ĐỀ ÁN KINH DOANH TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE - PHỤC HỒI CHẤN THƯƠNG AN PHÚC
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ ÁN
Lý do lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới Theo thống kế của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm trên thế giới có 5 triệu người tử vong và 10 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích gây ra, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, tàn phế ở tuổi lao động Cũng theo báo cáo của WHO (2020), tai nạn thương tích nằm trong top 10 nguyên nhân tử vong tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp – trong đó có Việt Nam
Biểu đồ 1.1 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp
(Nguồn: WHO Global health estimates, 2020)
Báo cáo toàn cầu về an toàn đường bộ 2018 của WHO cho thấy với dân số vào khoảng 94,5 triệu dân, thì Việt Nam có 50.666.855 phương tiện giao thông đã đăng ký trong đó có 47.131.928 xe mô tô hai bánh và ba bánh Cũng theo báo cáo trên, WHO ước tính có 24.970 người tử vong do giao thông đường bộ ở Việt Nam vào năm 2016 và kết luận rằng các chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho người dân trong nhóm tuổi 15-29 Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông của Việt Nam là 26,4/100.000 người, cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan (theo số liệu năm 2018 của WHO) Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế (BYT), số người bị thương tích trung bình mỗi năm là gần 1.150.000 trường hợp, trong đó có khoảng 300.000 trường hợp là trẻ em và vị thành niên từ 0 - dưới 18 tuổi Chỉ sau 4 năm, từ 2019 đến 2022, số vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và số ca bị thương nặng đã tăng từ 1,4 – 1,6 lần, nhất là tổn thương về tủy sống
Theo WHO, ở nước ta vào thời điểm năm 2019, cứ khoảng 7 người thì có 3 người phải đối mặt với các bệnh/tật cần PHCN, tỷ lệ này tương đương với 30.000 trên mỗi 100.000 dân Ước tính cả nước sẽ có trên 30 triệu người cần PHCN, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 45 – 59 và nhiều nhất thuộc với nhóm mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp…
Nhu cầu phục hồi chức năng tại Việt Nam rất lớn, không chỉ với nhóm đối tượng sau phẫu thuật mà còn với cả nhóm đối tượng không phẫu thuật như bệnh nhân sau tai biến mạch máu não; sau di chứng của các bệnh lý như viêm khớp; chấn thương thể thao; chấn thương lao động, chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập Mạng lưới các cơ sở chỉnh hình - PHCN – phục hồi chấn thương dàn trải, trực thuộc nhiều bộ ngành, thiếu sự liên kết, hợp tác trong quản lý cung ứng và kiểm soát chất lượng dịch vụ Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề tiếp cận dịch vụ PHCN Trên quy mô cả nước, tính đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có 0,25 nhân lực PHCN/ 10.000 dân, thấp hơn nhiều so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân) Trước thực trang nêu trên, Chính phủ và ngành y tế Việt Nam cũng đặt mục tiêu tiếp tục tăng cường đầu tư phục hồi chức năng hơn nữa, thể hiện rõ tại
Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Như phân tích ở trên, thị trường chăm sóc sức khỏe thiếu hụt nhân lực và cơ sở phục hồi chấn thương Do đó, Trung tâm chăm sóc sức khỏe và phục hồi chấn thương
An Phúc ra đời có thể bổ sung vào sự thiếu hụt của thị trường, cung cấp cho người bệnh một cơ sở thăm khám, chăm sóc giảm nhẹ uy tín, chất lượng
Bên cạnh đó, tác giả đã có hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc trong cơ sở y tế công lập, các thành viên cùng tham gia kinh doanh với tác giả cũng là các bác sĩ có 10- 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngoại khoa - phục hồi chức năng tại các bệnh viện tuyến I, II – có nhiều mối quan hệ với các đối tác ở bệnh viện cũng như hệ thống nhân lực y tế chất lượng cao Bởi vậy, ở bước xâm nhập thị trường có thể có nhiều lợi thế để An Phúc có được sự ủng hộ và lan tỏa thương hiệu nhanh hơn
Như vậy, dựa trên các cơ sở thực tiễn về nhu cầu thị trường, kinh nghiệm và các mối quan hệ sẵn có của tác giả và cộng sự, mô hình kinh doanh Trung tâm chăm sóc sức khỏe - phục hồi chấn thương An Phúc được hình thành ý tưởng và đưa vào xây dựng kế hoạch triển khai thực tế.
