng điện thoại khác nhau nên với phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng này đến kết quả nghiên cứu.
Giai đoạn 1: Thu thập danh sách sách các lớp đang theo học tại Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng, tiến hành phân tầng theo năm học từ năm 1 đến năm 5 Vậy ta sẽ có 5 tầng phân biệt
Giai đoạn 2: Trong mỗi tầng ta sẽ chọn ra một lớp để thực hiện khảo sát bằng cách như sau: Mỗi tầng sẽ có các lớp của ngành Y đa khoa, Dược học, Điều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt, các lớp này sẽ được mã hóa riêng và thực hiện chạy random để chọn ra lớp khảo sát Như vậy từ 5 tầng ta chọn được 5 lớp ngẫu nhiên thuộc 5 năm học khác nhau.
- Được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của thế giới (35-37) và nghiên cứu ở trong nước (38)
- Bộ câu hỏi bao gồm:
Đặc điểm nhân khẩu học
Mức độ thường xuyên sử dụng điện thoại
Mục đích sử dụng điện thoại
Thời gian sử dụng điện thoại
Đánh giá mức độ phụ thuộc điện thoại sử dụng thang đo SAS-SV (Smartphone addiction Scale – Short Version )
Đánh giá chất lượng giấc ngủ sử dụng thang đo PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index). Để đánh giá mức độ sử dụng điện thoại thông minh nhóm nghiên cứu chúng tôi dùng thang đo SAS-SV (Smartphone addiction Scale – Short Version ) đây là phiên bản ngắn phát triển từ thang đo từ thang đo SAS (SmartphoneAddiction Scale) được xác nhận phù hợp dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên doKWon và cộng sự nghiên cứu vào năm 2013 với hệ số Cronbach alpha 0,91 (37).Thang đo SAS-SV gồm 10 câu hỏi với 6 mức điểm mỗi câu theo thang đo Likert (1:
“Hoàn toàn không đồng ý”, 2: “Không đồng ý”, 3: “Không đồng ý một phần”, 4:
“Đồng ý một phần”, 5: “Đồng ý”, 6: “Hoàn toàn đồng ý”) Đánh giá nghiện sử dụng điện thoại khi tổng điểm của 10 câu hỏi từ 31 điểm trở lên đối với nam và từ 33 điểm trở lên đối với nữ Để đánh giá chất lượng giấc ngủ thì nhóm nghiên cứu chúng tôi dùng thang đo PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) Thang đo này đã được dịch và thử nghiệm tại Việt Nam năm 2014 (39) và được khuyến nghị sử dụng trong nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ.
Thang đo PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) được mô tả bởi Daniel J. Buysse lần đầu tiên vào năm 1988 Đây là công cụ đã được chuẩn hóa sử dụng để đánh giá tình trạng rối loạn và chất lượng giấc ngủ với độ nhạy cao lên đến 89,6% và độ đặc hiệu là 86,5%
Thang đo PSQI sẽ gồm 7 thành phần: thời gian ngủ; tỉnh giấc nửa đêm; mức độ khó ngủ; mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày do khó ngủ; hiệu suất giấc ngủ; sử dụng thuốc ngủ; tự đánh giá chất lượng giấc ngủ Tổng số điểm sẽ được ghi nhận từ 0 đến 21, điểm càng cao cho thấy chất lượng giấc ngủ càng kém. Đánh giá chất lượng giấc ngủ kém khi tổng điểm PSQI >5 và chất lượng giấc ngủ tốt khi tổng điểm ≤ 5 Để đánh giá mức rối loạn giấc ngủ gồm 3 mức độ:
Rối loạn giấc ngủ nhẹ khi điểm PSQI từ 6 đến 10 điểm
Rối loạn giấc ngủ trung bình khi điểm PSQI từ 11 đến 15 điểm
Rối loạn giấc ngủ nặng khi điểm PSQI lớn hơn hoặc bằng 16 điểm
4.2.2 Quy trình thu thập dữ liệu
Các thành viên nhóm tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu được tập huấn về mục tiêu nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu Sau đó, liên hệ và đến các lớp tham gia nghiên cứu để khảo sát Trước khi khảo sát, các điều tra viên sẽ giới thiệu, giải thích rõ cũng như giải đáp các thắc mắc về việc tham gia nghiên cứu lần này Sau khi hướng dẫn, tiến hành phát bộ câu hỏi đã in sẵn cho các đối tượng nghiên cứu và thu lại các bộ câu hỏi sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành khảo sát.
Xử lý và phân tích dữ liệu
và phân tích dữ liệu
- Nghiện điện thoại: đánh giá trên thang đo nghiện điện thoại SAS-SV như sau tổng điểm của thang đo từ 31 điểm trở lên đối với nam và từ 33 điểm trở lên đối với nữ.
