1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận hai bà trưng

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Và Vấn Đề Sử Dụng Đất Đô Thị Trên Địa Bàn Quận Hai Bà Trưng
Trường học Khoa KT và QL Môi Trường – Đô Thị
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 97,94 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ (4)
    • I.1. LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ (4)
      • I.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị (4)
      • I.1.2. Các nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị (6)
      • I.1.3. Các vấn đề của tăng trưởng đô thị (7)
        • I.1.3.1. Các vấn đề kinh tế (7)
        • I.1.3.2. Vấn đề dân số và lao động (8)
        • I.1.3.3. Các vấn đề xã hội (8)
    • I.2. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ (8)
      • I.2.1. Một số vấn đề về đất đô thị (8)
        • I.2.1.1. Khái niệm đất đô thị (8)
        • I.2.1.2. Đặc điểm đất đô thị (9)
        • I.2.1.3. Phân loại đất đô thị (11)
      • I.2.2. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ (11)
        • I.2.2.1. Khái niệm về sử dụng đất đô thị (12)
        • I.2.2.2. Đặc điểm sử dụng đất đô thị ở nước ta (12)
        • I.2.2.3. Yêu cầu của việc sử dụng đất đô thị (13)
        • I.2.2.4. Các văn bản pháp luật quy định sử dụng đất đô thị (14)
    • I.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ (15)
      • I.3.1. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến việc sử dụng đất đô thị (15)
        • I.3.1.1. Ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế đô thị đến sử dụng đất (16)
        • I.3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ trọng dân số đô thị đến sử dụng đất (16)
      • I.3.2. Tác động của sử dụng đất đô thị đến tăng trưởng kinh tế (17)
    • I. 4 . Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị ở một số nước trên thế giới (19)
      • I.4.1. Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị ở Nhật Bản (19)
        • I.4.1.1. Bài học kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế (19)
        • I.4.1.2. Về vấn đề sử dụng đất đô thị (19)
      • I.5. Kết luận chương I (22)
  • Chương II: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (23)
    • II.1. Những nét chung về quận Hai Bà Trưng (23)
      • II.1.1. Vị trí địa lý của quận Hai Bà Trưng (23)
      • II.1.2. Vấn đề dân số của Quận Hai Bà Trưng (24)
    • II.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế của quận Hai Bà Trưng (25)
      • II.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của quận Hai Bà Trưng (25)
      • II.2.2. Cơ cấu kinh tế quận (26)
      • II.2.3. Thực trạng lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (29)
    • II.3. Hiện trạng sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (31)
      • II.3.1. Hiện trạng về quỹ đất của quận Hai Bà Trưng (31)
      • II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đô thị của quận Hai Bà Trưng (33)
        • II.3.2.1. Hiện trạng đất nông nghiệp (33)
        • II.3.2.2. Hiện trạng đất phi nông nghiệp (34)
        • II.3.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng (36)
        • II.3.2.4. Biến động tổng quỹ đất đai của quận Hai Bà Trưng (36)
    • II.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị (38)
      • II.4.1. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề sử dụng đất đô thị (38)
        • II.4.1.1. Thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất (38)
        • II.4.1.2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đô thị đến việc sử dụng đất đô thị (41)
      • II.4.2. Tác động của vấn đề sử dụng đất đô thị đến tăng trưởng kinh tế. .41 1. Tác động của vấn đề sử dụng đất đến ngành công nghiệp xây dựng cơ bản (42)
        • II.4.2.2. Ảnh hưởng của vấn đề sử dụng đất đến ngành thương mại - dịch vụ (43)
        • II.4.2.3. Ảnh hưởng của vấn đề sử dụng đất đến ngành nông -lâm nghiệp (44)
        • II.4.3.1. Kết quả đạt được (45)
        • II. 4.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân (46)
    • II.5. Kết luận chương II (48)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (49)
    • III.1 Cơ sở của các giải pháp (49)
      • III.1.1. Cơ sở lý luận (49)
      • III.1.2. Điều kiện thực tiễn của quận Hai Bà Trưng (50)
    • III.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị (51)
      • III.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước (51)
        • III.2.1.1 Giải pháp về tăng trưởng kinh tế (51)
    • III. 2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (51)
    • III. 2.1.1.2.. Về nguồn lao động (52)
      • III.2.2. Giải pháp về phía quận Hai Bà Trưng (52)
        • III.2.2.1. Giải pháp về tăng trưởng kinh tế của quận (52)
        • III.2.2.2 Giải pháp về vấn đề sử dụng đất trên địa bàn quận (53)
      • III.2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG III (54)
  • KẾT LUẬN (54)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ

LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐÔ THỊ

Tăng trưởng kinh tế là nhân tố hàng đầu mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị Chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề của đô thị cần được bắt đầu từ sự nghiên cứu tăng trưởng kinh tế đô thị

I.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế đô thị

Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế, xã hội đô thị Quá trình tăng trưởng và tập trung kinh tế đô thị diễn ra theo 2 hướng: chiều rộng và chiều sâu.

Theo chiều rộng: Tăng trưởng kinh tế đô thị chính là sự đô thị hoá- là sự mở rộng quy mô hành chính và tăng dân số đô thị trong một thời kỳ nhất định.( Nguồn: Giáo trình kinh tế đô thị) Đó là kết quả được tạo ra bởi toàn bộ các hoạt động sản xuất dịch vụ trong nền kinh tế đô thị Đó là kết quả của cả một quá trình do đã sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực hiện có, có thêm một số nguồn lực mới được bổ sung thêm

“Tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu được hiểu là sự tăng tổng việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị và nâng cao khả năng, hiệu quả sản xuất”.(Nguồn: Giáo trình kinh tế đô thị) Đây là quan điểm được xét trong dài hạn, khi nền kinh tế đô thị thoả mãn các điều kiện: bỏ qua những dao động trong ngắn hạn của sản lượng thực tế, các chính sách kinh tế có khả năng kiểm soát và duy trì sản lượng ở mức tiềm năng, xét trong khoảng thời gian đủ dài để nền kinh tế có thể tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng dài hạn ứng với mức sản lượng tiềm năng

Tăng trưởng đô thị theo chiều rộng dễ nhận thấy hơn vì nó đơn giản chỉ là mở rộng diện tích và tăng quy mô dân số Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tăng dân số cũng diễn ra khá phức tạp Khi phân tích quá trình tăng quy mô dân số đô thị cần phân biệt rõ: Tăng dân số đô thị do mở rộng ranh giới hành chính các đô thị, do nhập cư từ nông thôn vào các đô thị, do tăng trưởng tự nhiên của dân số các đô thị Việc nhập cư ồ ạt vào các đô thị làm cho quy mô dân số đô thị tăng nhanh nhưng điều đó không thể coi là sự tăng trưởng đô thị theo nghĩa đầy đủ của nó.

Những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị có thể là: thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị, nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, nâng cao khả năng hiệu quả quản lý đô thị, tăng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số.

Khái niệm và cơ cấu kinh tế đô thị

Cơ cấu kinh tế đô thị theo nghĩa triết học được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền kinh tế đô thị.

Những mối quan hệ mật thiết cơ bản nhất là hình thành trong quá trình tái sản xuất- xã hội ở đô thị là những mối quan hệ giữa các ngành, các khu vực và các thành phần kinh tế Trong nền kinh tế đô thị, tăng trưởng kinh tế được xem như là sự tăng tổng việc làm, và nguồn gốc tăng trưởng là do tăng cầu lao động hoặc một sự tăng cung lao động tạo ra do di cư từ nông thôn lên thành phố Kết quả của tăng trưởng là tăng tổng giá trị sản xuất và tăng tổng sản phẩm trong nước Vì thế, cơ cấu kinh tế đô thị được nghiên cứu trên góc độ cơ cấu của tổng việc làm, cơ cấu của tổng giá trị sản xuất và tổng sản phẩm trong nước theo ngành, theo khu vực và theo thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành

Ngành kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế: Ngành kinh tế là tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp có cùng vị trí, chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội Sự hình thành và tồn tại các ngành có tính khách quan và lịch sử.

