1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn năng lực số ứng dụng chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọingười, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁCTỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Tổng quan về chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp 5

1.1.Khái niệm về chuyển đổi số 5

a Khái niệm 5

b Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ 6

1.2 Tại sao phải chuyển đổi số và chuyển đổi số khi nào 6

1.3 Vai trò của chuyển đổi số với các tổ chức doanh nghiệp 8

1.4 Các tổ chức doanh nghiệp nên chuyển đổi số như thế nào 9

Chương 2: Thực trạng và xu hướng của chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp 11

2.1.Thực trạng của chuyển đổi số 11

2.2 Xu hướng của chuyển đổi số trong tổ chức doanh nghiệp 12

2.2.1 Điện toán đám mây- xu hướng được xem là chủ đạo trong năm 2022 12

2.2.2 Xu hướng chuyển đổi IoT ( Internet vạn vật) 13

2.2.3 Ứng dụng Robot vào lĩnh vực sản xuất 13

2.2.4 Công nghệ thực tế ảo VR 14

2.3 Lợi ích của chuyển đôi số trong doanh nghiệp 14

Chương 3: Giải pháp chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp 16

3.1 Chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp 16

3.1.1 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp 16

3.1.2 VZ sao doanh nghiê [p c\n chuyển đổi số 16

3.1.3 6 mức chuyển đổi số trong doanh nghiê [p 17

3.1.4 Giải pháp chuyển đổi số mang lại điều gZ cho doanh nghiê [p 18

3.2 Chuyển đổi số trong cơ quan tổ chức 18

3.2.1 Chính phủ điện tử là gZ 18

3.2.2 Chính phủ số là gZ 19

3.2.3 Tại sao c\n phân biệt khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số 19

Trang 3

3.2.4 Thách thức lớn nhất trong phát triển chính phủ số 20

3.3.Giải pháp chuyển đổi số cho tổ chức doanh nghiệp 20

3.3.1 Ph\n mềm số hóa tài liệu D-IONE 20

3.3.2 Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE 21

3.3.3 Ph\n mềm quản lí, lưu trữ hồ sơ DocEye 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nhóm 12 chúng em xin giới thiệu đến với thầy cô và mọi người về đề tài mànhóm chúng em thực hiện đó chính là “ Chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp’’ Nhóm chúng em đã bàn nhau và chọn đề tài này vì nhận thấy tính thiếtthực của chuyển đổi số trong thời kì hiện đại ngày nay.

Nhóm 12 chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được thực hiên trong bàitập lớn này là do nhóm chúng em thực hiện, tất cả những đề tài và nội dung trên chính là chúng em tự nghiên cứu và tham khảo từ các nguồn tài liệu có liên quanvà có trích nguồn rõ ràng Chúng em không sao chép từ những bài tập lớn đã có trước đó.

Trong quá trình thực hiện đề tài đang còn có rất nhiều những thiếu xót mong thầy cô và mọi người bỏ qua, và những nội dung trong bài tập này là thành quả mà chúng em đạt được khi được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Yến.

Trang 5

Có rất nhiều định nghĩa và cũng như cách hiểu về chuyển đổi số Theo Gartner, chuyểnđổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơhội, doanh thu và giá trị mới.

Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọingười, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.

Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức doanh nghiệp là quá trình thayđổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới nhưdữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) thay đổiphương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiềukhách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác

Trang 6

hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnhtranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

b Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ.

- Một là số hoá thông tin (digitization) nhằm tạo ra biểu diễn số của các thực thể (tức tạo

ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này).

- Hai là số hóa tổ chức (digitalization) nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động hay

kinh doanh (business model) của các tổ chức hay doanh nghiệp để thích nghi với sự hiệnhữu của các môi trường số hóa, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng côngnghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn của tổ chức.

