MỤC LỤC MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH v LỜI CAM ĐOAN vi LỜI CẢM ƠN vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Mục tiêu thực tập 1 2. Nhật kí thực tập 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ SỐ 1 – DECOFI 4 1.1. Giới thiệu về công ty DECOFI 4 1.1.1. Thông tin chung về công ty 4 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 5 1.1.3. Phương châm hoạt động và định hướng phát triển 6 1.1.4. Văn hóa DECOFI 7 1.1.5. Chính sách chất lượng và chính sách HSE 8 1.2. Giới thiệu về dự án “Khu du lịch Hải Thuận” – Charm Hồ Tràm 9 1.2.1. Quy mô và địa điểm 9 1.2.2. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, hạng mục. 9 1.3. Cơ cấu nhân lực 12 1.4. Tiến độ thi công 12 1.5. Công tác tạm 15 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI DỰ ÁN CHARM HẢI THUẬN 16 2.1. Các quy định về an toàn lao động tại công trình 16 2.2. Công tác thực tập tại hiện trường. 18 2.2.1. Giám sát thi công cốt thép cột, vách, dầm, sàn 18 2.2.1.1. Quy trình thi công cốt thép 18 2.2.1.2. Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện trong công tác 25 2.2.2. Giám sát thi công cốt pha cho các loại cấu kiện tại Block A2, A3 25 2.2.2.1. Quy trình thi công cốp pha 25 2.2.2.2. Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện trong công tác. 33 2.2.3. Giám sát thi công đổ bê tông các loại cấu kiện tại Block A2, A3 34 2.2.3.1. Quy trình thi công đổ bê tông các loại cấu kiện dầm, sàn, cột vách. 34 2.2.3.2. Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện trong công tác. 44 2.3. Công tác thực tập tại văn phòng BCH. 45 2.3.1. Các công tác của một kỹ sư QS tại văn phòng BCH. 45 2.3.1.1. Giới thiệu về công việc của kỹ sư QS. 45 2.3.1.2. Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện theo kỹ sư hướng dẫn. 45 2.3.2. Tìm hiểu các loại hợp đồng thi công và hồ sơ thanh toán thi công cho thầu phụ, tổ đội. 47 2.3.2.1. Thông tin chung các loại hợp đồng thi công và hồ sơ thanh toán. 47 2.3.2.2. Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện theo kỹ sư hướng dẫn. 49 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP 51 3.1. Liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết trong quá trình thực tập. 51 3.2. Nhận thức của bản thân 52 3.2.1. Những giá trị thu được. 52 3.2.2. Những điều chưa làm được. 53 3.2.3. Nhận thức về nghề nghiệp trong tương lai. 53 PHỤ LỤC a
Mục tiêu thực tập
Mục tiêu của đợt thực tập cho sinh viên ngành kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng bao gồm những điều sau: Áp dụng kiến thức học được: Mục tiêu chính của đợt thực tập là cho sinh viên áp dụng và làm quen với các kiến thức và kỹ năng đã học trong quá trình đào tạo Sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án xây dựng thực tế, áp dụng các phương pháp và quy trình thiết kế, quản lý công trình, và giải quyết các vấn đề kỹ thuật
Nắm vững quy trình làm việc: Sinh viên sẽ được hướng dẫn để hiểu rõ quy trình làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Điều này bao gồm quy trình thiết kế, lập kế hoạch, đấu thầu, quản lý công trình, kiểm tra chất lượng, và bàn giao công trình Sinh viên sẽ được tham gia vào các giai đoạn khác nhau của dự án để hiểu và thực hành các quy trình này
Phát triển kỹ năng thực tế: Thực tập cho sinh viên cơ hội để phát triển các kỹ năng thực tế trong công việc xây dựng Điều này bao gồm kỹ năng thiết kế, đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật, sử dụng các công cụ và phần mềm thiết kế, làm việc trong môi trường xây dựng thực tế, và giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng
Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề: Thực tập giúp sinh viên rèn luyện khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng Sinh viên sẽ gặp phải các thách thức thực tế và được khuyến khích tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thích hợp
Hiểu văn hóa làm việc và tác phong chuyên nghiệp: Thực tập giúp sinh viên làm quen với văn hóa làm việc trong ngành xây dựng và rèn kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp Sinh viên sẽ học cách làm việc trong nhóm, tuân thủ các quy định an toàn lao động và quy trình công việc, và phát triển khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong môi trường xây dựng
Tổng quát, mục tiêu của đợt thực tập cho sinh viên ngành kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng là cung cấp cho sinh viên cơ hội rèn luyện và áp dụng kiến thức học được vào công việc thực tế, phát triển kỹ năng thực tế và giải quyết vấn đề, và hiểu văn hóa làm việc trong ngành xây dựng.