- Rối loạn giấc được đánh giá theo thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI người bị rối loạn giấc ngủ có tổng điểm thang đo > 5 điểm
Tên biến Phân loại biến số
Cách xác định Phân loại biến độc lập/ phụ thuộc
Giới tính ĐT, nhị phân Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Ngành học ĐT, danh mục Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Năm học ĐT, danh mục Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Nơi ở ĐT, danh mục Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Bảng 2 Các yếu tố nguy cơ đến nghiện điện thoại của đối tượng nghiên cứu
Tên biến Phân loại biến số
Cách xác định Phân loại biến độc lập/ phụ thuộc
Thường xuyên sử dụng điện thoại ĐT, nhị phân Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Bảng 1 Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Thời gian sử dụng điện thoại ĐL, liên tục Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Bỏ lỡ công việc theo kế hoạch do sử dụng điện thoại thông minh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Khó tập trung do sử dụng điện thoại ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập Đau ở cổ tay hoặc sau gáy khi sử dụng điện thoại thông minh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Không thể đứng yên một chỗ nếu không có điện thoại thông minh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thiếu kiên nhẫn và khó chịu khi không cầm điện thoại thông minh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Luôn suy nghĩ về điện thoại thông minh ngay cả khi không sử dụng ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Không bao giờ bỏ sử dụng điện thoại ngay cả khi cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thường xuyên kiểm tra điện thoại ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Sử dụng điện thoại thông minh lâu hơn dự định ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Mọi người nói tôi sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Mục đích sử dụng điện thoại ĐT, danh mục Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Nghiên điện thoại ĐT, nhị phân Phân tích kết quả từ bộ câu hỏi SAV-SV
Bảng 3 Các yếu tố nguy cơ đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu
Tên biến Phân loại biến số
Cách xác định Phân loại biến độc lập/ phụ thuộc Đi ngủ lúc mấy giờ ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thời gian để đi vào giấc ngủ ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Dậy lúc mấy giờ ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thời gian ngủ vào ban đêm ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Không thể ngủ trong vòng
30 phút ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thức dậy nữa đêm hay sáng sớm ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Phải dậy đi vệ sinh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Không thể thở thoải mái ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Ho hoặc gáy to ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Cảm thấy quá lạnh ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Cảm thấy quá nóng ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Có ác mộng ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thấy đau ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Thường xuyên uống thuốc ngủ ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Cảm thấy khó tỉnh táo khi lái xe, ăn cơm hoặc tham gia hoạt động xã hội ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Gặp khó khăn trong duy trì hứng thú công việc ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Tự đánh giá về giấc ngủ của mình ĐT, xếp hạng Hỏi sinh viên bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm Độc lập
Chất lượng giấc ngủ ĐT, xếp hạng Phân tích kết quả từ bộ câu hỏi PSQI
Rối loạn giấc ngủ ĐT, xếp hạng Phân tích kết quả từ bộ câu hỏi PSQI
- Số liệu từ các phiếu khảo sát được nhập, xử lý và phân tích thông qua phần mềm Excel và phần mềm R
- Các biến số như giới tính, năm học, ngành học, nơi ở được mô tả bằng số lượng và tỷ lệ phần trăm.
- Sử dụng phương pháp tính điểm của 2 thang đo SAS-SV và PSQI để đánh giá tình trạng nghiện điện thoại và chất lượng giấc ngủ của sinh viên.
- Sử dụng mô hình hồi quy logistic để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ ( giới tính, năm học, nơi ở, thời gian sử dụng điện thoại, độ trễ giấc ngủ, ) đến rối loạn giấc ngủ và nghiện điện thoại.
- Dùng kiểm định Chi-square để đánh giá mối quan hệ giữa biến số nghiện điện thoại và rối loạn giấc ngủ.
Đạo đức nghiên cứu
Tất cả các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện mà không bị bất cứ ràng buộc nào trong quá trình tham gia Các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ trả lời “Có” vào câu hỏi đầu tiên để xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu và mọi thông tin cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu Không ngụy tạo, sửa đổi bất kỳ một số liệu nào trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.
KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 4 Đặc điểm chung của sinh viên (n dự kiến = 165) Đặc điểm n %
Thực trạng sử dụng điện thoại của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 1 Mục đích sử dụng điện thoại của sinh viên
Kết quả thang đo SAV- SV và PSQI
Bảng 5 Kết quả thang đo SAV-SV và PSQI của sinh viên (n dự kiến = 165)
Mối liên quan giữa sử dụng điện thoại và các đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 6 Mối liên quan giữa nghiện ĐTTM và các đặc điểm chung của sinh viên Đặc điểm Nghiện Không p OR KTC 95% nghiện
Người thân Ở trọ Ở ký túc xá
Các yếu tố liên quan đến chứng nghiện điện thoại ở sinh viên
Bảng 7 Các yếu tố liên quan đến chứng nghiện điện thoại ở sinh viên Đặc điểm Nghiện Không p OR KTC 95% nghiện