1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 1991 2022

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 1991-2022
Tác giả Trần Khánh Linh
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Phân Tích Và Dự Báo Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 106,93 KB

Nội dung

Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướngchuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcnhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO MÔN: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ

HÀ NỘI 2023

Trang 2

BÁO CÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1991-2022 Bài 1:

1 Tăng trưởng GDP:

Biểu đồ 1 thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm trong giai đoạn từ 1991-2022 Trong giai đoạn này có thể chia quá trình tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam thành ba giai đoạn: 1991-1999; 2000-2009; 2010-2022

- Giai đoạn 1991-1999: đỉnh tăng trưởng đạt được là 9,54% vào năm 1995, đáy tăng trưởng là 4,77% vào năm 1999 Các năm lân cận từ 1992-1997 tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 8% Thành tựu tăng trưởng cao này đạt được sau 1 thời gian tăng trưởng rất thấp từ 1991 luôn đạt dưới 6% Tuy nhiên thành tựu tăng trưởng này đã không duy trì được do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ ASEAN

- Giai đoạn 2000-2009: sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ASEAN thì ở giai đoạn này đỉnh tăng trưởng đạt được là 7,5% vào năm 2004, thấp hơn so với đỉnh tăng trưởng của giai đoạn trước là 2% Các năm trừ 2000-2007 đỉnh tăng trưởng luôn đạt trên 6%, tuy nhiên đến năm 2008-2009 thì thấp hơn là 5,5% và 5,4% Tăng trưởng kinh tế không thể duy trì được là do cuộc khủng hoảng tài chính chuyển thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu

- Giai đoạn 2010-2022: ở giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu âu kết hợp với sự bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước khiến cho năm 2012-2013 chạm đáy khủng hoảng tăng trưởng với mức 5,5%-5,6% Từ năm 2015-2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức ổn định trên 6%, nhưng không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như giai đoạn đầu Do chịu ảnh

Trang 3

hưởng của đại dịch Covid 19 nên nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng chạm đáy với năm 2019 là 2,9% và 2,6% đối với năm 2020 Những con số này cho ta thấy rằng đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thấp nhất Năm 2022 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc đạt trên 8%

2 Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1991-2021.

Biểu đồ 2 thể hiện chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn

1991-2021 Trong giai đoạn ta có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ của GDP thông qua 3 ngành chính: công nghiệp–xây dựng; nông-lâm-thuỷ sản và dịch

vụ

1991 1993 1995 1997 1999 2001 20 20 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

6 4.7

6 5.40 6.42 6.41 5.50 5.5

7 2.56

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm Việt Nam giai đoạn 1991-2021

Năm

Trang 4

- Ngành công nghiệp-xây dựng: thông qua biểu đồ ta có thể thấy được đường dốc của ngành được mở rộng ra từ các năm 1994-2005 Điều đó lý giải được ngành công nghiệp được mở rộng quy mô được thể hiện rõ nhất đặc biệt là

từ năm 2001-2005 từ 47% năm 2001 và lên trên 50% đến năm 2005 Những năm 2005-2010 có xu hướng chậm lại và tiếp tục được mở rộng ra cho tới những năm gần đây Có được sự dịch chuyển này là do sau năm 1990 nền kinh tế Việt Nam dịch chuyển mạnh mẽ từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp

- Thông qua sự chuyển dịch trên của ngành công nghiệp ta cũng lý giải được

lý do biểu đồ của ngành Nông-lâm-ngư nghiệp ngày càng được thu hẹp lại Chuyển dịch mạnh mẽ nhất là từ các năm 1994-2005 và ngày càng có xu hướng thu hẹp lại Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

BIỂU ĐỒ 2: GDP CÁC NGÀNH THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2022

Nông - lâm - thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ

Trang 5

dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế ngành và vùng lãnh thổ Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất

-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững

- Sự chuyển dịch cơ cấu GDP mạnh mẽ chúng ta cũng có thể nhắc đến ngành dịch vụ Từ năm 1991-2004 ngành dịch vụ được mở rộng dần quy mô, và từ 2005-2010 biểu đồ của ngành dịch vụ có xu hướng được mở rộng nhiều nhất Ta cũng có thể thấy rằng thu nhập của người dân đã ngày một cải thiện đóng góp tích cực vào sự thay đổi chuyển dịch của ngày dịch vụ Giai đoạn tiếp theo nổi bật nhất là năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40% Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước

→ Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực

Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng ngành dịch vụ có sự chuyển dịch nhanh và ngày càng có xu hướng phát triển Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh

Trang 6

tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo

ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững

Bài 2:

1 Phân rã tăng trưởng GDP và tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2021 bằng phương pháp phân rã cộng và đưa ra những bình luận về kết quả phân rã.

a Phân rã tăng trưởng GDP

Biểu đồ 3 thể hiện tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2021 Từ biểu đồ ta có thể phân chia tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam thành 3 giai đoạn:

+ Từ năm 1991-2000

+ Từ năm 2000-2007

+ Từ năm 2011-2020

- Giai đoạn 1: Từ năm 1991-2000: Động cơ chính của tăng trưởng GDP Việt Nam là thay đổi quy mô lao động của các ngành Bên cạnh đó gia tăng năng suất lao động của các ngành cũng có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP trong giai đoạn này Chuyển dịch cơ cấu đóng vai trò vừa phải Đỉnh tăng trưởng đạt trung bình từ 8-9%

- Giai đoạn 2: Từ năm 2000-2007: Nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào quy mô thay đổi lao động của các ngành , thời kì này thay đổi năng suất lao động của các ngành đóng vai trò rất mờ nhạt trong việc thúc đẩy kinh tế

Trang 7

Đỉnh tăng trưởng còn khá thấp là do trong giai đoạn này chỉ chú trọng vào chuyển dịch cơ cấu mà bỏ qua yêu cầu về tăng năng suất

-10.00 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00

Biểu đồ 3: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1992-2021

HỨ NSLĐ NỘI NGÀNH HỨ QMLĐ NỘI NGÀNH HƯ TƯƠNG TÁC

- Giai đoạn 3: Từ năm 2011-2022: Đây là thời kì chứng kiến sự đóng góp to lớn của sự thay đổi các ngành vào tăng trưởng GDP Thay đổi quy mô lao động của các ngành cũng là một động cơ thúc đẩy mạnh mẽ trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là những năm 2013,

2015, 2018, 2019 Trong giai đoạn này cũng được đặc biệt chú trọng vào năng suất lao động ngành hơn và môi trường cũng được quan tâm đáng kể

→ Trong toàn bộ thời kỳ nghiên cứu, trừ những năm 1997,2005,2006,2021; có hiện tượng thay đổi năng suất lao động trong các ngành kéo lùi tăng trưởng GDP, những năm còn lại, cả thay đổi năng suất lao động ngành và thay đổi quy mô lao

Trang 8

động ngành đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này phần nào khẳng định thành công của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy tăng năng suất lao động ngành đi kèm với phân bổ lao động giữa các ngành một cách hợp lý

b Phân rã tăng trưởng NSLĐ nội ngành

-10 -5 0 5 10 15

Biểu đồ 4: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2021

Hiệu ứng NSLĐ nội ngành Hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiệu ứng tương tác

Biểu đồ 4 thể hiện tăng trưởng năng suất lao động nội ngành của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2021 Trong giai đoạn này ta có thể chia năng suất lao động Việt Nam thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 1992-2000

+ Giai đoạn 2: 2001-2007

+ Giai đoạn 3: 2010-2022

Trang 9

- Giai đoạn 1: từ năm 1992-2000: Động cơ chính tăng trưởng năng suất lao động là hiệu ứng năng suất lao động nội ngành, ngoại trừ năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tăng trưởng thấp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò chủ đạo Đỉnh tăng trưởng ở giai đoạn này là từ 8-9%

- Từ những năm 2001-2007: qua biểu đồ ta có thể thấy được tăng trưởng năng suất lao động bình quân chủ yếu dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế (từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ) nhưng đã không được chú trọng

về tăng năng suất Đỉnh tăng trưởng chỉ đạt dưới 6% do những sai lầm về thu hút FDI, chuyển dịch kinh tế và chưa quan tâm về giáo dục

- Giai đoạn 3: năm 2010-2022: Động cơ chính của tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế chủ yếu dựa vào thay đổi năng suất lao động nội ngành Ở giai đoạn này đã chú trọng vào năng suất ngành hơn Đỉnh tăng trưởng đạt được dưới 5%

→ Trong toàn bộ nghiên cứu ngoại trừ những năm 1997, 2010 mức tăng trưởng đạt được lần lượt là -1,7 và -8,5% Điều này cũng có thể dễ dàng lý giải được vì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã dẫn đến tăng trưởng năng suất lao động nội ngành đạt mức âm Ta cũng có thể thấy được năng suất lao động tụt lùi đã kéo theo sự suy giảm của tăng trưởng năng suất lao động

2 Phân rã tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2021 bằng phương pháp phân rã nhân và đưa ra những bình luận về kết quả phân rã.

Trang 10

Biểu đồ 5 thể hiện tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991-2021 được đóng góp qua 3 thành phần: thay đổi quy mô lao động các ngành, thay đổi năng suất lao động ngành, thay đổi tỷ trọng các ngành vào tăng trưởng GDP

- Thay đổi quy mô lao động ngành đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam Thông qua biểu đồ ta có thể thấy ngoại trừ năm 2007, 2020 nhỏ hơn 1 do các cuộc khủng hoảng tài chính cản trở tăng trưởng GDP còn lại hầu hết các năm đều lớn hơn 1 góp phần thúc đẩy GDP

- Tương tự như trên thay đổi năng suất lao động ngành cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn này Ngoại trừ một vài năm 1997,2005, 2006,2010 cũng do các cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến năng suất lao động ngành đều thấp hơn 1

- Thay đổi tỷ trọng giữa các ngành chỉ có duy nhất năm 2010 thấp hơn 1, còn tất cả các năm ở giai đoạn này, thay đổi tỷ trọng các ngành đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn

1991-2021

Vietnam quy mô lao động ngành Vietnam NSLĐ ngành Vietnam tỷ trọng ngành

Trang 11

→ Nhìn chung, ta có thể thấy Thay đổi quy mô lao động ngành, thay đổi năng suất lao động ngành và thay đổi tỷ trọng giữa các ngành; cả ba thành phần đều là động

cơ chính góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991-2021

CÂU 3:

Dựa vào số liệu bảng I/O các quốc gia trên trang (OECD input – output table):

https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=IOTS_2021

Hãy chọn một quốc gia trong một năm bất kỳ rồi tính toán liên kết ngược và liên kết xuôi của các ngành của quốc gia trong năm đó Đưa ra những bình luận tương ứng về kết quả thu được

Bảng 1: hệ số Backward linkage và Forward linkage các ngành của Việt Nam

năm 2010

Đơn vị tính:%

MÃ NGÀNH FORWARD LINKAGE

BACKWARD LINKAGE

Trang 12

TTL_26: Computer, electronic and optical equipment 1.79 1.269

TTL_31T33: Manufacturing nec; repair and installation of machinery

TTL_36T39: Water supply; sewerage, waste management and

TTL_97T98: Activities of households as employers; undifferentiated

Bảng số liệu 1 cho biết hệ số liên kết ngược, liên kết xuôi các ngành của Việt Nam năm 2010

a Xét về hệ số liên kết xuôi:

- Nhóm ngành nông nghiệp, hệ số liên kết xuôi là luôn lớn hơn 1; riêng ngành thủy sản khá thấp nhỏ hơn 1 Đáng được nói đến nhất là ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp có hệ số liên kết xuôi mạnh nhất trong nền kinh tế Như vậy có thể thấy nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp có sự ảnh hưởng kích thích rất mạnh đến nền kinh tế trong giai đoan hiện nay, như vậy, có thể thấy chính sách về tam nông đã phát huy hiệu

Trang 13

quả tích cực đối với nền kinh tế; nhưng xét về cơ cấu của những nhóm ngành này trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm xuống

- Về nhóm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp hoá chất hầu hết các tiểu ngành có hệ số liên kết xuôi tương đối cao Riêng một vài tiểu ngành hoá chất và sản phẩm hoá chất, khai thác mỏ, sản phẩm khoáng kim loại còn có độ nhạy thấp nhỏ hơn 1

- Về kinh tế số: Trong tiểu ngành có 2 ngành thuộc về kinh tế số là máy tính

và thiết bị điện tử quang học đều có hệ số liên kết xuôi lớn hơn 1

- Về nhóm ngành vận tải đều có chỉ số liên kết xuôi nhỏ hơn 1

- Còn trong các ngành dịch vụ có các ngành: dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh; dịch vụ lưu trú và ăn uống; xuất bản sản phẩm; dịch vụ phim, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; dịch vụ phát thanh và truyền hình; dịch vụ viễn thông; dịch vụ lập trình máy tính, dịch

vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy tính; dịch vụ thông tin; dịch vụ sửa chữa máy tính; dịch vụ hành chính hỗ trợ đều có hệ số liên kết xuôi nhỏ hơn mức bình quân chung của nền kinh tế Phải nhắc đến trong nhóm ngành dịch vụ, giáo dục, y tế, nghệ thuật ở nước ta còn tương đối thấp,

hệ số liên kết xuôi luôn thấp hơn 1 Riêng hoạt động tài chính bảo hiểm có

độ nhạy lớn hơn 1

b Xét về hệ số liên kết ngược:

- Nhóm ngành nông nghiệp hệ số liên kết ngược thấp hơn 1 Tuy nhiên nhóm ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp lại có hệ số lan toả lớn hơn 1 Đây là ngành có hệ số liên kết ngược cao và có thể xem xét kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh tế

Trang 14

- Về nhóm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp hoá chất cũng đều có hệ số liên kết ngược lớn hơn mức bình quân chung của nền kinh

tế

- Về kinh tế số: Trong tiểu ngành có 2 ngành thuộc về kinh tế số là máy tính

và thiết bị điện tử quang học đều có hệ số lan toả lớn hơn 1

- Về nhóm ngành vận tải: vận tải đường bộ, vận tải đường ống, vận tải đường thuỷ, đường hàng không đều có chỉ số liên kết ngược lớn hơn 1

- Còn trong các ngành dịch vụ có các ngành: dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh; dịch vụ lưu trú và ăn uống; xuất bản sản phẩm; dịch vụ phim, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; dịch vụ phát thanh và truyền hình; dịch vụ viễn thông; dịch vụ lập trình máy tính, dịch

vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy tính; dịch vụ thông tin; dịch vụ sửa chữa máy tính; dịch vụ hành chính hỗ trợ đều có hệ số liên kết xuôi nhỏ hơn mức bình quân chung của nền kinh tế

→ Theo bảng 1 và những nhận xét trên, xét về hệ số liên kết ngược và hệ số liên kết xuôi có thể nhận thấy sự thay đổi ở các ngành: ngành cây trồng, gia súc, gia cầm và dịch vụ nông nghiệp; thực phẩm chế biến; các sản phẩm từ gỗ và giấy; các sản phẩm khoáng sản phi kim loại hầu hết hệ số liên kết ngược và hệ số liên kết xuôi đều có hệ số cao, đặc biệt là các sản phẩm từ gỗ và giấy có hệ số liên kết ngược, liên kết xuôi đều lớn hơn 1 Qua các hệ số này có thể thấy 4 nhóm ngành trên có ảnh hưởng kích thích đến nền kinh tế năm 2010 cũng như là các nhóm ngành trọng điểm của nền kinh tế, trong tương lai nên ưu tiên đầu tư để nhóm ngành này phát triển trở thành những ngành động lực, mũi nhọn của nền kinh tế

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w