Khoa Học Tự Nhiên - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học xã hội VẢI NÉT VẺ Sự HlNH THANH CAC TÕN GIAO Ở NHẬT BẢN PHẠM THANH HANG° Tóm tắt: Nhật Bản là một quốc gia đa tôn giáo vói sự hiện diện của nhiều loại hình tôn giáo khác nhau. Lịch sử tại đất nước này, các tôn giáo cùng tồn tại, ảnh hưởng lẫn nhau và để lại dâu ấn sâu đậm trong truyền thông văn hóa của người dân Nhật Bản. Bài viết khái lược sự hình thành của các tôn giáo ở Nhật Bản thông qua các lớp nghĩa về điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tếxã hội và sự du nhập, hội tụ của các yếu tố văn hóa. Từ khóa: Tôn giáo; sự hình thành cấc tôn giáo ở Nhật Bản. Abstract: Japan is a multi-religion country with the presence of different forms ofreligion. In the history of the country, religions coexisted, influenced each other and left a deep imprint in the cultural traditions of the Japanese people. The article summarized the formation of religions in Japan in relation to the natural geographical conditions, socio-economic conditions and the introduction and convergence of cultural factors. Keywords: Religion; formation; Japan. Ngày nhận bài: 1052021; Ngày sửa bài: 0462021; Ngày duyệt đăng bài: 2772021. 1. Đặt vấn đề Không phải ngẫu nhiên, các tôn giáo ở Nhật Bản được hình thành trong lịch sử mà nó là sản phẩm trực tiếp của điều kiện địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế xã hội và đặc trưng văn hóa ứng với những giai đoạn tăng trưởng, phát triển khác nhau. Điều này sẽ trở nên dễ lý giải khi chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, tôn giáo sông trong thế giới vật chất, địa lý nhất định, chịu những tác động sâu sắc của nền tảng kinh tế xã lội cũng như những thuộc tính văn hóa đặc thù ứng vối từng thời kỳ được nuôi dưỡng thông qua ngôn ngữ, phong tục tập quán, trải nghiệm cuộc sống và những tác động của văn hóa ngoại lai. Đó là những lớp nghĩa mà chúng ta sẽ đi vào lý giải đê khái quát nên quá trình hình thành của các tôn giáo Nhật Bản trong các giai đoạn l .ch sử. 2. Sự hình thành các tôn giáo ở Nhật Bản Về điều kiện địa lý tự nhiên, Nhật Bản là một quần đảo nhỏ nằm ở phía Đông lục địa Châu Á trên biển Thái Bình Dương, kế cận với Trung Hoa vĩ đại ở vùng đại lục. Xung quanh Nhật Bản được bao bọc bởi biển cả, trước đây là một bộ phận của lục địa bị tách rời đứng độc lập, khiến cho Nhật Bản trở thành vùng đất xa lạ, khá cách biệt vối phần còn lại của thế giới. Sau này, Nhật Bản dần trở thành quần đảo như ngày nay, được tạo nên từ các hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có bốn hòn đảo chính là Hokaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Dân số Nhật Bản hiện nay khoảng 127 triệu, đứng thứ 11 trên thế giới, chiếm TS., Viện Tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Email: thanhhanghh2015gmail.com NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI □SÔ 8-2021 VÀI NÉT VỀ Sự HÌNH THÀNH CÁC TÔN GIÁO ở NHẬT BẢN khoảng 1,6 dân số thế giới. Tổng diện tích của Nhật Bản vào khoảng 380.000 km2, đứng thứ 61 trên thê giới, với 75 diện tích lãnh thổ là đồi núi. Nổi tiếng nhất là ngọn núi Phú Sỹ, được coi là ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản. Do nằm ổ vành đai Thái Bình Dương, được hình thành từ những ngọn núi cao trồi lên từ lòng biển nên Nhật Bản thường xuyên phải gánh chịu những đợt thiên tai khủng khiếp