Qua đó, nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể đểcải thiện quy trình này và tối ưu hóa trải nghiệm của người sử dụng.Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào hệ thống thanh toán tiền gử
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Thanh toán
Trong các giao dịch thường ngày, để có thể sở hữu một món đồ chúng ta đều phải trả một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị tương ứng Đó được coi là hình thức thanh toán Thanh toán có thể được hiểulà“sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có rang buộc pháp lí”
Tiền vừa là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, vừa là việc kết thúc quá trình trao đổi Khi đó, chức năng của tiền là phương tiện thanh toán Sự vận động của tiền có thể tách rời hay độc lập với sự vận động của hàng hóa Với chức năng phương tiện thanh toán , tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ngoài phạm vi trao đổi như trả lương, đóng góp khoản chi dịch vụ, nộp thuế…
1.1.2 Các hình thức thanh toán
Thanh toán có rất nhiều loại, nhưng chúng được chia thành hai dạng hình thức thanh toán chính sau:
Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán điện tử, tín dụng, ghi séc…). a) Trước hết là hình thức thanh toán bằng tiền mặt Theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP định nghĩa “Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán”.
Thanh toán bằng tiền mặt có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Hiện nay, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam bởi các lí do sau:
+) Thứ nhất, dễ sử dụng, không yêu cầu về kĩ năng sử dụng thiết bị điện tử. +) Thứ hai, giúp người dùng kiểm soát chi tiêu dễ hơn.
+) Thứ ba, an toàn, tránh rủi ro về bảo mật thông tin.
Nhược điểm: Ngoài các ưu điểm được nêu trên, thanh toán bằng tiền mặt xuất hiện rất nhiều nhược điểm khiến nó dần bị thay thế bằng các hình thức thanh toán khác, bao gồm:
+) Thứ nhất, tiềm ẩn rủi ro, mất, trộm cắp khi thanh toán, lưu giữ.
+) Thứ hai, khi lưu giữ trong két sắt cần có chỗ để cố định, hoặc trong trường hợp gửi ngân hàng phải thường xuyên đến ngân hàng để gửi tiền Điều này rất mất thời gian và tiền bạc.
+) Thứ ba, không thuận tiện với các giao dịch từ xa hoặc giao dịch hàng loạt nếu số tiền thanh toán lớn.
+) Thứ tư, khi thanh toán, chi trả tiền điện, nước rất mất thời gian đi lại và chờ đợi.
+) Thứ năm, đối với những người kinh doanh, công ty, lượng tiền ra vào liên tục sẽ khó kiểm soát số tiền thu chi, nếu không có hệ thống quản lí phù hợp, rất dễ rơi vào tình trạng thất thoát và lãng phí. b) Tiếp theo, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Đây là hình thức đang dần thay thế cho tiền mặt trong quá trình mua bán Bản chất của hình thức thanh toán này là làm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán không qua sử dụng tiền mặt Thay vào đó, tổ chức, cá nhân sử dụng các hình thức như thanh toán điện tử, ghi séc, tín dụng, thanh toán thẻ, trong quá trình lưu thông hàng hóa mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt quy đổi Trong đó, sử dụng hình thức thanh toán điện tử là mô hình giao dịch không dùng tiền mặt đang trở thành xu thế và ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam và toàn thế giới.
Thanh toán điện tử
Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được đinh nghĩa là “việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt” Theo nghĩa hẹp, thanh toán điện tử có thể hiểu là “việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên Internet”.
Thanh toán điện tử hay còn được gọi là thanh toán trực tuyến Với hình thức thanh toán này, dòng tiền có thể lưu chuyển cực nhanh chóng thông qua các tài khoản trực tuyến.
1.2.2 Cuộc cách mạng về thanh toán
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và những ưu điểm của công nghệ, thanh toán điện tử ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam Người tiêu dùng có thể dễ dàng thực hiện mọi giao dịch chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên thiết bị điện tử thay vì sử dụng tiền mặt như trước đây.
Trong vài năm trở lại đây, mua sắm trực tuyến trong nước ngày càng trở nên phổ biến và thu hút được sự quan tâm lớn, đặc biệt sau khi dịch Covid-19 bùng phát, người tiêu dùng đã chuyển từ thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng trực tuyến nhiều hơn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, đến năm 2020, 53% dân số sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, khiến thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% trong năm nay, đạt 11,8 tỷ đô la Mỹ và dự kiến sẽ chiếm tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nhân thọ của cả nước là 5,5%.
Bên cạnh mua sắm trực tuyến, các ngân hàng cũng đang triển khai mạnh mẽ các phương thức thanh toán như nền tảng công nghệ Mobile banking, ngân hàng trực tuyến Theo đó, hàng loạt ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ và chuyên nghiệp ngân hàng số (Digital Banking), cho phép khách hàng sử dụng nhiều tiện ích công cộng dịch vụ nhưng không nhất thiết phải đến trực tiếp quầy của chi nhánh, phòng giao dịch như mô hình “ngân hàng phi quầy” ở một số nước phát triển.
