1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Địa Lí Du Lịch Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Lâm Đồng.pdf

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Trần Văn Tài, Đoàn Tần Thị Ngọc, Hồ Diệp Khải Duy, Phạm Võ Bích Tâm, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Bùi Đình Khánh
Người hướng dẫn T.S Trần Duy Liên
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Địa Lí Du Lịch
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 7,32 MB

Nội dung

Với bề dài lịch sử cùng với tiềm năng du lịch lớn thì nước ta luôn chú trọng vào phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng hướng về thiên nhiên vùng núi, cao nguyên vì đây là một trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐỊA LÍ DU LỊCH

Tên đề tài:

Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng

Nhóm thực hiện: nhóm 1

1 Trần Văn Tài ( nhóm trưởng )

2 Đoàn Tần Thị Ngọc

3 Hồ Diệp Khải Duy

4 Phạm Võ Bích Tâm

5 Nguyễn Thị Thu Hà

6 Nguyễn Thị Huỳnh Như

7 Bùi Đình Khánh

GVHD: T.S Trần Duy Liên

Đà Lạt, ngày 23 tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

TÓM TẮT 4

CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 5

1.1 HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 5

1.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ 5

1.1.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN LIỀN VỚI ĐỊA HÌNH 6

1.1.3 TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI KHÍ HẬU 7

1.1.4 TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI NƯỚC 7

1.1.5 TÀI NGUYÊN DU LỊCH GẮN VỚI SINH VẬT 8

1.2 HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN .9

1.2.1 CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 9

1.2.2 CÁC LỄ HỘI TRUYỆN THỐNG 10

1.2.3 CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 11

2.1 HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ 11

2.3 HỆ THỐNG CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH 12

2.3.1 CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THEO ĐƯỜNG Ô TÔ 12

2.3.2 CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THEO ĐƯỜNG SẮT 13

2.3.3 CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH THEO ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 13

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG 13

3.1 ĐIỂM MẠNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG 13

3.2 ĐIỂM YẾU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG 14

3.3 CƠ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG 14

3.4 THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC

Trang 3

Cuộc sống ngày nay càng trở nên xô bồ đông đúc nhộn nhịp khiến ngày nay con người ngày nay càng mong muốn tìm đến những vùng đất trong lành yên bình và mát mẻ Mọi người càng muốn hướng về thiên nhiên hơn để tìm lại những điều mà họ không có được trong cuộc sống hàng ngày Với bề dài lịch sử cùng với tiềm năng du lịch lớn thì nước ta luôn chú trọng vào phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng hướng

về thiên nhiên vùng núi, cao nguyên vì đây là một trong những địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng

Bài tiểu luận sẽ tập trung mô tả, hiện trạng phát triển du lịch của một trong những vùng đất thuộc vùng Nam Tây Nguyên đầy thơ mộng nên thơ và hung vĩ, khí hậu mát mẻ dễ chịu với hàng loạt các loại đặt sản Lâm Đồng là một trong các tỉnh đang dần khẳng định vị thế của mình trong phát triển du lịch nước nhà Bài tiểu luận gồm các phần cơ bản sau: Tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch cuối cùng là đánh giá chung về tình hình du lịch của tỉnh

Trang 4

Lâm đồng là một trong những vùng đất nằm ở Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, với độ cao trung bình bình 800-1000m so với mặt nước biển với khí hậu mát mẻ, nằm trên vùng cac nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên- Di Linh là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không giáp đường biên giới quốc tế và nơi đây có hàng loạt những địa điểm du lịch hấp dẫn như “tiểu paris” Đà Lạt, cao nguyên langbiang,V.v Đây là nơi sinh sống của hớn 40 dân tộc với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo Lâm Đồng không chỉ phù hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng mà còn có thể phát triển du dịch văn hóa một cách song song Qua đó tôi muốn thông qua bài tiểu luận, tôi hi vọng Lâm Đồng ngày càng phát triển chào đón thêm nhiều lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến và trài nghiệm hình thức Du lịch nơi đây Để Lâm Đồng có thể trở thành tỉnh dẫn đầu về loạt du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa ở Việt Nam

Trang 5

1.1 HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lí:

- Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam Là tỉnh có diện tích lớn đứng thứ 7 cả nước Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế

- Diện tích: 9772,19 km2

- Độ cao trung bình từ 800-1000m so với mực nước biển

- Địa hình phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu thổ những, thực vật, động vật…

- Với địa hình núi cao và cao nguyên vậy nên Lâm Đồng có khí hậu dễ chịu, mát mẻ phù hợp với du lịch nghĩ dưỡng

- Địa hình tiếp giáp với nhiều tỉnh khác nhau:

+ Phía Đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận

+ Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai

+ Phía Nam- Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận

+ Phía Bắc giáp Đăk Lăk

Trang 6

Sơ đồ tỉnh Lâm Đồng

- Về du lịch Lâm Đồng được chia ra làm hai trọng điểm chính:

+ Phía Bắc trung tâm du lịch bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận trung tâm du lịch + Phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận

1.1.2 Tài nguyên du lịch gắn liền với địa hình.

Vì địa hình chủ yếu gồm:

+ Núi cao

+ Cao nguyên

+ Các thung lũng nhỏ

Nên Lâm Đồng được biết đến bởi các danh lam thắng cảnh nổi tiếng về cảnh quan, đặc biệt là nhiều đồi núi như đồi Rôbin, đồi Đa Phú, đỉnh Langbiang…

Trang 7

Đồi Đa Phú Nhờ có địa hình nhiều đồi núi nên nơi đây rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám phá, nghĩ dưỡng hoặc thể thao mạo hiểm như leo núi, thả dù, cắm trại…

→ Ngoài ra có thể khuyến khích phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới như du lịch chữa bệnh, trải nghiệm trồng trọt

1.1.3 Tài nguyên du lịch gắn liền với khí hậu.

Khí hậu Lâm Đồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ( có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô ) Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khhu vực Càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình quanh năm giao động từ 18 đến 25 độ C Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm Mùa mưa: Kéo dài đến 7 tháng Bước vào mùa mưa thường đặc trưng xuất hiện những cơn mưa vùi Khí hậu Lâm Đồng mùa này thường mát mẻ, dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh Rất thích hợp để đi du lịch

Trang 8

Vì khí hậu tốt nên Lâm Đồng đã rất phát triển về trồng trọt các loại rau, màu, trái cây phù hợp với khí hậu Từ đó có thể khai thác du lịch bằng cách tham quan các vườn rau, màu của hộ dân, chụp hình, trải nghiệm trồng trọt…

Với khi hậu mát mẻ có chút se lạnh thì Lâm Đồng rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ ngơi, nghĩ dưỡng, du lịch chữa bệnh Điển hình như các khu nghĩ dưỡng cao cấp như Sam Tuyền Lâm, Dalat resort, Bình An villa…

1.1.4 Tài nguyên du lịch gắn với tài nguyên nước.

Là đầu nguyền của 7 hệ thống song suối lớn thuộc hệ thống song Đồng Nai Tiềm năng thủy điện lớn, với 73 hồ chứa, 92 đập dâng

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều Lợi thế địa hình đồi núi và chia cắt tạo nên nhiều ghềnh thác nổi tiếng đẹp và hung vĩ Ví dụ như thác Datanla, thác con Voi, thác hang cọp, thác camly……

Thác Datanla

Thác Cam Ly Với những ưu ái về kì quan thiên nhiên, tiềm năng sống nước để áp dụng vào du lịch là hoàn toàn chiếm ưu thế so với các tỉnh khác

Với tiềm năng sông nước trên rất phù hợp để phát triển mô hình du lịch thể thao mạo hiểm như chèo sup, teambuiding, trekking… Hoặc du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên Rất phù hợp cho các bạn trẻ thích trải nghiệm, yêu thiên nhiên và luôn tìm kiếm cái mới

1.1.5 Tài nguyên du lịch gắn với sinh vật.

Trang 9

phong tạo tiềm năng du lịch lớn

Hiện nay Lâm Đồng có 2 khu vườn quốc gia:

+ Vườn quốc gia Bidup Núi Bà là nơi duy nhất hội tụ các kiểu rừng lá kim, rừng kín thường xanh….cùng với hệ thống động thực vật phong phú Với 131 loài thú trong đó có 70 loài nằm trong danh sách đỏ Việt Nam, 306 loài chim…

Gấu chó được phát hiện ở vườn quốc gia Bidup

Cầy vằn ở vườn quốc gia Bidup + Một phần vườn quốc gia Cát Tiên Là ngôi nhà của 300 loài chim chiếm gần 50% loài tại Việt Nam

và hơn 450 loài bướm

Ngoài ra còn có: Sông, suối, hồ, đập, thác nước….rừng Lâm Đồng mang tính đa dạng sinh học đóng vai trò trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt

Nhờ có thiên nhiên phong phú, đa dạng nên rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về môi trường sống của các loài động thực vật…

Trang 10

vừa có thể thh hút lượng khách du lịch mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên hiện có.

