1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghề nghiệp của bạn trong tương lai

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Các sản phẩm và dịch vụ của ngành này đã trở thành một phần không thểthiếu trong cuộc sống hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân cho đến các ứngdụng trực tuyến.Trong thời

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: THỰC TẬP NHẬN THỨC NGÀNH NGHỀTÊN TIỂU LUẬN: NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN TRONG TƯƠNG

Sinh viên thực hiệnKhóaLớpMã sinh viênHoàng Trọng GiápK13DCCNTT13.10.2020223729

Bắc Ninh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: THỰC TẬP NHẬN THỨC NGÀNH NGHỀTÊN TIỂU LUẬN: NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN TRONG TƯƠNG

Sinh viên thựchiện

Mã sinhviên

1Hoàng TrọngGiáp

CÁN BỘ CHẤM 1CÁN BỘ CHẤM 2

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

Bắc Ninh, tháng 5 Năm 2023

MỤC LỤC

Chương 1 Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin 4

1.2 Cơ hội khi học công nghệ thông tin 5

1.3 Thách thức của ngành Công nghệ thông tin 6

Chương 2 Tổng quan về ngành công nghệ phần mềm 8

2.2.4 Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 10

2.3 Các kỹ năng mềm cần có trong vị trí công việc kỹ sư phần mềm 10

2.4 Cơ hội nghệ nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư phần mềm 12

2.5 Tổng kết 13

Chương 3 Tổng quan về ngành Hệ thống thông tin 13

3.1 Ngành Hệ thống thông tin là gì? 13

3.2 Kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư Hệ thống thông tin ? 14

Những kĩ năng cần thiết để trở thành kĩ sư hệ thống thông tin: 15

3.3 Cơ hội nghệ nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư Hệ thống thông tin? 16

3.4 Tổng kết 17

Chương 4 Định hướng của bạn trong tương lai 17

4.1 Cảm nhận của em sau khi đi tham quan thực tế tại doanh nghiệp 17

4.2 Vị trí và lý do chọn nghề nghiệp dự của mình trong tương lai 18

Danh mục sách tham khảo 20

Trang 4

Chương 1 Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin1.1.Giới thiệu về đề tài.

Ngành công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là ngành khoa học kỹ thuật xử

dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối, xử lý dữ liệu cũng như lưu trữ, trao đổivà sử dụng thông tin Các sản phẩm và dịch vụ của ngành này đã trở thành một phần không thểthiếu trong cuộc sống hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân cho đến các ứngdụng trực tuyến.

Trong thời đại số hóa, ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiềucơ hội việc làm cho các lập trình viên Các “ông lớn” công nghệ như Apple, Google, Amazon,Facebook và Microsoft cũng là những nhà tuyển dụng lớn trong ngành này Tại Việt Nam, nhucầu tuyển dụng lập trình viên CNTT luôn ở mức cao, điều này thúc đẩy nhiều bạn trẻ muốn họchỏi và làm việc trong ngành CNTT đầy tiềm năng này.

Có thể thấy, CNTT là một bức tranh tổng thể vô cùng to lớn, mỗi nhánh trong nó đều ẩn chứanhiều điều thú vị, đòi hỏi bạn phải đào sâu nghiên cứu Vậy nên, việc hiểu rõ các nhóm ngànhcông nghệ thông tin là bước đầu tiên giúp bạn không “lạc lối” trên con đường tìm kiếm vàkhám phá thế giới công nghệ phía trước

Trang 5

1.2 Cơ hội khi học công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin là một trong những ngành học “hot” thu hút rất nhiều bạn trẻ vì cơ hộinghề nghiệp rộng mở, mức thu nhập cao, môi trường làm việc đa quốc gia đa văn hóa,…

Ngành Công nghệ thông tin cơ hội và thách thức như thế nào là vấn đề bất cứ ai học tập và

làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm rõ.

Hiện nay, Công nghệ thông tin đang nằm trong Top các ngành học mang đến nhiều cơ hội và

triển vọng trong tương lai Vậy thế mạnh của ngành Công nghệ thông tin là gì?

Tại sao đây lại là ngành có nhiều cơ hội?

Trang 6

Ngành Công nghệ thông tin cơ hội và thách thứcCNTT mang đến mức thu nhập hấp dẫn

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ thông tin trong nhiều năm gần đây đã khiến chonhu cầu của nhân loại về công nghệ ngày càng cao Do đó để thu hút nguồn lực chất lượngtrong lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra một chế độ lương thưởng và đãi ngộ vô cùnghấp dẫn cho người lao động Kể cả sinh viên mới ra trường cũng đã có được mức thu nhậpđáng mong đợi.

Mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường: Khoảng 75 triệu đến 100 triệu đồng/năm.

Mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường nhưng có khả năng ngoại ngữ tốt:Khoảng 130 triệu đến 150 triệu đồng/ năm.