Trước tình hình thực tế này, Ngân hàng Quốc gia đã ban hành Thông báo số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi nhiều quy định tại Thông báo số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 bổ sung Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Theo đó, “ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền tự quyết định các biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận dạng, xác minh điện tử đối với khách hàng mở tài khoản thanh toán”. Việc mở tài khoản rất đơn giản và thuận tiện Chỉ cần nhận diện thông qua hệ thống camera của ngân hàng và điền thông tin theo các bước là bạn đã có thể mở tài khoản thành công chỉ trong vài phút. Điều này hỗ trợ tích cực cho Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (Quyết định số 149/QD-TTg) được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 20/01/2020 cho phép mở tài khoản ngân hàng điện tử Bằng điện tử (eKYC), không cần đến ngân hàng “Vô số ngân hàng” quả thực là bước tiến mới của ngành, sau 70 năm hình thành và phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc giải phóng năng lực sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Cụ thể, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép khoảng 10 ngân hàng thí điểm mở tài khoản điện tử trực tuyến thông qua nhận dạng nhận dạng điện tử (eKYC) Ví dụ, tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chỉ mất 5 phút để có tài khoản trực tuyến Khách hàng không cần phải đến chi nhánh mà vẫn có thể xác thực và nhận dạng trực tuyến 100% Khi bạn mở tài khoản này, nó cũng sẽ được liên kết với nhiều ví điện tử và ứng dụng mua sắm Với sự phát triển của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tài chính để thanh toán trong và ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, cho phép khách hàng dễ dàng mua sắm, tìm kiếm ưu đãi, thanh toán mọi hóa đơn và nạp tiền điện thoại di động mọi lúc mọi nơi quét mã QR Điều này cũng làm giảm đáng kể hình ảnh khách hàng xếp hàng chờ giao dịch tại các ngân hàng thương mại.
Có lẽ, eKYC thực sự là cú đột phá đối với hoạt động thanh toán ngành ngân hàng Trước đây khi muốn mở tài khoản khách hàng phải mang chứng minh thư, ngồi xếp hàng cả tiếng đồng hồ để đợi đến lượt mình những ngân hàng càng lớn, càng có thương việc xếp hàng chờ đợi càng lâu vì lượng khách hàng quá đông. 1.2.3 Các hình thức thanh toán điện tử
Hiện nay có 5 hình thức thanh toán điện tử phổ biến, bao gồm: thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng.
Phương thức thanh toán bằng thẻ hiện có 2 loại chính:
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế.
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa.
Thanh toán bằng séc trực tuyến
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phương thức thanh toán bằng séc (hay còn gọi là chi phiếu) trực tuyến hiện chiếm tới 11% tổng giao dịch trực tuyến.
Thanh toán bằng ví điện tử
Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người sử dụng bắt buộc phải tạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: ZaloPay, MoMo…
Thanh toán qua điện thoại di động
Khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở mọi nơi thì phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng nhờ thế phát triển hơn rất nhiều Người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàng thanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc smartphone có cài đặt thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking).
Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng
Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông qua ATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp trên máy tính, điện thoại Với hình thức thanh toán này, người mua chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người bán để thanh toán ngay khi thực hiện giao dịch Rất tiện lợi cho người dùng.
1.2.4 Các ưu điểm của thanh toán điện tử a) Đối với người mua
- Thuận tiện, nhanh chóng: Hình thức thanh toán trực tuyến giúp người mua dễ dàng thanh toán, giao dịch một cách thuận lợi, dễ dàng Thay vì phải mang theo một số tiền lớn, người dung chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc thẻ thanh toán là có thể dễ dàng giao dịch ở bất cứ đâu Ví dụ: Khi bố mẹ chuyển tiền cho con cái đi học, khi trả tiền điện, nước, trả lương hưu,…
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Đối với các giao dịch từ xa, người dùng chỉ cần ngồi ở nhà và thực hiện một vài thao tác đơn giản là có thể giao dịch được.
- Tránh tình trạng cướp giật trộm cắp khi lưu giữ, mang theo tiền mặt trong nhà, trong người.
- Lịch sử các cuộc giao dịch đều được lưu lại, giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát, kiểm tra chi tiêu trong ngày Đây chính là đặc điểm nổi bật của hình thức thanh toán điện tử. b) Đối với người bán
QR Code
Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trên mọi mặt của đời sống xã hội, thì việc tra cứu dữ liệu, kiểm soát thông tin của một sản phẩm hoặc cá nhân tổ chức nào đó một cách thuận tiện và nhanh chóng là điều rất cần thiết Vì vậy nên, việc ứng dụng tin học vào trong công tác quản lí và kiểm tra dữ liệu đã trở thành một nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng và quản lí một cách hiệu quả hơn Để đáp ứng được nhu cầu đó, QR Code ra đời. 1.3.1 Lịch sử hình thành
Từ năm 1974, mã vạch đã được áp dụng trong các siêu thị - đó là tập hợp nhiều vạch có độ dày khác nhau trên bao bì của nhiều loại sản phẩm mà với một máy quét thích hợp, mã vạch giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm trong tích tắc giá cả và thông tin về sản phẩm.Tuy nhiên, chỉ có 20 chữ số và chữ cái khác nhau (mã vạch không thể xử lý được nhiều hơn), và nếu cả thế giới áp dụng cùng một cách đánh dấu bằng mã vạch thì người ta nhanh chóng đứng trước giới hạn tận cùng của nó Giải pháp cho vấn đề này là chiều thứ hai Mã vạch hai chiều (có thể đọc từ trái sang phải và từ trên xuống dưới), thường được gọi là mã QR, cho phép người ta thể hiện lên tới 7.000 số và chữ cái Và khi công nghệ tiên tiến được áp dụng, mã iQR- nén ra đời, giúp người ta có thể thể hiện tới 40.000 chữ số và ký tự.
