Bị xúc tác bởi đại dịch COVID 19 và các biện pháp phong tỏa cần thiết, các tổ chức trên khắp thế giới đã nhanh chóng áp dụng VC như một giải pháp thay thế cho các cuộc họp trực tiếp Geor
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÀI TẬP LỚN MÔN MẠNG TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG VIDEO CONFERENCE
Sinh viên thực hiện: Bùi Hải Ngọc
Vũ Diệp Linh Nguyễn Thị Minh Quyên
Lê Ngọc Anh
Lê Hương Trà Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phan Tình Khoa HTTT quản lý
HÀ NỘI
Trang 3PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họ và Tên Nhiệm vụ Đóng Chữ
Bùi Hải Ngọc
Phân công công việc, theo dõi tiến độ của các viên, biên soạn nội dung thành một ấn phẩm hoàn chỉnh
Viết Chương 1 (1.3.2)Viết Chương 3Thuyết trình
Vũ Diệp Linh Viết Mở đầuViết Chương 4 (4.4, 4.5)
Thuyết trìnhNguyễn Thị Viết Chương 1Viết Chương 4 (4.2, 4.3)
Thuyết trình
Lê Ngọc Anh
Viết Chương 2Viết Chương 6 (6.1, 6.2)Thuyết trình
Lê Hương Trà
Viết Chương 5Viết Chương 6 (6.3, 6.4)Thiết kế PPT
Thuyết trình
Trang 4MỤC LỤC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
2 Mục tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIDEO CONFERENCE
1.1 Định nghĩa Video Conference
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
1.3 Phân loại
1.3.1 Hội nghị điểm điểm (Point
1.3.2 Hội nghị đa điểm (Multi
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA VIDEO CONFERENCE
3.2 Truyền và giải nén dữ liệu
3.3 Vượt tường lửa
CHƯƠNG 4: CÁC GIAO THỨC SỬ DỤNG TRONG VIDEO CONFERENCE
CHƯƠNG 5: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIDEO CONFERENCE
Trang 55.1 Ưu điểm
5.2 Nhược điểm
CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG CỦA VIDEO CONFERENCE
6.1 Ứng dụng trong doanh nghiệp
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cuộc họp trực tuyến; Hội nghị truyền hìnhGiao thức khởi tạo phiên
Tổng đài điện thoại nội bộ dùng giao thức Internet hay Tổng đài IP Liên minh Viễn thông Quốc tế
Truyền giọng nói trên giao thức IPMạng điện thoại chuyển mạch công cộng
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn Mạng Truyền Thông vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng quan trọng giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Phan Tình, giảng viên lớp Mạng Truyền Thông thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã đồng hành cùng sinh viên lớp J02 HTA trong học phần này và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bản báo cáo sẽ không tránh được những thiếu sót, kính mong cô nhận xét, góp ý để bản báo cáo của chúng em được hoàn thiện, đầy đủ hơn
h cảm ơn!
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, thế giới đã gặp vô vàn những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, mỗi vấn đề đều cần có cách giải quyết phù hợp, vậy nên những vấn đề hiện đại cần có cách giải quyết hiện đại để đáp ứng được nhu cầu của con người
Khi xuất hiện chủng virus Corona, thế giới rơi vào tình cảnh khó khăn về mọi mặt Các hoạt động thường ngày bị đình trệ, mọi cửa hàng, lớp học, bệnh viện đều được cách
ly nghiêm ngặt hoặc đóng cửa để đảm bảo an toàn Những cuộc gặp gỡ bên ngoài bị hạn
hế tuyệt đối bởi lẽ ai ai đều lo sợ sẽ lây nhiễm phải căn bệnh nguy hiểm này Bản thân nhóm chúng em là những người trực tiếp trải qua thời kỳ ấy, được trải nghiệm những biến đổi của thời thế và dịch bệnh, chúng em vô cùng ấn tượng về cách mà Video nce (VC) đã giúp mọi người không ngừng phát triển, giúp chúng em học tập vô cùng hiệu quả Có thể nói, VC là một trợ thủ đắc lực cho học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và bất cứ ai có nhu cầu họp mặt trực tuyến Vào khoảng thời gian đó, VC trở
ổ biến hơn bao giờ hết Bị xúc tác bởi đại dịch COVID 19 và các biện pháp phong tỏa cần thiết, các tổ chức trên khắp thế giới đã nhanh chóng áp dụng VC như một giải pháp thay thế cho các cuộc họp trực tiếp (George và cộng sự, 2022)
