1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động vận tải CONTAINER bằng đường bộ của Công ty Cổ Phần Tiếp Vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TÂN CẢNG ĐỒNG NAI NĂM 2022

Chuyên ngành: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đinh Quang Tú Sinh viên thực hiện : Vũ Đình Dương MSSV: 1934011205 Lớp: KT19T

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Trang 2

Mọi dữ liệu và bằng chứng đều được trích dẫn rõ ràng và không sao chép từ tài liệu nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Sinh viên thực hiện

Vũ Đình Dương

Trang 3

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã nỗ lực truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng và hữu ích, không chỉ tạo cơ sở cho quá trình hoàn thành luận văn của em mà còn chuẩn bị cho những chặng đường tiếp theo của em

Ngoài ra, em xin cảm ơn ban lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và các ban ngành của trường đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho tôi cơ hội và môi trường để học tập và rèn luyện

Do kiến thức và kỹ năng lý luận còn hạn chế nên công tác này còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến của Qúy Thầy Cô để có thể hoàn thiện bài báo cáo

Cuối cùng, Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo, các anh chị hội đồng giảng viên trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh sức khỏe và thành công

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Sinh viên

Đinh Quang Tú

Trang 4

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài 3

6.Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER 4

1.1 Khái niệm về container 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Cấu tạo của một container 4

1.2 Phân loại container 6

1.3 Vận tải container là gì? 7

1.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container 8

1.4.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container đường biển 8

1.4.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container đường bộ 9

1.4.3 Cảng và bến bãi container 11

1.4.4 Công cụ xếp dỡ container 14

1.4.5 Các vật liệu, thiết bị, công cụ xếp dỡ hàng hóa container 15

Trang 5

v

1.5 Tổ chức vận chuyển hàng nguyên container 19

1.5.1 Kỹ thuật đóng hàng vào Container 19

1.5.2 Chọn container phù hợp với đặc điểm của hàng hóa chuyên chở 20

1.5.3 Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng 21

1.5.4 Yêu cầu về kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong Container 22

1.5.5 Các phương pháp gửi hàng bằng Container 24

1.5.6 Chứng từ vận chuyển hàng hóa Container 25

1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container 27

1.7 Phương pháp nghiên cứu 27

1.7.1 Phương pháp nghiên cứu theo thời gian 27

1.7.2 Phương pháp so sánh 28

1.7.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 29

1.7.4 Phương pháp thu thập số liệu 33

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TÂN CẢNG ĐỒNG NAI NĂM 2022 34

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 34

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 36

2.1.3 Cơ sở vật chất của Công ty 45

2.1.4 Tình hình nhân sự của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 482.1.5 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 50

Trang 6

vi

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 502.2 Quy trình điều phối vận tải container bằng đường bộ tại CTCP Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 542.2.1 Quy trình điều phối vận tải container đóng hàng bằng đường bộ tại CTCP Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 542.2.2 Quy trình điều phối vận tải container trả hàng bằng đường bộ tại CTCP Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 662.3 Đánh giá kết quả hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 752.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 752.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 872.4 Nhận xét những ưu, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 1002.4.1 Ưu điểm 1002.4.2 Nhược điểm 101

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐÓNG TRONG CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TÂN CẢNG ĐỒNG NAI 102

Trang 7

3.2.3 Hoàn thiện trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin 107

3.2.4 Nâng cao sự liên kết giữa các bộ phận 108

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 8

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê đội xe của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai tại thời điểm 31/12/2022 45Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật đội xe đầu kéo của Công ty 47Bảng 2.3: Tình hình nhân sự của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai tại thời điểm 31/12/2022 48Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 51Bảng 2.5: Tình hình thực hiện sản lượng hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 theo thời gian 77Bảng 2.6: Tình hình thực hiện sản lượng hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 theo tuyến đường 81Bảng 2.7: Tình hình thực hiện sản lượng hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 theo Khách hàng 85Bảng 2.8: Tình hình thực hiện sản lượng luân chuyển của Công ty năm 2022 86Bảng 2.9: Tình hình thực hiện sản lượng hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 90Bảng 2.10: Tình hình thực hiện doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022 theo tuyến đường 94

Trang 9

Hình 2.2: Quy trình điều phối vận tải container bằng đường bộ tại CTCP Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 55

Hình 2.3: Mail yêu cầu báo giá từ Khách hàng 59

Hình 2.4: Mail báo giá vận chuyển cho Khách hàng từ phòng Kinh doanh 60

Hình 2.5: Mail xác nhận báo giá và kế hoạch đóng hàng từ Khách hàng 61

Hình 2.6: Mail cung cấp thông tin xe đóng hàng cho Khách hàng 61

Hình 2.7: Lệnh cấp container rỗng 62

Hình 2.8: Phiếu Eir cấp container rỗng 63

Hình 2.9: Giấy xác nhận xuất hàng 64

Hình 2.10: Phiếu Eir hạ container hàng chờ xuất 65

Hình 2.11: Quy trình điều phối vận tải container bằng đường bộ tại CTCP Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai 67