QR Code là một biểu tượng ma trận hai chiều, ra đời nhờ sự đóng góp đột phá của Masahiro Hara và đồng đội tại Denso Wave, chi nhánh nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Denso, một trong những công ty hàng đầu về sản xuất thiết bị ô tô tại Nhật Bản Sự sáng tạo này bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết vấn đề quản lý dữ liệu trong quá trình sản xuất ô tô vào ngày 1 tháng 9 năm 1994 Dù ban đầu, QR Code được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề theo dõi thông tin về sản phẩm hiệu quả hơn so với mã vạch thông thường nhưng ngày nay, nhờ sự tiện lợi và tính linh hoạt của QR Code đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và sử dụng rộng rãi, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất và quản lý hàng hóa QR Code được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau như quản lý các hiện vật trưng bày ở bảo tàng, biển quảng cáo, mã hoá văn bản, số điện thoại, email, địa chỉ website, xác thực điện tử
QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix- barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch Mã QR có thể chứa thông tin về địa chỉ web (URL), thời gian sự kiện, thông tin liên hệ (chẳng hạn như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, văn bản hình ảnh và thậm chí cả vị trí địa lý.
Hình ảnh quét mã QR
Mã QR lần đầu xuất hiện tại Nhật Bản do công ty con của Toyota phát minh để theo dõi xe trong sản xuất Các mã QR nhỏ nhất là 21x21 pixel, và lớn nhất là177x177 Các kích thước được gọi là phiên bản Kích thước 21x21 pixel là phiên bản thứ nhất, 25x25 là phiên bản thứ hai, và cứ tiếp tục như thế đến kích thước 177x177 là phiên bản thứ bốn mươi.
Mã QR ban đầu được phát triển để sử dụng trong công nghiệp và đã trở nên rất phổ biến trong quảng cáo của người tiêu dùng Điện thoại thông minh của người dùng có thể cài đặt một ứng dụng với một máy quét QR-code có thể đọc được một mã hiển thị và chuyển đổi nó vào một URL chỉ đến trang web của một công ty, cửa hàng, hoặc sản phẩm liên quan đến mã cung cấp thông tin cụ thể bằng trình duyệt web của điện thoại "In the shopping industry, knowing what causes the consumers to be motivated when approaching products by the use of QR codes, advertisers and marketers can use the behavior of scanning to get consumers to buy, causing it to have the best impact on ad and marketing design" - Tolliver-Walker, Heidi (2011). Kết quả là, mã QR đã trở thành một trọng tâm của quảng cáo chiến lược, bởi nó mang đến sự thuận tiện và tốc độ cao khi truy cập trang web của thương hiệu.Không chỉ đơn giản là tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng còn quan trọng vì khả năng này tăng cường tỷ lệ chuyển đổi, nghĩa là nó làm tăng cơ hội để quảng cáo chuyển đổi thành giao dịch bán hàng (bằng cách đưa người xem đến trang web của nhà quảng cáo ngay lập tức) Mã QR lưu trữ địa chỉ và Uniform Resource Locators (URL) và bằng một cách linh hoạt, có thể xuất hiện trên nhiều nơi, từ tạp chí, chữ ký, xe buýt, thẻ kinh doanh cho đến các vật thể khác nơi cần truy cập thông tin.Người sử dụng chỉ cần sử dụng ứng dụng quét chính xác trên điện thoại di động của mình để quét mã QR và ngay lập tức hiển thị văn bản, thông tin liên lạc, kết nối với mạng không dây hoặc mở trang web trên trình duyệt điện thoại Hơn nữa, mã QR còn có khả năng liên kết với một vị trí cụ thể, tạo ra trải nghiệm tương tác và kết nối thực tế. Các ứng dụng quét mã QR có thể sử dụng GPS và tế bào tam giác tháp (aGPS) hoặc URL được mã hóa trong mã QR để truy cập thông tin địa lý hoặc liên kết với một địa điểm cụ thể đã được mã hóa.
Mã QR chủ yếu được chia thành hai loại chính: tĩnh và động Cả hai đều mang lại những ưu điểm và được ứng dụng trong các tình huống khác nhau Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn lựa chọn loại mã phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình.
