1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận ứng dụng của công nghệ blockchain trong công ty vận tải hàng hải maersk

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG CÔNG TY VẬN TẢI HÀNG HẢI MAERSK Môn học : Công nghệ thông tin và truyền thông mới Giáng viên hướng dẫn : Thầy Lê Hải Nam

Nhóm thực hiện : Nhóm 6

Thành viên nhóm

Võ Tuyết Mai - K234050541 Nguyễn Việt Hương - K234101201 Lê Uyên Băng Băng - K234101181 Triệu Thị Tố Duyên - K234101185 Nguyễn Thùy Dương - K234171891 Nguyễn Trần Thảo Nhi - K234141665 TP H Chí Minh, ngày 15 ồtháng 1 năm 2024

Trang 2

L I CỜẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi l i cờ ảm ơn tới thầy Lê H i Nam - ả giảng viên môn Công ngh thông tin và truy n thông m i (ệ ề ớ New ICT) trường Đạ ọi h c Kinh t - ế Luật, người đã tận tình hướng dẫn, trang bị những bài h c bọ ổ ích để chúng em có th hoàn thành ể được đồ án này Nh ng l i gi ng d y, ch b o c a Thữ ờ ả ạ ỉ ả ủ ầy đã giúp em hiểu rõ hơn về ấn đề v nghiên cứu và có được nh ng ki n th c bữ ế ứ ổ ích để hoàn thành bài ti u lu n mể ậ ột cách tốt nh t ấ

Mặc dù đã dành nhiều th i gian và n lờ ỗ ực để hoàn thành bài ti u lu n này, tuy nhiên ể ậ bài làm c a chúng em khó tránh kh i nh ng thi u sót R t mong Thủ ỏ ữ ế ấ ầy góp ý để bài làm hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy!

Trang 3

MỤC L C Ụ

PHẦN MỞ ĐẦ 1 U

1 N i dung nghiên c u ộ ứ 1

2 Lý do chọn đề tài 1

3 Đối tượng và ph m vi nghiên c u ạ ứ 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn 2

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 4

T NG QUAN V CÔNG NGH BLOCKCHAIN ỔỀỆ 4

1.1 Khái ni m công ngh Blockchain ệ ệ 4

1.2 Đặc điểm c a công ngh Blockchain ủ ệ 4

1.3 C u trúc, cách th c hoấ ứ ạt động và nguyên lí n i b t c a Blockchain ổ ậ ủ 6

1.3.1 C u trúc c a Blockchain ấ ủ 6

1.3.2 Cách th c hoứ ạt động c a Blockchain ủ 7

1.3.3 Các nguyên lí hoạt động n i b t ổ ậ 8

1.4 Xu hướng và ng d ng công ngh Blockchain trong các doanh nghi p hi n nay 10 ứ ụ ệ ệ ệ 1.5 Những thách thức và tác động c a công nghủ ệ Blockchain đến các khía c nh khác ạ nhau c a hoủ ạt động kinh doanh 11

CHƯƠNG 2 12

TRIỂN KHAI CÔNG NGH BLOCKCHAIN TRONG MAERSK 12 2.1 T ng quan tóm t t v công ty Maersk ổ ắ ề 12

2.1.1 Gi i thi u chung ớ ệ 12

2.1.2 L ch s hình thành và phát tri n ị ử ể 13

2.1.3 Hoạt động hi n nay ệ 13

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Nội dung nghiên cứu

Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong công ty vận tải hàng hải Maersk 2. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại 4.0, việc áp dụng công nghệ vào vào các hoạt động của công ty, tổ chức hay chính phủ đã không quá xa lạ Đặt biệt phải kể đến công nghệ chuỗi khối hay Blockchain, một công nghệ tiềm năng được phát triển trong các lĩnh vực như tài chính, giáo dục và hơn hết là logistic và quản lí chuỗi cung ứng Công nghệ chuỗi khối, hay Blockchain, đã được đánh giá trong những năm gần đây là một công nghệ tiềm năng có khả năng tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động của các công ty, tổ chức và chính phủ

Chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều bên tham gia từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, điều này giúp họ giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, tăng cường tính bền vững và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Với những tiềm năng và triển vọng của blockchain trong quản lí chuỗi cung ứng, chúng em đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong tiểu luận Mục tiêu của tiểu luận là tìm hiểu sâu hơn về loại công nghệ chuỗi khối này, phân tích các lợi ích của blockchain trong quản lí chuỗi cung ứng và đề xuất một số giải pháp ứng dụng blockchain trong quản lí chuỗi cung ứng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Công ty vận tải hàng hải Maersk là đối tượng chính của nghiên cứu, bao gồm các bộ phận và đơn vị liên quan trong công ty Nghiên cứu tập trung vào cách Maersk triển khai và quản lý công nghệ Blockchain trong các hoạt động hàng hải của mình

Phạm vi nghiên cứu là phân tích quá trình triển khai công nghệ Blockchain trong hệ thống của Maersk, bao gồm việc chọn lựa loại Blockchain, cấu trúc mạng, và chiến lược triển khai để giải quyết các vấn đề cụ thể trong quản lý chuỗi cung ứng, theo dõi vận chuyển, thanh toán và các lĩnh vực khác

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em đã dùng những phương pháp sau:

Trang 6

2 ● Phương pháp nêu câu hỏi nghi vấn ● Phương pháp thu thập dữ liệu ● Phương pháp phân tích ● Phương pháp so sánh ● Phương pháp kết luận

5. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn

Mục đích của việc nghiên cứu này không chỉ là để hiểu rõ về ứng dụng của Blockchain trong công ty Maersk mà còn để cung cấp thông tin hữu ích cho cả ngành công nghiệp vận tải hàng hải và cộng đồng nghiên cứu công nghệ Blockchain Bài nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của Blockchain và ngành vận tải không chỉ tăng cường hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường minh bạch và tin cậy trong toàn bộ chuỗi cung ứng và quản lý vận tải Dưới đây là một số ứng dụng chính:

● Hiểu rõ về công nghệ Blockchain: Nghiên cứu giúp hiểu rõ về cách công nghệ Blockchain hoạt động và các đặc điểm của nó Điều này cung cấp cơ sở kiến thức để áp dụng nó vào lĩnh vực vận tải hàng hải.

● Áp dụng Blockchain trong Công ty vận tải hàng hải Maersk: Nghiên cứu cho ta hình dung rõ cách Maersk đã và đang sử dụng công nghệ Blockchain trong các hoạt động của mình Điều này có thể bao gồm việc theo dõi và quản lý hàng hóa, tăng cường an ninh và minh bạch trong chuỗi cung ứng.

● Hiệu quả kinh tế: Phân tích cách sử dụng Blockchain có thể giúp Maersk và các công ty khác trong ngành vận tải hàng hải đánh giá hiệu quả kinh tế của việc triển khai công nghệ này Có thể đo lường giảm chi phí, tăng cường khả năng quản lý rủi ro, và cải thiện hiệu suất toàn bộ hệ thống.

● Thách thức và cơ hội: Xác định những thách thức mà Maersk hoặc bất kỳ công ty vận tải hàng hải nào có thể gặp phải khi triển khai Blockchain, cũng như những cơ hội mà công nghệ này mang lại Điều này giúp họ chuẩn bị cho thách thức và tận dụng được lợi ích.

Trang 7

● Phản hồi từ thực tế: Bài nghiên cứu có thể cung cấp phản hồi từ các bên liên quan như khách hàng, đối tác, và người lao động trong công ty Điều này giúp đánh giá hiệu suất thực tế của việc tích hợp Blockchain vào hệ thống ● Đóng góp vào cộng đồng nghiên cứu: Bài tiểu luận có thể là một phần quan

trọng của cộng đồng nghiên cứu về ứng dụng của Blockchain trong ngành vận tải hàng hải, đóng góp thông tin và giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Trang 8

