ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thần kinh tọa (hay hội chứng thắt lưng hông) là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng. Theo Hồ Hữu Lương, đau thần kinh tọa chiếm 27,77% tổng số các bệnh nhân (BN) khoa Nội thần kinh Viện Quân y 103 [49]. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng) [9]. Khoảng 80% trường hợp gây đau dây thần kinh tọa là do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng có tới hơn 70% gặp ở lứa tuổi từ 30-50 [87]. Theo thống kê trong 10 năm (2004 - 2013) của Nguyễn Văn Chương và cộng sự, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ 30,69% trong tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thần kinh Viện Quân y 103 [19]. Đau thần kinh tọa (TKT) do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) thường gặp ở lứa tuổi lao động, với các triệu chứng kéo dài nhiều tuần nên gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội như chi phí điều trị cao dẫn đến tăng gánh nặng y tế, mất ngày công lao động, đau kéo dài làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân [100], [103]. Vào năm 1991, chi phí chăm sóc y tế cho điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Lan khoảng 128 triệu đô, gây thiệt hại 730 triệu đô do mất ngày công lao động và 708 triệu đô do tàn tật [97]. Hiện nay, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chủ yếu được điều trị theo phương pháp nội khoa và phẫu thuật khi có chỉ định. Qua tham khảo y văn cho thấy 90- 95% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị được bằng nội khoa [17], [49]. Mục đích điều trị nội khoa đau thần kinh tọa chủ yếu tập trung vào việc giảm đau, phục hồi vận động, giới hạn quá trình tổn thương thần kinh tọa, và làm tăng chất lượng sống của bệnh nhân, trong đó giảm đau cho bệnh nhân được xem là mục tiêu hàng đầu. Y học cổ truyền (YHCT) với nhiều liệu pháp giảm đau hiệu quả như dùng thuốc thang, châm cứu, xoa bóp…đã góp phần không nhỏ trong chiến lược điều trị đau thần kinh tọa. Điện châm là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc, từ lâu được sử dụng điều trị trong nhiều loại bệnh (phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính…) đặc biệt có hiệu quả tốt trong điều trị đau thần kinh tọa, giúp giảm sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm và hầu như không có tác dụng phụ đáng kể [98], [104]. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng châm cứu có kết quả giảm đau tốt trong điều trị đau thần kinh tọa[93], [102]. Huyết phủ trục ứ thang (HPTUT) là một bài thuốc cổ phương thường sử dụng, đặc biệt đối với thể bệnh thuộc chứng “Huyết ứ” theo Y học cổ truyền cho thấy có nhiều hiệu quả trên lâm sàng[11],[37]. Từ nhiều năm nay, Viện Y Dược học dân tộc đã áp dụng điện châm kết hợp Huyết phủ trục ứ thang trong điều trị đau thần kinh tọa và đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này. Do đó, để có cơ sở khoa học cho các phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang kết hợp điện châm ở bệnh nhân đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật tại Viện Y Dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật của cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang kết hợp điện châm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 BN được chẩn đoán xác định đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật đến khám và điều trị tại Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu từ tháng 4/2017 - 7/2018
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn BN theo Y học hiện đại
BN không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật, bao gồm các triệu chứng sau [42]: a Lâm sàng:
- Biểu hiện ít nhất bằng 1 triệu chứng của hội chứng cột sống sau:
+ Đau vùng cột sống thắt lưng
+ Biến dạng cột sống thắt lưng (vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý). + Điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (+).
+ Hạn chế vận động cột sống thắt lưng.
- Biểu hiện ít nhất bằng 1 triệu chứng của hội chứng về thần kinh:
+ Các dấu hiệu kích thích rễ: Dấu hiệu Lasègue (+), dấu hiệu Valleix (+), dấu bấm chuông, dấu Néri (+).
+ Rối loạn cảm giác dọc theo rễ thần kinh.
+ Rối loạn phản xạ gân xương. b Cận lâm sàng:
+ MRI có hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
+ Xét nghiệm máu: xét nghiệm chức năng gan, thận như SGOT, SGPT, Ure, Creatinine trước và sau điều trị.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn BN theo Y học cổ truyền[42]
Chọn BN đau thần kinh tọa thể huyết ứ với các triệu chứng sau:
- Vọng chẩn: Chất lưỡi hơi tím, rêu lưỡi mỏng.
- Văn chẩn: Tiếng nói to, rõ, hơi thở bình thường.
- Vấn chẩn: Đau nhói như kim châm ở vùng thắt lưng, lan xuống mông và chân, đi lại khó khăn.
- Đau tăng mỗi khi rặn, hắt hơi.
- Thiết chẩn: Mạch nhu sáp
- Các trường hợp đau thần kinh tọa không do TVĐĐ: lạnh, thoái hoá cột sống, lao, ung thư, viêm nhiễm.
- TVĐĐ tự do (thoát vị mảnh rời).
- TVĐĐ CSTL có kèm theo nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
- TVĐĐ CSTL đã bị liệt chi.
- BN đau thần kinh tọa do TVĐĐ có chỉ định phẫu thuật dựa trên triệu chứng lâm sàng và MRI.