Cơ cấu ngành của kinh tế đô thị biểu thị bằng tỷ trọng từng ngành trong kinh tế đô thị, phản ánh vai trò và những mối quan hệ giữa những tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp, cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Cơ cấu ngành kinh tế của đô thị luôn thay đổi do sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của đô thị.

Cơ cấu kinh tế đô thị theo ba khu vực

Có thể phân chia toàn bộ hoạt động kinh tế đô thị thành 3 khu vực Khu vực I bao gồm các hoạt động nông- lâm nghiệp và thuỷ sản; khu vực II bao gồm các hoạt động công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các hoạt động dịch vụ Khu vực II và III phải đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế đô thị Khu vực I phải giảm dần cả về tuyệt đối và tương đối Điều đó được thể hiện qua tỷ trọng tổng việc làm và kết quả sản xuất Cơ cấu kinh tế theo III khu vực phản ánh mối quan hệ, vai trò từng khu vực trong toàn bộ nền kinh tế Sự biến đổi cơ cấu kinh tế 3 khu vực theo hướng nâng ao tỷ trọng khu vực II và khu vực III Phản ánh sự phát triển của đô thị theo chiều sâu.

I.1.2 Các nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị

I.1.2.1 Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị: Là quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, trong khi tổng việc làm không đổi Cơ sở của quá trình này là sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành các ngành mới, tăng năng suất lao động ở các ngành hiện đại và trong toàn xã hội.

Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị làm nâng cao hiệu quả sản xuất.

I.1.2.2 Đô thị hoá và tăng quy mô dân số đô thị: đô thị hoá là kết quả của sự biến đổi tổng hợp nhiều yếu tố và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thống các đô thị Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,dịch vụ…Do vậy, đô thị hoá gắn liền với chế độ kinh tế xã hội Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

I.1.2.3 Mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất: do xây dựng mới và mở rộng sản xuất của các ngành, thu hẹp hay làm giảm số việc làm tương đối, áp dụng các chính sách đầu tư nước ngoài là những biện pháp vừa làm tăng tổng việc làm( theo chiều rộng) vừa làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị.

Các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có, tăng sự hấp dẫn các nhà đầu tư của một thành phố, tăng khả năng cạnh tranh cũng có tác dụng mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội.

TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ

I.2.1 Một số vấn đề về đất đô thị

I.2.1.1 Khái niệm đất đô thị Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái đất Trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, là một yếu tố đầu vào không thể thiếu Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá ngày càng diễn ra rộng rãi trên khắp đất nước, kéo theo đó là số lượng diện tích đất đô thị gia tăng nhanh chóng, chúng ta cần tìm hiểu các vấn đề về đất đô thị để có thể có được những giải pháp hiệu quả phát triển đất đô thị. Đất đai là đối tượng phân chia và giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phân bố và định hướng phát triển của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường vùng đô thị “Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an ninhA và các mục đích khác Ngoài ra, theo quy định các loại đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính vào đất đô thị”.( Nguồn: Giáo trình quản lý đô thị)

I.2.1.2 Đặc điểm đất đô thị

Trong giai đoạn hiện nay, khi m à quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở các vùng trên cả nước thì nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng tăng lên Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu rõ các đặc điểm của đất đô thị. Đất đô thị có 5 đặc điểm:

Một là, đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nước: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Việc sử dụng đất hiện nay tuân theo Luật Đất đai năm 2003 mà cơ sở của Luật này là Hiến pháp năm 1992, mục đích của Luật Đất đai thể hiện đất đai là lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên quý giá, là tư liệu sãn xuất đặc biệt Xoá bỏ tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng đất, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong quan hệ đất đai trên cơ sở hiện trạng phù hợp luật và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở pháp lý để điều tiết các quan hệ đất đai.

Hai là, đất đô thị là tư liệu sản xuất đặc biệt, sự đặc biệt của nó được thể hiện ở chỗ: Diện tích đất có giới hạn, đất không dịch chuyển được, không thuần nhất về mặt chức năng, vị trí, không bị hao mòn Đất thuộc sở hữu nhà nước nhưng vẫn được người sử dụng mua bán trao đổi, chuyển nhượng và đó là một loại hàng hoá đặc biệt Vì diện tích có hạn nên mức độ khan hiếm của hàng hoá này rất cao.Vì vậy, đất là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia nói chung và mỗi thành phố nói riêng.

Ba là, có thể sử dụng vào các chức năng khác nhau: Đất đai có rất nhiều chức năng khác nhau như để trồng trọt, nuôi trồng thuỷ hải sản, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ để kinh doanh Do đó, trên cùng một lô đất có thể có rất nhiều đối tượng cùng hưởng lợi như: chủ đất, chủ nhà hàng Giá trị mỗi lô đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: chức năng, giá trị của các lô đất xung quanh, giấy tờ về quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của mỗi mảnh đất đó

Bốn là, việc sử dụng đất đô thị phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng: Xuất phát từ đặc điểm: đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước thể hiện sự quản lý của mình thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhằm xây dựng mỹ quan đô thị, tôn trọng các quy định về môi trường, mang lại những lợi ích lớn lao và thiết thực nhất cho người dân, điều tiết, kiểm soát việc sử dụng đất đai, chống các hành vi đầu cơ đất Nhà nước đề ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đạt được hiệu quả sử dụng đất cao nhất góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Mặt khác, diện tích đất xây dựng của mỗi hộ gia đình đều phải tuân theo quy định của Chính phủ, tuỳ theo từng khu vực, từng đô thị mà chính phủ quy định mức đất xây dựng khác nhau cho mỗi hộ.

Năm là, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi sử dụng: Đất đô thị phải được xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng,tránh phá đi làm lại Trong thực tế hiện nay, hiện tượng hệ thống ống nước hay cáp ngầm làm sau khi đường sá đã làm xong còn tương đối phổ biến Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao ở đô thị là đặc trưng cơ bản phân biệt giữa thành thị và nông thôn Hệ thống này bao gồm: Hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thu gom rác thải

Mức đất xây dựng nhà ở của mỗi hộ gia đình phải theo quy định của Chính phủ Chính phủ quy định diện tích tối đa cho mỗi hộ tuỳ theo từng đô thị, từng khu vực.

I.2.1.3 Phân loại đất đô thị

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất đô thị được phân chia thành các loại đất chủ yếu sau: (Nguồn: giáo trình quản lý đô thị). Đất dành cho các công trình công cộng như đường giao thông, các công trình giao thông tĩnh, các nhà ga, bến bãi, các công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, thông tin liên lạc. Đất dùng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, các cơ quan ngoại giao và các khu vực hành chính đặc biệt Đất ở dân cư: bao gồm cả diện tích đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt và khoảng không gian theo quy định về xây dựng và thiết kế nhà ở. Đất chuyên dùng: xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá vui chơi giải trí, các công sở và khu vực hành chính, các trung tâm thương mại, buôn bán, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đất nông lâm, ngư nghiệp đô thị: gồm diện tích các hồ nuôi thuỷ sản, các khu vực trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh, các phố vườn Đất chưa sử dụng: là đất được quy hoạch để phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng.