4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

1.1. Khái niệm công nghệ Blockchain

Trước khi có Blockchain, các loại giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên luôn phải ghi vào một cuốn sổ cái và phải có sự chứng kiến, xác nhận của bên thứ ba là trung gian và thời đại hiện nay bên thứ ba có thể là các ngân hàng Cách thức giao dịch này sẽ phát sinh nhiều vấn đề như cuốn sổ cái ghi chép sẽ bị hư hại theo thời gian, thông tin bị ghi chép sai sót hoặc trong trường hợp được lưu trữ trên máy tính thì hoàn toàn có thể bị đánh cắp bởi hacker, độ bảo mật thông tin sẽ không cao hoặc bên trung gian sẽ bán thông tin của khách hàng,…Vì thế, công nghệ Blockchain được tạo ra để khắc phục những hạn chế trên.Vậy Blockchain có gì đặc biệt? Tại sao Blockchain có thể cách mạng hóa cách chúng ta tương tác và giao dịch với nhau?

Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu mà trong đó toàn bộ dữ liệu được mã hóa thành các khối, nối với nhau thành các chuỗi được bảo mật và cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn Chúng ta có thể hình dung công nghệ Blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán kỹ thuật số tự động có khả năng ghi chép, theo dõi và xác thực thông giao dịch giữa các đối tác một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch trên hệ thống tương tác với nhau ở quy mô toàn cầu Khi tham gia vào hệ thống, thông tin ghi chép luôn được công khai cho tất cả thành viên trong mạng lưới và ta có thể kiểm tra được giao dịch của mình

1.2 Đặc điểm của công nghệ Blockchain

- Tính b t bi n: ấế

Blockchain là một mạng lưới vĩnh viễn không thể thay đổi các thông tin đã ghi nhận và được lưu trữ Dữ liệu được thêm vào dưới dạng khối và được nối với nhau bằng các chuỗi Việc xác nhận các khối được thực hiện thông qua các nút, và mọi thành viên trong mạng đều phải chấp nhận sự đồng thuận của chúng Mỗi nút đều có một bản sao dữ liệu và việc thay đổi bản sao nằm trên một nút duy nhất không thể thay đổi dữ liệu trên toàn bộ dữ liệu mạng Dữ liệu trong mỗi khối được bảo mật bằng mật mã và được băm Mỗi khối được xác định bằng giá trị băm của nó và mỗi khối cũng cũng có giá trị băm của khối trước

Trang 9

đó Sự thay đổi dữ liệu trong một khối sẽ thay đổi giá trị băm, và do mỗi khối lưu trữ thông tin của khối trước, nên bất kỳ sự biến đổi nào đều dẫn đến không khớp với khối kế tiếp trong chuỗi Vì thế, tính bất biến này của Blockchain ngăn chặn bất kỳ thay đổi nào mà không được sự chấp thuận của mạng lưới

Một khi một giao dịch được ghi lại trên Blockchain, bất kì ai cũng không thể được sửa đổi hoặc xóa dữ liệu Điều này làm cho Blockchain trở thành một sổ cái không thể thay đổi và không bị xáo trộn mà cung cấp mức độ bảo mật và tin cậy cao

- S cái phân tán

Sổ cái phân tán hoạt động dựa trên nguyên lý phi tập trung, với dữ liệu được lưu trữ và quản lý qua nhiều nút trên mạng lưới Blockchain Mỗi nút giữ một bản sao của toàn bộ sổ cái, và sự thay đổi trong dữ liệu phải được đồng thuận thông qua các giao thức như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS) Điều này tạo ra tính đồng nhất và tin cậy cao, vì mọi thay đổi đều phải được chấp nhận bởi đa số các nút trong mạng lưới.Trong mạng Blockchain, không có nút nào sẽ nhận bất kỳ đặc quyền hay ưu đãi đặc biệt nào từ mạng Mọi người đều phải tuân theo quy trình tiêu chuẩn để thêm một khối mới vào mạng

Sổ cái phân tán mang lại tiện lợi toàn cầu Với khả năng tiếp cận từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào trên sổ cái chỉ cần được cập nhật trong vài giây hoặc vài phút mà không có sự tham gia của bên trung gian , người dùng có thể xem xét và xác minh dữ liệu một cách dễ dàng Điều này không chỉ giúp tạo ra môi trường kinh doanh mở mà còn thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu

- Tính xác minh

Việc kiểm tra và theo dõi các bản ghi trước đó trở nên thuận tiện cho người dùng, khi họ có thể truy cập bất kỳ nút nào trong hệ thống mạng phân tán Điều này là kết quả của việc mỗi giao dịch trên Blockchain đều được xác minh và đánh dấu bằng dấu thời gian Hệ thống chuỗi khối này cung cấp khả năng theo dõi toàn bộ lịch sử giao dịch, làm tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc và đồng thời nâng cao mức độ minh bạch của dữ liệu trong chuỗi khối.

- Tính n danh

Bằng một địa chỉ được tạo, mỗi người dùng có thể tương tác với mạng Blockchain Để tránh lộ danh tính, người dùng cũng có thể tạo nhiều địa chỉ khác nhau.Không có bất kỳ bên thứ ba nào lưu giữ thông tin cá nhân của người dùng Cơ chế này bảo vệ một số quyền

Trang 10

6

riêng tư cho các giao dịch được thực hiện trên Blockchain Lưu ý rằng do ràng buộc nội tại, Blockchain không thể đảm bảo sự riêng tư hoàn hảo

- Tính ổn định

Không thể giả mạo thông tin vì mỗi giao dịch trên toàn mạng phải được xác nhận và ghi lại trong các khối được phân phối trên toàn mạng Ngoài ra, mỗi khối được gửi sẽ được các nút khác xác nhận và kiểm tra Do đó, bất kỳ sự giả mạo nào cũng dễ dàng bị phát hiện

- Tính b o m t ảậ

Mật mã là yếu tố quan trọng đặc trưng cho Blockchain, đồng nghĩa với việc tất cả thông tin trong cơ sở dữ liệu đều được bảo vệ an toàn Điều này làm cho Blockchain nổi bật so với các cấu trúc hiện tại trên Internet Thông tin tài khoản cũng được bảo mật và danh tính của mỗi nút đều được ẩn Mỗi tài khoản có hai khóa: một khóa công khai và một khóa riêng tư Khóa công khai được tạo từ khóa cá nhân Khóa riêng tư được bảo mật và không bị chia sẻ trên mạng trong khi khóa công khai đang mở trên mạng Quá trình tạo khóa công khai từ khóa riêng tư được thực hiện thông qua các hàm mật mã, nhưng không thể ngược lại, do tính chất một chiều của chúng Ngoài ra, trong Blockchain, dữ liệu có thể được chuyển đổi thành giá trị băm, nhưng không thể ngược lại, điều này mô tả tính chất một chiều của hàm băm mật mã

1.3 Cấu trúc, cách thức hoạt động và nguyên lí nổi bật của Blockchain

1.3.1 Cấu trúc của Blockchain

Dưới đây là mô tả về cấu trúc cơ bản của Blockchain:

- Khối (Block): Blockchain được tổ chức thành các đơn vị gọi là "khối" Mỗi

khối chứa một tập hợp các giao dịch và thông tin khác Mỗi khối cũng chứa một định danh duy nhất gọi là "mã băm" (hash) của khối trước đó

- Mã băm (Hash): Mã băm là một chuỗi số và ký tự được tạo ra từ dữ liệu của

một khối bằng cách sử dụng thuật toán mã hóa Mã băm chính là "chữ ký" số của khối đó và mọi sự thay đổi trong khối sẽ làm thay đổi mã băm Điều này tạo ra tính chống thay đổi và tính toàn vẹn của dữ liệu

- Mạng ưới l phi tập trung (Decentralized Network): Dữ liệu trên Blockchain không được lưu trữ tập trung tại một địa điểm duy nhất mà thay vào đó nó được phân tán trên nhiều nút trong mạng lưới Mỗi nút có một bản sao đầy đủ của toàn bộ Blockchain