Ngoài ra, chưa kể đến các chế độ thưởng, phí hoàn thành tốt dự án hoặc thu nhập từ những dựán làm thêm bên ngoài.

Theo thông tin từ VietnamWorks cho biết, Công nghệ thông tin là ngành có mức lương cạnhtranh nhất hiện nay Trong khi các ngành khác như Marketing, sales, Hành chính có mức lươngtrung bình từ 5,6 triệu đến 11,25 triệu đồng/ tháng thì ngành Công nghệ thông tin đã có mứclương trung bình từ 15,7 triệu đồng – 22,5 triệu đồng/tháng và thậm chí cao hơn Như vậy khi

Trang 7

nói đến ngành công nghệ thông tin cơ hội và thách thức chúng ta không thể bỏ qua yếu tố

Tạo cơ hội việc làm cao

Công nghệ thông tin ngày nay đang dần trở thành một phần quan trọng, tất yếu trong cuộcsống Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin cũng chính là thước đo để phản ánh và đánh giásự phát triển của một quốc gia.

Trên thực tế, trong khi hàng trăm kỹ sư hay cử nhân ngành Công nghệ thông tin đang rơi vàotình trạng thất nghiệp thì các doanh nghiệp trên toàn quốc lại “khan hiếm” nguồn nhân lựcngành này Tại sao lại như vậy?

Theo thống kê của Bộ thông tin & Truyền thông, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Côngnghệ thông tin hiện nay tại nước ta là 250.000 lao động Tuy nhiên, mỗi năm các trường đàotạo trên toàn quốc chỉ cung cấp được khoảng 32.000 sinh viên ngành Công nghệ thông tin.Điều này cho thấy ngành Công nghệ thông tin đang rất “khát” nhân lực Bên cạnh đó, nguồnnhân lực Công nghệ thông tin hiện nay lại không đảm bảo về chất lượng, không đáp ứng nhucầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, điều đó dẫn đến hiện tượng thừa số lượng và thiếu chấtlượng.

Chính vì vậy, lựa chọn Công nghệ thông tin để theo học chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội vàtriển vọng nghề nghiệp trong tương lai Đặc biệt đối với những bạn có thành tích học tập xuấtsắc, sau khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ được rất nhiều Công ty, doanh nghiệp lớn săn đón Thậmchí nhiều sinh viên còn được tuyển dụng ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường

1.3 Thách thức của ngành Công nghệ thông tin

Bên cạnh những thế mạnh của ngành Công nghệ thông tin thì cũng có không ítnhững thách thức của ngành Công nghệ thông tin.

Đối với Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

Hiện nay có nhiều Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ lĩnh vực công nghệ thông tin lớn nhỏkhác nhau Bên cạnh những ông lớn trong ngành thì cũng có khá nhiều Doanh nghiệp dần dầnkhẳng định vị thế và quy mô của mình Theo các chuyên gia đứng đầu, Doanh nghiệp của họđối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường về chất lượng sản phẩm dịch vụ Nhân sự làmviệc trong ngành phải liên tục được training, học tập, nghiên cứu,…để có thể đáp ứng yêu cầucông việc Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân sự làm được việc không đơn giản, cần có sựchọn lọc và thời gian đào tạo.

Đối với người lao động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin:

Trang 8

Bất kể bạn là người mới tốt nghiệp hoặc có thâm niên làm việc trong lĩnh vực công nghệ thôngtin đều đối mặt với những thử thách nhất định Nếu như sinh viên ngành công nghệ thông tinmới ra trường không có nhiều kinh nghiệm kỹ năng cần phải nỗ lực học hỏi kiến thức thực tếthì những người làm việc lâu năm cũng phải liên tục nâng cấp bản thân để không bị bỏ lại phíasau Điều này càng rõ nét hơn khi ngành Công nghệ thông tin liên tục đổi mới từng ngày.Tương lai những lĩnh vực như AI, điện đám mây, học máy, IoT, Blockchain, Big Data,…ngàycàng thống trị thì việc trang bị kiến thức mới là điều đương nhiên.

Đối với đơn vị đào tạo giảng dạy ngành Công nghệ thông tin:

Hiện nay có nhiều đơn vị đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhưng không phải đơn vị nàocũng xây dựng chương trình đào tạo sát thực tế Điều này khiến không ít sinh viên tốt nghiệp ratrường không có nhiều kiến thức để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng doanh nghiệp Do đó, tháchthức đối với những đơn vị giảng dạy ngành Công nghệ thông tin cũng được đặt ra Cụ thể làxây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng dụng thực tế, phát huy thế mạnh bản thân, trangbị kỹ năng cần thiết và ngoại ngữ cần thiết,…

Đối với người học ngành Công nghệ thông tin:

Đa số chúng ta đều biết rằng, thế giới đang ngày càng phát triển, điều đó có nghĩa dòng chảycủa Công nghệ thông tin cũng không ngừng đổi mới để phù hợp với sự phát triển đó Chính vìvậy để cạnh tranh và phát triển theo xu hướng đó, các bạn sinh viên Công nghệ thông tin và“dân IT” thực thụ cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân, tự nghiên cứu những điềumới mẻ… nếu không muốn bị bỏ lại phía sau và dần dần bị đào thải.

