1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp đơn vị thực tập sở công thương tỉnh thanh hóa

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực tập Tổng hợp
Tác giả Phạm Khánh Linh
Người hướng dẫn Ths. Đặng Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Báo cáo Thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 198 KB

Nội dung

- Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới;

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

- Họ và tên :Ths Đặng Hoàng Anh - Họ và tên: Phạm Khánh Linh

- Bộ môn : Quản lý kinh tế - Lớp : K54F5

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

1) Giới thiệu chung về sở công thương tỉnh Thanh Hóa.

1.1 Chức năng của sở công thương tỉnh Thanh Hóa.

- Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công thương, bao gồm:

cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; thương mại biên giới; quản lý thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm điểm công nghiệp trên địa bàn; các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở

- Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công thương

1.2 Nhiệm vụ của sở công thương tỉnh Thanh Hóa.

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

 Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chủ trương, chính sách, chương trình, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển ngành công thương trên địa bàn

 Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương

 Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

 Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đốia với trưởng phó các đơn vị thuộc Sở Công Thương , tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trang 3

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

 Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị của Sở Công thương theo quy định của Pháp luật

 Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương

1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của sở công thương tỉnh Thanh Hóa.

1.3.1 Lãnh đạo Sở:

- Sở Công Thương có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc Hiện tại, giữ ổn định số Phó giám do sắp xếp theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng

02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Giám đốc, Phó giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương ban hành và theo quy định của pháp luật

1.3.2 Cơ cấu tổ chức của sở gồm:

1.3.2.1 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Văn phòng

- Thanh tra

- Phòng Kế hoạch, tổng hợp

- Phòng Quản lý điện năng

- Phòng Quản lý công nghiệp nông thôn

- Phòng Kỹ thuật và an toàn công nghiệp

- Phòng Quản lý thương mại

- Phòng Quản lý xuất nhập khẩu

- Phòng Mỏ và Đầu tư

Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế cụ thể của Văn phòng, Thanh tra và các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Sở Công Thương quyết định

1.3.2.2 Chi cục:

- Chi cục Quản lý thị trường

Trang 4

1.3.2.3 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

- Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp với Trung tâm Xúc tiến thương mại)

- Trường Trung cấp nghề Thương mại - Du lịch

2) Các công cụ và chính sách quản lý nhà nước đang được triển khai thực hiện liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế của sở công thương tỉnh Thanh Hóa.

2.1 Công cụ kế hoạch hóa.

- UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Sở Công Thương có nhiệm vụ chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai các nhiệm

vụ hoặc đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định; đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan phát hiện những vấn đề phát sinh, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.Kế hoạch nêu rõ, việc xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động nhằm quán triệt và cụ thể hóa nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương để tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu, sớm đưa Nghị quyết đi vào thực tế cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, đột phá của tỉnh

- Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp – đô thị và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, khu vực và cả nước; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy, tạo ra các cực tăng trưởng cho nền kinh tế của tỉnh

2.2 Công cụ luật pháp.

Sở công thương chịu sự quản lý của UBND tỉnh, do đó sở công thương có nhiệm

vụ thực thi và triển khai các công cụ pháp luật do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành

để quản lý hoạt động thương mại ở địa phương

Trang 5

- Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 07/01/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021, Sở Công Thương đã rà soát đánh giá 03 thủ tục hành chính và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hóa Chất; lĩnh vực Vật liệu nổ công nghiệp và lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương

- Thực hiện Quyết định số 1304/QĐ-UBND ngày 14/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và xây dựng phòng họp không giấy tờ tại UBND tỉnh và các sở, ban ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch triển khai

xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và xây dựng phòng họp không giấy tờ tại Sở và các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Với mục tiêu tổng quát : Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chứng thực điện tử và chữ ký

số chuyên dùng cá nhân trong xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tổ chức hội nghị không sử dụng văn bản, tài liệu giấy trong Sở Công Thương và đơn vị trực thuộc Chuyển đổi hình thức làm việc từ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên giấy sang xử lý văn bản, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nhằm hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước, giảm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước lĩnh vực công thương

2.3 Công cụ chính sách kinh tế.

- Sở Công Thương Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa giao trực tiếp chỉ đạo xây dựng chính sách 4 chợ hạng 1 đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017; UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao xây dựng 221 chợ kinh doanh thực phẩm và 98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn Sở Công Thương Thanh Hóa sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm năm 2021 và thực hiện duy trì tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn Để thực hiện được mục tiêu trên, Sở Công Thương Thanh Hóa đề nghị các cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong công tác quản lý Nhà nước về duy trì, xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, bám sát công tác chỉ đạo, xây dựng chợ ATTP cấp huyện và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; kịp thời tháo

Trang 6

gỡ các khó khăn vướng mắc, báo cáo các vấn đề vượt thẩm quyền trong công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn

- Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND quy định Một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa để thay thế Nghị quyết số 48/2006/NQ-HĐND ngày 28/7/2006 của HĐND tỉnh về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Công Thương đã có Công văn số 2320/SCT-QLTM gửi các doanh nghiệp/hợp tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thông báo các nội dung, yêu cầu của UBND tỉnh về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê đất đầu

tư xây dựng chợ tại Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Điểm mới trong chính sách quy định tại Nghị quyết số 29 bao gồm: việc hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp sẽ chỉ hỗ trợ cho các đối tượng

là tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đăng ký vào thuê đất, đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, không hỗ trợ cho đối tượng là UBND các huyện làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như trước kia; đồng thời, quy định mức hỗ trợ riêng cho từng địa bàn đầu tư

3) Thực trạng kết quả hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước về kinh tế của sở công thương tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 đến 6/2021.

3.1 Quản lý công nghiệp.

Năm Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn nghành (%)

- Năm 2018, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp do có thêm một số doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018; đặc biệt Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành chạy thử và có sản phẩm thương mại từ đầu tháng Năm và chính thức vận hành thương mại vào ngày 15/11/2018, đã đóng góp lớn cho tăng trưởng của ngành công nghiệp, tạo ra bước

Trang 7

tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh

 Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 34,88% so với năm 2017; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 2,61%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 37,63%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 10,90%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,97% so cùng kỳ

 Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 8,45% so với năm 2017; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,76%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 9,45%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,91% so với năm 2017

- Ngành công nghiệp năm 2019 duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%); sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; khai khoáng bước đầu có mức tăng nhẹ 1,29% sau

ba năm liên tiếp giảm nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô

 Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 16,22% so với năm 2018; trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 7,38%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,09%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 7,32%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,10% so cùng kỳ

 Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 2019 tăng 1,1% so cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,3%

- Năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 13,44% so với năm 2019; trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 19,17%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,18%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 4,95%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,33% so cùng kỳ.Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công

Trang 8

nghiệp tăng 0,65% so với năm 2019; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 8,22%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,38%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,08% so với năm 2019

- 6 tháng đầu năm 2021 Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ; các sản phẩm may mặc, giày da tăng thêm sản lượng do đầu tư

mở rộng sản xuất; các sản phẩm xi măng, gạch xây, thép cán,… duy trì được sản xuất ổn định, sản lượng đạt khá do ít chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 Nhờ

đó, sản xuất công nghiệp tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước

 Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,93% so với cùng kỳ trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 1,20%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,96%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 1,51%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,53%

 Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 18,75% so với cùng kỳ; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 6,75%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,61%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,80% so với cùng kỳ năm trước

3.2 Quản lý thương mại.

3.2.1 Nội thương.

Năm Doanh thu bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

6/2021 51.770,1

- Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2018 trên địa bàn tỉnh khá sôi động, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ về số lượng và đa dạng về mẫu mã, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất cũng như đời sống của nhân dân Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả trên địa bàn được tăng cường, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại, kích thích sức mua của người tiêu dùng Năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 79.728 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ; trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 13,8%; may mặc tăng 18,9%; đồ dùng,

Trang 9

dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 15,8%; phương tiện đi lại tăng 7,2%; xăng dầu tăng 19,8% so với cùng kỳ

- Hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định

và tăng trưởng khá Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 tăng cao 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2019 Năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 91.956 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2018 ,trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 18,6%; may mặc tăng 11,7%; đồ dùng, dụng cụ,

- Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giá xăng, dầu giảm mạnh đã tác động bất lợi đến hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Sau khi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, sau nhiều ngày không phát sinh ca bệnh mới, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho phép mở rộng một số hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh; từ tháng Năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ gần đạt mức như những tháng chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19 Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 quay trở lại cuối tháng Bảy với diễn biến phức tạp, tiếp tục tác động bất lợi đến hoạt động thương mại dịch vụ Năm 2020 doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 98.132 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2019; trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,6%; may mặc tăng 13,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,2%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 28,9%; phương tiện đi lại giảm 23,7%; xăng dầu tăng 3,2% so với cùng kỳ

- 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 51.770,1 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ; trong đó, lương thực, thực phẩm 20.234,8 tỷ đồng, tăng 14,4%; hàng may mặc 2.918,5 tỷ đồng, tăng 11,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết

bị gia đình 7.014,7 tỷ đồng, tăng 11,9%; ô tô con các loại 1.582,2 tỷ đồng, tăng 20,8% ,

3.2.2 Ngo i thại thương ươngng

Năm Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD)

Trang 10

- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2018 ước đạt 2.744,5 triệu USD, tăng 45,3%

so với cùng kỳ Trong đó, giá trị xuất khẩu chính ngạch 2.700,2 triệu USD, tăng 46,2%; tiểu ngạch 44,3 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch tăng khá so với cùng kỳ.Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước đạt 3.873,5 triệu USD, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 6,5 triệu USD; dầu thô 4.736 nghìn tấn; vải may mặc 501,9 triệu USD; phụ liệu hàng may mặc 92,2 triệu USD; phụ liệu giầy dép 349,1 triệu USD; máy móc thiết bị và phương tiện khác 280,3 triệu USD,

- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2019 ước đạt 3.509 triệu USD, tăng 26,8% so với năm 2018 Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu chính ngạch 3.450 triệu USD, tăng 23,2%; giá trị hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch 59 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch tăng khá so với cùng kỳ.Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu năm 2019 ước đạt 4.992 triệu USD, tăng 31,0% so với năm

2018 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Dầu thô 7,34 triệu tấn, tăng 53,8% so với cùng kỳ; nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 7,97 triệu USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ; vải may mặc 602,8 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ; phụ liệu hàng may mặc 105,8 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ; phụ liệu giầy dép 420,2 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ; máy móc thiết bị và phương tiện khác 321,2 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ

- Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch và các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc -Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2020 ước đạt 3.695 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ Trong đó, xuất khẩu hàng hóa chính ngạch ước đạt 3.656 triệu USD, tăng 5,1%; xuất khẩu hàng hóa tiểu ngạch 39 triệu USD, giảm 35,1% so với cùng

kỳ Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu năm 2020 ước đạt 5.086 triệu USD, tăng 2,5%

so với cùng kỳ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: Dầu thô 9,9 triệu tấn; vải may mặc 658 triệu USD; phụ liệu hàng may mặc 122 triệu USD; phụ liệu giầy dép 375 triệu USD; nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 7,2 triệu USD; máy móc thiết

bị và phương tiện khác 471 triệu USD

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong tháng 6 trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.731 triệu USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ và bằng 93,3% kế hoạch; trong đó, xuất khẩu chính ngạch ước đạt 3.572 triệu USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ và bằng

Ngày đăng: 26/06/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w