Hình 2.12: Phiếu Eir nâng container hàng 72

Hình 2.13: Biên bản giao hàng 73

Hình 2.14: Phiếu Eir hạ container hàng chờ xuất 74

Trang 10

1

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của của Việt Nam những năm gần đây đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó lường Sự thay đổi đó đặt ra yêu cầu cho mỗi một doanh nghiệp sự năng động, khả năng nhạy bén với thị trường cùng với những chiến lược tài chính khôn ngoan Và muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có những chiến lược về quản lý, về điều hành, về sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường học cho đến các tổ chức Nhà nước Vậy trong doanh nghiệp, công việc của nhà quản trị tài chính là gì? Đó là dự báo, lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án, đề ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn Để làm tốt công việc này, nhà quản trị cần những hiểu biết về thị trường Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hoá chi phí các hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất Vì vậy nhà phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phải thường xuyên được xem xét và ra các quyết định về mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng bán hàng, khai thác các nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, kiểm soát nhân lực công ty, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư hợp lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra

Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức đã được học qua các môn học về phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh mà em đã tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giao Thông Vận

Trang 11

2

Tải TP Hồ Chí Minh và áp dụng chúng vào Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022” Qua đó hiểu rõ hơn về các tác động của kinh tế thị trường đế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022, nhằm tìm ra những mặt còn tồn tại và hạn chế, từ đó mạnh dạn đề xuất giải pháp cụ thể, khoa học nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2021 - 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: Để nghiên cứu hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai, phương pháp thực hiện là phương pháp phỏng vấn Đối tượng được phỏng vấn: Giám đốc, Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Trưởng phòng Logistics Qua đó, đối chiếu những thông tin đã thu thập, suy luận để phân tích kết quả hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai

Trang 12

3

Phương pháp nghiên cứu và trình bày luận văn: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh giữa lý luận và thực tiễn công tác thực hiện hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai

5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài này nhằm mục đích hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hoạt động vận tải hàng hóa nguyên container

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện kết quả hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vận chuyển hàng hóa nguyên container

Chương 2: Đánh giá hoạt động vận tải hàng hóa đóng trong container bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận Tân Cảng Đồng Nai năm 2022

Chương 3: Kết luận – Kiến nghị

Trang 13

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Container là một công cụ vận tải (Article of Transport) có các đặc điểm sau đây:

1.1.2 Cấu tạo của một container

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại container khác nhau tuy nhiên về cấu tạo thì chúng đều có các bộ phận sau:

Phần khung của container

Đặc điểm của phần khung này là có hình hộp chữ nhật và được làm từ chất liệu thép Khung container là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng chịu lực của container

Phần khung cấu tạo gồm 4 trụ góc, 2 xà dọc nóc, 2 xà dọc đáy, 2 dầm đáy, 1 xà ngang trên trước cùng 1 xà ngang trên sau

Đáy và mặt sàn của container

Trang 14

5

Bộ phận đáy và mặt sàn container là các thanh dầm ngang nối với 2 thanh xà dọc đáy với nhau kết nối với phần khung của container tạo nên một khối có khả năng chịu lực vững chắc

Sàn của container được làm chủ yếu bằng gỗ nguyên bản nên độ chịu lực rất tốt và chắc chắn Hơn nữa loại gỗ được dùng làm sàn container đều đã được ngâm ủ hóa chất nên có thể chống được mối mọt và tình trạng mục nát

Tấm mái

Mái của container là một tấm kim loại làm từ thép, nhôm có các sóng uốn lượn rất chắc chắn và không bị han gỉ giúp bảo quản, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong lúc vận chuyển

Vách dọc

Vách dọc container là gì? Đó là những tấm kim loại được gắn kết với nhau có đặc điểm với các bề mặt lượn sóng có tác dụng không để nước mưa đọng lại và tăng tính chịu lực cho container Những vách dọc này được sử dụng để che chắn hai bên hông của container

Mặt trước

Mặt trước là những tấm thép kim loại không có cửa và được dập sóng theo khối vuông

Mặt sau và cửa container

Được thiết kế với 2 tấm kim loại phẳng làm cánh cửa, các cánh cửa được gắn với khung container bằng các bản lề chắc chắn

Góc lắp ghép

Góc lắp ghép được chế tạo bằng thép và được hàn khớp với các góc trên, dưới của container Chúng được sử dụng để buộc dây chằng trong quá trình nâng hạ, xếp chống hàng hóa

Trang 15

6

1.2 Phân loại container

Container đang được sử dụng hiện nay khá đa dạng tuy nhiên chúng ta có thể phân loại container gồm các loại phổ biến sau:

Container bách hóa

Loại container này còn được gọi là cont khô và được dùng để chở hàng khô gồm có các loại cont 20, cont 40 hay cont 40 cao Các loại container này chủ yếu được sử dụng trong vận tải hàng hóa đường biển Trong đó:

Cont 20 phù hợp để chứa các hàng hóa là đồ đạc, thùng giấy, hàng đóng kiện… Cont 40 được biết đến là loại phổ biến nhất được sử dụng cho việc đóng hàng và vận chuyển phù hợp với hàng hóa đóng kiện, đồ đạc, thùng giấy…

Cont 40 cao có khối lượng lớn hơn 2 loại trên và cũng được phù hợp để đóng hàng giống cont 20 và 40