Nhật kí thực tập
Giờ làm việc tại công trường: 7h – 11h và 13h – 17h từ thứ 2 đến thứ 7 (sáng) hàng tuần
Vì lí do công trình ngoại tỉnh nên sinh viên đã cố tham gia toàn thời gian tại khu vực lân cận để dễ dàng tham gia vào quá trình thực tập linh hoạt và đầy đủ nhất
Bảng 1Bảng 0.1: Nhật kí thực tập của sinh viên tại công trình
Thời gian Vị trí và công việc thực tập
- Tham gia lớp an toàn tại trụ sở công ty
- Sáng: Vị trí kỹ sư giám sát (thực tập)
• Giám sát thi công thép dầm sàn A3, thép cột vách A3, hệ chống sàn Block A3
(KSHD: Anh Thanh Truy kỹ sư giám sát tại công trình)
- Tối: Tham gia nhập liệu khối lượng thép
(KSHD: Anh Tuấn Duy kỹ sư QS tại công trình)
- Sáng: tiếp tục vị trí kỹ sư giám sát (thực tập)
• Giám sát thi công cốp pha sàn A3, cột vách A2
- Tối: Tham gia nhập liệu khối lượng
• Tham gia ca trực đổ bê tông sàn Block A3
- Vị trí thực tập tại văn phòng BCH
• Tiếp cận kiến thức về kỹ sư QS
• Bóc tách khối lượng thép cột, vách
- Tại công trường: Tham gia nghiệm thu thép cột vách tường biên
- Vị trí thực tập tại văn phòng BCH
• Bóc tách khối lượng thép dầm, sàn
• Học làm hồ sơ thanh toán theo kì cho tổ đội (cơ bản)
• Tham gia nghiệm thu cốp pha sàn Block A3
• Tham gia ca trực đổ bê tông sàn Block A3
- Vị trí thực tập tại văn phòng BCH
• Bóc tách khối lượng bê tông móng, cột, vách
• (Tiếp cận phần mềm dự toán G8 mức độ tìm hiểu)
- Xen kẽ hiện trường công trình: kiểm tra thép bể sinh hoạt, biện pháp chống thấm, …
- Vị trí thực tập tại văn phòng BCH
• Bóc tách khối lượng cốp pha dầm
• Kiểm tra, sửa chữa khối lượng các loại cấu kiện theo bản vẽ được duyệt tại Block A3
• In ấn, tiếp cận quy trình quyết toán, hoàn tất hồ sơ thanh toán theo kì cho tổ đội
- Tại công trường: Quan sát các biện pháp bảo dưỡng, và khắc phục khuyết tật của bê tông
- Vị trí thực tập tại Văn phòng BCH
• Sửa chữa khối lượng thép dầm tầng 1 Block A2
• Bóc tách khối lượng thép sàn Block A2.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ SỐ 1 – DECOFI
Giới thiệu về công ty DECOFI
1.1.1 Thông tin chung về công ty
Bảng 2Bảng 1.1.1: Thông tin chung về DECOFI
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng & Thiết Kế Số 1 Logo công ty: Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, P Đa Kao, Q 1, Tp Hồ Chí Minh (TPHCM)
Website: https://www.decofi.vn/
Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Tâm _ Chức vụ Tổng giám đốc
Loại hình công ty: Kinh doanh dịch vụ
Chứng chỉ: Chứng nhận ISO 9001:2015, ISO 14001:2015
- Thiết Kế Xây Dựng - Công Ty Tư Vấn Thiết Kế
- Xây Dựng Kết Cấu Thép - Thiết kế
- Gia Công Và Sản Xuất Kết Cấu Thép
- Nước - Thầu Cấp, Thoát Nước
- Hệ Thống PCCC - Thi Công Lắp Đặt Hệ Thống Báo Cháy, Chữa Cháy Tự Động
- Nhà thầu tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt PCCC
- Thi công, thiết kế hệ thống cấp nước
- Tư vấn thiết kế nội thất
- Tư vấn thiết kế xây dựng, Xưởng kết cấu thép
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được hình thành từ năm 1990 Theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày 31/03/2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 792/QĐ/BNN-TCCB chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết kế số 1 (DECOFI) ngày nay Qua quá trình phát triển,với đội ngũ kỹ sư – kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và máy móc thiết bị thi công chuyên dùng, năng lực của Công ty ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và tiến độ thi công của nhà đầu tư trong và ngoài nước
Hình 1 Hình 1.1.2: Graphic về công ty DECOFI
Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết kế số 1 chuyên thiết kế và thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp theo hình thức Tổng thầu bao gồm xây lắp, kết cấu thép, cơ điện lạnh, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy, trang trí nội thất; thực hiện trọn gói các công việc từ tư vấn, thiết kế, xin cấp phép xây dựng đến thi công và cả hoàn công đưa công trình vào sử dụng Nhờ vậy, Công ty DECOFI có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng theo dây chuyền công nghệ sản xuất và vận hành hợp lý của các nhà đầu tư nước ngoài, với kinh phí đầu tư hiệu quả nhất, trong khoảng thời gian thi công nhanh nhất, đồng thời vẫn tuân thủ tốt nhất các quy định xây dựng cơ bản theo pháp luật Việt Nam
