LỜI MỞ ĐẦUHoạt động thống kê là việc thu tập những thông tin định lượng về hiện tượngnghiên cứu trong điều kiện lịch sự cụ thể, dựa trên cơ sở đó để khám phá bản chấtquy luật phát triển
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-
-BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Đề tài:
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRONG MỘT TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Nhóm: 2
Lớp học phần: 231_ANST0211_06 Giảng viên hướng dẫn: Tô Thị Vân Anh
Hoàng Thị Tâm
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA5 1.1 Xác định mục đích điều tra 5
1.2 Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra 5
1.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra 6
1.4 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 6
1.4.1 Nội dung điều tra 6
1.4.2 Thiết lập phiếu điều tra 7
1.5 Các danh mục và bảng phân loại 7
1.6 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin 8
1.7 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra 8
CHƯƠNG 2: 9
VẬN DỤNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ SỬ DỤNG THỜI GIAN TRONG MỘT NGÀY CỦA SINH VIÊN K58H TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 9
2.1 Mục tiêu điều tra 9
2.2 Đối tượng và đơn vị điều tra 9
2.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra 9
2.4 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 10
2.4.1 Xác định nội dung điều tra 10
2.4.2 Thiết lập phiếu điều tra 11
2.5 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin 13
2.6 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra 14
2.6.1 Lập kế hoạch tổ chức 14
2
Trang 32.6.2 Tiến hành điều tra 15
2.7 Tổng hợp và phân tích thống kê 15
2.7.1 Sự quan tâm đối với vấn đề quản lý thời gian của sinh viên 15
2.7.2 Thực trạng lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên 16
2.7.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên 17
2.7.4 Kết quả học tập và đánh giá của sinh viên về vai trò của nhà trường trong phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên 18
2.7.4.1 Kết quả học tập 18
2.7.4.2 Đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của việc quản lý thời gian đến hoạt động học tập 20
CHƯƠNG 3: 22
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG THỜI GIAN HỢP LÝ ĐỐI VỚI SINH VIÊN K58H TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 22
3.1 Đối với sinh viên 22
3.2 Đối với nhà trường 23
KẾT LUẬN 24
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 25
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thống kê là việc thu tập những thông tin định lượng về hiện tượngnghiên cứu trong điều kiện lịch sự cụ thể, dựa trên cơ sở đó để khám phá bản chấtquy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêucầu nhất định của thực tiễn
Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình nghiên cứu thống kê, nhằm
tố chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chépnguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian
và không gian Đây là những thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thôngtin, số liệu mới thu thập được một cách trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ vàkịp thơi, tạo điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo Điều tra thống kê được thựchiện trong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùythuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, nhóm nghiên cứu đã quyết địnhtìm hiểu những vấn đề cơ bản của xây dựng phương án điều tra thống kê và xâydựng lên phương án điều tra cho một hiện tượng xã hội trong thực tiễn
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nhận thấy một vấn đề khá được quan tâm hiệnnay, đó chính là việc sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên Lý do là bởi sinhviên chưa có kĩ năng quản lý thời gian, hay bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài,chưa nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả quản lý thời gian dẫn đến khôngthể cân bằng được các hoạt động thường ngày trong cuộc sống
Từ những yếu tố trên, nhóm 2 quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng phương
án điều tra thống kê về tình hình sử dụng thời gian của sinh viên một trường đại học” để tìm hiểu thêm về cách sử dụng thời gian trong 1 ngày của các bạn sinh viên.
4
Trang 5Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra mà phương án điều tra
có thể có những sự khác nhau, nhưng nhìn chung một phương án điều tra gồm các nộidung chủ yếu: Mục đích, yêu cầu điều tra; phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra; loạiđiều tra; thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra; nội dung và phiếu điều tra;phân loại thống kê sử dụng trong điều tra; quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra;
tổ chức điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều tra
1.1 Xác định mục đích điều tra
Bất cứ hiện tượng kinh tế xã hội nào cũng có thể được quan sát xem xét nghiêncứu trên nhiều sắc độ khác nhau Mỗi khía cạnh nghiên cứu sẽ giải quyết được nhữngvấn đề cụ thể khác nhau Vì vậy trước khi tiến hành điều tra cần phải xác định rõ xemcuộc điều tra này nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào Đóchính là mục đích của cuộc điều tra
Mục đích điều tra coi là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị điềutra, xây dựng kế hoạch và nội dung điều tra Vì vậy, việc xác định đúng, rõ mục đíchđiều tra là cơ sở quan trọng cho việc thu nhập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp lý, đáp ứngyêu cầu nghiên cứu đặt ra
Căn cứ để xác định mục đích điều tra là những yêu cầu thực tế trong đời sống xãhội hoặc phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể nào đó
1.2 Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra
Xác định đối tượng điều tra là xác định những đơn vị tổng thể nào thuộc phạm
vi điều tra, cần được thu thập tài liệu, giúp xác định ranh giới giữa tổng thể nghiêncứu với các tổng thể khác, tránh tình trạng trùng lặp hay bỏ sót khi tiến hành điều tra.Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra cần dựa vào phân tích lý luận, nêulên những tiêu chuẩn cơ bản phân biệt hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liênquan, đồng thời còn phải có căn cứ vào mục đích nghiên cứu
5
Trang 6Xác định đơn vị điều tra là xác định đơn vị thuộc đối tượng điều tra và đượcđiều tra thực tế Đơn vị điều tra là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, điều tra viên đến
đó để thu thập tài liệu
Như vậy, xác định đối tượng điều tra thì trả lời câu hỏi “Điều tra ai?”, xác địnhđơn vị điều tra trả lời câu hỏi “Điều tra ở đâu?”
