Nhận làm luận văn Tâm lý học, tiểu luận, luận văn thạc sỹ cao học tâm lý. Liên hệ qua gmail: hoangbaotlhgd@gmail.com
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
TÊN CHỦ ĐỀ: 3
MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Cơ sở tâm lí học của hoạt động giáo dục định hướng giá trị cho học sinh 3
1.1 Khái niệm định hướng giá trị 3
1.2 Đặc điểm của định hướng giá trị 5
1.3 Phân loại định hướng giá trị 5
1.4 Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển nhân cách 6
1.5 Quá trình hình thành định hướng giá trị 7
2 Nhận diện, đánh giá cá nhân học sinh và các biện pháp hỗ trợ 12
2.1 Những khó khăn tâm lý của học sinh 12
2.2 Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường 17
3 Xây dựng kế hoạch định hướng giá trị cho một trường hợp điển hình 19
3.1 Trường hợp điển hình 19
3.2 Xây dựng kế hoạch tư vấn, tham vấn hỗ trợ học sinh 20
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ……, là giảng viên môn …… của
em, cũng là người hướng dẫn trực tiếp hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này Em cảm
ơn cô đã truyền đạt cho em những bài học hay, những kiến thức bổ ích, giúp em hiểu thêm về tâm lý của bản thân cũng như tâm lý của học sinh Từ đó em có thể áp dụng vào công việc giảng dạy sau này của mình Qua buổi học, cô đã giúp đỡ em tận tình, chi tiết
để em có đủ kiến thức để vận dụng vào bài tiểu luận này
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học …… Đã tạo ra môi trường học tập tốt, một sân chơi lành mạnh để em có thể phát huy hết khả năng của bản thân
Trong quá trình làm bài tiểu luận em đã tìm hiểu nhiều nguồn thông tin hữu ích và
cố gắng vận dụng các kiến thức vào bài tiểu luận, tuy nhiên em còn gặp nhiều khó khăn
và nhiều sai sót Em rất mong nhận được sự thông cảm từ thầy cô và cũng mong nhận được những lời đóng góp, chia sẻ từ phía thầy cô
Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3TÊN CHỦ ĐỀ:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÁI ĐỘ VÀ GIÁ TRỊ SỐNG
MỞ ĐẦU
Trong nhà trường, với mục tiêu hình thành và phát triển con người toàn diện, vấn
đề giáo dục đạo đức luôn được đặt ra, gắn liền giữa “dạy chữ - dạy người“, “đức dục và trí dục” luôn được thực hiện song hành Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nội hàm của giáo dục đạo đức đã được mở rộng với những giá trị quốc tế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với 12 giá trị sống mang tính chung toàn cầu do Liên hợp quốc đưa ra vào năm 1995, từ đó giúp học sinh (HS) nâng cao chất lượng sống của cá nhân để hòa nhập vào môi trường giáo dục quốc tế rộng lớn một cách hiệu quả Vì vậy, vấn đề định hướng giá trị sống và thái độ sống của học sinh trong nhà trường càng được xem trọng, và đó cũng là tiền đề cho việc học sinh trở thành những công dân tốt ngoài xã hội sau này khi đã rời ghế nhà trường
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở tâm lí học của hoạt động giáo dục định hướng giá trị cho học sinh
1.1 Khái niệm định hướng giá trị
Định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của
xu hướng, động cơ hoạt động (Nguyễn Quang Uẩn, 1995) Đó là hệ thống những giá trị được cá nhân nhận thức, trở thành niềm tin và thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống Định hướng giá trị là cấu tạo tâm lí đặc trưng của nhân cách, đóng vai trò hếtsức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Trang 4Định hướng giá trị là sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong quá trình hoạt động Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị đó.