Giai đoạn đầu những năm 1990: Tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm 2003: Công ty được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây Dựng và Thiết Kế Số 1 (DECOFI) vào ngày 31/03/2003 DECOFI đã từng bước khẳng định uy tín và vị trí của mình trong lĩnh vực xây dựng nhờ đội ngũ kỹ sư - kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm và máy móc, thiết bị hiện đại Công ty đã tổng thầu thiết kế thi công những công trình lớn, kỹ thuật cao và tiến độ thi công nhanh, đặc biệt là tổng thầu thi công cơ sở hạ tầng cho những cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tập đoàn lớn ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Đến nay: Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty DECOFI đã khẳng định được tính chuyên nghiệp và thương hiệu của mình trong các khu chế xuất, khu công nghiệp trên các địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh, thành phía Nam Việt Nam
*Một số dự án nổi bật:
- Dự án Khu du lịch Thiên Bình Minh
- Khu du lịch Láng Hàng (Wyndham Grand Lagoona Bình Châu)
- Khu biệt thự cao cấp Hil Vilas
- Khu dân cư nông thôn mới Đô Thị Xanh – Lamia Bảo Lộc
1.1.3 Phương châm hoạt động và định hướng phát triển
Phương châm hoạt động: Sự hài lòng của đối tác ngày hôm nay chính là sự tồn tại và phát triển của Công ty trong tương lai Định hướng phát triển:
Xác định ngành Xây dựng là lĩnh vực nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó tạo sự ổn định về tài chính và tạo đà phát triển cho tương lai qua các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, kinh doanh khu công nghiệp,
Sẵn sàng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, để phát huy hết thế mạnh tiềm năng của Công ty trong các lĩnh vực: thiết kế, thi công xây lắp, cơ điện lạnh, sản phẩm cơ khí, kết cấu thép, lưới thép hàn, kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
Phát huy sáng tạo: DECOFI luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân liên tục cải tiến và sáng tạo để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của mọi công trình
Yêu thương và tôn trọng: Bằng sự tôn trọng, yêu thương và đồng cảm, DECOFI tin tưởng chia sẻ những áp lực và thử thách, cùng nhau bồi dưỡng văn hoá công ty ngày càng lạc quan, tích cực
Chung sức đồng lòng: Đây chính là giá trị giúp mỗi nhân viên vượt qua những khó khăn trong công việc, và góp phần tạo nền tảng vững chắc cho công trình đảm bảo chất lượng, an toàn và bền vững
Hình 2 Hình 1.1.4: Màu áo kỹ sư Decofi tại các sự kiện thường niên
Kiên định tầm nhìn: DECOFI xây dựng tầm nhìn xa, thiết lập chiến lược phát triển chiến lược và chấp nhận mọi thử thách để công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai
1.1.5 Chính sách chất lượng và chính sách HSE
Tuyên bố giá trị và các chính sách của DECOFI
Nguồn: Trang web DECOFI.vn
Hình 3 Hình 1.1.5 Tuyên bố chính sách chất lượng từ DECOFI
Giới thiệu về dự án “Khu du lịch Hải Thuận” – Charm Hồ Tràm
1.2.1 Quy mô và địa điểm
Tổng diện tích đất: 189.526,9 m2, khoảng 18,95 ha
Dự án khu nghỉ dưỡng hàng sang Charm Hồ Tràm đã được quy hoạch bài bản và chi tiết từ kiến trúc, cảnh quan, thuỷ lợi, … Với quy mô lên đến 40 hecta trải dài hơn 3 km mặt biêt, tại đây sẽ được phát triển nên đa dạng các loại sản phẩm bất động sản gồm: condotel, căn hộ, biệt thự, khách sạn được đầu tư bởi Tập đoàn DCT Group – Charm Group tại khu vực biển Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 4 Hình 1.2.1: Vị trí của dự án “Khu du lịch Hải Thuận
1.2.2 Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, hạng mục
➢ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch Hải Thuận Địa chỉ: Tổ 10, Ấp Hồ Tràm, Xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 5 Hình 1.2.2a: Logo của chủ đầu tư thuộc Charm Group
➢ Tư vấn giám sát: Công ty TNHH tư vấn quản lý xây dựng DELTA Địa chỉ: 03 Phan Văn Đạt, phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Hình 6 Hình 1.2.2b: Logo công ty TNHH tư vấn quản lý xây dựng DELTA
➢ Nhà thầu thi công: Công ty cổ phần xây dựng và thiết kế số 1 (DECOFI) Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Q.1, TP.HCM
➢ Tên công trình: KHU DU LỊCH HẢI THUẬN
Hình 7Hình 1.2.2c: Phối cảnh dự án Charm Hồ Tràm – Khu du lịch Hải Thuận
➢ Hạng mục: Thi công kết cấu phần hầm Blocks A2, A3
➢ Hợp đồng: 01/HĐTC/HT-DECOFI ngày 03/03/202
Hình 8Hình 1.2.2d: Hợp đồng thi công số 01/HĐTC/HT-DECOFI ngày 03/03/202.
Cơ cấu nhân lực
Bảng 3Bảng 1.3: Nhân lực tại công trình trong tháng 6 năm 2023
Nguồn: Báo cáo tháng 6 tại KDLHT
Tại công trình dự án Khu du lịch Hải Thuận các vị trí và bộ phận trong hệ thống tổ chức của ban chỉ huy từ lớn đến nhỏ có sự gắn kết và đồng thuận chặt chẽ gồm Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng, kỹ sư, Shop, MEP, QS, QA/QC, trắc đạc, kỹ sư an toàn LĐ, kế toán, thủ kho có sự cộng tác và hỗ trơ tích cực tạo nên một tập thể thống nhất, mỗi bộ phận đều đảm nhiệm các chức năng vai trò cùng những yêu cầu riêng.
Tiến độ thi công
Bảng 4 Bảng 1.4a: Theo dõi tiến độ thi công trong tháng 6 tại Block A3
Bảng 5 Bảng 1.4b: Theo dõi tiến độ thi công trong tháng 6 tại Block A2
Công tác tạm
Hình 9 Hình 1.5: Bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí công trình.
KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI DỰ ÁN CHARM HẢI THUẬN
Các quy định về an toàn lao động tại công trình
An toàn lao động tại công trình là một khía cạnh rất quan trọng của quản lý công việc xây dựng và các hoạt động liên quan Vai trò và mục tiêu của an toàn lao động tại công trình có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ sức khỏe và tính mạng của công nhân, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn, chấn thương hoặc bệnh nghề nghiệp Dưới đây là vai trò và mục tiêu chính của an toàn lao động tại công trình:
Vai trò của an toàn lao động tại công trình:
Bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công nhân: An toàn lao động nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn và bảo vệ sức khỏe của công nhân tại công trình Điều này bao gồm việc đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn và các biện pháp phòng ngừa tai nạn
Giảm thiểu tổn thất và thiệt hại về tài sản: An toàn lao động giúp tránh các sự cố và tai nạn có thể gây ra thiệt hại về tài sản, như thiệt hại về công trình, thiết bị, hoặc vật liệu
Tăng năng suất lao động: Công nhân làm việc trong môi trường an toàn sẽ tập trung cao độ vào công việc mà không lo sợ về an toàn cá nhân Điều này giúp tăng năng suất và chất lượng công việc
Tuân thủ pháp luật và quy định: An toàn lao động đảm bảo rằng công trình tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp về an toàn lao động, giúp tránh vi phạm pháp lý và áp lực từ cơ quan quản lý
Xây dựng văn hóa an toàn: Tạo ra môi trường làm việc nâng cao ý thức về an toàn lao động và xây dựng văn hóa công trình an toàn, tạo sự cam kết chung của tất cả nhân viên đối với an toàn
Hình 10Hình 2.1a: Nội quy an toàn lao động và nội quy công trường
Hình 11Hình 2.1b: 11 quy tắc cơ bản an toàn lao động tại công trường
Mục tiêu của kỹ sư an toàn lao động (HSE) tại công trình: Giảm thiểu tai nạn lao động và chấn thương: Mục tiêu quan trọng nhất của an toàn lao động là giảm thiểu số lượng tai nạn lao động và chấn thương xảy ra trong quá trình xây dựng và các hoạt động liên quan Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn: Tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho tất cả công nhân tại công trường Đào tạo và nâng cao nhận thức an toàn: Đào tạo công nhân về các quy tắc an toàn, kỹ thuật làm việc an toàn và nhận thức về các nguy hiểm có thể xảy ra tại công trình Sử dụng thiết bị bảo vệ và công nghệ an toàn: Áp dụng các biện pháp bảo vệ như mũ bảo hiểm, áo phản quang, dây an toàn, và sử dụng công nghệ an toàn để giảm thiểu nguy cơ Kiểm tra và đánh giá hiệu quả: Theo dõi và đánh giá hiệu quả các biện pháp an toàn, từ đó tối ưu hóa hệ thống an toàn lao động trong tương lai Hỗ trợ và thúc đẩy văn hóa an toàn: Khuyến khích sự tham gia tích cực của tất cả nhân viên và tạo ra môi trường làm việc thân thiện với việc báo cáo các vấn đề về an toàn và đề xuất cải tiến
Hình 12 Hình 2.1c: Họp an toàn lao động mỗi sáng thứ 3 hàng tuần
Văn hóa lao động an toàn tại công trình đang thực hiện rất tốt, với sự tham gia đông đảo của các công nhân, tổ đội, nhà thầu phụ cùng ban chỉ huy và tư vấn giám sát mỗi thư ba hàng tuần vào lớp trao đổi an toàn Việc các tai nạn diễn ra tại công trình củng rất hạn chế vì sự chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa kỹ sư an toàn cùng tập thể trong quá trình lao động.
Công tác thực tập tại hiện trường
Các kiến thức và nội dung được trình bày sau là những đúc kết trong quá trình thực tập của em khi được kỹ sư giám sát tại công trình là anh Huỳnh Thanh Truy và anh Nguyễn Văn Huy hướng dẫn
2.2.1 Giám sát thi công cốt thép cột, vách, dầm, sàn 2.2.1.1 Quy trình thi công cốt thép a) Chuẩn bị thi công
Chuẩn bị bản vẽ thi công bao gồm bản vẽ vị trí mặt bằng, chi tiết thép (cột, vách, sàn)
Hình 13Hình 2.2.1a: Bản vẽ mặt bằng cột vách tầng hầm khu A (Block A3, A2)
Trên cơ sở đó ra quyế định order thép thi công, thống kê khối lượng hạng mục
Hình 14 Hình 2.2.1b: Bảng Excel thống kê dự toán yêu cầu thép cho các cấu kiện tầng 1
Xác định vị trí bãi gia công để tập kết vật tư và đặt máy gia công
Lập tiến độ thi công hạng mục, kế hoạch sử dụng nhân lực, kế hoạch sử dụng vật tư thiết bị
Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: giàn dáo lưới bao che, lan can an toàn, dây cứu sinh; mũ bảo hộ, giày bảo hộ lao động b) Tập kết vật tư
Set up bãi gia công, chứa vật tư thép, máy cắt, máy uốn Yêu cầu:
Khu vực thuận tiện vận chuyển thép tới (xe tải vào được), đi (gần cẩu tháp, vị trí thi công) Có khu tập trung sắt đã gia công, sắt vụn, có bạt che khi mưa Thoát nước, thường xuyên quét dọn sạch sẽ Tập kết thép về vị trí đã định sẵn, thống kê kiểm tra khối lượng Thí nghiệm thép, kiểm tra khả năng chịu lực tại phòng thí nghiệm Đánh gỉ, làm sạch thép (nếu thép gỉ và dính bùn đất) Thép được bảo quản che đậy bằng bạt và được đặt lên gối kê
Hình 15Hình 2.2.1c: Cẩu tháp Decofi vận chuyển vật tư vào các khu vực xây dựng c) Gia công cốt thép - Duỗi thép: o Đối với thép cuộn (d6, d8): sử dụng máy duỗi thép o Đối với thép gân bị cong (>d8): sử dụng máy uốn thép, các công cụ nắn thép thủ công
Hình 16Hình 2.2.1d: Tổ đội gia công cốt thép tại bãi tập kết
- Cắt thép theo kích thước đã đưa ra trong bản vẽ detail
- Uốn thép theo hình dạng, kích thước trong bản vẽ detail
- Tập kết thép đã gia công, chờ vận chuyển đến vị trí lắp dựng d) Lắp dựng cốt thép
Vận chuyển cốt thép sau khi gia công đến vị trí lắp dựng, lưu ý không làm biến dạng cốt thép
Lắp dựng cốt thép đúng vị trí, kích thước của bản vẽ được duyệt
Vào đai (đối với thép cột, vách), kê chân chó (đối với sàn), mục đích cố định khoảng cách cốt thép
Nối thép: nối hàn, nối buộc, nối coupler
Buộc thép (bôi thép): mục đích định hình kết cấu, giúp cho hệ cốt thép trở thành 1 hệ thống nhất
Nguồn: Báo cáo thi công ngày 5/7/2023
Hình 17Hình 2.2.1e: Thi công cốt thép sàn zone 2 - Block A2
Hình 18Hình 2.2.1f: Thi công lắp đặt cốt thép dầm sàn Zone 1- Block A2 e) Hoàn thiện lắp dựng cốt thép
- Đục nhám vị trí bê tông mới và cũ, mục đích làm tăng khả năng liên kết tại mặt tiếp xúc khi đổ bê tông
Hình 19Hình 2.2.1g: Đục nhám vị trí bê tông cũ của vách trước khi lắp cốp pha
- Vệ sinh cốt thép, vệ sinh mặt tiếp xúc bê tông cũ và bê tông mới sẽ đổ
• Đối với sàn: xịt rửa cốt thép, bề mặt ván khuôn trước khi đổ bê tông
• Đối với cột vách: làm sạch bề mặt tiếp xúc sau khi đục nhám
Hình 20Hình 2.2.1h: Công tác vệ sinh bề mặt bê tông vách sau khi đục nhám
- Đặt chống thấm mạch ngừng
Hình 21Hình 2.2.1i: Công tác đặt tấm Waterbar chống thấm mạch ngừng sàn
- Kê cốt thép bằng cục kê để có khoảng cách ván khuôn và cốt thép nhằm tạo lớp bê tông bảo vệ
Hình 22Hình 2.2.1j: Vị trí cốt thép sàn và cục kê sàn f) Nghiệm thu
Tiến hành nghiệm thu nội bộ cốt thép, bao gồm: Mác thép, đường kính, tình trạng thép Số lượng thanh thép, vị trí, khoảng cách
Cột: số lượng thép chủ của cột, khoảng cách đai
Dầm: vị trí, số lượng thép chủ
Sàn: khoảng cách thép sàn
Vách: khoảng cách thép đứng, thép ngang, khoảng cách đai (mang theo thước dây)
• Mối nối, thép đai, độ dài đoạn neo nối
• Thép chờ, cục kê, lớp bê tông bảo vệ, chống thấm mạch ngừng
Hình 23Hình 2.2.1k: Tư vấn giám sát nghiệm thu thép vách bể ST02
• Lắp copha (đối với cột, vách)
• Đổ bê tông (đối với dầm sàn)
2.2.1.2 Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện trong công tác
- Đọc bản vẽ chi tiết, biện pháp thi công thép của các cấu kiện: cột vách tầng hầm, sàn, dầm tầng 1 của Block A2, A3
- Tìm hiểu về vai trò của các chi tiết thép trong cấu kiện dầm sàn cột như thép chủ, thép gia cường, thép đai, thép kê sàn (chân chó), thép chờ, cục kê, tấm chống thấm waterbar, ống Sleeve, …
- Tham gia công tác nghiệm thu cùng kỹ sư giám sát (hướng dẫn): Đọc bản vẽ và kiểm tra thép Kiểm tra vệ sinh thép chú ý dầm sàn
- Tìm hiểu quy trình và tham gia vệ sinh thép
2.2.2 Giám sát thi công cốt pha cho các loại cấu kiện tại Block A2, A3 2.2.2.1 Quy trình thi công cốp pha a) Chuẩn bị thi công
Chuẩn bị bản vẽ thi công bao gồm bản vẽ vị trí mặt bằng, biện pháp thi công copha Trên cơ sở đó thống kê khối lượng vật tư ván, xà gồ, gông, ti ốc, cây chống, giàn dáo cần dùng
Hình 24 Hình 2.2.2a: Bản vẽ shop biện pháp thi công cốp pha dầm sàn T1 Block A2, A3
Xác định vị trí bãi gia công để tập kết vật tư máy gia công Sau đó ban chỉ huy lập kế hoạch tiến độ thi công hạng mục, kế hoạch sử dụng nhân lực, kế hoạch sử dụng vật tư thiết bị
HSE tại công trình kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: giàn dáo lưới bao che, lan can an toàn, dây cứu sinh; mũ bảo hộ, giày bảo hộ lao động b) Công tác trắc đạt
Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu
Hình 25Hình 2.2.2b: Kỹ sư trắc đạt đang kiểm tra lắp đặt máy
Tùy thuộc vào mục đích sẽ dùng máy trắc đạc thích hợp (toàn đạc, kinh vĩ, thủy bình) để định vị ván khuôn, kiểm tra tim trục, cao độ Sau đó kỹ sư trắc đạt bắn mực đánh dấu các vị trí, ghi lại các mốc trên bản vẽ Công tác định vị thường được tiến hành bởi bộ phận trắc đạt trên công trường, kiểm tra bởi giám sát kỹ thuật c) Tập kết vật tư Vận chuyển tập kết vật tư ván khuôn, bu lông, ti ốc, gông, cây chống, xà gồ vào vị trí đã chuẩn bị Vận chuyển bằng cẩu tháp và được tập kết và sắp xếp gọn