- BN đau thần kinh tọa không thuộc thể huyết ứ
- BN có kèm theo các bệnh cấp cứu ngoại khoa, nội khoa: tim mạch (NMCT, loạn nhịp, bệnh van tim…), chấn thương sọ não, gãy xương.
- BN có chống chỉ định điện châm: tiền sử vựng châm, viêm nhiễm hoặc có vết thương hở vùng châm, suy nhược nặng.
- BN có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang hoặc có chống chỉ định với thuốc.
- BN đang dùng các thuốc có ảnh hưởng kết quả nghiên cứu: thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, các bài thuốc Y học cổ truyền có tác dụng hành khí, hoặc huyết, khử ứ như Thân thống trục ứ, Cách hạ trục ứ, Đào hồng tứ vật,
Bổ dương hoàn ngũ thang…
- BN suy giảm chức năng gan, thận nặng.
- BN không tuân thủ điều trị.
- BN không đáp ứng điều trị, hoặc tình trạng trở nặng trong quá trình điều trị Các trường hợp này sẽ ngưng nghiên cứu, được hội chẩn chuyên khoa để tìm phương pháp điều trị phù hợp hơn
- BN không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dọc có can thiệp, theo dõi trước và sau điều trị.
Chọn mẫu thuận tiện: chọn tất cả BN đến khám và điều trị tại Viện Y Dược học dân tộc trong thời gian nghiên cứu, có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh
2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2017 đến 07/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM
- Bệnh án khám điều trị của BN
- Phiếu theo dõi đánh giá trong suốt quá trình điều trị.
- Các phương tiện thăm khám BN:
+ Tăm bông khám cảm giác.
+ Thước dây đo tầm vận động cột sống thắt lưng
+ Thước đo độ khám Lasègue
+ Thước đo độ đau VAS
+ Kim châm cứu vô khuẩn dùng riêng cho từng người. + Máy điện châm KWD-808 do Trung Quốc sản xuất.
Hình 2.4 Máy điện châm KWD-808
+ Khay men, kìm có mấu.
Dùng bài cổ phương “Huyết phủ trục ứ thang” gồm có các vị thuốc và liều lượng như sau: Đào nhân 12g Hồng hoa 09g Đương quy 09g Sinh địa 09g Xuyên khung 05g Xích thược 06g
Các vị thuốc được bào chế thành dạng cao lỏng tại khoa Dược Viện Y Dược Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
IV, đóng chai 125 ml BN ngày uống 01 chai chia 03 lần, sáng, trưa và chiều sau bữa ăn 30 phút / 21 ngày.
Hình 2.5 Cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang
2.2.6.Quy trình kỹ thuật và các bước tiến hành
Tập huấn cho cán bộ y tế về cách thăm khám, làm bệnh án, lập phiếu theo dõi, quy trình điện châm cũng như cách xác định huyệt vị.
BN được thăm khám toàn diện, được chẩn đoán xác định đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật theo các tiêu chuẩn chọn bệnh, làm hồ sơ bệnh án, lập phiếu theo dõi; đánh giá trước, trong và sau quá trình điều trị.
BN được uống thuốc Cao lỏng Huyết phủ trục ứ thang ngày 01 chai chia
03 lần/sáng - trưa - chiều kết hợp châm điện ngày 1 lần trong 21 ngày.
Chọn huyệt theo công thức[4], [48], [54], [74]:
* Giáp tích (EX) L4-L5, L5-S1 (ngoại kỳ huyệt):
Vị trí: từ mỏm gai đốt sống tương ứng đo sang hai bên 0,5 thốn.
Tác dụng: chữa bệnh vùng thắt lưng và chi dưới
Cách châm: Châm sâu 1,5 - 2 thốn.
* Hoàn khiêu (GB 30) (Kinh Đởm):
Vị trí: Trên đường nối từ mấu chuyển lớn xương đùi đến mỏm cùng cụt, huyệt ở ngay điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường này.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, mông đùi, khớp háng, liệt chi dưới…
* Uỷ Trung (BL 40) (Kinh Bàng quang):
Vị trí: Điểm giữa nếp khoeo chân
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, từ thắt lưng trở xuống, khớp gối…
+ Đau theo rễ L5 (theo đường kinh Đởm), gia các huyệt:
* Phong thị (GB 31) (Kinh Đởm):
Vị trí: Xuôi cánh tay thẳng xuống đùi, ép ngón tay vào bờ sau cơ căng cân đùi, huyệt ở đầu ngón tay giữa áp lên đùi, trên nếp khoeo 7 thốn, giữa gân cơ nhị đầu đùi và cơ rộng giữa.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, vùng lưng và chân đau, chi dưới liệt.
Vị trí: Chỗ lõm giữa xương mác và xương chày, huyệt ở trên và ở ngoài huyệt Túc tam lý 1 thốn.
Tỏc dụng: chữa đau thần kinh tọa, đau khớp gối, liệt chi dưới, đau ẵ đầu, đau hông sườn, tay chân co cứng…
Vị trí: Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn, giữa bờ sau xương mác và gân cơ mác bên dài, cơ mác bên ngắn.
