1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề khó khăn của công chứng viên trong việc xác Định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

20 53 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 74,44 KB

Nội dung

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN Kỹ năng chung về công chứng Chuyên đề: Khó khăn của Công chứng viên trong việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

Kỹ năng chung về công chứng

Chuyên đề: Khó khăn của Công chứng viên trong việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật

Họ và tên: Phạm Thanh Toàn Sinh ngày 18 tháng 08 năm 1996

Số báo danh: 404 Lớp F khóa 25.2

Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ 3

1.1 Công chứng viên và vai trò của kỹ năng xác định chủ thể tham gia giao dịch dân sự 3

1.1.1 Khái niệm và vai trò của công chứng viên 3

1.1.2 Vai trò của kỹ năng xác định chủ thể và yêu cầu cần đạt được của kỹ năng 3

1.2 Quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể tham gia giao dịch dân sự 4

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VỀ CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 9

2.1 Xác định thông tin chủ thể tham gia giao dịch dân sự 9

2.2 Những mặt đạt được trong việc xác định chủ thể trong hoạt động công chứng 10

2.3 Những mặt hạn chế trong việc xác định chủ thể trong hoạt động công chứng 12

2.3.1 Việc giả mạo giấy tờ, giả mạo chủ thể tham gia giao dịch 12

2.3.2 Bỏ sót hành vi vi phạm về giấy tờ giả, giả mạo người tham gia giao dịch công chứng 13

2.3.3 Hệ thống thông tin phục vụ cho công chứng chưa đầy đủ, hoàn thiện 13

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ THAM GIA GIAO DỊCH DÂN SỰ 15

3.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong việc xác định chủ thể tham gia giao dịch dân sự 15 3.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế liên quan đến việc phát hiện, xử lý giấy tờ giả mạo và các chế tài liên quan 15

3.3 Cải thiện hệ thống thông tin và tăng cường khả năng truy cập thông tin của các tổ chức hành nghề công chứng 17

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nghề công chứng là một nghề đặc thù, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính

an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Bên cạnh những ưu điểm của nghề này thì những hạn chế, rủi ro cũng tiềm ẩn, bởi lẽ nghề này không chỉ phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức hành nghề của các công chứng viên mà còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như yếu tố lợi ích, văn hóa ứng xử cũng như thói quen kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là khó khăn trong việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự

Việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự là một yếu tố quan trọng trong hoạt động công chứng, đảm bảo tính an toàn pháp lý và phòng ngừa tranh chấp Tuy nhiên, công chứng viên đôi khi gặp khó khăn trong quá trình này do thiếu thông tin đầy đủ, sự thay đổi danh tính, vấn đề về quyền riêng tư, khả năng giả mạo tài liệu và hạn chế về quyền lực Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khó khăn của Công chứng viên trong việc xác định thông tin về chủ thể tham gia giao dịch dân sự - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật” làm đề tài báo cáo thi kết thúc môn học “Kỹ năng chung về công chứng” theo Chương trình Đào tạo nghề công chứng đang áp dụng cho Lớp Đào tạo nghề công chứng Khóa 25.2 của Học viện

Tư pháp tại Thành phố Hồ chí Minh

Đề tài đề xuất nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan, nhằm tăng cường tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin chủ thể trong quá trình công chứng nhằm tối ưu hoá công chứng viên trong việc xác định thông tin

về chủ thể tham gia giao dịch dân sự Nội dung của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến việc xác định chủ thể tham gia giao dịch dân sự

Chương 2: Thực trạng trong việc xác định thông tin về chủ thể trong hoạt đông công chứng

Chương 3: Giải pháp và đề xuất hoàn thiện khung pháp luật trong việc xác định chủ thể tham gia giao dịch dân sự

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH

CHỦ THỂ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.1 Công chứng viên và vai trò của kỹ năng xác định chủ thể tham gia giao dịch dân sự

1.1.1 Khái niệm và vai trò của công chứng viên

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”

Trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường cải cách tư pháp để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí, vai trò của công chứng viên và hoạt động công chứng trong xã hội ngày càng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn Điều 3 Luật Công chứng năm 2014 quy định chức

năng xã hội của công chứng viên: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà

nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng, công chứng viên có chức năng như một “thẩm phán phòng ngừa”, một bên thứ ba không thiên vị bất cứ bên nào, giúp các bên soạn thảo hợp đồng và ghi nhận yêu cầu của họ một cách rõ ràng, chính xác Văn bản công chứng được tạo ra có thể đạt được ba mục tiêu, đó là sự bảo đảm thực thi với các chủ thể có liên quan, tính pháp lý và là bằng chứng trước tòa

Như vậy có thể thấy công chứng viên thực hiện hoạt động của mình như một công

cụ hoàn hảo để thực hiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và có thể dự đoán đó là cần thiết để duy trì một nền kinh tế tăng trưởng

1.1.2 Vai trò của kỹ năng xác định chủ thể và yêu cầu cần đạt được của kỹ năng

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Trang 5

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

- Việc nắm được kỹ năng xác định chủ thể có vai trò sau đây:

 Giúp công chứng viên nhận định đúng về chủ thể của giao dịch, đảm bảo giao dịch dân sự có hiệu lực: Trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì điều kiện về chủ thể là một trong những điều kiện đầu tiên được quy định Bộ luật Dân sự 2015 có những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến vấn đề

vi phạm về mặt chủ thể, cụ thể: tại Điều 125 đã đưa quy định giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác

lập, thực hiện: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý ”.

 Tránh tư vấn, yêu cầu hồ sơ, công chứng nội dung giao dịch trái quy định pháp luật: Nắm được kỹ năng xác định chủ thể còn giúp công chứng viên xác định được những yêu cầu về hồ sơ công chứng, yêu cầu về nội dung của giao dịch khi pháp luật có quy định dành riêng cho mỗi loại chủ thể

- Việc xác định chủ thể là kỹ năng cơ bản, quan trọng của công chứng viên Kỹ năng này đòi hỏi công chứng viên phải nắm vững các vấn đề sau:

 Các quy định pháp luật liên quan đến chủ thể của Bộ luật Dân sự, các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến chủ thể khi xác lập những giao dịch cụ thể

mà pháp luật có quy định các chủ thể được phép thực hiện, không được phép thực hiện hoặc khi thực hiện phải tuân thủ những điều kiện, thủ tục nào đó

 Phải nắm được cách thức phân tích yêu cầu công chứng, phân tích hồ sơ để đưa ra nhận định yêu cầu về chủ thể của từng giao dịch cụ thể

 Nắm được cách thức tiếp xúc khách hàng, quan sát, đặt câu hỏi và các biện pháp khác để xác định chủ thể có đủ điều kiện về năng lực hành vi, đủ tỉnh táo, minh mẫn khi giao kết hợp đồng hay không

1.2 Quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể tham gia giao dịch dân sự

1.2.1 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân liên quan đến hoạt động công chứng

1.2.1.1 Về năng lực pháp luật của cá nhân

Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ theo luật định Năng lực pháp luật của cá nhân là như nhau và năng lực pháp luật này có từ khi họ

Trang 6

sinh ra đến khi chết đi Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự, bao gồm các quyền và nghĩa vụ:

“1 Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

2 Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;

3 Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó”.

Các quyền này là quyền bất cứ cá nhân nào cũng có như nhau, mang tính chất bình đẳng và có những quyền mà khi xác lập giao dịch, cá nhân không phải chứng minh mình có quyền thực hiện và cũng có những giao dịch mà khi tham gia họ phải có những điều kiện nhất định

1.2.1.2 Về năng lực hành vi của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng năng lực hành

vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

Đối với cá nhân thì khi sinh ra, mọi cá nhân có năng lực pháp luật như nhau, tuy nhiên, khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập giao dịch còn tùy thuộc vào vấn đề độ tuổi, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình Theo quy định của

Bộ luật dân sự có các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:

- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: là người có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên

và không bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

- Người bị mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác Chính vì có sự phân nhóm như trên, khi công chứng viên tiến hành chứng nhận hợp đồng, giao dịch mà chủ thể tham gia dịch là cá nhân thì phải yêu cầu cung cấp các giấy tờ tùy thân, tài liệu để xác định danh tính của người yêu cầu công chứng Trường hợp công chứng viên nhận thấy có dấu hiệu người yêu cầu công chứng không đảm bảo

Trang 7

được năng lực hành vi dân sự thì nên thực hiện các bước tìm hiểu, trao đổi để xác minh năng lực hành vi dân sự của chủ thể giao kết Việc kiểm tra này giúp công chứng viên xác định được rằng giao dịch này có thể do chính chủ thể yêu cầu công chứng thực hiện hoặc phải thực hiện thông qua cơ chế đại diện

1.2.2 Tổ chức

Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng có chủ thể là tổ chức, công chứng viên phải xác định tổ chức đó có quyền tham gia xác lập giao dịch không bao gồm: tổ chức đó có phải là pháp nhân không, tổ chức đó có năng lực pháp luật như thế nào, cơ cấu tổ chức

và vấn đề đại diện của pháp nhân

Một tổ chức được xem là pháp nhân khi đủ các điều kiện theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015;

“1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Pháp nhân trước hết phải thành lập hợp pháp, việc thành lập pháp nhân có thể do

cơ quan nhà nước ra quyết định thành lập hoặc do các cá nhân, tổ chức sáng kiến thành lập Việc thành lập hợp pháp này thường thể hiện qua quyết định thành lập pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký, quyết định cho phép thành lập,

Về năng lực pháp luật của pháp nhân Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân như sau:

“1 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng

ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”.

Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm pháp nhân chấm dứt (hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể hoặc bị tuyên bố phá

Trang 8

sản theo quy định của pháp luật) Đây là thời điểm pháp nhân bị xóa tên trong sổ đăng

ký pháp nhân hoặc từ thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tuy nhiên khác với cá nhân, Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra khái niệm, quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân Pháp nhân là một tổ chức, vì vậy khi cần thực hiện các giao dịch dân sự thì cần có người đại diện (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đứng ra xác lập, thực hiện

Vì được thực hiện thông qua một cá nhân làm đại diện (mà cá nhân cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự) nên công chứng viên nhiều lúc gặp khó khăn trong việc tách bạch quyền, nghĩa vụ của người đại diện và pháp nhân, đặc biệt trong các giao dịch có liên quan đến lợi ích của chính người đại diện đó

Như vậy, khi xác định tư cách của pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng, công chứng viện phải đảm bảo về việc pháp nhân đã được thành lập theo đúng quy định của pháp luật và chưa chấm dứt hoạt động Đồng thời, người đại diện cho pháp nhân giao kết, xác lập hợp đồng giao dịch phải là người đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) và đảm bảo có đủ thẩm quyền giao kết, căn cứ theo quy định của pháp nhân và quy định của pháp luật

1.2.3 Hộ gia đình

Bộ luật dân sự 2015 không đưa ra khái niệm “hộ gia đình” nhưng có thể hiểu với

ý nghĩa là chủ thể của giao dịch dân sự thì họ không những chỉ cùng chung sống, tham khảo tại Điều 106 Bộ luật dân sự 2005 thì hộ gia đình còn phải đảm bảo các yêu cầu

khác: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để

hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hện dân

sự thuộc các lĩnh vực này”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Việc chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất

cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Đối với hộ gia đình sử dụng đất có những quy định riêng mà cần xem xét khi thực hiện việc chứng nhận giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, khoản 29 Điều 3 Luật

Đất đai 2013 quy định như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ

hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”

và theo Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về Hợp đồng,

Trang 9

văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”.

Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 13/3/2015 quy định:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

Từ những căn cứ trên có thể thấy, hộ gia đình là chủ thể của một số giao dịch dân

sự liên quan đến hoạt động chung của hộ, vì lợi ích chung của hộ Khi tiếp nhận hồ sơ công chứng thì tùy vào nội dung của giao dịch, mục đích của giao dịch, loại tài sản mà xác định giao dịch đó được xác lập trên cơ sở phương thức mà các thành viên trong hộ

đã thỏa thuận hay cần có sự đồng ý của các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên của hộ gia đình

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VỀ CHỦ

THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 2.1 Xác định thông tin chủ thể tham gia giao dịch dân sự

2.1.1 Xác định giấy tờ tùy thân

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy tờ tùy thân bao gồm: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy chứng minh sỹ quan, chứng minh quân nhân chuyên nghiệp

Giấy tờ tùy thân là giấy tờ giúp công chứng viên có thể xác định các đặc điểm, thông tin và nhân dạng của một cá nhân, từ đó có thể nhận định chính xác về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch Chính vì vậy, đây là một trong những thành phần hồ sơ bắt buộc phải có khi tiến hành hoạt động công chứng (yêu cầu cung cấp bản sao giấy tờ tùy thân và bản chính để công chứng viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu)

Hiện nay, giấy tờ tùy thân là một trong các loại giấy tờ thường xuyên bị làm giả nhất Các đối tượng thường tiến hành tẩy xóa, cắt ghép thông tin, hình ảnh với mục đích qua mặt công chứng viên Do đó, công chứng viên cần có sự cẩn trọng khi xem xét, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng Bên cạnh đó, công chứng viên cũng có thể kiểm tra các thông tin trên giấy tờ tùy thân, đảm bảo những thông tin này phải trùng khớp với các thông tin trên các giấy tờ khác (nếu có) của người yêu cầu công chứng

Bên cạnh giấy tờ tùy thân, các giấy tờ khác liên quan đến hộ tịch như giấy chứng nhận kết hôn, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy khai sinh, giấy chứng tử… cũng thường xuyên bị làm giả Do đó công chứng viên cần kiểm tra kỹ và tiến hành thủ tục xác minh tại cơ quan có thẩm quyền nếu thấy có biểu hiện nghi vấn

2.1.2 Nhận dạng chữ viết, chữ ký

Chữ viết là hệ thống những đường nét liên kết với nhau theo một quy tắc nhất định, do một dân tộc, một quốc gia hay một tập đoàn người quy ước với nhau dùng làm phương tiện để tư duy, trao đổi và lưu trữ thông tin… phục vụ cho đời sống con người

và sự phát triển của xã hội

Chữ viết của mỗi người đều có hai tính chất cơ bản là tính riêng biệt và tính ổn định tương đối Tính riêng biệt tức là sự khác nhau giữa chữ viết của người này với chữ viết của người khác Tính ổn định tương đối là tính chất của chữ viết giống như một thói quen, dù có bị biến đổi nhưng những đặc điểm cơ bản mang tính riêng biệt của mỗi người thì vẫn tồn tại

Chữ ký thì được xem là một dạng đặc biệt của chữ viết Chữ ký của mỗi người không tuân theo bất cứ quy luật nào và được tạo ra với mục đích làm quy ước riêng cho

Ngày đăng: 26/06/2024, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w