Hình 26Hình 2.2.2c: Tập kết vật tư chân giáo nêm và kích chân, kích U
Vệ sinh làm sạch lau dầu bề mặt ván khuôn trước và sau khi gia công để loại bỏ các mùn gỗ từ ván rơi vào các đầu cột và đáy dầm khi thi công cốp pha
Tập kết máy, công cụ gia công: máy cắt (cắt ván, cắt sắt), máy hàn, khoan Các đường dây điện được móc lên cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về điện, các máy móc cần có tem nhãn được ban HSE kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng d) Lắp dựng ván khuôn, đà giáo
Tổ đội thực hiện gia công ván khuôn, xà gồ theo bản vẽ biện pháp và thống kê được phê duyệt
Hình 27Hình 2.2.2d: Gia công ván khuôn dầm theo bản vẽ biện pháp
Trong đó việc lắp dựng hệ giàn giáo theo bản vẽ biện pháp được phê duyệt cho công tác cốp pha dầm sàn
Hình 28Hình 2.2.2e: Lắp dựng hệ giáo nêm chống sàn dầm tầng 1 block A2
Trong hệ giáo chống đỡ sàn dầm gồm các chi tiết như: Kích chân, kích U, giáo nêm được ghép lại với nhau theo bản vẽ biện pháp Ngoài ra đỡ sàn còn có các thanh pal sàn, hai loại được sử dụng tại công trường là vuông 5x10 và vuông 5x5
Hình 29Hình 2.2.2f: Pal đỡ sàn vuông 5x10, vuông 5x5
Lắp dựng hệ copha theo hình dáng kích thước của bản vẽ biện pháp được phê duyệt Các qui trình lắp dựng và các chú thích đều được đề cập cụ thể trong bản vẽ biện pháp
Hình 30Hình 2.2.2g: Lắp dựng cốt pha sàn tầng 1 zone 2, Block A3
Gông và định vị chặt chống xê dịch ván khuôn Bên cạnh đó ty giằng được sử dụng phổ biến trong hệ cốp pha cấu kiện cột, vách Có hai loại ty giằng là ty sống và ty chết, ty sống có thể tháo gỡ và tái sử dụng lại sau quá trình đổ bê tông, còn ty chết chỉ sử dụng một lần Về khả năng chịu lực thì ty sống có ưu thế hơn và dễ điều chỉnh độ khít khi có sai xót
Hình 31Hình 2.2.2h: Lắp dựng cốp pha vách tường vây
Công tác thực tập tại văn phòng BCH
Các kiến thức và nội dung được trình bày sau là những đúc kết trong quá trình thực tập của em khi được kỹ sư QS tại công trình là anh Lê Huỳnh Tuấn Duy hướng dẫn
2.3.1 Các công tác của một kỹ sư QS tại văn phòng BCH
2.3.1.1 Giới thiệu về công việc của kỹ sư QS
Kỹ sư QS (Quantity Surveyor) là kỹ sư dự toán trong lĩnh vực xây dựng Họ là những người làm về khối lượng phục vụ các giai đoạn chào thầu hay thanh toán Kỹ sư QS có thể làm việc cho Nhà thầu xây dựng hoặc ban A của Chủ đầu tư Các công việc cơ bản của Kỹ sư QS tại nhà thầu thi công Decofi mà em đã theo dõi và đúc kết như sau:
- Kiểm tra kỹ các điều khoản hợp đồng, các công việc thi công, đơn giá thi công trong dự toán hợp đồng với Chủ đầu tư
- Lập hồ sơ khối lượng các hạng mục công trình Đề phương án yêu cầu vật tư cho công trình
- Kiểm soát tiến độ thực hiện, vật tư theo hồ sơ khối lượng của gói thầu
- Làm việc với các bộ phận liên quan về hồ sơ khối lượng, thanh quyết toán công trình Tập hợp lập bản vẽ hoàn công theo các giai đoạn thanh toán và quyết toán cho thầu phụ, tổ đội
- Làm việc với Ban quản lý dự án về hồ sơ khối lượng
2.3.1.2 Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện theo kỹ sư hướng dẫn
- Đọc bản vẽ shop, nhập liệu khối lượng từ file cad (khối lượng được bóc tách bằng Kata) sang excel
Hình 45Hình 2.3.1a: Bảng khối lượng bể ST04 được xuất từ phần mềm Kata
Hình 46Hình 2.3.1b: Trang tính excel sau khi nhập liệu khối lượng thép bể ST04 từ Cad
- Đọc bản vẽ shop và bóc tách khối lượng thép vào excel từ bản vẽ Shop được duyệt
Hình Hình 2.3.1c: Một vài nội dung sinh viên tham gia bóc tách và kiểm tra khối lượng
- Kiểm tra và sửa chữa bổ sung bảng khối lượng thép theo bản vẽ Shop thay đổi được duyệt của các loại cấu kiện
- Tính toán khối lượng cốp pha, bê tông cho các loại cấu kiện
2.3.2 Tìm hiểu các loại hợp đồng thi công và hồ sơ thanh toán thi công cho thầu phụ, tổ đội
2.3.2.1 Thông tin chung các loại hợp đồng thi công và hồ sơ thanh toán
Tùy theo từng loại Hợp đồng mà có phương pháp quản lý HĐ khác nhau, QS trưởng cần nắm rõ hợp đồng (hình thức hợp đồng, các điều khoản liên quan đến tạm ứng, thanh toán, phát sinh, quyết toán, EOT, phạt chậm tiến độ, bảo hiểm, hướng dẫn chào giá, phương pháp đo khối lượng thanh toán ), spec và bản vẽ, hồ sơ dự thầu, bảng thống kê vật liệu
Có các hình thức Hợp đồng thi công trong xây dựng như sau: a) Hợp đồng trọn gói; b) Hợp đồng theo đơn giá cố định; c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; d) Hợp đồng theo thời gian; đ) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%)