Cũng giống như tất cả những ngành học khác, ngành Công nghệ thông tin cơ hội và tháchthức vẫn luôn song hành với nhau Nếu bạn đang có dự định theo học Công nghệ thông tin,

bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật chắc và những kỹ năng thật tốt Vàlựa chọn một ngôi trường đào tạo uy tín sẽ giúp bạn tích lũy và phát huy được thế mạnh củabản thân.

Chương 2 Tổng quan về ngành công nghệ phần mềm 2.1 Công nghệ phần mềm là gì ?

Hiện nay Việt Nam ngày càng nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu công nghệ thông tin ra thế giới Với nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu được đào tạo các kiến thức, kỹ năng toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra.

Trang 9

Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người.

2.2 Các kỹ năng cứng cần phải có của một kỹ sư phần mềm2.2.1 Ngôn ngữ lập trình

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các lập trình viên cần phải biết về các ngôn ngữ lập trình và framework Đó là điều kiện tiên quyết của công việc

Mặc dù điều cần thiết là bạn có thể thích nghi dễ dàng với các ngôn ngữ lập trình và hệ điềuhành khác nhau, nhưng để trở thành một lập trình viên giỏi, điều quan trọng là phải biếtchuyên sâu ít nhất một ngôn ngữ lập trình

Sau đó, sẽ rất tốt cho sự phát triển của bản thân nếu bạn cố gắng học thêm 2-3 một ngônngữ lập trình khác để có một nhận thức chung về những điểm khác biệt trong cách vận hànhvà giải quyết vấn đề.

Bạn chọn ngôn ngữ lập trình nào để làm ngôn ngữ chính của mình tùy thuộc vào bạn và vấnđề bạn muốn giải quyết Bạn có thể lựa chọn những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, hoặcmột ngôn ngữ lập trình mà bạn yêu thích để phát triển.

2.2.2 Xử lí cơ sở dữ liệu

Trong công việc của ngành kỹ sư phần mềm, điều rất quan trọng là phải hiểu cách hoạtđộng của cơ sở dữ liệu Đây là phần chính của ứng dụng, nơi dữ liệu đã thu thập được lưugiữ.

Là một kỹ sư phần mềm, bạn nên có kiến thức cơ bản như cách tạo, xóa, cập nhật, chèn bảnghi Và thậm chí tốt hơn nếu bạn biết cách tổ chức cơ sở dữ liệu, hiểu cơ sở dữ liệu nào sẽtốt hơn để sử dụng trong một dự án cụ thể và tại sao.

Trang 10

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến tính bảo mật của những dữ liệu được lưu trong cơ sởdữ liệu của sản phẩm.

2.2.3 Kiểm thử

Lỗi lớn nhất trong quá trình sản xuất chính là ngay lập tức triển khai và sử dụng nhữngđoạn mã chưa được kiểm tra hoặc bị hỏng Do đó, dù bạn không phải là một QA, QC hayTester, một trong những kỹ năng làm việc tuyệt vời nhất mà bạn có thể muốn sở hữu là khảnăng kiểm tra và gỡ lỗi mã của chính bạn.

Việc kiểm tra phần mềm của bạn thường đòi hỏi phải suy nghĩ một cách logic Bởi vì nhữnglỗi nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những vấn đề lớn nhất Bằng cách xây dựng cấu trúc tưduy rõ ràng ngay từ đầu, bạn có thể dễ dàng rà soát lại từng bước trong quy trình bạn đã làmnhằm tìm ra vấn đề.

Đây cũng là lúc bạn kết hợp với một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất, chính là sựtò mò Bằng cách đặt câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra ý tưởng của mình nhiều lần, bạn sẽxây dựng được phiên bản tốt nhất cho sản phẩm của mình.

2.2.4 Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Các thuật toán là tập hợp các lệnh cần được thực hiện theo một thứ tự thích hợp để cóđược kết quả đầu ra tốt nhất cho sản phẩm

Chúng chính là các phương pháp giải quyết các vấn đề nhất định Việc sử dụng cấu trúc dữliệu và thuật toán như thế nào là thứ quan trọng nhất và được kiểm tra nhiều nhất trong kiếnthức của các kỹ sư phần mềm Vì vậy, đây có thể coi là một trong những kỹ năng làm việcmà mọi kỹ sư phần mềm nên thành thạo.