Tác dụng: chữa viêm rễ thần kinh thắt lưng cùng, thoát vị đĩa đệm L4- L5 hoặc L5-S1, khớp gối và tổ chức mềm chung quanh bị viêm, chi dưới liệt.
Vị trí: Hõm trước, dưới mắt cá trong.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, đau khớp cổ chân, đau bàn chân, đau cẳng chân, đau hông sườn, đau cứng cổ gáy…
+ Đau theo rễ S1 (theo đường kinh Bàng Quang), gia các huyệt:
Vị trí: Mặt sau đùi, giữa nếp lằn mông.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, đau khớp háng, liệt chi dưới.
Vị trí: Ngang lỗ xương cùng thứ 4, cách Đốc Mạch 3 thốn.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, chi dưới liệt và tê đau, bệnh ở phần hậu môn, sinh dục.
Vị trí: Ở giữa cẳng chân sau trên cơ dép, nơi hợp lại của 2 cơ sinh đôi.
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, chuột rút…
Vị trí: Chổ lõm giữa đỉnh cao mắt cá ngoài và gân gót
Tác dụng: chữa đau thần kinh tọa, đau khớp cổ chân, đau vùng thắt lưng, đau cổ gáy, nhức đầu, động kinh, liệt chi dưới…
Quy trình điện châm: Châm tả các huyệt (công thức tùy theo rễ tổn thương)
- Xác định đúng vị trí huyệt, sát trùng da, căng da vùng huyệt, tay phải đưa kim thật nhanh qua da Sau khi châm xong, vê kim tìm cảm giác đắc khí.
- Tiến hành kích thích điện lên huyệt: Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng một bên nửa phía cơ thể.
- Điều chỉnh cường độ, tần số, thời gian[6]:
+ Tần số: châm tả 10 Hz
+ Thời gian: kích thích cho mỗi lần điện châm là 30 phút
- Liệu trình: điện châm ngày 1 lần Mỗi liệu trình điện châm 5 ngày, nghỉ
2.2.6.2 Phương pháp đánh giá kết quả điều trị a Thời điểm đánh giá
- Các biến số nghiên cứu được theo dõi, đánh giá tại 4 thời điểm:
- Theo dõi tác dụng không mong muốn trong suốt quá trình điều trị. b Các chỉ tiêu đánh giá
* Thang đau VAS Đánh giá cảm giác đau chủ quan của BN theo thang nhìn VAS (Visual Analogue Scales) từ 0 đến 10 theo thước đo độ đau của hãng Astra- Zeneca: Thang điểm số học đánh giá mức độ đau là một thước có 2 mặt:
+ Một mặt chia 11 vạch từ 0 đến 10 điểm
+ Một mặt có 5 hình tượng qui ước để BN tự lượng giá cho đồng nhất mức độ đau:
Hình 2.6 Thước đo độ đau
Trước khi đo BN được nghỉ ngơi yên tĩnh, mô tả và giải thích cho BN hiểu rõ, để BN tự chỉ ra mức độ đau của mình.
Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): BN không cảm thấy bất kỳ một sự đau đớn khó chịu nào.
Hình tượng thứ hai (tương ứng 1 - 2,5 điểm): BN thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vả, các hoạt độnh khác bình thường.
Hình tượng thứ ba (tương ứng > 2,5 - 5 điểm): BN đau, khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, không dám cử động, kêu rên.
Hình tượng thứ tư (tương ứng > 5 - 7,5 điểm): BN đau nhiều, đau liên tục, bất lực vận động, luôn kêu rên.
Hình tượng thứ năm (tương ứng > 7,5 - 10 điểm): BN đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất.
BN sẽ chọn 1 điểm số tượng trưng mức độ đau hiện tại
Dựa vào cách tính điểm chia làm 3 mức độ:
- Dấu co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng:
* Hội chứng rễ thần kinh
- Rối loạn cảm giác chi dưới:
- Rối loạn vận động chi dưới:
+ Không đi được bằng gót chân:
+ Không đi được bằng mũi chân:
- Rối loạn phản xạ chi dưới:
0 điểm: Không giảm phản xạ
1 điểm: Có giảm phản xạ
- Teo cơ chi dưới: đo chỗ nối 2/3 trên và 1/3 dưới đùi so với bên lành
0 điểm: Không hoặc có teo cơ 80% so với trước điều trị.
- Loại Khá (B): Tổng điểm sau điều trị giảm 61-80% so với trước điều trị.
- Loại trung bình (C): Tổng điểm sau điều trị giảm từ 40-60% so với trước điều trị.
- Loại kém (D): Tổng điểm sau điều trị giảm 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Với p< 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng khoa học của trường Đại học Y Dược Huế.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học công nghệ và Hội đồng đạo đức thuộc Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Các BN tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu.
- Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân Các thông tin của người bệnh được mã hóa trên máy tính, đảm bảo tính riêng tư, không công bố khi không được sự chấp thuận của BN và đơn vị chủ quản
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe, không nhằm mục đích nào khác Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nặng thêm, hoặc BN có yêu cầu dừng nghiên cứu, thì sẽ được ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác đồ điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
3.1.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi
Bảng 3.2 Đặc điểm về tuổi
Biểu đồ trên cho thấy nhóm BN từ 31 đến 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao 55,0 % trong nghiên cứu, đây là lứa tuổi lao động tích cực nhất nhưng lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu BN nghiên cứu
Tuổi trung bình của BN là 51,83 + 15,13, nhỏ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là
3.1.2.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.3 Đặc điểm về giới
Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ BN nữ chiếm đa số 66,7%, tỷ lệ BN nam chỉ có 33,3%
3.1.3.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tính chất lao động
Bảng 3.4 Đặc điểm theo tính chất lao động
Tính chất công việc n = 60 Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ BN làm việc nặng chiếm đa số 58,3%.
3.1.4.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú
Bảng 3.5 Đặc điểm theo nơi cư trú
Nơi cư trú n = 60 Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ BN sống khu vực thành thị chiếm đa số 65,0%.
3.1.5.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Bảng 3.6 Đặc điểm theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn n = 60 Tỉ lệ (%)
THCS + THPT 33 55,0 Đại học + sau đại học 19 31,7
Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN có trình độ trung học chiếm đa số
3.1.6.Đặc điểm về thể trạng
Bảng 3.7 Đặc điểm về thể trạng
Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN có thể trạng bình thường chiếm đa số 51,7%.
3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BN ĐAU THẦN KINH TỌA
3.2.1 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh trước nghiên cứu
Bảng 3.8 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh trước nghiên cứu
Thời gian mắc bệnh trước nghiên cứu n = 60 Tỉ lệ (%)
Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN có thời gian mắc bệnh dưới 3 tháng chiếm đa số 65,0%.
3.2.2 Mức độ đau theo cảm giác chủ quan (theo thang điểm VAS)
Bảng 3.9 Mức độ đau trước điều trị theo cảm giác chủ quan
Mức độ đau trước điều trị theo cảm giác chủ quan n = 60 Tỉ lệ (%) Đau nhẹ (0 - 3đ) 0 0,0 Đau vừa (4 - 6đ) 15 25,0 Đau nặng (7 - 10đ) 45 75,0
Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ BN có điểm đau VAS mức độ nặng chiếm đa số 75,0% Không có BN đau nhẹ trong mẫu nghiên cứu.
3.2.3 Hội chứng cột sống trước điều trị
Bảng 3.10 Hội chứng cột sống trước điều trị
Hội chứng cột sống trước điều trị n = 60 Tỉ lệ (%)
Co cứng cơ cạnh sống (+) 31 51,7
Nhận xét: tỷ lệ BN có dấu co cứng cơ cạnh sống (+) có tỉ lệ 51,7%.
3.2.4 Hội chứng rễ trước điều trị
Bảng 3.11 Hội chứng rễ trước điều trị
Hội chứng rễ trước điều trị n = 60 Tỉ lệ (%)
-Không đi được bằng gót (+) 7 11,7
-Không đi được bằng mũi chân (+) 5 8,3
Rối loạn phản xạ gân xương (+) 19 31,7
Biểu đồ 3.1 Hội chứng rễ trước điều trị Nhận xét: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ BN có
Dấu hiệu Lassegue 0,05)
Bảng 3.37 Nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình trước - sau điều trị
Chỉ số sinh hoá Trước điều trị Sau điều trị p (*)
Nhận xét: Tại thời điểm trước và sau điều trị, nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình của BN nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Hiệu quả điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu thuật của cao lỏng huyết phủ trục ứ thang kết hợp điện châm
3.4.1 Đánh giá sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.20 Hiệu số trung bình điểm đau VAS giữa các thời điểm điều trị
Hiệu số điểm đau trung bình theo VAS Trung bình Độ lệch chuẩn p (*)
Nhận xét: Sự giảm trung bình điểm đau theo VAS giữa các tuần điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.21 Đánh giá sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau theo VAS Trước điều trị Sau điều trị p (*) n % n % Đau nhẹ (VAS 0-3 điểm) 0 0,0 45 75,0 Đau vừa (VAS 4-6 điểm) 15 25,0 15 25,0 Đau nặng (VAS 7-10 điểm) 45 75,0 0 0,0 Điểm trung bình 7,25 ± 1,40 2,82 ± 1,26 < 0,001
Nhận xét: Trước điều trị số BN đau nhiều và đau vừa là 60, sau điều trị chỉ còn 15 BN đau vừa, không có BN đau nhiều Sau điều trị điểm trung bình tính theo thang điểm VAS giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.4.2 Đánh giá cải thiện về hội chứng cột sống
Bảng 3.22 Điểm số hội chứng cột sống tại các thời điểm điều trị
Co cứng cơ cạnh sống (+) 31 (51,7%) 17 (28,3%) 1 (1,7%) 0 (0,0%)
Nhận xét: Triệu chứng co cứng cơ cạnh sống cải thiện rõ rệt qua mỗi tuần điều trị
Bảng 3.23 Hiệu số trung bình tổng điểm hội chứng cột sống giữa các thời điểm điều trị
Hiệu số trung bình tổng điểm hội chứng cột sống
Trung bình Độ lệch chuẩn p
Nhận xét: Sự giảm trung bình điểm tổng điểm hội chứng cột sống giữa các tuần điều trị từ T0 – T14 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Sự giảm trung bình điểm tổng hội chứng cột sống giữa tuần điều trị T14 và T21 không có ý nghĩa thống kê (p = 0,32)
Bảng 3.24 Điểm số hội chứng cột sống trước và sau điều trị
Co cứng cơ cạnh sống (+) 31 51,7 0 0,0 Điểm trung bình 0,52 ± 0,50 0,00 ± 0,00 < 0,001
Nhận xét: Sau 21 ngày điều trị, điểm trung bình hội chứng cột sống cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001) Không còn BN bị co cơ cạnh cột sống.