Loại đầu tiên là mã QR tĩnh Mã QR tĩnh nhúng dữ liệu trực tiếp vào mẫu của chúng, làm cho chúng trở nên cố định và không thể chỉnh sửa sau khi tạo ra. Điều này ngụ ý rằng người dùng không thể thay đổi thông tin trong mã sau khi nó đã được tạo Ngoài ra, quan trọng là bạn cần xem xét kích thước dữ liệu của mình, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng mô-đun trên mẫu mã QR Dữ liệu lớn hơn có thể dẫn đến việc một số mẫu bị tắc nghẽn và thường yêu cầu thêm thời gian để quét.
Mã QR tĩnh thường được ưa chuộng trong các ứng dụng mà thông tin được mã hóa không cần phải được cập nhật thường xuyên, ví dụ như URL và số sê-ri sản phẩm. Thứ hai là loại mã QR động Mã QR động được coi là một biến thể cao cấp hơn so với mã QR tĩnh Loại mã QR này lưu trữ một URL ngắn thay vì dữ liệu thực, cho phép bạn linh hoạt thay đổi nội dung mà không cần phải tạo mã QR mới. Tính năng độc đáo này không chỉ giữ cho mẫu mã QR ở mức tối thiểu và có tổ chức, mà còn cho phép xử lý dữ liệu lớn hơn mà không làm tăng kích thước của mã. Điều này giúp mã QR động có thể chứa nhiều loại dữ liệu, bao gồm tài liệu, tệp âm thanh và video Cơ chế hoạt động như sau: Phần mềm mã QR lưu trữ dữ liệu của bạn trên trang đích của URL ngắn Khi được quét, người dùng sẽ được chuyển hướng đến trang đích, nơi họ có thể xem và tải xuống tệp Bên cạnh đó, mã QR động đi kèm với các tính năng theo dõi tiên tiến, giúp người dùng theo dõi hiệu suất của mã và thực hiện điều chỉnh cần thiết Mã QR động cũng có một số tính năng khác như: tích hợp phần mềm thông qua khoá API, mật khẩu bảo vệ, thông báo qua Email, mục tiêu tuỳ chỉnh và quản lý thời gian hết hạn.
1.3.4 Cấu tạo của QR Code
Mã QR hay còn gọi là Quick Response Code, có một cấu trúc đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả, gồm 6 phần. Đầu tiên là vùng yên tĩnh Vùng yên tĩnh của mã QR được hiểu là phần viền trắng rỗng xung quanh mã, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quét Nếu thiếu vùng này, máy đọc mã sẽ gặp khó khăn trong việc xác định rõ ràng phạm vi của mã
QR và không thể phân biệt thông tin nằm trong mã và những dữ liệu không liên quan bên ngoài vùng quét.
Thứ hai là vùng thời gian Đây là nơi trong mã QR có dạng của một đường chữ L, mô phỏng qua 3 ô vuông nằm ở bên ngoài mã QR Chức năng của nó là hỗ trợ quá trình xác định đối với từng ô vuông cụ thể trong toàn bộ mã Đặc biệt, khu vực này đóng vai trò quan trọng khi mã QR gặp lỗi hoặc bị hỏng, giúp người dùng vẫn có khả năng quét và trích xuất thông tin từ mã một cách hiệu quả.
Phần thứ 3 của mã QR chính là vùng tìm kiếm Vùng tìm kiếm trong mã QR được đặc trưng bởi ba ô vuông độc lập, nằm tại các góc: phía trên bên trái, phía trên bên phải và phía trên Những ô vuông này chịu trách nhiệm hỗ trợ máy quét mã QR xác định đúng vị trí và hướng của mã, làm cho quá trình quét trở nên chính xác và hiệu quả.
Phần tiếp theo của mã QR là thông tin phiên bản Khu vực thông tin phiên bản nằm ở góc phải của mã QR, là một phần nhỏ nhưng quan trọng Nó giúp xác định rõ loại mã QR được sử dụng, trong đó bao gồm bốn phiên bản: số, chữ số, byte và kanji (chữ Hán) Thông tin này cung cấp một bước quan trọng để đảm bảo máy đọc mã QR có thể hiểu và giải mã đúng phiên bản của mã QR.
Không kém phần quan trọng so với bốn phần trước đó chính là ô dữ liệu Vì đây là phần quan trọng chứa thông tin chính trong mã QR.
Và cuối cùng, mã QR còn gồm vùng căn chỉnh Chính là vùng nằm dưới cùng bên phải của mã QR, đây là một phần nhỏ nhưng quan trọng Chức năng của nó là đảm bảo rằng nếu mã bị lệch một chút, quá trình đọc vẫn diễn ra một cách bình thường.