Trang 11

- Giao thức đồng thuận (Consensus Protocol): Giao thức đồng thuận là quy

tắc mà mọi nút trên mạng phải tuân theo để đảm bảo rằng tất cả đều đồng ý với nội dung của Blockchain Các phương pháp đồng thuận phổ biến bao gồm Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)

- Giao dịch (Transaction): Đây là thông tin cơ bản trong mỗi khối, thể hiện

sự chuyển động của tài sản hoặc thông tin giữa các bên Giao dịch cần được xác thực và thêm vào khối trước khi nó trở thành một phần của Blockchain

- Smart Contracts: Đây là các đoạn mã máy tính tự động có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba Smart contracts được lưu trữ và thực thi trên Blockchain, giúp tự động hóa nhiều quá trình kinh doanh

- Dấu thời gian (Timestamp): Mỗi khối được đánh dấu với một thời gian nhất

định, thường là thông qua một giao thức chung, để tạo ra một chuỗi liên tục và có thể xác định thời gian

1.3.2 Cách thức hoạt động của Blockchain

Quy trình hoạt động của Blockchain có thể được mô tả chi tiết như sau:

- Giao dịch (Transactions): Mỗi giao dịch được thực hiện bởi các bên tham

gia trong hệ thống Giao dịch này có thể là chuyển tiền, thực hiện một hợp đồng thông minh, hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà hệ thống hỗ trợ.

- Gói giao dịch thành hối (Transaction into Block): Khi một số lượng đủ k lớn các giao dịch được tạo ra, chúng sẽ được gói lại thành một khối mới Mỗi khối chứa một header và danh sách các giao dịch được ký số để bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu.

- Mã hóa và Hashing (Encryption and Hashing): Dữ liệu trong mỗi khối được mã hóa thông qua một hàm băm (hash function), tạo ra một giá trị hash độc nhất Mỗi khối cũng chứa giá trị hash của khối trước đó, tạo thành một chuỗi liên kết (Blockchain).

- Mạng ưới đồng huận (Consensus Network)l t : Trước khi một khối được thêm vào Blockchain, các nút trong mạng lưới phải đồng thuận rằng nó là hợp lệ Trong Proof of Work (PoW), các nút phải giải một bài toán khó để chứng minh sự làm việc Trong Proof of Stake (PoS), quyết định đồng thuận dựa trên số lượng tiền mà mỗi nút đặt cược.

Trang 12

8

- Thêm khối vào Blockchain (Adding Block to Blockchain): Khi một khối mới được chấp nhận bởi mạng lưới, nó được thêm vào cuối Blockchain Các nút trên mạng lưới cập nhật bản sao của họ với thông tin mới, và chuỗi liên kết tiếp tục phát triển.

- Phân phối mã xác nhận (Distribution of Confirmation Code): Mỗi nút

trên mạng lưới nhận một bản sao của mã xác nhận và thông tin mới, đảm bảo tính đồng bộ và phi tập trung.

- Mở ộng và đồng ộ (Scalability and Synchronization):r b Mạng lưới Blockchain cần phải có khả năng mở rộng để xử lý số lượng lớn giao dịch và số lượng người dùng Các biện pháp như Segregated Witness (SegWit) hoặc Lightning Network được triển khai để tăng cường khả năng mở rộng và giảm bớt áp lực lên mạng.

- Chứng hực và t an toàn (Verification and Security): Dữ liệu trên Blockchain được chứng thực bằng cách sử dụng mã hóa và hàm băm, giúp bảo vệ tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu Mạng lưới phi tập trung giúp ngăn chặn các tấn công từ một điểm duy nhất.

