1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề án chuyên ngành Bảo hiểm: Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hữu Ninh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Vinh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Đề án chuyên ngành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,31 MB

Nội dung

Trải qua từng giai đoạn phát triển, từ những giai đoạn banđầu quỹ chỉ dành cho các cán bộ, công viên chức Nhà nước tham gia, đến thờiđiểm hiện tại, quỹ BHXH đã phát triển rất mạnh mẽ với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

KHOA BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC

Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Ninh

MSV: 11217727

Lớp chuyên ngành: 63A Bảo Hiểm

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thành Vinh

Hà Nội, 2024

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tên viết tắt

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

ASXH An sinh xã hội

Trang 3

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội

1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

1.2 Phân loại bảo hiểm xã hội

1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội

1.4 Chức năng của BHXH

1.5 Vai trò của BHXH

1.6 Quỹ bảo hiểm xã hội và các chế độ bảo hiểm xã hội

1.6.1 Quỹ bảo hiểm xã hội

1.6.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội

2. Quản lý tài chính quỹ bảo hiểm xã hội

2.1 Khái niệm quản lý tài chính BHXH

2.2 Khái niệm tài chính bảo hiểm xã hội

2.3 Quản lý thu bảo hiểm xã hội

2.3.1 Một số khái niệm liên quan

2.3.2 Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.3.3 Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội

2.3.4 Mục đích của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc2.4 Nội dung công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.4.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.4.2 Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội

2.4.3 Tổ chức thu bảo hiểm xã hội

2.4.4 Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động thu bảo hiểm xã hội

Chương II: Thực trạng quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

2.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội Việt Nam

2.1.1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2.1.2 Tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội Việt Nam

2.1.3 Khái quát về bộ phận thu BHXH ở Việt Nam

Trang 4

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam

2.2.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2.2 Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH

3.1 Đề xuất phương hướng giải quyết các hạn chế

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1 Giải pháp tăng cường quản lý đối tượng, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.2 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý thu BXHH bắt buộc

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

BHXH từ khi mới được tổ chức thực hiện tại Việt Nam đã là tấm lưới lớn nhất,quan trọng nhất trong hệ thống các chính sách ASXH của mỗi quốc gia BHXHđóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội, đảm bảo cuộc sống của mỗi cánhân, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, công bằng, bình đẳng

Năm 1995, thời điểm đánh dấu sự đổi mới của chính sách BHXH, Chính phủ đãban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH vàNghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam Sauhàng chục năm hoạt động và phát triển để thích ứng với nhu cầu của thời đại,khung pháp lý quy định về BHXH đã được hoàn thiện với văn bản Luật Bảo hiểm

xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và hàng loạt các văn bản sửa đổi bổsung, hướng dẫn thi hành luật… Theo đó, “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc

bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập

do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặcchết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

Quỹ BHXH hoạt động độc lập với NSNN, hoạt động theo nguyên tắc đóng hưởng, số đông bù số ít Trải qua từng giai đoạn phát triển, từ những giai đoạn banđầu quỹ chỉ dành cho các cán bộ, công viên chức Nhà nước tham gia, đến thờiđiểm hiện tại, quỹ BHXH đã phát triển rất mạnh mẽ với số dư quỹ năm 2020 lênđến 935.000 tỷ đồng, nhờ đó mà quỹ đủ lớn để bảo vệ hơn 16 triệu NLĐ, góp mộtphần không nhỏ vào việc ổn định đời sống NLĐ trước các biến cố rủi ro bất ngờ,giữ cho hệ thống ASXH và nền kinh tế - xã hội được ổn định

-Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách BHXH và việc quản lý, tổ chứcthực hiện các chính sách này đã đạt được những thành tựu đáng kể, đánh dấu sựphát triển về hệ thống an sinh xã hội của quốc gia nói chung và hệ thống BHXHnói riêng Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, sự tham gia của người lao động vàngười sử dụng lao động, Quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt độngtheo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ Nguồn thu cho quỹ BHXH ngày càngtăng; diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật và quy mô tham gia BHXHtrên thực tế ngày càng được mở rộng Theo BHXH Việt Nam, tính đến năm 2020,tổng số người tham gia BHXH khoảng 16 triệu người (trong đó: BHXH bắt buộc

là 15 triệu người, BHXH tự nguyện là 1.1 triệu người)