1.2 HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN

1.2.1 Các di tích lịch sử văn hóa

Không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, không khí trong lành Mà tỉnh Lâm còn có hàng loạt các di tích lịch sử lâu đời đang là điểm đến mà khách du lịch trong và ngoài nước vô cùng quan tâm Ví dụ như :

+ Nhà thờ Con Gà, nhà thờ Camly

+ Dinh I, Dinh II, Dinh III

+ Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Phước

+ Ga Đà Lạt

Dinh Bảo Đại

Ga Đà lạt

Trang 11

Với những công trình kiến trúc cổ xưa cùng bề dày lịch sử Đã tạo nên những điểm đến du lịch phong phú Rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch tham quan hay du ngoạn loại hình này thường thích hợp để kết hợp với nghỉ ngơi, mua sắm

1.2.2 Các lễ hội truyền thống

Gồm hơn 40 anh em dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa và nhiều lễ hội đặc biệt Chia ra làm hai là lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại:

Lễ hội truyền thống như: Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội cúng cớm mới…

Lễ hội cồng chiêng

Lễ hội hiện đại ( hằng năm ) : festival hoa Đà Lạt…

Lễ hội Hoa Đà lạt

Trang 12

Với lợi thế nhiều anh em dân tộc sinh sống, cùng với những lễ hội lớn nhỏ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, du lịch công vụ kết hợp cả du lịch mua sắm

Các làng nghề thủ công

Lâm Đồng có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống có thể đưa vào khai thác làm sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng:

- Dệt thổ cẩm ( huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên, Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc)

- Đan thêu móc ( thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Bảo Lâm); ươm tơ, dệt lụa( huyện

Di Linh, Lâm Hà, thành phố Bảo Lộc)……

- Nghề làm kim hoàn ( nhẫn ) của người Churu

Một công đoạn nhỏ khi làm nhẫn Hiện nay các làng nghề thất truyền đang được khôi phục Để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân lại vừa có thể giữ gìn bản sắc dân tộc

Từ những ưu thế trên ta có thể thấy nơi đây rất phù hợp để phát triển ngành du lịch khám phá kết hợp với du lịch văn hóa

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1 HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ.

Do các tụ điểm du lịch phát triển nhiều tại khu vực phía bắc quanh thành phố Đà Lạt nên các cơ sở lưu trú cũng tập trung và phát triển nhiều ở khu vực này

Hạ tầng du lịch của Lâm Đồng ngày càng phát triển với hơn 2000 cơ sở lưu trú có thể đáp ứng vài chục nghìn khách tới đây một lúc

- Khách sạn 5 sao: 4 khách sạn

- Khách sạn 4 sao: 21 khách sạn

- Khách sạn 3 sao: 184 khách sạn

- Khách sạn 2 sao: 320 khách sạn

- Khách sạn 1 sao: 70 khách sạn

Trang 13

Các hình thức lưu trú cũng rất đa dạng và phong phú để du khách thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với mình

2.2 HỆ THỐNG CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH

Hệ thống các khu du lịch : Lâm Đồng có một số khu du lịch sau

- Thác Datanla

- Vườn thí ZooDoo

- Đồi Robin

- Hồ Tuyền Lâm…

Hệ thống các điểm du lịch:

- Điểm đến TP Đà Lạt

- Điểm đến TP Bảo Lộc

- Điểm đến Đức Trọng…

2.3 HỆ THỐNG CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH.

Do nằm tại khu vực đồi núi, cao nguyên nên hầu hết các tuyến điểm du lịch nằm rải rác tại các tuyến đường, một số lại nằm tại các khu vực sông hồ nhưng đều di chuyển đến bằng đường bộ

2.3.1 Các tuyến điểm du lịch theo đường ô tô.

Lâm Đồng với một hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, với khoảng 9,300km giao thông đường bộ:

- Quốc lộ 20: Trên địa phận tỉnh Lâm Đồng tuyến đường đi qua 5 huyện và 2 thành phố: huyện Đạ Huoai (km 75 - km 103), thành phố Bảo Lộc (km 103 - km 129), huyện Bảo Lâm (km 129 - km 135), huyện Di Linh (km 135 - km 176), huyện Đức Trọng (km 176 - km 221), thành phố Đà Lạt (km 221 - km 262) và huyện Đơn Dương (km 262 - km 264) với tổng chiều dài là 189 km

- Quốc Lộ 27: là tuyến đường quốc lộ theo hướng Đông Tây - Nam Bắc kết nối tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ đến các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk thuộc khu vực Nam Tây Nguyên vượt qua Đèo Ngoạn Mục đến thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) Từ đây, con đường chạy theo hướng Tây đến ngã ba Finom, rồi đến ngã ba Sân Bay Liên Khương trên Quốc lộ 20 thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) Từ Ngã ba Liên Khương tiếp tục theo hướng Tây Bắc đi lên phía Bắc qua các huyện Lâm Hà, Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng)