I.2.2 TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các đô thị cũng phát triển và mở rộng cả về quy mô và diện tích đất đai, bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn, chính vì thế mỗi người dân chúng ta cần phải hiểu biết về những yêu cầu, đặc điểm của sử dụng đất đô thị nhằm sử dụng đúng mục đích, không để lãng phí và theo kịp với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.

I.2.2.1 Khái niệm về sử dụng đất đô thị

Sử dụng đất đô thị là việc của các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước sử dụng đất được quy hoạch cho việc xây dựng và phát triển đô thị vào các mục đích khác nhau đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hợp pháp.( Nguồn: Tạp chí tài nguyên môi trường)

Việc sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất Người sử dụng đất phải tuân thủ đầy đủ các quy định của luật đất đai đặt ra và phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

I.2.2.2 Đặc điểm sử dụng đất đô thị ở nước ta

Nước ta đi lên từ c hỗ có điểm xuất phát thấp: là một nước nông nghiệp, các đô thị có tốc độ đô thị hoá chậm, hội nhập nền kinh tế thế giới khi mà các n ước đã rất phát triển trong khi nước ta mới bắt đầu quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá Chính vì thế, chúng ta đã bị đánh giá là một nước kém phát triển, bị tụt lại đằng sau với những chính sách, cơ chế, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng đất đai đặc biệt là đất đô thị còn non trẻ Đó là những lý do đã dẫn đến đặc điểm sử dụng đất đô thị của chúng ta hiện nay có nhiều vấn đề đang được đặt ra hơn bao giờ hết Có 3 đặc điểm sử dụng đất đô thị:

Mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu (1)

Do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng dân số đô thị phi chính thức Sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu chưa đồng bộ đã tạo ra sức ép rất lớn về việc làm, thất nghiệp giải quyết các nhu cầu sinh hoạt cho dân cư Xuất phát từ đặc điểm của đất đô thị là giới hạn về diện tích, không di chuyển được làm quỹ đất hiện có bị thu hẹp Cầu về đất đô thị ngày càng tăng trong khi cung về đất đô thị có giới hạn đã gây nên mâu thuẫn nghiêm trọng giữa cung và cầu về đất đai ở đô thị nước tăng trưởng kinh tế đô thị Đan xen nhiều hình thức và chủ thể sử dụng đất

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm gia tăng thêm các đô thị, các đô thị sẽ phát triển khắp các vùng cho tới cả những vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh Sự phát triển của đô thị, sự hình thành các thành phố, thị trấn trước hết do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và do tính tất yếu của lịch sử Ngược lại, các thành phố, các thị trấn lại góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển làm nâng cao đời sống của dân cư đô thị.

I.3.1 Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến việc sử dụng đất đô thị

Những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị có thể là: Thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số, nâng cao khả năng hiệu quả kinh tế đô thị.

I.3.1.1 Ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế đô thị đến sử dụng đất

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, xây dựng nền kinh tế thị trường, trong những năm qua, nền kinh tế nước nhà đã có những bước phát triển cơ bản Để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng cơ bản- thương mại, dịch vụ- nông, lâm, ngư nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đô thị cũng đã có những biến chuyển nhất định Do yêu cầu xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu công viên cây xanh… ngày càng gia tăng, kéo theo đó là diện tích đất dành cho nhu cầu công nghiệp, xây dựng cơ bản cũng gia tăng nhanh chóng Xuất phát từ đặc điểm của đất đô thị là diện tích có giới hạn, không di chuyển được chính vì thế mà nhu cầu đất cho công nghiệp xây dựng cơ bản tăng lên thì sẽ làm cho diện tích đất nông- lâm- ngư nghiệp bị thu hẹp dần Đây là xu thế tất yếu của xã hội Nhằm đảm bảo nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng ổn định, vững chắc theo hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm, giải quyết nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch trở thành thế mạnh của nền kinh tế, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính quyền đã đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cao áp dụng vào thực tiễn đất nước.

I.3.1.2 Ảnh hưởng của tỷ trọng dân số đô thị đến sử dụng đất

Việc tỷ trọng dân số đô thị tăng lên làm cho diện tích đất ở đô thị, diện tích dành cho các nhu cầu về vui chơi, giải trí, diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng theo Do đó, dân số đô thị gia tăng nhanh chóng đã làm cho diện tích đất đô thị cũng tăng lên đáng kể.

Tỷ trọng dân số đô thị tăng lên đó là do: việc mở rộng ranh giới hành chính đô thị, cộng thêm vào đó là một bộ phận người dân lao động ở nông thông di cư từ nông thôn ra thành phố làm tăng dân số đô thị có nghĩa là tăng trưởng kinh tế nhưng lại không làm cho chất lượng tăng trưởng tăng lên vì việc di cư ồ ạt sẽ gây ra áp lực cho vấn đề nhà ở, các nhu cầu vui chơi, giải trí trong khi các công trình cơ sở hạ tầng chưa phát triển để theo kịp được vấn đề đó Đây cũng là một vấn đề nan giải làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế bị hạ thấp xuống Chính vì thế, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cần có những biện pháp để hạn chế việc di cư ồ ạt nhằm nâng cao tăng trưởng kinh tế.

I.3.2 Tác động của sử dụng đất đô thị đến tăng trưởng kinh tế

“ Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”.

- William Petty - Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đô thị cũng có những vị trí, vai trò khác nhau.

Trong ngành công nghiệp, đất đô thị làm nền tảng, cơ sở, là địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh Để xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định đó sẽ là nơi xây dựng các nhà máy xí nghiệp, nhà xưởng để máy móc kho tàng, bến bãi, nhà làm việc, đường sá đi lại nội bộ…Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng, các nhà máy, xí nghiệp mới ngày càng nhiều hơn làm gia tăg số lượng diện tích đất đai dành cho nhu cầu này Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp là sự phát triển của các ngành xây dựng, các công trình dân cư, đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới Những yêu cầu này ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đô thị dành cho các ngành này cũng tăng lên. Đối với ngành nông- lâm- ngư nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn, lương thực, thực phẩm cho con người Đất đai trong nông lâm ngư nghiệp được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sủ dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Hiện nay, do quá trình đô thị hoá, do sự phát triển của hê thống kết cấu hạ tầng, do sự hinh thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quỹ đất nông nghiệp, quỹ đất lâm nghiệp đang bị thu hẹp lai Đây là xu hướng vận động tất yếu, nhưng vấn đề đặt ra là cần lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thế nào cho hợp lý Do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng trong khi quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, do đó việc khai khẩn đất hoang hoá đưa vào sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp làm cho quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng lên là một nhu cầu cấp bách Đây là một xu hướng vận động cần được khuyến khích.

Ngành thương mại- dịch vụ: Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển, quỹ đất dành cho ngành này ngày càng gia tăng nhằm nâng cao đời sống dân cư, việc xây dựng các công trình công cộng, các khu công viên, khu cây xanh, ngành du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát… ngày càng được các cấp chính quyền chú trọng hơn.

Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá được đẩy mạnh, làm cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị ngày càng được thể hiện rõ nét và theo xu hướng: Thương mại- dịch vụ, công nghiệp- xây dựng cơ bản, nông- lâm - ngư nghiệp Chính vì vậy, tỷ trọng dân số đô thị ngày càng tăng lên làm mở rộng diện tích đất đai đô thị, khuyến khích nền kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh chóng

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các trung tâm thương mại, kinh tế văn hoá, xã hội xuất hiện và ngày càng nhiều thêm Bên cạnh những thành phố lớn là trung tâm kinh tê xã hội văn hoá của cả nước, của một vùng lớn thì các thành phố, thị xã, thị trấn cũng phát triển và mở rộng, hình thành một hệ thống các đô thị nối liền giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng này và vùng khác…

4 Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị ở một số nước trên thế giới

I.4.1 Kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị ở Nhật Bản I.4.1.1 Bài học kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế

Một đất nước đã từng có được mức tăng trưởng thần kỳ trong khi không hề có được tài nguyên thiên nhiên ban tạng như nước ta- đó là Nhật Bản Nhật Bản bắt tay vào xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc, đầu tiên là nền nông nghiệp trước đây vốn trì trệ và ốm yếu nay trở nên năng động sau khi có cuộc cải cách ruộng đất và việc dân chủ hoá thay thế chế độ địa chủ Trong công nghiệp, Nhật Bản thực hiện chế độ sử dụng công nhân suốt đời, trả lương theo thâm niên nghề nghiệp, chia tiền thưởng theo lợi nhuận xí nghiệp Việc phát triển ngành công nghiệp, xây dựng các xí nghiệp mới đòi hỏi phải thu hẹp diện tích đất đai nông nghiệp( do diện tích đất đai có giới hạn) và Nhật Bản đã đưa ra giải pháp: thực hiện tăng vụ, thâm canh, tăng năng suất trên một hecta mỗi vụ làm thu nhập thực tế của người nông dân đã tăng lên đáng kể.

Việc phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản rõ rệt Đây là một bài học về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến việc chuyển dịch diện tích đất đai trong một lãnh thổ.

I.4.1.2 Về vấn đề sử dụng đất đô thị

Nhật Bản được chính thức thành lập ở triều đại Yamato vào thế kỷ thứ

4 và đến thế kỷ thứ 7 thủ đô đầu tiên của Nhật được xây dựng Do đó, ngườiNhật cho rằng các thành phố của mình được hình thành và phát triển từ những thời gian này Đến giai đoạn Mefi (1868-1912) Nhật Bản có bước canh tân và tăng trưởng kinh tế lớn, trong đó có việc hiện đại hoá các thành phố cùng những ảnh hưởng văn minh phương Tây được du nhập vào Nhật Rất nhiều công trình kiến trúc có kiểu dáng Châu Âu đã được xây dựng, thành phố hiện đại lên với các phố gạch, các toà nhà cho người nước ngoài, các công trình thương mại sầm uất… Đơn vị hành chính đô thị cơ sở tại Nhật Bản là một đơn vị tự quản độc lập cấp tỉnh và những yêu cầu cần thiết đối với các đơn vị hành chính này được quy định như sau:

* Dân số lớn hơn 50.000 người.

* Công trình kiến trúc và công trình nhà ở tại khu vực nội thị chiếm 60% tổng diện tích đất xây dựng toàn thành phố.

* Tổng sổ lao động buôn bán và làm việc tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp và gia đình đạt hơn 60% dân số toàn đô thị.

Các chính sách cơ bản của quy hoạch đô thị tại Nhật Bản là đảm bảo cho các cộng đồng dân cư về sức khoẻ và văn hoá lối sống đô thị, đảm bảo sự hài hoà của các hoạt động chức năng, các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp…và hoạch định việc chuyển đổi sử dụng đất đai hợp lý.

Quy hoạch phân khu chức năng, kèm theo các chính sách quản lý sử dụng đất như sau:

* Khu vực khuyến khích đô thị hoá và khu vực hạn chế đô thị hoá. Nhằm hạn chế mở rộng đô thị hoá tự phát ở bên rìa đô thị, tạo điều kiện lập kế hoạch và hoàn chỉnh các khu đô thị hoá Thành phố đề xuất hai ranh giới kèm theo các chính sách sử dụng đất cơ sở một là tạo điều kiện đô thị hoá và hai là hạn chế phát triển.

* Sử dụng đất và những chính sách khác: Khu vực hạn chế phát triển hay khu vực khuyến khích phát triển lại được chia nhỏ thành các giải thửa hay từng lô cụ thể với những quy định về cách thức sử dụng đất chi tiết hơn *Khuyến khích các dự án phát triển tư nhân trong đô thị: Về danh nghĩa, các chủ sở hữu đất tư nhân sẽ có quyền cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng phát triển xây dựng trong lô đất của họ Nếu chủ đất không có dự định phát triển theo quy hoạch thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện dự án quy hoạch đó trên khu đất của họ.

* Khuyến khích khai thác sử dụng các khu vực đất trống trong đô thị.

I.4.2 Bài học kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất cho Việt Nam

Xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu đi lên với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, quá trình đô thị hoá, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta còn đang gặp khó khăn và thử thách.

Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước và các cấp chính quyền đã có sự quan tâm, chú ý, đầu tư, cho ngành công nghiệp, thương mại nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng hầu hết việc đầu tư đó chưa hiệu quả, chưa được đặt đúng chỗ Đó là do việc thất thoát vốn trong công tác đầu tư, chưa chú trọng đúng ngành nghề có tỷ trọng tăng trưởng cao nhưng lại sử dụng ít nguồn lực đầu vào (đất đai)…

Việt Nam mang một số đặc điểm khác biệt so với các nước trên thế giới do đó khi vận dụng những kinh nghiệm của các nước đó thì cần phải biết chọn lọc tìm ra những nét tương đồng, những nét khác biệt Khi triển khai thực hiện kinh nghiệm của các nước khác vào Việt Nam, cần vận dụng một cách linh hoạt, cần điều chỉnh sao cho hợp lý, không được rập khuôn máy móc. Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển thì việc thúc đẩy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị trên địa bàn các đô thị theo cách: đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ cùng với đó là tăng quỹ đất dành cho các ngành này, bên cạnh đó cần hạn chế diện tích đất cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp nhưng vẫn phải tăng tỷ trọng của ngành này thông qua việc đưa các máy móc hiện đại vào sử dụng, thực hiện thâm cánh, tăng vụ…

I.5 Kết luận chương I Đối với hầu hết các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của đường lối, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. Đối với nước ta, tăng trưởng kinh tế được Đảng và Nhà nước coi là trọng tâm của mọi nỗ lực nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tránh bị tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế Đóng vai trò là một trong bốn yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế, đất đai là một nguồn lực vô cùng quan trọng Nước ta được coi là" rừng vàng biển bạc " nên sẽ đặc biệt thuận lợi trong quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Là thủ đô của một nước, Hà Nội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến nhanh và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế Bên cạnh đó thì vấn đề sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai là vấn đề vô cùng cấp bách, cần thiết.

Nhằm theo kịp với tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Thủ đô, Quận Hai Bà Trưng tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng cũng đang cố gắng tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai Quận Muốn vậy, chúng ta cần phải đánh giá thực trạng nền kinh tế Quận, tình hình sử dụng đất đai Quận, rút ra mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế và việc sử dụng đất đai để tìm ra nguyên nhân cho những vấn đề còn tồn tại để có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Những nét chung về quận Hai Bà Trưng

II.1.1 Vị trí địa lý của quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng là một trong bốn đơn vị hành chính ban đầu của thành phố được thành lập từ tháng 5 năm 1961 Quận Hai Bà Trưng nằm về phía Nam của thành phố Hà Nội, là quận có nhiều phường ven nội đang đô thị hoá nhanh.

Phía Đông giáp Quận Long Biên: Đây là một lợi thế của quận Hai Bà Trưng cần phải khai thác vì quận Long Biên là quận mới được thành lập từ đầu năm 2004, trên địa bàn quận Long Biên có nhiều khu công nghiệp (khu công nghiệp Sài Đồng, khu công nghiệp Hanel, khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Đức Giang), là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hợp tác

Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm, Phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân: là những quận được thành lập từ lâu nên đã có được nền tảng cơ sở hạ tầng khá ổn định, vững chắc Chính vì thế quận cần có chủ trương, chính sách nhằm tạo mối quan hệ mật thiết, liên kết lâu dài giữa các quận với nhau.