Cấu tạo mã QRKhả năng lưu trữ của mã QR là một trong những đặc điểm quan trọng quyết định sự hiệu quả và linh hoạt của mã trong việc chứa thông tin Mã QR có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn trong một không gian nhỏ, là một trong những ưu điểm quan trọng đưa ra sự ưa chuộng, cụ thể:
Số đơn thuần Tối đa 7089 kí tự
Số và chữ cái Tối đa 4296 kí tự
Số nhị phân (8 bit) Tối đa 2953 byte
Kanji/Kana (Kí hiệu âm tiết sử dụng trong tiếng Nhật) Tối đa 1817 kí tự
Sự khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống (Barcode)
THỰC TRẠNG THANH TOÁN HIỆN NAY
Thực trạng thanh toán tại Việt Nam
Một phương thức ưu việt là thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch Tuy nhiên, khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, các phương thức thanh toán truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu của toàn nền kinh tế và ẩn chứa nhiều rủi ro Một trong những giải pháp tốt nhất đang được sử dụng rộng rãi là nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử Đây cũng là cơ hội mới để toàn bộ hệ sinh thái thanh toán điện tử, bao gồm các ngân hàng và công ty fintech phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử rộng khắp tại thị trường Việt Nam.Trong thời gian vừa qua, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ nhờ sự hậu thuẫn về mặt vĩ mô cùng cú "đại dịch ". Hoạt động thanh toán này đang ngày càng cắm rễ sâu vào cuộc sống của người Việt thông qua những quyết sách chủ trương lớn của Chính phủ.
Theo báo cáo do VISA công bố vào tháng 6/2022, 65% người tiêu dùng Việt Nam mang ít tiền mặt trong ví hơn và 32% người tiêu dùng cho biết họ sẽ hạn chế, thậm chí ngừng sử dụng tiền mặt sau đại dịch Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng đáng kể Trong đó, gần 76% người tiêu dùng cho biết họ sử dụng ví điện tử cho hoạt động thanh toán Trong 7 tháng đầu năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022, số lượng thanh toán không sử dụng tiền mặt tăng 51,14%.
*Bốn hình thức thanh toán trực tiếp phổ biến tại Việt Nam
Dưới đây là các hình thức thanh toán đang được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam:
1.Thanh Toán Bằng Ví Điện Tử:
Ví điện tử đã thực sự phát triển và trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng nhờ các chiến lược truyền thông tiếp thị ngày càng lan rộng Không chỉ bây giờ mà cách đây 3-4 năm, sự ra đời của MoMo, Zalo Pay, ViMo đã khiến thị trường trở nên sôi động hơn Viettel áp dụng chiến lược quảng bá rầm rộ với video lan truyền
“Out of Mana” Hay sự táo bạo của VNPay khi xuất hiện trên Taoquan show Với sự đầu tư như vậy, đủ thấy đây sẽ là thị trường cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới.
Thanh toán bằng điện thoại thông minh là phương thức thanh toán phổ biến ở nhiều quốc gia và Việt Nam Với hình thức này, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến bằng điện thoại thông minh của mình bằng dịch vụ ngân hàng di động Hình thức này dựa trên mô hình kết nối giữa ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.Trong đó có cách thanh toán bằng mã QR là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người dùng sử dụng tính năng “quét mã QR/QR Pay” được tích hợp sẵn trong ứng dụng thanh toán để thực hiện giao dịch chuyển tiền/nhận tiền Mỗi loại mã QR đều có đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng.
Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp mã thanh toán QR Code như ngân hàng, ví điện tử (ZaloPay, MoMo, VNPAY, Viettel Pay, VTC Pay…), các tổ chức khác (VietQR ).
3.Thanh Toán Qua Các Cổng Thanh Toán Điện Tử:
Nghe qua có vẻ giống với cả thanh toán thông qua ví điện tử, nhưng thật chất lại là cả một sự khác biệt.
Cổng thanh toán điện tử là hệ thống phần mềm trung gian kết nối người bán, người mua và ngân hàng để hỗ trợ và cung cấp dịch vụ thu hộ, chi trả cho khách hàng Cổng thanh toán điện tử là hệ thống phần mềm hỗ trợ các website bán hàng liên quan đến ngân hàng và website thương mại điện tử Điều này giúp thực hiện thanh toán nhanh hơn và thuận tiện hơn.
4.Thanh Toán Bằng Credit Card Và Debit Card:
Credit Card là thẻ tín dụng và Debit Card là thẻ ghi nợ Đây chính là hình thức thanh toán thương mại đặc trưng và phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm tới 90% giao dịch thanh toán thương mại điện tử Cho đến nay, ngân hàng chấp nhận thanh toán qua thẻ gồm có 2 loại: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế bao gồm: Visa, MasterCard, Master Express….
*XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Thứ nhất, thanh toán di động sẽ trở thành phương thức thanh toán chủ đạo tại Việt Nam.
Theo báo cáo thống kê của Visa năm 2021 cho thấy, hiện nay tại Việt Nam, người dùng đang sử dụng một số phương tiện thanh toán điện tử như: thẻ phi tiếp xúc khoảng 7%; thẻ tiếp xúc chiếm 8%; mã QR chiếm 7%; thanh toán di động không tiếp xúc chiếm 5%; thẻ trực tuyến chiếm 7%; ví điện tử trực tuyến chiếm 15%.