Sau khi dịch bệnh đi qua, mọi thứ hoạt động trở lại như bình thường, chúng em quyết định chọn đề tài Video conference để nghiên cứu và đưa làm chủ đề của bài tập nhóm môn Mạng & Truyền Thông Mục đích của việc chọn đề tài này là bởi chúng em muốn ghi nhớ một trải nghiệm vô cùng mới mẻ mà tất cả đều cùng nhau vượt qua, đồng thời tìm hiểu kĩ hơn về VC để nắm được cách VC vận hành, các kỹ thuật và kiến thức cần có để áp dụng VC cho những tình huống khẩn cấp sau này VC giúp chúng ta kết nối với nhau hơn bất kể tình huống nào, phản bác lại một định kiến về công nghệ thường được truyền tải: “Công nghệ chia cắt mối quan hệ con người.”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu về VC, chúng em đặt mục tiêu đảm bảo toàn bộ thành viên cũng như người đọc nắm được khái niệm về VC và các thiết bị, ứng dụng cần thiết
để có thể sử dụng VC Ở mức cao hơn, mục tiêu nghiên cứu của nhóm là hiểu được cách xây dựng và vận hành của VC qua hệ thống các thiết bị điện tử, các giao thức được dùng
để kết nối bất kể vị trí
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VI
1.1 Định nghĩa Video Conference
Truyền hình hội nghị (Video Conferencing) là một công nghệ trực tuyến cho phép người dùng ở các địa điểm khác nhau tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp mà không phải cùng nhau di chuyển đến một địa điểm duy nhất Công nghệ này đặc biệt thuận tiện cho người dùng doanh nghiệp ở các thành phố khác nhau hoặc thậm chí các quốc gia khác nhau vì nó tiết kiệm thời gian, chi phí và tối ưu hạn chế về khoảng cách địa lý Video Conferencing được tiến hành qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc qua máy tính để bàn với sự kết hợp của camera
và microphone, cho phép thu, hiển thị hình ảnh và phát âm thanh
Công nghệ này được sử dụng cho nhiều mục đích như: tổ chức các cuộc họp định
kỳ, đàm phán các giao dịch kinh doanh và phỏng vấn các ứng viên xin việc
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong tiến trình toàn cầu hóa, truyền hình hội nghị ngày càng phổ biến và được nâng cấp nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu của người sử dụng Lịch sử của hội nghị truyền hình cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc của công nghệ cũng như cách chúng
ta sử dụng công nghệ ngày nay, giúp chúng ta có cái nhìn tốt hơn về loại công nghệ đang trở thành một phần quan trọng đối với sự hợp tác của tổ chức
ăm 1968, hội nghị truyền hình lần đầu tiên được giới thiệu như một giải pháp thương mại tại Hội chợ Thế giới ở New York Công nghệ được giới thiệu có tên là Picturephone của AT&T Những người tham gia có cơ hội được trải nghiệm thực hiện cuộc gọi video đến một người ở nơi khác Cụ thể, người dùng không chỉ có thể nghe thấy giọng nói ở đầu dây bên kia mà còn có thể nhìn thấy hình ảnh của mình trong 10 phút, Thật không may, chiếc máy đặc biệt này có mức giá rất cao, cồng kềnh và khó cài đặt, vì vậy nó đã không thực sự thành công Tuy nhiên, có thể nhìn thấy ai đó bất kể trí địa lý nào là điều khá tuyệt tại thời điểm những năm 1960 và khái niệm “Hội nghị truyền hình” bắt đầu xuất hiện
Trang 11ệ ủa AT&T đượ ớ ệ ạ ộ ợ ế ớ ở
: Richard Gilman trình bày cách thông tin đồ ọ ặ ữ ệ ểđượ ền qua Picturephone vào ngày 30 tháng 6 năm 1970
Với sự khởi đầu khó khăn, cho đến những năm 1980, việc áp dụng video không có
cơ hội được tiếp cận bởi phương tiện liên lạc mới này quá tốn kém Bên cạnh đó, thiết
bị còn tồn tại một số vấn đề như thân máy cồng kềnh, khó sử dụng và bức ảnh quá nhỏ
và mờ Cho đến khi các hệ thống từ Compression Labs ra đời Các hệ thống này bắt đầu được bán với giá 250.000 đô la và hệ thống hội nghị truyền hình từ PictureTel đã giảm
Trang 12giá mạnh xuống còn 80.000 đô la vào cuối những năm 1980 khiến cả hai dường như dễ tiếp cận hơn đối với các tập đoàn lớn hơn.
