sáng kiến kinh nghiệm toán thcs cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm toán thcs cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm toán thcs cấp tỉnh
Trang 1UBND HUYỆN ………
TRƯỜNG THCS ………
BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH
CHU KỲ 2021-2024
Tên biện pháp: Sử dụng các bài toán thực tế trong dạy học môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng
chương trình GDPT 2018
Họ và tên: ………
Đơn vị công tác: ………….
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chương trình giáo dục Toán ở nước ta đã và đang chuyển biến theo hướng gắn liền tri thức toán học với thực tiễn, quan tâm đến kỹ năng sử dụng các kiến thức toán học đã được học của HS Có thể thấy điều đó qua mục tiêu của chương trình GDPT môn Toán mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018 Cụ thể, môn Toán hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn khoa học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn
Trong xu thế phát triển hội nhập của thời đại công nghiệp 4.0, việc đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay là hoàn toàn cần thiết Chúng ta đang dịch chuyển từ giáo dục chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức và kỹ năng sang giáo dục chú trọng phát triển năng lực cho học sinh ở tất cả các môn học, trong đó có môn Toán Người giáo viên dạy Toán ở các trường phổ thông cũng phải tự thay đổi để thích nghi với sự
đổi mới; tuy nhiên họ cũng gặp không ít khó khăn nhất định
Thứ nhất, quan niệm về dạy học Toán gắn với thực tiễn của giáo viên là khác nhau; họ không biết tình huống dạy Toán học gắn với thực tiễn là những tình huống gắn với sự vật hiện tượng diễn ra trong thực tế hay chỉ trong nội bộ Toán học, hoặc chỉ trong mối quan hệ giữa Toán học và các môn học khác
Thứ hai, hầu hết giáo viên đều dạy Toán theo đúng tinh thần của sách giáo khoa, mà trong sách giáo khoa hiện hành thì số lượng bài toán chứa nội dung thực tiễn, hay mô phỏng thực tiễn còn ít cả về số lượng cũng như không phủ hết nội dung kiến thức
Thứ ba, giáo viên ít nghiên cứu về lịch sử Toán nên thực sự họ cũng chưa thấy được nguồn gốc của Toán học, chưa thấy được nhu cầu phát sinh, phát triển của Toán học, chưa thấy được tư tưởng của phương pháp luận Toán học, sự cần thiết là dạy học các mối liên hệ giữa các chương, mục khác nhau, xem xét mối liên hệ giữa Toán học với các môn học khác và với thực tiễn Hầu như giáo viên tiến hành soạn giảng dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo hiện hành
Điểm tồn tại thứ tư của một số giáo viên dạy Toán hiện nay là chưa chú trọng đúng mức đến việc nghiên cứu bài học; ít có hoạt động thảo luận, hợp tác giữa các giáo viên về một vấn đề hoặc một tình huống dạy học cụ thể
Đa số học sinh còn yếu, chỉ một số ít học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Khi HS giải một bài toán có nội dung thực tiễn, do năng lực tư duy kém nên học sinh chọn sai mô hình, dẫn đến không giải quyết được bài toán Mặt khác do HS
Trang 3chưa có thói quen xây dưng và phân tích rõ ràng các mô hình toán học của bài toán thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy môn toán tại trường THCS, tôi thấy đa số học sinh làm tính toán hay chứng minh rất tốt Nhưng khi gặp các bài toán có nội dung thực tế học sinh lại sợ và không xác định được cách giải, không biết phải bắt đầu từ đâu Với quan điểm đổi mới hiện nay thì các kiến thức toán gắn với thực tiễn trong sách hay các cuộc thi ngày càng nhiều Vậy làm thế nào để học sinh để học sinh vận dụng kiến thức
đã học vào giải bài tập, làm thế nào để học sinh thấy thích học toán hơn hay làm thế nào để học sinh không sợ học toán nữa mà yêu thích học toán? Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn…?