Thống kê từ Allied Market Research về thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2020-2027 cho thấy thanh toán di động đang trở thành xu hướng và tốc độ tăng trưởng CAGR của thanh toán di động tại Việt Nam giai đoạn 2020-2027 là 30,2% Theo báo cáo Statista (2021b) được cập nhật vào tháng 10 năm 2021, trong giai đoạn 2020-2025 có 5 loại thanh toán quan trọng và phát triển nhất so với các phương thức thanh toán khác Các thiết bị điện tử khác bao gồm: MoMo, Viettelpay, Airpay, Zalopay và Grappay Như vậy, số người Việt Nam sử dụng MoMo sẽ đạt khoảng 59 triệu vào năm 2025; Vietpay có khoảng 28 triệu người dùng; Airpay của Shopee có khoảng 12 triệu người dùng; Zalopay có khoảng 6 triệu người dùng và Grappay có khoảng 2 triệu người dùng. Đến 2021, hơn một nửa dân số Việt Nam không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến quốc gia Đông Nam Á này trở thành thị trường thích hợp cho các công ty thanh toán kĩ thuật số.Trước sự xuất hiện của hai gã khổng lồ Singapore, MoMo đã bắt đầu mở rộng mạng lưới dịch vụ của mình sang lĩnh vực tín dụng tiêu dùng và bảo hiểm Dự báo thống kê của Statista cũng cho thấy số lượng người dùng ví di động MoMo sẽ tăng hơn 200% từ năm 2020 đến năm 2025, đồng nghĩa với việc số hóa thanh toán phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Thứ hai, sự phát triển của số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam
Thống kê của Bộ Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, Việt Nam có 91,3 triệu thuê bao điện thoại thông minh vào cuối năm 2021 Tính đến tháng 3 năm 2022, đã có hơn 2 triệu thuê bao điện thoại thông minh, nâng tổng số thuê bao điện thoại thông minh tại Việt Nam lên 93,5 triệu Theo Bộ Viễn thông, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh khoảng 73,5% (Thúy Diệu,2023) Tuy nhiên, bản cập nhật tháng 5/2021 của Statista về số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2025 dự đoán số lượng người dùng tại Việt Nam sẽ là 72,46 triệu vào năm 2021 Số lượng người dùng điện thoại thông minh dự kiến là 72,46 triệu Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam sẽ đạt 82,17 triệu vào năm 2025 (Statista, 2021a) (Hình 1).
HÌNH 2: SỐ LƯỢNG NGƯỜI DÙNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Thứ ba, sự gia tăng của số lượng và chất lượng người sử dụng thanh toán điện tử tại Việt Nam
Việt Nam hiện được coi là quốc gia có dân số vàng Đây là những lợi thế quan trọng để Việt Nam phát triển thanh toán điện tử trong những năm tới, khi giới trẻ thường được coi là những người nhanh nhạy với công nghệ và mong muốn trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mới Rất nhiều tiện nghi Đồng thời, nhóm dân số 32,5-34,6 tuổi cũng là nhóm dân số thường có công việc và thu nhập ổn định nên trải nghiệm tiêu dùng, mua sắm của họ cũng diễn ra đều đặn và ổn định.
Thứ tư, định hướng và những nỗ lực của Chính phủ trong thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều sáng kiến, chương trình và dự án khác nhau để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Các chủ trương, chính sách tập trung vào việc hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán điện tử, xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp có hỗ trợ tài chính, đào tạo.
Những định hướng và nỗ lực hết sức rõ ràng của Chính phủ nhằm tạo dựng một môi trường thanh toán điện tử thuận tiện, đơn giản, dễ dàng sử dụng, phù hợp với mọi người dân, đã dần đưa thanh toán điện tử đi vào đời sống và trong tương lai tới, có thể trở thành phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi bởi cả doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Giao dịch thanh toán qua QR Code tăng trưởng đột phá tại Việt Nam
Thực trạng thanh toán tại Học Viên Ngân Hàng
Thanh toán học phí tại Học Viện Ngân Hàng hiện nay sử dụng phương thức nộp tiền qua tài khoản ngân hàng, Sinh viên thanh toán học phí qua tài khoản đã được phân luồng (tài khoản ngân hàng liên kết với thẻ sinh viên) và xem hướng dẫn thanh toán tại các phân luồng tương ứng.
Về việc dùng tài khoản ngân hàng của sinh viên:
-Trong toàn khóa học, sinh viên bắt buộc phải sử dụng tài khoản ngân hàng đã liên kết với thẻ sinh viên để nộp học phí và nhận các khoản nhà trường hoàn trả.
- Số tài khoản ngân hàng liên kết với thẻ sinh viên cố định trong toàn khóa học.
- Sinh viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu không sử dụng tài khoản ngân hàng liên kết với thẻ sinh viên.
2 Thanh toán các khoản phí khác:
Thanh toán mua sách tại nhà sách của Học Viện sử dụng thanh toán bằng QR Code được dán ở trước cửa nhà sách thuận tiện, nhanh chóng hoặc sinh viên có thể lựa chọn hình thức trả tiền mặt.