Ví dụ: Trong tổng điều tra dân số và nhà ở, đối tượng điều tra là nhân khẩuthường trú, trong khi đó đơn vị điều tra được xác định là các hộ gia đình và các hộ tậpthể Tuy nhiên trong một số trường hợp đối tượng điều tra và đơn vị điều tra có thểtrùng nhau Trong cuộc điều tra nghiên cứu tình hình phát triển của các doanh nghiệpcông nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội thì cả đối tượng điều tra và đơn vị điều trađều sẽ là các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội
1.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra
- Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều
tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó
- Thời kỳ điều tra: Là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm) được quy định để thuthập số liệu về lượng của hiện tượng được tích luỹ trong cả thời kỳ đó
- Thời hạn điều tra: Là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thuthập số liệu Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp củahiện tượng nghiên cứu và nội dung điều tra, vào khả năng, kinh nghiệm của điều traviên Nhìn chung, thời hạn điều tra không nên dài quá, cách xa thời điểm điều tra vì
có thể làm mất thông tin do người trả lời không nhớ đầy đủ về thông tin sự kiện đãxảy ra
1.4 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
1.4.1 Nội dung điều tra
Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn
vị điều tra mà ta cần thu thập thông tin
Việc xác định nội dung điều tra, cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào mục đích điều tra vì mục đích điều tra đưa ra định hướng cần thuthập những thông tin nào để đáp ứng yêu cầu đó Mục đích điều tra khác nhau, nhu
6
Trang 7cầu thông tin cũng khác nhau và do vậy nội dung điều tra cũng khác nhau, mục đíchcàng phong phủ, nội dung điều tra càng bao gồm nhiêu vần đề.
- Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Hiện tượng nghiên cứu bao giờ cũng tồntại những đặc điểm gắn liền điều kiện cụ thể về thời gian và không gian nhất dịnh.Những đặc điểm đó liên quan đến việc xác định các nội dung cần thu thập trên đơn vịđiều tra để đáp ứng được mục đích nghiên cứu Khi thời gian và không gian thay đổithì đặc điểm của hiện tượng có thể thay đổi theo, vì vậy tiêu thức cần thu thập cũngphải khác nhau
- Năng lực, trình độ thực tổ của đơn vị, của người tổ chức điều tra Điều nàybiều hiện ở khả năng về tài chính, về thời gian, kinh nghiệm, trình độ tổ chức điềutra
1.4.2 Thiết lập phiếu điều tra
Phiếu điều tra (hay còn gọi là biểu điều tra, bảng hỏi) là tập hợp các câu hỏiphản ánh nội dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định Tùy theoyêu cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có thể phải xây dựng nhiều loạiphiếu điều tra khác nhau
Thông thường trong phương án điều tra, cần có bản giải thích cách ghi phiếuđiều tra nhằm giúp cho nhân viên điều tra và người trả lời nhận thức đúng về các câuhỏi, cách ghi chép số liệu Đối với những vấn đề không cụ thể, khó trả lời, có nhiềucách hiểu khác nhau thì cần đưa ra ví dụ cụ thể và những quy định về các trường hợpngoại lệ
1.5 Các danh mục và bảng phân loại
Trong phương án điều tra luôn đưa ra các danh mục hoặc các bảng phân loạithống kê đã được xây dựng sẵn mà cuộc điều tra cần sử dụng Các phân loại thống kêđược sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ thống nhất
sử dụng trong quản lý nhà nước Phân loại thống kê đóng vai trò quan trọng trongkhâu xử lý và lập bảng số liệu, giúp chúng ta nhận thức được các hiện tượng kinh tế -
xã hội một cách sâu sắc Trong phương án điều tra các phân loại thống kê còn giúpcho việc định hướng thu thập thông tin và phân công trách nhiệm cho các đơn vị thựchiện
7
Trang 81.6 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin
Tùy thuộc vào từng cuộc điều tra có thể sử dụng các loại điều tra khác nhau, cóthể sử dụng riêng hoặc kết hợp các loại điều tra với nhau cho từng đối tượng điều trahoặc đơn vị đã được xác định trước đó
Trong phương án điều tra việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phụthuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, qua đó có thể chọn được phươngpháp phù hợp Việc thu thập thông tin có thể được thực hiện bằng việc sử dụng mộtphương pháp hoặc có những trường hợp nội dung điều tra phức tạp bắt buộc phải sửdụng kết hợp nhiều phương pháp