Định hướng giá trị là một trong những khái niệm của Tâm lí học, là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong của nhân cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân và tập hợp những trải nghiệm của cá nhân, giúp họ phân biệt cái có ý nghĩa, 191 cái bản chất với cái vô nghĩa, cái không bản chất Theo I T Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” Tác giả Phạm Minh Hạc (1994) cho rằng: “Định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người Nó mang đậm nét tính xã hội - lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau”
Nhấn mạnh vai trò của định hướng giá trị trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng Thuỷ (1993) cho rằng: “Định hướng giá trị là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn của hành vi” Tác giả Lê Đức Phúc (1992) quan niệm: “Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau” Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về định hướng giá trị, song các tác giả đều có sự thống nhất ở các điểm cơ bản sau đây:
- Định hướng giá trị là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua
sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất Bởi vì định hướng giá trị được hình thành thông qua quá trình cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt
Trang 5động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa
cơ bản đối với cá nhân hay nhóm
- Quá trình định hướng giá trị bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm), cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm
mĩ trong sự phát triển nhân cách
- Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách Sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh
và quyết định hệ động cơ của nhân cách
Tóm lại, định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của cá nhân hay của nhóm xãhội vào hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựa chọn của họ
1.2 Đặc điểm của định hướng giá trị
- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động
đó và hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với họ
- Quá trình định hướng giá trị luôn chứa đưng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm) và các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách
- Là cơ sở bên trong của hành vi, nó quyết định lối sống của mỗi cá nhân
1.3 Phân loại định hướng giá trị
Các giá trị của con người rất phong phú và đa dạng mà con người lại sống trong môi trường xã hội, tham gia vào các hoạt động đa dạng, do vậy việc phân
Trang 6loại định hướng giá trị cũng rất phức tạp, song có thể chấp nhận một số cơ sở phân loại phổ biến như sau:
Căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà con người hướng tới, thì có 2 loại:
- Định hướng giá trị xã hội
- Định hướng giá trị cá nhân
Căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị, ta có:
- Định hướng giá trị vật chất
- Định hướng giá trị tinh thần
Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo đuổi, có 2 loại:
- Định hướng giá trị tích cực
- Định hướng giá trị tiêu cực
1.4 Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển nhân cách
Đối với việc hình thành nhân cách con người mới, định hướng giá trị có vai trò như sau:
- Định hướng giá trị là cơ sở hình thành lí tưởng, niềm tin cách mạng Trong giai đoạn hiện nay, sự biến đổi nền kinh tế thị trường và những biến động kinh tế chính trị phức tạp nên con người nói chung, học sinh nói riêng cần phải có những nhận thức và chính kiến về những vấn đề như tình hình đất nước, xác lập lí tưởng, niềm tin của cuộc sống Do đó, việc chỉ ra định hướng giá trị của học sinh làmột việc làm rất cần thiết
- Định hướng giá trị là chỉ tiêu của đạo đức, lối sống, quyết định những phẩm chất cá nhân như: tính mục đích, tính tư tưởng, sự nỗ lực ý chí, tính tích cực của nhân sinh quan
Trang 7- Định hướng giá trị đối với thái độ lao động lập thân, lập nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tạo thành lí tưởng, niềm tin của học sinh hiện nay.
- Định hướng giá trị là cơ sở hình thành ý thức trách nhiệm và nhân cách công dân Định hướng giá trị có vai trò định hướng nhân cách theo xu thế phát triển của xã hội mới, góp phần hình thành ý thức công dân và nhân cách con người mới trên cơ sở các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.5 Quá trình hình thành định hướng giá trị
Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành định hướng giá trị Hiện nay, các quan điểm phổ biến cho rằng quá trình hình thành định hướng giá trị diễn ra qua 7 giai đoạn Các giai đoạn đó được dựa trên 3 quá trình cơ bản: lựa chọn, cân nhắc và hành động (Paths - Harmin – Simon,1986)
- Quá trình lựa chọn:
Lựa chọn tự do Nghĩa là khi cá nhân tiến hành một sự lựa chọn sẽ không thúc đẩy bởi một quyền lực hay sự ép buộc nào mà do cá nhân tâm niệm, gửi gắm ý nghĩ và một sở thích, mục đích hay hoạt động nào đó
Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau Tiêu chuẩn này liên quan đến rất nhiều cách lựa chọn tự do Lựa chọn ở đây chỉ là một khả năng được người
ta chấp nhận trong các khả năng lựa chọn khác nhau Do đó, cá nhân có thể xác định điều kiện một tiêu chuẩn thích hợp làm cơ sở cho một mối quan tâm, một chủ định hay một hành động
Chọn sau khi đã dự đoán kết quả có thể có của từng khả năng lựa chọn Giai đoan này diễn ra quá trình cá nhân dự đoán được kết quả của từng khả năng lựa chọn Chỉ khi các kết quả của các khả năng lựa chọn đã được phân tích vàquán triệt, lúc đó cá nhân mới tiến hành lựa chọn một khả năng thông tin đúng đắn nhất và lúc đó mới chuyển thành giá trị
- Quá trình cân nhắc (2 giai đoạn):
Trang 8 Tâm niệm cảm thấy vui mừng với những lựa chọn đã tiến hành Chủ thể ấp ủ và tâm niệm hoặc cân nhắc một cái gì đó mà người ta có cảm tình với nó Các giá trị phát triển từ những lựa chọn mà người ta đã thực hiện một cách vui vẻ Khi người ta đã tâm đắc, cân nhắc có nghĩa là người ta đã thỏa mãn và vui mừng với lựa chọn mình đã làm và sẽ được sử dụng làm hướng dẫn trong đời sống hằng ngày của cá nhân.