Container lạnh

Container lạnh được thiết kế có thiết bị giữ nhiệt bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp hoặc dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước container Loại container này được dùng để chứa các loại hàng hóa, thực phẩm, nông sản, thuốc hay những hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ yêu cầu cần được bảo quản cẩn thận trong quá trình vận chuyển

Container mở nóc

Container mở nóc là loại container gì? Đây là loại container thiết kế không có phần nóc ở trên nên còn được gọi là container hở mái và để che hàng hóa thì người ta sẽ dùng tấm bạt phủ lên

Trang 16

7

Container mở nóc phù hợp cho hàng hóa là thiết bị xây dựng, máy móc, gỗ với kích thước dài hoặc cồng kềnh không thể xếp được ở trong container Vì vậy thiết kế mở nóc sẽ giúp thuận tiện trong việc lấy hàng qua nóc của container

Container hoán cải

Loại container hoán cải được thiết kế rất đặc biệt là cắt bỏ 2 vách thép của container bằng bạt nên có thể đóng mở di động giúp cho việc đóng dỡ hàng được tiện lợi Container hoán cải được dùng chủ yếu để chở các loại hàng hóa là ô tô, xe máy, nước uống…

Container mặt phẳng phù hợp để vận chuyển những hàng hóa nặng, khó khuân vác, cồng kềnh như sắt thép, máy móc lớn

1.3 Vận tải container là gì?

Vận tải container là hoạt động chuyên chở hàng hóa trên các container tới địa điểm nhận hàng hoặc khu vực bốc xếp tùy theo yêu cầu giao nhận Như vậy, những hàng hóa vận tải Container thường là mặt hàng có kích thước lớn hơn, hoặc ghép nhiều kiện hàng lại

Trang 17

8

Riêng với vận tải Container, người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng, còn người nhận sẽ dỡ hàng khỏi Container Đóng Container thường là các loại hàng hóa đồng nhất, đủ đóng thì hiệu quả kinh tế cao nhất

1.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container

1.4.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container đường biển

Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo Ship)

Chủ yếu chở hàng bách hóa bao gói thông thường, nhưng trong mỗi chuyến có thể nhận chở từ 10 đến 15 containers xếp trên boong, có trọng tải trung bình từ 10,000 đến 20,000 TDW, có trang bị cần cẩu để tự bốc dỡ hàng

Tàu bán container (Semi Container Ship)

Thường được cải tạo từ tàu bách hóa, trên tàu có 1 vài hầm tàu thích ứng để chứa container và một số container được xếp trên boong Số hầm còn lại dùng để chở hàng bao gói thông thường Đại bộ phận loại này có trang bị cẩu trên tàu

Tàu chuyên dụng (Full container Ship)

Loại này có cấu trúc hoàn toàn khác so với các tàu chở hàng thông thường Tùy theo phương pháp xếp dỡ có thể chia thành các loại:

a Tàu kiểu LO-LO (Lift On – Lift Off)

Loại này cấu trúc 1 boong và được chia thành nhiều hầm, có nhiều vách ngăn Loại này còn có tên gọi "tàu nhiều buồng" (Cellular Ship) Trong mỗi hầm tàu có thể xếp được từ 7 đến 8 tầng Containers Trên boong cũng có cấu tạo đặc biệt có thể xếp được khoảng 40% tổng số container trên tàu một cách an toàn

Trang 18

9

Tàu không có công cụ xếp dỡ riêng mà thường dùng cẩu trên bờ của cảng Năng suất trung bình 3 phút/cont Phương pháp xếp dỡ theo phương thẳng đứng (Lift On – Lift Off)

b Tàu kiểu RO-RO (Roll On – Roll Off)

Loại tàu này có cấu trúc nhiều boong, giữa các boong có đường dốc nghiêng, được bố trí ở mũi, đuôi hoặc thành tàu có cửa để xếp dỡ container

Phương pháp xếp dỡ theo chiều nằm ngang (phương tiện lăn bánh trên tàu) (Roll On – Roll Off) Theo cách này, container được để trên xe romooc, ôtô hoặc toa xe mặt bằng, … Rồi được đầu máy kéo đưa thẳng vào trong hầm tàu Ở cảng đến, lại dùng máy kéo đưa thẳng container cùng rơmooc, toa xe, … từ hầm tàu lên bờ

Phương pháp này năng suất 240T/giờ cho một lao động điều khiển xe Do đó rút ngắn được rất nhiều thời gian đậu tại cảng

c Tàu kiểu RORO – LOLO

Loại này kết hợp của hai loại tàu RO-RO và LO-LO d Tàu LASH (Lighter Aboard Ship)

Là loại tàu có cấu trúc đặc biệt, trên tàu có trang bị cần cẩu khung có sức nâng từ 500 đến 1,500 tấn để xếp dỡ sà lan Sức chở của mỗi sà lan từ 100 đến 500 tấn Trên mỗi sà lan có thể xếp hàng hóa thông thường hoặc xếp containers có chứa hàng (gọi là sà lan container - Lighter Container Ship) Các sà lan được xếp lên tàu mẹ, theo các tuyến đường sông đi sâu vào nội địa Loại này mới xuất hiện nhưng đã được rất nhiều nước quan tâm áp dụng vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao Loại tàu này xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, có trọng tải trung bình từ 200,000 – 300,000 TDW, có thể chở từ 1,300 đến 1,500 TEU, tốc độ trung bình 25 hải lý/giờ