Trong các hình thức HĐ nêu trên, chủ yếu thường gặp 2 loại là Hợp đồng trọn gói và Hợp đồng theo đơn giá cố định Tại công trình Condotel block A2, A3 Charm Hồ Tràm, loại hợp đồng được sử dụng phổ biến đó là hợp đồng theo đơn giá cố định, bên nhận khoán thường là các tổ đội thi công nhỏ
Hình 48Hình 2.3.2a: Hai loại trong hợp đồng đơn giá cố định tại công trình
Một số Hồ sơ thanh toán phổ biến tại công trình:
- Hồ sơ thanh toán tạm ứng hợp đồng
- Hồ sơ thanh toán hàng tháng
- Hồ sơ thanh toán theo đợt: o Hồ sơ thanh toán cho thầu phụ, nhà thầu phụ:
Bảng kê chứng từ công việc: Liệt kê các công việc đã thực hiện bởi thầu phụ, bao gồm thông tin về đơn giá, số lượng và tổng giá trị của từng công việc
Bảng kê vật tư, nguyên vật liệu: Liệt kê các vật tư, nguyên vật liệu đã cung cấp bởi thầu phụ và tổng giá trị của chúng
Hóa đơn và các chứng từ tài chính: Bao gồm hóa đơn, biên lai, giấy báo nợ và các chứng từ khác chứng minh các giao dịch tài chính liên quan đến việc thanh toán cho thầu phụ o Hồ sơ thanh toán cho tổ đội, công nhân:
Bảng kê lương và công: Ghi chép thông tin về lương và công của các công nhân trong tổ đội, dựa trên số giờ làm việc và mức lương đã thỏa thuận
Phiếu chấm công: Điểm danh và ghi nhận số giờ làm việc của từng công nhân trong tổ đội
Bảng kê tiến độ công việc: Ghi chép tiến độ thực hiện công việc của tổ đội, bao gồm thông tin về các công việc đã hoàn thành và tiến độ của từng công việc
2.3.2.2 Các công việc và yêu cầu thực tập sinh thực hiện theo kỹ sư hướng dẫn
- Đọc các hợp đồng, văn bản pháp lý liên quan đến việc giao khoán, hồ sơ thanh toán, …
- Tìm hiểu, xem các báo cáo, hồ sơ chất lượng
- Tìm hiểu cách thành lập hồ sơ thanh toán tổ đội, thầu phụ theo quy trình tại công ty
Hình 49Hình 2.3.2b: Mẫu phiếu đề nghị thanh toán QS Decofi sử dụng tại công trình
Hình 50Hình 2.3.2c: Phiếu xác định giá trị KLHT sinh viên tập tính theo HĐ và bản vẽ
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
Liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập công tác thi công các cấu kiện bê tông cốt thép tại Codotel Hải Thuận, các môn học sau đã có mối liên hệ chặt chẽ và cung cấp kiến thức tiếp cận quan trọng giúp em hiểu và học hỏi các công tác một cách hiệu quả:
Môn Kết cấu công trình bê tông cốt thép: Môn này cung cấp kiến thức về thiết kế và tính toán cấu kiện bê tông cốt thép Trong quá trình thực tập, kiến thức này giúp em hiểu được cơ cấu, hình dạng và các yêu cầu kỹ thuật của các cấu kiện bê tông cốt thép tại dự án Codotel Hải Thuận
Môn Vật liệu xây dựng: Môn học này giúp em hiểu về tính chất và ứng dụng của các vật liệu xây dựng như bê tông, thép, cốp pha, xi măng là cơ sở để em có thể nghiên cứu sâu hơn về nguyên lí thiết kế cơ bản được sử dụng với từng lại cấu kiện, với từng mục tiêu ứng dụng, … một cách tối ưu
Môn Cơ kết cấu: Môn này giúp em hiểu sâu hơn về các nguyên lý hoạt động của cấu kiện kết cấu Trong quá trình thực tập, kiến thức này giúp em áp dụng các nguyên lý này vào việc tìm hiều và đọc bản vẽ các cấu kiện bê tông cốt thép, hệ đà giáo một cách chính xác
Môn Trắc địa kỹ thuật: Môn học này giúp em có kiến thức sơ bộ về vai trò và các thao tác cơ bản để đo đạc và xác định vị trí của các cấu kiện trong không gian Trong quá trình thực tập, nhận thấy việc trắc đạt cao trình là thước đo tiêu chuẩn cơ bản nhất trong thi công, nếu các cấu kiện không đáp ứng cao trình thiết kế là những lỗi rất khó khắc phục Đặc biệt môn Kỹ thuật thi công: là môn học quan trọng cung cấp kiến thức về quy trình và phương pháp thi công các cấu kiện xây dựng Trong quá trình thực tập, kiến thức này giúp em hiểu hơn về bản vẽ biện pháp, việc thi công các cấu kiện bê tông cốt thép một cách có hệ thống, an toàn và hiệu quả Là môn học mang tính sâu rộng, cần sự ma sát và xử lí vấn đề đúng đắn Các kiến thức phần lớn chỉ là những kiến thức cơ bản còn việc vận dụng đúng và thi công hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm làm việc và sử lí vấn đề
Kết hợp những kiến thức từ các môn học trên vào quá trình thực tập, em có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tế và hiểu rõ hơn về công việc xây dựng cũng như quy trình thi công cấu kiện bê tông cốt thép tại dự án Codotel Hải Thuận Việc kết hợp lý thuyết và thực tế giúp em phát triển kỹ năng chuyên môn, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong công việc thi công xây dựng.