Mục tiêu của đề án
Mục tiêu tài chính của dự án bao gồm đạt được chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của dự án như sau:
Bảng 0.1.1 Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ba năm đầu kinh doanh Đơn vị tính: VND
Nội dung/ Năm Năm 2025 Năm 2026 Năm 2027
Về mục tiêu tài chính, Trung tâm An Phúc đặt mục tiêu sau bắt đầu có lãi từ năm thứ 2 sau khi vận hành, dự kiến đạt khoảng 400 triệu sau thuế với tỷ suất lợi nhận sau thuế trên doanh thu ROS đạt 6%, năm tiếp theo đạt mục tiêu 27%
1.2.2 Mục tiêu phi tài chính
Mục tiêu thương hiệu: Dự án định vị An Phúc là trung tâm chăm sóc sức khỏe
- phục hồi chấn thương chuẩn … trong lĩnh vực phục hồi chức năng, đưa An Phúc sở thành lựa chọn hàng đầu của bác sỹ trong chỉ định điều trị phục hồi chấn thương cho các bệnh nhân tai nạn thương tích, tai nạn lao động, chấn thương trong sinh hoạt và chấn thương thể thao
Mục tiêu kênh phân phối: Trong 5 năm đầu tiên từ 2025 – 2029, An Phúc mở
01 cơ sở, tiếp cận thành công dịch vụ tới 10 bệnh viện tại Hà Nội Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo mở rộng cơ sở II, mạng lưới truyền thông.
Tầm nhìn – sứ mạng – giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: đến năm 2030 trở thành đơn vị chăm sóc sức khỏe sau chấn thương, phục hồi chức năng được tin tưởng tại Việt Nam
Sứ mạng: trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe sau chấn thương, phục hồi chức năng do tai nạn thương tích, đặc biệt là chấn thương thể thao Tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng; góp phần tạo ra hạnh phúc cho mỗi gia đình thông qua phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ cho khách hàng; đem lại lợi ích tối đa cho công ty và cho xã hội
- S (Standard) - Tiêu chuẩn, An toàn, Hiệu quả: Đặt an toàn người bệnh lên hàng đầu; phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt chuẩn chất lượng, mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng
- M (Mutuality) - Cân bằng: Lợi ích và giá trị cho khách hàng, trung tâm, nhân viên y tế và cộng đồng cư dân trên địa bàn
- A (Accountability) - Minh bạch: Thượng tôn đạo đức – trách nhiệm nghề nghiệp, hành xử chính trực
- R (Reliability) - Tận tâm - Tin cậy: Phục vụ khách hàng/ đối tác với sự tận tâm, chia sẻ và tin cậy
- T (Technology) - Công nghệ cải tiến liên tục: Cam kết không ngừng cải tiến chất lượng - ứng dụng công nghệ kỹ thuật nhằm mang đến hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện.