Trong mỗi cuộc điều tra, phương pháp thu thập thông tin trong phương án điềutra luôn phải được hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể cách thức tiến hành thu thập sốliệu nhằm đảm bảo thông tin thu được chính xác, thống nhất
1.7 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra là một vấn đề trọng yếu của điều trathống kê Kế hoạch này quy định cụ thể từng bước và từng công việc Vì vậy nó đượcxây dựng càng tỉ mỉ, rõ ràng, cụ thể thì càng dễ thực thi, chất lượng cuộc điều tracàng được nâng cao
Kế hoạch tổ chức bao gồm các khâu:
- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cơ quan điều tra các cấp;
- Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách nhiệm và tiến hành tậphuấn nghiệp vụ cho họ;
- Lựa chọn phương án điều tra thích hợp;
- Định các bước tiến hành điều tra;
- Phân chia khu vực và địa bàn điều tra;
- Tổ chức các cuộc hội nghị chuẩn bị;
- Tiến hành điều tra thử nghiệm;
- Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương tiện vật chất khác;
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra
8
Trang 9CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
VỀ SỬ DỤNG THỜI GIAN TRONG MỘT NGÀY CỦA SINH VIÊN
K58H TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
2.1 Mục tiêu điều tra
Mục tiêu điều tra của đề tài “Xây dựng phương án điều tra thống kê về tình hình
sử dụng thời gian của sinh viên K58H trường đại học Thương mại” là nhằm điều tra,thu thập thông tin về tình hình sử dụng thời gian của sinh viên, xác định được thờigian trung bình sinh viên dành cho các hoạt động trong ngày từ đó đưa ra các đề xuất
về việc quản lý thời gian của sinh viên
Để đạt được mục tiêu đó, ta chia làm các mục:
- Đo lường thời gian sinh viên dành cho các hoạt động bằng cách thu phiếu khảosát
- Tổng hợp, thống kê, phân tích việc quản lý thời gian của sinh viên
- Các phương án, đề xuất các ý kiến để việc quản lý thời gian của sinh viên trởnên hiệu quả hơn
2.2 Đối tượng và đơn vị điều tra
- Đối tượng điều tra: tình hình sử dụng thời gian trong một ngày của sinh viênK58H trường Đại học Thương Mại
- Đơn vị điều tra: tổng thể sinh viên K58H trường Đại học Thương Mại
2.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra
- Thời điểm điều tra: từ 8h00 ngày 15/10/2023
- Thời kỳ điểu tra: 1 tuần
- Thời hạn điều tra: 22/07/2023
9
Trang 102.4 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
2.4.1 Xác định nội dung điều tra
Việc xác định nội dung điều tra đóng vai trò rất quan trọng trong một cuộc điềutra Để xác định tình hình sử dụng thời gian của sinh viên trong một trường đại học,
ta căn cứ vào các yếu tố:
- Mục đích điều tra: xác định xem trung bình sinh viên đã dành bao nhiêu thờigian trong ngày cho các khâu (học tập, nghỉ ngơi, đi làm thêm và các công việc khác)
để có kế hoạch sử dụng thời gian hợp lý
- Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu:
+ Độ tuổi của sinh viên;
+ Giới tính của sinh viên;
+ Mức độ quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian của sinh viên;
+ Mức độ quan tâm đến việc lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên;+ Thời gian dành cho hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên;
+ Thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp (văn nghệ, câu lạc bộ, thiệnnguyện) của sinh viên;
+ Thời gian dành cho việc đi làm thêm của sinh viên;
+ Thời gian nghỉ ngơi của sinh viên;
+Thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên;
+ Kết quả học tập kì trước của sinh viên;
+ Cảm nhận của sinh viên về mức độ quan tâm của nhà trường trong việc pháttriển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
- Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức điều tra:
+ Thời gian: 1 tuần
+ Tài chính: không hao phí nguồn tài chính
+ Kinh nghiệm: có kinh nghiệm điều tra cơ bản
+ Trình độ tổ chức điều tra: cơ bản
10
Trang 112.4.2 Thiết lập phiếu điều tra
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC SỬ DỤNG THỜI GIAN TRONG MỘT NGÀY CỦA SINH VIÊN K58H TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Xin chào bạn!