Trong những tiến bộ lớn của công nghệ IP của thập niên 90, năm 1992, Macintosh phát hành CU SeeMe v0.1, một phần mềm hội nghị truyền hình dành cho máy tính cá nhân Phiên bản đầu tiên không có âm thanh, nhưng nó là hệ thống video tốt nhất vào thời điểm đó Hệ thống đã tăng khả năng đa điểm vào năm 1993 và truyền âm thanh vào năm 1994 Nhưng nó chỉ giới hạn cho người dùng Mac Mãi đến năm 1995, CU SeeMe mới được phát hành sau rất nhiều lần chỉnh sửa bởi các nhà phát triển, tương thích với Windows (Windows là hệ điều hành phổ biến nhất vào thời điểm đó) Vào thời điểm đó, hội nghị truyền hình đã có sẵn cho hầu hết mọi người có PC
Ứ ụng CU SeeMe v0.1 được phát hành năm 1992Trong những năm 2000, hội nghị truyền hình được cung cấp miễn
các dịch vụ Internet như Skype và iChat Các tòa án, công ty luật và quân đội có nhu cầu về hội nghị truyền hình, cụ thể hơn – ốt hội nghị truyền hình và công nghệ di động để cộng tác xuyên biên giới Tuy nhiên, các trường hợp sử dụng lớn nhất thúc đẩy việc áp dụng video vào thời điểm đó là đào tạo từ xa trong giáo dục đại học và chăm sóc sức khỏe từ xa trong chăm sóc sức khỏe
Năm 2003, những tiến bộ lớn trong chăm sóc sức khỏe từ xa, chẳng hạn như "phẫu thuật từ xa" xuyên Đại Tây Dương đầu tiên đã giúp nâng cao nhận thức về tác động và khả năng của công nghệ video trong chăm sóc sức khỏe Công nghệ video cho phép một
Trang 13bác sĩ phẫu thuật ở Mỹ điều khiển một robot ở nước ngoài để thực hiện một ca phẫu thuật cắt túi mật thành công.
n loại
Video Conference có thể phân làm 2 loại chính:
1.3.1 Hội nghị điểm điểm (Point
Hội nghị truyền hình điểm điểm là tiêu chuẩn với các thiết lập hội nghị truyền hình truyền thống, được sử dụng phổ biến với các công cụ hội nghị truyền hình CNTT phổ biến, chẳng hạn như Skype Một lợi ích là việc đồng bộ hóa hai tín hiệu không yêu cầu cầu nối hoặc hệ thống tinh vi khác Ngoài ra, không giống như nhiều hệ thống đa điểm, tín hiệu sẽ rõ ràng hơn và thời gian trễ ít hơn
Hội nghị truyền hình điểm điểm là nơi hai bên tham gia vào giao tiếp thời gian thực từ nhiều địa điểm Hình thức hội nghị truyền hình này khá phổ biến với tình hình dịch bệnh hiện nay Cách tình huống sử dụng phương thức này thường là dịch vụ hỗ
Trang 14trợ khách hàng 1 1, phỏng vấn ảo, dạy học và các cuộc gọi video cá nhân khác qua Skype, WhatsApp, Zoom, v.v…
1.3.2 Hội nghị đa điểm (Multi
ộ ị ền hình đa điểHội nghị truyền hình đa điểm hoặc hội nghị truyền hình nhóm là nơi ba hoặc nhiều người tham gia tham gia vào hội nghị Giờ đây, điều này đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong các doanh nghiệp có phương thức làm việc tại nhà vì nó cho phép bạn kết nối với mọi người trên khắp thế giới chỉ trong vài giây
Khi số lượng người tham gia tăng lên , quy trình đằng sau hội nghị truyền hình đa điểm trở nên hơi phức tạp Bộ điều khiển đa điểm (MCU) có vai trò chính trong quy trình này, đóng vai trò là điểm trung tâm giữa các thành phần được kết nối Đây là thiết
bị phần cứng được sử dụng để kết nối các kết nối hội nghị truyền hình nhằm tạo ra một trung tâm cuộc họp ảo nơi bất kỳ số lượng người nào cũng có thể quay số khi họ cần tham dự các cuộc gọi
Trang 15CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA VIDEO CONFERENCE 2.1 Thành phần truyền, nhận tín hiệu
Thiết bị camera có chức năng thu hình ảnh các bên tham gia trong một hội nghị video conference và chuyển chúng thành tín hiệu điện tử Thiết bị camera chất lượng cao được khuyến khích sử dụng vì có thể đưa ra những hình ảnh sắc nét, hiển thị tốt Trong giáo dục và y tế, máy chiếu vật thể (document camera) thường xuyên được kết hợp sử dụng để truyền thông tin rõ nét và chính xác
à thiết bị dùng để thu và phát tín hiệu âm thanh của các bên tham gia video conference, bao gồm micro để thu âm và loa để phát ra âm thanh Microphone tương đối nhạy với âm thanh xung quanh nên cần được bố trí, sắp xếp cẩn thận để không thu những tạp âm bê
Codec (coder/decoder) nhận tín hiệu hình ảnh/video, âm thanh và xử lý chúng dưới dạng mã hóa để truyền qua các mạng khác được kết nối với nhau Mạng nhận được thông tin mã hóa sẽ giải mã và nhận được thông tin dưới dạng hình ảnh/video, âm thanh Những hình ảnh này được hiển thị trên màn hình hoặc âm thanh trên loa
2.1.4 Màn hình hiển thị
Màn hình hiển thị là thiết bị kết nối trên codec, bao gồm hiển thị màn hình máy tính, màn chiếu (projector) trên các thiết bị cung cấp video output
2.1.5 Hệ thống loa
Hệ thống loa để phát ra âm thanh trong cuộc họp video conference, nên có một
hệ thống loa tốt giúp thông tin truyền đạt rõ ràng và chính xác Trên các phần mềm cung cấp video conference có tính năng micro và loa tích hợp với bộ điều khiển chính nhưng với các phòng họp lớn thì có thể phải dùng hệ thống loa riêng để đáp ứng nhu cầu phòng họp
MCU (Multipoint Control Unit) là thiết bị điều khiển nhiều điểm, MCU giúp cho các hệ thống video conferencing của tất cả người dùng trong cuộc họp được kết nối với
Trang 16nhau thông qua mạng, bao gồm cả mạng Internet Bên cạnh đó, MCU có khả năng điều khiển luồng thông tin giữa các điểm đến, giúp cho thông tin được chuyển tiếp đến đúng địa chỉ.