Yếu tố thành công chủ chốt
Các yếu tố thành công chủ chốt của An Phúc được xác định dựa trên phân tích sứ mệnh, tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược, mục tiêu kinh doanh kết hợp với ý kiến khảo sát của tác giả trên các chuyên gia về ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng cũng như đặc thù ngành nghề dịch vụ chăm sóc sức khỏe Yếu tố thành công chủ chốt của An Phúc bao gồm 5 yếu tố sau: nhu cầu của thị trường, chất lượng của dịch vụ, yếu tố nhân sự và cơ chế đối với các bên có liên quan
1.4.1 Nhu cầu của thị trường và khoảng trống trong hệ thống y tế cơ sở công lập để các cơ sở tư nhân phát triển
Như đã phân tích ở trên, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ - phục hồi chức năng của thị trường, đặc biệt là ở Hà Nội – nơi tập trung các bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt về ngoại khoa và chấn thương chỉnh hình của cả miền Bắc là rất lớn; trong đó bao gồm cả nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật và không phẫu thuật (di chứng bệnh lý, chấn thương thể thao, chấn thương lao động, chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày)
Theo BYT (Hồ sơ nhân lực cho ngành y tế Việt Nam - Tổ chức Y tế thế giới, 2016) có 13.680 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ở Việt Nam với 285.565 giường bệnh, các con số này không bao gồm hệ thống y tế của quân đội
Bảng 1.2 Tổng quan các cơ sở KCB ở Việt Nam
Mô tả Số cơ sở KCB Số giường bệnh
1 Các cơ sở thuộc Ngành y tế 12.740 263.139
2 Các cơ sở thuộc các bộ ngành khác
3 Các cơ sở tư nhân 155 9.501
Cụ thể về PHCN, “Đến năm 2020, chỉ có 36/63 tỉnh có bệnh viện phục hồi chức năng; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương có khoa phục hồi chức năng nhưng chỉ có 63,6% đã triển khai giường bệnh nội trú; chỉ có 7/23 bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế thành lập được khoa PHCN; 60,3% số tỉnh thành lập được bệnh viện PHCN hoặc bệnh viện YHCT – PHCN, 60,7% bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập khoa PHCN Tại tuyến huyện, tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện thành lập khoa/tổ PHCN đạt 97,1%; tuy nhiên, trong số này chỉ có 74,1% cơ sở PHCN có bác sỹ và 46,6% có bác sĩ chuyên khoa PHCN Tại tuyến xã, chỉ số về các trạm y tế có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN đạt 90,5%; tuy nhiên chỉ có 72,6% cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN” (Báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2024 – 2020) Sự ra đời của An Phúc sẽ cực kỳ thuận lợi trong bối cảnh nhu cầu thực tế của thị trường cực kỳ lớn trong khi sự đáp ứng của các cơ sở y tế phục hồi chức năng công lập còn nhiều hạn chế Đây là một trong những yếu tố trọng yếu, chiếm 30% các yếu tố thành công chủ chốt của dự án
Nhân sự chính là nhân tố cốt lõi của mọi loại nguồn lực Hơn nữa đối với lĩnh vực y tế, các bác sỹ - kỹ thuật viên là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người bệnh Chính chất lượng chuyên môn sẽ là nền tảng tạo dựng uy tín và giữ chân khách hàng ở lại với An Phúc Một cơ sở y tế dù được quảng cáo tốt đến đâu hay được đầu tư bài bản về cơ sở vật chất như thế nào những hiệu quả điều trị không cao, không đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc - phục hồi của người bệnh, chắc chắn cũng sẽ không duy trì bền vững được Đồng thời, An Phúc cũng cần chú ý đến việc xây dựng và phát triển mối quan hệ trong mạng lưới y tế Trong giai đoạn đầu vận hành, An Phúc xác định lượng người bệnh đến sử dụng dịch vụ là từ nguồn các bệnh viện công lập Đối tượng khách hàng An Phúc cần tiếp cận là các bác sĩ, họ là những người có chuyên môn, học thức và địa vị trong xã hội Do đó việc kết nối, giao tiếp và thuyết phục bác sĩ đòi hỏi nhân sự kinh doanh phải được tuyển dụng và đào tạo một cách kỹ càng Trong các thành viên sáng lập của An Phúc có các bác sỹ có 10 – 20 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực ngoại khoa, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội Việc kết nối với lãnh đạo, trưởng khoa và thống nhất cơ chế làm việc trong hệ thống Bệnh viện công lập sẽ do cán bộ chủ chốt của công ty đảm nhận Các nhân viên kinh doanh của Trung tâm An Phúc phải đáp ứng điều kiện cần là tốt nghiệp từ các trường đào tạo liên quan đến y dược hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế từ 2-3 năm; có trách nhiệm chăm sóc và duy trì các mối quan hệ này