3.4.3 Đánh giá cải thiện về hội chứng rễ thần kinh trước, sau điều trị
Bảng 3.25 Điểm số hội chứng rễ thần kinh tại các thời điểm điều trị
3 điểm 14 (23,3%) 2 (3,3%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) Dấu hiệu Bonnet (+) 22 (36,7%) 20 (33,3%) 10 (16,7%) 5 (8,3%) Dấu hiệu Neri (+) 49 (81,7%) 36 (60,0%) 14 (23,3%) 5 (8,3%) Dấu hiệu bấm chuông (+) 32 (53,3%) 28 (46,7%) 13 (21,7%) 8 (13,3%) Rối loạn cảm giác (+) 15 (25,0%) 15 (25,0%) 15 (25,0%) 12 (20,0%) Không đi được bằng gót chân (+) 7 (11,7%) 7 (11,7%) 5 (8,3%) 3 (5,0%)
Không đi được bằng mũi chân (+) 5 (8,3%) 5 (8,3%) 2 (3,3%) 1 (1,7%)
Rối loạn cơ tròn (+) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) Rối loạn PXGX (+) 19 (31,7%) 18 (30,0%) 17 (28,3%) 15 (25,0%)
Nhận xét: Điểm số hội chứng rễ thần kinh cải thiện rõ rệt qua mỗi tuần điều trị
Bảng 3.26 Hiệu số trung bình điểm hội chứng rễ giữa các thời điểm điều trị
Hiệu số trung bình tổng điểm hội chứng rễ Trung bình Độ lệch chuẩn p
Nhận xét: Sự giảm trung bình tổng điểm hội chứng rễ thần kinh giữa các tuần điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Bảng 3.27 Hội chứng rễ thần kinh trước và sau điều trị
Hội chứng rễ Trước điều trị Sau điều trị p (**) n % n %
Không đi được bằng gót chân (+) 7 11,7 3 5,0
Không đi được bằng mũi chân(+) 5 8,3 1 1,7
Rối loạn PXGX (+) 19 31,7 15 25,0 Điểm trung bình 5,25 ± 2,77 1,42 ± 1,92 < 0,001
Nhận xét: Sau 21 ngày điều trị, điểm trung bình hội chứng rễ thần kinh cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001).
3.4.4 Đánh giá tổng điểm các thông số nghiên cứu trước, sau điều trị
Bảng 3.28 Hiệu số trung bình tổng điểm nghiên cứu giữa các thời điểm
Hiệu số trung bình tổng điểm nghiên cứu Trung bình Độ lệch chuẩn p (*)
Nhận xét: Sự giảm trung bình tổng điểm nghiên cứu giữa các tuần điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.29 Tổng điểm các thông số nghiên cứu trước - sau điều trị
Tổng điểm các thông số nghiên cứu
Trước điều trị Sau điều trị p (*) n % n %
Bình thường (0đ) 0 0,0 0 0,0 Đau nhẹ (1 - 10đ) 13 21,7 57 95,0 Đau trung bình (11 - 20đ) 38 63,3 3 5,0 Đau nặng (21 - 26đ) 9 15,0 0 0,0 Điểm trung bình 14,30 ± 4,65 4,52 ± 3,21 < 0,001
Nhận xét: Sự giảm trung bình tổng điểm nghiên cứu giữa trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
0.0% Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng
Biểu đồ 3.2 Tổng điểm các thông số nghiên cứu trước - sau điều trị Nhận xét: Sau 21 ngày điều trị, trung bình tổng điểm các thông số nghiên cứu cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001) Có 95,0% BN chỉ đau nhẹ, còn 5,0% BN đau ở mức trung bình, không có BN đau nặng.
Biểu đồ 3.3 Kết quả điều trị chung Nhận xét: Sau 21 ngày điều trị, 78,0% BN đạt mức giảm đau tốt - khá,
17,0% đạt mức giảm đau trung bình, có 5,0% BN đạt giảm đau kém.
3.4.5 Mối liên quan giữa một số đặc điểm BN với kết quả điều trị
* Mối liên quan giữa độ tuổi với kết quả điều trị
Bảng 3.30 Mối liên quan giữa tuổi với kết quả điều trị
Tuổi Kết quả điều trị Tổng p r s
Nhận xét: Tuổi BN càng lớn, kết quả điều trị càng kém Tương quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,02 Tương quan có độ mạnh trung bình với rs = 0,3
* Mối liên quan giữa giới tính với kết quả điều trị
Bảng 3.31 Mối liên quan giữa giới với kết quả điều trị
Giới Kết quả điều trị Tổng p
Nhận xét: có sự liên quan giữa giới tính BN và kết quả điều trị (p < 0,05).