Các khoản phí đóng theo lớp sinh viên đóng cho người có trách nhiệm thu các khoản phí trong lớp tùy vào phương thức thanh toán chuyển khoản, tiền mặt,… sau đó chuyển về nhà trường theo sự chỉ dẫn phương thức thanh toán của thầy cô trong phòng Quản lí người học.
3 Thanh toán tại căng-tin:
Tại căng-tin trường Học viện Ngân hàng sinh viên vẫn có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc trong các tiệm ở căng-tin đều có dán mã QR Code để sinh viên quét mã thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tại cây bán hàng tự động tại Học viện chỉ sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt và chỉ nhận tiền mặt đúng mệnh giá yêu cầu.
4 Thanh toán tại bãi gửi xe:
Bãi gửi xe Học Viện Ngân Hàng sử dụng hai hình thức thanh toán là: đăng kí vé xe gửi ở trường theo tháng và thanh toán các lượt gửi xe bằng tiền mặt trả theo mỗi lượt ra vào Hình thức thanh toán chủ yếu tại bãi gửi xe của trường vẫn là thanh toán bằng tiền mặt Thanh toán chủ yếu bằng hình thức thanh toán “lâu đời” này có một số khuyết điểm như:
-Sinh viên quên mang tiền mặt không linh hoạt được hình thức thanh toán các.
-Các giờ đi về sinh viên ra về đông, việc trả tiền mặt và trả lại các khoản tiền thừa nếu sinh viên không trả tiền mặt đúng số tiền cần trả sẽ làm mất thời gian và tăng khả năng ùn tắc tại bãi gửi xe.
Vì vậy cần có những giải pháp trong việc thanh toán tại Học viện để các thao tác trở lên thuận tiện và linh hoạt hơn Một trong những giải pháp tối ưu nhất là sử dụng mã QR code trong trả tiền gửi xe tại Học viện Ngân hàng Và ứng dụngJUCHA sẽ là một lựa chọn vô cùng đúng đắn!
3.1 Ứng dụng JUCHA là gì?
JUCHA là ứng dụng gửi lấy xe bằng mã QR thông minh, tiện lợi, tiết kiệm được thời gian, được tự động hóa chỉ với một lần chạm là có thể gửi, lấy xe dễ dàng Ứng dụng này được phát triển bởi công ty TNHH JUCHA từ năm 2022. Người dùng có thể gửi xe thông qua ứng dụng được cài đặt miễn phí trên thiết bị di động của mình.
Công ty TNHH JUCHA là công ty phần mềm ứng dụng 100% vốn đầu tư từHàn Quốc Là đơn vị chuyên phát triển các phần mềm ứng dụng tiêu dùng Nhằm tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đội ngũ nhân viên tại HànQuốc và Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm Hơn hết họ luôn đặt cả và tâm huyết vào sản phẩm, hoàn thành sứ mệnh đưa JUCHA trở thành người bạn đồng hành để mọi người có một cuộc sống dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Công ty không ngừng phát triển và hoàn thiện để trở thành ứng dụng đỗ xe thông minh đầu tiên và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam JUCHA vẫn luôn hướng tới giá trị cốt lõi của mình: Phát triển vì cộng đồng – Không ngừng cải tiến – Là cầu nối tin cậy giữa khách hàng và công ty.
3.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng a JUCHA
JUCHA là ứng dụng dành cho người đang di chuyển phương tiện giao thông cần tìm bãi gửi xe còn trống gần nhất Ngoài ra, người dùng còn có thể dùng ứng dụng này để thanh toán chỉ với thao tác quét QR, tìm xe khi bị mất, theo dõi thời gian gửi lấy xe. b JUCHA admin
JUCHA admin là ứng dụng giúp người quản lý bãi xe quản lý đậu xe chỉ với thao tác mọi quy trình trên thiết bị điện tử của mình Không những thế JUCHA admin còn có thể theo dõi tình hình kinh doanh như là thông tin về lịch sử giao dịch, chi tiết doanh số, bảng thống kê,
3.2.2 Sự khác nhau giữa việc sử dụng ứng dụng JUCHA admin trên điện thoại thông minh và trên máy tính a.Trên điện thoại thông minh
Việc cài đặt ứng dụng JUCHA trên điện thoại thông minh sẽ phù hợp nhất cho các bãi xe có quy mô vừa và nhỏ, với các cài đặt mức giá đơn giản như miễn phí, một lần và mỗi ca Không có tính năng quản lý vé hàng tháng hoặc phân quyền. Không cần cài đặt thiết bị phần cứng để sử dụng, tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại thông minh. b Trên máy tính
Hệ thống chính JUCHA được cài đặt trên máy tính phù hợp hơn với các bãi đỗ xe từ trung bình đến lớn hoặc bãi đỗ xe cao cấp với các cài đặt mức giá nâng cao như: theo giờ, theo ngày hoặc hàng tháng Ứng dụng quản lý JUCHA có nhiều tính năng hữu ích khác được bổ sung như phân quyền quản trị viên/nhân viên, quản lý vé hàng tháng, quản lý nhân viên và quản lý cổng ra vào Hệ thống chính còn có phiên bản đăng nhập di động để gửi/đón xe với dữ liệu đồng bộ với hệ thống chính Phiên bản sử dụng trên máy tính yêu cầu phải cài đặt các thiết bị phần cứng như: camera, máy quét mã QR và máy đọc thẻ NFC.
