1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy

332 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Luyện Tổng Hợp
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo Án
Định dạng
Số trang 332
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy Giáo Án, kế hoạch bài dạy dạy thêm ngữ văn 8 kì 2 sách cánh diều , soạn chi tiết chất lượng, dùng để dạy

Trang 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 KÌ 2 SÁCH CÁNH DIỀU

(SOẠN CHI TIẾT)

- Luyện đề tổng hợp ngoài chương trình

- Rèn cho học sinh kỹ năng ôn luyện, làm đề tổng hợp

- Vận dụng kiến thức từ việc rèn đề mở rộng để làm bài kiểm tra theo yêu cầu

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, đề kiểm tra

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi

có ai đó cần được chăm sóc y tế Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trămcon người, chờ tiếng súng lệnh vang lên

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước Chính lúc đó hình ảnhmột người phụ nữ đập vào mắt tôi Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuốicùng” Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra Đôi chân tật nguyền củachị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy

Trang 2

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thởgiùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửacầu mong chị tiếp tục Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua nhữngmét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường Chị chầm chậm tiến tới,băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thểlàm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng” Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹnhàng đối với tôi

(Theo John Ruskin)

1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A Miêu tả B Tự sự

C Biểu cảm D Nghị luận

Câu 2 Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A Mùa xuân B Mùa hè

C Mùa thu D Mùa đông

Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A Đi thi chạy B Đi diễu hành

C Đi cổ vũ D Chăm sóc y tế cho vận động viên

Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A Là một em bé B Là một cụ già

C Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền D Là một người đàn ông mập mạp

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp

phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”

A Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp

B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai

D Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

A nhẫn nại B chán nản

C dũng cảm D hậu đậu

Trang 3

Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu ghép:

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

A 1 câu B 2 câu

C 3 câu D 4 câu

Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:

A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi

B.Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy

C Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ

D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ

2 Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác

giả lại nghĩ đến ai?

Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?

II VIẾT (4.0 điểm)

Kể lại chuyến đi thăm quan (di tích lịch sử) đáng nhớ ( VD : HỒ GƯƠM )

0,50,5

10 - Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy

1,0

Trang 4

mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp (Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

II Viết a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn

đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỷ niệm

khiến em nhớ mãi

0,25

c Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu

tả và biểu cảm theo gợi ý sau:

+ Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử

- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi.

2 Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi

- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, vào một ngày tháng

6 hứa hẹn sẽ có nắng đẹp

- Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới

- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn

Trang 5

bị mở cửa

- Chúng em gồm 3 gia đình, xuất phát trên một xe ô tô

16 chỗ Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi…

- Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ

Gươm

3 Diễn biến chuyến tham quan

a Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm

- Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết

- Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát

- Quanh hồ Gươm là rất đông người, hàng quán Đặc biệt, chúng em được gặp khá nhiều du khách nước ngoài

b Đi thăm Tháp Rùa

- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính

là Tháp Rùa

- Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ Tháp Rùa cho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử

- Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước

ta Nó đã chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

c Đi thăm đền Ngọc Sơn

- Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn

- Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt

- Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo

Trang 6

nhiều người quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao

- Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em

d Đi thăm tháp Hòa Phong

- Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm

- Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm

- Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ

Hồ Đây là con phố chuyên bán sách

- Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị

5 Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em

- Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua

- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha

đã gìn giữ bảo vệ đất nước

Trang 7

phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,5

Đề 2:

I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tre Việt Nam

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Trang 8

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3 Câu thơ sau thuộc kiểu câu nào?

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

A Câu trần thuật B Câu cầu khiến

C Câu cảm thán D Câu nghi vấn

Câu 4: Đoạn thơ sau cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

A Tình yêu thương đồng loại B Cha truyền con nối

C Cần cù, chịu khó D Ngay thẳng

Câu 5 Câu thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre?

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con."

Trang 9

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

A Chịu khó, cần cù B Tinh thần đoàn kết

C Hi sinh, nhường nhịn D Ngay thẳng, bất khuất

Câu 6 Dòng thơ dưới đây cho thấy đức tính gì của cây tre Việt Nam?

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường."