2.2 Đường truyền
Thiết bị đường truyền trong video conference dùng để vận chuyển qua lại dữ liệu trong cuộc họp Video conference hoạt động qua mạng IP (internet protocol network)
và ISDN (integrated system digital network) Thông qua các mạng này, video
cung cấp khả năng kết nối trên toàn cầu
2.3 Môi trường xung quanh
Không gian yên tĩnh, có sự riêng tư, không lẫn tạp âm; với phòng họp hoặc hội trường thì phải phù hợp với số lượng người tham gia đảm bảo mỗi người đều có 1 khoảng cách riêng Nhiệt độ trong phòng cần trong sạch, không khí thoải mái, dễ chịu Bên cạnh
đó, ánh đèn phải đủ sáng để đảm bảo chất lượng camera và chất lượng cuộc họp
2.4 Thiết bị phụ trợ
Các thiết bị phụ trợ giúp nâng cao chất lượng cuộc họp tối ưu nhất, bao gồm: bảng điện tử, máy chiếu vật thể (document camera), hệ thống âm thanh hội nghị trực tuyến cho các cuộc họp nhóm hoặc họp trực tuyến quy mô lớn, tai nghe, thiết bị trình chiếu, internet tốc độ cao, …
Trang 17CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VIDEO CONFERENCE
nhiều cách khác nhau để tiến hành sử dụng VC Các cá nhân có thể sử dụng camera web được kết nối hoặc tích hợp vào máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc máy tính để bàn Điện thoại thông minh và các thiết bị di động được kết nối khác được trang
bị camera cũng có thể được sử dụng để kết nối cho hội nghị truyền hình Ta có thể mô
tả chính xác nhất cách thức hoạt động của VC qua 2 bước chính:
và nén thành các khối dữ liệu, còn được gọi là dữ liệu số gói tin Lý do cho việc nén này
là để tận dụng tối đa băng thông được phân bổ để giảm thiểu việc sử dụng
3.2 Truyền và giải nén dữ liệu
Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn giải mã Có hai bước ở đây Đầu tiên, các gói dữ liệu nén từ giai đoạn nén dữ liệu được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ thông qua mạng Từ nhà cung cấp dịch vụ, các gói dữ liệu này sau đó được truyền đến những người tham gia hội nghị truyền hình khác
giờ khi các gói đến đích, codec (một thiết bị hoặc chương trình có khả năng nén và giải nén dữ liệu) sẽ giải nén chúng Trong bước này, codec sẽ chuyển đổi dữ liệu
đã truy xuất trở lại thành dữ liệu âm thanh và video tương tự Giờ đây, người dùng cuối thể xem và nghe nguồn cấp dữ liệu âm thanh và video được giải mã chính xác từ người gửi
Codec đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này Codec có thể là phần mềm hoặc thiết bị dựa trên phần cứng Chức năng chính của codec là thực hiện các quá trìnhnén và giải nén Quá trình này giúp giảm băng thông vì các gói dữ liệu được truyền càng nhỏ thì càng có nhiều gói có thể được truyền trong băng thông Một tính năng quan trọng khác của codec là sự hỗ trợ mà chúng mang lại cho việc khử tiếng ồn Codec có các kỹ thuật khử tiếng vọng âm thanh, hàng rào âm thanh và khử tiếng ồn giúp giảm thiểu tiếng
ồn xung quanh trong hội nghị, giúp duy trì chất lượng giao tiếp thời gian thực