- Ba là chuyển đổi (transformation) tổng thể và toàn diện tổ chức, gồm lãnh đạo, nhânviên, văn hoá, quy trình… với mô hình hoạt động mới.

c.Nội dung chuyển đổi số của Việt Nam hướng tới ba mục tiêu với trọng tâm khác nhautrong từng giai đoạn: Kinh tế số, Chính phủ số, và Xã hội số.

Định hướng của Việt Nam là xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số Hai

bước phát triển này không nhất thiết phải tuần tự: Các nguồn dữ liệu quốc gia sớm tạo racho phép ta từng bước xây dựng chính phủ số trong khi hoàn thiện chính phủ điện tử Đôthị thông minh là những bước đi đầu để tiến tới một xã hội số.

Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài với tốc độ và quy mô khác nhau ở các quốc gia, ởcác lĩnh vực khác nhau Những bài học thành công và thất bại của chuyển đổi số chỉ rarằng: cần có tầm nhìn xa và tổng thể, có lộ trình rõ và thực hiện theo từng bước, thậm chítheo từng bước nhỏ.

1.2 Tại sao phải chuyển đổi số và chuyển đổi số khi nào

Không phải ngẫu nhiên mà chuyển đổi số được đánh giá là một trong những xu thế mới

của thế giới hiện nay Doanh nghiệp Việt cần phải chuyển đổi số bởi những lợi ích dochuyển đồi số mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn:

- Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ng:n kho;ng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban thường hoạt động riêng rẽ vớinhau Luồng xử lý công việc theo đó cũng thường chậm trễ và rắc rối do phải qua nhiều“cửa”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng và doanh số.Ngược lại, việc ứng dụng chuyển đổi số lại giúp doanh nghiệp phá bỏ bức rào ngăn cáchgiữa các phòng ban nhờ nền tảng kết nối số hóa đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận.Theo đó, giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động, luồng công việc diễn ra trôi chảy, trơn

Trang 7

tru, ít bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực do hầu hết công việc đã được tự động hóa hoặcbán tự động.

- Thúc đẩy hiệu qu; trong qu;n trị doanh nghiệp

Với chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp/CEO hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi cácbáo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứlúc nào mà không cần đợi nhân viên ngồi làm báo cáo qua Email hay thống kê số liệu quabản cứng Cũng vậy, mọi thông tin, số hóa về hoạt động của doanh nghiệp đều được thểhiện minh bạch, cụ thể, chi tiết bằng con số rõ ràng, xóa bỏ những vùng tối, kém minhbạch trong quản trị doanh nghiệp Những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen cũng sẽ được hạnchế giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu doanh thu hiệu quả nhất.

- Tối ưu năng suất làm viê Cc của nhân viên

Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên là điều mọi doanh nghiệp nên làm Ứng dụngchuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cộng hưởng và tối ưu năng suất làm việc của nhânviên giúp tạo ra giá trị cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, hệ thống tự động của chuyển đổi số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việctự động thao tác những công việc tạo ra giá thấp Thay vào đó, nhân lực quý sẽ được tậptrung phát triển và tham dự vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn.

- Gia tăng chất lượng s;n phẩm

Không thể phủ nhận rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hoạt động 24/7 và khôngngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuấtứng dụng công nghệ hiện đại.

Song song với đó, nhân viên cũng có thêm thời gian để hoàn thiện, nâng cao chuyên mônvà nghiên cứu cải thiện và tối ưu hơn giá trị cũng như chất lượng sản phẩm.

Về phía nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng công việccủa nhân viên dựa trên chính thành quả thực tế thay vì “chấm công” như trước đây.

- Nâng cao kh; năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Có thể nhận thấy rõ rằng, hiện tại, doanh nghiệp nào ứng dụng thành công nền tảng sốhóa thì việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác là điềuhiển nhiên Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của chuyển đổi số với các doanhnghiệp trong thời đại 4.0 Đồng thời, cho thấy việc ứng dụng chuyển đổi số không chỉnâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến khả năng sốngcòn của bạn

Trang 8

Chưa kể việc chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựngmối tương tác mật thiết, nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm ngườidùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán vàdoanh thu vượt trội hơn so với các phương thức tiếp thị truyền thống.