A Đoàn kết, đùm bọc nhau B Khỏe khoắn, ngay thẳng, bất khuất

C Khỏe khoắn, vững chắc D Chịu thương, chịu khó

Câu 7 Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

" Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh xanh màu tre xanh"

A Thể hiện vẻ đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ - tre già măng mọc, giống như những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ mãi mãi nối tiếp liên tục từ thế hệnay sang thế hệ khác

B Dự đoán sau này bóng tre xanh sẽ còn lan tỏa khắp các làng quê, các ruộng đồng, núi đồi, thành phố trên đất nước Việt Nam

C Màu xanh của tre là màu vô cùng tươi đẹp

D Cần có biện pháp hữu hiệu để màu xanh của tre được phủ khắp trên đất nước Việt Nam

Câu 8 Những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua

hình ảnh cây tre?

A Cần cù, đoàn kết B Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

C Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh D Nhân hậu, thông minh

2 Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Câu 10: Hình ảnh cây tre trong bài thơ đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của

con người Việt Nam? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)

II VIẾT (4.0 điểm)

Trò chơi điện tử đang trở thành trò tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác Em hãy viết bài văn nghị nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó

Trang 10

9 - Biện pháp tu từ nhân hóa: tay ôm tay níu.

- Tác dụng: Phép nhân hóa làm cho cây tre trở nênsinh động, có hồn, khắc họa hình ảnh cây tre mangphẩm chất vốn có của con người Việt Nam: Yêu thương, đoàn kết gắn bó với nhau trong mọi hoàn cảnh

0,50,5

10 - Hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất caoquý của con người Việt Nam: Cần cù, lạc quan, kiên cường bất khuất, đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ

1,0

II Viết a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn

đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ

và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 11

mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.

- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…

1 * Nguyên nhân:

- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ

- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…

* Tác hại:

- Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học…

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế…

- Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác,

- Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn

xã hội…

(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể)

* Giải pháp khắc phục, lời khuyên.

Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh Vì vậy:

- Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện quyđịnh về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập…

- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em

- Gia đình quản lý chặt chẽ con cái

Trang 12

- Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm…

(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)

- Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0,5

* Hướng dẫn về nhà: Hoàn thiện bài tập

- Chuẩn bị buổi sau ôn: Luyện đề mở rộng

- Rèn cho học sinh kỹ năng làm đề mở rộng

- Vận dụng kiến thức từ việc rèn đề mở rộng để làm bài kiểm tra theo yêu cầu

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, đề kiểm tra

Trang 13

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa làngười có nét riêng xuất sắc trog số các nhà thơ đương đại trước năm 1975 Ông luôn cócái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là

sự quen thuộc xung quanh

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi

tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòngngười đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chânthật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đếntrái tim người đọc Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầymàu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân Không những thế,

tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ

hậu phương Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải

của quê hương dành cho tiền tuyến [ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần ĐăngKhoa như một hình tượng nghệ thuật giau sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu

một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên [Trăng ơi từ đâu đến?]

Trang 14

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương nhưmột bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp Trong thơ của ông, nhạc điệukhông chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế Thếgiới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nàokhẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứngđáng với danh xưng “thần đồng” thi ca Kông những thế nahf thơ còn lồng ghép linhhoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không

những hóm hỉn, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế [ Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ làcách đưa thế giới xung quanh vào tác phâm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắtquan sát nhạy bén Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồnnhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong

họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi củathời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởinhững nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn họcViệt Nam Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những ángthơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâmkhảm

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1 Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A Nghị luận văn học B Nghị luận xã hội

C Văn bản thơ D Văn bản truyện trưởng

Câu 2 Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A Con người và các mối quan hệ

B Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

C Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

D Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3 Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A Châm biếm, đả kích B Hài hước vui vẻ, tự nhiên

C Mạnh mẽ, mãnh liệt D Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4 Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim

người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A Cây dừa B Đám ma bác giun C Hạt gạo làng ta D Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 5 Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê

hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

Trang 15

A Cây dừa B Đám ma bác giun C Hạt gạo làng ta D Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6 Câu 6 Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được

3 Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4 Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ,

nhân hóa, từ láy

Câu 7 Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

B Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa

C Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca

D Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại

Câu 8 Câu “Trăng ơi từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A Câu hỏi B Câu cầu khiến

C Câu cảm thán D Câu kể

Câu 9 Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10 Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

II VIẾT (4,0 điểm)

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất

Trang 16

Trần Đăng Khoa.

VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

10 Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa

theo trí

1,0

II.

Viết

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

0,25

b Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thíchnhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụngtốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫnchứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu về bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa và nhânvật

- Phân tích các đặc điểm của nhân vật, các đoạn văn cầnnêu đủ ý kiến, lí lẽ, và dẫn chứng cụ thể minh họa

- Phân tích nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và cácnghệ thuật tiêu biểu khác

- Khái quát, đánh giá chung về đặc điểm của nhân vậttrong bài thơ của Trần Đăng Khoa

0,51,0

Bao nhiêu người thuê viết

Trang 17

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, trong Thi nhân Việt Nam Nguyễn Đức Phiên xb, Hà Nội, 1943)

1 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?

C Khi phố phường tấp nập, đông đúc

D Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ

Câu 3: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều

gì?

A Ông đồ rất tài hoa

B Ông đồ viết văn rất hay

C Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp

D Ông đồ có nét chữ bình thường

Câu 4: Hai câu thơ "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" trong bài

Trang 18

Câu 6: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:

A Người dạy học nói chung

B Người dạy học chữ nho xưa

C Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho

D Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực

Câu 7: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?

A Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay

B Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa

C Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài

D Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu

Câu 8: Hai câu thơ: Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay nói lên

điều gì?

A Ông đồ rất tài hoa

B Ông đồ viết văn rất hay

C Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp

D Ông đồ có nét chữ bình thường

2 Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9: Nhà thơ đã thể hiện những nỗi niềm, tâm tư gì qua khổ thơ cuối?

Câu 10: Từ nội dung bài thơ "Ông đồ", em rút ra được những bài học gì trong cuộc

sống? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng)

II VIẾT (4.0 điểm)

ĐỀ : Thuyết minh giải thích hiện tượng “ Biến đổi khí hậu “

Trang 19

10 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy

- Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay

Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại Nếu như trước đây, ông đượcquý trọng, những nét chữ của ông được "tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì ngày nay, ông lại bị người đời quay lưng,

bị quên lãng Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ mộtthời hiện về với những kí ức đẹp nhất

1,0

II Viết a Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn

Mở đoạn nêu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết

đoạn khái quát được vấn đề

0,25

I Mở bài

- Điều mà toàn xã hội phải quan tâm nhất hiện nay, là tiếng

chuông báo động lớn nhất, chính là vấn đề biến đổi khí hậu

II Thân bài

1 Giải thích

- Biến đổi khí hậu Trái Đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu

gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và

trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong

một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm

+ Bao gồm: nóng lên toàn cầu, băng tan, nhiệt độ thay đổi, hiện

tượng nhà kính,…

- Thực trạng

+ Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước

ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc

muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh

0,25

Trang 20

hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng.

+ Ở Mỹ trong năm vừa qua đón những cơn lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử khiến nhiều người dân thương vong và ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế quốc dân

+ Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người Băng tan hai cực, sóng thần, lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngàycàng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,

+ Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai Quan tâm vàchung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn

+ Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ,sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm

3 Nguyên nhân

- Do tự nhiên

- Chủ yếu do hoạt động của con người: chặt phá rừng bừa bãi, khói thải công nghiệp, xả thải nước trực tiếp ra biển, phá hỏng tầng ozon

4 Hậu quả

- Rừng bị khai thác quá đà gây ra lụt lội, nhiều động vật mất nhà, con người phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên, môi trường khói bụi không có cây lọc khí CO2

- Băng tan ở hai cực gây ra sóng thần, đời sống người dân cực khổ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên

- Đất nước rơi vào tình trạng khó khăn

- Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi

- Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai

Trang 21

- Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc

ô nhiễm nguồn nước

- Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân

- Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển

- Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường

Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiêt thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững

c Triển khai vấn đề đảm bảo các yêu cầu sau: 2.5

* Hướng dẫn về nhà: Hoàn thiện bài tập

- Chuẩn bị buổi sau ôn tập văn bản “Lão Hạc”

Ngày soạn:

- Củng cố cách đọc hiểu một văn bản truyện

+ Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ) và nội dung( đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái

độ của người kể chuyện, ) của truyện

+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện quan văn bản

Trang 22

- Có ý thức trân trọng những kỉ niệm và phát huy những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp trong sáng về con người và cuộc sống.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh em quan sát, khiến em liên tưởng đến văn bản nào

đã học? Văn bản đã để lại cho em ấn tượng gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân)

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập văn bản “ ……… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụngHoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri

thức ngữ văn SGK tr…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Nhắc lại đề tài và chủ đề của truyện

ngắn?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời

- Đề tài là phạm vi cuộc sống dược miêu

tả trong văn bản (Tác phẩm viết về cái gì? hiện tượng, phạm vi cuộc sống)?

Ví dụ: đề tài của truyện ngắn Lão Hạc là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm của người nông dân

- Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản

Ví dụ: Chủ đề của truyện Hoàng tử bé là

Trang 23

a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề

cơ bản của văn bản

b) Nội dung hoạt động: hs hoạt

động nhóm

c) Sản phẩm học tập: Câu trả

lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chứchoạt động:

II CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHUNG

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại

kiến thức cơ bản của văn bản?

- Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

+ Nhan đề ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu xa

+ Tên nhan đề cũng là tên nhân vật chính.Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh

số phận nghèo khổ của Lão Hạc+ Nhan đề gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn với ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến

* * Nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ

Trang 24

tâm lí tinh tế.

+ Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện

+ Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác

** Nội dung: Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước

CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc

và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước sốphận đáng thương của một con người

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại

kiến thức trọng tâm của văn bản?

- Kể về sự việc Lão Hạc sang nhà ông giáo nói dự định bán cậu Vàng

- Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo bán cậu Vàng và nhờ ông giáo 2

việc( giữ hộ 3 xào ruộng cho con trai và gửi 30 đồng lo ma chay cho mình)

- Kể về cái chết thảm thương của Lão Hạc và lời hứa của ông giáo trước vong linh ông lão

Trang 25

2 Nhân vật

HOÀN CẢNH NHÂN VẬT LÃO HẠC

- Nghèo khổ, vợ đã mất sớm, đứa con trai

duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su

- Sống cô đơn, chỉ bầu bạn với mỗi con chó

mà con trai từng nuôi

- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại

- Qua lời kể của nhân vật ông giáo

- Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức

đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa

- Cuối cùng, lão đành đau đớn bán đi con

chó

- Chính nhân vật lão Hạc thuật lại

- Qua lời kể của nhân vật ông giáo

- Sau khi nhờ ông giáo giữ tiền lo ma chay và

giấy tờ mảnh vườn để lại cho con, lão Hạc

sống rất khổ sở

- Cuối cùng, lão xin bả chó của Bình Tư để

kết thúc cuộc đời trong vật vã, đau đớn

- Chủ yếu qua lời kể của nhân vật ông giáo

+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó

+ Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng

+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân

+ Nhờ ông giáo đứng tên văn tự để trông nom hộ ba sào vườn

+ Gửi ông giáo ba mươi đồng để làm đám tang nếu lão có mệnh hệ gì

Trang 26

Diễn biến

của cái chết

+ “Vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”, “tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên”

+ Chịu sự hành hạ khổ sở đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết

+ Số phận: đầy bi thảm

• Đói nghèo đã buộc nhân vật phải bán đi kỷ vật của con trai và cũng là người

bạn thân thiết của bản thân

• Bao nhiêu cơ cực đã đẩy nhân vật vào đường cùng, đành phải chọn cái chết đểbảo toàn tài sản cho con và giữ gìn lòng tự trọng cho bản thân

cho bản thân

+ Phẩm chất: rất tốt đẹp

• Rất mực thương con, luôn muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có

để con được sống hạnh phúc

• Dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng

NHÂN VẬT ÔNG GIÁO

Ít nhiều gắn bó với lão Hạc:

+ Được lão chia sẻ những dự định, nỗi niềm

+ Được lão tin tưởng nhờ cậy hai chuyện quan trọng cuối cùng

Suy nghĩ - Thường có sự đối chiếu giữa hoàn cảnh của bản thân với hoàn cảnh

– Buồn bã, khó hiểu khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ

– Thoáng nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó

Trang 27

– Thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái chết của lão Hạc và nguyệnlàm theo những mong muốn của lão để lão ra đi được nhẹ lòng.