* Mối liên quan thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị
Bảng 3.32 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị
Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trước nghiên cứu càng lâu, kết quả điều trị càng kém Tương quan có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 Tương quan có độ mạnh với rs = 0,41
3.5 LIÊN QUAN GIỮA CÁC NGHIỆM PHÁP LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG TRÊN MRI
Bảng 3.33 Liên quan giữa nghiệm pháp Lasègue và tổn thương trên MRI
Không thoái hoá cột sống
Chèn ép rễ thần kinh
Không chèn ép rễ thần kinh
Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm phápLasègue và mức độ tiến triển của thoát vị đĩa đệm trên MRI (p < 0,05).
Bảng 3.34 Tương quan tầng chèn ép rễ thần kinh và kết quả điều trị
Chèn ép rễ thần kinh trên MRI
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chèn ép rễ thần kinh trên MRI với kết quả điều trị của BN (p < 0,05) Trong đó, chèn ép rễ thần kinh 1 tầng có kết quả điều trị đáp ứng tốt hơn chèn ép rễ thần kinh 2 tầng 6,67 lần.
3.6 TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG ĐIỀU TRỊ
3.6.1 Các biểu hiện của tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Bảng 3.35 Biểu hiện của tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Triệu chứng Số lượng (n = 60) Tỉ lệ %
Nhiễm trùng vết châm 0 0,0 Đau dữ dội vùng châm 0 0,0
Nhận xét: Trong 21 ngày điều trị, có 3 BN (5,0%) có biểu hiện của tác dụng không mong muốn trên lâm sàng là buồn nôn sau khi uống Còn lại
95,0% không có biểu hiện gì bất thường
3.6.2 Theo dõi tác dụng không mong muốn trên một số chỉ số cận lâm sàng
Bảng 3.36 Nồng độ SGOT, SGPT huyết tương trung bình trước - sau điều trị
Chỉ số sinh hoá Trước điều trị Sau điều trị p (*)
Nhận xét: Tại thời điểm trước và sau điều trị, nồng độ SGOT, SGPT huyết tương trung bình của BN nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Bảng 3.37 Nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình trước - sau điều trị
Chỉ số sinh hoá Trước điều trị Sau điều trị p (*)
Nhận xét: Tại thời điểm trước và sau điều trị, nồng độ ure, creatinin huyết tương trung bình của BN nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tương quan giữa các nghiệm pháp lâm sàng và tổn thương trên MRI.76 3.6 Tác dụng không mong muốn trong điều trị
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, kết quả bảng 3.1 cho thấy: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,83 + 15,13; nhỏ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi, lứa tuổi từ 31 - 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,0%)
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên có nhóm trên 60 tuổi chiếm 48,0% [57], theo Nguyễn Hữu Thám có tỷ lệ nhóm đối tượng trong độ tuổi trên 60 gặp nhiều nhất chiếm 34,7% [67], nghiên cứu của
Hồ Duy Thương và Phan Thị Hồng Cúc cho kết quả lứa tuổi trên 70 gặp nhiều nhất chiếm 30,3% [72]
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân cho kết quả nhóm tuổi 46-60 chiếm 51,5% [66], Hồ Phi Đông cho kết quả lứa tuổi từ
40 - 60 chiếm tỉ lệ cao nhất 60,0% [28], Vũ Thái Sơn cho kết quả lứa tuổi trên 41- 60 chiếm 53,3% [65], Cao Văn Vui cho kết quả lứa tuổi trên 46- 55 chiếm 38,3% [91], của Nguyễn Bá Quang và Nguyễn Hữu Khoa cho kết quả nhóm tuổi trên 30- 60 chiếm 66,7% [62], của Bùi Thanh Hà và Trần Quốc Bảo cho kết quả nhóm tuổi trên 30- 45 chiếm 90,0% [30], của Nguyễn Văn Chương và cộng sự cho kết quả nhóm tuổi 20- 49 chiếm 71,53% [19], Trần Thị Bích Thảo cho kết quả lứa tuổi 40- 49 chiếm 36,99% [69], Lưu Xuân Thu cho thấy nhóm tuổi 21 - 60 có tỉ lệ 71,6% [70], nhóm tác giả Nguyễn Lưu Giang, Phạm Hoàng Lai, Trần Bình Liêu và Nguyễn Quang Hưng cho kết quả nhóm tuổi
25 – 50 chiếm tỷ lệ là 88,57% [29], Phạm Ngọc Hải và Đào Văn Nhân cho thấy lứa tuổi thường gặp từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 83,3% [32].