Tóm lại, quy trình này tạo ra một hệ thống phi tập trung, an toàn và có khả năng kiểm tra, mà mọi người có thể tin tưởng và sử dụng mà không cần phải dựa vào một tổ chức trung ương

1.3.3 Các nguyên lí hoạt động nổi bật

- Nguyên lí mã hóa

Để thực hiện các giao dịch trên Blockchain, bạn cần ví tiền điện tử, một phần mềm cho phép bạn lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin của mình Cặp khóa riêng tư (private key) và công khai (public key) sẽ được sử dụng để mã hóa tiền điện tử này Chỉ người có khóa riêng tư và người có khóa công khai mới có thể giải mã và đọc nội dung của một thông điệp đã được mã hóa Khi bạn mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng tư, bạn đang tạo ra một chữ ký điện tử trên các máy tính trong mạng lưới Blockchain, được sử dụng để kiểm tra chủ thể gửi và xác minh rằng giao dịch đã được thực hiện đúng Chữ ký này là một chuỗi văn bản bao gồm khóa riêng tư và yêu cầu giao dịch của bạn Chữ ký điện tử cũng sẽ thay đổi nếu một ký tự đơn trong thông điệp yêu cầu giao dịch này bị thay đổi Do đó, kẻ gian lận khó có thể thay đổi yêu cầu giao dịch của bạn hoặc thay đổi số lượng Bitcoin bạn gửi

Trang 13

Để gửi Bitcoin (BTC), bạn phải chứng minh rằng bạn có khóa riêng tư của một chiếc ví điện tử cụ thể, vì nó sẽ được sử dụng để mã hóa thông điệp giao dịch Khi tin nhắn của bạn được mã hóa và gửi đi, bạn không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của mình nữa.

- Quy t c sắổ cái

Mỗi nút trong Blockchain đều lưu giữ một bản sao của sổ kế toán, cho phép mỗi nút biết thông tin về số dư trong tài khoản của bạn Hệ thống này tập trung vào việc ghi lại các giao dịch cụ thể khi được yêu cầu, thay vì theo dõi liên tục số dư tài khoản của bạn Để xem số dư trong ví điện tử, bạn cần kiểm tra và xác nhận mọi giao dịch liên quan đến ví trên mạng lưới

Thật vậy, các nút sẽ xem xét tất cả các giao dịch liên quan đến ví tiền điện tử mà bạn đã sử dụng để gửi Bitcoin (BTC) bằng cách tham chiếu các lịch sử giao dịch Các nút mạng sẽ lưu giữ một bản ghi để lưu trữ số BTC chưa được dùng Điều này làm cho quá trình xác minh trở nên dễ dàng hơn và nhanh hơn Vì vậy, ví tiền điện tử tránh tình trạng chỉ tiêu đúp trong các giao dịch Bởi vì mã nguồn của mạng lưới Bitcoin là nguồn mở, bất kỳ ai có máy tính và Internet đều có thể tham gia vào mạng và thực hiện giao dịch Tuy nhiên, trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch, các Bitcoin liên quan sẽ bị mất hoàn toàn

- Nguyên lí t o kh i ạố

Sau khi các giao dịch được gửi lên mạng lưới Blockchain, chúng sẽ được tổ chức thành các khối, và tất cả các giao dịch trong một khối được diễn ra đồng thời Những giao dịch chưa được thực hiện trong một khối được xem là chưa được xác nhận Mỗi nút có khả năng kết hợp các giao dịch thành một khối và truyền nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó Bất kỳ nút nào cũng có khả năng tạo ra một khối mới Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã giải quyết một vấn đề toán học phức tạp do hàm mã hóa băm không thể đảo ngược tạo ra Để giải quyết vấn đề toán học này, cách duy nhất là đoán các số ngẫu nhiên Những số khi mà kết hợp với nội dung khối trước, tạo ra một kết quả đã được hệ thống xác định Một máy tính thông thường được cấu hình để đoán các con số đáp án của vấn đề toán học này có thể mất khoảng một năm để thực hiện điều này Mỗi khối được tạo ra thông qua một mạng lưới Với việc có nhiều máy tính tham gia vào việc đoán số ngẫu nhiên này, mạng lưới quy định rằng mỗi

Trang 14

10

khối sẽ được tạo ra mỗi mười phút một lần Nút nào giải quyết được vấn đề toán học sẽ được ủy quyền để gắn khối tiếp theo vào chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới

- Thuật toán bảo mật Blockchain

Nguy cơ gian lận có thể xuất hiện khi có sự không đồng nhất nào đó liên quan đến vị trí cuối cùng của chuỗi Trong trường hợp một giao dịch xảy ra trong một khối với đuôi ngắn hơn so với khối tiếp theo được giải quyết, thì giao dịch đó sẽ trở thành chưa được xác nhận, vì tất cả các giao dịch khác đã được gom vào khối kế tiếp Mỗi khối chứa một liên kết đến khối trước đó, và việc giải quyết vấn đề toán học này là bước quan trọng để truyền khối mới vào mạng lưới Tính toán trước một loạt các block là khá khó khăn vì nó cần tính ra số lượng lớn các số ngẫu nhiên cần thiết để giải quyết một khối và sau đó đặt nó trên Blockchain Cuộc đua tính toán toán học này giúp bảo vệ các giao dịch trong mạng lưới Blockchain của Bitcoin, ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào có ý định tấn công toàn bộ hệ thống Do đó, với thời gian, giao dịch trở nên an toàn hơn Các khối đã được thêm vào chuỗi cũng trở nên an toàn hơn so với các khối mới được thêm vào Mỗi khối được thêm vào chuỗi mỗi mười phút một lần, vì vậy trong khoảng một giờ sau khi giao dịch được gom vào khối đầu tiên, có thể khẳng định rằng giao dịch đã được xử lý và không thể đảo ngược

1.4 Xu hướng và ứng dụng công nghệ Blockchain trong các doanh nghiệp hiện nay

Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dự đoán vào năm 2025, 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên Blockchain Điều đó có nghĩa là các nhà điều hành toàn cầu đang chuẩn bị cho sự thay đổi địa chấn này và sẵn sàng hoàn toàn trong vài năm tới

Blockchain được ứng dụng rất rộng lớn vào các ngành nghề khác nhau dựa trên các tính năng của Blockchain: minh bạch, bất biến, dự phòng và bảo mật Dưới đây là các ví dụ nổi bật về ứng dụng Blockchains đã và đang được triển khai sử dụng

Sản xuất: Trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ Blockchain có thể được ứng

dụng để quản lý chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chống hàng giả Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng công nghệ Blockchain để lưu trữ thông tin về toàn bộ quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, cho đến sản phẩm thành phẩm Điều này giúp nhà quản lý có thể theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ hơn Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng có thể được sử

Trang 15

dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm mình đang sử dụng được sản xuất từ đâu, nguyên liệu đầu vào là gì và có phải hàng chính hãng hay không

Y tế: Trong lĩnh vực y tế, công nghệ Blockchain có thể được ứng dụng để

lưu trữ hồ sơ bệnh án, quản lý thuốc men và chống gian lận bảo hiểm Cụ thể, công nghệ Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân một cách an toàn và bảo mật Điều này giúp các bác sĩ có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin bệnh án của bệnh nhân giữa các cơ sở y tế khác nhau Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng có thể được sử dụng để quản lý thuốc men, giúp ngăn chặn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng Ngoài ra, công nghệ Blockchain cũng có thể được sử dụng để chống gian lận bảo hiểm y tế, giúp đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.

Tài chính: Trong lĩnh vực tài chính, công nghệ Blockchain có thể được ứng dụng để thanh toán, chuyển tiền, huy động vốn và quản lý tài sản Cụ thể, công nghệ Blockchain có thể được sử dụng để thanh toán và chuyển tiền nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng có thể được sử dụng để huy động vốn từ cộng đồng, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn Ngoài ra, công nghệ Blockchain cũng có thể được sử dụng để quản lý tài sản, giúp đảm bảo an toàn và bảo mật cho tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.

1.5 Những thách thức và tác động của công nghệ Blockchain đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh

Công nghệ Blockchain có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng cũng có một số thách thức cần được giải quyết trước khi công nghệ này có thể được áp dụng rộng rãi

- Một trong những thách thức lớn nhất của Blockchain là tính phức tạp Công nghệ này dựa trên một số khái niệm kỹ thuật phức tạp, chẳng hạn như mã hóa, mật mã học và đồng thuận Điều này có thể khiến việc triển khai và sử dụng Blockchain trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật.

Ngày đăng: 04/04/2024, 06:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w