4 Tình cảm, cảm xúc của người viết

- Nhà văn xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nông dân trong xã hộicũ

- Nhà văn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng

- Nhà văn chia sẻ và cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ

5 Đề tài, chủ đề

Đề tài: cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm của người nông dân

Chủ đề: Phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Táma) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản

của truyện nhằm hiểu sâu hơn về

- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản

- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,

nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả

ghi vào phiếu bài tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS

* Báo cáo kết quả:

- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại

III, LUYỆN TẬP

Trang 28

B Vì phẫn chí do nghèo không lấy được vợ.

C Vì không lấy được người mình yêu

D Vì thấy cuộc sống hiện tại khổ quá

Câu 3: Vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

A Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả

B Để lấy tiền gửi cho con

C Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con

D Vì lão không muốn nuôi con chó nữa

Câu 4: Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

A Lão Hạc

B Con trai lão Hạc

C Vợ ông giáo

D Ông giáo

Câu 5: Những chi tiết sau miêu tả nhân vật lão Hạc vào lúc nào?

- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước.

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.

- Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

- Cáu đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

- Lão hu hu khóc.

A Sau khi cậu Vàng bị bắt đi

B Sau khi cậu Vàng chết

C Sau khi con trai lão Hạc đi làm xa

Trang 29

D Trước khi lão Hạc chết.

Câu 6: Trong tác phẩm, nhân vật nào đã trở thành chỗ dựa tinh thần, trở thành bạn thân của lão Hạc?

A Binh Tư và thằng Xiên

B Ông giáo và cậu Vàng

C Thằng Xiên và thằng Mục

D Ông giáo và Binh Tư

Câu 7: Nội dung chính của tác phẩm Lão Hạc là gì?

A Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân

B Tình cảm đáng trân trọng của con người với con vật trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn

C Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chấtquý báu tiềm tàng trong họ

D Tình cảm phụ tử thiêng liêng

Câu 8: Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

A Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

C A, B đúng

D Người nông dân kiên cường trong kháng chiến chống Pháp

Câu 9: Nghệ thuật tiêu biểu của truyện Lão Hạc là gì?

A Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật

B Lời văn tinh tế, đầy chất thơ

C Sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực xã hội

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân

B Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàncảnh khốn cùng

C Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

Trang 30

B Là một người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin.

C Là một người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng

và người nông dân nói chung

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Câu nói sau của lão Hạc thể hiện điều gì?

Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!

A Sự tự an ủi của lão Hạc với bản thân mình

B Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình

C Sự thương tiếc của lão Hạc với cậu Vàng

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Nam Cao đã xây dựng nhân vật lão Hạc bằng những cách nào?

A Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để tự bộc lộ mình

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 14: Lão Hạc là một nhân vật như thế nào?

A Là người nông dân có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý

B Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc

C Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng

D Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

ĐÁP ÁN: 1D, 2B, 3C, 4D, 5ª, 6B, 7C, 8C, 9ª, 10D, 11D, 12D, 13D, 14A

Phân tích diễn biến hành động, tâm

trạng của lão Hạc sau khi bán con

chó vàng Theo em, nguyên nhân

nào khiến lão Hạc có hành động và

tâm trạng như vậy?

- Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:

+ Sau khi bán chó lão chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt

"ầng ậc nước", mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang mộtbên, lão khóc hu hu Lão dằn vặt đau đớnđến tận cùng

+ Lão đã ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình

Trang 31

kiếp cho nó".

- Nguyên nhân khiến lão Hạc có hành động như vậy là do tình cảnh nghèo khó, khốn cùng lão bị dồn vào đến chân tường,không còn sự lựa chọn nào khác Do sau trận ốm lão không thể tự lo cho bản thân

và một phần cũng vì thương con, lo con trai sau khi đi đồn điền cao su về không

có tiền lấy vợ

Theo em, điều gì khiến lão Hạc tìm

đến cái chết vật vã, đau đớn như

- Lòng tự trọng khiến lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm

- Phần nào đó lão cũng muốn chuộc lỗi với cậu Vàng

Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc

sắc của truyện ngắn Lão Hạc Trong

đó, em ấn tượng nhất với yếu tố

nào? Vì sao?