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, kết quả bảng 3.1 cho thấy: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,83 + 15,13; nhỏ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi, lứa tuổi từ 31 - 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,0%)
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên có nhóm trên 60 tuổi chiếm 48,0% [57], theo Nguyễn Hữu Thám có tỷ lệ nhóm đối tượng trong độ tuổi trên 60 gặp nhiều nhất chiếm 34,7% [67], nghiên cứu của
Hồ Duy Thương và Phan Thị Hồng Cúc cho kết quả lứa tuổi trên 70 gặp nhiều nhất chiếm 30,3% [72]
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tân cho kết quả nhóm tuổi 46-60 chiếm 51,5% [66], Hồ Phi Đông cho kết quả lứa tuổi từ
40 - 60 chiếm tỉ lệ cao nhất 60,0% [28], Vũ Thái Sơn cho kết quả lứa tuổi trên 41- 60 chiếm 53,3% [65], Cao Văn Vui cho kết quả lứa tuổi trên 46- 55 chiếm 38,3% [91], của Nguyễn Bá Quang và Nguyễn Hữu Khoa cho kết quả nhóm tuổi trên 30- 60 chiếm 66,7% [62], của Bùi Thanh Hà và Trần Quốc Bảo cho kết quả nhóm tuổi trên 30- 45 chiếm 90,0% [30], của Nguyễn Văn Chương và cộng sự cho kết quả nhóm tuổi 20- 49 chiếm 71,53% [19], Trần Thị Bích Thảo cho kết quả lứa tuổi 40- 49 chiếm 36,99% [69], Lưu Xuân Thu cho thấy nhóm tuổi 21 - 60 có tỉ lệ 71,6% [70], nhóm tác giả Nguyễn Lưu Giang, Phạm Hoàng Lai, Trần Bình Liêu và Nguyễn Quang Hưng cho kết quả nhóm tuổi
25 – 50 chiếm tỷ lệ là 88,57% [29], Phạm Ngọc Hải và Đào Văn Nhân cho thấy lứa tuổi thường gặp từ 30 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 83,3% [32].
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng, Phạm Hoài Thu, Phạm Hoài Giang là 51,1 + 13,3 tuổi [39], tác giả Đặng Lê Phương và Phạm Anh Tuấn cho kết quả tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 49,7 + 14,3 tuổi [59], kết quả của tác giả Lê Thị Bích Thủy là 51,7 + 10,2 tuổi [73].
4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả bảng 3.2 cho thấy tỉ lệ nữ nhiều hơn nam: nữ chiếm 66,7%, nam chiếm 33,3%.
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự có nhóm bệnh nhân nam chiếm 66,66% [19], của Bùi Thanh Hà và Trần Quốc Bảo cho kết quả nhóm bệnh nhân nam chiếm 60,0% [30], của Phạm Thị Nhuyên cho kết quả nhóm bệnh nhân nam chiếm 52,0% [57], Trần Thị Bích Thảo cho kết quả nhóm bệnh nhân nam chiếm 50,7% [69], của Nguyễn Bá Quang và Nguyễn Hữu Khoa cho kết quả nhóm bệnh nhân nam chiếm 66,7% ở nhóm nghiên cứu và 60,0% ở nhóm chứng [62].
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Hồ Duy Thương và Phan Thị Hồng Cúc cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 69,7% [72], Nguyễn Hữu Thám cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 55,6% ở nhóm nghiên cứu và 63,9% ở nhóm chứng [67], Hồ Phi Đông cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 52,5% [28], của Cao Văn Vui có nhóm bệnh nhân nữ chiếm 61,7% [91], Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm 57,5% [46], Phan Việt Nga và Nguyễn Huy Thức cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 60,0% [51], của Nguyễn Văn Hùng, Phạm Hoài Thu, Phạm Hoài Giang có nhóm bệnh nhân nữ chiếm 58,6% [39], kết quả của tác giả Lê Thị Bích Thủy cho kết quả nhóm bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 58,3% [73].
Nghiên cứu y văn cho thấy kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với tỉ lệ nam nữ về đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm: Trước khi tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu từ năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam [9].
4.1.3 Về tính chất lao động
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3) thì lệ lao động nặng chiếm 58,3% cao hơn lao động nhẹ chỉ có 41,7%.
Kết quả này khác với tác giả Cao Văn Vui có kết quả nhóm đối tượng làm việc nặng chiếm 25,5% [91].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp số liệu nghiên cứu của một số tác giả sau: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự cho thấy đa số bệnh nhân đau thần kinh tọa là những người lao động nặng (60,0%) [46]; theo Trần Thị Bích Thảo tỉ lệ bệnh nhân lao động thể chất nặng chiếm 72,6% [69], theo tác giả Nguyễn Hữu Thám tỉ lệ bệnh nhân lao động nặng này là 58,3% ở nhóm nghiên cứu và 54,2% ở nhóm chứng [67], theo Nguyễn Bá Quang và Nguyễn Hữu Khoa cho kết quả nhóm bệnh nhân lao động nặng chiếm 53,3% ở nhóm nghiên cứu và 57,7% ở nhóm chứng [62], tác giả Vũ Thái Sơn cho kết quả nhóm bệnh nhân lao động chân tay chiếm 61,6% ở nhóm nghiên cứu và 65% ở nhóm chứng [65], Phạm Thị Nhuyên có tỉ lệ bệnh nhân lao động chân tay chiếm 52,0% [57], [62], tác giả Nguyễn Văn Chương cho kết quả nhóm bệnh nhân lao động chân tay chiếm 70,0% ở nhóm nghiên cứu và 78,95% ở nhóm chứng [16], nghiên cứu của Trần Ngọc Anh thấy kết quả nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp liên quan lao động nặng chiếm tỉ lệ cao 65,9% [2]. Những tỉ lệ trên cũng phù hợp với các y văn vì lao động chân tay, lao động nặng là những đối tượng thường xuyên phải mang vác nặng, có những tư thế lao động không thuận lợi, làm cho cột sống phải vận động quá mức,chịu đựng những tải trọng lớn nên phải chịu những tác động cơ học của chấn thương, vi chấn thương và những tác động khác trong cuộc sống tạo ra so người lao động nhẹ.