3.3 Cơ chế hoạt động của JUCHA
Khi sử dụng, người dùng cần cài đặt ứng dụng JUCHA trên điện thoại của mình, sau đó họ đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản, điền thông tin cá nhân và phương tiện giao thông mình đang di chuyển Thông qua ứng dụng, người dùng có thể xem thông tin về bãi đỗ xe còn trống xung quanh mình và quét mã QR để gửi lấy xe một cách nhanh chóng, dễ dàng.
3.4 Các tính năng vượt trội của JUCHA
3.4.1 Đối với người sử dụng JUCHA
JUCHA có những tính năng tuyệt vời, vượt trội sau đây:
● Quá trình giao/nhận xe hoàn toàn thông qua mã QR giúp việc đỗ xe trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Tìm bãi đỗ xe xung quanh và giúp bạn tìm được chỗ đỗ xe gần nhất.
● Cung cấp thông tin bãi đậu xe đầy đủ Chẳng hạn như: phí gửi xe, thời gian hoạt động, số chỗ đỗ xe, địa chỉ, hình ảnh bãi đậu xe,
Thanh toán thuận tiện bằng tiền mặt hoặc ví điện tử Momo
● Quản lý thông tin dễ dàng và bảo mật cao
3.4.2 Đối với người sử dụng JUCHA admin
● Quản lý ra vào bãi một cách nhanh chóng và chính xác chỉ với thao tác mọi quy trình trên điện thoại thông minh hoặc trên máy tính mà không cần giấy và bút.
● Tự động thu tiền nhanh chóng và đơn giản bằng cách chỉ cần quét mã QR.
Về phương thức thanh toán người dùng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc ví điện tử Momo.
● Giám sát tình trạng bãi giữ xe từ xa trên máy tính hoặc điện thoại
● Tạo báo cáo thống kê chi tiết về số lượng xe, doanh thu và quản lý các thông tin hữu ích khác như: quản lý admin/ staff, quản lý phí gửi xe, quản lý thẻ từ NFC, quản lý vé tháng, quản lý bãi giữ xe theo thời gian thực,
3.5 Lợi ích khi sử dụng ứng dụng thông minh JUCHA
Với những tính năng kể trên, JUCHA dần khắc phục được nhược điểm của các bãi đỗ xe truyền thống Ứng dụng JUCHA cho phép người dùng kiểm soát và quản lý thông tin xe chính xác và linh hoạt hơn Điều này có nghĩa là người dùng không phải lo lắng về việc xe bị đánh cắp. Ứng dụng giúp bạn nhanh chóng tìm được chỗ đậu xe trong khu vực Điều này vô cùng cần thiết và giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc tìm kiếm chỗ đỗ xe JUCHA thông báo cho người dùng về phí đỗ xe, thời gian mở cửa và số lượng chỗ đỗ xe.
JUCHA còn giải quyết ùn tắc giao thông ở bãi giữ xe Đặc biệt là vào giờ cao điểm, lượng xe vào bãi đông, người quản lý bãi đỗ xe không thể theo kịp Việc đỗ xe trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn với ứng dụng đỗ xe thông minh.
JUCHA giải quyết được trường hợp “Tôi quên ví” hoặc “Tôi không có tiền lẻ” JUCHA cho phép bạn thanh toán phí đỗ xe bằng ví điện tử Điều này giúp người dùng linh hoạt khi thanh toán Đây hứa hẹn sẽ là sản phẩm được ưa chuộng và sáng tạo trong tương lai giúp việc gửi xe mang phong cách 4.0 và hiện đại hơn.
3.6 Áp dụng hệ thống gửi xe thông minh JUCHA vào bãi gửi xe Học viện Ngân hàng
3.6.1 Đối với sinh viên Học viện Ngân hàng
● Bước 1: Cài đặt miễn phí ứng dụng JUCHA trên điện thoại thông minh
- Đối với điện thoại có hệ điều hành IOS, người dùng vào App Stores để tải ứng dụng này về.
- Đối với điện thoại có hệ điều hành là Android,người dùng vào CH Play để cài đặt JUCHA.
Bước 2: Xác minh cho phép ứng dụng truy cập vào tài khoản của bạn để xác định vị trí chính xác hoặc gần đúng của bạn và giúp bạn tìm chỗ đậu xe
Bước 3: Nếu chưa có tài khoản, nhấn chọn “Đăng ký ”
Bước 4: Nhập số điện thoại đang sử dụng
Bước 5: Sau khi điền số điện thoại xong bạn sẽ điền các thông tin như số tài khoản, mật khẩu, email và số điện thoại được đề xuất