Nghệ thuật:

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão Hạc

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc

+ Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

- Yếu tố nghệ thuật mà em ấn tượng nhất chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều đại diệncho một tầng lớp trong xã hội cũ, họ sốnglầm than, nghèo khổ, chật vật và không

có lối thoát Cách xây dựng nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh

xã hội cũng như số phận chung của những người lao động thấp cổ bé họng lúc bấy giờ

Trang 32

Trong truyện có nhiều đoạn văn

mang tính triết lí về cuộc sống, con

người Em thích nhất đoạn văn nào?

Vì sao?

Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí bởi đó là những tư tưởng, chiêm nghiệm về cuộc sống mà nhà văn muốn truyền tải đến người đọc, để ta hiểuthêm về con người và hoàn cảnh sống thời bấy giờ

Em thích nhất đoạn văn “Chao ôi! Với những người ở quanh ta… xa tôi dần dần.” vì đoạn văn này thể hiện sự cảm thông của tác giả với người lao động trong xã hội cũ, họ đã quá khổ sở để lo cho chính bản thân mình mà không thể động lòng thương với bất cứ ai

Nêu bài học sâu sắc mà em rút ra

được sau khi đọc truyện ngắn này

Trong cuộc sống tình cảm là những điều

kì diệu nhất Chính vì vậy, chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người

* Hướng dẫn về nhà:

- Học kĩ nội dung vừa ôn tập

- Chuẩn bị buổi sau ôn: Trong mắt trẻ

Ngày soạn:

độ của người kể chuyện, ) của truyện

+ Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện quan văn bản

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Trang 33

* Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh em quan sát, khiến em liên tưởng đến văn bản nào

đã học? Văn bản đã để lại cho em ấn tượng gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân)

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập văn bản “ ……… ”

2 Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề

cơ bản của văn bản

b) Nội dung hoạt động: hs hoạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại

kiến thức cơ bản của văn bản?

- Sinh năm 1900 mất năm 1944

- Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng

- Các đề tài của ông lấy đề tài, cảm hứng

từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công

- Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn

2 Văn bản

- Xuất xứ: Trích “Hoàng tử bé”, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Trang 34

-Nhân vật: nhân vật “tôi” và “hoàng tử bé”

- Bố cục: 3 phần+ Chương 1: nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ

+ Chương 2: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của nhân vật “tôi” và cậu bé

+ Chương 3: Suy nghĩ của nhân vật “tôi”sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tình của mình

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức

trọng tâm của văn bản

b) Nội dung hoạt động: hs hoạt

* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại

kiến thức trọng tâm của văn bản?

lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết

Trang 35

trở thành một người sống không mơ mộng, không tưởng tượng với những chuyện nhạt nhẽo trong thế giới của người lớn.

+ Bất chợt, lúc gặp tai nạn trên sa mạc, những gì nhân vật “tôi” ngày xưa mong muốn người khác hiểu mình đã được như ý khi anh gặp được hoàng tử

+ Cuộc gặp gỡ ấy đã cho anh rất nhiều ngạc nhiên để rồi nhiều năm sau khi đã chia tay hoàng tử bé, anh vẫn còn thấy tiếc và mong gặp lại cậu ấy

- Những nội dung này đã kết hợp với nhau nhằm đích:

+ Tạo một sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện (sự gặp gỡ của những nhận thức tuổi thơ phong phú, đa dạng, khoei nguồn hồn nhiên, tươi tắn, vô tư ngỡ

đã bị vùi lấp theo thời gian trong nhân vật “tôi”)

+ Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé (là một người tri kỉ đáng quý

mà nhân vật “tôi” bất ngờ có được, nhắc anh và cả người đọc về giá trị khôn cùng của trí tưởng tượng trong thế giới tuổi thơ)

+ Góp phần thể hiện ý nghĩa của văn bản (cần tôn trọng góc nhìn đa diện đối với một sự vật, hiện tượng)