1.4.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vận tải container đường bộ

(1) Xe đầu kéo

Trang 19

10

Xe đầu kéo là những loại xe vận chuyển hàng hóa, chở được những vật cồng kềnh và trọng lượng lớn trên sơmi rơ moóc container Với phần đầu kéo gồm 2 đến 4 trục cơ sở kéo dài hoặc hơn tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng

Xe đầu kéo hoạt động độc lập vì có thể tách rời với phần thùng hàng giúp việc bốc dỡ hàng hóa dễ dàng, thuận tiện hơn.Vì có thể kéo thêm các rơ moóc khác nhau nên có thể chở được thêm các loại hàng hóa khác nhau giúp tăng sự linh động, hiệu quả trong công việc Vì hoạt động riêng biệt nên xe đầu kéo là loại xe chuyên dùng để vận chuyển các loại container xuất nhập khẩu bằng đường biển hoặc đường sắt

(2) Sơ mi Rơ Moóc (Semi-Trailers)

Sơ mi rơ mooc là phương tiện vận tải được thiết kế nhằm mục đích nối với xe ô tô đầu kéo, có nhiệm vụ chở hàng trên chính nó hoặc nâng đỡ các loại thùng hàng container và làm khung nền cho các loại mooc bồn xitec Các semi rơ-moóc có thể được ghép nối và tháo rời một cách nhanh chóng, cho phép vận chuyển nhanh chóng giữa các kho hàng

Trong trường hợp bạn chưa biết thì một chiếc sơ mi rơ mooc sẽ có biển số riêng và xe đầu kéo kéo nó cũng có một biển số riêng

(3) Xe nâng

Xe nâng là một loại xe tải công nghiệp dùng để nâng và di chuyển vật liệu, hàng hóa trên một quãng đường ngắn Ngày nay, xe nâng đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong sản xuất và kinh doanh kho bãi Chiều cao nâng của xe nâng thường từ 3m đến 6m, chia thành hai loại khung nâng là loại thông thường và loại chui container

Phân loại xe nâng bằng động cơ sử dụng, bao gồm xe nâng điện và xe nâng dầu, theo xe nâng thông thường hoặc xe nâng chui container

Trang 20

11

Cấu hình xe nâng rất đa dạng, bao gồm động cơ, chiều cao nâng, bộ công tắc: bộ dịch ngang (side shifter), bộ gật gù, bộ dịch càng (fork positioner)

(4) Cầu cho xe nâng lên container

Cầu dẫn xe nâng lên container là thiết bị tạo độ dốc cho phép xe nâng chạy từ mặt đất lên thùng container khi còn trên rơmooc để bốc xếp hàng Có 2 loại chính là:

- Cầu dẫn loại có hai bánh loại lớn phía trước: Loại này với thiết kế thép chịu lực cho thời gian sử dụng lâu dài, ngoài ra độ dốc của cầu có thể thay đổi được Với hệ thống bánh xe phía trước giúp cầu dễ dàng di chuyển được

- Cầu dẫn sử dụng chân chống có thể nâng hạ: Tương tự loại này sử dụng chân chống với thiết kế có thể nâng hạ được tầm từ 1,3m đến 1,6m Đa số là phù hợp với tất cả các loại container trên romooc

1.4.3 Cảng và bến bãi container

Cảng container là một khu vực nằm trong hải cảng lớn hơn, bao gồm các cảng phục vụ các loại tàu khác (hàng rời, tàu dầu, tàu khách…), được thiết kế dành riêng cho tàu container neo đậu, bốc hạ container và thực hiện tiếp các công việc vận chuyển hàng container vào trong nội địa

Các yếu tố kỹ thuật chủ yếu của cảng container: (1) Bến tàu container (Wharf)

Là nơi tàu container đậu, còn gọi là “Cầu tàu” (quay or Pier), tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ của các con tàu ra vào Trung bình tàu có trọng tải từ 2.000 đến 3.000 TEU đòi hỏi cầu tàu phải có chiều dài từ 300 đến 400m và độ sâu 8 -10m

(2) Thềm bến (Apron)

Là khu vực bề mặt ke hoặc cầu tàu (Quay Surface), sát liền với bến tàu, có chiều rộng 20 - 30m, phù hợp với chân đế giàn cẩu khung hoặc loại công cụ bốc dỡ

Trang 21

12

khác Thông thường, 2 giàn cẩu khung được bố trí hoạt động dọc theo bến tàu, và có năng lực xếp dỡ đạt 40 - 50 containers/giờ

(3) Bãi chứa Container (Container Yard)

Là nơi tiếp nhận, lưu chứa container (CY) CY có thể phân thành một số khu vực:

- Khu vực bố trí container chuẩn bị xếp xuống tàu - Khu vực dành tiếp nhận container từ tàu lên bờ - Khu vực chứa container rỗng

Tùy theo số lượng container đi, đến, lưu chứa mà diện tích bãi chứa có quy mô lớn nhỏ

Thông thường tương đương với chiều dài 300m Ke, diện tích khoảng 105,000m2

(4) Khu vực tiếp nhận, chất xếp container (Marshalling Yard)

Là khu vực được bố trí kề bên thềm bến để tiếp nhận container đi và đến Tại đây người ta có thể dùng cẩu bò để di chuyển hoặc xếp chồng container lên nhau thành một số tầng nhất định