2.3 Các kỹ năng mềm cần có trong vị trí công việc kỹ sư phần mềm.2.3.1 Giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng, các kỹ sư phần mềm chỉ chuyên làm việc trên máy tính, vì vậy kỹnăng giao tiếp có thể không cần thiết Tuy nhiên, quan điểm này không thực sự chính xác

Trang 11

Cũng như với bất kỳ công việc nào, giao tiếp là chìa khóa thành công với tất cả các kỹ sưphần mềm Các nhà quản lý tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có thể truyềnđạt ý tưởng của họ một cách rõ ràng và ngắn gọn.

Bên cạnh đó, việc giải thích cho những bộ phận phi kỹ thuật khác hay khách hàng về nhữngthuật ngữ chuyên ngành, để họ có thể hiểu được về dự án cặn kẽ như bạn, là tối quan trọng.Sự khác biệt trong việc hiểu về các chi tiết trong dự án sẽ rất dễ dẫn đến những xung độtkhông đáng có và tốn thêm nhiều thời gian để xử lý.

2.3.2 Tò mò và ham học hỏi

Công nghệ luôn thay đổi Bất cứ điều gì bạn đã học, ngay cả từ sáu tháng trước, có thể dễdàng trở nên lỗi thời và không còn áp dụng được ở thời điểm hiện tại Vì vậy, mong muốn tựhọc là một kỹ năng làm việc cần thiết vì đó là một quá trình liên tục

Các nhà tuyển dụng cũng luôn lưu ý giá trị của việc đặt câu hỏi, cho dù đó là về các dự ánhoặc nhiệm vụ bạn đang thực hiện, hay mục tiêu bạn muốn hoàn thành Việc thường xuyênđặt ra những câu hỏi, dù là với đồng nghiệp hay với chính bản thân mình, cũng là cần thiết đểđưa đến những cải tiến trong sản phẩm và quy trình kỹ thuật.

Mã hóa là một quá trình sáng tạo nhưng cũng mang tính phân tích cao Ngay cả khi đó làvấn đề bạn đã gặp trước đây, bạn luôn cần phải dành thời gian để xem có giải pháp nhanh

Trang 12

hơn hoặc hiệu quả hơn không Thường xuyên nhìn vào các quy trình cũ với một góc nhìn vàtư duy mới là cách bạn giúp sản phẩm của mình cải tiến không ngừng.

2.3.3 Giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh

Công việc của lập trình viên chủ yếu là giải quyết một vấn đề nào đó thông qua việc xâydựng các phần mềm và ứng dụng Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách làkỹ sư phần mềm, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra khả năng giải quyết vấn đề quan trọng như thếnào.

Bằng cách xác định những vấn đề mà phần mềm của bạn có thể giải quyết, bạn sẽ nhanhchóng vạch ra được những ý tưởng xây dựng, các chức năng cần có, cũng như phương phápthiết kế các đoạn mã code phù hợp.

Bên cạnh đó sự nhanh nhạy trong việc giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xử lý được nhữngtình huống phát sinh trong thời gian nhanh nhất Kỹ năng làm việc này rất quan trọng đểđảm bảo cho tính ổn định của sản phẩm khi được tung ra thị trường.

2.3.4 Cởi mở với những phản hồi

Điều quan trọng là không chỉ chấp nhận phản hồi, cả tích cực và tiêu cực, mà còn phải ápdụng nó cho phù hợp Cởi mở với các phản hồi là phẩm chất và kỹ năng làm việc cần thiếtnhà tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm trong các cuộc phỏng vấn với các kỹ sư phần mềm.Nếu quá trình phỏng vấn có bao gồm cả những bài test kỹ thuật trực tiếp trên bảng trắng haymáy tính, người phỏng vấn chắc chắn sẽ lưu ý cách bạn phản ứng với bất kỳ phản hồi nàongay tại đó

Hãy xử lý khôn ngoan bằng cách xác nhận rằng bạn đã hiểu những gì nhà tuyển dụng đangnói với bạn và đặt những câu hỏi để họ thấy được khả năng tư duy và phân tích vấn đề củabạn.

2.4 Cơ hội nghệ nghiệp, vị trí công việc của một kỹ sư phần mềm.

Cơ hội công việc: Trong thời kì chạy đua công nghệ như hiện nay, ngành Công nghệ

Phần mềm đang là một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi tính thực tế cao của ngành Các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập đáng kể.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sẽ tìm được cơ hội việc làm toàn cầu ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau Tiêu biểu có thể kể đến như lập trình viên, kỹ sư hệ thống, kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích kinh doanh, trưởng nhóm phát triển phầnmềm, chuyên viên phân tích hệ thống, quản lý dự án, phân tích an ninh, cố vấn IT và an ninh mạng.

Ngày đăng: 23/06/2024, 15:15

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w