- Quốc Lộ 28: Đi qua TP Phan Thiết (Bình Thuận) - thị trấn Ma Lâm (Bình Thuận) - thị trấn Di Linh ( Lâm Đồng) - xã Quảng Khê (Đắk Nông) - thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) - thị trấn Đắk Mâm (Đắk Nông) - thị trấn Ea T'ling (Đắk Nông) Toàn tuyến dài khoảng 312 km Có một đoạn trùng với Quốc Lộ 20 (khoảng 800 mét) tại Di Linh Trên tuyến đường có nhiều đèo dốc, trong đó đáng chú ý hơn cả là đèo Gia Bắc (đèo Di Linh) ở ranh giới tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng, đèo Quảng Khê

Trang 14

km Quốc lộ 55 khởi đầu tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - Hàm Tân, thị xã La Gi, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) - Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), và kết thúc tại thành phố Bảo Lộc đây là tuyến đường Đông

2.3.2 Các tuyến điểm du lịch theo đường sắt:

Hiện giờ TP Đà Lạt sẽ phát triển 6 tuyến đường sắt đô thị bằng monorail (hệ thống vận tải một ray) để phục vụ các tuyến du lịch, với tổng chiều dài gần 90km

Trong đó, tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng dài 18,5km; đi hồ Tuyền Lâm dài 15,7km; đi Thung lũng Tình yêu dài 6,9km; đi ngã ba Tùng Lâm dài 11,7km; đi sân bay Liên Khương dài 28,2km và tuyến ngã ba An Kroet (ga trung chuyển thuộc tuyến ga Đà Lạt – Suối Vàng) đi Langbian dài 8,5km

Ngoài ra tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt -Trại Mát dài 7km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước

2.3.3 Các tuyến điểm du lịch theo đường hàng không :

Hiện nay Lâm Đồng có cảng hàng không Liên Khương ( tên giao dịch quốc tế: Lien Khuong Airport; code ICAO: VVDL; code IATA: DLI) thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng Khoảng cách theo đường chim bay từ cảng hàng không Liên Khương đến một số cảng hàng không khác

là:-Liên Khương-Tân Sân Nhất: 214km

Liên Khương – Hà Nội : 968km

Cảng Hàng không Liên Khương là đầu mối giao thông đường hàng không quan trọng đưa khách

du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch dã ngoại hấp dẫn của Việt Nam

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.1 ĐIỂM MẠNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG

1 Khí hậu mát mẻ quamh năm, Không khí trong lành

2 Vị trí thuận lợi nhiều hệ thống sông ngòi, ghềnh thác

3 Môi trường xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch

Trang 15

5 Du lịch được sự quan tâm, ủng hộ và phát triển của nhân dân và địa phương

6 Phương diện học tập: trường nghệp vụ du lịch, trường Đại học Đà Lạt chú trọng khoa du lịch

7 Tỉnh đã có quy hoạch và kế hoạch để phát triển du lịch

3.2 ĐIỂM YẾU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG

1 Hệ thống giao thông còn hạn chế: chủ yếu bằng đường bộ Đường hàng không vẫn đang phát triển tuy nhiên chưa đủ đáp ứng

2 Nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh còn gặp khó khăn

3 Các dự án đầu tư chủ yếu liên quan đến rừng, đất rừng … khiến một số chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc khai thác và triển khai dự án do thủ tục pháp lý về nhà đất

4 Sự liên kết giữa các ngành, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa thật sự hiệu quả

5 Hoạt động kinh doanh chưa được quản lý giảm sát chặt chẽ về bình ổn giá cả

6 Công tác quảng bá còn hạn chế do thiếu kinh phí và chuyên mô

3.3 CƠ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG

1 Phục hồi kinh tế sau dịch Covid , từ năm 2023 lượng khách du lịch tăng trở lại

2 TP Đà Lạt xúc tiến kế hoạch thí điểm mô hình phát triển du lịch, kinh tế mới

Bao gồm :

+Mô hình công viên nhạc nước (tại Vườn hoa TP Đà Lạt)

+ Mô hình tuyến phố ẩm thực tại khu vực đường Trần Lê, hồ Hoàng Văn Thụ

3 Đẩy mạnh nhiều dự án nhằm phát triển quy mô nâng tầm văn hóa và du lịch

+ Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Vàng Du lịch Lâm Đồng năm 2023, với Chủ đề: “Lâm Đồng - Cao nguyên hùng vĩ”

3.4 THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÂM ĐỒNG

1 Cạnh tranh tại thị trường Quốc tế: Thái Lan, singapore, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc,

2 Cạnh tranh tại thị trường trong nước: Vũng Tàu, Phan Thiết, Phan Rang, các tỉnh Đông Nam Bộ,

3 Hiệu ứng nhà kính và khai thác rừng khiến khí hậu ngày càng nóng dần, ít có sương mù , nguy cơ gây ô nhiễm môi trương ngày càng gia tăng

4 Tình hình thế giới ngày càng mất ổn định do chiến tranh , thiên tai, dịch bệnh

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w