Tại địa điểm dành riêng cho chất xếp container chờ bốc xuống tàu, người ta có thể kẻ từng ô chứa Container có đánh số để tiện cho việc nhận dạng và tiến hành bốc xếp

(5) Trạm Container làm hàng lẻ (Container Freight station – CFS) Là nơi tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ, nó có chức năng:

- Tiếp nhận những lô hàng lẻ của chủ hàng từ nội địa, lưu kho, phân loại, đóng hàng vào container, hoàn thành thủ tục và giao hàng xuống tàu

Trang 22

(6) Trung tâm kiểm soát (Control Center)

Có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát tình hình bốc dỡ container, tình hình hoạt động và các thao tác nghiệp vụ khác trong bãi chứa Container Nó thường được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc quan sát và được trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại lưu tuyến, vô tuyến, máy ghi hình)

(8) Xưởng sửa chữa và các trang thiết bị khác

Tùy theo quy mô và yêu cầu nghiệp vụ của khu cảng, mà có thể bố trí tại đây xí nghiệp sửa chữa to nhỏ để duy tu, bảo trì

Ngoài ra, còn các trang thiết bị khác như trạm cung cấp điện, nhiên liệu, thực phẩm và nước ngọt cho tàu, thiết bị chiếu sáng, tổ chức y tế, phòng cháy, chữa cháy, thông tinliên lạc

Trang 23

14

1.4.4 Công cụ xếp dỡ container

Cẩu giàn (Container gantry crane)

Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng container chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu: Lifton/Lift-off (Lo/Lo) Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt vuông góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên xuống và chụp vào bốn góc trên của container qua một cơ cấu gọi là “twistlock”

Cẩu chân đế (multi-function crane)

Là loại cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa, và có thể dùng để cẩu container khi cần thiết Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở dễ dàng, và linh hoạt trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không cần di chuyển Loại này không phải chuyên dụng và có năng suất kém hơn cẩu giàn Một số cảng như Lê Thánh Tông, Đoạn Xá (Hải Phòng), Tân Thuận (Sài Gòn) hiện vẫn dùng loại cẩu này

Cẩu sắp xếp container (Container stacking crane)

Là loại cẩu di động sử dụng để sắp xếp container trong bãi container của cảng (Container Yard - CY) Loại cẩu này cấu trúc gồm một khung có chân đế gắn vào bánh lăn trên ray hoặc bánh lăn cao su và một xe điện con (trolley) di chuyển dọc khung dầm

Xe nâng (forklift)

Là loại thiết bị nâng hạ có cấu trúc dạng ô tô bánh lốp, được trang bị động cơ diesel và động cơ thủy lực, nâng hạ container qua cơ cấu càng (xe nâng phổ thông) hoặc khớp giữ (xe nâng chụp, nâng cạnh) Một số loại xe nâng: xe nâng chụp, xe nâng cạnh, xe nâng phổ thông, xe nâng bên trong

Giá cẩu (spreader)

Trang 24

15

Là thiết bị gắn khớp giữ, lắp đặt cho các cẩu để chụp vào nóc trên của container Có hai loại giá cẩu Loại giá cẩu thô sơ chỉ gồm một khung thép chữ nhật kích thước cố định tương ứng với chiều dài và chiều rộng của container 20' và 40' Loại giá cẩu tự động cấu trúc phức tạp hơn, có chiều dài thay đổi được để phù hợp với chiều dài của nhiều loại container

Xe container (container truck)

1.4.5 Các vật liệu, thiết bị, công cụ xếp dỡ hàng hóa container Cầu xe nâng (Forklift ramp)

Cầu xe nâng (Forklift ramp) là một trong các công cụ xếp dỡ hàng hóa container có chức năng chính là kết nối giữa sàn làm việc và sàn container, được làm bằng chất liệu khung thép rất chắc chắn

Cầu xe nâng cho phép xe nâng điện, xe nâng dầu di chuyển có tải và không tải lên cầu

Bàn nâng điện

Bàn nâng điện là loại thiết bị, công cụ xếp dỡ hàng hóa container rất đắc lực giúp nâng hạ những chiếc xe nâng điện, xe nâng dầu hoặc công nhân,…có khối lượng hàng tấn lên container để thực hiện công việc đóng thùng phuy vào container hay bốc xếp các loại hàng hóa khác

Bàn nâng điện cũng đa dạng mức tải trọng và kích thước mặt bàn khác nhau với các loại bàn nâng điện 1 tấn nâng cao 1.7m, bàn nâng điện 2 tấn nâng cao 1m4, …

Vật liệu đệm lót sàn xe/ sàn container

Tùy vào tính chất của từng loại hàng hóa khác nhau mà có thể đặt trực tiếp hàng hóa lên mặt sàn container/sàn xe hay không

Trang 25

16

Trong một số trường hợp và một số loại hàng hóa cần rải 1 lớp vật liệu lót để tăng ma sát giữa lô hàng với mặt sàn hoặc phải đặt trên giá gỗ rồi mới đặt lên sàn container/ sàn xe