như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần,... Cùng vởi đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và điều kiện địa hình với nhiều chia rẽ lớn, không thuận lợi cho quá trình phát triển. Khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ôn đởi gió mùa, điều kiện thòi tiết khá cực đoan với bốn mùa rõ rệt và có sự chênh lệch, khác biệt khá lớn giữa các vùng. Miền Bắc như Hokaido mùa đông tuyết phủ trắng xóa nhưng ở miền Nam như Okinawa trời lại nắng ấm chan hòa. Tuy nhiên, điều kiện thiên nhiên, khí hậu Nhật Bản không chỉ khắc nghiệt, đáng sợ mà còn có những nét đẹp vô cùng kì vĩ, tráng lệ và thơ mộng. Không phải ngẫu nhiên, người Nhật Bản luôn xem ngọn núi Phú Sĩ như biểu tượng của cái đẹp và sự linh thiêng chứ không hề xem nó như một mối hiểm họa về tự nhiên. Hoàn cảnh địa lý đặc biệt, vừa dữ dội, huyền bí nhưng cũng hết sức thân thiết, gần gũi ấy, đã nuôi dưỡng niềm tin trong người dân Nhật Bản từ thòi cổ đại rằng quốc đảo tươi đẹp này là mảnh đất thiêng được nhiều vị thần (kami) và các đấng tinh thần chọn lựa. Khác với quan điểm phương Tây cho rằng thế giới hiện hữu là hạ giới, người Nhật Bản cổ đại quan niệm thê giới tự nhiên này là thế giới nguyên bản đầu tiên và họ không tìm kiếm một trật tự nghĩa nào khác ngoài thế giới tự nhiên này. Trong quan niệm sơ khai của họ về thần (kami), đó là con người hoặc là những sinh linh có tinh thần(1). Bên cạnh đó, các hiện tượng tự nhiên như bão, dông, rừng núi, mặt trăng, mặt trời,... cũng được tôn thờ như những vị thần. Các vị thần đó hiện lên hiền lành, đáng kính chứ không tồn tại vị thần động đất hay bão táp khủng khiếp nào khiến con người sợ hãi. (1) Xem: Joseph M. Kitagawa (2002), Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Hoàng Thị Thơ dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 642. Dẫn theo: Phạm Hồng Thái (chủ biên, 2005), Đời sông tôn giáo Nhật Bản hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.14. Thiên nhiên kỳ bí đó cũng là nơi đem lại sự sống cho người dân Nhật Bản. Điều đó lý giải những nét rất trái ngược về quan niệm thần của người dân Nhật Bản, thần không uy hiếp cuộc sống mà gần gũi, đáng mến. Một thế giới tâm linh như vậy đã được nuôi dưỡng bằng huyền thoại và thơ ca ngay từ thdi cổ đại xa xưa. Một học giả Nhật Bản đã từng nhận định: “Chắc chắn tôn giáo của họ là tôn giáo của tình yêu và sự biết ơn chứ không phải là của sự sợ sệt và mục đích của các nghi lễ tôn giáo của họ là ca ngợi và cảm ơn cũng như an ủi và dỗ dành các thần thánh của họ”(2). Ong Langdon Warner cũng cắt nghĩa sự ra đòi của tôn giáo bản địa của Nhật Bản - Thần đạo từ những ngày sơ khai rằng: “Các lực lượng tự nhiên là vấn đề rất quan trọng đối vói những người sản xuất ra các sản phẩm từ các tư liệu thô hoặc đối với người đi săn, người đi câu và làm nông. Thần đạo (Shinto) dạy cho họ kiểm soát các lực lượng tự nhiên này như thế nào và những điều này đã được lồng vào trong các NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI SỐ 8-2021 PHẠM THANH HANG lễ nghi Thần đạo (Shinto)”(3). Có thể thấy, dấu ấn về địa lý, tự nhiên thể hiện khá sâu đậm trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo bản địa truyền thống của người dân Nhật Bản. Dẫn theo: Joseph M. Kitagawa (2002), Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, Hoàng Thị Thơ dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 644.