Do đây là một nội dung rất rộng gắn liền với rất nhiều lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống Do đó nội dung bài viết đề xuất một số biện pháp cơ bản đó là đưa ra một số biện pháp theo hướng tiếp cận này nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS phù hợp với mục tiêu của dạy học Toán ngoài việc phát triển năng lực toán học nói chung cần hướng tới việc phát triển
tư duy, phát triển năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS trong dạy học Toán ở THCS đáp ứng phần nào yêu cầu dạy học hiện nay Làm rõ cách thức khai thác các chức năng của tình huống thực tiễn và tìm tòi được các ví dụ minh họa chức năng của tình huống thực tiễn mang tính mới; Những vấn đề nêu trên là tiền
đề để định hướng chúng tôi thực hiện đề tài: Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018
Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học cho HS không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc hơn các kiến thức, củng cố các kĩ năng Toán học mà các em còn thấy được ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với các lĩnh vực khoa học khác cũng như đối với thực tiễn cuộc sống Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy cho HS những kĩ năng rất quan trọng đối với HS của bất cứ quốc gia nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Theo đó, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, giao các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh Học sinh xuất hiện nhu cầu nhận thức, tự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua hoạt động học mà học sinh được rèn luyện kỹ năng phán đoán, kiểm nghiệm, điều ứng kiến thức vận dụng vào thực tiễn
2 Sự cần thiết của giải pháp (cơ sở thực tiễn)
Là một GV dạy toán bậc THCS tôi mong muốn các em học sinh yêu thích học môn Toán Các em tự giác tích cực học và làm bài tập để kết quả môn học được nâng cao Tôi muốn các em thấy được môn toán cũng rất gần gũi với cuộc sống và các em biết vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tế
Với mong muốn đó tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018”.
3 Mục đích của giải pháp
Trang 4Sáng kiến được xây dựng với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả của việc sử dụng các bài toán thực tế nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong giảng dạy môn Toán học, đồng thời nhằm tăng thêm tính hấp hẫn cho môn học này
4 Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng các kiến thức thực tế Toán học lớp 7 liên hệ với môn khoa học tự nhiên., Khoa học xã hội, để giải quyết các tình huống thực tiễn vào học sinh khối lớp trường trung học cơ sở
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Thực trạng dạy và học môn Toán ở trường THCS ………….
1 Ưu điểm
Trường THCS … nơi tôi công tác là ngôi trường có bề dày truyền thống trong công tác dạy và học Trong những năm qua, nhà trường luôn tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy Nhà trường có sở vật chất, trang thiết bị mới, đầy đủ và hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Các đồng chí trong Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn và nhóm chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn ngay từ đầu năm học Nhà trường đã tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, dự giờ, thanh tra, kiểm tra các giáo viên trong trường cũng như trong tổ để đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm kịp thời về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy
- Đội ngũ giáo viên của trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng luôn tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát uy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Đội ngũ giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn Toán của trường có năng lực, nhiệt tình trong dạy học nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học tích hợp được giáo viên ứng dụng có hiệu quả Các thầy cô đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy nên có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018 Giáo viên đã được tập huấn về thực hiện Chương trình GDPT 2018 và phương pháp dạy học dựa trên dự án
- Bản thân tôi được giảng dạy đúng chuyên ngành học và được tham dự các tiết chuyên đề tại trường về đổi mới phương pháp trong dạy học
- Học sinh: Đa phần ngoan ngoãn, chăm chỉ, có ý thức và động cơ học tập, đáp ứng được cơ bản yêu cầu học tập môn Toán Học sinh trường THCS
2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1 Giáo viên
a Hạn chế:
- Các thầy cô nói chung và bản thân tôi nói riêng, trước đây khi giảng dạy thường trung thành với nội dung có trong sách giáo khoa, thường dành phần lớn thời gian của tiết học để truyền tải kiến thức lý thuyết Thầy cô còn rất ít thời gian trong tiết học để trao đổi,