Mục đích của việc đặt vật liệu lót sàn xe để bảo vệ mặt sàn container không bị hư hỏng trong quá trình xếp hàng, đồng thời cũng giữ được an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Đối với các loại hàng hóa như hộp hàng carton, các hộp nhẹ hoặc các tấm nâng hàng có thể xếp trực tiếp lên sàn của container mà không cần những tấm đệm này

Trong trường hợp các tấm nâng hàng này là một phần của lô hàng, chúng cũng có thể được xếp và bao quanh bằng các lớp nilon mỏng cùng các dây nilon chằng xung quanh tấm nâng hàng

Tuy nhiên Pallet chỉ nên dùng làm công cụ xếp dỡ hàng hóa container tại điểm nhận hàng hoặc trực tiếp trong các cảng vì nhược điểm của tấm nâng hàng là trong một số trường hợp chúng không thể được xếp kín tối đa trong một container tiêu chuẩn

Trang 26

Các vật liệu để chằng buộc cố định hàng hóa trên ô tô

Vật liệu dùng để chằng buộc, cố định lô hàng hóa nhằm chống lại các dịch chuyển theo các phương khác nhau như thẳng đứng hay dọc ngang

Ngoài ra, vật liệu để chằng buộc cũng có khả năng chống lại các tác động rung trong quá trình vận chuyển

Các loại vật liệu chằng buộc cần được sử dụng với các lô hàng có tải trọng thấp hơn tải trọng giới hạn của thiết bị chằng buộc

Dây chão, dây thừng

Khi sử dụng dây chão hay dây thừng làm công cụ xếp dỡ hàng hóa container cần chú ý các đặc điểm tính chất của loại dây này là các loại dây thừng làm từ vật liệu tự nhiên (xơ cây, thân cây)

Dây chão có thể sẽ bị hỏng trong điều kiện có axit hoặc các chất hòa tan, các loại dây thừng này cũng sẽ co giãn tùy theo sự thay đổi độ ẩm không khí

Trên thị trường hiện nay cũng có loại dây thừng có lõi thép, được dùng để cố định hàng hóa trên container bền bỉ và an toàn hơn

Các dây nylon

Trang 27

18

Loại phổ biến nhất để chằng buộc là các dây nylon, có rất nhiều loại với tải trọng khác nhau Khi dùng cần có các tai quai bảo vệ dây thừng tại các vị trí tiếp xúc với các góc cạnh sắc nhọn

Cấm không được thắt dây nylon do đặc tính trơn trượt của loại vật liệu này, thay vào đó cần dùng các đai và khuyên để thắt chặt dây nylon

.Các đai bằng thép

Các đai bằng thép cũng là công cụ xếp dỡ hàng hóa container chắc chắn và tuổi thọ lâu dài, tuy nhiên công cụ này không thể áp dụng với các lô hàng mềm vì không có tính chất đàn hồi

Các đai bằng thép có thể bị lỏng rất nhanh chóng khi các dầm gỗ co giãn hoặc khi hàng hóa được chằng buộc bởi các đai thép không bị thất thoát về số lượng trong quá trình vận chuyển

Trong những trường hợp vận chuyển các cuộn thép, các đai bằng thép này cũng đặc biệt hữu dụng

Trang 28

19

Dây xích không bị mất tác dụng tại các cạnh nhỏ, thường được sử dụng để chằng buộc các hàng hóa nặng, tại các vị trí từng kết nối với dây xích không bị cong đều có thể được kết nối dễ dàng

Để dùng dây xích an toàn và cố định chắc chắn cần thêm các các đinh vít căng lực hoặc đòn bẩy/ móc vì loại dây xích này không có tính đàn hồi nên không thể linh hoạt trong những trường hợp hàng hóa bị xê dịch

1.5 Tổ chức vận chuyển hàng nguyên container

1.5.1 Kỹ thuật đóng hàng vào Container

Theo tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp chì container

Người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí có liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà lại gửi theo phương thức hàng lẻ

Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi, người chuyên chở không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng

Bởi vậy, họ sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải Mặt khác, trong một quá trình chuyên chở, hàng hoá không được dỡ ra để sắp đặt lại như trong các phương pháp chuyên chở khác Cho nên người gửi hàng phải đặc biệt chú trọng đến việc đóng xếp hàng vào Container nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hoá chuyên chở, đồng thời tận dụng được toàn bộ trọng tải cũng như dung tích Container Đóng và chất xếp hàng vào Container đòi hỏi phải nắm vững:

Trang 29

20

1.5.2 Chọn container phù hợp với đặc điểm của hàng hóa chuyên chở

Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container, cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh

Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa chuyên chở được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường, container thông gió hoặc container bảo ôn tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa

- Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container Bao gồm: Than, quặng, cao lanh tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng buôn bán lớn Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa)

- Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như: hàng dễ hỏng, hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại… Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: container bảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chở súc vật…

- Nhóm 4: Các loại hàng không phù hợp với vận chuyên chở bằng Container, như: sắt thép, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất phóng xạ…

Trang 30

21

1.5.3 Xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng

Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao Container Khi phát hiện Container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi Container khác Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp nhận Container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của Container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh

Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên chở

Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt Kiểm tra các đinh tán, rive xem có bị hư hỏng hay nhô lên không Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh…

Kiểm tra cửa container: Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào

Kiểm tra tình trạng vệ sinh container: Container phải được dọn vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện

Trang 31

22

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container: Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn Thông số kỹ thuật của container bao gồm:

- Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép Nó bao gồm trọng lượng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container

- Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container

- Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container

- Dung tích container (Container Internal Capacity) tức là sức chứa hàng tối đa của container

Để đảm bảo lợi ích kinh tế đạt tối đa thì nên chọn container có tỷ trọng chất xếp gần với tỷ lệ khối lượng/ thể tích của hàng hóa nhất (nhưng không được vượt quá)

Công thức tỷ trọng chất xếp:

R = W / M W (Weight) là trọng tải tối đa của Container (tấn) M (Measurement) là dung tích của Container (CBM) R (Ratio) là tỷ trọng chất xếp hàng của Container

1.5.4 Yêu cầu về kỹ thuật chất xếp, chèn lót hàng hóa trong Container

Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn Container:

Trang 32

23

Mục đích phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container là để tránh trọng lượng tập trung ở một điểm hay một nơi làm cho mặt sàn và các dầm ngang tại nơi ấy phải chịu tải quá mức do đó có thể bị nứt gãy hoặc cong vênh

Phải giữ cho trọng tâm container và hàng hóa không bị lệch, nếu không sẽ mất cân bằng trong khi bốc dỡ vận chuyển có thể làm cho container bị trượt nghiêng, lật úp hoặc rơi xuống

Khi hàng chuyên chở là cỗ máy hình dáng phức tạp khó xác định trọng tâm thì nên làm giá đỡ thích hợp, có chèn đệm, chằng buộc để cố định vị trí

Khi xếp nhiều loại hàng chung một container, phải xếp hàng năng bên dưới, hàng nhẹ bên trên và nếu cần phải đặt thêm tấm đệm lót và chằng buộc cẩn thận

Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong Container:

Chèn lót hàng là động tác không thể thiếu được trong xếp hàng nhằm mục đích tránh cho hàng hóa tiếp xúc va chạm gây hư hại cho nhau và hư hại cho container Chèn lót hàng tốt chẳng những đảm bảo an toàn mà còn tạo điều kiện xếp hàng thành chồng lên nhau (đặc biệt là hàng mỏng mảnh dễ vỡ hoặc đường tròn) làm tăng thêm lợi ích kinh tế

Vật liệu chèn lót phải đảm bảo vệ sinh, không tạo môi trường cho côn trùng sinh sôi, gây hại và cũng cần chú ý xem nước nhập khẩu có quy định sử dụng vật liệu chèn lót như thế nào

Gia cố hàng trong Container:

Gia cố hàng là biện pháp phổ biến được áp dụng để lấp khoảng trống giữa các kiện hàng, giữa hàng và vách nhằm phòng tránh hàng hóa xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ Có nhiều cách gia cố hàng như sau: dùng trụ gỗ chống đỡ; dùng giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm hoặc dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc giữ

Trang 33

24

Cần phải gia cố hàng chắc chắn, kiên cố nhưng không nên chằng buộc quá căng làm tăng áp lực lớn lên các điểm tựa tương đối yếu của container như cửa, vách mặt trước Các cột hoặc giá đỡ nên bố trí theo chiều dọc container

Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động:

Trong khi chuyên chở và bốc dỡ hàng, nói chung không thể triệt tiêu được hết các xung đột nhưng có thể dùng vật có công dụng hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động

Đó thường là những vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí…

Chống hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi trong Container:

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm nên container khi vận chuyển từ Việt Nam bên trong sẽ có độ ẩm cao Trong quá trình vận chuyển trên biển qua các khu vực ôn đới gặp thời tiết lạnh thì độ ẩm bên trong container sẽ hóa thành dạng lỏng đọng thành giọt nước và dễ gây hư hại cho những hàng hóa như các thiết bị điện tử hay hàng hóa khô…

1.5.5 Các phương pháp gửi hàng bằng Container

Gửi hàng nguyên Container (FCL – Full Container Load)

Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: "FCL là xếp hàng nguyên Container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi Container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một Container hoặc nhiều Container, người ta thuê một hoặc nhiều Container để gửi hàng"

Gửi hàng lẻ Container (LCL – Less than Container Load)

LCL là những lô hàng đóng chung trong một Container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào và

Trang 34

Gửi hàng kết hợp (FCL/ LCL – LCL/ FCL)

Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:

• Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) • Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở giống như khi gửi theo phương pháp gửi nguyên, nhưng khi nhận trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở lại giống như phương pháp gửi hàng lẻ Còn gửi LCL/FCL thì ngược lại với phương pháp kết hợp nói trên

1.5.6 Chứng từ vận chuyển hàng hóa Container

Vận đơn container theo cách gửi FCL/FCL

Vận đơn container (Container Bill of Lading) do người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp chì để chuyên chở

Trang 35

Vì vậy, khi container đã được bốc lên tàu, người gửi hàng nên yêu cầu người chuyên chở ghi chú thêm trên vận đơn: "container đã được bốc lên tàu ngày " (Shipped on board, on ) và có ký xác nhận Lúc này vận đơn trở thành "vận đơn đã xếp hàng" (Shipped on board Bill of Lading) và được ngân hàng chấp nhận làm chứng từ thanh toán

Vận đơn container theo cách gửi LCL/LCL

Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ ký phát cho người gửi hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL)

Nếu người gửi hàng lẻ do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và chuyên chở thì sẽ có hai loại vận đơn được ký phát:

Vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading):

Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho người chủ hàng lẻ của mình Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng

Vận đơn thực của người chuyên chở (Master Bill of Lading):

Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng hóa của người gom hàng sẽ ký phát vận đơn cho người gom hàng theo cách gửi hàng nguyên container (FCL/FCL)

Trang 36

Các tiêu chí để đánh giá tình hình thực hiện sản lượng vận chuyển hàng hóa nguyên container:

Chỉ tiêu sản lượng vận chuyển và sản lượng luân chuyển: Nhằm đánh giá về tình hình sản lượng trong năm cùng với đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, từ đó đưa ra biện pháp cải tiến

Chỉ tiêu doanh thu: Đánh giá hoạt động dịch vụ vận chuyển, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu từ đó xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô Công ty trong năm tiếp theo

Chỉ tiêu chi phí phát sinh: Phân tích các loại chi phí để thấy được hiện trạng kinh doanh, những ưu điểm để tiếp tục phát huy và nhược điểm để đưa ra biệp pháp xử lý kịp thời

1.7 Phương pháp nghiên cứu

1.7.1 Phương pháp nghiên cứu theo thời gian

Dùng phương pháp nghiên cứu theo thời gian, thường là phân tích theo từng tháng hoặc quý để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thời vụ, lễ, Tết, đến tình hình phát triển kinh doanh của Công ty

Trang 37

28

1.7.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi sử dụng phương pháp so sánh ta cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau:

1.7.2.1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc để so sánh Tuỳ theo mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là :

• Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm phân tích xu hướng phát triển của các chỉ tiêu

• Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức

• Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng, … Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện, và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được

1.7.2.2 Điều kiện để so sánh:

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian

- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian thống nhất trên 3 mặt sau:

• Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế • Phải cùng một phương pháp tính toán

Trang 38

29 • Phải cùng một đơn vị đo lường

• Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau

• So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

• So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất

• So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung Công thức:

Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu KPT - Chỉ tiêu kỳ gốc × HSĐC

1.7.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phương pháp thay thế xen kẽ các yếu tố theo một thứ tự cụ thể và cố định các yếu tố để xác định tác động chính xác đến chất phân tích (chất phân tích) Một trong những nhiệm vụ của phân tích chu kỳ kinh doanh là xác định mức độ ảnh hưởng của một yếu tố đến số liệu Phân công nối tiếp là một cách để giúp đạt được

Trang 39

30

mục tiêu này Nó được sử dụng khi các yếu tố và chỉ số trong phân tích có liên quan đến sản phẩm, thương số hoặc tổ hợp các sản phẩm, thương số và tổng dấu hiệu Nguyên tắc thay thế kế tiếp chỉ ra rằng khi tính toán ảnh hưởng của một nhân tố cụ thể đến tiêu chí phân tích, sự thay đổi của nhân tố đó được tính đến và các nhân tố khác được giả định là không thay đổi Nội dung phương pháp thay thế liên tiếp:

- Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các yếu tố bằng phương trình kinh tế yêu cầu các yếu tố phải được sắp xếp theo một trình tự cụ thể Nguyên tắc sắp xếp là:

- Theo quan hệ nhân quả: số lượng tạo ra sự khác biệt Yếu tố định lượng có trước yếu tố định tính Các yếu tố nằm kề nhau phải có mối quan hệ với nhau Lần lượt tính các giá trị của từng nhân tố và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến chỉ tiêu

✓ Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn là:

- Với nhân tố thứ nhất: Tính chỉ tiêu với giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc + Thay nhân tố thứ nhất bằng trị số kỳ nghiên cứu, tính chỉ tiêu với nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứ, các nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần 1

+ Lấy kế quả thay thế lần 1 trừ đi đi giá trị chỉ tiêu chưa thay thế Hiệu số chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu

+ Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi nhân với 100, kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu

- Với nhân tố thứ 2: Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ 2 và nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứu, các nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả lần thay thế thứ 2

Trang 40

+ Lần lượt thay thế đến nhân tố cuối cùng, kết quả lần thay thế cuối cùng chính là giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu, và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu Mỗi lần thay thế một nhân tố nào đó thì kết quả lần thay thế đó được tính với trị số kỳ nghiên cứu của nhân tố thay thế và các nhân tố đã thay thế Các nhân tố còn lại (chưa thay thế) mang trị số kỳ gốc Ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thay thế đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng kết quả lần thay thế đó trừ đi kết quả lần thay thế trước đó, còn mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng ảnh hưởng tuyệt đối nhân với 100 chia cho giá trị chỉ tiêu kỳ gốc Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối mang đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng tương đối mang đơn vị tính là %

Cuối cùng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần thay thế và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch của trị số chỉ tiệu giữa 2 kỳ, đó cũng chính là đối tượng cụ thể của đánh giá

- Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A phụ thuộc 3 nhân tố a, b, c, mối liên hệ đó thể

hiện bằng công thức: Aabc

=

- Trị số kỳ gốc của các nhân tố là a0, b0, c0

+ Trị số nghiên cứu của các nhân tố là a1, b1, c1 , giữa 2 kỳ chỉ tiêu biến động

a ba b

 = −=−

Ngày đăng: 23/06/2024, 11:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w