Tính đến ngày 01/01/2006, quận có 20 phường (Nguyễn Du, Bạch Đằng, Phan Đình Hổ, Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Lê Đại Hành, ĐồngNhân, Phố Huế, Đống Mác, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, BáchKhoa, Đồng Tâm, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Quỳnh Lôi, Minh Khai,Trương Định) Diện tích của quận gần 11 km2, dân số xấp xỉ 32 vạn người (Nguồn: Thống kê đất đai năm 2005).

II.1.2 Vấn đề dân số của Quận Hai Bà Trưng

Bảng 1: Biến động dân số quận Hai Bà Trưng qua các năm

Nguồn: Phòng kinh tế- kế hoạch quận

Năm 2005, dân số quận Hai Bà Trưng là 312273 người, nhiều hơn năm

2003 là 5864 người Mặc dù việc tách 5 phường thuộc quận Hai Bà Trưng sang quận Hoàng Mai làm cho diện tích tự nhiện của quận giảm đi đáng kể nhưng vẫn không làm cho dân số của quận giảm đi Đó là do năm 2003 có chính sách cấm sinh con thứ 3, năm 2005 Chính phủ đã xoá bỏ lệnh cấm này mà chỉ khuyến khích nên hạn chế sinh con thứ 3, điều này đã làm cho tỷ lệ sinh tăng lên gây ra vấn đề dân số năm 2003 ít hơn so với năm 2005.

Tuy nhiên, năm 2000 lại là năm có số dân cao nhất: 365624 người Mặc dù vẫn bị hạn chế bởi lệnh cấm sinh con thứ 3 nhưng do quá trình đô thị hoá đã khiến một bộ phận lớn những người dân ở nông thôn đã di cư lên thành phố để kiếm tìm cơ hội việc làm, hơn nữa là do các trường đại hoc, cao đẳng trên địa bàn quận tuyển sinh một khối lượng lớn, làm cho sinh viên ở các tỉnh

Biểu đồ biến động dân số quận Hai Bà Trưng qua các năm

2000 2003 2005 thành lên trọ học rất đông gây nên hiện tượng dân số ảo trên địa bàn quận.Đây cũng là kết quả của việc nhà nước đưa các chính sách hỗ trợ nông thôn phát triển làm cho một bộ phận lớn những người nông dân di cư ra thành phố kiếm sống quay trở lại quê nhà kinh doanh, sản xuất

Tình hình tăng trưởng kinh tế của quận Hai Bà Trưng

II.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế của quận Hai Bà Trưng

Bảng 2: Mức độ tăng trưởng kinh tế trong các ngành của quận

Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 12,6

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh tế quận Hai Bà Trưng

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, trong giai đoạn 2000-2005 ngành thương mại- dịch vụ có mức độ tăng trưởng bình quận năm lớn nhất: 13,8%, kế đến là ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản có mức tăng trưởng là 12,6%/ năm, cuối cùng là ngành nông- lâm nghiệp có mức tăng trưởng bình quân năm là : 1,4%.

Trong những năm qua, việc thực hiện công cuộc đổi mới đã tạo nên sức sống mới cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn quận Hậu quả chiến tranh để lại khá nặng nề, những khó khăn về khủng hoảng kinh tế trong những năm 80 đã không làm chùn bước nền kinh tế quận.

Cùng với việc đẩy nhanh khai thác những cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh có sẵn, quận đã phát triển thêm rất nhiều cơ sở kinh tế mới Nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ,quá trình đô thị hoá, quận đã đặt ra mục tiêu lâu dài là phát triển nền kinh tế theo hướng thương mai- công nghiệp- nông nghiệp. Đã có rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại được đưa vào sử dụng, rất nhiều chuyên gia nước ngoài đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của đất nước mình vào việc phát triển nền kinh tế quận.

Với các nguồn lực đầu vào dồi dào, cộng thêm với sự ủng hộ nhiệt tình trong việc đưa ra các chính sách phù hợp với thị trường hiện tại của các nhà quản lý, nền kinh tế quận đã có được những bước tiến mạnh mẽ.

II.2.2 Cơ cấu kinh tế quận

Nhằm thực hiện đúng chủ trương của nhà nước đề ra, trong những năm qua quận Hai Bà Trưng đã có những chính sách, biện pháp để chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế quận Hai Bà Trưng qua các năm Đơn vị: %

Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 38 41,1 42,5

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh tế quận Hai Bà Trưng

Trong những năm qua, quận Hai Bà Trưng đã cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư phát triển mạnh khoa học công nghệ, giáo dục vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu kinh tế: công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp.

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, ngành thương mại- dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, sau đó là ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản và cuối cùng là ngành nông- lâm nghiệp. Đối với từng ngành trong mỗi năm chúng ta cũng thấy được xu hướng biến động Ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm: 38%- 41,1%- 42,5% Ngành thương mại- dịch vụ có biến động không đồng đều nhưng vẫn có xu hướng chiếm tỷ trọng cao: 58,2%-

55,3%- 55,5% Ngành nông- lâm nghiệp đang có xu hướng giảm: 3,8%- 3,6%- 2%.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do: chủ trương, mục tiêu, định hướng của quận đã đặt ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại- nông nghiệp Ngoài ra, do nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, công trình y tế, do yêu cầu cần mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm các xưởng sản xuất kinh doanh, do dân số đô thị gia tăng làm tăng diện tích đất sử dụng cho ngành này.

Bảng 4: Hoạt động sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hai Bà Trưng năm 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh tế quận Hai Bà Trưng

Bước vào nền kinh tế thị trường, nhà nước mở cửa, các công ty trách nhiệm hữu hạn trên điạ bàn quận được hình thành rất nhanh và mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn.

Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các công ty trách nhiệm hữu hạn đạt 468.700 triệu đồng, tăng 118526 triệu đồng so với năm 2003 và tăng 404875 triệu đồng so với năm 2000.

Gía trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh các công ty cổ phần trên địa bàn quận cũng có những đóng góp không nhỏ: 157565 triệu đồng tăng

12982 triệu đồng so với năm 2003, tăng 131062 triệu đồng so với năm 2000.Các hộ kinh doanh cá thể lại có những biến động lớn lao khác biệt: giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 104715 triệu đồng, giảm 46541 triệu đồng so với năm 2003 Nhưng lại tăng 243914 triệu đồng so với năm 2000.

Trước khi luật đất đai ra đời, năm 2000 nền kinh tế của quận chưa phát triển mạnh mẽ, các hộ kinh doanh còn đơn lẻ, thiếu vốn và cơ sở hạ tầng để phát huy tiềm lực sẵn có.

Năm 2003, luật đất đai mới ra đời, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quận, với chính sách thông thoáng, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể phát triển, điều này giải thích vì sao giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của quận năm 2003 tăng 58598 triệu đồng so với năm 2000.

Cuối năm 2004, 5 phường của quận đã được tách ra để sát nhập vào quận Hoàng Mai Điều này đã làm cho không chỉ diện tích đất tự nhiên của quận giảm xuống mà còn làm cho giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các hộ cũng giảm theo.