Trang 5tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh; trò thì tiếp nhận một cách thụ động, có ít thời gian để chủ động tìm hiểu kiến thức và làm bài tập Giờ học Toán thường nặng nề, căng thẳng, ít tạo được hứng thú cho học sinh
- Đặc điểm môn Toán là môn học khó, có nhiều kiến thức trừu tượng, đòi hỏi ở
HS năng lực tư duy cao và kĩ năng tính toán thành thạo Chính vì vậy, để giúp HS học tốt môn Toán, GV ngoài có kiến thức chuyên môn vững vàng, cần tạo ra hứng thú trong học tập cho HS, giúp các em thấy yêu thích môn Toán mà không sợ học nữa Tuy nhiên thực tế, một số GV còn ngại áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới; chưa sáng tạo trong giờ dạy, áp dụng lối mòn phương pháp dạy học cũ, chưa tích hợp liên môn và gắn Toán học vào đời sống nên gây ra sự nhàm chán và không hứng thú học Toán ở HS
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, nhiều tiết học chưa tạo ra được sự lôi cuốn hấp dẫn, việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn
b Nguyên nhân:
- Các thầy cô nói chung và bản thân tôi nói riêng, trước đây khi giảng dạy thường trung thành với nội dung có trong sách giáo khoa, thường dành phần lớn thời gian của tiết học để truyền tải kiến thức lý thuyết Thầy cô còn rất ít thời gian trong tiết học để trao đổi, tương tác, giải đáp thắc mắc cho học sinh; trò thì tiếp nhận một cách thụ động, có ít thời gian để chủ động tìm hiểu kiến thức và làm bài tập Giờ học Toán thường nặng nề, căng thẳng, ít tạo được hứng thú cho học sinh
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, nhiều tiết học chưa tạo ra được sự lôi cuốn hấp dẫn, việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thức, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn
2.2 Học sinh
a Hạn chế:
- Một bộ phận học sinh vẫn cho rằng môn Toán là một môn học khó, “khô khan”,
không có nhiều hứng thú, say mê Nguyên nhân có thể là do bài giảng còn nặng nề kiến thức, chưa hấp dẫn, nội dung kiến thức ít gắn với thực tiễn cuộc sống, học sinh ít được hoạt động trong giờ học,…
- Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở học sinh
- Dạy học theo các mô hình truyền thống nhiều khi chưa khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh không có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác, hình thức học tập còn đơn điệu,
… Do đó học sinh ít được lôi cuốn động viên khích lệ để có hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng "ngại" học môn Toán ở một bộ phận học sinh
Trang 6b Nguyên nhân
- Đa số gia đình các em đi làm ăn xa, nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nên chưa được bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện tối để cho học tập
II Giải pháp: “Sử dụng các bài toán thực tế trong môn Toán lớp 7 nhằm phát huy năng lực học sinh đáp ứng chương trình GDPT 2018”
1 Biện pháp 1: Sử dụng các bài toán có nội dung thực tế trong hoạt động
mở đầu
Khi đưa các bài toán có nội dung thực tế ngay phần mở đầu giúp HS thấy được
sự gần gũi của toán học với cuộc sống hàng ngày Do đó tạo tâm thế thoải mái khi vào tiết học
Trong hoạt động mở đầu câu trả lời của HS đưa ra có thể chưa chính xác Nhưng không sao, GV cho vài em đưa ra câu trả lời để tạo tình huống có vấn đề từ thực tế Muốn biết ai trả lời đúng thì phải theo dõi nội dung bài học
Trong hoạt động này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo kết hợp giữa bài toán thực tế và hình ảnh thực tế với kiến thức bài học Để học sinh thấy được nhu cầu cần giải quyết từ đó sẽ tập trung học bài để tìm câu trả lời Và điều quan trọng sau khi học sinh học kiến thức xong GV phải quay lại bài toán mở đầu để HS vận dụng tìm ra câu trả lời
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Lũy thừa của một số hữu tỉ - Toán 7 Tôi đưa ra bài tập.
Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta có khoảng 71% diện tích bề mặt được bao phủ bởi nước Nếu gom hết lượng nước trên Trái đất để đổ vào một chiếc hộp hình lập phương thì kích thước cạnh của bể phải lên đến 1111,34 km (Theo usgs.gov)
Muốn biết lượng nước trên trái đất là bao nhiêu km khối, ta cần tính
1111,34 1111,34 1111,34 Biểu thức này có thể viết gọn dưới dạng lũy thừa giống như lũy thừa của một số tự nhiên mà các em đã học ở lớp 6
Vậy biểu thức đo được viết gọn như thế nào thì chúng ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay
Ảnh minh họa
Trang 7Ví dụ 2: Khi dạy bài: Tính chất dãy tỉ số bằng nhau Tôi đưa ra bài tập sau:
“Để xây dựng một số phòng học cho một ngôi trường ở bản vùng khó khăn,
người ta cần số tiền là 450 triệu đồng Ba nhà từ thiện đã đóng góp số tiền đó theo tỉ
lệ 3:5:7 Hỏi mỗi nhà từ thiện đã đóng góp bao nhiêu tiền?”
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV HS trả lời
GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm được đáp số của bài toán trên”
Ví dụ 3: Khi dạy bài: Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác trong hoạt động
khởi đông tôi dẫ đưa ra tình huống sau
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trong trận bóng đá, trái bóng đang ở vị trí D, ba cầu thủ đứng thẳng hàng tại
vị trí A, B, C trên sân với số áo lần lượt là 4, 2, 3 như hình Theo em, cầu thủ nào gần trái bóng nhất, cầu thủ nào xa trái bóng nhất? Tại sao? (Biết rằng góc ACD là góc tù).
- GV gợi ý HS phải dùng lập luận để giải thích phán đoán từ quan sát
Từ đó dẫn bài mới
Ví dụ 4: Khi dạy bài: Quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên
Tôi đưa ra tình huống mở đầu:
Trang 8Bạn Nam tập bơi ở một bể bơi hình chữ nhật, trong đó có ba đường bơi OA, OB
và OC Biết rằng OA vuông góc với cạnh của bể bơi (H9.8)
Nếu xuất phát từ điểm O và bơi cùng tốc độ, để bơi sang bờ bên kia nhanh nhất thì bạn Nam nên chọn đường bơi nào?
+ GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất cạnh huyền trong tam giác vuông (Nhận
xét – Bài 31: Trong tam giác vuông, góc vuông là góc lớn nhất nên cạnh đối diện với
góc vuông – tức cạnh huyền là cạnh lớn nhất).
→ HS thấy được chỉ cần xét các tam giác vuông OAB, OAC suy ra được OA <
OB, OA < OC
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu Học sinh trả lời Giáo viên đánh giá kết quả, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới
2 Biện pháp 2: Đưa ra hình ảnh thực tế minh họa cho nội dung kiến thức mới vừa học.
Mục đích giúp học sinh thấy được sự gần gũi của môn Toán với cuộc sống Từ
đó giúp HS khắc sâu kiến thức bài học hơn Giải pháp này rất hiệu quả với các hình học trực quan
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết – Toán
7 Giáo viên có thể cho học sinh quan sát luôn song cửa sổ của lớp học để các em dễ hình dung
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Tam giác cân Đường trung trực của đoạn thẳng giáo
viên cho học sinh quan sát các hình ảnh thực tế
Trang 9Ví dụ 3: Khi dạy bài: Hai tam giác bằng nhau Trường hợp bằng nhau thứ nhất
của tam giác
- GV đưa ra các hình ảnh:
Yêu cầu học sinh nhận xét về hình dạng các hình xuất hiện trong các bức tranh
Ví dụ 4: Khi dạy bài: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Bất đẳng thức
tam giác – Toán 7 GV đưa ra hình ảnh
Nhận xét xem: Nhím đen đi theo đường thẳng và Nhím xám đi đường gấp khúc thì đoạn đường nào ngắn hơn?
Trang 10Hs trả lời
GV nhấn mạnh bài học hôm nay sẽ giúp các em vận dụng kiến thức toán học để giải thích đi theo đường nào nhanh hơn
3 Biện pháp 3: Đưa ra các bài toán có nội dung thực tiễn vào hoạt động luyện tập, vận dụng:
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác Tôi đưa ra bài
toán 9.4 (trang 62) – Sách giáo khoa Toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 9.4 (trang 62)
+ Ta có ^ACD là góc tù Vậy ^ACD là góc lớn nhất trong tam giác ACD Theo
định lý 2 ⇒ AD là cạnh có độ dài lớn nhất tam giác ACD
Vậy Mai là người đi xa nhất
+ B thuộc đường thẳng AC
⇒ ^BCD= ^ACD ⇒ ^BCD là góc tù của tam giác BCD
Theo định lý, cạnh BD lớn hơn cạnh CD
Vậy Việt sẽ đi xa hơn Hà Hà là người đi gần nhất
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác (Sách giáo khoa Toán
7 - Kết nối tri thức với cuộc sống) Sau khi nghiên cứu kiến thức mới tôi cho học sinh hoàn thành bài tập
Một trạm biến áp và một khu dân cư ở hai bên bờ sông (H.9.14) Trên bờ sông phía khu dân cư, hãy tìm một địa điểm C để dựng một cột điện kéo điện từ cột điện A