2 Nhân vật

a) Nhân vật Hoàng Tử bé

- Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tình huống sống còn: cô độc trên sa mạc rộng lớn, nước chỉ còn dùng đủ tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt mỏi

- Trong bối cảnh ấy, khi cạn dần sức lực, hi vọng, con người rất cần một chỗ dựa Có thể nói hoàng tử bé xuất hiện rất đúng lúc, xuất hiện một cách đối lập hoàn toàn với những gì mà nhân vật “tôi” đang gặp ( ngoại hình đẹp đẽ, chẳng

có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không lả người vì đói khát, cũng chẳng hề

tỏ ra “sợ sệt”, lời nói và phản ứng rất nhẹ nhàng, yêu cầu một vấn đề thiên về tinh thần chứ không phải những thứ giúp thoát khỏi tình trạng cô đơn, lạc lõng nơi sa mạc) để thực sự trở thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật “tôi” Trong bối cảnh nhiều khó khăn, đầy thủ thách như vậy, giá trị của việc hoàng

tử bé xuất hiện càng được thể hiện rõ

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ đó là ở chỗ người lớn không còn/ không có khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú như trẻ thơ Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những

Trang 36

phát hiện và trẻ con muốn trình bày Nói đúng hơn, người lớn đã không nhìn tranh vẽ của trẻ con bằng đôi mắt của trẻ con.

- Điều này tác động sâu sắc đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu vì bằng sự phát hiện tinh tế, khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, cậu đã nhận ranhững điều mà mình khó có thể thấy:

+ Cậu chỉ ra một vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ của nhân vật “tôi” cũng đủ biến con cừu này thành con cừu khác về trạng thái, giới tính, độ tuổi

+ Cậu chỉ nhìn cái hộp mà hình dung ra cả một chú cừu đang ở trong hộp ấy, tưởng tượng được cả vẻ ngoài lẫn trạng thái của chú cừu đó

+ Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của

rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên anh vẫn yên tâm hạnh, phúc vì tin tưởng và sự cẩn thận của cậu bé

+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, nề nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả chừng từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”

- Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:

+ Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời

+ Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”.+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, làđộng lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời

mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của

ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong phát hiện đã từng có

a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu

học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản

của truyện nhằm hiểu sâu hơn về

văn bản

b) Nội dung hoạt động: HS thực

III LUYỆN TẬP

Trang 37

- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.

- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,

nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả

ghi vào phiếu bài tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS

* Báo cáo kết quả:

- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại

Trang 38

D Nhật

Câu 4: Thông tin nào dưới đây là đúng về tác giả bài Trong mắt trẻ?

A Ông sinh tại thành phố Lyon trong một gia đình quý tộc địa phương, ông là con thứ ba trong số năm người con của Bá tước Jean de Saint-Exupéry

B Ông là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng

C Năm 1921, ông bắt đầu đi nghĩa vụ quân sự và được điều đến Strasbourg đểhọc nghề phi công

Trang 39

A Tự sự

B Biểu Cảm

C Miêu tả

D Nghị luận

Câu 10: Nội dung phần 1 (từ đầu đến “lễ độ đến vậy…”) của văn bản là gì?

A Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình

B Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé

C Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh củamình

D Tất cả những ý trên đều sai

Câu 11: Nội dung phần 2 (tiếp đến “hoàng tử bé […]”) của văn bản là gì?

A Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình

B Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé

C Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh củamình

D Tất cả những ý trên đều sai

Câu 12: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

A Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình

B Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé

C Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm, khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình

D Tất cả những ý trên đều sai Câu 13: Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt?

A Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán

B Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra

C Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi

D Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình

Câu 14: Khi gặp hoàng tử bé, nhân vật "tôi" cảm thấy như thế nào?

A Ngạc nhiên

Trang 40

Câu 16: Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong văn bản là gì?

A Người đọc trở nên thích thú với nội dung

B Người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn

C Khiến câu chuyện trở nên thật đặc biệt so với những câu chuyện khác

Câu 19: Ý nào dưới đây là nghệ thuật của bài Trong mắt trẻ?

A Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn

Ngày đăng: 22/06/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w