Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, như thác Cam Ly, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng, Khu dự trữ sin
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA KINH TẾ - QTKD
……….……
BÀI BÁO CÁO THỰC TẾ CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG
Sinh viên thực hiện:
1 Lê Thị Ngọc Mai_2111244
2 Hà Thị Thu Như_2111284
3 Lê Đăng Tâm_2114092
4 Phan Nguyễn Hạ Lan_2113918
5 Nguyễn Lê Đăng Khoa_2111222
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Giới thiệu du lịch Lâm Đồng 4
II Thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng 5
1 Các điều kiện phát triển du lịch lâm đồng 5
1.1 Tài nguyên thiên nhiên 5
1.2 Tài nguyên nhân văn 6
2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh lầm đồng 6
2.1 Những loại hình và chương trình du lịch tại Lâm Đồng 6
2.2 Hoạt động và dự án đầu tư phát triển tỉnh Lâm Đồng 7
III Giải pháp phát triển du lịch ở lâm đồng 8
1 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 8
2 Để đảm bảo bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch, cần có chính sách, những quy định cơ bản sau đây: 8
IV Liên hệ thực tế 9
Link tham khảo:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/284218/
CVv391S342019105.pdf
https://thuonghieusanpham.vn/lam-dong-tap-trung-phat-trien-6-loai-hinh-du-lich-chu-dao-9133.html
https://btgtu.lamdong.dcs.vn/tin-tuc-su-kien/kinh-te-van-hoa-xa-hoi/type/detail/ id/34259/task/1700
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay du lịch là một ngành công nghiệp đang rất phát triển không chỉ
ở Việt Nam , mà ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới Việt Nam với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp , những thắng xảnh này không những làm tôn nên vẻ đẹp của một đất nước hoà bình giàu lòng nhân ái và mến khách , nó không thể hiện bản chất hào hùng giàu lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam , mà nó còn thể hiện bản sắc dân tộc , vùng miền Trải qua bao thăng trầm từ chiến tranh đến cả công cuộc xây dựng đất nước , Việt Nam đã và đang vươn lên để xây dựng một đất nước hiện đại văn minh
để từ đó có thể trở thành một “ điều đẹp đẽ ” tồn tại trong mỗi du khách khi đặt chân đến Việt Nam
Cuộc sống càng trở nên bận rộn , con người càng mốn hướng về thiên nhiên hơn để tìm lại những điều bình yên mà họ không có được trong cuộc sống bận rộn hàng ngày Với tiềm năng du lịch văn hoá vô cùng to lớn thông qua một bề dày lịch sử vẻ vang , nước ta hiện nay còn đang phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng hướng về thiên nhiên và các vùng núi , cao nguyên là hợp hơn cả với khí hậu mát mẻ , cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ dường như đang trở thành một loại hình du lịch ưa thích cho cả du khách nước ngoài và cả các du khách nội địa khi lựa chọn địa điểm du lịch
Bài tiểu luận sẽ tập trung mô tả về giá trị , hiện trạng du lịch của một vùng thuộc phía Namm Tây Nguyên đầy hứa hẹn của nước ta với những cảnh quan hùng vĩ , khí hậu dễ chịu và hàng loạt các đặc sản khác Lâm Đồng đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền du lịch nước nhà Chuyến đi này cũng là cơ hội hiếm có để sinh viên có thể học hỏi thêm nhiều điều từ các điểm đến , như về lịch sử hình thành , về kiến trúc , Cũng là cơ hội để sinh viên có thể gắn kết với nhau nhiều hơn , một tập thể đoàn kết hơn , giao lưu và trao đổi kiến thức cho nhau , cùng nhau học hỏi và phát triển tri thức
Trang 4I Giới thiệu du lịch Lâm Đồng
Khi nhắc đến du lịch Lâm Đồng thì đầu tiên người ta sẽ nghĩ đến thành phố Đà Lạt “ngàn hoa” nổi tiếng, có LangBiang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam và đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên…, nhiều năm qua đã đi vào tâm trí của nhiều người dân trong
và ngoài nước như một vùng đất của miền du lịch hiền hòa, thanh lịch, mến khách Ngoài Đà Lạt thì đến với hành trình du lịch Lâm
Đồng du khách còn được lạc trong vẻ đẹp hùng vĩ
của thác Dambri, thác Pongour, thác Prenn hay vẻ
đẹp hoang sơ của đỉnh Lang Biang huyền thoại và
những cung đường đẻo hiểm trở nhưng đầy quyến
rũ, thách thức lòng can đảm của du khách như:
đèo Chuối, đèo Prenn, đèo Mimosa và đèo Ngoạn
Mục
Đến với du lịch Lâm Đồng du khách cũng đừng
quên thưởng thức những món đặc sản vùng núi
đầy hấp dẫn hay cơ hội trải nghiệm nét văn hóa
truyền thống cồng chiên Tây Nguyên của người
đồng bào dân tộc đang sinh sống ở vùng đất Lâm
Đồng nhé
Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, như thác Cam Ly, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng, Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang…; hệ thống hồ, rừng, đồi núi, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp các hoạt động thể thao mạo hiểm, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị cao về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh
Là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, Lâm Đồng có sự đa dạng về thành phần dân tộc: Kinh, Cơ-ho, Mạ, Nùng, Tày, Chu-ru, Hoa, Mnông, Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ-me, Lô
Lô, Cờ Lao, Cống… Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng nhạy bén trong kinh doanh và lao động, sản xuất Bên cạnh đó, người dân Lâm Đồng cũng vô cùng thân thiện và hiếu khách Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch riêng có của mình, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông, du lịch MICE cho đến du lịch thể thao mạo hiểm.(1)
Sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng hóa và Đà Lạt - một trong những điểm đến nổi tiếng của Lâm Đồng với nhiều phong cảnh đẹp lý tưởng - trở thành thương hiệu du lịch không chỉ ở trong nước mà còn ở tầm khu vực Năm 2016, Đà Lạt đã được Tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn là một trong 52 điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới, Kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 9 địa điểm du lịch tuyệt vời ở khu vực châu Á Năm
2017, thành phố Đà Lạt được cộng đồng quốc tế trao tặng giải thưởng “Thành phố bền vững
về môi trường ASEAN lần thứ tư” tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 14, được tổ chức ở Brunei; giải thưởng “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2018” tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á 2018 (ATF-2018), được tổ chức ở Thái Lan Năm 2019, hai doanh nghiệp
Trang 5du lịch của tỉnh Lâm Đồng cũng được trao tặng giải thưởng “Du lịch Việt Nam”, là Khách sạn Dalat Palace và Khách sạn La Sapinette Đà Lạt; Khách sạn - Khu nghỉ dưỡng Terracotta Dalat đạt giải thưởng “Khách sạn Xanh ASEAN”, giai đoạn 2020 -2021 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bên cạnh việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống của địa phương (du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch), tỉnh tập trung phát triển các loại hình du lịch mới, như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông, du lịch MICE… Việc đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng của doanh nghiệp
và người dân Nhiều cơ sở kinh doanh khu - điểm du lịch, di tích - địa chỉ lịch sử - văn hóa được trùng tu, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.500
tỷ đồng Nhiều dự án du lịch được đầu tư hiện đại và sang trọng, sản phẩm du lịch độc đáo,
cơ bản đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng Toàn tỉnh hiện có 2.470 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 457 khách sạn từ 1 - 5 sao (37 khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao); 48 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch (33 doanh nghiệp lữ hành quốc tế); 36 khu, điểm tham quan du lịch và 3 sân golf được đầu tư, khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác
II Thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng
Năm 2021, khi đợt thứ 4 của đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, ngành du lịch của cả nước, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn Hoạt động du lịch dường như bị "đóng băng", các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tạm ngừng hoạt động, một số doanh nghiệp giải thể, Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt gần 25 triệu lượt, đạt 62,32% so với cả năm kế hoạch, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khách quá hạn dự kiến là gần 2,2 triệu lượt, đạt 54,1% kế hoạch, giảm 40,5%; khách
du lịch quốc tế dự kiến là 16.889 lượt, đạt 11,3% kế hoạch, giảm 85,9%
Dịch bệnh hiện nay đã và đang được kiểm soát tốt, ngành dịch vụ và ngành du lịch đang dần trở lại hoạt động bình thường
1 Các điều kiện phát triển du lịch lâm đồng
1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Lâm Đồng có vị trí thuận lợi cho du lịch cộng đồng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung Tỉnh có địa hình cao nguyên, cộng với khí hậu cận nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và trồng các loại cây lâu năm (cà phê, chè, dâu tằm ), các vùng chuyên canh hoa ôn đới, vườn cây ăn quả và phát triển rừng Với những tiềm năng đó, Lâm Đồng có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng, như: tham quan, trải nghiệm các vườn rau, vườn cây, vườn cây ăn trái, v.v Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng có nhiều sông và thác nước đẹp cũng là tài nguyên du lịch quan trọng Phục
vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm các loại hình du lịch như: du lịch thể thao, giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá Tìm hiểu về bản sắc dân tộc của Lâm Đồng
Trang 6Theo tài liệu của Sở Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng trước năm 2000, sau giải phóng năm 1975, toàn thành phố Đà Lạt có 38.000 ha rừng thông, nhưng đến năm 1995 chỉ còn 14.000 ha Hiện nay, mới có thống kê nhưng có lẽ số lượng rừng thông và thông ở trung tâm thành phố và xung quanh Đà Lạt đang giảm sút nghiêm trọng Số lượng cây xanh giảm không phải do người dân cần nhiên liệu như trước mà do nhu cầu khai thác gỗ ngày càng lớn, sản xuất nông nghiệp mở rộng và nhu cầu xây dựng nhà cửa ngày càng nhiều
1.2 Tài nguyên nhân văn
Lâm Đồng là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với hơn 43 cộng đồng dân tộc như Kinh, K’ho, Mạ, Lạch, Nùng, Tày, Churu, Mnông… Lâm Đồng đa dạng về văn hóa Di sản văn hóa của các dân tộc bản địa như K'Ho, Mạ, Churu được bảo tồn và là sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số phía Bắc (Mường, Thái Lan ) Mỗi cộng đồng các dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng về lối sống, xây dựng nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động sản xuất làng nghề truyền thống Nơi đây còn lưu giữ những di tích lịch sử văn hóa của nhiều dân tộc Đó là công cụ lao động, công cụ gia đình, đồ trang sức cá
nhân Bảo tàng Lâm Đồng hiện lưu giữ trên 15.000 hiện
vật độc đáo, quý hiếm Phong tục dân gian của Lâm Đồng
khá phong phú, nghệ thuật của Lâm Đồng được hình thành
trên nền tảng văn hóa Việt Nam, thể hiện những nét độc đáo
qua phong tục tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số bản
địa Sự kết hợp của các yếu tố văn hóa này tạo nên nét độc
đáo cho văn hóa Lâm Đồng, đặc biệt là nghệ thuật Thu hút
khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm cuộc
sống của người nông dân trồng rau, hoa, tìm hiểu hoạt động
sản xuất, canh tác, tham gia các hoạt động nông nghiệp
cùng gia đình Bên cạnh đó khách du lịch còn được khám
phá đời sống văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa
2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh lầm đồng
2.1 Những loại hình và chương trình du lịch tại Lâm Đồng
Hiện nay Lâm Đồng tập trung phát triển 6 loại hình
du lịch chính có lợi thế cạnh tranh liên quan đến đặc điểm văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên Theo đó, 6 loại hình du lịch mà tỉnh Lâm Đồng chú trọng là du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và du lịch thể thao mạo hiểm Từ đó hình thành các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, khuyến khích việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ MICE để đáp
Trang 7ứng nhu cầu đa dạng của du khách; phát triển du lịch, tham quan, nghiên cứu động thực vật tại Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Bidoup - Núi Bà, Langbiang Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch như: đu dây, leo núi, đi bộ xuyên rừng, đi bè, tập trung phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của ngành du lịch, hoạt động theo cơ chế thị trường, tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện
Thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng trên
cơ sở phát huy và bảo vệ các giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường; tăng cường cam kết của Nhà nước đối với du lịch thông qua các chương trình, chương trình thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi Hỗ trợ phát triển; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong lĩnh vực du lịch đối với các khu du lịch cấp quốc gia, các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thành phố du lịch Đà Lạt
2.2 Hoạt động và dự án đầu tư phát triển tỉnh Lâm Đồng
Phát triển du lịch Lâm Đồng theo hướng chất
lượng cao, xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố
du lịch, thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển
du lịch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý du
lịch quốc gia, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh
tốt để phát triển du lịch Đồng thời, tạo động lực
để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế du lịch gắn
với bảo vệ các giá trị tự nhiên, môi trường sinh
thái, truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, phát
triển du lịch thành ngành kinh tế năng động,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước GDP của
tỉnh, tỷ trọng ngày càng cao, tạo ra sản phẩm du
lịch đặc trưng, chất lượng cao, mang thương hiệu
du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, góp phần giải quyết
việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
* Mục tiêu đến năm 2025: Xây dựng và phát triển Đà Lạt trở thành thành phố du lịch hiện đại, chất lượng cao Với đặc điểm khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, di sản kiến trúc cấp quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế, dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Xuân Lâm đã được phê duyệt hoàn thành và đưa vào sản xuất Đã đầu tư và đưa vào khai thác 02
dự án trọng điểm: Khu du lịch Đankia- Suối Vàng, Khu du lịch hồ Đại Ninh Đã hoàn thành công tác quy hoạch, thu hút đầu tư và triển khai 02 dự án trọng điểm: một số dự án du lịch như Khu du lịch hồ Prenn, Khu du lịch núi Sa Pung được đưa vào danh mục thu hút đầu tư của tỉnh Quy hoạch một số khu vực tiềm năng để thu hút phát triển các dự án du lịch chất lượng cao; thí điểm 3-5 mô hình tham quan, mua sắm và giải trí về đêm tại thành phố Đà Lạt; 2 mô hình tham quan, mua sắm và giải trí về đêm tại Bảo Lộc Đặc biệt đối với các khu vực còn lại, nghiên cứu, lựa chọn và thí điểm 01 mô hình điểm tham quan, mua sắm và vui chơi giải trí về đêm của địa phương Tăng tỷ trọng khách du lịch chi tiêu cao Đa dạng hóa thị trường du lịch trong và ngoài nước; kết hợp các hoạt động du lịch nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch của tỉnh kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; tạo thương hiệu điểm đến
“Lâm Đồng - An toàn, văn minh và thân thiện”
III Giải pháp phát triển du lịch ở lâm đồng
Trang 81 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cần phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường, hạn chế những biến đổi từ môi trường đến các hoạt động du lịch
2 Để đảm bảo bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch, cần có chính sách, những quy định cơ bản sau đây:
Có chính sách phát triển ngành kinh tế trọng điểm hợp lý Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là những biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ
Có chính sách đầu tư và phát triển thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động
du lịch và cần có những quy định dành cho việc bảo vệ và phục hồi tài nguyên môi trường
Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái
Phải định sẵn những kế hoạch để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững Cần phải quản lý một cách chặt chẽ để góp phần đảm bảo đảm sự thành công, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong bảo vệ môi trường, phát triển của du lịch tỉnh Lâm Đồng
Xây dựng nội quy cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.Có hình thức thưởng, phạt đối với những hành vi
vi phạm việc bảo vệ môi trường.Có sự phối hợp chung trong tuyên truyền, kiểm soát và xử lý vệ sinh môi trường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển Có thể lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động
du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản của mọi người dân.Cùng với việc tập trung mọi nguồn lực để triển khai tốt các công trình trọng điểm như: khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Đankia- Suối Vàng, khu du lịch thung lũng tình yêu cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc thù, cao cấp, đa dạng dịch vụ, hạn chế các dự án
có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, tác động xấu đến môi trường, cảnh quan
Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm kết hợp khám chữa bệnh, điều dưỡng; du lịch gắn với giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch gắn với huấn luyện thể thao, du lịch tham quan, sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, kết hợp tham quan các di tích lịch
sử cách mạng, di chỉ khảo cổ Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng để phục vụ và thu hút du khách.Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật
Trang 9để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách Thường xuyên tổ chức các cuộc thi để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.Tăng cường công tác tuyên truyên, quảng bá du lịch tỉnh Lâm Đồng nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thương mại đầu tư cho các sản phẩm đặc thù của địa phương đối với thị trường trong nước và quốc tế Ngoài việc tổ chức sự kiện Festival Hoa theo định kỳ 2 năm 1 lần, ngành du lịch thương mại xây dựng phương án để tổ chức các sự kiện chuyên đề hàng năm để tạo tính sôi động của một thành phố du lịch nhằm thu hút du khách và thu hút đầu tư phát triển kinh tế.Xây dựng chương trình thông tin về giá cả hàng hoá, dịch vụ hàng ngày trên Báo, Đài phát thanh truyền hình địa phương
để phục vụ du khách
Đào tạo tại chức về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế Đào tạo mới lao động chuyên ngành trình độ trung cấp và đại học cho du lịch tỉnh Lâm Đồng.Theo hướng này, việc mở trường quản lý nghiệp vụ du lịch tại khu vực Đà Lạt là hướng đi
ưu tiên
Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh, huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện
hạ tầng giao thông, đưa vào khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ cho yêu cầu liên kết, phát triển tua, tuyến, điểm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với các địa phương trong khu vực.Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ du lịch Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch.Phát huy vai trò, hiệu lực của Ban chỉ đạo phát triển du lịch
IV Liên hệ thực tế
Đến với xứ sở sương mù Đà Lạt, những vị khách yêu du lịch khám phá không thể bỏ qua một địa điểm vô cùng hấp dẫn – Thung lũng Tình yêu Đà Lạt Một thiên đường hoa và cảnh, thơ mộng và kì thú với tích hợp những cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cùng với địa điểm vui chơi giải trí thú vị Thung lũng tình yêu nằm sâu bên trong khu vực sườn đồi, được bao quanh bởi những hàng thông xanh bạt ngàn Với lối thiết kế của những thập niên trước, Thung lũng tình yêu mang lối kiến trúc của Pari Dưới lòng của thung lũng là Hồ Đa Thiện, nước hồ trong xanh mát mẻ Thung lũng có sông suối, núi rừng, có hoa thơm cảnh lạ, là một trong những bồng lai tiên cảnh hiếm nơi nào có được Địa điểm tuyệt vời để tổ chức team building Thung Lũng Tình Yêu là một trong những địa điểm tổ chức team building ở Đà Lạt vô cùng nổi tiếng được nhiều đoàn lớn lựa chọn Bởi vì nơi đây có sân bãi rộng lớn, không gian thoải mái để tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể ngoài trời
Trang 10Chinh phục mê cung tình yêu Một điểm cũng rất ấn tượng ở khu du lịch
Thung Lũng Tình Yêu chính là Mê cung tình yêu Một thử thách nho nhỏ
cho các cặp đôi đang yêu nhau Công trình này được xem là mê cung làm
từ cây lớn nhất Việt Nam Các bạn hãy tham gia xem là mình có tìm được
nhau trong mê cung huyền bí này không nhé Hãy vun đắp tình cảm của
chính mình bằng hoạt động thú vị này
Khám phá bản sắc văn hóa của người đồng bào qua lễ hội cồng chiêng Ngoài các trò chơi mạo hiểm thú vị, tại khu du lịch còn có tổ chức lễ hội cồng chiêng Một trong những nét văn hóa thiêng liêng rất riêng của vùng đất Tây Nguyên Tham gia
lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục văn hóa văn nghệ đặc sắc Được thưởng thức đặc sản Tây Nguyên với món thịt nướng, đặc biệt là rượu cần trứ danh Được đắm chìm trong giai điệu cồng chiêng nhộn nhịp, được ca hát và nhảy múa cùng người đồng bào
Sơ đồ tham quan các địa điểm trong khu du lịch Vì là một địa điểm có không gian rộng lớn, nên quý khách cần lưu ý về chặng đường đi của minh Để tránh đi nhầm nhé! Sơ đồ tham quan khu
du lịch Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt sẽ được chia thành 8 khu vực chính như sau: * Khu vực cổng vào: Bao gồm bãi đỗ xe, quảng trường, dãy phố cổ Hội An, thung lũng trà * Khu vực trung tâm: Bao gồm mê cung tình yêu, khu vui chơi trẻ em, khu trưng bày tượng sáp, khu game thực tế ảo 9D, cửa hàng bán đồ lưu niệm, khu ăn uống, tiểu cảnh bàn cờ, khu nhà vệ sinh, đồi uyên ương hồ điệp * Khu vực đồi Mộng Mơ: Nhà hàng Mimosa, khu nhà bungalow, cầy tài lộc, vườn hoa trung tâm * Khu vực làng văn hóa dân tộc: Mô hình nhà quốc hội Mỹ, công trình Vạn Lý Trường Thành, sân khấu cồng chiêng, nhà trưng bày nhạc cụ dân tộc, vườn văn hóa dân tộc * Khu vực bến thuyền: Bao gồm trạm chờ xe vận chuyển, cây tình yêu, khu đạp vịt, khu nhà vệ sinh * Khu vực hoa viên Venus: Bao gồm sân khấu sự kiện, vườn hồng hạc, cầu tình yêu, phố hoa, nguyệt vọng lầu * Khu vực đồi vọng cảnh: có vườn hoa hồng, bãi