Công tác quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăncủa ngành BHXH Diện bao phủ còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực;quỹ BHXH vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn; các chế độBHXH còn chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; hồ sơ, thủ tục còn chưathực

Trang 6

sự thuận lợi cho doanh nghiệp, NLĐ Các đối tượng lao động lợi dụng những kẽ

hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ BHXH, số DN nợđóng, trốn đóng BHXH vẫn còn khá phổ biến; việc tăng trưởng nguồn thu BHXHcòn thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện tại Theo thống kê năm 2020, việctham gia BHXH mới chỉ đạt khoảng 29.5% lực lượng lao động trong độ tuổi thamgia BHXH, vẫn còn trên 70% chưa tham gia

Xuất phát từ thực tiễn trên, em nhận định rằng đề tài “Công tác quản lý thu bảohiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam” là rất quan trọng và cần thiết

2. Mục đích đề án

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề án đề xuất một số giải pháp cải thiện quản lýthu BHXH bắt buộc ở Việt Nam

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuBHXH bắt buộc ở Việt Nam

4. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam Đề ánnhìn nhận và giải quyết các vấn đề từ góc độ cơ quan BHXH.Không gian nghiên cứu: Đề án nghiên cứu hoạt động quản lýthu BHXH bắt buộc ở Việt Nam

Thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2015 2017

-5. Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu: tự tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đề án

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu, Đề án được chia thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương I: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Chương II: Thực trạng quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt NamChương III: Một số đề xuất về phương hướng giải quyết các hạn chế, hoàn thiện

và đổi mới công tác quản lý thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Chương I: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính quỹ bảo hiểm xã hội

1 Lý luận chung về bảo hiểm xã hội

1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Trong thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về BHXH tùy vào góc nhìn củangười đọc Tuy vậy, BHXH có để được hiểu theo các cách sau đây:

Theo Isaac Max Rubinow (1916), Social insurance “BHXH là chính sách của một,

xã hội có tổ chức, có tác dụng bảo vệ cho một phần dân số; những người khác cóthể không cần, hoặc nếu cần thì có thể mua tự nguyện thông qua bảo hiểm tưnhân”

Trang 7

Ông chỉ ra rằng, nguồn gốc của cái tên “Bảo hiểm xã hội” bắt nguồn từ một têngọi cũ hơn là “Bảo hiểm công nhân”, bởi vì ban đầu chỉ có những người côngnhân được cho rằng là có quyền tham gia chính sách này Những người công nhân

đó sẽ được bảo vệ trước những rủi ro gây ra mất thu nhập, thường là do cácnguyên nhân sau:

1. Thiếu vắng lao động trong gia đình

2. Bị mất khả năng lao động về mặt thể chất, có thể là do đau ốm,thương tật do tai nạn, thương tật mãn tính, suy giảm thể chất do tuổigià; hoặc

3. Không thể tìm được việc làm do sự chênh lệch giữa cung và cầu trênthị trường lao động

Theo giáo sư Henri Keliler thuộc trường Đại học tổng hợp tự do Bruxelles của Bỉ,khái niệm về bảo hiểm xã hội được phát biểu như sau: “BHXH là toàn bộ các luật

và quy định nhằm đảm bảo cho người lao động hưởng lương (và người lao động

tự do với một số hạn chế) cũng như gia đình họ (những người có quyền được quyđịnh) được hưởng trợ cấp khi họ ở trong hoàn cảnh mất toàn bộ hay một phần thunhập từ lao động hoặc các phát sinh những chi phí cần được hỗ trợ” Theo kháiniệm này thì BHXH bao gồm:

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm tàn tật

Trợ cấp gia đình

Thai sản

Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm hưu trí và tử tuất

Trợ cấp thất nghiệp

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), BHXH hiểu theo nghĩa rộng là: “BHXH là

sự đảm bảo thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và giađình họ khi người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ laođộng do các sự kiện BHXH xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tếcho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đờisống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội”

Luật bảo hiểm xã hội 2014 đưa ra định nghĩa: “BHXH là sự bảo đảm thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thunhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao độnghoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” Theo đó, BHXH ở ViệtNam bao gồm:

BHXH là một chính sách xã hội, được cụ thể hóa bằng luật theo điềukiện của từng quốc gia

Trang 8

BHXH hoạt động với mục đích bù đắp thu nhập cho người lao động

và gia đình của họ trước những biến cố làm mất thu nhập như: Ốmđau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, suy giảm sứclao động do tuổi già, người lao động tử vong,

BHXH có cơ sở là một quỹ tiền tệ do người lao động, người sử dụnglao động đóng góp và có sự hỗ trợ của nhà nước

BHXH hoạt động với mục đích ổn định đời sống cho người lao độngtham gia BHXH và gia đình của họ

1.2 Phân loại bảo hiểm xã hội

Theo luật bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ có thể tham gia BHXH theo hai hình thức:

“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia Đối tượng tham gia BHXH được quy định cụ thể chi tiết trong luật BHXH” [Khoản 2, Điều 3]

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức màngười tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhậpcủa mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham giahưởng chế độ hưu trí và tử tuất” [Khoản 3, Điều 3] “Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng thamgia BHXH bắt buộc [Khoản 4, Điều 2]

1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội

Có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập trungđược tồn tích dần, do sự đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động, dưới sựquản lý, điều tiết của nhà nước để đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu cầusinh sống thiết yếu của NLĐ khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thunhập theo lao động Bản chất của BHXH được thể hiện ở các nội dung chủ yếu

sau:

BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất

là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thịtrường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào

đó Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vìthế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH

Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bêntham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH Trong đó, bêntham gia BHXH có thể là NLĐ và NSDLĐ, hoặc chỉ NLĐ BênBHXH thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảotrợ Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiệnràng buộc cần thiết

Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với

ý muốn chủ quan của con người như Ốm đau, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp…., hoặc là các trường hợp ngẫu nhiên như thai sản, tuổigià, mất việc làm

Trang 9

Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải sự cố, rủi

ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trungđược đóng góp bởi bên tham gia BHXH và được hỗ trợ bởi nhànước

BHXH có mục đích thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐtrong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm để đảmbảo nhu cầu sống thiết yếu của họ

BHXH cũng mang bản chất chung của bảo hiểm, đó là sự chia sẻ rủi ro giữa cácđối tượng tham gia dựa trên quy luật số đông bù số ít Tuy nhiên, khác với bảohiểm thương mại, BHXH chia sẻ những rủi ro liên quan đến thu nhập của ngườilao động, đó là những rủi ro dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập như ốm đau, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc là những trường hợp ngẫu nhiên như thai sản,tuổi già, mất việc… Ngoài ra, tính xã hội của BHXH còn được thể hiện ở mụcđích của nó, đó là hoạt động không vì lợi nhuận mà chỉ đáp ứng nhu cầu chia sẻrủi ro của NLĐ

1.4 Chức năng của BHXH

BHXH là tấm lưới quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH cũng làquyền cơ bản của người lao động và là hình thức dịch vụ công để quản lý và đápứng nhu cầu chia sẻ các rủi ro trong cộng đồng BHXH có những chức năng cơbản sau đây:

Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXHkhi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất hoặc bị giảm khả năng laođộng, hay do mất việc làm

Thực hiện phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXHtrên cơ sở đóng góp quỹ BHXH Quỹ này dùng để trợ cấp cho mộtphần NLĐ tham gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập Việcphân phối lại thu nhập được thực hiện theo cả chiều dọc và chiềungang Phân phối lại thu nhập giữa những NLĐ có thu nhập cao vàthấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc và những người

ốm yếu phải nghỉ việc, Giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong

xã hội

BHXH gắn kết lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ bằng cách đảm bảoquyền lợi của NLĐ khi gặp các rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động,… thông quaquỹ tiền tệ đóng góp chung giữa NLĐ và NSDLĐ; đồng thời gópphần nâng cao trách nhiệm xã hội của NSDLĐ đối với NLĐ, tạođiều kiện cho NSDLĐ thu hút và giữ chân nguồn lao động chấtlượng cao

BHXH góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng laođộng của NLĐ BHXH khuyến khích NLĐ tham gia các khóa đàotạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN đểduy trì việc làm hoặc tìm kiếm việc làm mới BHXH cũng giúp NLĐ

có được sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ lao động, không bịphân biệt đối xử hay bị lạm dụng quyền lực của NSDLĐ

BHXH đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.BHXH giúp duy trì sự ổn định của thị trường lao động, tạo điều kiện

Trang 10

cho việc phân bổ lao động hợp lý và hiệu quả BHXH cũng tạo ranguồn thu ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các dự án phát triểnkinh tế - xã hội.

1.5 Vai trò của BHXH

1.5.1 Đối với người lao động

NLĐ là đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng

là đối tượng thường xuyên đối mặt với các rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, Việc tham gia vào hệ thống BHXH giúp cho mỗi NLĐ đượckịp thời nhận trợ giúp từ xã hội trước hậu quả của các rủi ro trên

Việc tham gia BHXH còn giúp NLĐ yên tâm hơn về mặt tài chính, ngoài việcđược chi trả trợ cấp khi thể chất bị ảnh hưởng do các rủi ro xã hội, họ còn đượctích lũy một khoản dự phòng để chi khi già cả hay mất sức lao động, mất việclàm…, từ đó giúp họ ổn định tâm lý, giảm bớt lo lắng khi đứng trước các biến cốtrong lao động và trong đời sống cá nhân

1.5.2 Đối với người sử dụng lao động

NSDLĐ thường phải đóng BHXH cho người lao động với tỉ lệ lớn hơn, điều này

có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ Nhưng khi tham gia BHXH, NSDLĐ

sẽ được giảm thiểu rủi ro và chi phí khi xảy ra các sự kiện bất khả kháng liên quanđến người lao động Nhưng khi đặt lên bàn cân so sánh với những lợi ích màBHXH có thể mang lại thì khoản lợi nhuận bị hao hụt đó có lẽ không đáng là bao.Khi có người lao động bị ốm đau, tai nạn, thôi việc, sinh con hay về hưu, NSDLĐ

sẽ không phải trả toàn bộ chi phí cho người lao động mà chỉ phải đóng góp mộtphần vào quỹ BHXH Quỹ BHXH sẽ trả các khoản tiền hỗ trợ cho người lao độngtheo mức quy định Điều này sẽ giảm gánh nặng tài chính cho NSDLĐ, ổn địnhhoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng ứng phó với các biến động của thịtrường lao động

BHXH giúp NSDLĐ thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, tăngcường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Khi tham gia BHXH, NSDLĐ

sẽ được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnhnghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thai sản và bảo hiểm hưu trí Điềunày sẽ tạo ra sự an tâm và gắn bó cho người lao động với doanh nghiệp, giảmthiểu tỷ lệ chuyển việc và nâng cao hiệu quả lao động

1.5.3 Đối với nền kinh tế - xã hội

BHXH có bản chất là một chính sách giúp chia sẻ rủi ro, thể hiện tính cộng đồng

xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội vớinhau và là một công cụ hữu hiệu để thực hiện phân phối lại thu nhập giữa cácthành viên trong xã hội, làm mờ đi khoảng cách giàu nghèo

Ngoài ra, BHXH còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và giađình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảotồn và tăng trưởng quỹ BHXH cũng là công cụ chính sách của Đảng, Nhà nướcnhằm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong nền

Trang 11

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa BHXH còn góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các chương trình an sinh xãhội.

1.6 Quỹ bảo hiểm xã hội và các chế độ bảo hiểm xã hội

1.6.1 Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là nguồn quỹ độc lập với NSNN, hoạt động theo cơ chế quản lý tàichính do Chính phủ ban hành và được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thốngBHXH Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹthành phần Trong nền kinh tế hàng hóa, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXHcho NLĐ được phân chia cho cả NSDLĐ và NLĐ trên cơ sở quan hệ lao động vìlợi ích của hai bên Về phía NSDLĐ, đóng góp để hình thành quỹ BHXH choNLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi roxảy ra đối với NLĐ mà mình thuê mướn Đồng thời góp phần giảm bớt tình trạngtranh chấp và thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ [8]

Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích Vì thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước Trước hết các bộ luật của Nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ - thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở pháp lý

để giải quyết Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định [8] Theo quy định tại Luật BHXH số 58/2014/QH13, các nguồn hình thành quỹ BHXHbao gồm:

Người sử dụng lao động đóng theo quy định;

Người lao động đóng theo quy định;

Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

Hỗ trợ của Nhà nước;

Các nguồn thu hợp pháp khác

Các quỹ thành phần của quỹ BHXH gồm: Quỹ ốm đau thai sản, quỹ tai nạn lao động

- bệnh nghề nghiệp và quỹ hưu trí tử tuất Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ năm

2021 được quy định cụ thể như bảng sau:

Trang 12

Người sử dụng lao động Người lao động

BHTN BHYT BHTN BHYTÔĐ-

TS

TNLĐ-BNN

ÔĐ TS

-BNN

Chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định;

Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng;

Chi trả chi phí quản lý;

Chi khen thưởng theo quy định đối với cơ quan, tổ chức có thành tích trongviệc thực hiện luật này hoặc NSDLĐ thực hiện tốt bảo hộ lao động….;Đầu tư để bảo toàn tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật BHXH;Chi khác

Trong các khoản chi trên thì chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH là lớn nhất vàquan trọng nhất Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vàophạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH Về nguyên tắc, có thu mới có chỉ, thutrước chi sau Vì vậy, quỹ BHXH chỉ chỉ cho các chế độ trong phạm vi có nguồnthu, về nguyên tắc thu của chế độ nào thì chỉ ở chế độ đó Ngoài ra, quỹ BHXHluôn có một bộ phận dự phòng và bộ phận này cũng được sử dụng để chi phí chohoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi để bảo toàn và tăng trưởng quỹ Chi quản lý cũng làmột khoản chỉ tắt yếu, song phải được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm [8]

Trang 13

1.6.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội

Hiện nay tại Việt Nam, Nhà nước đã tổ chức thực hiện 5 trong số 9 chế độ theocông ước 102 của Tổ chức lao động Quốc tế ILO, các chế độ đó gồm:

1. Chế độ ốm đau

Áp dụng đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH bị “ốm đau, tại nạn

mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế Trường hợp ốm đau tainạn phải nghỉ việc do tự Hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất matúy, tiền chất ma túy danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế

độ ốm đau Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhậncủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”

2. Chế độ thai sản

“Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường đây:Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai và người mẹnhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động

nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt Trường sản, laođộng nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con"

3. Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

“NLĐ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện bị tai nạn thuộcmột trong các trường hợp sau đây: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoàinơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu củangười sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trongkhoảng thời gian và tuyến đường hợp lý”

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều

43, 44 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014

“Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sauđây: Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 15/2016/TT-BYT (Bổ sung bởiThông tư 02/2023/TT-BYT) khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tốđộc hại"

4. Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việctheo quy định của pháp luật - nhằm đảm bảo lao động khi về già có chi phí chi trảcho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe Đây là một trong nhữngchế độ người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội Chế độ hưu trí làchế độ bảo hiểm xã hội bảo thu nhập cho người lao động đã hết tuổi lao động theoquy định của pháp luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014

5. Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất là chế độ đối với thân nhân của người tham gia BHXH (bao gồm cảngười đang tham gia, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và người đanghưởng lương hưu) khi người tham gia BHXH bị chết Chế độ tử tuất bao gồm chế

độ mai táng phí và chế độ tuất Mức hưởng tùy thuộc vào thời gian đóng BHXHhoặc thời gian đã hưởng chế độ hưu trí

Trang 14

2 Quản lý tài chính quỹ bảo hiểm xã hội

2.1 Khái niệm quản lý tài chính BHXH

Để hiểu được quản lý tài chính BHXH, trước tiên chúng ta cần hiểu quản lý là gì? Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng cụ thể của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra

Vận dụng khái niệm này vào lĩnh vực tài chính BHXH, chúng ta có thể xác địnhkhái niệm quản lý tài chính BHXH như sau: “Quản lý tài chính BHXH là sự tácđộng của cơ quan quản lý BHXH tới lĩnh vực tài chính BHXH nhằm đạt mục tiêutrong một thời kỳ nhất định”

Trong đó,

Cơ quan quản lý BHXH là cơ quan BHXH các cấp từ Trung ương đến địaphương Theo Nghị định 19/1995/NĐ-CP ngày 16/02/1995 về việc thànhlập BHXH Việt Nam Ở địa phương, cơ quan quản lý BHXH có BHXHtỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH quận, huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh

Đối tượng quản lý là lĩnh vực tài chính BHXH, bao gồm 5 lĩnh vực [8]:

1. Toàn bộ sự vận động của quỹ BHXH nói chung;

2. Các hoạt động tài chính về thu các chế độ BHXH;

3. Các hoạt động tài chính về chi các chế độ BHXH;

4. Các hoạt động tài chính liên quan đến bảo toàn giá trị, tăng trưởng quỹ BHXH và sử dụng lợi nhuận phát sinh từ hoạt động đó;

5. Hoạt động tài chính trong cơ quan BHXH

2.2 Khái niệm tài chính bảo hiểm xã hội

Tài chính BHXH là tổng thể các quan hệ thu và chi của hệ thống BHXH do Nhànước thực hiện và được thể chế hóa bằng quy định pháp luật Theo nghĩa hẹp, tàichính BHXH là tổng thể tài sản của BHXH tính bằng tiền bao gồm quỹ thực hiệnviệc chi trả BHXH và các cơ sở vật chất được tạo lập từ quỹ BHXH Thôngthường, hệ thống tài chính quốc gia trong một nền kinh tế thị trường bao gồm ba

bộ phần cầu thành, đó là NSNN, tài chính doanh nghiệp và các khâu tài chínhtrung gian NSNN là một thể chế tài chính thể hiện tổng thể các quan hệ thuê chỉphát sinh và cần đối thu, chi của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định nhằmtrang tra chi phí của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội theo kế hoạch của Nhà nước trong giai đoạn đó Tài chínhdoanh nghiệp là tổng thể quan hệ thu, chi và cân đối thu, chi trong một chu kỳ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp thực hiện theo quy định củaluật pháp Tài chính BHXH là khâu tài chính trung gian, thực hiện nhiệm vụ củakhu vực công nhưng với nguồn tài chính riêng, không nằm trong phạm vi hoạtđộng của NSNN Tài chính BHXH được hình thành chủ yếu từ đóng góp của cácthành viên tham gia BHXH, nhằm phục vụ lợi ích của người tham gia BHXH vàthực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội của Nhà nước cho NLĐ [14]

Tài chính BHXH có hạt nhân là quỹ BHXH Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập,tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước Quỹ có mục đích và chủ thể riêng Mụcđích tạo lập quỹ là dùng để chỉ trả cho người lao động, góp phần giúp họ ổn định

Trang 15

cuộc sống khi gặp các biến cổ hoặc rủi ro Chủ thể của quỹ chính là những ngườitham gia đóng góp hình thành nên quỹ bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước QuỹBHXH được hình thành từ 2 nguồn đó là: Nguồn đóng góp của các đối tượngthuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và nguồn đóng góp từ các đối tượng tựnguyện Về hình thức hai nguồn này tuy khác nhau về phạm vi, đối tượng và mức

độ đóng góp, song nội dung kinh tế – xã hội lại tương đối đồng nhất với nhau, đólà: có chung mục đích hình thành quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH; các nộidung về thu nộp và chi trả cho các chế độ BHXH đều do Nhà nước quy định, quỹBHXH được quản lý độc lập theo nguyên tắc có thể mới có chỉ, thu trước, chỉ sau,phần thiếu hụt được NSNN cấp bù Vì vây quỹ BHXH vừa mang nội dung kinh tếvừa mang tính xã hội rất đậm nét; phần quỹ tâm thời nhận rồi được phép đầu tưphát triển kinh tế- xã hội Các hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo quy định củaNhà nước và được Nhà nước bảo lãnh [11]

Quỹ BHXH được sử dụng cho mục đích sau: Chi trợ cấp cho các chủ số BHXH;chỉ cho sự nghiệp quản lý BHXH; chỉ cho đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH; chi dựphòng và chỉ khác Trong đó chỉ trợ tập cho các chế độ BHXH là khoản chi lớnnhất và quan trọng nhất Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộcvào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH [11]

2.3 Quản lý thu bảo hiểm xã hội

2.3.1 Một số khái niệm liên quan

1. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ BHXH hiện nay được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một quỹ độc lập vốiNSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ Chính

vì vậy, công tác thu BHXH là một khâu quan trọng, quyết định sự tồn tại và pháttriển của việc thực hiện các chính sách BHXH

Thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là việc Nhà nước thông qua cơ quan BHXH thu tiềnđóng BHXH theo mức phí quy định từ người lao động, doanh nghiệp và các đốitượng tham gia BHXH khác để đưa vào một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đíchđảm bảo cho hoạt động BHXH

2. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội

Nói đến quản lý thu BHXH là nói đến mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụnglao động, người lao động và cơ quan BHXH Trong đó, người lao động và người

sử dụng lao động là đối tượng quản lý, Nhà nước giao cho cơ quan BHXH là chủthể quản lý trực tiếp Nhà nước điều tiết và quản lý BHXH dưới 2 hình thức: Một

là thông qua Quốc hội để đề ra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quyđịnh về BHXH Hai là thông qua các cơ quan Nhà nước để thực hiện nộp BHXHcho người lao động hưởng lương từ NSNN (phần đơn vị sử dụng lao động đóng),

ba là thành lập và quản lý đối với BHXH Việt Nam - là cơ quan chuyên trách đểthực hiện chính sách BHXH [2]

Để quản lý thu BHXH theo đúng quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH phải xâydựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với cơ quan vàhình thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương, thực hiện theo một quy trìnhkhép kín, chặt chẽ

Ngày đăng: 26/06/2024, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo điều tra lao động việc làm (2017). Tổng cục thống kê, NXB Thống kê Khác
2. Đỗ Hồng Thái (2022). Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Đức. Luận án tốt nghiệp, Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế Khác
3. Đoàn Thị Hào (2015). Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Đống Đa Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Khác
5. Lê Thị Phương Liên (2019). Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong quản lý thu - chi tài chính tại bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống, Đại học quốc gia Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Chính (2010). Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
9. Nguyễn Thị Trinh (2017). Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
10. Nguyễn Văn Châu. Quản lý thu BHXH bắt buộc ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế Khác
11. Nguyễn Văn Định (2008). Giáo trình an sinh xã hội. NXB Đại học KTQD, Hà Nội Khác
13. NX Tùng (2015). Một số giải pháp hoàn thiện công tác thu-chi quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
14. Phạm Đỗ Nhật Tân & Phạm Thị Kim Phượng (2008). Bài giảng BHXH (Chương trình đại học),(phần II), NXB Lao động - xã hội, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w