Yếu tố này chiếm trọng số 30% thành công của dự án
1.4.3 Cơ chế đối với các bên liên quan
Với đặc thù của ngành y tế, bác sĩ là những người có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận điều trị của bệnh nhân Do đó, mặc dù không phải là người dùng trực tiếp, bác sĩ sẽ là người kết nối người bệnh với công ty / phòng khám / trung tâm Để có thể khuyến khích bác sĩ chỉ định, tư vấn điều trị phục hồi chấn thương, cơ chế dành cho bác sĩ đóng vai trò chủ đạo quyết định số lượng bệnh nhân trung tâm nhận được Bên cạnh đó, việc phối hợp với các bác sĩ ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình… còn liên quan trực tiếp đến nhóm khách hàng đích mà trung tâm hướng tới (hướng tới chấn thương trong quá trình lao động, tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, chấn thương trong sinh hoạt; không hướng đến nhóm khách hàng bệnh cơ xương khớp mãn tính) Yếu tố này được đánh giá chiếm trọng số 20% thành công dự án
1.4.4 Chất lượng dịch vụ và sự khác biệt của dịch vụ
An Phúc là cơ sở y tế tư nhân Do đó, chắc chắn Trung tâm phải chú trọng đến khâu quy trình khám chữa bệnh, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng (bên cạnh chất lượng chuyên môn được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ nhân sự bác sỹ và kỹ thuật viên PHCN) Bên cạnh đó, tác giả cũng chủ tâm tạo dựng sự khác biệt cho dịch vụ của An Phúc bằng cách: cá nhân hóa lộ trình điều trị, xây dựng cơ chế linh hoạt cho khách hàng đến chăm sóc sức khỏe (lựa chọn thời gian phù hợp với công việc, có thể hỗ trợ luyện tập tại nhà), khám chữa bệnh kết hợp với tư vấn toàn diện về dinh dưỡng, tâm lý, ngoại khoa; đồng thời hỗ trợ khách hàng khi khách hàng khám và điều trị kết hợp tại hệ thống bệnh viện công…Yếu tố này chiếm 20% thành công của dự án
Bảng 1.3 Yếu tố thành công chủ chốt của dự án An Phúc
Yếu tố thành công chủ chốt Trọng số
Nhu cầu phục hồi chức năng ngày càng gia tăng và cơ hội phát triển của các Trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân
Cơ chế với các bên có liên quan 20%
Chất lượng và đặc thù dịch vụ 20%
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Dịch vụ cung cấp cho thị trường
Cấp giấy phép hoạt động: Trung tâm chăm sóc sức khỏe - phục hồi chấn thương An Phúc là cơ sở kinh doanh có điều kiện (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cụ thể là cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng) được điều chỉnh bởi Luật khám chữa bệnh số 15/2023/QH15 ban hành ngày 09/01/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh
Trung tâm cần xây dựng hồ sơ cấp phép hoạt động trình Sở Y tế (SYT) Hà Nội rà soát hồ sơ, thành lập đoàn chuyên gia thẩm định đủ điều kiện cấp phép trước khi trình Giám đốc SYT ký quyết định cấp phép hoạt động An Phúc không khám chữa bệnh BHYT, 100% áp dụng giá dịch vụ theo yêu cầu, do đó không cần cơ quan Bảo hiểm xã hội thẩm định và đăng ký mã số Bảo hiểm y tế
Dịch vụ cung cấp: An Phúc cung cấp dịch vụ vụ hồi chức năng sau chấn thương ban ngày (từ 8h30 sáng đến 20h00 tất cả các ngày trong tuần) với các nhóm dịch vụ chủ chốt: (1) thăm khám y khoa, (2) lượng giá vật lý trị liệu, (3) phục hồi chức năng (chấn thương thể thao, chấn thương do tai nạn thương tích, chấn thương lao động và chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày)
Hình 1.1 Logo dự kiến của Trung tâm chăm sóc sức khỏe - phục hồi chấn thương An Phúc
Vị trí đặt trung tâm: An Phúc đặt cơ sở tại quận Cầu Giấy - đường Trần Quốc
Hoàn Địa điểm được lựa chọn là vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư, gần nhiều bệnh viện / cơ sở y tế, thuận tiện về di chuyển.
Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh An Phúc được thiết kế theo mô hình Business Model Canvas (BMC) Theo mô hình này, đề án xem xét 9 khía cạnh bao gồm:
An Phúc hướng đến nhóm khách hàng ưu tiên có độ tuổi