4.1.4 Đặc điểm nơi cư trú
Trong nghiên cứu của chúng tôi (ở bảng 3.4) nhận thấy đặc điểm nơi cư trú cao nhất là ở thành thị chiếm 65,0% so với nông thôn là 35,0%.
Kết quả này khác với tác giả Nguyễn Hữu Thám nhận thấy đặc điểm nơi cư trú cao nhất là ở nông thôn (37,6%): lần lượt là 41,7% ở nhóm nghiên cứu, và 33,3% ở nhóm đối chứng [67]. Điều này có thể do nghiên cứu được thực hiện tại Viện y dược học dân tộc là cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, nên bệnh nhân thành thị chiếm đa số
4.1.5 Đặc điểm trình độ học vấn
Theo nghiên cứu của chúng tôi (ở bảng số 3.5) thấy rằng bệnh nhân trình độ học vấn THCS -THPT chiếm tỉ lệ cao nhất (55,0%) và trình độ mù chữ - tiểu học có tỉ lệ thấp nhất (13,3%)
Kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Hữu Thám cho thấy bệnh nhân trình độ học vấn THCS -THPT chiếm tỉ lệ cao nhất (45,8%) [67].
4.1.6 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh trước nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng số 3.7) bệnh nhân có thời gian mắc bệnh < 3 tháng chiếm tỉ lệ nhất 65,0%.
Kết quả này khác với tác giả Nguyễn Hữu Thám gặp nhiều nhất (40,3%) ở nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng [67]; theo Trần Thị Bích Thảo tỉ lệ bệnh nhân trên 12 tháng chiếm 74% [69], theo Trần Ngọc Anh cho thấy kết quả nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 6 - 12 tháng chiếm 51,4%, thời gian mắc bệnh hơn 1 năm chiếm 38,6% [2], tác giả Nguyễn Văn Chương cho thấy kết quả nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 6 - 12 tháng có tỉ lệ cao nhất 58,97% [16].
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ Phi Đông cho kết quả nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh < 3 tháng là 60,0% [28], của Bùi Thanh Hà và Trần Quốc Bảo cho kết quả nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong 1 tháng là cao nhất chiếm 80,0% [30], theo Hồ Duy Thương và Phan Thị Hồng Cúc tỉ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trong 1 tháng chiếm 48,49% [72], tác giả Nguyễn Trung Kiên cho kết quả bệnh nhân có thời gian mắc bệnh < 3 tháng chiếm tỉ lệ >90% [41].
4.1.7 Tình hình điều trị trước khi nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (ở bảng 3.14) thì số bệnh nhân đã điều trị YHHĐ cao nhất 56,7% Bệnh nhân đã điều trị đơn thuần YHCT có tỉ lệ thấp nhất 8,3 Tỉ lệ BN điều trị cả YHCT kết hợp YHHĐ là 21,7% Có 13,3% bệnh nhân chưa điều trị gì trước khi đến Viện.
Kết quả này khác với tác giả Nguyễn Hữu Thám có tỉ lệ bệnh nhân đã điều trị YHCT cao nhất: nhóm nghiên cứu có tỉ lệ 47,3%, còn nhóm đối chứng là 44,5% [67].
4.1.8 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa
4.1.8.1 Mức độ đau theo cảm giác chủ quan (theo thang điểm VAS)
Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng số 3.8) thấy rằng khi mới vào viện số bệnh nhân bị đau ở mức độ nặng theo thang điểm VAS trước điều trị chiếm tỉ lệ 75,0%, không có trường hợp nào đau nhẹ.
Hiệu quả điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp cao lỏng huyết phủ trục ứ thang
4.2.1 Đánh giá sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS
Dựa vào kết quả từ bảng số 3.20 có thể nhận thấy hiệu quả điều trị sau 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày so với ban đầu cải thiện rất tốt, thể hiện rõ ở hiệu số điểm trung bình theo thang điểm VAS ở các thời điểm T0, T7, T14, T21 giảm rõ và có ý nghĩa thống kê qua mỗi tuần
Sau 21 ngày điều trị, mức độ đau theo thang điểm VAS (Bảng số 3.21): cải thiện càng rõ hơn: số bệnh nhân đau nhẹ có tỉ lệ lên đến 75,0% Không có bệnh nhân đau nặng Bệnh nhân đau vừa chỉ còn 25,0%. Điểm trung bình VAS trước điều trị (T0) là 7,25 ± 1,40; sau điều trị (T21) còn 2,82 ± 1,26 Sau điều trị điểm trung bình tính theo thang điểm VAS giảm có ý nghĩa thống kê với P 6 tháng
- Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê (p