1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp đơn vị thực tập cục xúc tiến thương mại bộ công thương

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp
Tác giả Phạm Thị Tâm
Người hướng dẫn Th.s Đặng Hoàng Anh, Bộ Môn: Quản Lý Kinh Tế
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 184 KB

Nội dung

1.Giới thiệu chung về Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương1.1 Chức năng của cục xúc tiến thương mại Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năngt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập: Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

- Họ và tên : Th.s Đặng Hoàng Anh - Họ và tên: Phạm Thị Tâm

- Bộ môn : Quản lý kinh tế - Lớp (Lớp hành chính): K54F5

HÀ NỘI, 2021

Trang 3

1.Giới thiệu chung về Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

1.1 Chức năng của cục xúc tiến thương mại

Cục Xúc tiến thương mại là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước

1.2 Nhiệm vụ của Cục xúc tiến thương mại

Thứ nhất: Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền ban hành chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế quản lý về hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu

Thứ hai: Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản thuộc chuyên ngành của Cục và một

số văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật

Thứ ba: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu

tư phát triển ngành Công Thương và thương hiệu theo quy định của pháp luật

Thứ tư: Về xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương:

a) Tham mưu giúp Bộ trưởng xây dựng chiến lược XTTM quốc gia, cơ chế hỗ trợ tham gia hoạt động XTTM, xây dựng và ban hành Chương trình XTTM quốc gia, chiến lược, chính sách xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;

c) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, điều phối, phối hợp, hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại trong hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật; xây dựng, phát triển

và nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới các tổ chức XTTM;

d) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động XTTM hàng năm theo quy định pháp luật;

Trang 4

đ) Trình Bộ trưởng quy định nội dung, điều kiện hoạt động về quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở

Trang 5

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thực hiện các TTHC, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại thuộc thẩm quyền của

Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XTTM theo quy định của pháp luật;

h) Phối hợp với bộ phận làm công tác kinh tế, thương mại tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương;

i) Nghiên cứu thị trường nhằm hoạch định chính sách XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương và hỗ trợ doanh nghiệp; cung cấp thông tin thị trường, ngành hàng, hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức XTTM trong nước và quốc tế; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường, sản phẩm

k) Tổ chức và thực hiện các hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương; tổ chức hoạt động giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài; quản lý các Trung tâm giới thiệu sản phẩm, Trung tâm thương mại, Trung tâm XTTM của Việt Nam ở nước ngoài;

l) Thực hiện quảng bá XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế

1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

- Bộ phận lãnh đạo: Cục trưởng, 3 phó cục trưởng

- Dưới bộ phận lãnh đạo là các phòng ban quản lý bao gồm:

 Văn phòng

 Phòng Kế hoạch và Tài chính

 Phòng Quan hệ quốc tế

 Phòng Quản lý Xúc tiến thương mại

 Phòng Chính sách xúc tiến thương mại

 Phòng Phát triển năng lực xúc tiến thương mại

 Tổ công tác phía Nam của Cục Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

 Tổ công tác khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Cục Xúc tiến thương mại tại Thành phố Đà Nẵng

 Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công Thương

 Văn phòng XTTM Việt Nam tại TP Hàng Châu, Trung Quốc

 Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu

 Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương

 Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại

 Văn phòng XTTM Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

 Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ

2 Các công cụ và chính sách quản lý nhà nước đang triển khai thực hiện liên quan đến chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế của cục xúc tiến thương mại

2.1 Công cụ kế hoạch hoá

Bao gồm các kế hoạch và chính sách xúc tiến thương mại của cục xúc tiến thương mại-Bộ Công Thương; trong đó xác định rõ các mục tiêu phải đạt được, các việc phải làm, các biện pháp thực hiện,điều kiện thực hiện và tiến độ hoàn thành

Để xúc tiến thương mại trong và ngoài nước Cục xúc tiến thương mại đã ban hành các công văn, quyết định như sau:

- Ngày 25 tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định 3837/QĐ-BCT về việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2020

Ngày 07/5/2021, Ban Quản lý Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại -Cục Xúc tiến thương mại ban hành công văn số 10/XTTM-CSXT-KHTC về việc xây dựng, triển khai đề án Chương trình cấp quốc gia về XTTM năm 2021 và 2022 Ban Quản lý Chương trình đề nghị các Đơn vị chủ trì rà soát, nghiên cứu, xây dựng và triển khai đề án Chương trình cấp quốc gia về XTTM đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những tác động, biến đổi của thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay; đồng thời đề nghị các Đơn

vị chủ trì thực hiện một số định hướng của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Xúc tiến

- Kế hoạch hoạt động XTTM giai đoạn 2020 - 2025 góp phần phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do (ban hành kèm theo Quyết định số 2124/QĐ-BCT ngày 10 tháng 8 năm 2020) và Đề án

Trang 7

Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 3 năm 2021), có tính đến tính khả thi trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, trong đó lưu ý: Tập trung ưu tiên các hoạt động kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu ngành hàng và đào tạo nâng cao năng lực XTTM bằng các hình thức phù hợp, hạn chế tổ chức Hội chợ triển lãm thương mại

ở các địa phương Huy động và kết hợp có hiệu quả nguồn lực của các Đơn vị chủ trì,

hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và của Chương trình cấp quốc gia về XTTM Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác XTTM

2.2 Công cụ luật pháp

Cục xúc tiến thương mại sử dụng công cụ luật pháp với tư cách công cụ quản lý xúc tiến thương mại, bao gồm tổng thể các văn bản pháp luật trực tiếp liên quan đến sự tồn tại và vận hành của thương mại Quản lý bằng pháp luật chứa đựng tính phổ quát và công bằng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật xúc tiến thương mại là những quan hệ thương mại cơ bản, quan trọng nhất và chung nhất, vì vậy những quy định của pháp luật có ý nghĩa phổ biến, bao quát tất cả các đối tượng tham gia và không có sự phân biệt Hệ thống các luật lệ, các quy định chính sách, các định chế cần thiết khác và bộ máy để thực thi pháp luật về xúc tiến thương mại cấp quốc gia

 Ngày 01/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương, đặc biệt là những qui định mới về chương trình xúc tiến thương mại quốc gia: Nghị định quy định chi tiết về chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu, chương trình phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện; hoạt động của các

tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài và hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài

 Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm Quyết định số

Trang 8

72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2019

 Ngày 20 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản số 22/VBHN-BCT xác thực văn bản hợp nhất Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/2/2020 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 40/TT-BCT ngày 30/11/2020 sửa đổi,

bổ sung Thông tư số 11/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương nhằm tạo cơ

sở pháp lý rõ ràng hỗ trợ hoạt động XTTM trên môi trường số, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan XTTM, doanh nghiệp trong viêc đa dạng hóa các hoạt động XTTM nhằm khai thác tối ưu các công cụ XTTM để phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu

2.3 Công cụ chính sách phát triển thương mại của Cục xúc tiến thương mại

Nhằm mục tiêu xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với các tổ chức hoạt động thương mại trong và ngoài nước

Ngày 26/02/2019, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành chính sách mới về hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2019 theo Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010

Cụ thể, Quyết định 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi mức hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến thương mại Theo đó, mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng đối với các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

3 Kết quả hoạt động

3.1 Kết quả đề án xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2018- 2021 của Cục xúc tiến thương mại giai đoạn 2018 - 2021

Trang 9

Năm

Tiêu chí

Tổng kinh phí thực

hiện đề án

103 tỷ đồng 125 tỷ đồng 183 tỷ đồng 143 tỷ đồng

Tổng giá trị hợp

đồng và giao dịch tại

chương trình XTTM

9,3 tỷ USD

và 106,82 tỷ đồng

5 tỷ USD và

200 tỷ đồng

43,8 tỷ USD

và 300 tỷ đồng

Kim ngạch xuất

khẩu

243,5 tỷ USD 264,19 tỷ

USD

282,65 tỷ USD

157,63 tỉ USD

Kim ngạch nhập

khẩu

236,5 tỷ USD 253,57 tỷ

USD

262,70 tỷ USD

159,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu

480 tỷ USD 517,26 tỷ

USD

545,36 tỷ USD

316,73 tỷ USD

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 cho thấy trong năm có 171 đề án được phê duyệt và bố trí thực hiện với tổng kinh phí là

103 tỷ đồng Chương trình đã hỗ trợ gần 5.000 lượt doanh nghiệp tham gia; tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện xúc tiến thương mại xuất khẩu đạt 9,3

tỷ USD và 106,82 tỷ đồng; doanh số bán hàng trực tiếp tại các hội chợ vùng, phiên chợ đạt hơn 141,82 tỷ đồng; thu hút gần 1,5 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 100 nghìn lượt khách giao dịch thương mại Với sự hỗ trợ từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, việc kết nối, giao thương giữa Việt Nam và các nước đang ngày càng được mở rộng, nhất là trong năm 2018 khi các hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực Năm 2018 được coi là một năm thành công của xuất nhập khẩu Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước Trong đó trị giá hàng

Trang 10

hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% Doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đưa sản phẩm vào nước ta giới thiệu, mà doanh nghiệp trong nước cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa ra nước ngoài quảng bá Theo đó, hoạt động xúc tiến thương mại đã ngày càng được thực hiện theo chiều sâu, trong đó, ngoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại các thị trường truyền thống, đã có thêm các hoạt động khác như: Khảo sát, khai thác các thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao như EU, Mỹ, thị trường các nước tiềm năng như Nga, Các tiểu vương quốc Ả -Rập Thống nhất, Cu-ba

và một số nước ASEAN…

-Theo số liệu báo cáo thống kê, các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia Năm

2019, Bộ Công Thương đã phê duyệt và thực hiện được 205 đề án với tổng kinh phí là

125 tỷ đồng, sử dụng hết 100% kinh phí được bố trí Chương trình đã hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia hưởng lợi trực tiếp; tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện XTTM xuất khẩu đạt trên 5 tỷ đô la; doanh số bán hàng trực tiếp tại các hội chợ vùng, phiên chợ đạt gần 200 tỷ đồng; thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách tham quan, trong đó có gần 100.000 lượt khách giao dịch thương mại Tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2019 đạt 264,19 tỷ USD (tăng 8,4%), tương ứng tăng 20,49 tỷ USD so với một năm 2018; nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ USD Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa cao hơn năm 2018 tới 16,2 tỷ USD (tăng 6,8%) Xuất khẩu Việt Nam đã mở rộng ra các thị trường có FTA như xuất khẩu sang Nga đạt 2,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; New Zealand đạt 508,3 triệu USD, tăng 8%; Cannada đạt 3,56 tỷ USD, tăng 29,9% Với nguồn kinh phí dành cho hoạt động XTTM còn hạn chế, tuy nhiên, Bộ Công Thương đã phân bổ theo hướng mở rộng phát triển thị trường xuất khẩu có mục tiêu, có trọng điểm; Cụ thể: Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển theo chiều sâu thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Hỗ trợ doanh nghiệp quay trở lại thị trường Liên bang Nga và Đông Âu; Tăng cường hoạt động tại thị trường ASEAN; Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới tại Tây Nam Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh

- Năm 2020 Chương trình cấp quốc gia về XTTM 2020 phê duyệt 319 đề án, trong đó

253 đề án phê duyệt từ đầu năm kế hoạch, 66 đề án phê duyệt bổ sung, hơn 100 đề án điều chỉnh phương thức triển khai từ XTTM truyền thống sang kết hợp trực tiếp và

Trang 11

trực tuyến nhằm đáp ứng ngay với yêu cầu thực tế của thị trường; 80 đề án phải hủy thực hiện do tác động của dịch Covid-19 Như vậy, tổng số đề án thực hiện là 239 đề

án, đạt 74,9% kế hoạch, chương trình đã hỗ trợ hơn 5.000 lượt doanh nghiệp tham gia trực tiếp giao dịch quảng bá sản phẩm, kết quả giao dịch đạt ngay tại các sự kiện XTTM là hơn 34 triệu USD và gần 100 tỷ đồng Năm 2020, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt sâu mốc 500 tỷ USD, đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019 Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2019 và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm

2019 Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng 7% so với năm trước, bằng đúng chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ trong năm 2020 Đây là kết quả rất tích cực nếu xét đến trong 2 quý đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng ở mức 0,2% so với cùng kỳ năm trước

Với sự hướng dẫn của Ban Quản lý, nhiều đơn vị chủ trì đã chủ động chuyển đổi hoạt động XTTM truyền thống sang triển khai trên môi trường trược tuyến như tham gia gian hàng trực tuyến, tổ chức hội chợ trực tuyến, tổ chức giao thương trực tuyến vừa đảm bảo duy trì hoạt động XTTM, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối khách hàng, củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu với chi phí thấp hơn Tổng kinh phí thực hiện năm 2020 của Chương trình ước đạt hơn 90 tỷ đồng, đạt 70% kinh phí phân bổ cho chương trình

- Đánh giá sơ lược 2021, kinh phí hỗ trợ đề án 143 tỷ đồng, 160 đề án thấp hơn so với năm 2020, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi

số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong và sau dịch Covid-19, nâng cao năng lực và thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm mang tính chiến lược và bền vững cho tất cả các mặt hàng tiềm năng trên phạm vi toàn quốc Cục Xúc Tiến Thương Mại (XTTM) Bộ Công Thương và sàn TMĐT Sendo thiết lập Gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về XTTM” trên sàn Sendo nhằm hỗ trợ XTTM cho một số địa phương chịu thiệt hại do dịch Covid-19 Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, cả nước nhập siêu

Ngày đăng: 26/06/2024, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w