1.3 Vai trò của chuyển đổi số với các tổ chức doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong tổ chức doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng Có thểthấy chuyển đổi số đóng vai trò lớn trong các doanh nghiệp hiện nay: Chuyển đổi số giúpkết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp; thúc đẩy hiệu quảtrong quản trị doanh nghiệp; tối ưu năng suất làm viê €c của nhân viên; gia tăng chất lượngsản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Lợi ích lớn từ việc vận dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể kể đến đó là cắtgiảm chi phí vận hành; tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn; giúptổng hợp báo cáo phân tích một cách chính xác hơn vấn đề được nghiên cứu, thúc đẩylãnh đạo ra quyết định kịp thời; tối ưu hóa được năng suất chất lượng làm việc của nhânviên…

Tuy vậy, thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện trong doanh nghiệp lại không hề dễdàng, chúng đặt ra các yêu cầu về cơ sở vật chất, công nghệ đồng bộ cho đến chuẩn bị kỹlưỡng về nguồn nhân lực.

Cùng liên quan đến công nghệ nhưng chuyển đổi số hoàn toàn khác với các khái niệm“số hóa” hay “ứng dụng số hóa” Rất nhiều bạn trẻ nhầm lẫn các khái niệm này với nhauvà lạm dụng khái niệm chuyển đổi số Theo đó chúng ta cần phải tìm hiểu và có một nhậnthức đúng đắn về chuyển đổi số tránh việc sử dụng bừa bãi và không chuyên nghiệp.

Trang 9

1.4 Các tổ chức doanh nghiệp nên chuyển đổi số như thế nào

Chuyển đổi số là một vấn đề rất là quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp ViệtNam, hoạt động chuyển đổi số đứng trước nhiều thách thức cần được giải quyết để quátrình này đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thứ nhất, chính là trở ngại từ công nghệ Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công

nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng nổ về côngnghệ trên nền tảng của hệ thống internet, chính vì vậy mà nó đòi hỏi trình độ cao cả về kỹthuật cũng như là về nhân lực Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về nhiềumặt công nghệ, vẫn chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thốngnền tảng cơ bản Nên chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệsẵn có trên thế giới.

Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có kết cấu hạ tầng côngnghệ thông tin phù hợp - cả phần cứng và phần mềm Vì vậy, việc sở hữu kết cấu hạ tầngcông nghệ thông tin phù hợp là đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngàycàng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài.Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta vẫn chiếm 98% số lượng doanhnghiệp, nhưng là nhóm gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất Mặc dù đã có những

Trang 10

nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên do khả năng sản xuất còn hạn chế,mức độ tự động hóa còn chưa cao, gặp nhiều khó khăn trong áp dụng chuyển đổi số.Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới,phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các doanh nghiệp vừa vànhỏ gặp phải khó khăn Trên bình diện quốc gia, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 90.000nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo ngànhcông nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thứ hai,chính là khó khăn từ vốn đầu tư Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi,

từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, kết cấu hạ tầng tới giải pháp công nghệ, vì vậy, đòihỏi nguồn vốn đầu tư lớn Tuy vậy, việc phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trongkhi chưa hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả, cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, đã tạorào cản lớn với các doanh nghiệp Việt Nam Chính vì thiếu vốn, nên nhiều doanh nghiệpcho rằng, chuyển đổi số là “cuộc chơi” của các doanh nghiệp lớn Vì thiếu vốn nên khicác doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thường chọn “điện toán đám mây” là côngnghệ để đầu tư nhiều nhất, bởi cho phép các doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng khi cónhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin.Các doanh nghiệp lớn tuy không chịu nhiều áp lực về tài chính cho hoạt động chuyển đổisố, tuy nhiên, cuộc đua chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn theo kiểu mạnh ai nấylàm sẽ gây ra sự lãng phí lớn Ví dụ, việc các ngân hàng Việt Nam hiện đang triển khaigiải pháp eKYC một cách quyết liệt có thể dẫn tới tốn kém không ít chi phí cho tất cả cácbên, thay vì dùng nguồn lực này để hỗ trợ khách hàng chỉ cần mở một tài khoản nhưng cóthể sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng khác nhau…