Khác với sự biến động của những hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã lại có xu hướng giảm dần theo thời gian Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các hợp tác xã chỉ đạt 70516 triệu đồng giảm

31968 triệu đồng so với năm 2003 và giảm 77457 triệu đồng so với năm

Hiện trạng sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

II.3.1 Hiện trạng về quỹ đất của quận Hai Bà Trưng Đất đai là tư liệu sản xuất quý giá là thước đo sự giàu có của mỗi đô thị, mỗi quốc gia Đất đai không chỉ là nơi bố trí các tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất xã hội mà còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định sự tăng trưởng kinh tế của đô thị đó Đó là do cơ cấu đất, đặc điểm các loại đất, phân bố đất và khả năng khai thác đất đai Tuỳ thuộc vào từng loại đất, tính chất đất, cách bố trí đất đai và cách thức khai thác khác nhau mà cho các loại năng suất khác nhau.

Tính đến ngày 1/1/2006 quận Hai Bà Trưng có tổng diện tích đất đai là 1008,8772 ha bao gồm 3 loại đất chính là: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, và đất chưa sử dụng

Bảng 6: Cơ cấu các loại đất của quận Hai Bà Trưng năm 2005

Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ % Đất nông nghiệp 16,2656 1,612 Đất phi nông nghiệp 992,3808 98,365 Đất chưa sử dụng 0,2309 0,023 Đất có mặt nước ven biển 0,0000 0,000

Nguồn: Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính năm 2005

Qua biểu đồ trên ta thấy, đất phi nông nghiệp là loại đất có diện tích lớn nhất: 992,3808 ha chiếm tới 98,36% tổng diện tích đất toàn quận, sau đó là đến đất nông nghiệp có diện tích: 16,2656 ha chiếm 1,61% tổng diện tích đất còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích: 0,230 ha chỉ chiếm có 0,03% và không có diện tích đất dành cho mặt nước ven biển.

Nguyên nhân gây nên thực trạng này là do:

Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành được thành lập từ lâu, do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp mọi nơi trên địa bàn quận nên diện tích đất nông nghiệp có xu hướng chuyển thành đất phi nông nghiệp làm cho diện

Biểu đồ cơ cấu các loại đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp Đất chưa sử dụng tích đất nông nghiệp giảm xuống và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng.

Cùng với quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại- nông nghiệp đã kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng: đất phi nông nghiệp- đất nông nghiệp- đất chưa sử dụng Riêng diện tích đất mặt nước và ven biển thi đã được san lấp để sử dụng vào đất phi nông nghiệp.

Do quá trình đô thị hoá nên dân số trên địa bàn quận cũng tăng lên nhanh chóng làm cho nhu cầu về nhà ở, đất sản xuất kinh doanh, đất công cộng, đất chuyên dùng cũng tăng lên Để đáp ứng nhu cầu này, diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp lại, diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng.

II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất đô thị của quận Hai Bà Trưng

II.3.2.1 Hiện trạng đất nông nghiệp

Theo tiêu chí phân loại đất của tổng cục thống kê, đất nông nghiệp được chia thành 5 loại gốm có: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Diện tích đất nông nghiệp là 16,56 ha chiếm 1,61% tổng diện tích đất toàn quận Do quá trình đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế nên quận không có quỹ đất dành cho lâm nghiệp và làm muối như vậy đất nông nghiệp của quận gồm 3 loại chính: Đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, và đất nông nghiệp khác.

Bảng 7: Cơ cấu đất nông nghiệp quận Hai Bà Trưng năm 2005

Loại đất Diện tích( ha) Tỷ lệ % Đất sản xuất nông nghiệp 6,1894 38,052 Đất trồng cây hàng năm 6,0937 37,464 Đất trồng cây lâu năm 0,0957 0,588 Đất nuôi trồng thuỷ sản 8,5444 52,530 Đất nông nghiệp khác 1,5318 9,417

Nguồn: Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính năm 2005

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 6,1894 ha chiếm 38,05% diện tích đất nông nghiệp toàn quận, gồm đất trồng cây lâu năm: 0,0957 ha chủ yếu là cây ăn quả do các hộ gia đình phường Trương Định tự trồng và chăm sóc, đất trồng cây hàng năm: 6,0937 ha được dùng để chuyên trồng rau, màu và cũng chỉ tập trung vào 2 phường là Vĩnh Tuy và Trương Định do các tổ chức kinh tế mà quan trọng nhất là các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất để thu lợi nhuận. Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 8,5444 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của quận, là các ao, hồ, đầm lầy chuyên nuôi tôm, cá chỉ tập trung tại phường Vĩnh Tuy chủ yếu do các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và quản lý.

II.3.2.2 Hiện trạng đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng được chia thành 6 loại chính: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp có diện tích 992,3808 ha chiếm 98,36% diện tích đất toàn quận Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn với nhiều mục đích sử dụng khác nhau nằm rải rác ở các phường.

Bảng 8: Cơ cấu đất phi nông nghiệp quận Hai Bà Trưng năm 2005

Loại đất Diện tích( ha) Tỷ lệ % Đất ở tại đô thị 352,5539 35,526 Đất chuyên dùng 483,0034 48,671 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,8425 0,085 Đất nghĩa trang 0,0032 0,000322 Đất sông suối và mặt nước 155,9214 15,712 Đất phi nông nghiệp khác 0,0565 0,006

Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng quỹ đất dành cho các mục đích chuyên dùng là khá lớn: 483,0034 ha chiếm 48,67% diện tích đất phi nông nghiệp toàn quận.

Bảng 9: Cơ cấu đất chuyên dùng Quận Hai Bà Trưng năm 2005

Loại đất Diện tích( ha) Tỷ lệ % Đất trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp 47,006 9,732 Đất quốc phòng - An ninh 6,1157 1,266 Đất sản xuất- kinh doanh phi nông nghiệp 108,076 22,376 Đất có mục đích công cộng 321,8058 66,626

Tổng diện tích đất chuyên dùng 483,003 100,000

Nguồn: Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính năm 2005 Quỹ đất cho mục đích trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích là: 47,006 ha, chiếm 9,73% diện tích đất chuyên dùng, là đất dùng để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, trụ sở các cơ quan hành chính, đoàn thể, chính đảng, tổ chức kinh tế, tôn giáo…Trong đó, hộ gia đình cá nhân quản lý 0,0127 ha dùng để làm các nhà xưởng sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế xây công ty, xí nghiệp nhà máy: 33,69 ha Còn lại 13,303 ha là diện tích đất dùng để xây dựng các đại sứ quán, văn phòng đại diện nước ngơài, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, câu lạc bộ, bệnh viện, công trình thể thao… Đất quốc phòng an ninh có diện tích là: 6,1157 ha chiếm 1,27% sử dụng cho các đơn vị đóng quân, doanh trại quân đội, bệnh viện quân đội( 5,74 ha) còn lại là đất dành cho trụ sở công an phường: 0,3757 ha. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn: 108,0761 ha, chiếm 22,37% diện tích đất chuyên dùng của Quận, tập trung chủ yếu ở phường Vĩnh Tuy: 64,3924 ha Do quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, cơ chế thị trờng mở cửa, những ứng phó linh hoạt của người dân, vấn đề buôn bán, kinh doanh, sản xuất các mặt hàng phi nông nghiệp đang được tiến hành rộng rãi trên toàn quận.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị

II.4.1 Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vấn đề sử dụng đất đô thị II.4.1.1 Thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất

Mặc dù có nhiều khó khăn do thời tiết, giá cả một số mặt hàng tăng đột biến, đặc biệt là dịch cúm gia cầm diễn biến hết sức phức tạp và xảy ra trên diện rộng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng vẫn giữ được ổn định và tiếp tục tăng ở các khu vực, thành phần kinh tế và hầu hết các ngành, các lĩnh vực.