Chúng tôi là nhóm sinh viên Đại học Thương mại hiện đang thực hiện điều tra
về việc sử dụng thời gian trong một ngày của sinh viên K58H
Phiếu thu thập thông tin này nhằm mục đích làm rõ việc sử dụng thời gian trongmột ngày của sinh viên K58H trường Đại học Thương Mại chịu ảnh hưởng bởi nhữngnhân tố nào
Rất mong bạn dành chút thời gian để hoàn thành phiếu điều tra này Thông tinbạn cung cấp đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của điều tra
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin bạn cung cấp chỉ được dùng với mục đíchnghiên cứu, các thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật hoàn toàn
Xin chân thành cảm ơn bạn!
I Thông tin người tham gia khảo sát
Nhóm chúng tôi mong muốn các bạn cùng thực hiện việc điều tra về việc sửdụng thời gian trong một ngày của sinh viên K58H Trường Đại học Thương Mạibằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây
Sự hợp tác, đóng góp của các bạn sẽ giúp chúng tôi đáp ứng thông tin chính xáchơn cho bài thảo luận
II Câu hỏi khảo sát
Các bạn vui lòng trả lời bằng cách tích vào các đáp án phù hợp với bản thân
1 Bạn có quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian của mình trong ngày không?
11
Trang 12 Không quan tâm
Lập kế hoạch nhưng không thực hiện
3 Các hoạt động trong ngày
Trang 13 Việc quản lý thời gian không ảnh hưởng đến hoạt động học tập của tôi
Việc quản lý thời gian ảnh hưởng ít đến hoạt động học tập của tôi
Việc quản lý thời gian ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập của tôi
6 Đánh giá mức độ quan tâm của nhà trường trong việc phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
Không quan tâm
Ít quan tâm
Có quan tâm
Quan tâm
Rất quan tâm
Cảm ơn bạn đã tham gia điều tra!
Chúc bạn nhiều sức khỏe và may mắn trong cuộc sống!
2.5 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin
- Loại điều tra: Trong điều tra thông tin về sử dụng thời gian trong một ngày củasinh viên K58H Trường Đại học Thương Mại, nhóm sử dụng loại điều tra không toàn
bộ, cụ thể là điều tra chọn mẫu với đối tượng điều tra ngẫu nhiên trong số sinh viênK58H Đại học Thương Mại, sau đó dùng kết quả thu thập được để tính toán, suy rộngcho toàn bộ tổng thể
13
Trang 14- Số lượng sinh viên tham gia: 120 người.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phụ thuộc vào điều kiện thực tế và đặc điểmcủa hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian cũng như kinh nghiệmtrình độ, để thu thập thông tin về việc sử dụng thời gian trong một ngày của sinh viênK58H Trường Đại học Thương mại trong điều tra thống kê, nhóm sử dụng phươngpháp phỏng vấn Với nhu cầu tiết kiệm chi phí và thời gian, dễ dàng tổ chức, nhómlựa chọn phương pháp cụ thể là phỏng vấn gián tiếp Đây là phương pháp thu thập tàiliệu, thông tin ban đầu được thực hiện bằng cách người được hỏi nhận được phiếuđiều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi lại cho người hỏi
2.6 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
2.6.1 Lập kế hoạch tổ chức
- Ban chỉ đạo điều tra: Nhóm trưởng (Đỗ Linh Trang)
- Lực lượng điều tra: Tất cả các thành viên nhóm 2
- Phương án: Tạo phiếu điều tra thu thập dữ liệu online (Trần Thuý Quỳnh, ĐỗLinh Trang)
- Định bước tiến hành điều tra:
Bước 1: Tạo phiếu điều tra
Bước 2: Các thành viên nhận phiếu điều tra
Bước 3: Gửi phiếu đến đối tượng điều tra
Bước 4: Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu các phiếu
- Tổ chức họp phân chia công việc:
+ Người tạo phiếu: Trần Thuý Quỳnh, Đỗ Linh Trang
+ Phát phiếu: tất cả thành viên nhóm 2
+ Thống kê và phân tích dữ liệu thu được: Trần Thuý Quỳnh, Đỗ Linh Trang
- Xây dựng phương án tài chính: Trần Thuý Quỳnh, Đỗ Linh Trang
- Ý nghĩa cuộc điều tra: Điều tra thống kê được thời gian trong một ngày củasinh viên K58H Trường Đại học Thương Mại
14