Thứ ba,chính là thách thức từ nhận thức của doanh nghiệp Chuyển đổi số sẽ tác động tới

toàn bộ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nhiều áp lực cho các nhà quảntrị ngay từ vấn đề nhận thức tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triểndoanh nghiệp, nguồn tài chính đến tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của đôngđảo người lao động tại doanh nghiệp, về tính hiệu quả của chuyển đổi số Chuyển đổi sốphải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo, từ chiến lược, tư duy truyền thống sangchiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.

Trang 11

Chương 2: Thực trạng và xu hướng của chuyển đổi số trong các tổ chức doanh nghiệp.

2.1 Thực trạng của chuyển đổi số.

Cho đến nay, thực trạng chuyển đổi số đã có sự khác biệt rõ rệt so với những nămtrước Chuyển đổi số đã trở thành một yêu cầu bắt buộc mà các công ty cần phải thamgia để phát triển mạnh mẽ và không bị tụt lại phía sau Điều này được chứng minhbằng thực tế là ngày càng nhiều công ty đang áp dụng chuyển đổi số đồng thời nhấnmạnh giá trị của dữ liệu trong kinh doanh.

Với sự lan rộng của đại dịch COVID-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội đã khiếncác công ty phải sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số hơn trong hoạt động của mình.Đặc biệt là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử và tiếp thị trực tuyến tăng 19.5%so với trước đây.

Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý quy trình và quy trình làmviệc, với khoảng 30% công ty sử dụng các công cụ này trước đại dịch COVID19 vàkhoảng 19% công ty bắt đầu sử dụng các công cụ này kể từ khi đại dịch.Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu, đặc biệt là các ngành như tài chính,giao thông, du lịch… Chính phủ và các cơ quan ban ngành đang nỗ lực xây dựng kế

hoạch thành phố thông minh với nền tảng công nghệ mới… Do đó, thực trạngchuyển đổi số ở Việt Nam đang trở thành tâm điểm được nhiều công ty quan tâm.

Trang 12

2.2 Xu hướng của chuyển đổi số trong tổ chức doanh nghiệp

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngànhnhư tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xâydựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số Hơn 30 thành phố cũng định xây dựngSmart City với các nền tảng công nghệ mới… Hay FPT cho biết cũng đang triển khaiviệc chuyển đổi số cho chính FPT với gần 36.000 con người và cam kết đạt kết quả trongvòng 12 tháng tới.

Như vậy xu hướng chuyển đổi số hiện nay đã trở thành tâm điểm trong đầu tư của nhiềudoanh nghiệp Trong đó có một vài xu hướng chuyển đổi có thể xem xét như sau:

2.2.1 Điện toán đám mây - xu hướng được xem là chủ đạo trong năm 2022.

Điện toán đám mây có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữliệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet Nhờ công nghệ này mà cácdoanh nghiệp có thể dễ dàng:

· Kiểm tra và phát triển website, ứng dụng· Phân tích, vận hành Big Data

· Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server

· Dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox,Shutterstock…

Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệmcho khách hàng.

Ngoài ra công nghệ này giúp điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ trả tiền chonhững dịch vụ cần sử dụng Vì vậy nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quytrình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

Cùng với đó các nhóm nhân viên có thể tiến hành cộng tác song song, cùng được cấpquyền truy cập vào cùng một dữ từ xa giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng hơn khiphải làm việc từ xa mùa dịch.

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w