Nhận thức của bản thân
3.2.1 Những giá trị thu được
Thời gian thực tập chỉ vỏn vẹn 6 tuần nhưng nó đã mang lại những ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển, nhận thức và kinh nghiệm của em Sự hướng dẫn tận tình và ân cần của các anh/chị trong phòng ban đã giúp em tiếp thu nhiều kinh nghiệm quý báu, rèn luyện khả năng thích nghi và nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện bản thân
Bên cạnh đó, em còn có cơ hội tham gia các hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe và cân bằng cuộc sống làm việc
Từ đợt thực tập này, em rút ra được những bài học và kinh nghiệm quý báu Đầu tiên, em đã học được nhiều kiến thức mới và cách áp dụng kiến thức từ trường vào thực tế công việc Em đã tự so sánh và nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu trong kiến thức của mình, từ đó khắc phục và cải thiện để trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực xây dựng
Thứ hai, khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm của em đã dần hoàn thiện hơn qua việc tiếp xúc với đồng nghiệp và khách hàng Em đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng, trung thực và tôn trọng người khác trong môi trường công việc
Thứ ba, em đã rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, quản lý dự án, theo dõi tiến độ và đảm bảo chất lượng công việc Việc làm việc trong môi trường xây dựng đã đòi hỏi em phải biết cách phối hợp và làm việc cùng đồng đội để hoàn thành công việc một cách hiệu quả
Cuối cùng, đợt thực tập này giúp em hiểu rõ hơn về mục tiêu và định hướng sắp tới cho tương lai của mình Em đã nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong ngành xây dựng, và em muốn tiếp tục phát triển, hoàn thiện bản thân để trở thành một chuyên gia xây dựng đáng tin cậy và có đóng góp tích cực cho ngành nghề và xã hội
3.2.2 Những điều chưa làm được
Mặc dù có nhiều kinh nghiệm đạt được, em cũng nhận thấy rằng trong quá trình thực tập, vẫn còn những điều em chưa làm được Đầu tiên, em cảm thấy cần cải thiện khả năng tự xác định lỗi và tự sửa chữa trong quá trình thi công Đôi khi, việc gặp phải một số vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và tiếp cận đã khiến em cảm thấy nản chí và chưa biết cách đối phó một cách hiệu quả
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc và làm việc với các công nhân có kinh nghiệm lâu năm cũng đòi hỏi em phải nỗ lực hơn trong việc khẳng định kiến thức và kỹ năng của mình một cách hài hòa Việc thiếu xót về nhiều kinh nghiệm thực tế là một trong những điều khiến bản thân tự ti và mặc cảm trong quá trình học hỏi và làm việc, vì vậy em cần trau dồi kiến thức và kinh nghiệm không ngừng để vững vàng hơn trong kỹ năng hành nghề, vì trình độ và thái độ là hai thứ cơ bản nhưng đem lại sự tự tin vững vàng nhất trên con đường làm nghề tương lai
3.2.3 Nhận thức về nghề nghiệp trong tương lai
Việc yêu thích môi trường văn phòng, cùng sự góp ý và định hướng tận tình từ các anh kỹ sư tại công trình trong quá trình thực đã là động lực cho em từ hôm nay bước gần đến vị trí phụ hợp với bản thân trong ngành Tương lai em muốn trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực dự toán hoặc quản lý chất lượng công trình
Hy vọng bản thân ngày càng cố gắng và trau dồi nhiều hơn nửa để có thể vững vàng trong con đường nghề nghiệp tương lai, trở thành một kỹ sư xây dựng có chuyên môn, uy tín và thành công
*Phụ lục hình ảnh trong bài viết:
Hình 2.1c: Họp an toàn lao động mỗi sáng thứ 3 hàng tuần 18
Hình 2.2.1a: Bản vẽ mặt bằng cột vách tầng hầm khu A (Block A3, A2) 19
Hình 2.2.1b: Bảng Excel thống kê dự toán yêu cầu thép cho các cấu kiện tầng 1 Block A3 19
Hình 2.2.1c: Cẩu tháp Decofi vận chuyển vật tư vào các khu vực xây dựng 20
Hình 2.2.1d: Tổ đội gia công cốt thép tại bãi tập kết 21
Hình 2.2.1e: Thi công cốt thép sàn zone 2 - Block A2 21
Hình 2.2.1f: Thi công lắp đặt cốt thép dầm sàn Zone 1- Block A2 22
Hình 2.2.1g: Đục nhám vị trí bê tông cũ của vách trước khi lắp cốp pha 22
Hình 2.2.1h: Công tác vệ sinh bề mặt bê tông vách sau khi đục nhám 23
Hình 2.2.1i: Công tác đặt tấm Waterbar chống thấm mạch ngừng sàn 23
Hình 2.2.1j: Vị trí cốt thép sàn và cục kê sàn 24
Hình 2.2.1k: Tư vấn giám sát nghiệm thu thép vách bể ST02 24
Hình 2.2.2a: Bản vẽ shop biện pháp thi công cốp pha dầm sàn T1 Block A2, A3 25
Hình 2.2.2b: Kỹ sư trắc đạt đang kiểm tra cao độ 26
Hình 2.2.2c: Tập kết vật tư chân giáo nêm và kích chân, kích U 27
Hình 2.2.2d: Gia công ván khuôn dầm theo bản vẽ biện pháp 27
Hình 2.2.2e: Lắp dựng hệ giáo nêm chống sàn dầm tầng 1 block A2 28
Hình 2.2.2f: Pal đỡ sàn vuông 5x10, vuông 5x5 28
Hình 2.2.2g: Lắp dựng cốt pha sàn tầng 1 zone 2, Block A3 29
Hình 2.2.2h: Lắp dựng cốp pha vách tường vây 29
Hình 2.2.2i: TVGS nghiệm thu cốp pha vách tường vây trục 2X1 – 2A3 30
Hình 2.2.2j: Thi công tháo dở cốp pha vách hầm biên 33
Hình 2.2.3a: Xe bê tông Việt Hàn 35
Hình 2.2.3b: Bản vẽ mặt bằng điều phối xe đổ bê tông sàn Tầng 1 – Zone 2 Block A3. 35
Hình 2.2.3c: Xe cần bơm đổ bê tông 36
Hình 2.2.3d: Kiểm tra số chì của xe bê tông khi đến trạm 36