Sẵn sàng khẳng định sự lựa chọn đó một cách công khai Là kết quả thu được sau khi các lựa chọn đã được cân nhắc và tâm niệm Chỉ sau khi khẳng định, người ta mới sẵn sàng gắn bó với lựa chọn đó đã tuân thủ một giá trị khác cao hơn giá trị khẳng định
- Quá trình hành động (2 giai đoạn)
Hành động theo lựa chọn Trong các giai đoạn nói trên, chúng ta lập luận về sự lựa chọn và cân nhắc Giai đoạn này không chỉ là giai đoạn quan trọng trong quá trình định hướng giá trị mà còn rất quan trọng bởi thông qua hành động
mà một lựa chọn đã bộc lộ bản chất
Lặp lại hành động, một vài dịp theo mẫu đó trong đời Đây là giai đoan cuối cùng trong quá trình hình thành định hướng giá trị Các giá trị phải đượcbộc lộ qua sự lặp lại trong hành động, lối sống của mỗi người Mỗi cá nhân hành động phù hợp và kiên trì theo các giá trị mà họ đã quyết định lựa chọn
Như vậy, tập hợp các quá trình trên xác định sự đánh giá giá trị Kết quả của quá trình định hướng giá trị là khẳng định được giá trị cũng có nghĩa là giá trị được hình thành ở cá nhân
Tập hợp các quá trình xác định sự đánh giá giá trị, kết quả của quá trình định hướng giá trị là khẳng định được giá trị, tức là giá trị được hình thành ở cá nhân
Định hướng giá trị của học sinh là thái độ lựa chọn của một cá nhân hay nhóm học sinh vào những giá trị này hay giá trị khác, phù hợp với những biến đổi của hệ thống các giá trị xã hội, trên cơ sở hệ thống giá trị đó
Trang 9được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựachọn của họ.
Một cá nhân cụ thể tham gia vào các quá trình xã hội khác nhau như thế nào, phụ thuộc vào xu hướng nhân cách - xu thế này được tạo ra trong quá trình phát triển nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội Thông quacác chức năng xã hội hoá, cùng với tác nhân xã hội hoá, nhân cách học sinh đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện Việc xem xét Định hướng giá trị như là một trong những thành phần quan trọng của nhân cách và Định hướng giá trị là biểu tượng về những mục đích chủ yếu của cuộc đời, thể hiện trong hoạt động thực tế, cho phép chúng ta nắm bắt được nhiều hướng phát triển nhân cách cũng như tình trạng chung của học sinh hiện nay Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ nói chung và học sinh tiểu học nói riêng
Từ xu hướng hình thành và phát triển của học sinh tiểu học, định hướng giá trị biểu hiện chung nhất quy định sự tồn tại của nhân cách, các biểu hiện đó tập trung ở 3 lĩnh vực, đó là: 1) Định hướng giá trị của học sinh
về mục đích, ý nghĩa của cuộc sống (lí tưởng sống); 2) Định hướng giá trị của học sinh về hoạt động học tập (hoạt động chủ đạo); 3) Định hướng giá trị của học sinh về mối quan hệ giữa con người với con người (hoạt động giao tiếp)
Xét về ý nghĩa, thông qua các biểu hiện của học sinh: Ở lĩnh vực 1,
có thể xác định được lí tưởng, chiều hướng và động cơ phấn đấu của các em; Ở lĩnh vực 2, có thể xác định được mức độ tập trung, sự nỗ lực, hành động ý chí cũng như sự mong đợi những kết quả đạt được của việc học tập với tư cách làm hoạt động chủ đạo của học sinh; Ở lĩnh vực 3, có thể xác định được các giá trị chủ đạo trong đời sống hằng ngày học sinh hướng tới
Trang 10Xét về quan hệ, lĩnh vực 1 được xem xét trên phương diện mục đích sống của cá nhân Mục đích là biểu tượng lí tưởng về kết quả tương lai của hoạt động, là quan điểm riêng về tương lai của cá nhân, đóng vai trò như là tác nhân liên kết chung của tất cả những mục đích riêng gắn liền các hoạt động cụ thể Chính vì vậy, mục đích sống có ý nghĩa lớn, quy định chiều hướng phát triển và phương thức tồn tại của nhân cách Lĩnh vực 2 và 3 được nhìn nhận là những phương diện để đạt tới mục đích sống Về ý nghĩa,đây là những hoạt động (hoạt động có đối tượng) và quan hệ (giao tiếp) đặc trưng có vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách Xét
về tổng thể, các lĩnh vực trên được nhìn nhận trên phương diện mục đích và được xem như là những thành phần định rõ đặc tính của xu hướng và nội dung tính tích cực của nhân cách Chúng quy định sự hình thành và phát triển nhân cách, trên cơ sở cá nhân tham gia một cách tích cực vào các quá trình xã hội và hệ thống các quan hệ xã hội khác nhau Đồng thời, toàn bộ các quá trình và hệ thống các mối quan hệ xã hội này là quan hệ nền tảng, quy định sự hình thành và phát triển các nhu cầu, động cơ, mục đích sống, tình cảm, năng lực của cá nhân
Từ mỗi lĩnh vực trên đây, hình thành định hướng giá trị ở học sinh dựa trên các mặt biểu hiện gồm: nhận thức, thái độ và hành động:
Về nhận thức: Nghiên cứu mặt nhận thức trong định hướng giá trị của học sinh chính là tìm hiểu xem cấp độ lĩnh hội và khả năng phân tích, lựa chọn các giá trị như thế nào; việc tiếp cận, lĩnh hội các giá trị đó có thực
sự phù hợp với thực tế khách 195 quan và xu thế chung hay không Nhận thức của học sinh về các giá trị được phản ánh ở các cấp độ khác nhau Theo quy luật chung, nhận thức có thể ở cấp độ cảm tính hoặc lí tính Ở cấp
độ cảm tính, các sự vật, hiện tượng mang giá trị được xem xét một cách sơ
bộ, thoáng qua không phản ánh đầy đủ các thuộc tính bản chất Ở cấp độ này, trước sự tác động của sự vật, hiện tượng, học sinh nhìn nhận vấn đề
Trang 11một cách giản đơn, không thấy được hết ý nghĩa, giá trị của chúng đối với bản thân và xã hội hoặc nhìn nhận vấn đề không đúng có thể dẫn đến kết luận vội vàng hoặc gán cho chúng những giá trị không có thực Ở cấp độ lí tính, các sự vật hiện tượng được phản ánh đúng bản chất của nó Ở cấp độ này, học sinh đã biết phân tích, lí giải, so sánh đối chiếu và có sự tiếp thu một cách chọn lọc các giá trị cần thiết và có thể thanh lọc các yếu tố không bản chất.
- Về thái độ: Thái độ của con người trước một vấn đề nào đó đóng vai trò quan trọng quy định nên nguyên tắc ứng xử của hành vi Nghiên cứu mặt thái độ trong ĐHGT của học sinh chính là xem xét những biểu hiện về cảm xúc, tâm tư, tình cảm đối với những giá trị mà học sinh đã xác định và lựa chọn Biểu hiện thái độ của TNSV với các giá trị đã lựa chọn được bộc
lộ ở chỗ, khi họ đã xác định cho mình một giá trị nào đó, họ suy nghĩ về sự lựa chọn đó như thế nào Thái độ biểu hiện với các giá trị xã hội rất đa dạng
và thể hiện ở các cấp độ khác nhau Cùng đứng trước một vấn đề nào đó, có những học sinh nhìn thấy giá trị của nó chỉ ở mức chấp nhận được, hoặc có
ưa thích nhưng cũng không phải là quan trọng, song cũng có những sinh viên coi đó là niềm tin và lẽ sống của bản thân và luôn luôn tâm huyết
- Về hành động: Nghiên cứu biểu hiện hành động trong định hướng giá trị của học sinh chính là xem xét những phương thức ứng xử thông qua hành động của học sinh trước những vấn đề cụ thể Biểu hiện tập trung nhất chính là những hành động mang ý nghĩa phản ánh sự lựa chọn các giá trị trong cuộc sống Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu ở đây là hành động lựa chọn xác định mục đích, các biểu hiện xác định giá trị trong học tập và quan
hệ giao tiếp ứng xử Khi nghiên cứu hành động để nhận định về định hướng giá trị, người ta có thể xem xét ở các cấp độ khác nhau Tùy từng cấp độ màmức độ định hướng giá trị có được biểu hiện tập trung hay không, có rõ nét
và đóng vai trò cốt lõi trong xu hướng của nhân cách hay không Trong