Bảng 11: Tổng hợp giá trị sản xuất-đất đai của quận năm 2000

Ngành Giá trị sản xuất Diện tích đất đai

Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 1049 38,007 500,812 34,178

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch quận

Qua bảng trên ta thấy rằng năm 2000 ngành thương mại- dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất cả về đất đai (60%) và giá trị sản xuất (58,3%) Đó là do xu hướng phát triển của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá làm nền kinh tế chú trọng phát triển các ngành thương mại- dịch vụ với diện tích đất khá lớn Tuy nhiên, với diện tích đất chiếm gần 60% mà giá trị sản xuất của ngành lại chiếm 58,3%, như vậy là ít hơn 1,7%, việc sử dụng đất trong ngành thương mại- dịch vụ trên địa bàn quận chưa thực sự hiệu quả Đó là do ngành mới bước vào hoạt động sản xuất, chưa nhiều kinh nghiệm phát triển và còn thiếu nguồn lực lao động.

Ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản đạt 38% tổng giá trị sản xuất và 34,2% về đất đai, có thể nói ngành công nghiệp sử dụng đất đai khá hiệu quả. Nguyên nhân tạo nên thực trạng này là do ngành được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới.

Ngành nông- lâm nghiệp đạt 3,7% giá trị sản xuất trong khi lại sử dụng đến 5,8% tổng diện tích đất đai các ngành Như vậy việc sử dụng đất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do còn nhiều hợp tác xã, ngành chưa được trang bị thêm máy móc hiện đại, kết quả thâm canh tăng vụ chưa cao, còn nhiều diện tích đất nông nghiệp chưa canh tác do lượng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị quá nhiều làm thiếu hụt lao động làm nông nghiệp ở nông thôn.

Bảng 12: Tổng hợp giá trị sản xuất-đất đai của quận năm 2005

Giá trị sản xuất Diện tích đất đai

Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 1760 42,502 438,773 43,491

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch quận

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng ngành thương mại- dịch vụ và ngành nông- lâm nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực Ngành thương mại- dịch vụ đạt giá trị sản xuất 55,5% tổng giá trị sản xuất các ngành với 54,6% tổng diện tích đất đai Như vậy, có thể nói ngành thương mại- dịch vụ và ngành nông- lâm nghiệp đã có những hoạt động sử dụng có hiệu quả đất đai của quận Một phần đó là do quận đã có những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các ngành thêm vào đó là sự mở cửa ra quốc tế của nền kinh tế đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các ngành kinh tế.

Riêng đối với ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản thì sử dụng 43,5% tổng diện tích đất đai mà chỉ đạt 42,5% tổng giá trị sản xuất các ngành Như vậy vấn đề sử dụng đất đai đối với ngành này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để theo kịp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa của thủ đô, quận luôn đặt ra xu hướng chuyển dịch cơ cấư là: công nghiệp- thương mại- nông nghiệp, tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta lại thấy ràng ngành thương mại- dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với diện tích đất được sử dụng lớn nhất, kế đến là ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản và ngành nông- lâm nghiệp thì lại chiếm tỷ trọng thấp nhất với diện tích đất sử dụng ít nhất

Trong giai đoạn 2000 -2005, ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản có xu hướng tăng tỷ trọng cả về giá trị sản xuất và diện tích đất sử dụng, còn ngành thương mại- dịch vụ và ngành nông- lâm nghiệp thì lại có xu hướng giảm tỷ trọng Ngành thương mại- dịch vụ giảm nhưng không nhiều, ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thủ đô, và luôn đúng với mục tiêu mà quân đã đề ra nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: thương mại- công nghiệp- nông nghiệp.

Tóm lại, vấn đề thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu đất đai trên địa bàn quận và ngành thương mại- dịch vụ, công nghiệp- xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất đai.

Khi nhu cầu xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu vui chơi công cộng… tăng cao tức là tỷ trọng ngành công nghiệp- dịch vụ tăng lên thì đồng nghĩa với việc diện tích đất dành cho các ngành này cũng sẽ tăng lên Vì diện tích đất đai có giới hạn lại không thể di chuyển được nên khi quỹ đất dành cho các ngành công nghiệp- dịch vụ tăng thì sẽ làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi Đây là xu hướng phát triển tất yếu của mọi đô thị nói chung và trên địa bàn quận nói riêng Một vấn đề được đặt ra là phải xây dựng cơ cấu kinh tế như thế nào cho hợp lý để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đất đai Đó là một bài toán khó đang cần lời giải đáp.

II.4.1.2 Ảnh hưởng của quy mô dân số đô thị đến việc sử dụng đất đô thị Ăn, mặc, ở, đi lại là những yêu cầu cấp thiết, cơ bản nhất của con người Tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho quy mô dân số đô thị tăng cao Một phần là do mở rộng diện tích địa giới hành chính, phần khác là do dân cư ở nông thôn di cư lên thành phố để kiếm sống, tạo nên tình trạng “dân số ảo” trên địa bàn quận.

Bảng 13: Tổng hợp quy mô dân số và đất đai trên địa bàn quận

Mật độ dân số (người/ha) 249,5 209,1 309,5

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch quận

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng mật độ dân số năm 2003 giảm khá nhiều so với năm 2000 Diện tích đất đai không thay đổi, dân số trên địa bàn quận giảm đi đã làm cho mật độ dân số giảm Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do lệnh cấm sinh con thứ 3 của chính phủđã làm giảm tỷ lệ sinh, vào những năm này các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh chưa nhiều, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho người nông dân nên lượng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị giảm rất nhiều.

Năm 2005, mặc dù việc tách 5 phường về quận Hoàng Mai đã làm diện tích đất của quận giảm xuống đáng kể nhưng dân số của quận lại tăng lên trông thấy và làm cho mật độ dân số trên địa bàn quận khá cao: 309,53 người/ ha Đây là kết quả của việc chính phủ xoá bỏ lệnh cấm sinh con thứ 3 làm cho các hộ gia đình có kinh tế khs giả sinh rất nhiều con hậu quả là tỷ lệ sinh tăng khá cao trong những năm gần đây.

Vấn đề dân số quận tăng nhanh qua các năm đã làm cho diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất chuyên dùng cũng tăng cao Tình trạng “đất chật người đông” vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trên địa bàn quận hiện nay.

II.4.2 Tác động của vấn đề sử dụng đất đô thị đến tăng trưởng kinh tế II.4.2.1 Tác động của vấn đề sử dụng đất đến ngành công nghiệp xây dựng cơ bản

Trong ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản đất đô thị là nơi để tiến hành các hoạt động sản xuất, xây dựng.

Bảng 14: Tổng hợp giá trị sản xuất-đất đai ngành công nghiệp của quận qua các năm

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 1049 1427 1760

GTSX/DT (tỷ đồng/ha) 2,095 2,370 4,011

Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch quận

Kết luận chương II

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, tốc độ đô thị hoá ngày càng lớn làm cho các nhu cầu về đất cho các hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất cũng tăng theo Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất phong phú và đa dạng do đó cần lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên cho phát triển.

Qua sự phân tích trên, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua đã bước đầu đi đúng hướng, tích cực song hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp so với yêu cầu phát triển của thủ đô Vấn đề chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu về đất đai Để nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới quận Hai Bà Trưng cần có những giải pháp kịp thời và hữu hiệu nhằm phát huy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đai, đưa quận Hai Bà Trưng phát triển nhanh chóng xứng đáng với những truyền thống lịch sử cha ông để lại.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

Cơ sở của các giải pháp

III.1.1 Cơ sở lý luận

“ Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống, văn hoá, tinh thần của nhân dân Tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành cơ bản Vị thế của nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao” ( Dự thảo báo cáo chính trị … Báo nhân dân 3/2/2001). Để đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cần phải xây dựng nhằm khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên đất quốc gia

Trong cơ chế thị trường, hướng vấn động cơ bản của quan hệ đất đai là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập và lợi nhuận, song điều đó chỉ có thể đạt được khi đất đai có chủ sử dụng cụ thể và được luật pháp chế định rõ các quyền và nghĩa vụ, giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích chính đáng của người sử dụng đất với lợi ích của xã hội.

Như vậy, có thể nói, đất đai là điều kiện cần để tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế là một trong các nhân tố cần để vấn đề sử dụng đất đô thị có hiệu quả Chính vì thế chúng ta cần có những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị.

III.1.2 Điều kiện thực tiễn của quận Hai Bà Trưng

Căn cứ vào tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của các năm trước đây để đưa ra các mục tiêu thực hiện, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận nói riêng và trên địa bàn thành phố nói chung.

Tíêp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng thương mại - dịch vụ - công nghiệp Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện 3 đề án về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường xã hội.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án 17, 18 của thành uỷ về tiếp tục tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn gắn với việc triển khai thực hiện đề án 30 của thành uỷ về nâng cao hiệu quả kinh tế Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 15%.

Tích cực khai thác các nguồn thu nhất là tận dụng quỹ đất nông nghiệp. Lập các phương án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo các nguồn vốn cho đầu tư phát triển Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận nhà ở, đất ở cho nhân dân trên địa bàn quận Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận nhà ở, đất ở cho nhân dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Lập kế hoạch phấn đấu đưa đất chưa có mục đích sử dụng vào sử dụng, góp phần tăng diện tích đất cho các loại đất có mục đích khác: đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng … Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà đất và đô thị trên địa bàn quận.

Những mục tiêu, định hướng trên chính là cơ sở cho các giải pháp về nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Một số giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị

và vấn đề sử dụng đất đô thị Để phát huy kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại cơ bản trong quá trình tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị, chuyên đề nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề sử dụng đất đô thị

III.2.1 Giải pháp về phía Nhà nước

III.2.1.1 Giải pháp về tăng trưởng kinh tế

2.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sau là vấn đề chuyển dịch cơ cấu đất đai Do đó để nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai cần nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, muốn vậy chúng ta cần phải chú ý các nội dung sau:

Thứ nhất là, cải tạo nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, mở đường cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ hai là, trong khi định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, hướng mạnh về xuất khẩu, hình thành và phát triển các ngành mũi nhọn, chuẩn bị các ngành và lĩnh vực chuyển tiếp để có thể vươn lên đỉnh cao một khi lợi thế so sánh thay đổi

Thứ ba là, trong chuyển dịch cơ cấu, lựa chọn công nghệ phải kết hợp hữu cơ giữa tính hiệu quả lâu dài với việc bảo về môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên kể cả đất đai và nguồn nước.

Thứ tư là, cần soạn thảo một chiến lược cơ cấu đầu tư phù hợp trên cơ sở lựa chọn trong số các phương án bố trí cơ cấu đầu tư để đạt hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cao nhất: Chuyển dịch cơ cấu ngành phải kết hợp chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động.

2.1.1.2 Về nguồn lao động

 Thực hiện công tác giáo dục đào tạo liên tục có kế hoạch với chất lượng ngày càng được nâng cao, phải sử dụng đầy đủ, khai thác tối đa tiềm năng sức lao động, đãi ngộ thoả đáng theo giá trị lao động được tạo ra

 Hoàn thiện chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động

 Hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

 Gắn liền giáo dục đào tạo với lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học

 Phát triển phong phú, đa dạng các hình thức và phương pháp đào tạo lao động kỹ thuật.

 Kế hoạch hoá đào tạo sử dụng lao động kỹ thuật cùng với sự đổi mới về quản lý kinh tế - xã hội công tác kế hoạch hoá đào tạo, sử dụng lao động kỹ thuật.

III.2.2 Giải pháp về phía quận Hai Bà Trưng

III.2.2.1 Giải pháp về tăng trưởng kinh tế của quận

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước trên 15% Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận đến năm 2010 Tập trung tháo gỡ những khó khăn, tồn tại về đất đai, nhà xưởng, vốn quỹ Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 của ban chấp hành Trung ương khoá IX và đề án 17, 18 của Thành uỷ về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn gắn với việc triển khai có hiệu quả đề án 30/ĐA-TW về nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hoàn thành việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở, cụm tiểu thủ công nghiệp quận, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định Đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất khuyến khích phát triển những ngành nghề truyền thống thu hút nhiều lao động, phục vụ cho xuất khẩu, phối hợp các trung tâm kinh tế tiếp tục đào tạo bồi dưỡng về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý kinh tế, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn trong cả nước gắn với việc triển khai hội nhập kinh tế quốc tế, tuyên truyền cung cấp thông tin cho người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức về những cơ hội thách thức và lộ trình hội nhập.

Tập trung rà soát các nguồn thu, nhất là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế nhà đất, tiền thuê đất…thực hiện nắm chắc nguồn thu, thu đúng thu đủ

Triển khai và thực hiện nghiêm túc luật ngân sách thu chi đúng mục đích Thực hiện tiết kiệm trong chi dùng thường xuyên để tập trung cho chi đầu tư phát triển phục vụ nhiệm vụ mục tiêu của quận và thành phố.

III.2.2.2 Giải pháp về vấn đề sử dụng đất trên địa bàn quận

Hiện nay, quận Hai Bà Trưng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, do đó quận cần sớm có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó quận cũng cần xây dựng quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, quy hoạch phát triển không gian đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Quy hoạch sử dụng đất của quận Hai Bà Trưng phải phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố và phải thể hiện chiến lược sử dụng đất của quận trong 5 năm tới. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó thể hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đất đai của quận trước mắt cũng như lâu dài.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Hiến pháp và pháp luật Đổi mới thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiên dễ dàng Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý đất đai, phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, có phân công, phân cấp rõ ràng, bộ máy cần tinh gọn, hoạt động có hiệu quả.

Tận dụng tốt quỹ đất nông nghiệp tại các phương Trương Định, VĩnhTuy, Thanh Nhàn…lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư sử dụng vào các mục đích phát triển nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng gắn với việc chuyển đổi và đẩy nhanh tiến độ giải thể các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn quận.

Tạo mọi điều kiện để người dân, tổ chức kinh tế, uỷ ban nhân dân phường chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để tăng thêm quỹ cho đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng, đất cho giao thông, đất công cộng…nhằm theo kịp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Thương mại- Công nghiệp- Nông nghiệp Có chính sách, mục đích sử dụng đất chưa sử dụng hợp lý, tránh lãng phí.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể trên địa bàn quận để uốn nắn kịp thời những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp Đồng thời, có biện pháp kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm sau thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai cho đội ngũ cán bộ cơ sở đến các đối tượng sử dụng đất để thông qua đó hướng dẫn người sử dụng đất chấp hành các quy định của Nhà nước và giúp cho họ hưởng các quyền lợi mà pháp luật mang lại.

III.2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Tóm lại, để phát huy kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại cơ bản trong quá trình tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất đô thị chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp mang tính vĩ mô (về phía nhà nước) với hai khía cạnh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị,mặt khác bài viết còn nêu ra các giải pháp về phía quận Hai Bà Trưng cùng với hia khía cạnh trên Với những giải pháp này, bài viết hy vọng đóng góp được một số ý kiến cho các nhà quản lý góp phần nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng đất.

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w